Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

(Luận văn thạc sĩ) vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn autocad tại trường cao đẳng cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN LÊ TỐ NHƯ

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC
TRONG DẠY HỌC MÔN AUTOCAD TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410

S KC 0 0 4 1 6 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN LÊ TỐ NHƢ

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
TRONG DẠY HỌC MÔN AUTOCAD
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN LÊ TỐ NHƢ

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
TRONG DẠY HỌC MÔN AUTOCAD
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410

Hƣớng dẫn khoa học:
TS. DƢƠNG THỊ KIM OANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. SƠ LƢỢC LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Lê Tố Nhƣ

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 15/4/1977


Nơi sinh: An Giang

Quê quán: Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 99 đƣờng CMT8, phƣờng An Hòa, quận
Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Điện thoại cơ quan: 07103 838306

Điện thoại nhà riêng: 07103 812044

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:

Thời gian đào tạo từ: …../……. đến …../…

Nơi học (trƣờng, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Tại chức

Thời gian đào tạo từ: 9/1997 đến 2/2002

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP. HCM

Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Năm 2002
Ngƣời hƣớng dẫn:
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ 09/2004

Khoa Tự Nhiên, trƣờng

- Trợ lý khoa

đến 10/2006

Cao đẳng sƣ phạm Cần Thơ

Từ 10/2006

Khoa Tự Nhiên, trƣờng

- Trợ lý khoa

đến 09/2007


Cao đẳng Cần Thơ

- Giảng dạy môn Vẽ kỹ thuật

Từ 15/9/2007

Khoa Kỹ thuật công nghệ,

- Trợ lý khoa

đến nay

trƣờng Cao đẳng Cần Thơ

- Giảng dạy mơn Vẽ kỹ thuật, mơn
Hình họa & Vẽ kỹ thuật, môn
Autocad, môn THƢD ngành may

i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Ngƣời nghiên cứu


Nguyễn Lê Tố Nhƣ

ii

năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn:
Tiến sĩ Dƣơng Thị Kim Oanh - Giảng viên - Viện Sƣ Phạm Kỹ Thuật, trƣờng
Đại học Sƣ phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và
chỉ bảo cho ngƣời nghiên cứu thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn - Viện Sƣ Phạm Kỹ Thuật, trƣờng Đại học Sƣ phạm
Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngƣời đã hƣớng dẫn ngƣời nghiên cứu thực hiện
chuyên đề 1 và chuyên đề 2.
Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 2011-2013B, đã truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp ngƣời nghiên cứu có đủ cơ sở lý luận để
thực hiện đề tài.
Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo khoa Kỹ Thuật Công Nghệ trƣờng Cao Đẳng Cần
Thơ, nơi ngƣời nghiên cứu công tác đã tạo điều kiện để ngƣời nghiên cứu hồn thành
chƣơng trình học đúng thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời nghiên cứu thực
nghiệm sƣ phạm tại trƣờng.
Quý Thầy, Cô cùng các bạn học sinh ngành Điện cơng nghiệp khóa 36 - Khoa
Kỹ Thuật Công Nghệ, trƣờng Cao Đẳng Cần Thơ đã tham gia vào quá trình khảo sát
thực trạng và thực nghiệm sƣ phạm giúp ngƣời nghiên cứu xây dựng cơ sở thực tiễn và
thực nghiệm sƣ phạm.
Thầy Lê Hoàng Phúc - Trƣởng khoa Tin học, trƣờng Cao Đẳng Nghề Cần Thơ,
ngƣời đã tham gia khảo sát ý kiến với vai trị chun gia.
Gia đình, ngƣời thân, và các anh chị học viên khóa 2011-2013 đã ln ủng hộ,

động viên ngƣời nghiên cứu trong suốt thời gian học tập.

