Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt may tại việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.78 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------------------

LÝ PHÁT CƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM – 2021


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS PHẠM VĂN DƯỢC
PGS. TS TRẦN VĂN TÙNG

Phản biện 1: .................................................................................

Phản biện 2: .................................................................................

Phản biện 3: .................................................................................



Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại: .............................................................................
Vào hồi ……. giờ …….. ngày ……. tháng …… năm ……
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...........................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết đề tài
RA là một nội dung cơ bản của KTQT và được thực hiện từ sự
phân quyền nhà quản lý dựa vào phân loại cơ cấu tổ chức. RA được
vận dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN bởi đây là
mối quan tâm của chủ sở hữu, nhà quản trị DN đó là cơ sở đánh giá
thành công thực hiện chính sách ở mỗi DN.
Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu
thương mại, có vai trò quan trọng cho mục tiêu hồi phục và tăng
trưởng của Việt Nam.
Nhận thức được vấn đề đó, vận dụng RA trong các DN dệt
may Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng và đáp ứng xu hướng phát
triển của hoạt động kế toán hiện nay.
Với những thuận lợi và thách thức DN dệt may Việt Nam đối
mặt cũng như hiệu quả vận dụng RA mang lại rất quan trọng và có ý
nghĩa, bởi thời gian qua có rất nhiều nghiên cứu đánh giá vận dụng

RA ở mức độ từng ngành nghề, DN cụ thể ở trong nước và ngoài
nước. Từ các lý do: (1) Vận dụng RA giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động DN; (2) DN dệt may Việt Nam có vai trò quan trọng của nền
kinh tế; (3) DN dệt may Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt với
các nước xuất khẩu có cùng lợi thế; (4) Ít nghiên cứu các tác giả về
nhân tố tác động đến vận dụng RA vả ảnh hưởng đến hoạt động hiệu
quả công ty ngành dệt may tại Việt Nam, từ đó tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán trách nhiệm
và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt may
tại Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
2.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quan
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng RA và ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động các công ty ngành dệt may tại Việt
Nam, từ đó kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các hàm ý quản trị.

1.


2

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố tác động đến vận dụng RA của các
công ty ngành dệt may tại Việt Nam. (2) Đánh giá và đo lường các
nhân tố này tác động đến vận dụng RA của các công ty ngành dệt
may tại Việt Nam. (3) Đánh giá và đo lường vận dụng RA tác động
đến hiệu quả của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Các nhân tố nào tác động đến vận dụng RA? (2) Mức độ

ảnh hưởng các nhân tố này đến vận dụng RA? (3) Mức độ ảnh hưởng
vận dụng RA đến hiệu quả hoạt động?
3.
Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng RA và tác động đến hiệu
quả hoạt động của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
4.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các công ty dệt may đang hoạt động tại
Việt Nam.
Về không gian: khảo sát vận dụng RA của các công ty ngành
dệt may tại Việt Nam.
Về thời gian: dữ liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn năm
2019.
Về nội dung:
 Các nhân tố tác động đến vận dụng RA của các công ty
ngành dệt may tại Việt Nam.
 Vận dụng RA ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
công ty ngành dệt may tại Việt Nam giới hạn về lợi ích tài chính và
phi tài chính.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hỗn hợp dạng gắn kết được sử dụng với PPNC
định lượng là chính và phương pháp nghiên cứu định tính là phụ.
Nghiên cứu định tính được dùng để xác định các nhân tố tác
động đến vận dụng RA của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam,
2.2


3


hoàn thiện thang đo về các nhân tố tác động, vận dụng RA, hiệu quả
hoạt động.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành phân tích, kiểm định
các nhân tố tác động đến vận dụng RA, kiểm định mối quan hệ của
vận dụng RA với hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt may
tại Việt Nam.
6.
Những điểm mới và các đóng góp khoa học
6.1 Ý nghĩa mặt lý luận
Thứ nhất, nghiên cứu này kết hợp các lý thuyết như lý thuyết
KTQT, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết xã hội học, lý thuyết hiệu quả
kinh tế, lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan nhằm mục
đích giải thích cho việc vận dụng RA; các nhân tố tác động đến vận
dụng RA; các nhân tố điều tiết ảnh hưởng đến mối quan hệ của nhân
tố tác động với vận dụng RA và ảnh hưởng của vận dụng RA đến
hiệu quả hoạt động các công ty dệt may tại Việt Nam.
Thứ hai, giúp phát hiện và bổ sung nhân tố tác động đến vận
dụng RA các công ty ngành dệt may tại Việt Nam, góp phần bổ sung
vào cơ sở lý thuyết cho các nhân tố tác động đến vận dụng RA.
Thứ ba, bổ sung cho các nghiên cứu trước dựa vào mô hình
nghiên cứu với các nhân tố tác động được xây dựng, đo lường mức
độ tác động của các nhân tố đến vận dụng RA; xác định nhân tố điều
tiết ảnh hưởng đến mối quan hệ của nhân tố tác động với vận dụng
RA; xác định mức độ tác động vận dụng RA đến hiệu quả hoạt động
các công ty dệt may tại Việt Nam thông qua phương pháp hỗn hợp
gắn kết.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần thúc đẩy vận dụng RA trong các công ty ngành dệt
may nói riêng, các DN tại Việt Nam nói chung qua mô hình nghiên

cứu các nhân tố tác động.
Góp phần giúp nhà quản trị, kế toán nâng cao nhận thức và
trách nhiệm hơn trong tổ chức và vận dụng RA thông qua các nhân
tố tác động và các nhân tố điều tiết ảnh hưởng đến mối quan hệ của
nhân tố tác động với vận dụng RA được xác định.


