Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 thông qua môn địa lý tại trường THPT phước long, quận 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 184 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Là một trong chín quốc gia có phạm vi chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam
luôn tôn trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luôn nỗ lực xây
dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và bạn bè quốc tế. Thế nhưng, trên
thực tế tình hình Biển Đơng ln diễn biến phức tạp khó lường. Điều này địi hỏi trong
bối cảnh mới chúng ta càng phải phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân
tộc, kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ Quốc. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo nói riêng là trách nhiệm to lớn mà mỗi người dân phải ý thức được. Thế
hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước luôn phải thấm nhuần những giá trị
thiêng liêng của lịch sử, đồng thời phải luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị để đối mặt với
những thách thức trong tình hình mới. Chính vì vậy việc giáo dục cho học sinh về ý
thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo là việc làm cấp thiết và rất quan trọng trong tình hình
hiện nay.
Để góp phần giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh lớp 12
trường THPT Phước Long, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, người nghiên cứu đã:
1. Tổng hợp cơ sở lí luận về giáo dục, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
2. Khảo sát thực trạng về công tác giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho
học sinh lớp 12 trong tổ Địa lý trường THPT Phước Long, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Đề xuất giải pháp góp phần giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học
sinh lớp 12 thông qua môn Địa lý tại trường THPT Phước Long, Quận 9, Tp. Hồ Chí
Minh.
4. Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia về những giải pháp đó.
5. Thực nghiệm sư phạm giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho
học sinh thông qua hoạt động hội thảo về biển, đảo.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo
cho học sinh thông qua hoạt động hội thảo về biển, đảo là hoàn toàn khả thi và phù
hợp với điều kiện hiện nay của trường THPT Phước Long, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

iv



ABSTRACT
Being one of the nine countries having the sovereignty scope on East Sea,
Vietnam always repects The United Nations Convention on the Law of the
Sea (UNCLOS) , which was concluded in 1982, and also makes efforts to establish
a close relationship with other countries in the neighborhood as well as throughout
the world.
However, in the fact that the situation on East Sea goes complicatedly and
unexpectedly, it is imperative for Vietnam to accelerate the power of its people,
determinedly struggle for independence, sovereignty, unification, and integrity of
country territory. Protecting the integrity of country territory in general and the
island sovereignty in particular is the great responsibility that every citizen has to be
aware of. Vietnamese young generation – the future country owners – has to absorb
the sacred historical value. Meanwhile, they should self-practise the political
bravery to face the challenges in the new situation. Therefore, it is esential to
educate students about the sovereignty protection.
In order to contribute to educating the awareness of sea and island sovereignty
for students in Grade 12 at Phuoc Long High School, District 9, Ho Chi Minh city,
researchers has done these following tasks:
1. Summarizing methodology of teaching and island sovereignty
2. Conducting a survey about the fact of educating awareness of sea and island
sovereignty for students in Grade 12 within Geography Group of Phuoc Long High
School (District 9, Ho Chi Minh City)
3. Proposing solutions to providing education to students in Grade 12 through
Geography Subject at Phuoc Long High School (District 9, Ho Chi Minh city)
4. Asking for experts’ assessment about proposed solutions
5. Pedagogically practising solutions to education about sea and island
sovereignty awareness for students through active learning method.
The result of the practice has shown that the solutions to education of sea and
island awareness though active learning method is completely capable and suitable

for current condition of Phuoc Long High School in District 9, Ho Chi Minh city.

v


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................. iv
ABSTRACT ................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .......... x
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn....................................................................... 3
7. Giới hạn đề tài ........................................................................................... 4
8. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC Ý
THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO ........................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 5
1.1.1. Ở nước ngoài....................................................................................... 5
1.1.2. Ở trong nước ....................................................................................... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................... 16
1.2.1. Giáo dục và các khái niệm liên quan ................................................ 16

1.2.2. Khái niệm ý thức, giáo dục ý thức, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo ...................................................................................................... 19
1.3 Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thông qua môn Địa lý .................................................................. 21
1.3.1. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua môn
Địa lý ........................................................................................................... 21
1.3.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo .............. 25
1.3.2.1. Các phương pháp giáo dục chung ................................................. 25
1.3.2.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong môn
vi


Địa lý ........................................................................................................... 27
1.3.3. Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo.................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 33
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRONG TỔ BỘ
MÔN ĐỊA LÝ ............................................................................................ 34
2.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Phước Long và tổ Địa lý ........ 34
2.1.1. Giới thiệu khái quát về trường THPT Phước Long .......................... 34
2.1.2. Giới thiệu khái quát về tổ Địa lý ...................................................... 35
2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 trong
tổ bộ môn Địa lý tại trường THPT Phước Long ......................................... 36
2.2.1. Nội dung, phương pháp khảo sát về giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo ........................................................................................... 36
2.2.2. Nhận thức, thái độ, hành động của học sinh về bảo vệ chủ quyền
biển, đảo ...................................................................................................... 37
2.2.2.1. Nhận thức của học sinh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo ................ 37
2.2.2.2. Thái độ của học sinh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo .................... 42
2.2.2.3. Hành động của học sinh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo ............... 45

2.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh của giáo
viên trong tổ bộ môn Địa lý ........................................................................ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 56
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH KHỐI 12
THÔNG QUA MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG
..................................................................................................................... 58
3.1. Cơ sở và định hướng đề xuất giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo. .................................................................................................... 58
3.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 58
3.1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 58
3.2. Các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh
..................................................................................................................... 59
3.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng các kiến thức về chủ quyền biển, đảo cho
giáo viên Địa lý. .......................................................................................... 59
3.2.2. Giảp pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo vào mơn Địa lý ............................................................................ 61
3.2.3. Giải pháp 3: Tích hợp đa môn để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo ...................................................................................................... 66
3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong mơn Địa lý .. 76
vii