Nguyễn Lê Tố Nhƣ

iii


TÓM TẮT
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010: “Chuyển từ việc truyền đạt tri thức
thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá
trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin
một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi
cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình
học tập” và “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh, nhất là sinh viên đại học”[8].
Trong những năm gần đây, việc áp dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác vào quá
trình dạy học ngày càng đƣợc nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu và vận dụng vào
giảng dạy một số mơn học cụ thể. Vì hình thức dạy học này đã mang đến cho học sinh
một mơi trƣờng lí tƣởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động
đƣợc thiết kế bởi giáo viên. Học sinh đƣợc tạo điều kiện phát triển tƣ duy sáng tạo và
kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ. Đáp ứng đƣợc định
hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực là: cảm giác thoải mái và sự
tham gia.
Xuất phát từ mong muốn nâng cao kết quả học tập môn Autocad cho học sinh
ngành Điện công nghiệp hệ trung cấp, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực học
tập của học sinh, và góp phần vào sự phát triển của nhà trƣờng ngƣời nghiên cứu chọn
đề tài: “Vận dụng Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Autocad tại
trường Cao đẳng Cần Thơ”.
Đề tài đƣợc thực hiện tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ từ tháng 2 năm 2013 đến

tháng 8 năm 2013. Cấu trúc luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đề ra các
nhiệm vụ nghiên cứu, xác định đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, lập giả
thuyết nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp nghiên
cứu để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lí luận về Sư phạm tương tác
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quan điểm sƣ phạm tƣơng tác, quan điểm sƣ
phạm tƣơng tác có cơ sở lí luận căn bản dựa trên nhiều ngành khoa học nhƣ Triết
iv


học, Tâm lí học, Giáo dục học và Sinh lý thần kinh. Các nội dung cơ bản của sƣ
phạm tƣơng tác là các tƣơng tác và ảnh hƣởng của bộ ba tác nhân giáo viên - học
sinh - môi trƣờng, các dạng bài học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác, qui trình tổ
chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác và các phƣơng pháp dạy học theo
quan điểm sƣ phạm tƣơng tác.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Autocad tại trường Cao đẳng Cần Thơ
Khái quát chung về trƣờng Cao đẳng Cần Thơ, tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy
học môn Autocad tại trƣờng Cao Đẳng Cần Thơ.
Về hoạt động học, thực hiện khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ và tính tích
cực học tập mơn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ. Về hoạt động dạy, tìm hiểu
thực trạng phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Autocad tại
trƣờng Cao đẳng Cần Thơ..
Chương 3: Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác môn Autocad tại
trường Cao đẳng Cần Thơ
Từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận, ngƣời nghiên cứu phân tích quy trình tổ chức
dạy học tƣơng tác và vận dụng vào dạy học môn Autocad cụ thể nhƣ nghiên cứu nội
dung môn Autocad để làm cơ sở cho việc soạn đề cƣơng bài giảng, soạn giáo án theo
hƣớng tích hợp mơn Autocad theo các khâu của qui trình tổ chức dạy học tƣơng tác,
trong đó kết hợp với các phƣơng pháp dạy học có tính tƣơng tác cao, phƣơng tiện dạy

học và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo đƣợc mơi trƣờng dạy và học môn Autocad
theo định hƣớng tƣơng tác. Thực hiện khảo sát ý kiến chuyên gia về qui trình tổ chức
dạy học tƣơng tác môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ. Tiến hành tổ chức dạy
học môn Autocad theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác cụ thể nội dung bài “Giới thiệu
các hệ tọa độ sử dụng trong Autocad (phần 2D)" và bài “Giới thiệu các phƣơng thức
truy bắt điểm” tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm
để kiểm chứng tính giá trị của đề tài.
Phần kết luận và kiến nghị
Tổng kết các kết quả chính của đề tài, trình bày những ƣu điểm, hạn chế và
hƣớng khắc phục khi vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác vào q trình dạy học
mơn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ.

v


ABSTRACT
Educational developing strategy 2001 – 2010: “ Transfer from passive delivering
knowledge, which teachers explain their lessons meanwhile students write down their
lesson texts in approaching knowledge, to teaching students how to know study or
acquire information by themselves logically as well as analytical, collective thought;
developing individual ability; raising the sense of initiative and their self-control in
educational progress” and “applying advanced methods and model means in teachstudy progress step by step, ensuring the condition and time for being self-educated
and self-study as well, especially students who are learning in universities.
In recent years, because this given method that offer ideal environment for
students in building and gain knowledge by themselves through activities designed by
teacher, there are growing the numbers of teachers who interest in applying interactive
pedagogy in education progress, particularly special subjects. Students who are created
conditions in initiative though and competences for using model scientific and
technological instruments. Active learning methodology has to meet two demands:
feeling comfortable and participation.