4

Các cơ quan chức năng cần xây dựng các quy định, chính sách
cụ thể về RA bởi các công ty vận dụng RA cần một hành lang pháp
lý đầy đủ bởi môi trường pháp lý là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến vận dụng RA.
Để vận dụng RA hiệu quả đòi hỏi các các cơ sở giáo dục đào
tạo xây dựng chương trình RA phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao
trình độ người làm kế toán, nhận thức nhà quản lý.
7.
Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả và bàn
luận; Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1
Các nghiên cứu tổng quan RA
Để hỗ trợ nhà quản lý đo lường và kiểm soát kết quả từng bộ
phận, chẳng hạn: Freeman (2004); Kellogg (1962); Horngren và
Foster (1991); Rowe và cộng sự (2008); Gordon (1963); Garrison và
cộng sự (2008); Mojgan (2012); Atu và cộng sự (2014); Melumad và
cộng sự (1992); Muthulakshmi (2014). RC là một bộ phận hay chức

năng trong tổ chức như Belkaoui (1981); Pajrok (2014); Indjejikian
và cộng sự (1999); Lindkvist và Liewellyn (2003); Nwanyanwu
(2006); Ojuye Thomas (2012); Sawabe (2015). Các RC được đánh
giá hiệu quả dựa trên các báo cáo trách nhiệm như Gadave (2017);
Belkaoui (1981); Kellogg (1962); Sarkar và Yeshmin (2005); Ritika
và Rani (2015); Albareza và cộng sự (2016); Ocansey và Enahoro
(2012); Meda (2003); Belkaoui (1981). Kế toán trách nhiệm được
vận dụng dựa trên nguồn lực tài nguyên và quản lý chi phí với phân
cấp trách nhiệm trong tổ chức như Bloomfield và cộng sự (1992);
Higgins (1952); Vogel (1962); Dowd (2001); Gerald (1995); Shih
(1997); Lin và Yu (2002); Larmande và Ponssard (2007); Antle và
Demsk (1988); Kellogg (1962).
Nhận xét: (1) RA được vận dụng ngày càng nhiều trong nhiều
lĩnh vực và nhiều nước trên thế giới; (2) vận dụng RA nhằm kiểm


5

soát chi phí, đánh giá trách nhiệm nhà quản lý,…. (3) RA hình thành
các RC, nhà quản lý từng RC chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo
nhà quản lý cấp trên thông qua báo cáo trách nhiệm.
1.1.2
Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng
RA
Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến vận dụng RA, chẳng
hạn như Rugby (2004); Rezi (2007); Mohamed và cộng sự (2015);
Amiri và cộng sự (2013); Dunn (2002); Al-Gharaybeh và cộng sự
(2011); (Mohammed, 2005); Okoye và cộng sự (2009); Bhagat
(2012); Jaradat và cộng sự (2012); Fakir và cộng sự (2014);
Ramadan (2016); Tuan (2017); Nguyen và cộng sự (2017);

Mohamed và Abdallah (2020).; Dunn (2002); Festus và cộng sự
(2020); Garrison và cộng sự (2009); Gharaibeh (2008); AlGharaybeh và cộng sự (2011); Jonas và cộng sự (2016); Rezi (2007);
Nawaiseh và cộng sự (2014); Rezi (2007); Joda và cộng sự (2009);
Mohamed và Abdallah (2020); Fowzia (2011); Fakir (2015); Dunn
(2002); Mohesn và Mohammad (2009).
Nhận xét: (1) vận dụng RA được nghiên cứu trong nhiều lĩnh
vực; (2) các nghiên cứu nhân tố tác động đến vận dụng RA trong các
công ty sản xuất trên thế giới.
1.1.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa RA với hiệu quả hoạt
động của DN
RA được vận dụng là công cụ dùng để kiểm soát các bộ phận,
phòng ban góp phần cải thiện hoạt động quản lý kinh doanh và lợi
nhuận như Lin và Yu (2002); Rikita và Rani (2015); Al Mutairi
(2011); Antle và Demski (1988); Vogel (1962); Arya và cộng sự
(2007); Pajrok (2014); Larmande và Ponssard (2007); Kellogg
(1962); Ocansey và Enahoro (2012). Đồng thời, các DN vận dụng
RA nhằm đánh giá hiệu suất quản lý DN như Okoye và cộng sự
(2009); Gerald (1995); Shih (1997); Dunn (2002); Horngren và
Foster (1991); Meda (2003); Mohammed (2005); Rowe và cộng sự
(2008); Joda và cộng sự (2009). RA giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động thông qua đánh giá trách nhiệm nhà quản lý và chế độ khen


6

thưởng, động viên của công ty Indjejikian và cộng sự (1999);
Lindkvist và Liewellyn (2003); Freeman (2004); Nwanyanwu
(2006); Ojuye (2012); Albareza và cộng sự (2016); Belkaoui (1981).
Bên cạnh đó, vận dụng các tính năng RA nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý của nhà quản lý các cấp Ramadan (2016); Fakir và cộng sự