3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ........................................................... 78
3.4. Khảo nghiệm mục tiêu, nội dung, giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo. .......................................................................................... 79
3.5. Thực nghiệm giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo
cho học sinh thơng qua các hình thức dạy học tích cực ............................. 82
3.5.1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu ............................................. 82
3.5.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm giải pháp ............................................... 83

3.5.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ................................................. 83
3.5.4. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................... 83
3.5.4.1. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 83
3.5.4.2. Quá trình thực nghiệm ................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 96

viii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu, chữ viết tắt
1

ASEAN

2

BGH

3

DOC

4

EEZ

5
6

7
8

GD & ĐT
GV
HS
HCM

9

PCA

10

UNCLOS

11
12
13
14

SGK
THPT
THCS
TP

Viết đầy đủ
Association of Southeast Asian Nations (
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
Ban Giám Hiệu

Declaration on Conduct of the Parties in the
South China Sea (Bộ quy tắc ứng xử trên
biển Đông)
Exclusive Economic Zone (Vùng đặc quyền
kinh tế)
Giáo dục & Đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Hồ Chí Minh
Permanent Court of Arbitration (Tịa Trọng
tài Thường trực)
United Nations Convention on the Law of
the Sea (Công ước của Liên Hợp Quốc về
Luật Biển)
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Thành phố

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo và vấn đề khai thác, bảo vệ tài
nguyên biển, đảo của học sinh
Bảng 2.2: Mức độ quan trọng của nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển,
đảo cần được giáo dục cho học sinh
Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của học sinh về vấn đề biển Đông , về luật biển và định
hướng phát triển kinh tế biển của Việt Nam

Bảng 2.4: Hành động của học sinh thể hiện sự biết ơn và khâm phục lòng can
trường, sự hy sinh cao cả của những anh hùng chiến sĩ
Bảng 2.5: Hành động của học sinh khi tiếp nhận các thông tin mới về tranh chấp
chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông
Bảng 2.6: Hành động của học sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Bảng 2.7: Hành động của học sinh để nâng cao cảnh giác trước các thế lực thù địch
Bảng 3.1: Các bài học tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển,
đảo
Bảng 3.2: Các bài học Địa lý có thể tích hợp đa mơn để giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo cho học sinh
Bảng 3.3: Nội dung biển, đảo của những hoạt động ngoại khóa
Bảng 3.4: Mức độ quan tâm của học sinh về các vấn đề liên quan đến Biển Đông
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Nhận thức về hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của học sinh khối 12 trường THPT Phước Long
Biểu đồ 2.2: Thái độ của học sinh trước việc một số người có những phát ngơn,
hành vi thiếu chuẩn mực khi dựa vào cớ Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế,
xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Biểu đồ 2.3: Thái độ của học sinh khi xem những thước phim tư liệu về các cuộc
kháng chiến chống giặc xâm lược của cha ông trong lịch sử
x


Biểu đồ 2.4: Hành động của học sinh khi tham gia các hoạt động hướng về biển,
đảo
Biểu đồ 2.5: Khả năng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo qua các bài học
trong SGK Địa lý lớp 12
Biểu đồ 3.1: Hành động của học sinh khi tham gia các hoạt động hướng về biển,
đảo
Danh mục hình vẽ

Hình 2.1: Trường THPT Phước Long Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3260 km, tổng diện tích
vùng biển chủ quyền bao gồm các hải đảo, quần đảo; những vùng đặc quyền kinh tế
biển gấp 3 lần đất liền. Vùng biển của nước ta chứa đựng những tiềm năng kinh tế to
lớn, là “cửa ngõ” để mở rộng quan hệ quốc tế. Đặc biệt, biển có vai trị quan trọng
đối với an ninh quốc phịng và là địa bàn chiến lược trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo đang có
nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc trang bị cho HS các kiến thức về Biển Đơng
nói chung, về chủ quyền biển, đảo nói riêng để qua đó giáo dục cho các em ý thức
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền Biển Đông là vô cùng cần thiết và có
ý nghĩa chiến lược.
Một thực tế hiện nay, đa số học sinh phổ thơng vẫn cịn thiếu kiến thức về
biển, đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học còn khá hạn chế
trong chương trình ở một số mơn học, chưa thể giúp học sinh có cái nhìn tồn diện
và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề biển, đảo Việt Nam. Mặt khác, các bài học này chỉ
nêu vài nét khái quát về tình hình tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biển.
Ngay cả một số giáo viên cũng mơ hồ về các kiến thức cơ bản liên quan đến vùng
biển Việt Nam như diện tích, vị trí địa lí, giới hạn chủ quyền, các nguồn tài nguyên,
tiềm năng và lợi thế biển, đảo của chúng ta. Nguyên nhân của vấn đề trên chủ yếu là
do công tác tuyên truyền của chúng ta chưa thật sự sâu rộng trong mỗi nhà trường.
Vì vậy, là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý, môn học lồng ghép nhiều vấn đề liên
quan đến biển, đảo tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH KHỐI 12 THÔNG QUA
MÔN ĐỊA LÝ TẠI TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG QUẬN 9”. Thông qua đề

tài, học sinh trường THPT nói chung, học sinh khối 12 nói riêng sẽ củng cố thêm
kiến thức về chủ quyền biển, đảo; Góp phần hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo cho các em. Để mai này khi bước vào đời, các em sẽ có những kiến thức cơ

1


bản nhất về chủ quyền biển, đảo; Tự tin tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước trong
tình hình mới, thời đại mới.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thơng qua việc khảo sát, tìm hiểu,
phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học
sinh khối 12 tại trường THPT Phước Long Quận 9. Đề xuất các giải pháp nhằm giáo
dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 thông qua môn Địa lý tại
trường THPT Phước Long.
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Phân tích cơ sở lí luận về giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
+ Đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối
12 thông qua môn Địa lý tại trường THPT Phước Long.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để thông qua môn Địa lý giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 trường THPT Phước Long.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh
khối 12 trường THPT Phước Long.