Starting from desire of learning outcome improvement in learning Autocad for
students who are studying intermediate level of Industrial Current, to create learning
interests, to improve activity in their learning and to support in development of
schools, I choose topic: “Applying the viewpoint of interactive pedagogy in teaching
Autocad at Cantho college”.
The Project was done at The Cantho college from February 2013 to August 2013.
The Thesis book of the project illustrated the research results with three parts as follow:
Introduction: Inludes indicating the reasons to select the topic, defining the
objectives, proposing assignment researches, determining object and subject of study,
founding supposition research, limiting scale of research and choosing researching
methods to perform given assignment researches.
Chapter 1: Background of interactive pedagogy
Systematizing background of interactive pedagogy based on a number of
sciences, for instant, philosophy, psychology, pedagogy, physiology of nervous
system. The basic contents of interactive pedagogy are interacts and effects of a
vi


component triangle: teacher – student – environment, the kinds of lesson with
interactive pedagogy, educational organization progress with interactive pedagogy and
other ones.
Chapter 2: The fact of learning Autocad at Cantho college
Showing information about Cantho college and the fact of learning Autocad in
general at Cantho college.
For learning actions, a survey conducted in students’ attitude, awareness and
activeness as well. For teaching actions, finding out the fact of methods, equipment in
learning, teaching and assessment also carried out in Autocad at Cantho college.
Chapter 3: Organizing the viewpoint of interactive pedagogy in teaching
Autocad at Cantho college
Basing on the background and the fact, I analyzed educational organization

progress with interactive pedagogy and applied in teaching Autocad at Cantho college,
more precise, finding out the contents of lessons deeply for the draft of its that were
integrated the high interactive pedagogy with equipment in learning, teaching and
active learning method to create an appropriate environment following interactive
pedagogy. Cooperating experts carried out a survey in educational organization
progress with interactive pedagogy, namely Autocad at Cantho college. Displaying the
experimental organization process and using the outcomes after this process for
assessmenting the value of my topic, more specific, content of the lesson “Introducing
coordinate systems which are used in Autocad (part 2D)” and the lesson “Introducing
how to determine points in the engineering drawing object method” at Cantho college.
The Conclusions and Recommendations
Summarizing all of main outcomes form the project, showing strengths,
weakness and how to made good these shortcomings in applying the viewpoint of
interactive pedagogy in teaching Autocad at Cantho college.

vii


MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ......................................................................................................................... i
Lời cam đoan............................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................................iii
Tóm tắt ..................................................................................................................................... iv
Abstract .................................................................................................................................... vi
Mục lục ...................................................................................................................................viii
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................................... xi
Danh sách các bảng ................................................................................................................ xii
Danh sách các biểu đồ ...........................................................................................................xiii
Danh sách các hình ................................................................................................................ xiv

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC .............................................. 5
1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM ....................................................................................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................. 5
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................... 6
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........................................................................................... 9
1.2.1. Quan điểm dạy học ................................................................................................... 9
1.2.2. Phƣơng pháp dạy học ............................................................................................... 9
1.2.3. Kỹ thuật dạy học ..................................................................................................... 10
1.2.4. Tƣơng tác ................................................................................................................ 10
1.2.5. Quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ................................................................................ 11
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC .................................... 11
1.3.1. Cơ sở khoa học của sƣ phạm tƣơng tác .................................................................. 11
1.3.2. Các nội dung cơ bản của sƣ phạm tƣơng tác .......................................................... 14
1.3.3. Các dạng bài học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ............................................ 20
1.3.4. Qui trình dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ............................................ 22
1.3.5. Một số phƣơng pháp dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ......................... 26
1.3.6. Một số kỹ thuật dạy học tích cực ............................................................................ 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 37
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN AUTOCAD TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CẦN THƠ................................................................................................................................ 38
viii