(2014); Mohamed và Abdallah (2020); Tuan (2017); Rezi (2007);
Gharaibeh (2008); Jaradat và cộng sự (2012); Akenbor và Nkem
(2013); Al-Gharaybeh và cộng sự (2011); Amiri và cộng sự (2013);
Mohamed và cộng sự (2015); Nawaiseh và cộng sự (2014);
Alshomaly (2013); Mojgan (2012); Sarabhemati và Jamshidinavid
(2016); Festus và cộng sự (2020); Mohesn và Mohammad (2009);
Wahdan và Emam (2017); Nguyen và cộng sự (2017).
Nhận xét: (1) vận dụng RA nhằm kiểm soát lợi nhuận, kiểm
soát và quản lý chi phí. (2) vận dụng RA ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động dưới góc độ tài chính và phi tài chính.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
1.2.1
Các nghiên cứu tổng quan RA
Trong thời gian gần đây, RA được nhiều tác giả nghiên cứu
qua các luận án, tạp chí, đề tài khoa học như Phạm Văn Dược
(2009); Phạm Văn Dược và cộng sự (2009); Trần Văn Tùng (2010);
Nguyễn Thái An và Vương Thị Bạch Tuyết (2017); Nguyễn Thị
Minh Phương (2013); Hoàng Thị Hương (2016); Trần Hải Long
(2014); Đàm Phương Lan (2014); Hồ Mỹ Hạnh (2015); Đặng Thị
Bắc (2016); Phạm Văn Đăng (2017); Nguyễn Hữu Phú (2014).
Nhận xét: (1) nghiên cứu về tổ chức hệ thống báo cáo trách
nhiệm. (2) hướng nghiên cứu về vận dụng RA dựa trên tổ chức các
RC theo sự phân quyền quản lý. (3) sử dụng mô hình KM – Star hay
phương pháp BSC, EVA nhằm đánh giá hiệu quả các RC.
1.2.2
Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng
RA
Hiện nay tại Việt Nam, công trình nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến vận dụng RA chưa có nhiều các tác giả nghiên cứu như
Trần Trung Tuấn (2015); Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017); Nguyễn



7

Ngọc Tiến (2018); Lê Phước Hưng và cộng sự (2018); Cao Thị
Huyển Trang (2019); Vũ Thị Vân Anh (2019).
Nhận xét: Nhìn chung những năm gần đây tại Việt Nam, tuy là
chưa nhiều nhưng xu hướng nghiên cứu của các tác giả chủ yếu là về
các nhân tố tác động đến vận dụng RA trong các công ty lĩnh vực sản
xuất, công nghiệp.
1.2.3
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa RA với hiệu quả
hoạt động của DN
Hiện nay, nhiều tác giả quan tâm đến mối quan hệ vận dụng
RA ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động DN như Nguyễn Thị Minh
Phương (2013); Trần Trung Tuấn (2015); Nguyễn Ngọc Tiến (2018);
Lê Phước Hưng và cộng sự (2018); Nguyễn Hữu Phú (2014).
Như vậy, với chủ đề chính của nghiên cứu này là nghiên cứu
các nhân tố tác động đến vận dụng RA và ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam thì tác giả
chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam đã thực hiện.
1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu
Từ các nhận định được nêu trong các mục 1.1, 1.2 cho thấy:
RA đã và đang được quan tâm.
Các nghiên cứu trên thế giới tìm được nhiều nhân tố tác động
đến vận dụng RA trong lĩnh vực công nghiệp.
Các nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại Việt Nam chủ yếu
tập trung nghiên cứu theo định hướng áp dụng và các nhà nghiên cứu
hiện nay có xu hướng nghiên cứu về các nhân tố tác động.
Ngành dệt may Việt Nam là một ngành sản xuất công nghiệp

đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nhưng các nghiên cứu về
nhân tố tác động đến vận dụng RA ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động thì tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam được
thực hiện.
Với các lý do trên và đồng thời nhằm mục đích kiểm chứng
các nhân tố tác động đến vận dụng RA, cũng như phát hiện thêm và
xem xét các nhân tố tác động đến vận dụng RA ảnh hưởng đến mối
quan hệ vận dụng RA với hiệu quả hoạt động của các công ty ngành


8

dệt may tại Việt Nam, nghiên cứu sinh nghiên cứu thực hiện “Các
nhân tố tác động đến vận dụng kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt may tại Việt
Nam”.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý luận về RA
2.1.1
Bản chất của RA
Bản chất RA thể hiện như sau: nội dung cơ bản KTQT; hệ
thống các thông tin dùng để kiểm soát và đánh giá hiệu quả quá trình
hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức; thiết lập trách nhiệm
và quyền hạn cho mỗi cá nhân, bộ phận.
2.1.2
Vai trò của RA
RA được sử dụng ở những khía cạnh sau đây: (1) Xác định lợi
ích tở chức dựa trên sự đóng góp từng đơn vị, bộ phận; (2) Các nhà
quản lý bộ phận được đánh giá dựa trên một cơ sở RA; (3) Giúp nhà
quản lý thay đổi cách thức thực hiện các hành vi của mình dựa trên

kết quả quản lý được đo lường; (4) Nhà quản lý từng bộ phận thay
đổi phong cách quản lý điều hành phù hợp với chiến lược của tổ
chức.
2.1.3
Phân loại RA
Theo Hansen và Mowen (2005), mô hình RA được xác định
bởi bốn yếu tố cơ bản: (1) Trách nhiệm được phân công. (2) Hiệu
quả hoạt động được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn được thiết lập.
(3) Đánh giá thành quả. (4) Phân chia phần thưởng.
2.1.4
Các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp
2.1.4.1
Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là nơi xuất phát và qùn kiểm sốt chi phí
nhà quản lý cho các hoạt động sản xuất sản phẩm hay phục vụ gián
tiếp.
Các trung tâm chi phí được đo lường dựa vào các báo cáo chi
phí và sử dụng phương pháp so sánh chi phí và phân tích chênh lệch.