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục học sinh khối 12 về ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo thông qua môn Địa lý tại trường THPT Phước Long.


4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12
trường THPT Phước Long còn hạn chế. Nếu sử dụng các giải pháp giáo dục ý thức
bảo vệ chủ quyền biển, đảo như người nghiên cứu đã đề xuất thì ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của học sinh khối 12 trường THPT Phước Long sẽ được nâng lên.

2


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Dựa trên nguồn sách, báo, tạp chí và
các tài liệu khác, người nghiên cứu phân tích, tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài
nhằm mục đích chọn lọc thông tin cần thiết, để làm rõ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thu thập thông tin về thực trạng giáo dục ý
thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 và tìm hiểu quan điểm các đối
tượng được khảo sát thông qua bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng giáo dục ý thức
bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 tại trường THPT Phước Long. Các
đối tượng điều tra gồm giáo viên giảng dạy Địa lý, học sinh khối 12, cán bộ quản lý
trường THPT Phước Long.
+ Phương pháp chuyên gia: Gặp trực tiếp các chuyên gia am hiểu về vấn đề chủ
quyền biển, đảo trao đổi những vấn đề có liên quan đến thực trạng, giải pháp giáo
dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối 12 nhằm tăng độ tin cậy
khẳng định tính khả thi của mục tiêu, nội dung, giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo.
+ Phương pháp quan sát: Là cách thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng
cách tri giác trực tiếp đối tượng điều tra và các nhân tố khác có liên quan để đưa ra
những kết luận khách quan và củng cố thêm những thông tin cho bài nghiên cứu.
+ Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp điều tra hỏi và trả lời trực tiếp.

- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng độ tin
cậy của đề tài.

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy môn Địa lý tại trường THPT.

3


- Đề tài cũng đã giúp cho học sinh có cái nhìn tồn diện về chủ quyền biển, đảo; Từ
đó có ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo và củng cố thêm tinh thần yêu nước, tinh
thần tự hào dân tộc.

7. Giới hạn đề tài
- Không gian: Trường THPT Phước Long, quận 9
- Thời gian: năm học 2015 – 2016

8. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh khối
12 trong tổ bộ môn Địa lý.
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho
học sinh khối 12 thông qua môn Địa lý tại trường THPT Phước Long.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC

Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngồi
Khơng chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới diễn ra các vấn đề tranh
chấp chủ quyền biển, đảo nói riêng và lãnh thổ nói chung. Hầu hết, các vấn đề đó
chưa được nhắc tới hoặc đề cập mờ nhạt trong SGK nhưng trong thực tế nó được đề
cập đến thường xuyên và bằng nhiều cách khác nhau. Có thể lấy ví dụ một số
trường hợp sau:
Văn Khoa (2015) ở Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc có những biện pháp đa
dạng để giáo dục và tuyên truyền về vấn đề tranh chấp quần đảo Dokdo với Nhật
Bản. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều khẳng định chủ quyền đối với hịn đảo này
như trường hợp Hồng Sa trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc: Hàn Quốc lập
nhóm đảo này thành xã Dokdo-ri thuộc huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc, cịn
Nhật Bản thì khẳng định đảo này thuộc thơn Okinoshima, huyện Oki, tỉnh
Shimane, Nhật Bản. Cho đến nay vấn đề tranh chấp hịn đảo này vẫn là một điểm
nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc nói riêng và quan hệ ở Đơng Á
nói chung.
Về phía Hàn Quốc, bên cạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, từ năm 2010, vấn đề này được lồng ghép vào SGK Lịch sử từ bậc Tiếu học
đến THPT. Trong SGK THPT đề cập đến các vấn đề liên quan đến Dokdo như:
“Tính bất hợp lý của việc sát nhập bất hợp pháp đảo Dokdo của Nhật Bản”, “Quá
trình xâm chiếm Triều Tiên của Nhật Bản”, “Các vấn đề lãnh thổ Đông Bắc châu
Á bao gồm cả Dokdo”, “Ý đồ tranh chấp hóa quốc tế của Nhật Bản”, “Phương án
bảo vệ Dokdo”…
Bên cạnh đó, nội dung liên quan đến Dokdo cũng được lồng ghép vào các môn
học như Xã hội, Đạo đức của bậc Tiểu học; Xã hội và luật pháp, Địa lý thế