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ ................................. 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm tình hình ................................................................................................. 39
2.1.3. Các ngành đào tạo................................................................................................... 43
2.2. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH MƠN AUTOCAD ............................... 45

2.2.1. Vị trí, tính chất mơn học Autocad .......................................................................... 45
2.2.2. Đặc điểm môn học .................................................................................................. 46
2.2.3. Mục tiêu môn học ................................................................................................... 47
2.2.4. Nội dung môn học .................................................................................................. 48
2.2.5. Mục tiêu cơ bản của từng chƣơng môn Autocad .................................................... 49
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN AUTOCAD TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN
THƠ ...................................................................................................................................... 52
2.3.1. Thực trạng hoạt động học môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ ................ 52
2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ ................ 60
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 66
Chƣơng 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC MÔN
AUTOCAD TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ ......................................................... 68
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC MÔN AUTOCAD TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
CẦN THƠ ............................................................................................................................ 68
3.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC MÔN
AUTOCAD TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ ........................................................ 73
3.2.1. Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác nội dung Bài 3 “Giới thiệu các
hệ tọa độ sử dụng trong Autocad (phần 2D)" ................................................................... 73
3.2.2. Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác nội dung Bài 2 “Giới thiệu các
phƣơng thức truy bắt điểm" ............................................................................................ 108
3.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TÍNH KHẢ THI VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC THEO QUAN ĐIỂM SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC MÔN AUTOCAD TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG CẦN THƠ .................................................................................................... 140
3.3.1. Mục đích khảo sát ................................................................................................. 140
3.3.2. Đối tƣợng khảo sát................................................................................................ 140
3.3.3. Nội dung khảo sát ................................................................................................. 140
3.3.4. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 141
3.4 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................................... 145
3.4.1. Mơ tả q trình thực nghiệm ................................................................................ 145

ix


3.4.2. Đánh giá hiệu quả sau thực nghiệm...................................................................... 148
3.4.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm .............................................................................. 152
3.4.4. Kiểm chứng giả thuyết ......................................................................................... 153
3.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................................. 156
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 158
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 160
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 160
2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 161
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 164
PHỤ LỤC

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB

:

Cán bộ

CĐCT

:

Cao đẳng Cần Thơ


CNTT

:

Công nghệ thơng tin

CSLL

:

Cơ sở lí luận

ĐBSCL

:

Đồng bằng sơng Cửu long

ĐH

:

Đại học

GDPL

:

Giáo dục pháp luật


GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

HSSV

:

Học sinh sinh viên

KTDH

:

Kỹ thuật dạy học

LLDH

:

Lí luận dạy học


LT

:

Lí thuyết

NV

:

Nhân viên

PP

:

Phƣơng pháp

PPDH

:

Phƣơng pháp dạy học

PTDH

:

Phƣơng tiện dạy học


QĐDH

:

Quan điểm dạy học

QĐSPTT

:

Quan điểm sƣ phạm tƣơng tác

SGK

:

Sách giáo khoa

SPTT

:

Sƣ phạm tƣơng tác

TCCN

:

Trung cấp chuyên nghiệp


TH

:

Thực hành

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TDTT

:

Thể dục thể thao

TPCT

:

Thành phố Cần Thơ


VLVH

:

Vừa làm vừa học

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các dạng bài học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác ..................................22
Bảng 2.2: Mức độ nhận thức của HS đối với môn Autocad ........................................53
Bảng 2.3: Thái độ của học sinh trong giờ học môn Autocad ........................................55
Bảng 2.4: Tính tích cực của học sinh trong giờ học mơn Autocad ...............................55
Bảng 2.5: Tính tích cực của học sinh sau giờ học môn Autocad ..................................56
Bảng 2.6: Các PPDH sử dụng trong dạy học môn Autocad .........................................57
Bảng 2.7: Các phƣơng tiện dạy học môn Autocad ........................................................58
Bảng 2.8: Các PPDH, KTDH giáo viên sử dụng trong dạy học môn Autocad ............61
Bảng 2.9: Mức độ sử dụng PTDH của giáo viên bộ mơn .............................................63
Bảng 2.10: Các hình thức kiểm tra đánh giá của giáo viên trong dạy học môn Autocad
.......................................................................................................................................64
Bảng 3.11: Các phƣơng pháp dạy học, kỹ thuật dạy học và phƣơng tiện dạy học .......81
Bảng 3.12: Các phƣơng pháp, kỹ thuật và phƣơng tiện dạy học ................................115
Bảng 3.13: Đánh giá sự phù hợp của các PPDH và KTDH môn Autocad theo
QĐSPTT ......................................................................................................................141
Bảng 3.14: Đánh giá sự phù hợp của các PTDH môn Autocad theo QĐSPTT ..........142
Bảng 3.15: Ý kiến đánh giá về các hoạt động dạy học của giáo viên .........................148
Bảng 3.16: Mức độ hứng thú học tập của học sinh khi học mơn Autocad .................149
Bảng 3.17: Mức độ tích cực học tập của học sinh khi học môn Autocad ...................150

Bảng 3.18: Xếp loại kết quả học tập và phân phối tần suất điểm học tập của học sinh
.....................................................................................................................................151
Bảng 3.19: Phân bố điểm xếp loại của học sinh ..........................................................151
Bảng 3.20: Tỷ lệ xếp loại học tập của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ...152
Bảng 3.21: Bảng tƣơng quan xếp loại điểm ................................................................155

xii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thái độ của học sinh trƣớc giờ học môn Autocad ....................................54
Biểu đồ 2.2: Các hình thức kiểm tra, đánh giá của GV trong dạy học môn Autocad ...59
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng PTDH tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ ......................................62
Biểu đồ 3.4: Đánh giá sự phù hợp của qui trình tổ chức dạy học theo QĐSPTT ......141
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của GV về tính khả thi của qui trình tổ chức dạy học tƣơng tác
.....................................................................................................................................143
Biểu đồ 3.6: Đánh giá sự hứng thú học tập của học sinh trong giờ học môn Autocad
.....................................................................................................................................144
Biểu đồ 3.7: Đánh giá sự hứng thú của nội dung bài học đối với học sinh trong giờ học
môn Autocad................................................................................................................144
Biểu đồ 3.8: Đánh giá mức độ tạo hứng thú của nội dung bài học đối với học sinh
trong giờ học môn Autocad .........................................................................................145

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc nhân cách theo Eric Berne [12, 112] ..............................................12
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy học [12, 48] ............................................................................14
Hình 1.3: Các tƣơng tác và các tƣơng hỗ của bộ ba tác nhân [12] ................................15

Hình 1.4: Sơ đồ mô tả yếu tố môi trƣờng và phƣơng pháp dạy - phƣơng pháp học [12]
.......................................................................................................................................17
Hình 1.5: Bộ ba tác nhân và bộ ba thao tác [16] ...........................................................17
Hình 1.6: Các tƣơng tác và tƣơng hỗ của bộ ba tác nhân [16] ......................................18
Hình 1.7: Qui trình tổ chức dạy học tƣơng tác mơn Autocad .......................................25
Hình 1.8: Sơ đồ cách thức thực hiện đàm thoại [20, 195] .............................................26
Hình 1.9: Tiến trình đàm thoại [6, 148].........................................................................27
Hình 1.10: Tiến trình dạy học nhóm [5, 130] ................................................................28
Hình 1.11: Cấu trúc phƣơng pháp dạy thực hành ba bƣớc [21, 75] ..............................30
Hình 1.12: Cấu trúc phƣơng pháp dạy thực hành bốn bƣớc [21, 74] ............................31
Hình 1.13: Cấu trúc phƣơng pháp dạy thực hành sáu bƣớc [21, 75] ............................32
Hình 1.14: Giản đồ ý [25]..............................................................................................35
Hình 1.15: Giản đồ ý đơn giản về các câu hỏi của một sự kiện [24] ............................35
Hình 2.16: Trƣờng cao đẳng Cần Thơ [24] ..................................................................38
Hình 2.17: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao đẳng Cần Thơ ..................................42
Hình 2.18: Sơ đồ hệ tọa độ sử dụng trong Autocad ......................................................70