9

2.1.4.2
Trung tâm doanh thu
Là nơi phát sinh doanh thu, không chịu trách nhiệm về lợi
nhuận hay vốn đầu tư.
Các trung tâm doanh thu được đo lường dựa vào phương pháp
so sánh doanh thu và phân tích chênh lệch.
2.1.4.3
Trung tâm lợi nhuận

Là ở đó nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt
được tại đơn vị do mình chịu trách nhiệm quản lý dựa trên sự kiểm
soát cả doanh thu và chi phí.
Các trung tâm lợi nhuận được đo lường dựa vào phương pháp
so sánh lợi nhuận và phân tích chênh lệch.
2.1.4.4
Trung tâm đầu tư
Là ở đó nhà quản lý có trách nhiệm với các khoản đầu tư của
tổ chức.
Thành quả trung tâm đầu tư được đo lường bởi chỉ sớ tài
chính: ROI, RI, EVA, ROCE.
2.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động
2.2.1 Bản chất của hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động là khía cạnh quan trọng của RA dựa trên
cách tiếp cận từ mong muốn của các bên liên quan là sức khỏe tài
chính, hiệu quả của các hoạt động, các chiến lược kinh doanh dựa
trên thước đo tiền tệ mong muốn của các bên liên quan.
2.2.2
Đo lường hiệu quả hoạt động
2.2.2.1
Các phương pháp đo lường
Phương pháp đo lường khách quan
Phương pháp đo lường khách quan dựa trên nguồn dữ liệu thu
thập trên thị trường chứng khoán hoặc các số liệu kế toán của các
doanh nghiệp cung cấp mà các nhà nghiên cứu tính toán các chỉ số
cần thiết.
Phương pháp đo lường chủ quan
Phương pháp đo lường chủ quan dựa trên sự so sánh với kỳ
trước/năm trước; so sánh với các đối thủ trong ngành hay so sánh



10

mức trung bình ngành. Phương pháp này trên thế giới thường được
các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu.
2.2.2.2
Sự tương quan giữa hai phương pháp đo lường
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hạn chế của hai phương pháp
liên quan đến dữ liệu thu thập các công ty bởi cả hai phương pháp
đều có giá trị hợp lý và đáng tin cậy (Wall và cợng sự, 2004;
Bjưrkman và Budhwar, 2007). Vì vậy, sự kết hợp cả hai phương
pháp là lựa chọn của nhiều nhà nghiên cứu.
2.2.2.3
Các chỉ tiêu đo lường
Trước năm 1980, hiệu quả hoạt động đươc đo lường chủ yếu
là các thước đo tài chính. Tuy nhiên, (Kaplan và Norton, 1992),
(Banker và cộng sự, 2000) chỉ ra những hạn chế của thước đo tài
chính: tập trung trong phạm vi hẹp, dữ liệu lạc hậu, quá khứ, không
cung cấp được các dự báo tương lai dẫn đến khen thưởng, ra quyết
định không chính xác do thông tin được cung cấp không đầy đủ.
Nhằm khắc phục những hạn chế, từ sau năm 1980, hiệu quả
hoạt động sử dụng thêm thước đo phi tài chính. Theo (Neely, 1999)
hiệu quả hoạt động trước năm 1980 sử dụng thước đo tài chính được
gọi là hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động truyền thống nhằm phân
biệt với hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động hiện đại sau năm 1980
sử dụng các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
Hiệu quả hoạt động được nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu
dưới góc độ chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
2.3 Mối quan hệ giữa RA và hiệu quả hoạt động của DN
RA với những yếu tố chính là công cụ cơ bản để cải thiện hiệu

quả của tổ chức dưới góc độ thông tin tài chính và phi tài chính
(Hawkins và cộng sự, 2004), đánh giá hiệu quả hoạt động của DN
(Martin, 2012), giúp DN nâng cao khả năng trao đổi thông tin giữa
phòng ban, kỹ năng sáng tạo và sự đổi mới (Okoye và cộng sự,
2009).