5



giới, Lịch sử Đông Á ở bậc THPT.
Những vấn đề liên quan đến Dokdo được hỗ trợ cho giáo viên thông qua một cuốn
tài liệu riêng biệt do các giáo sư đầu ngành soạn thảo. Thơng qua đó, giáo viên tiến
hành các bài học liên quan đến Dokdo trong giờ học chính khóa.
Ngồi ra, các nội dung kiến thức liên quan đến Dokdo cũng được thể hiện trong
những giờ học chính khóa cho HS tùy vào điều kiện của từng trường. Ví dụ như
trường cấp I Poongyang, thành phố Namyangjui, tỉnh Kyongky đã định ra “Ngày
Dokdo” (25/10/2010) và thực hiện một tiết học đặc biệt liên quan đến vấn đề này.
HS có thể tham gia theo các hình thức khác nhau, phong phú, đa dạng nhưng đơn
giản như: hát bài ca chúc mừng ngày Dokdo, hay tái hiện về Dokdo thông qua các
câu chuyện của những nhân chứng lịch sử được mời đến giao lưu, kể chuyện và
trao bằng khen cho những người đã nỗ lực bảo vệ Dokdo…
Nhằm cung cấp tư liệu cho việc tuyền truyền về Dokdo nói chung và giáo dục chủ
quyền nói riêng, Chính phủ Hàn Quốc đã cho tái xuất bản sách về lịch sử Dokdo.
Cuốn sách này có tựa đề “Giới thiệu về quần đảo Dokdo” được Bộ Ngoại giao Hàn
Quốc xuất bản lần đầu tiên năm 1955 mô tả chi tiết về quá trình đấu tranh ngoại
giao giữa chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đối với chủ quyền hòn đảo kể từ
những năm 1950. Cuốn sách cũng trình bày những dấu ấn lịch sử về hòn đảo và
việc Nhật Bản chiếm cứ hòn đảo trong thời kỳ Hàn Quốc bị biến thành thuộc địa
của Nhật Bản. Đây là biện pháp quan trọng trong việc hỗ trợ giáo dục về chủ quyền
của Hàn Quốc đối với Dokdo/Takeshima.
Tiếp đó, ngày 26/2/2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc yêu cầu HS phổ thông
phải học khoảng 10 giờ/năm về nhóm đảo Dokdo. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo
dục Hàn Quốc, HS cả nước lần đầu tiên sẽ được học về các vấn đề liên quan
Dokdo/Takeshima, như lịch sử hình thành và phát triển, thơng tin về các cuộc
xung đột với láng giềng, tầm quan trọng của việc bảo vệ quần đảo… Chương trình
học bắt buộc về biển, đảo này được áp dụng từ học kỳ mùa xuân năm 2013. Theo
phương châm của Bộ Giáo dục, “Chúng tôi quyết định bắt buộc tất cả các trường
dạy học sinh về lịch sử Dokdo. Chúng tôi cũng tăng cường tổ chức triển lãm


6


về Dokdo tại trường học và xuất bản sách hướng dẫn cho giáo viên để họ dạy
HS về vấn đề này”. Sau đó hai ngày, ngày 28/2/2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc
quyết định thành lập trường Dokdo và thực hiện các chương trình giới thiệu về lịch
sử và văn hóa Dokdo cho khoảng 3.000 người mỗi năm.
Thái An (2015) ngày 11/3/2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã chỉ đạo cho 60
trường học trong toàn quốc từ tiểu học đến phổ thông phụ trách các hoạt động liên
quan đến năm Dokdo – năm 2013. Theo đó, mỗi trường nói trên sẽ lập câu lạc bộ
để HS tìm hiểu lịch sử và nền tảng văn hóa của nhóm đảo tranh chấp, đồng thời
khuyến khích các viện nghiên cứu quốc tế chỉ dùng tên nhóm đảo này theo cách
gọi của Hàn Quốc (Dokdo), thay vì theo cách gọi của Nhật (Takeshima).
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan Dokdo được đăng tải trên website:
của Hội liên hiệp giáo viên Hàn Quốc, qua đó vừa cung cấp
cho các giáo viên những nội dung liên quan đến Dokdo, vừa là một diễn đàn cho
các giáo viên trao đổi kinh nghiệm trong các giờ dạy liên quan đến Dokdo. Ngược
lại, ở Nhật Bản, hàng năm, người dân Nhật Bản cũng tổ chức ngày “Ngày
Takeshima” vào ngày 22/2 để khẳng định việc Nhật Bản xác lập chủ quyền đối với
đảo này vào năm 1905.
Trần Việt Thái (2016) để đối phó với một Trung Quốc ngày càng trỗi dậy
mạnh mẽ, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tích cực triển khai nhiều chính sách an
ninh mới nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
… Liên quan tới xử lý tranh chấp đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Trung Quốc
vẫn áp dụng biện pháp cứng rắn đồng thời tiếp tục khẳng định ngun tắc “ quyết
khơng hy sinh lợi ích cốt lõi quốc gia, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền
lợi biển”. Nhật Bản cũng thể hiện thái độ kiên quyết và cứng rắn, không nhượng bộ
trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Senkaku/ Điếu Ngư, đồng thời khẳng định cơng
khai khơng đàm phán, khơng thừa nhận có tranh chấp…
Như Tâm (2016) ở Inđơnêsia thì cho tới nay, Jakarta vẫn khơng thừa nhận

bản đồ “ đường lưỡi bị” của Trung Quốc, vì bản đồ này bao gồm cả một phần vùng
biển phía Nam quần đảo Natuna. Bắc Kinh thì vẫn khẳng định là các tàu cá Trung