xiv


PHẦN MỞ ĐẦU


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta đã đƣợc
Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Điều đó đƣợc thể
hiện ở Nghị quyết trung ƣơng 2 - Khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện

đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo
thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” [18, 14].
Những tƣ tƣởng chỉ đạo trên của Đảng đã đƣợc thể chế hóa trong điều 28.2 luật
Giáo dục 2005 qui định về đổi mới PPDH nhƣ sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông
là phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
từng đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” [7, 17].
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001- 2010: “Chuyển từ việc truyền đạt tri thức
thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá
trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin
một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi
cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình
học tập” và “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại
vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh, nhất là sinh viên đại học” [8].
Trong những năm gần đây, việc áp dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác vào dạy
học ngày càng đƣợc nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy
một số môn học cụ thể. Vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác mang đến cho học
sinh một mơi trƣờng lí tƣởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt
động đƣợc thiết kế bởi giáo viên. Học sinh đƣợc tạo điều kiện phát triển tƣ duy sáng
tạo và các kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ. Đáp ứng
đƣợc định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực là: cảm giác thoải
mái và sự tham gia.
1


Hiện nay, môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ có thời lƣợng thực hành
chiếm 60% thời gian mơn học, nhƣng việc áp dụng PPDH phổ biến hiện nay của GV

vẫn là cách dạy theo kiểu truyền thụ một chiều nhƣ là thông báo các kiến thức định
sẵn, trong sách vở hoặc giảng giải xen kẻ vấn đáp tái hiện, giải thích minh họa. Tổ
chức dạy học theo hƣớng cho học sinh hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới,…
chƣa nhiều đa phần thực hiện khi thao giảng, dự giờ nên việc giảng dạy mơn Autocad
tại trƣờng chƣa kích thích đƣợc tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập ở HS.
Xuất phát từ mong muốn nâng cao kết quả học tập môn Autocad cho học sinh
ngành Điện công nghiệp hệ trung cấp, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực học
tập của HS, và góp phần vào sự phát triển của nhà trƣờng, ngƣời nghiên cứu chọn đề
tài: “Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn Autocad tại trường
Cao đẳng Cần Thơ”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Autocacd tại trƣờng
Cao đẳng Cần Thơ.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nhƣ sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lí luận về sƣ phạm tƣơng tác.

-

Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ.

-

Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Autocad tại trƣờng
Cao đẳng Cần Thơ.

4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Sƣ phạm tƣơng tác

5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Quá trình dạy học môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc giảng dạy môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ chủ yếu là
truyền thụ một chiều nên chƣa kích thích đƣợc tính chủ động, tích cực, tự giác trong
học tập của học sinh. Vì vậy, Nếu sử dụng cách thức tổ chức dạy học theo QĐSPTT
môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ nhƣ ngƣời nghiên cứu đã đề xuất thì sẽ
phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện đƣợc kỹ
năng vẽ thiết kế đối tƣợng kỹ thuật bằng phần mềm Autocad, qua đó góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học môn học này tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ.
2


7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vận dụng quan điểm sƣ phạm tƣơng tác vào giảng dạy hai bài trong chƣơng trình
mơn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng I - Bài 3 “Giới thiệu các hệ tọa độ sử dụng trong Autocad (phần 2D)”
Chƣơng II - Bài 2 “Giới thiệu các phƣơng thức truy bắt điểm”
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề liên quan tới QĐDH, PPDH,
KTDH, QĐSPTT đã đƣợc xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nƣớc để xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu khảo sát bằng bảng hỏi (dành cho giáo viên và học sinh) để tìm
hiểu thực trạng dạy học môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ.
Thu thập, thống kê và phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm khi tổ chức dạy
học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Autocad tại trƣờng CĐCT.