11

Các lý thuyết nền
Các lý thuyết nền: lý thuyết kế toán quản trị, lý thuyết hiệu
quả kinh tế, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết đại diện, lý thuyết xã hội
học, lý thuyết các bên liên quan.
2.5 Tổng hợp các nhân tố tác động đến vận dụng RA
Bảng 2.3: Tổng hợp các nhân tố tác động đến vận dụng RA
2.4

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


2.6

STT

1
2
3
4
5
6
7
8

Tên biến
Nhân tố độc lập
Cơ cấu tổ chức
Phân quyền quản lý
Phân bổ chi phí & doanh thu
Lập dự toán ngân sách
Lập báo cáo trách nhiệm
Đánh giá thực tế & dự toán
Hệ thống khen thưởng
Nhận thức nhà quản lý các cấp
Trình độ nhân viên kế toán
Yếu tố cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh
Nhân tố điều tiết

12


Quy mô doanh nghiệp

13
14
15

Kỹ thuật đo lường hiệu suất
Mức độ nhận thức
Mức độ cạnh tranh

Lý thuyết nền
Lý thuyết đại diện
Lý thuyết đại diện
Lý thuyếtkế toán quản trị
Lý thuyết xã hội học
Lý thuyết kế toán quản trị
Lý thuyết hiệu quả kinh tế
Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết hiệu quả kinh tế
Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết kế toán quản trị
Lý thuyết ngẫu nhiên
Lý thuyết hiệu quả kinh tế

Nguồn: NCS tổng hợp
Phát triển giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Bảng 2.4: Các đề xuất về giải thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết


H1
H2
H3
H4
H5
H6
H7
H8

Nội dung
Nhân tố độc lập tác động đến vận dụng RA
của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam
Cơ cấu tổ chức có tác động cùng chiều
Phân quyền quản lý có tác động cùng chiều
Phân bổ chi phí & doanh thu có tác động cùng chiều
Lập dự toán ngân sách có tác động cùng chiều
Lập báo cáo trách nhiệm có tác động cùng chiều
Đánh giá thực tế và dự toán có tác động cùng chiều
Hệ thống khen thưởng có tác động cùng chiều
Nhận thức nhà quản lý các cấp có tác động cùng chiều

Kỳ
vọng

+
+
+
+
+
+

+
+


12
9
H9
Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều
10
H10
Yếu tố cạnh tranh có tác động cùng chiều
11
H11
Chiến lược cạnh tranh có tác động cùng chiều
Nhân tố điều tiết ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa biến độc lập với vận dụng
RA của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam
Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cơ
12
H12
cấu tổ chức, phân quyền quản lý với vận dụng RA của các công
ty ngành dệt may tại Việt Nam.
Kỹ thuật đo lường có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân tố
phân bổ chi phí & doanh thu, lập dự toán ngân sách, lập báo cáo
13
H13
trách nhiệm, đánh giá thực tế & dự toán với vận dụng kế toán
trách nhiệm của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
Mức độ nhận thức có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân tố
hệ thống khen thưởng, nhận thức nhà quản lý các cấp, trình độ
14

H14
nhân viên kế toán với vận dụng kế toán trách nhiệm của các
công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
Mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân tố
15
H15
yếu tố cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh với vận dụng kế toán
trách nhiệm của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
Vận dụng RA ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt
may tại Việt Nam
16
H16
Vận dụng RA có tác động cùng chiều

+
+
+

Tác
động
Tác
động
Tác
động
Tác
động

+

Nguồn: NCS tổng hợp

2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.8 Thang đo đề xuất
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1
Tiếp cận phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, phương pháp hỗn hợp dạng gắn kết được sử
dụng với phương pháp nghiên cứu định lượng là chính và phương
pháp nghiên cứu định tính là phụ.
3.1.2
Khung nghiên cứu
Nhằm các mục tiêu đề ra đạt được, khung nghiên cứu gồm hai
phần: lý thuyết và thực tiễn.
3.2 Quy trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: Lý thuyết tổng quan; Giai đoạn 2: Nghiên cứu sơ
bộ; Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức.


13

Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá các nhân tố tác động
đến vận dụng RA và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các công ty
ngành dệt may tại Việt Nam.
3.3.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Mục tiêu nghiên cứu; Bước 2: Phương pháp nghiên
cứu; Bước 3: Chọn mẫu; Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu; Bước 5:
Phân tích kết quả.
3.3.2
Phương pháp và công cụ

Phương pháp GT được sử dụng.
3.3.3
Chọn mẫu nghiên cứu
3.3.3.1
Số lượng mẫu chuyên gia
Trên kỹ thuật lấy mẫu chủ đích, luận án xác định số mẫu cỡ 10
là phù hợp.
3.3.3.2
Tiêu chí chuyên gia được chọn lựa
Tác giả thảo luận, xin ý kiến chuyên gia là những người am
hiểu hoặc những người nghiên cứu về kế toán trách nhiệm.
3.3.4
Dàn ý thảo luận và thu thập ý kiến chuyên gia
3.3.4.1
Dàn ý thảo luận
Các câu hỏi được chia thành 03 phần: phần câu hỏi về các
nhân tố tác động, phần câu hỏi về xác định vận dụng RA ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động và phân câu hỏi có nhân tố nào khác ngoài
các nhân tố trên.
3.3.4.2
Thu thập ý kiến chuyên gia
Bảng câu hỏi có sẵn được tác giả sử dụng phỏng vấn từ các
chuyên gia để thu thập được dữ liệu.
3.4 Nghiên cứu định lượng
3.4.1
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Mô hình nghiên cứu chính thức; Bước 2: Phương
pháp nghiên cứu; Bước 3: Chọn mẫu; Bước 4: Thu thập và xử lý dữ
liệu; Bước 5: Phân tích kết quả; Bước 6: Kết quả nghiên cứu và bàn
luận

