Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kết quả bước đầu và những khuyến nghị đối với hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.1 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Việt Bình
Trường Đại học Thương Mại

TĨM TẮT
Hệ thống Ngân hàng Việt nam trải qua gần 3 năm tái cơ cấu đã có những chuyển biến tích cực, cùng
với chuyển động tái cơ cấu của cả nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 6 năm 2013, tốc độ tăng trưởng
huy động vốn đạt khá (8,24%), tăng trưởng tín dụng đã cải thiện so với năm trước (2,98%), thanh
khoản cải thiện rõ rệt biểu hiện ở tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản trên tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh
từ 121% cuối năm 2012 lên đến 138% (5/2013). Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu hệ thống NH chưa
thực sự đạt được kết quả như lộ trình đặt ra: tỷ lệ nợ xấu còn cao, sở hữu chéo trong ngân hàng ngày
càng bộc lộ nhiều rủi ro, các NH sau tái cấu trúc chưa thực sự có những chuyển biến rõ nét. Bài viết
này tập trung phân tích những kết quả đạt được của hệ thống NH Việt nam sau 3 năm tái cấu trúc, từ
đó, đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngân hàng trong năm 2014.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, Tái cơ cấu, Hệ thống ngân hàng Việt Nam

1. Khái quát bối cảnh kinh tế vĩ mô và hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2009-2013
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính năm
2008, và những hạn chế nội tại liên quan đến mơ hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, chính sách tài
chính tiền tệ trong nước đã dần được điều chỉnh theo hướng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm
sốt lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý. Mục tiêu này được nhấn mạnh trong kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2011-2015 được Quốc hội thông qua ngày 08/11/2011.
Về cơ bản, trong giai đoạn 2009-2013, ngoài những thành tựu đáng ghi nhận về ổn định kinh tế vĩ
mô, nền kinh tế cũng đứng trước nhiều thách thức mới cần giải quyết nhằm đạt được mục tiêu tăng
trưởng bền vững.
Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2009-2013 duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước
đó. Phân tích số liệu về tỉ trọng vốn đầu tư/GDP cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất lớn
vào việc gia tăng vốn đầu tư, trong khi đó, việc sử dụng vốn được đánh giá là thiếu hiệu quả. Về cơ


cấu ngành trong GDP, nơng – lâm – ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, đặc biệt là năm 2009
(1,82%), và là ngành có đóng góp ít nhất vào tăng trưởng GDP (0,32% năm 2009 và 0,44% năm
2012) nhưng có ý nghĩa đáng kể trong việc đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội thông qua tạo việc làm
và thu nhập.
Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi có xu hướng giảm, từ 2,9% năm 2009
xuống cịn 1,96% năm 2012. Theo đó, năm 2012, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và khu vực
nơng thơn giảm xuống tương ứng cịn 3,21% và 1,39%. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp tỉ lệ việc
làm cao nhất và ln duy trì ở mức trên 80% trong tổng số việc làm của nền kinh tế. Cụ thể, tỉ
trọng lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tăng từ 84% (năm 2009) lên 86,3% (năm 2012).
Hoạt động thu chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ hơn nhưng vẫn xảy ra tình trạng thâm
hụt ngân sách kéo dài. Năm 2012, theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, tổng chi NSNN giảm hơn
10% so với năm 2011. Chi đầu tư có xu hướng thu hẹp do chính sách cắt giảm chi tiêu cơng, tuy
nhiên, chi thường xuyên vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn và có xu hướng gia tăng.
Trước yêu cầu cần có giải pháp hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ ban
hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu
kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
44


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Trọng tâm của quá trình tái cơ cấu bao gồm: (1) tái cơ cấu đầu
tư, trọng tâm là đầu tư công, (2) tái cơ cấu hệ thống tài chính – ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức
tín dụng, và (3) tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước
(339/QĐ-TTg Q.đ., 19-02-2013). Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, sau
một thời gian thực hiện đề án này, kết quả thu được vẫn chưa rõ nét.
Khái quát lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, từ năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn
này có xu hướng giảm do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và kiểm sốt tín dụng đi kèm với
những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2009, tín dụng tăng 37,73% so với năm

