Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 36 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.09 KB, 15 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn biện pháp
Cổ nhân có câu: Khi ngơn ngữ bất lực, âm nhạc sẽ lên tiếng.
Quả thật là như vậy. Bên cạnh sự tuyệt vời của ngơn ngữ, âm nhạc đóng vai
trị bổ trợ tích cực trong việc làm con người xích lại gần nhau hơn, thêm yêu
mến cuộc sống này hơn. Có những cảm xúc khơng dễ gì chuyển tải hết bằng
ngơn ngữ thông thường nhưng thông qua âm nhạc, bằng hệ thống giai điệu và
tiết tấu đặc biệt những cảm xúc đó sẽ huyện ra nguyên vẹn trong tâm thức của
rất nhiều người. Trong mỗi chúng ta, từ già trẻ, gái trai, sang hèn hay cao thấp ai
cũng có một hệ thần kinh cảm xúc độc lập, ai cũng có như cầu được sống và
được trải nghiệm những cái chân, thiện, mỹ tuyệt vời mà cuộc sống này đem lại
và trong rất nhiều con đường, có lẽ thơng qua con đường âm nhạc, chúng ta sẽ
được thỏa mãn rất nhiều.
Đối với trẻ mầm non, việc trải nghiệm âm nhạc nó lại mang một ý nghĩa vô
cùng quan trọng, hoạt động âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Qua đó
giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cảm nhận những tình cảm yêu thương,
tha thiết, những giai điệu vui tươi, nhộn nhịp, trong sáng…
Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc cịn là phương tiện nâng cao khả năng trí
tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến
thức cho trẻ thông qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm
nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trị chơi âm nhạc... sẽ hình
thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự


phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm
nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng.
Vì vậy, muốn trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc có hiệu quả thì trước hết
giáo viên phải là người nắm rõ được phương pháp tổ chức, cũng như các hình
thức hoạt động để truyền đạt cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Giáo viên phải
không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn về âm nhạc, rèn luyện
giọng hát, cách cảm nhận và cảm thụ âm nhạc sâu sắc và lành mạnh nhất để


cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về âm nhạc phù hợp với từng đối tượng
trẻ và phù hợp với nội dung và điều kiện thực tế của lớp học.
Để đạt được điều đó, tơi đã mạnh dạn tìm tịi và đưa ra một số giải pháp
giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi:
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục âm nhạc hiện hành, Vụ giáo dục
mầm non đã có văn bản số 5434/GDMN hướng dẫn giáo viên mầm non thực
hiện giáo dục âm nhạc có nội dung cố định nhằm triển khai hết các dạng hoạt
động âm nhạc (ca hát, vân động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc).
Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trường có bề dày về thành
tích. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đa số trẻ trung, nhiệt tình, u nghề
mến trẻ, ln tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ, năng lực sư phạm, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
Theo sự phân công của BGH nhà trường, vào đầu năm học tôi đã tổ chức
nhiều tiết học âm nhạc nhằm khảo sát tình hình của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy


một số nhược điểm lớn là đa số trẻ đang còn khá nhỏ nên hát chưa đúng giai
điệu bài hát, trẻ khó nhớ lời bài hát, chưa hứng thú với mơn học này cho nên dẫn
đến trong q trình tổ chức dạy học đạt kết quả khá thấp.
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục đào tạo và chính
quyền địa phương, trường mầm non nơi tơi đang cơng tác có CSVC khá đầy đủ.
- Lớp được trang bị đầy đủ, các thiết bị đồ dùng phù hợp với từng độ tuổi
của trẻ.
- Lớp có 2 giáo viên, các giáo viên ln nhiệt tình, u nghề mến trẻ, có
trình độ chun mơn đạt chuẩn và trên chuẩn. BGH nhà trường luôn sâu sát, tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như
mở các lớp bồi dưỡng CNTT cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp

vụ...
- Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và thường xuyên trao
đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
* Khó khăn
- Chưa có phịng âm nhạc cho trẻ hoạt động.
- Năng khiếu về âm nhạc của giáo viên trong lớp còn hạn chế.
- Đa số trẻ cảm thụ âm nhạc còn hạn chế nên việc truyền thụ âm nhạc cho
trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện:


