Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HOAC HOC 8NANG CAO KHA NANG GIAI BAI TAP VE PHUONG TRINH CAN BANG NHIET CHO HOC SINH LOP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.72 KB, 2 trang )

Chuyên đề
NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG TRÌNH CÂN
BẰNG NHIỆT CHO HỌC SINH LỚP 8
---***--I. LÍ DO CHỌN CHUN ĐỀ
Mỗi học sinh có trình độ khác nhau, khả năng tu duy, vận dụng kiến thức cũng
khác nhau. Có những em nhận thức cịn sai, có em hiểu vấn đề nhưng lại khơng biết
diễn đạt, trình bày lơgic…Có em chưa hiểu sâu, hiểu kĩ kiến thức vật lý. Trong khi
chữa bài tập nhiều học sinh vẫn còn thờ ơ, chưa biết tóm tắt bài tốn bằng các kí hiệu
vật lí, đổi đơn vị,… đặc biệt là chưa biết vận dụng công thức vào việc giải bài tập. Học
sinh thường gặp khó khăn lúng túng trong việc định hướng giải, hầu như các em tóm
tắt bài chưa đầy đủ, chính xác, chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải.
a) Những sai xót của học sinh là:
- Tóm tắt đề bài bằng các đại lượng vật lí chưa đúng.
- Đổi đơn vị chưa chính xác.
- Khơng thiết lập được mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí.
- Chưa xác định được vật tỏa nhiệt, vật thu nhiệt.
- Chưa xác định được hướng giải.
b) Nguyên nhân:
- Chưa thuộc kí hiệu các đại lượng vật lí.
- Chưa thuộc cơng thức vật lí.
- Chưa phân tích kĩ đề bài.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh về phương
trình cân bằng nhiệt, để học sinh trong lớp tham gia vào việc giải bài tập một cách độc
lập, tự giác nên tôi chọn chuyên đề “Nâng cao khả năng giải bài tập về phương trình
cân bằng nhiệt cho học sinh lớp 8”.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
a) Đọc kĩ đầu bài
- Giáo viên: chuẩn bị đề bài tập được viết trên bảng phụ thật rõ ràng sạch đẹp.
Bài 1: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng
đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu
và nóng lên thêm bao nhiêu độ?


- Học sinh: dùng phấn màu gạch dưới dữ kiện đề cho (một màu), dữ kiện cần tìm
(một màu) rồi ghi kí hiệu tên đại lượng tương ứng bên dưới.
Bài 1: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5 kg vào 500g nước. Miếng
m1
m2
đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao
t1
t2
Q=?
nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ?
t?
+ Xác định vật tỏa nhiệt, vật thu nhiệt (giải thích theo nguyên lí truyền nhiệt).
Vật tỏa nhiệt (miếng đồng)
Vật thu nhiệt (nước)
+ Tóm tắt đầu bài bằng các kí hiệu quy ước, đổi đơn vị cho phù hợp với các dữ
kiện trong bài tập.


Vật tỏa nhiệt (miếng đồng)
m1 =0,5kg
t1 = 80oC, t2 =20oC
c1 =380J/kg.K

Vật thu nhiệt (nước)
m2 =500g=0,5kg
c2 =4200J/kg.K
Q2=? t=?

b) Giải bài tập
- Bước 1: Viết biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra của vật tỏa nhiệt

Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
Q1= m1.c1.(t2 – t1) = 0,5.380.(80-20) =11400J
-Bước 2: Viết biểu thức tính nhiệt lượng thu vào của vật thu nhiệt
Q2= m2.c2. t
- Bước 3: Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt để suy ra đại lượng cần tìm.
Q1= Q2
m2.c2. t = 11400
c) Kiểm tra đánh giá kết quả
- Kiểm tra các giá trị của kết quả.
- Kiểm tra lại các phép tính.
Bài 2: Hai học sinh lên bảng giải theo trình tự như bài 1, các học sinh còn lại
giải vào tập, GV chấm điểm 5 tập học sinh và đánh giá khả năng giải bài tập của các
em.
III. KẾT QUẢ
Từ khi bắt đầu thực hiện chuyên đề, qua tiết dạy tôi thấy học sinh đã xác định
được vật tỏa nhiệt, vật thu nhiệt, các em linh hoạt hơn trong việc tóm tắt đề bài, đổi
đơn vị và giải bài tập treo ba bước trên. Học sinh khơng cịn mắc phải những lỗi như
trên nên đạt bài giải chính xác.Các em khơng cịn thấy khó, chán nản khi giải bài tập
về phương trình cân bằng nhiệt.
V. KẾT LUẬN
Qua chun đề trên tơi thấy rằng nâng cao khả năng giải bài tập cho học sinh
là rất cần thiết để từ đó phát triển năng lực tư duy, tự lực, chủ động cho học sinh vận
dụng linh hoạt kiến thức vào bài tập. Giúp các em tự tin, tích cực, chăm chỉ giải bài
tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm được tích lũy qua q trình dạy học bộ mơn.
Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề hoàn chỉnh
hơn./.
Chánh An, ngày 13 tháng 4 năm 2016
Giáo viên
Huỳnh Kim Trà




×