2008, và năm 2012, tín dụng tăng 8,83% so với năm 2011. Tại thời điểm 31/8/2013, tốc độ tăng
trưởng tín dụng là 6,44% so với cuối năm 2012. Đồng thời, trong 2 năm gần đây, cơ cấu tín dụng
có chuyển biến theo hướng tăng tỉ trọng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp thủy sản và giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.
Tỉ lệ tín dụng trên tổng huy động duy trì ở mức khá cao, đặc biệt là trong giai đoạn 20092011, tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thanh khoản. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có biến
động mạnh trong năm 2011, do các ngân hàng có nhu cầu vốn lớn. Cũng trong năm 2011, lãi suất
huy động tiền gửi ngắn hạn tăng cao, và có thời điểm tương đương với mức lãi suất tiền gửi dài
hạn. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2012-2013, khả năng thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng
đã được cải thiện dù chưa thực sự bền vững, mặt bằng lãi suất huy động từng bước giảm xuống, tạo
điều kiện thuận lợi để giảm lãi suất cho vay, từ đó giúp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
Tỉ lệ nợ xấu (non-performing loans (NPL) ratio) trong hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng
trong giai đoạn 2009-2011. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng như thiếu
chặt chẽ trong kiểm sốt tín dụng, bất ổn kinh tế vĩ mơ, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, v.v. Tỉ lệ nợ xấu giảm nhẹ trong giai đoạn 2012-2013. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỉ lệ nợ
xấu của nhiều ngân hàng được giữ ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu chưa được giải quyết
triệt để do nợ xấu được kiểm sốt chủ yếu thơng qua việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và xem xét
phân loại lại nợ đối với các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Tháng 7 năm
2013, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định thành lập công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng (VAMC) nhằm xử lý nợ xấu, từ đó giúp cải thiện tình hình tín dụng trong nước.
Bước sang năm 2013 với điều kiện thuận lợi hơn so với năm 2012 về sự ổn định kinh tế vĩ
mô (lạm pháp được kiểm sốt và duy trì ở mức vừa phải - CPI tăng 6,04%, thặng dư xuất khẩu, dự
trữ ngoại hối được tăng cường, tỷ giá ổn định, và chương trình tái cơ cấu thu được những kết quả
bước đầu), song hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2013 vẫn chưa có
nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mặt hạn chế tiếp tục bộc lộ và các mục tiêu của chương trình tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2015 vẫn còn là những thách thức rất lớn
trong phần nửa thời gian còn lại.
Một trong ba nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế là tái cơ cấu
hệ thống tài chính – ngân hàng, trong đó trọng tâm là các tổ chức tín dụng. Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012, phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011-2015”. Đề án này đã đưa ra các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình
thực hiện cho cả giai đoạn 2011-2015. Đánh giá ban đầu từ quá trình triển khai thực hiện đề án tái

cơ cấu các tổ chức tín dụng cho thấy khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải
thiện, ngân hàng yếu kém được kiểm soát và các hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu đã được
xây dựng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm so với lộ trình đặt ra, và một số mục tiêu quan
trọng như mua bán, sáp nhập, tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, củng cố hoạt động quản trị chưa
được giải quyết triệt để.
45


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (9/2013)
Đơn vị: tỷ đồng, %

Tổng tài sản
Loại hình TCTD

Vốn tự có

Quy mơ

Tăng
trƣởng

Quy mơ

Tăng
trƣởng

NHTM Nhà nước


2.356.609

7,04

162.573

18,44

NHTM cổ phần

2.221.452

2,88

181.979

-0,63

621.423

11,88

98.907

6,86

5.367.040

5,53


455.236

6,87

NH liên doanh
NH nước ngoài
Toàn hệ thống

Tỷ lệ
an
toàn
vốn

ROA

ROE

0,45

5,28

11,31

3,05

12,81

0,53

3,23


30,82

0,20

3,86

13,76

0,28

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tóm lại, kinh tế vĩ mơ trong giai đoạn này đã cơ bản ổn định, thể hiện thơng qua tỉ lệ lạm
phát được kiểm sốt, cán cân thương mại được cải thiện, tình hình tài chính – ngân hàng có chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, những thành tựu này chưa thực sự vững chắc. Trong giai đoạn này, đổi
mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế được đánh giá là bước đi cấp thiết để tiến tới tăng
trưởng bền vững.
2. Tình hình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại năm 2013
Đề án tái cơ cấu hệ thống NH được ban hành (Quyết định số 254/QÐ-TTG, ngày 1/3/2012
của Thủ tướng Chính phủ: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015", trong
đó, trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng). Đề án 254 đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020
và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình
thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCCD) Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Riêng
đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng: NHTMNN và NHTM
cổ phần, trong đó NHTM cổ phần lại được chia thành 03 nhóm: Nhóm ngân hàng lành mạnh,
nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở đó, Đề án
cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng
(254/QĐ-TTg Q.đ., 01-03-2012).
2.1. Mục tiêu và nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại năm 2013

Theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 phê duyệt “Đề án cơ cấu lại hệ thống các
TCTD giai đoạn 2011-2015 thì mục tiêu trọng tâm của chương trình tái cấu trúc năm 2013 nhằm
hướng tới một hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh và hiệu quả hơn thơng qua thực hiện 3
nhóm giải pháp, bao gồm: (1) cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; (2)
lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; (3) nâng cao trật
tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng thương mại. Trong đó, nhóm giải
pháp thứ 3 sẽ là nội dung cơ bản của chương trình cải cách năm 2014, trong năm 2013 hai nhóm
giải pháp cơ bản đầu tiên được ưu tiên thực hiện thông qua các giải pháp cụ thể:
Phân loại các TCTD thành các nhóm khác nhau;
Áp dụng các giải pháp hỗ trợ, cải thiện thanh khoản của các NHTM yếu kém;
Duy trì sự đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại;
Xây dựng và thực hiện các phương án xử lý, hoàn thành cơ cấu sở hữu của các NHTMCP
được xếp loại yếu kém có nguy cơ phá sản và có thể gây ra sự sụp đổ hàng loạt các NHTM khác và
toàn bộ hệ thống;
46


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

Xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ của các NHTM;
Rà sốt, hồn thiện các văn bản điều chỉnh cơ cấu hoạt động tín dụng và các văn bản quy
định về các chỉ tiêu, chuẩn mực an toàn;
Mặc dù có nhiều giải pháp cụ thể như vậy nhưng chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam năm 2013 có thể được phản ánh và đánh giá thông qua 3 nội dung bao
gồm: (1) tái cấu trúc về mặt thể chế, tập trung ở việc mua bán sáp nhập và sự thay đổi về sở hữu và
chính sách của NHNN tạo cơ sở pháp lý cho những thay đổi về hoạt động; (2) tái cấu trúc về hoạt
động ngân hàng thương mại, thông qua sự thay đổi về cơ cấu hoạt động, và (3) tình hình giải quyết
vấn đề nợ xấu, bao gồm những cố gắng của bản thân các NHTM, NHNN và VAMC.
Mục tiêu và lộ trình đặt ra trong đề án tái cơ cấu: 8 mục tiêu chính, bao gồm: (i) Đánh giá
thực trạng chất lượng hoạt động, thực trạng nợ xấu, (ii) Phân loại và đánh giá TCCD, (iii) Triển

khai phương án cơ cấu lại các TCCD yếu kém và các tổ chức khác, (iv) Đảm bảo thanh khoản, (v)
IPO các NHTMNN (trừ VBARD), (vi) Mua bán, sáp nhập các TCCD, (vii) Tăng vốn điều lệ và xử
lý nợ xấu, (viii) Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.
Tuy nhiên, 3 nhóm mục tiêu quan trọng nhất cuối cùng là mua bán, sáp nhập các TCCD,
tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động và quản trị mới chỉ được thực hiện ở mức độ
hình thức. Các NH sau sáp nhập chưa có biểu hiện hồi phục, tỷ lệ nợ xấu được xử lý còn thấp, chủ
yếu mang tính kỹ thuật chứ chưa giải quyết tận gốc rễ, quản trị và minh bạch ngân hàng chưa được
cải thiện rõ nét. Tóm lại theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì tiến độ cịn chậm so với lộ trình
đặt ra. Điều này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chính các mục tiêu đặt ra ở giai đoạn sau và chất
lượng cải thiện của các NH sau tái cơ cấu. Phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá từng mục
tiêu đặt ra trong lộ trình 2011-2012 của Đề án TCC NH.
2.2. Tình hình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng thương mại
Thanh khoản
NHNN đã nỗ lực lớn trong việc cải thiện thanh khoản của cả hệ thống qua các biện pháp:
liên tục giảm lãi suất trần, khuyến khích NH lớn hỗ trợ thanh khoản cho các NH nhỏ. Hiện tại, tính
thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam được xem là ổn định bởi các dấu hiệu mất thanh
khoản như: (i) Lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng nhanh, tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn,
đặc biệt các giao dịch qua đêm đã tạm thời giảm; (ii) Thị trường không xuất hiện các cuộc đua lãi
suất huy động tiền gửi cơng khai; (iii) Khơng có dấu hiệu sụt giảm tiền gửi, kể cả ở các NH đang
trong tình trạng buộc phải tái cơ cấu. Tuy nhiên, tính thanh khoản của hệ thống vẫn chưa thực sự
bền vững vì nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản là mất cân đối kỳ hạn (tỷ trọng huy
động nguồn vốn ngắn hạn cao trong khi cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn) vẫn chưa
được giải quyết.
Bảng 2.1: Tăng trưởng huy động vốn và dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại
Đơn vị: %

Tốc độ tăng trƣởng so với cùng kỳ (%)