Để biết được chính xác khả năng học tập của trẻ 24 đến 36 tháng tuổi về môn
âm nhạc ngay từ đầu năm tôi đã làm khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 22 cháu
như sau:
Đạt
TT
1
2
3
4

Nội dung
-Trẻ thuộc bài hát.
-Trẻ nhớ tên bài hát
-Trẻ múa hát vận động nhịp nhàng
-Trẻ chú ý lắng nghe cô hát,cảm

Tỉ lệ
Số trẻ


Chưa đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
%
10
45,4
12
63,6
10
55,5

12
08
12

%
54,6
36,4
54,5

10

45,5

12

54,5

07


31,8

15

68,2

nhận được giai điệu bài hát
-Trẻ biêt thể hiện cảm nhận của

5

mình thơng qua các nội dung đã học.
2. Trình bày biện pháp
Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ.
Xây dựng góc nghệ thuật
Để làm được điều đó, tơi đã trang trí mơi trường gần gũi với trẻ, màu sắc
sặc sở thu hút sự chú ý của trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện
khả năng âm nhạc của mình. Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và phát
triển kỹ năng âm nhạc. Qua các trò chơi, các hoạt động làm phát triển các hoạt
động sáng tạo của trẻ.
Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phịng học, góc âm nhạc một cách phù
hợp và bố trí sắp xếp các đị dùng dụng cụ âm nhạc để tạo môi trường gần gũi,
tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, cho trẻ sự hứng thú khi tham gia hoạt động âm
nhạc.


Để kích thích sự tị mị, ham hiểu biết của trẻ tơi lơi cuốn trẻ vào góc chơi
âm nhạc, tơi luôn chú ý thay đổi vật liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau
theo chủ đề, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn ghế, tranh, mô hình,

các hình gắn với hình ảnh, vật mẫu cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt
động.
Đồ dùng của trẻ phải đẹp, hấp dẫn, phong phú, sinh động nhằm kích thích
hứng thú tị mị, sự ham hiểu biết của trẻ, tơi thường sử dụng đồ thật, vật thật
hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh động.
- Sử dụng các thiết bị, vật liệu thay thế để tạo ra âm thanh mang tính nhạc.
- Cung cấp các nguồn tư liệu âm nhạc cho trẻ.
- Xây dựng không gian học tập âm nhạc đặc trưng.
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động âm nhạc trên tiết
học.
- Nâng cao kiến thức, năng khiếu thực hành, kỹ năng truyền đạt và thị
phạm của giáo viên.
- Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.
- Linh hoạt vận động các hình thức để tạo cho trẻ điều kiện tối đa tham gia
học tập.
- Tổ chức biểu diễn âm nhạc theo các hình thức: Múa, hát, hát múa, vận
động theo nhạc, nghe hát.


Biện pháp 3: Giáo viên tự rèn luyện để nâng cao năng lực và kiến thức âm
nhạc.
- Tham gia tập huấn các chuyên đề về giáo dục âm nhạc

- Tăng cường tự học trên các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết
bị sẵn có.
- Thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên ngành, tạp chí giáo dục
mầm non; Gia đình và bé; báo Họa mi; Tuyển tập trị chơi cho bé để cập nhật
thông tin, lựa chọn bài hát, cách làm đồ chơi, các trò chơi phù hợp với công tác
dạy học.

- Tận dụng mọi cơ hội để tham quan, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp từ đó rút
ra những kinh nghiệm cho bản thân khi thực hiện hoạt động dạy học âm nhạc.
- Các năng lực cứng cần đạt được.
* Hoàn thiện kỹ năng thanh nhạc.
* Nắm vững các kiến thức về giai điệu bài hát
* Luyện tập kỹ năng sử dụng các bài hát
* Minh họa thông qua các động tác múa.
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và dưới
nhiều hình thức.
- Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc thông qua các hoạt động
thường nhật như: vào giờ đón, trả trẻ, các buổi sinh hoạt ngồi giờ, giờ ăn. Thậm
chí cho trẻ hát tự do theo ý thích.