8.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng dạy học mơn Autocad tại trƣờng CĐCT.
Thu thập, thống kê và phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm khi tổ chức dạy
học môn Autocad theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác tại trƣờng CĐCT.
8.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy - học môn Autocad của giáo viên và học sinh tại trƣờng
CĐCT khi dạy học theo quan điểm truyền thống và dạy học theo QĐSPTT.
8.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về cách thức tổ chức dạy học môn Autocad tại trƣờng Cao
đẳng Cần Thơ.
8.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm đối với học sinh hệ trung cấp ngành Điện
công nghiệp, tại trƣờng CĐCT, từ đó, so sánh hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo
QĐSPTT môn Autocad với cách dạy học truyền thống.
8.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Tổng hợp và xử lí kết quả thu đƣợc từ việc khảo sát ý kiến chuyên gia, việc thực
nghiệm sƣ phạm.
3


9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm phần cơ sở lí luận
theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác.
- Về thực tiễn: Đề xuất đƣợc qui trình tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm
tƣơng tác môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ.
10. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về sƣ phạm tƣơng tác
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học môn Autocad tại trƣờng Cao đẳng Cần Thơ

Chƣơng 3: Tổ chức dạy học theo quan điểm sƣ phạm tƣơng tác môn Autocad tại
trƣờng Cao đẳng Cần Thơ
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


PHẦN NỘI DUNG


Chƣơng 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SƢ PHẠM TƢƠNG TÁC
1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM

1.1.1. Trên thế giới
Ở Nhật, nhà giáo dục T. Makiguchi trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng
tạo” đã giới thiệu tƣ tƣởng “Dạy học hƣớng vào ngƣời học, dạy học tích cực, biến q
trình dạy học thành quá trình tự học. . .” [22, 21]. Tác giả phân tích ảnh hƣởng của mối
quan hệ tƣơng tác giữa giáo viên, học sinh và yếu tố môi trƣờng trong dạy học hiện
đại. Tác giả khẳng định ngƣời thầy vẫn giữ vai trị chủ đạo, vì chính ngƣời thầy là
ngƣời xác định mục tiêu, nội dung dạy học, thiết kế và tổ chức hoạt động; dự kiến các
tình huống có thể xảy ra và dự kiến phƣơng hƣớng hay cách giải quyết tƣơng ứng. Cịn
yếu tố mơi trƣờng theo tác giả có nghĩa rất rộng bao gồm SGK, tài liệu học tập đƣợc
biên soạn theo tinh thần gắn với thực tiễn.
Ở Pháp, Lý thuyết tình huống đƣợc Guy Brousseau - Viện Đại học đào tạo giáo
viên ở Gremnoble - Pháp phát triển từ những năm 1990. Lý thuyết này đã trở thành

công cụ đắc lực cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngành giáo dục Tốn
học dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ của các nhân tố: giáo viên, học sinh, tri thức
và môi trƣờng [22, 115].
Ở Ruanda, Châu Phi, hai tác giả Jean Marc Denommé & Madeleine Roy đã xây
dựng một phƣơng pháp sƣ phạm cơ bản dựa trên việc mô tả vai trị riêng của ba nhân
tố chính trong hoạt động sƣ phạm là học sinh, giáo viên và môi trƣờng, các tác nhân
chính tham gia vào q trình học tập, hai tác giả gọi phƣơng pháp này là sƣ phạm
tƣơng tác. Thơng qua năm khóa học tăng cƣờng về đào tạo sƣ phạm, họ đã thử nghiệm
để kiểm tra tính chất có căn cứ của các nguyên tắc sƣ phạm. Từ đó, hai tác giả đƣa ra
kết luận về những thay đổi ở giáo viên và học sinh nhƣ sau: Đối với giáo viên, thái độ
đối với học sinh đã có những cải thiện rõ rệt nhƣ biểu lộ sự quan tâm lo lắng khi giúp
đỡ, khuyến khích và giúp học sinh của mình thành cơng; Đối với học sinh, thể hiện
thái độ có trách nhiệm hơn trong q trình học vì giáo viên giúp họ nhận ra sự tham
gia của họ và sự quan tâm của họ không ngừng đƣợc động viên [12, 13].