7


Quốc hoạt động ở “ ngư trường truyền thống của Trung Quốc ” và cho rằng hai
nước có chủ quyền “ chồng lấn” tại vùng biển chung quanh Natuna. Tổng thống
Joko Widodo đã đến thăm quần đảo Natuna và đã chủ trì một cuộc họp của nội các
trên một chiến hạm đậu ngoài khơi quần đảo này, nhằm khẳng định với Trung Quốc
rằng đây là vùng biển này thuộc chủ quyền Indonesia, khơng có gì để thương lượng.
TTXVN (2016) ở Philippines thì các nhà hoạt động Philippines hơm 11-7
biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Makati (vùng đơ thị Manila), địi
Bắc Kinh rút khỏi lãnh thổ của mình và các nước khác "Chúng tơi kêu gọi anh em
Đông Nam Á hưởng ứng ‘Chexit’ (China exit, tức Trung Quốc rời đi), không chỉ
yêu cầu Trung Quốc tôn trọng lãnh thổ Philippines mà phải tôn trọng lãnh thổ của
các nước khác. Trung Quốc nên ngừng bắt nạt láng giềng” – ơng Mong Palatino,
lãnh đạo cuộc biểu tình nói. Theo báo Manila Times, ơng Palatino nói nhiều nhóm
khác nhau sẽ tiếp tục biểu tình khắp Philippines cho đến khi Trung Quốc rút khỏi
vùng biển của Philippines.
Thơng cáo báo chí của Tịa Trọng tài Biển Đơng về vụ kiện giữa Philippines
và Trung Quốc, ban hành tại La Hay (The Hague, Hà Lan) ngày 12.7.2016 … “Tòa
Trọng tài Thường trực tuyên bố Trung Quốc khơng có cơ sở pháp lý để đòi quyền
lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò …”
Trong một phản ứng đầu tiên được đưa ra sau khi Tòa Trọng tài Thường trực
tuyên bố Trung Quốc khơng có cơ sở pháp lý để địi quyền lịch sử với các nguồn tài
nguyên bên trong "đường lưỡi bị", Chính phủ Philippines cho biết, sẽ tơn trọng
phán quyết của Tịa. Theo đó, Chính phủ Philippines “khẳng định cam kết mạnh mẽ
tôn trọng phán quyết được xem là cột mốc quan trọng này, coi đây là một trong
những đóng góp thiết thực giải quyết tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông”.

Như Tâm (2016) Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)
ở The Hague, Hà Lan, cho biết Trung Quốc khơng có cơ sở pháp lý để đòi quyền
lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tuyên bố đòi quyền
lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của

8


Liên Hợp Quốc. Tòa trọng tài thuộc PCA cũng kết luận khơng có thực thể nào ở
quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung
Quốc. Theo tòa trọng tài, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc
phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa.
Những biện pháp giáo dục chủ quyền biển, đảo và những hoạt động nhằm
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các nước là những kinh nghiệm quý báu cho Việt
Nam khi tiến hành giáo dục cho HS các vấn đề liên quan đến biển, đảo nói chung và
Hồng Sa, Trường Sa nói riêng.

1.1.2. Ở trong nước
Đậu thị Hải Vân (2012) Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam và
khoa học phát triển cho rằng: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là
trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các thế hệ người Việt Nam. Tư liệu
về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của chúng ta ở Trường Sa và Hoàng Sa là
hết sức phong phú, chuẩn xác, ở cả trong nước và ngoài nước. Thế mà có cả một
thời gian dài vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là “nhạy cảm”, để rồi lịch
sử của một đất nước lại không có lấy một dịng nào về chủ quyền biển, đảo. Theo
chúng tôi, hiện nay nên đưa nội dung về chủ quyền trên biển Đông của nước ta vào
giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện hành. Có như vậy, học sinh – thế hệ trẻ
của đất nước mới hiểu và mới ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn
lãnh thổ biên cương tổ quốc.
Và thực sự vài năm trở lại đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu nội dung này.

Cụ thể:
Tác giả Nguyễn Thái Anh (2013) đã đề cập đến những kiến thức căn bản về
biển, đảo như tổng quan về biển, đảo Việt Nam; Công ước luật biển quốc tế năm
1982, luật Biển; Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước toàn thế giới là bằng chứng quan trọng để đấu
tranh với trung Quốc và khẳng định chủ quyền đất nước, góp phần giáo dục các thế
hệ người Việt Nam yêu nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

9


Cũng tác giả Nguyễn Thái Anh (2014) đã tóm lược những phát biểu của các
nguyên thủ quốc gia như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam,
Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh … khẳng định: Chủ quyền là
thiêng liêng và phải kiên quyết bảo vệ.
Cuốn sách “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” của PGS.TS Trương Minh Dục
(2014) đã tập hợp và hệ thống hóa nguồn thư tịch, tư liệu khá phong phú, cũ và mới,
của Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt những tư liệu mới sưu tầm ở các địa phương
có liên quan đến việc Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã quản lý, bảo vệ
và khai thác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Với cuốn “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đơng và Hồng Sa – Trường Sa”
của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (2014) bao gồm những sự kiện và những
nhận định sắc sảo, những chứng liệu và bản đồ của Việt Nam và ngoại quốc. Cuốn
sách một lần nữa khẳng định: “Việt Nam không xâm phạm quốc gia của bất cứ
quốc gia nào, và Việt Nam cũng không cho phép bất cứ quốc gia nào xâm lấn một
tấc đất thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam”.
Nêu ra một bằng chứng về chủ quyền biển, đảo trên phương diện văn hóa tác
giả Nguyễn Văn Kim (2016) trong bài viết truyền thống văn hóa biển của người việt

cổ có nêu “… Trong các truyền thống văn hóa biển, GS. Trần Quốc Vượng có nhiều
trang viết sinh động, giàu đậm những ý tưởng, suy tưởng chuyên môn về truyền
thống biển của cư dân Đông Sơn, Sa Huỳnh, Chăm Pa và Phù Nam… Với cư dân Sa
Huỳnh – Chămpa, trong cách nhìn nhận của giáo sư đó là những dân tộc có kinh
nghiệm và tri thức phong phú về biển… Họ đã tạo dựng được nền văn hóa rực rỡ với
các cơng trình kiến trúc tơn giáo kỳ vĩ, những kinh đơ, cảng thị lớn… Với biển, hẳn
người chăm đã tích lũy được vốn kiến thức phong phú và chỉ riêng phương tiện đi
biển họ đã rất nổi tiếng về nghề đóng ghe bầu”.
…. Tiếp nối truyền thống biển của cư dân Chămpa, đến thế XVI – XVII … với