3.3


14

Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: là nghiên
cứu định lượng sơ bộ; Giai đoạn 2: là giai đoạn nghiên cứu chính
thức.
3.4.3
Mẫu nghiên cứu
3.4.3.1
Đối tượng khảo sát
Đối tượng là các cấp giám đốc tài chính, giám đốc điều hành,
giám đốc sản xuất, các trưởng phòng, kế toán trưởng, kế toán tổng
hợp và những người kế toán có am hiểu, nhận thức về RA. Kênh
khảo sát là các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
3.4.3.2
Mẫu nghiên cứu sơ bộ
Tác giả thu thập số lượng phiếu khảo sát là 200 phiếu để tiến
hành nhằm phục vụ kiểm định sơ bộ.
3.4.3.3
Mẫu nghiên cứu chính thức
Phương pháp chọn mẫu
Tác giả chọn 2 phương pháp là: Thuận tiện và Phát triển mầm.
Kích thước mẫu
Tác giả thực hiện với 500 phiếu đưa đi khảo sát.
3.4.3.4
Thu thập dữ liệu
Cách thu thập

Các đối tượng khảo sát được gửi phiếu khảo sát thông qua các
kênh: (1) Gửi trực tiếp, (2) Gửi qua email, link online.
Thời gian thu thập
Thời gian khảo sát là 05 tháng (02/2019 – 06/2019).
Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ
Dữ liệu cho nghiên cứu sơ bộ được thu thập tác giả thu được
155 phiếu, loại ra 5 phiếu không hợp lệ và 150 phiếu khảo sát hợp lệ.
Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu chính thức
Dữ liệu được thu được 398 phiếu, có 13 phiếu không hợp lệ
được loại ra và còn lại là 385 phiếu khảo sát hợp lệ.
3.4.2


15

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ
Theo 2 kỹ thuật: (1) Crobach’s Alpha; (2) phân tích EFA.
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu chính thức
Bước 1: Thống kê mô tả; Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của
thang đo; Bước 3: Phân tích EFA; Bước 4: Phân tích CFA; Bước 6:
Kiểm định Bootstrap; Bước 7: Phân tích thứ bậc.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính
4.1.1
Xác định nhân tố tác động
Hầu hết chuyên gia đồng thuận các nhân tố và thang đo đo
lường tác động đến vận dụng RA của các công ty ngành dệt may tại
Việt Nam.
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về việc bổ sung thêm các nhân

tố tác động đến vận dụng RA của các công ty ngành dệt may tại Việt
Nam cho thấy tỷ lệ chuyên gia đồng ý nhân tố Đặc điểm DN và Môi
trường pháp lý là 8/10 chuyên gia (tỷ lệ 80%), còn nhân tố Chi phí
vận dụng RA và Trở ngại khi vận dụng RA rất thấp (dưới 10%). Do
đó, tác giả bổ sung 02 nhân tố mới Đặc điểm DN và Môi trường
pháp lý do chuyên gia đề xuất vào bảng khảo sát chính thức còn 02
nhân tố Chi phí vận dụng RA và Trở ngại khi vận dụng RA do
chuyên gia đề xuất tác giả không bổ sung vào bảng khảo sát chính
thức.
Tác giả bổ sung thêm giả thuyết:
H17: Đặc điểm DN có tác động cùng chiều đến vận dụng
RA của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
H18: Môi trường pháp lý có tác động cùng chiều đến vận
dụng RA của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam.
3.4.3.5

4.1.2
Đánh giá sự phù hợp của thang đo
4.1.2.1 Đánh giá sự phù hợp của thang đo các nhân tố độc lập
Kết quả chuyên gia đồng ý với thang đo đề xuất của tác giả ở
các nhân tố: Phân bổ chi phí & doanh thu, Lập dự toán ngân sách,


16

Lập báo cáo trách nhiệm, Đánh giá thực tế & dự toán, Chiến lược
cạnh tranh.
Sau khi góp ý chuyên gia, tác giả đã bổ sung và hiệu chỉnh
thang đo các nhân tố: Cơ cấu tổ chức, Phân quyền quản lý, Hệ thống
khen thưởng, Nhận thức nhà quản lý các cấp, Trình độ nhân viên kế

toán, Lợi thế cạnh tranh, Đặc điểm DN, Môi trường pháp lý.
4.1.2.2 Đánh giá sự phù hợp của thang đo các nhân tố điều tiết
Kết quả chuyên gia đồng ý với thang đo đề xuất của tác giả ở
các nhân tố: Quy mô DN, Mức độ nhận thức.
Sau khi góp ý chuyên gia, tác giả đã bổ sung và hiệu chỉnh
thang đo các nhân tố: Kỹ thuật đo lường hiệu suất, Mức độ cạnh
tranh.
4.1.2.3 Đánh giá sự phù hợp của thang đo các nhân tố vận
dụng RA và hiệu quả hoạt động
Kết quả chuyên gia đồng ý với thang đo đề xuất của tác giả về
nhân tố Vận dụng RA.
Đối với nhân tố Hiệu quả hoạt động: chuyên gia đồng ý với
thang đo đề xuất của tác giả.
4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
4.2.1
Kết quả nghiên cứu sơ bộ
4.2.1.1
Thông tin tổng quát
4.2.1.2
Thống kê mô tả
4.2.1.3
Phân tích độ tin cậy thang đo
Kết quả Cronbach's Alpha: KTTN; HQHD; QMDN; KTDL;
DTTT; MDNT; TDKT; YTCT; MDCT; CLCT; NTQL; DDDN;
MTPL có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 và Cronbach's Alpha >
0,6.
Các thang đo có Cronbach's Alpha > 0,6 đạt yêu cầu nhưng
cần loại biến để thang đo tăng thêm độ tin cậy: CCTC; PQQL;
DTCP; BCTT; DGDT; DTTT; HTKT.