- Vào buổi sáng giờ đón trẻ, tơi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngồi
chương trình phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận
được giai điều của bài hát, thích được nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động
ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung
theo đề tài hoạc giáo dục cho trẻ thơng qua đề tài.
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời, quan sát cây xanh, hoa..
Sau khi quan sát xong, tập cho trẻ hát bài Cây xanh hoặc Trồng cây. Qua đó
trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới, giáo dục các
cháu trồng cây có ý thức chăm sóc bảo vệ cây, hình thành cho trẻ tình yêu thiên
nhiên cuộc sống. Cùng trẻ trị chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung
lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích thú hẵn lên, làm cho trẻ hoạt động thêm
nhẹ nhàng thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh
nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động. Việc làm này còn củng cố lại kiến
thức đã học hoăc làm quen với bài hát mới, giúp trẻ vào giờ học âm nhạc được
dễ dàng tự tin, hịa đồng cùng cơ và nhận thấy bước đầu trẻ có khả năng phát
triển về âm nhạc.

- Tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi âm nhạc mini tại lớp, cho trẻ
sắm vai là những ca sĩ, nhạc cơng thơng qua các nhạc cụ sẵn có và các trang
phục, đạo cụ vận dụng được.
- Tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ lớn theo kế hoạch của nhà
trường, chào mừng các ngày lễ, ngày hội, tổ chức sinh nhật cho các bạn cùng
lớp mà các cháu được dự.
Ví dụ:


Biện pháp 5: Ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học.
- Thường xuyên truy cập vào các trang mạng để tìm các tư liệu phù hợp với
nội dung bài dạy. (Thiên nhiên, động thực vật, khơng gian văn hóa, nhân vật tiêu
biểu…)
- Ví dụ, với những nội dung nghe hát thuộc các làn điệu dân ca, cơ có thể
cho trẻ xem hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát quan họ, ca Huế
trên Sông Hương...
+ Khi cho trẻ nghe các làm điệu ca Huế, lý Huế, tôi cho các cháu xem clip
về hình ảnh các nghệ sĩ, ca sĩ trình diễn ca Huế trên du thuyền. Hình ảnh họ
trong những bộ trang phục áo dài kính đáo, màu sắc bắt mắt, giọng ca trong trẻo
mượt mà, những con thuyền lững lờ trơi trên dịng Hương thơ mộng cùng với
phong cảnh trữ tình nên thơ sẽ giúp trẻ cảm thụ sâu sắc hơn về các làn điệu dân
ca của các vùng.
+ Khi cần tạo những hiệu ứng âm thanh, tôi download các âm thanh gần
gũi với thực tế như các hiện tượng thiên nhiên, tiếng suối chảy róc rách, tiếng
mưa rơi rì rào, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von, tiếng cịi, tiếng tàu,
tiếng ơtơ, tiếng gà gáy.... Qua đó, phát triển tai nghe cho trẻ.
Biện pháp 6: Lồng ghép âm nhạc với các môn học khác..
Trong mọi tiết học đều tích hợp giáo dục âm nhạc, có thể những bài đã học,
những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy.
- Dạy trẻ làm quen văn học.

Ví dụ: Dạy trẻ đọc bài thơ “Yêu mẹ” Phần tích hợp cho trẻ bài “Mẹ đi vắng,
đi học về” Cô hát cho trẻ nghe bài: “Tổ ấm gia đình”, “Ba ngọn nến lung linh”.


Qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài đã học,
không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong
giờ học.
- Dạy trẻ khám phá khoa học
Tìm hiểu vật ni trong gia đình, tích hợp bài hát “Ai cũng yêu chú mèo,
con gà trống”. Qua đó cịn hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo
dục trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Bé khỏe bé ngoan. Lòng ghép các bài hát trong các tiết học thể dục hoặc
thể dục sáng theo từng chủ đề mà chúng ta chọn lựa bài hát cho phù hợp với trẻ
kích thích sự thích thú khi tham gia hooatj động.
- Hoạt động góc
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động
thành thạo bài hát vì ở lứa tuổi này, trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên, cần cho trẻ
làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi và hoạt động ở góc. Tơi thấy giờ hoạt động
góc trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và
thích phản ánh lại những việc làm của người lớn. Ví dụ, cơ có thể cho trẻ về góc
chơi chính để trẻ hát tặng các bác xây dựng. Hoặc là ở góc nghệ thuật, cho trẻ
biểu diễn văn nghệ, tập làm ca sĩ, cơ là người dẫn chương trình giới thiệu trẻ
biểu diễn, hướng trẻ hát những bài có nội dung phục vụ cho bài học nhằm cũng
cố những kiến thức đã học.
Với âm nhạc thì có thể lồng ghép vào bất cứ hoạt động nào hoặc môn học
nào, tất cả các hoạt động, các mơn học đều có thể lồng ghép âm nhạc mà khơng
bao giờ bị nhàm chán. Vì vậy, việc lồng ghép hoạt động âm nhạc vào các môn