10


Đàng Trong, Hội An với cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại – Thu Bồn trở thành cảng
biển lớn nhất Đàng Trong, Đại Việt.
…. Là một thể chế biển, chính quyền Đàng Trong đã nỗ lực phát triển và chuyển
hóa thành công hoạt động của các cảng Chăm trước đây như Chiêm Cảng, Thị Nại
… sang cảng Việt với Thanh Hà, Hội An, Nước Mặn để tạo dựng nên một hệ thống
kinh tế đối ngoại, tạo đà cho sự hưng khởi của các hoạt động bang giao khu vực,
quốc tế trong suốt các thế kỷ XVI – XVIII.
Có thể thấy rằng những tác giả trên đã đưa ra những bằng chứng sống động
về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đơng, mà cụ thể là hai quần đảo
Hồng Sa, Trường Sa. Đây là những cơ sở pháp lý để Việt Nam thực thi quyền làm
chủ, đồng thời là những căn cứ pháp lý để Việt Nam đấu tranh với những thế lực có
âm mưu độc chiếm Biển Đơng.
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí (2014) có bài viết “Tên gọi Bãi Cát Vàng gần gũi
mà thân thương đã ghi rõ: “Dải cát vàng mênh mông giữa Biển Đông rộng lớn được
người Việt Nam gọi bằng các tên khác nhau là Hoàng sa chử, Hoàng sa đảo, Hoàng
sa xứ, Vạn lý trường sa, song cái tên gần gũi mà thân thương hơn cả là tên gọi bằng
tiếng mẹ đẻ Bãi Cát Vàng, ghi bằng chữ Nôm”.

Tác giả Vũ Minh Giang (2015) nêu rõ: “Trong những năm gần đây, khi vùng
biển và đảo của Việt Nam bị xâm phạm, việc sưu tầm nghiên cứu các tư liệu phục
vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền được triển khai tích cực, chúng ta
ngày càng nhận ra giá trị của các loại hình tư liệu phản ánh chủ quyền Việt Nam
trên biển và với hải đảo như các loại bản đồ, hải đồ, các bộ sách sử, châu bản, mộc
bản triều Nguyễn … Dạng thức phi vật thể của di sản văn hóa biển đảo cũng vô
cùng phong phú… Trong các di sản phi vật thể, lễ hội là một sáng tạo văn hóa đặc
sắc. Nó khơng chỉ phản ánh một cách sinh động cuộc sống của cư dân biển đảo, thể
hiện ước vọng của họ về một tương lai tốt đẹp mà còn thể hiện trong đó cuộc đấu
tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt và vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc
gia thiêng liêng, chẳng hạn như Lễ khao lề thế lính Hồng Sa của nhân dân huyện
đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gắn với việc thực thi chủ quyền Việt Nam trên quần đảo

11


Hoàng Sa …”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2015) nhấn mạnh … “Một nước như nước ta,
để bảo vệ vững chắc đất nước mình tuy chủ yếu phải có lục qn mạnh, nhưng nhất
thiết phải có hải quân mạnh. Kẻ địch từ xưa vẫn thường xâm lược nước ta từ hướng
biển; Ngày nay, chúng đang từ hướng biển mà phá hoại ta. Sau này nếu chiến tranh
xâm lược xảy ra, hướng tiến công từ biển của chúng vẫn là hướng mà chúng ta hết
sức đề phòng… Cho nên, trong khi xây dựng từng bước một hải quân mạnh, ta phải
có cách tăng cường làm chủ trên biển, bảo vệ vững chắc vùng biển của chúng ta…”
Tác giả Đông Mai (2015) phân tích “ việc đẩy mạnh nghiên cứu khảo cổ biển
đảo của các nước châu Á khơng chỉ đơn thuần vì mục đích học thuật. Xa hơn bằng
việc liên tục thiết lập hệ thống bảo tàng chứng tích về q trình chinh phục biển, các
quốc gia này cũng hướng tới việc khơi dậy ý thức tự tôn về biển đảo của cư dân bản
địa, đồng thời từng bước đưa ra với thế giới các lập luận về chủ quyền biển đảo của
mình ”

Tác giả Trần Đức Anh Sơn (2015) đã giới thiệu “ … Đà Nẵng cũng là nơi đầu
tiên ở Việt Nam tổ chức triển lãm, trưng bày tư liệu, hình ảnh, bản đồ và hiện vật
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Triển lãm khai mạc vào ngày
20 - 1- 2013, đánh dấu 39 năm sự kiện Hoàng Sa bị cưỡng chế, thu hút hơn 10.000
người đến tham quan. Người Đà Nẵng đến với cuộc triển lãm này để tìm hiểu những
tư liệu lịch sử và bằng chứng pháp lý được trưng bày nơi đây nhằm hiểu rõ thêm về
vùng biển, đảo thân thương đã gắn bó với các thế hệ người Việt, trong đó có cha ơng
của họ, từ hàng trăm năm qua. Từ đó, họ giữ trong tim mình lịng u nước, u biển
đảo quê hương và sẵn sàng truyền lửa yêu nước cho các thế hệ mai sau”.
Tác giả Lê Viết Chữ (2016) trong bài viết “Quảng Ngãi phát triển kinh tế
biển, đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia” đã nêu rõ: Nhằm nâng cao hiệu quả
phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, Tỉnh ủy Quảng Ngãi
ban hành Chương trình hành động 15 – CTr/TU, ngày 29 – 6 – 2007 thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 ( khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Ủy ban