17

4.2.1.4
Phân tích EFA
Phân tích EFA nhằm kiểm định tính tương quan giữa các biến
quan sát. (1) Các nhân tố tác động. (2) Các nhân tố điều tiết. (3)
Nhân tố vận dụng RA và (4) Hiệu quả hoạt động.
4.2.2
Kết quả nghiên cứu chính thức
4.2.2.1 Thông tin tổng quan
4.2.2.2
Thống kê mô tả
4.2.2.3
Kiểm định thang đo nghiên cứu
Thang đo được kiểm định dựa trên: đánh giá Cronbach’s
Alpha; phân tích EFA. (1) Kiểm định thang đo các nhân tố tác động.
(2) Kiểm định thang đo các nhân tố điều tiết. (3) Kiểm định thang đo
vận dụng kế toán trách nhiệm và (4) Hiệu quả hoạt động.
4.2.2.4
Phân tích CFA
Phân tích CFA
Kiểm định giá trị phân biệt
Kiểm định độ tin cậy và tổng phương sai
4.2.2.5
Phân tích mô hình SEM
Mô hình SEM
Kiểm định các nhân tố với quan hệ tương tác
4.2.2.6
Kiểm định Bootstrap

4.2.2.7
Phân tích thứ bậc
Mô hình SEM
Kiểm định mối quan hệ các nhân tố điều tiết
4.3 Bàn luận
4.3.1
Độ tin cậy của thang đo
Tác giả tđánh giá thang đo sử dụng nhiều cách đánh giá:
Cronbach’s Alpha; Phân tích EFA, Phân tích CFA và Phân tích mô
hình SEM.


18

Cơ cấu tổ chức

+0,129

Phân quyền quản lý

+0,143

Phân bổ chi phí & doanh thu

+0,099

Lập dự toán

+0,122


Lập báo cáo

+0,088

Đánh giá thực tế & dự toán

+0,109

Hệ thống khen thưởng

+0.159

Nhận thức nhà quản lý các
cấp

+0.164

Trình độ nhân viên kế toán

+0.258

Chiến lược cạnh tranh

+0.101

Lợi thế cạnh tranh

+0.094

Đặc điểm DN


+0.126

Môi trường pháp lý

+0.107

Quy mô
doanh
nghiệp

Kỹ thuật
đo lường

Mức độ
nhận thức

Vận
dụng
kế toán
trách
nhiệm

+0.380

Hiệu
quả
hoạt
động


Mức độ
cạnh tranh

Nguồn: NCS tổng hợp
Hình 4.4: Mô hình chính thức
4.3.2
Các nhân tố tác động đến vận dụng RA và ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt may tại Việt
Nam
Mô hình với các mối quan hệ được kiểm định qua 04 phần:
thứ nhất, các chỉ số Chi-square/df = 1,320 ≤ 3; P = 0,000; TLI =
0,959 và CFI = 0,962 > 0,9; RMSEA = 0,029 < 0,08 => phù hợp với


19

dữ liệu thực tế, ý nghĩa thống kê (P< 0,05); thứ hai, trọng số hồi quy
cho thấy mức độ tác động các nhân tố tác động và ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động; thứ ba, kiểm định phương pháp Boostrap cũng
khẳng định lại mối quan hệ này; thứ tư, phân tích thứ bậc cho thấy
các nhân tố QMDN, MDNT, KTDL, MDCT ảnh hưởng đến mô hình
lý thuyết.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy các nhân tố tác động
đến vận dụng RA đều được chấp nhận như đề xuất ban đầu với mức
độ đóng góp của từng nhân tố.
Phân tích thứ bậc cho thấy nhân tố điều tiết ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa nhân tố độc lập với vận dụng RA.
5.2 Hàm ý quản trị

Thứ nhất, căn cứ vào tầm nhìn, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn các
công ty ngành dệt may phân chia tổ chức dựa trên đặc thù doanh
nghiệp.
Thứ hai, phân quyền nhà quản lý với quyền hạn cụ thể để quản
lý và chịu trách nhiệm dựa trên kết quả và hiệu quả thực hiện.
Thứ ba, các công ty ngành dệt may cần hoàn thiện công cụ hệ
thống kế toán chi phí, đây là chìa khóa quan trọng.
Thứ tư, dự toán ngân sách được lập dựa trên chỉ tiêu tài chính
và phi tài chính.
Thứ năm, báo cáo trách nhiệm được lập với mẫu báo cáo được
thiết kế đảm bảo tính phù hợp và dễ dàng vận dụng.
Thứ sáu, đo lường thành quả với phương pháp so sánh thành
quả đạt được giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá.
Thứ bảy, hệ thống khen thưởng xây dựng phù hợp tình hình
thực tế của doanh nghiệp, xem xét điều chỉnh định kỳ nhằm đảm bảo
hệ thống khen thưởng khách quan và hiệu quả.
Thứ tám, nhà quản lý nhận thức lợi ích khi các công ty ngành
dệt may vận dụng kế toán trách nhiệm: làm tăng doanh thu, giảm chi
phí, tăng sự hài lòng của khách hàng …