học khác là vô cùng thú vị, mang lại hiệu quả cao. Bất cứ đi đâu, làm gì đều có

thể hát, đều có thể nghe nhạc, nó làm tăng thêm sự hưng phấn và sự thành công
của mỗi hoạt động.
Bởi vậy sử dụng hình thức này đã mang lại hiệu quả cao trong việc giáo
dục âm nhạc cho trẻ.
Biện pháp 7: Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ
huynh.
- Phối hợp với phụ huynh quan tâm, động viên trẻ ở nhà.
- Tận dụng khả năng của phụ huynh trong việc rèn luyện thêm cho trẻ.
- Tăng cường việc phản hồi thông tin 2 chiều với phụ huynh.
Đối với tơi, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ đóng vai
trị hết sức quan trọng nhất là với trẻ lứa tuổi này, trẻ rất nhanh qn nếu như
khơng có ai nhắc nhở cho trẻ nhớ. Cũng thơng qua phụ huynh giáo viên có thể
biết được những tâm sinh lý của trẻ đó và ngược lại. Thơng qua giáo viên, phụ
huynh có thể biết được việc học của con em mình. Trong qua trình chuẩn bị đồ
dùng phục vụ tiết học âm nhạc, tôi đã chủ động liên lạc với một số phụ huynh,
nhờ họ có thể tự tay làm ra một số nhạc cụ đơn giản như sáo, trống, kèn, thanh
phách... để đưa lên lớp dạy cho trẻ học.
PHẦN III:
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TẠI CƠ SỞ
GIÁO DỤC MẦM NON


1. Đối với trẻ:
Khảo sát trẻ sau khi áp dụng

TT
1
2
3

4

Đạt
Số
Tỉ lệ

Nội dung
-Trẻ thuộc bài hát.
-Trẻ nhớ tên bài hát
-Trẻ múa hát vận động nhịp nhàng
-Trẻ chú ý lắng nghe cô hát,cảm

Chưa đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
%
04
18,2
06
27,3
5
22,8

trẻ
18
16
17

%
81,8

72,7
77,2

18

81,8

04

18,2

15

68,1

07

31,9

nhận được giai điệu bài hát
-Trẻ biêt thể hiện cảm nhận của

5

mình thơng qua các nội dung đã học.
Qua kết quả khảo sát ta thấy được, sau khi áp dụng chất lượng đã tăng lên
rõ rệt.
- Trẻ thuộc các bài hát và biểu diễn cùng cô.
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng.
- Trẻ thích nghe các bài hát và các làn điệu dân ca khác.

Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động âm nhạc, thể hiện nghệ thuật khi
biểu diễn, thể hiện tốt kỹ năng âm nhạc như ca hát, vận động. Trẻ rèn luyện thói
quen tập trung vào một vấn đề cụ thể thông qua phần nghe hát, trẻ sẽ hào hứng
và nhanh nhạy hơn thơng qua việc tham gia các trị chơi âm nhạc.
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động
âm nhạc cho trẻ.
- Nắm rõ hơn đặc điểm tâm sinh lí của mỗi trẻ, từ đó có các biện pháp phù
hợp hơn khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.


- Hát đúng hơn giai điệu các bài hát, biết tự sáng tác, sưu tầm các bài hát
phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ hơn.
Với kết quả trên, chứng minh một điều là, các giải pháp trên đã mang lại
hiệu quả cao, thiết thực và có tính mới, tính áp dụng cao.
Với các giải pháp này có thể áp dụng cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi của
toàn trường và các trường bạn cũng có thể tham khảo để áp dụng dạy trẻ.

PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp
Để có được kết quả như trên ta thấy được, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm
non đóng một vai trị và ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành nhân
cách và phẩm chất của trẻ thơ, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời
cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé
thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và lâu dài trong tình cảm, nhận thức của
trẻ thơ. Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới
nội tâm của con trẻ.
Bên cạnh đó, việc được tiếp xúc với âm nhạc sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin
hơn trước tập thể. Trẻ dần dần được giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất
nước và con người. Trẻ sẽ được rèn giũa nhân cách, phẩm chất và trí tuệ sau

từng thao tác hàng ngày.
2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với Phòng giáo dục đào tạo


- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên.
- Trang cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tốt bộ môn này.
* Đối với địa phương
- Cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng CSVC như xây thêm phịng học
cho các cháu, có phịng chức năng âm nhạc cho trẻ hoạt động.
* Đối với nhà trường
- Mua sắm thêm các nguồn tài liệu, sách báo tạp chí để giáo viên tham khảo
học tập, trau dồi thêm kiến thức và áp dụng.
- Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn, dự giờ góp ý để giáo
viên đúc rút kinh nghiệm.
* Đối với phụ huynh
- Cần quan tâm hơn nữa về lĩnh vực bồi dưỡng âm nhạc cho con em mình.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu
sẵn có tại đại phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ mơn
học.
Kính thưa ban giám khảo! Kính thưa q thầy cơ!
Trong q trình chuẩn bị ý tưởng cho đề tài. Mặc dù biết sẽ có rất nhiều các
cách thức khác nữa nhưng cá nhân em cũng đã cố gắng tìm tịi, trao đổi và sắp
xếp để có thể chuyển đến tất cả quý ban giám khảo và quý thầy cô những ý
tưởng của riêng bản thân mình, sự cần thiết của việc kết nối các nội dung đã có
trong sách giáo khoa với việc tìm tịi, phát huy những việc làm, sáng kiến mới
trong tiết dạy và trong cuộc sống với mong muốn góp một tiếng nói, một cách
làm để thực hiện thành công hơn các thao tác và cách thức giáo dục đối với



chương trình mơn học âm nhạc dành cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi từ 24 đến 36 tháng
tuổi, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy học trong trường
mầm non.
Sẽ còn rất nhiều điều cần bổ sung cho đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24
- 36 tháng tuổi học tốt môn âm nhạc”. Cá nhân em hy vọng cùng với em, các
đồng chí đồng nghiệp cũng sẽ tiếp tục tìm tịi, sáng tạo để thực hiện ngày một
thành công hơn nội dung rất hữu ích và thiết thực này. Với mục đích cao nhất,
giúp con trẻ thêm yêu mến môn học âm nhạc, hiểu biết sâu hơn về thế giới âm
nhạc đa màu sắc, xem môn học là nơi gữi gắm những cảm xúc của bản thân, góp
phần hồn thiện nhân cách cũng như nâng cáo đức, trí thể, mỹ cho bản thân. Bên
cạnh đó, đây cũng là cơ hội để mỗi giáo viên tăng cường việc tự học, tìm tịi
sáng tạo các cách làm hay, việc làm mới để công tác dạy học của chúng ta có
nhiều chuyển biến tích cực hơn nữa trong tương lai gần, góp phần đáp ứng các
địi hỏi có phần năng cao và gắt gao hơn trong thực tế dạy học cho các con.
Nhân đây em cũng xin trân trọng cám ơn sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo
phòng GD - ĐT Vĩnh Linh, sự giúp đỡ của BGH trường Mn DPD, sự góp ý
thẳng thắn, quý báu của ban giám khảo và các thầy cô giúp em thêm tự tin và
yêu nghề mến trẻ hơn. Lấy đó làm động lực để thêm yêu lớp, yêu trường và yêu
nghề, làm tốt công việc dạy trẻ cao quý mà xã hội giao phó.
Xin chân thành cám ơn sự ghi nhận cũng như chia sẻ của quý thầy cô. Xin
chúc quý thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành công./.
Xin chân thành cảm ơn!




×