12


nhân dân Tỉnh có có quyết định 1488/ QĐ – UBND, về kế hoạch thực hiện Chương
trình 15 – CTr/TU của Tỉnh ủy. Trong đó, đề ra những định hướng phát triển chiến
lược biển của Tỉnh đến năm 2020 và những nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch thực hiện
theo từng năm, từng giai đoạn. Về kinh tế, đẩy mạnh phát triển 4 trụ cột phát triển
kinh tế biển, đảo: xây dựng, phát triển khu kinh tế Dung Quất và các đô thị ven
biển; Phát triển mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển; Khai thác tài
nguyên biển; vận tải biển, dịch vụ biển, cảng biển; Phát triển du lịch biển và kinh tế
hải đảo, xây dựng Lý Sơn thành huyện đảo phát triển mạnh về kinh tế du lịch và
thủy sản. Về quốc phòng và an ninh, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng địa phương, trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ biển, đảo vững chắc;
Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, nhất là lực lượng thường trực và dân qn
tự vệ biển, vững mạnh tồn diện làm nịng cốt trong xây dựng thế trận quốc phịng

tồn dân vững chắc để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc.
… Những năm gần đây, mặc dù tình hình Biển Đơng diễn biến phức tạp, ngư dân
Quảng Ngãi vẫn quyết tâm bám biển, khai thác các ngư trường truyền thống Hoàng
Sa – Trường Sa, thực sự là cột mốc chủ quyền, quyền chủ quyền của Tổ quốc trên
biển.
Nhóm tác giả vừa rồi lại nêu ra những quan điểm riêng trong việc phát huy
sức mạnh dân tộc, phát huy tinh thần yêu nướcc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thơng
qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Thơng qua đó khẳng định một điều: dân
tộc Việt Nam là một dân tộc yêu nước nồng nàn, dù kẻ thù có lớn mạnh tới đâu
nhưng với sức mạnh yêu nước kết tinh qua bao cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì
bây giờ sức mạnh ấy sẽ bùng thành ngọn lửa, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ tổ quốc,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Ở một khía cạnh khác TS. Trần Đức Thạnh, TS. Phạm Huy Tiến (2015)
trong bài viết những chứng cứ phi khoa học của Trung Quốc về chủ quyền đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời cổ đại tiếp cận từ cơ sở địa mạo và địa
chất thì dẫn chứng : Các chứng cứ lịch sử quan trọng nhất của Trung Quốc về chủ
quyền từ thời cổ đại ở hai vùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dựa vào

13


ba cuốn sách Dị vật chí, Nam Châu dị vật chí và Phù Nam truyện, mà cốt lõi là đoạn
ghi chép : “ … trướng hải kỳ đầu thủy thiển nhi đa từ thạch” trong Dị vật chí của
Dương Phù thời Đơng Hán, chỉ có nghĩa đơn giản rằng “ Biển (triều) dâng ngập bãi
đá ghồ ghề, nước nông và nhiều bãi nam châm”.
… Ngày nay khoa học địa chất và thực tiễn hoạt động của tàu thuyền khẳng định
rằng trên các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khơng có đá nam châm hút
được tàu thuyền. Chuyện đá nam châm chỉ là hoang tưởng mà các tác giả cổ đại
Trung Quốc chép lại vào sách theo lời kể truyền miệng. Điều này đã phủ nhận hoàn

toàn “chứng cứ lịch sử” của Trung Quốc đối với chủ quyền trên hai vùng quần đảo
này từ thời cổ đại…
Nghiên cứu trên của tác giả đã góp phần rất lớn trong việc đưa ra những căn
cứ xác thực để một lần nữa khẳng định những bằng chứng về chủ quyền biển, đảo
từ thời cổ đại mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn khơng có căn cứ khoa học. Điều
quan trọng là Việt Nam ta phải cùng tuyên truyền để làm cho cộng đồng quốc tế
cùng hiểu rõ và ủng hộ những quốc gia chính nghĩa.
Và mới đây nhất phát ngơn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong một cuộc
họp báo thường kỳ của Bộ. "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra
phán quyết cuối cùng ngày 12/7. Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh
hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam được xác định phù hợp với UNCLOS cũng như tất cả các quyền
và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Với luận văn thạc sĩ ngành Lí luận và phương pháp dạy học( Bộ môn lịch sử )
bà Đậu thị Hải Vân (2012) đã đưa ra một vài biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ
quyền biển đảo cho học sinh khối 10 thông qua bộ môn lịch sử. Đây là một trong
những cách làm hay cần nhân rộng tuy nhiên chỉ áp dụng cho đặc thù môn Lịch sử.
Giáo viên giảng dạy môn học khác, nhất là các mơn xã hội có thể có được một tài
liệu hữu ích.

14


Với bài báo khoa học “MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ DẠY HỌC NỘI DUNG
BIỂN ĐẢO TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG” của GS.TS.
Nguyễn Thị Cơi ((2015) đã xác định một số nội dung kiến thức cần trang bị cho HS
là: Những hiểu biết về vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông, những kiến thức cơ
bản về các đảo và quần đảo trên vùng biển nước ta. Về hình thức, tổ chức dạy học:

Biện pháp trước mắt gắn bài giảng lịch sử với thực tế cuộc sống, tăng cường tổ chức
các hoạt động ngoại khóa lịch sử về biển, đảo Việt Nam; Biện pháp lâu dài đưa
những kiến thức biển, đảo vào SGK lịch sử một cách hệ thống và đầy đủ hơn.
Còn tác giả Đặng Hữu Quế (2015) trong bài báo “ GIÁO DỤC TÌNH YÊU
BIỂN ĐẢO CHO HS THÔNG QUA MỘT SỐ ÁNG VĂN THƠ Ở TRƯỜNG
THCS” cũng đã chia sẻ một số suy nghĩ về vận dụng kiến thức liên mơn để giáo dục
tình u biển, đảo cho các em HS ở bậc THCS bằng một số áng văn thơ.
Bài báo “VAI TRỊ CỦA CƠNG BỐ QUỐC TẾ TRONG KHOA HỌC ĐỐI
VỚI VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÀ AN NINH TỔ QUỐC” của GS.TSKH.
Trần Văn Nhung (2015) đã nêu lên ý nghĩa quan trọng của việc công bố quốc tế
trong nghiên cứu khoa học đối với việc bảo vệ chủ quyền, an ninh lãnh thổ của Tổ
quốc. Các nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khác nhau được công bố quốc tế
sẽ cung cấp cơ sở khoa học khách quan cho một số quốc gia có được lí lẽ khách
quan, xác đáng để xây dựng các lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục khi chứng
minh chủ quyền một vùng lãnh thể quốc gia, đồng thời giúp chun gia và chính
phủ các nước có căn cứ khoa học để tỏ thái độ thích hợp trong quan hệ quốc tế.
Tóm lại, những nghiên cứu trên phần lớn tập trung vào việc nêu ra những cơ
sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển
Đông; Những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký với các nước láng
giềng, các nước có liên quan; Tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân. Những bài báo khoa học bước đầu đã khái
quát một số nội dung, hình thức tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo

15


một các mơn lịch sử và văn học. Cịn việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển
đảo trực tiếp qua mơn Địa lý lớp 12 thì chưa có tác giả nào đề cập tới. Trên cơ sở kế
thừa, tác giả đi sâu tìm hiểu đề tài : “GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ

QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH KHỐI 12 THÔNG QUA MÔN ĐỊA
LÝ TẠI TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG QUẬN 9”.

1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo dục và các khái niệm liên quan
Theo từ điển tiếng việt:
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của một đối tượng nào đó ( Hồng Phê, 2005)
Cịn trong Giáo dục học thì:
Giáo dục ( theo nghĩa rộng) là q trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục trong các cơ
quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ (Trần Thị Tuyết Oanh, 2009)
Giáo dục ( theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng,
động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói
quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và
giao lưu (Trần Thị Tuyết Oanh, 2009).
Trong thời kì cổ đại, trong đời sống hàng ngày giáo dục được xem là một trong
những lĩnh vực hoạt động xã hội bình thường, gắn với các quá trình kinh tế, văn hóa,
xã hội... Nhiều nhà tư tưởng giáo dục nổi tiếng trong thời cổ đại trên thế giới như
Xôcrat (469 – 327 TCN), Platon (- 427 TCN), Khổng Tử ( 551 – 479 TCN) mà tư
tưởng, quan điểm giáo dục tiến bộ của họ đến nay vẫn được khai thác kế thừa một
cách trân trọng.
Xôcrat ( 469 – 327 TCN) là nhà triết học, đồng thời là nhà tư tưởng giáo dục
kiệt xuất thời cổ đại thành bang Aten... Trong lĩnh vực giáo dục, ơng có quan niệm
rất nổi tiếng: giáo dục phải giúp người ta tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân

16


mình, vì thế mang giá trị nhân văn rất cao. Chính ơng là người sáng tạo ra “ phương

pháp đỡ đẻ” là cách dùng đàm thoại để tiến hành việc dạy học và giáo dục. Bao giờ
ông cũng nêu suy nghĩ để người học suy nghĩ, tự tìm lời giải đáp, nếu đúng thì ơng
tiếp tục gợi mở để phát triển kiến thức cho họ, nếu họ sai ông dẫn dắt, gợi mở để
người học tự phát hiện ra cái sai lầm của mình để tự khắc phục.
Platon( 429 – 347) là học trò của Xocrat. Cũng giống như thầy mình ơng quan
niệm sống đạo đức trước hết là sống cơng bằng... Theo ơng, con người và xã hội chỉ
có thể đạt tới hạnh phúc bởi một nền giáo dục quốc gia. Mỗi công dân phải được giáo
dục như nhau, ngay từ đầu.
Khổng tử là nhà giáo vĩ đại của Trung Hoa và của nhân loại sống vào thời
Xuân Thu Chiến Quốc. Ông quan niệm giáo dục con người phải nhằm mục đích đào
tạo nên những người nhân nghĩa có phẩm hạnh, nhờ có học hỏi mà cái đức sáng
thêm, con người ngày càng tốt hơn đạt tới mức chí thiện – so với quan niện hiện đại
có thể hiểu là giáo dục nhằm bồi dưỡng nhân cách cho con người – mơ hình nhân
cách tiêu biểu, theo quan niệm của Khổng Tử đó là con người quân tử, mà chữ “
nhân” lại là phẩm chất cao nhất trong cái đức của đạo làm người.Trong quá trình hoạt
động giáo dục, Khổng Tử đã sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp giáo dục rất
tiến bộ so với đương thời. Ông đã dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến
phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ để nắm vững vấn đề.
Hơn thế nữa để củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, ơng địi hỏi học trị
phải luyện tập, phải hình thành nề nếp, thói quen trong học tập...
Ở phương tây vào thời trung cổ nhà thờ giữ vai trị độc tơn trong đời sống xã
hội, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục và nhà trường... Các trường
tơn giáo ln ln có sự dung hịa giữa phát triển niềm tin tơn giáo và phát triển trí
tuệ dùng triết học kinh viện, nhằm chứng minh niềm tin bao giờ cũng định hướng và
ở vị trí cao hơn trí tuệ, có trước trí tuệ và khoa học. Đây cũng là cơ sở sâu xa của lối
học từ chương, học vẹt, mang tính chất nhồi sọ, áp đặt.
Đến thế kỉ XIV – XV khi mầm mống của xã hội tư bản xuất hiện, nhân loại
bước vào thời đại phục hưng ... giáo dục phát triển với tư tưởng giáo dục tiến bộ:
vượt ra khỏi khuôn khổ giáo dục kinh viện – tôn giáo, hướng về chủ nghĩa nhân văn.
Các nhà nhân văn chủ nghĩa đề cao giá trị con người, cho rằng con người cần được


17


×