20

Thứ chín, nâng cao trình độ của nhân viên kế toán bằng cách
cho nhân viên tham gia các khoá học chuyên sâu hay tổ chức các
khoá đào tạo nội bộ chia sẽ kinh nghiệm, trình độ giữa những nhân
viên kế toán với nhau.
Thứ mười, các công ty ngành dệt may lựa chọn chiến lược theo
hướng chuyên biệt cho từng loại khách hàng, đáp ứng nhu cầu linh
hoạt, mẫu mã …

Thứ mười một, để nâng cao hiệu quả các công ty ngành dệt
may cần nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Thứ mười hai, để vận dụng RA có hiệu quả đòi hỏi các công ty
dệt may dựa vào đặc điểm, đặc trưng của DN.
Thứ mười ba, các công ty dệt may xây dựng nội quy và quy
chế của DN phù hợp với đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức và
chính sách của chính quyền địa phương dựa trên các Luật, Nghị định,
Thông tư có liên quan.
Thứ mười bốn, các công ty cần tìm cho mình xu hướng đi phù
hợp trong thời đại hợp tác đa phương, đa chiều mạnh mẽ nhằm nâng
cao quy mô doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động.
Thứ mười năm, các công ty ngành dệt may cần sử dụng đa
dạng các công cụ kỹ thuật nhằm đo lường hiệu suất của từng RC.
Thứ mười sáu, mức độ nhận thức doanh nghiệp được nâng cao
sẽ giúp cho bộ máy hiệu quả, nâng cao nhận thức với trách nhiệm,
quyền hạn của mình trong doanh nghiệp hay nhân viên hài lòng đối
với chế độ doanh nghiệp, phấn đấu đạt được mức độ công việc tốt
hơn.
Thứ mười bảy, các công ty ngành dệt may cần có chiến lược
kinh doanh cụ thể dựa trên lợi thế mà DN mình có được.
5.3 Ý nghĩa đóng góp
5.3.1
Lý luận
Kết hợp nghiên cứu các lý thuyết nhằm mục đích giải thích
vận dụng kế toán trách nhiệm, các nhân tố tác động đến vận dụng


21

RA và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dệt

may tại Việt Nam.
Góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết, giúp phát hiện và bổ sung
các nhân tố tác động đến vận dụng RA của các công ty ngành dệt
may tại Việt Nam.
Bổ sung các nghiên cứu trước khi xây dựng mô hình nghiên
cứu.
5.3.2
Thực tiễn
Nghiên cứu này góp phần thúc đẩy vận dụng RA trong các
công ty ngành dệt may nói riêng, các DN tại Việt Nam nói chung.
Góp phần giúp nhà quản trị, kế tốn nâng cao nhận thức và
trách nhiệm hơn trong tở chức và vận dụng kế toán trách nhiệm.
Góp phần hỗ trợ Nhà nước xây dựng các quy định, chính sách
cụ thể về RA.
Hỗ trợ các cơ sở giáo dực đào tạo xây dựng chương trình RA
phù hợp với thực tiễn.
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tác giả đã cố gắng tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót và hạn
chế:
5.4.1
Những hạn chế
Nghiên cứu xem xét và tìm được 13 nhân tố độc lập, 04 nhân
tố điều tiết ảnh hưởng đến vận dụng RA và kết quả cho thấy có một
số nhân tố chưa được phát hiện.
Nghiên cứu các nhân tố chỉ thực hiện trong ngành dệt may, do
đó cần kiểm định lại trong các ngành nghề khác vì có nhiều vấn đề
nghiên cứu khác biệt.
Với số lượng phiếu khảo sát đảm bảo thực hiện nghiên cứu
định lượng nhưng so tổng thể thì số lượng này vẫn khá nhỏ. Kết quả
này có thể đúng với số lượng mẫu nghiên cứu này nhưng có thể khác

khi số lượng mẫu lớn cho tổng thể.


22

Hướng nghiên cứu tiếp theo
Bổ sung thêm nhân tố tác động đến vận dụng kế toán trách
nhiệm của các công ty ngành dệt may tại Việt Nam qua phương pháp
định tính, thay đổi phạm vi, kích thước mẫu.
Thực hiện mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến vận dụng
kế toán trách nhiệm các doanh nghiệp ngành nghề khác tại Việt
Nam.
5.4.2


23

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1.
Lý Phát Cường, 2018. Kế toán trách nhiệm trong các công ty
dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí tài
chính, tháng 04/2018 (kỳ 2), tr 37-39.
2.
Trần Văn Tùng, Lý Phát Cường, 2018. Nhân tố tác động đến
công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt
may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí công
thương, tháng 04/2018 (5+6) , tr 473-481.
3.
Trần Văn Tùng, Lý Phát Cường, 2020. Tổ chức kế toán trách
nhiệm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại các công ty dệt may

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hội thảo khoa học
cấp thành phố – Trường Đại học Công Nghệ TPHCM, tháng
05/2020, tr 121-135.
4.
Trần Văn Tùng, Lý Phát Cường, Trần Phương Hải, Ngô
Ngọc Nguyên Thảo, 2020. Research about factors affecting the
implementation of responsibility accounting to improve the
performance of listed textile companies in Vietnam, Hội thảo quốc tế
(FASPS 2020) - Trường Đại học Tài chính – Marketing, tháng
12/2020, tr 1010-1025.


×