5


Trong sách “Giáo dục - của cải nội sinh” của Ủy ban giáo dục UNESCO, tác giả
Giắc Đờ - lo đƣa ra nhận định về cải cách phƣơng pháp sƣ phạm trong nhà trƣờng ở
thế kỷ XXI sẽ theo hƣớng SPTT, một đƣờng hƣớng trong đổi mới sƣ phạm ngày nay.
Trong đó, tác giả khẳng định phƣơng pháp tƣơng tác GV - HS giữ vai trò trung tâm
trong nhà trƣờng hiện đại. Nội dung của tác phẩm phân tích rõ vai trị, vị trí của HS GV - mơi trƣờng và nhấn mạnh tƣơng tác của ba nhân tố này trong hoạt động dạy học.
Cuốn sách này đƣợc các nhà LLDH đánh giá là bổ ích, giúp giáo viên có thêm vốn
liếng sƣ phạm, góp phần nâng cao chất lƣợng công việc “trồng ngƣời” cao quý của
nghề nhà giáo [12, 11].
1.1.2. Ở Việt Nam
GS. TSKH Hồ Ngọc Đại đã đƣa tƣ tƣởng khoa học hiện đại của các Viện sĩ Liên
Xô V.V. Đavƣđốp và D. B. Encônhin vào trong điều kiện Việt Nam, trong đó tập
trung vào hai thành tố của quá trình dạy học là nội dung và phương pháp. Nội dung

đƣợc cấu trúc theo hƣớng từ trừu tượng tới cụ thể, chú trọng việc hình thành phƣơng
pháp suy diễn cho học sinh. Phƣơng pháp triển khai theo hƣớng thầy thiết kế, trị thi
cơng, coi trọng việc tự học, tự hoạt động của học sinh [22, 25].
Trong thời gian gần đây, các nhà giáo Việt Nam trao đổi nhiều về một tƣ tƣởng
sƣ phạm mới đƣợc gọi là “Sƣ phạm học tƣơng tác”.
Brousseau, C. Margolinas và các cộng sự đã nghiên cứu sự tƣơng tác giữa các
yếu tố của hoạt động dạy học trong lí thuyết tình huống mơn Toán và phổ biến ở Việt
Nam vào năm 1992 tại Huế. Năm 1995 tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp.HCM trong hội
thảo didactic (thuật ngữ tiếng Pháp didactic đƣợc dịch là “sƣ phạm”, cũng có tác giả
dịch là “dạy học”) của những nƣớc nói tiếng Pháp. Khi đó thuật ngữ sƣ phạm học
tƣơng tác là một thuật ngữ mới ở Việt Nam. Bên cạnh đó việc nghiên cứu didactic
đƣợc cơng bố qua các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ Nguyễn Bá Kim, Lê
Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến... Từ năm 2001, trong chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ
"Phƣơng pháp dạy học bộ mơn Tốn" của Trƣờng ĐH Sƣ phạm Tp. HCM đã tích hợp
nhiều mơdun nghiên cứu về Didactic Toán. Tuy nhiên, nghiên cứu Didactic Toán vẫn
chƣa đƣợc giới thiệu nhiều tại các trƣờng cũng nhƣ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo
giáo viên tại miền Bắc [22, 115].
Thông qua con đƣờng hợp tác quốc tế các tƣ tƣởng mới về PPDH ở các nƣớc
phát triển đã đƣợc phổ biến vào Việt Nam. Nhiều tài liệu, sách đƣợc dịch nhƣ: Sự phát
6


×