Năm
2010


Năm
2011

Năm
2012

Tháng
9/2013*

1

Tổng phương tiện thanh toán

33,3

12,07

22,4

10,33

2

Huy động vốn

36,24

12,39


10,24

15,65

3

Dư nợ

32,43

14,33

8,91

6,87

TT

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

47


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu đã có xu hướng tăng trong năm 2011 từ 8.6%, (NHNN, 3/2013) lên đến 10.03%
(NHNN, 6/2011). Năm 2012 có xu hướng giảm cịn 4.11% (9 tháng đầu năm, các NH trên địa bàn
HN), đến 30/06/2012, nợ xấu của các NHTM Nhà nước là 3.76% và của NHTM cổ phần ngoài
quốc doanh lên tới 4.73%. Đến 11/2012, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng ở

khoảng 4,7%; cịn theo giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 6/2012
ở mức 8,82%. Tốc độ tăng nợ xấu trong 8 tháng đầu năm 2013 đã giảm đáng kể, chỉ bằng 1/3 so
với 8 tháng đầu năm 2012. Trong năm 2012 và đến tháng 8 năm 2013, các NH đã chủ động xử lý
được 95,1 nghìn tỷ nợ xấu.
Bảng 2.2: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Đơn vị: %

Thời điểm

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Tháng
3/2013

Tháng
9/2013

Tỷ lệ nợ xấu

2,2


2,6

3,4

4,08

4,67

4,62

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu giảm thể hiện nỗ lực của các NH trong việc xử lý nợ, tuy nhiên, chủ yếu bằng
cách sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và xem xét phân loại lại nợ đối với các doanh nghiệp có dự án
sản xuất kinh doanh tốt để các doanh nghiệp này được vay vốn.
Ngày 26/7/2013, công ty quản lý tài sản (VAMC) của các NHTM Việt nam đã ra đời với các
hành lang pháp lý và công cụ xử lý nợ ban đầu là các trái phiếu đặc biệt có thời hạn 5 năm, được
chiết khấu để tái cấp vốn tại NHNN. Ngày 1/10/2012, VAMC đã mua khoản nợ đầu tiên của
VBARD với giá mua bằng giá trị ghi sổ trừ đi chi phí trích lập dự phỏng rủi ro. VAMC đặt kế
hoạch sẽ mua khoảng 30-45 ngàn tỷ nợ xấu trong quí 4 năm 2013. Tuy nhiên, theo ông Dominic,
chuyên gia kinh tế của ADB tại Việt nam, tiến trình giải quyết nợ xấu đòi hỏi phải thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp, không nên chỉ tập trung vào VAMC, và đặt ra mục tiêu tham vọng xử lý được
mấy chục ngàn tỷ từ thời điểm này đến cuối năm là khó khả thi.
Bảng 2.3: Nợ xấu của 16 ngân hàng thương mại 9 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Ngàn tỷ VND
2013 (tính đến tháng 9)
Nợ có
khả năng
mất vốn


Nợ xấu

Tổng
dư nợ

Tỷ lệ
nợ xấu

Nợ có
khả năng
mất vốn

Nợ xấu

Tổng dư
nợ

Tỷ lệ
nợ xấu

BIDV

2,606

8,755

373,205

2.35%


2,479

9,161

339,924

2.70%

Vietinbank

5,431

8,519

345,556

2.47%

2,106

4,890

333,356

1.47%

Vietcombank

2,683


7,471

250,687

2.98%

1,451

5,791

241,163

2.40%

SHB

3,603

5,075

65,487

7.75%

2,067

4,846

56,940


8.51%

Techcombank

1,382

4,146

69,952

5.93%

884

1,840

68,261

2.70%

487

3,491

104,457

3.34%

1,150


2,571

102,815

2.50%

1,289

2,459

109,156

2.25%

897

1,973

96,334

2.05%

MB

972

2,073

80,875


2.56%

640

1,372

74,479

1.84%

PhuongNambank

999

1,651

43,539

3.79%

797

1,318

43,634

3.02%

DongABank


598

1,503

21,277

7.06%

658

2,000

50,650

3.95%

Ngân hàng

ACB
Sacombank

48

2012


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"
Eximbank


759

1,456

81,104

1.80%

793

988

74,922

1.32%

PGBank

685

1,240

13,057

9.50%

237

1,197


13,787

8.68%

VPBank

226

1,077

47,388

2.27%

192

1,003

36,903

2.72%

NamVietBank

496

1,035

11,787


8.78%

367

737

12,886

5.72%

SaigonBank

298

398

10,709

3.72%

232

318

10,861

2.93%

KienLongBank


191

300

10,984

2.73%

136

283

9,683

2.92%

22,705

50,649

1,639,220

3.09%

15,086

40,288

1,566,598


2.57%

Tổng

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại 9 tháng đầu năm 2013

Bắt buộc Tái cơ cấu các Ngân hàng yếu kém
Trong 9 ngân hàng yếu kém theo phân loại của NHNN đầu năm 2012, đến nay 8 NH trong
diện này về cơ bản đã triển khai xong phương án tái cơ cấu, trong đó có 3 NH hợp nhất (SCB, Đệ
Nhất và Đại Tín) với tổng tài sản gần 150.000 tỷ đồng. Theo báo cáo của NH, cuối năm 2012, NH
đã có lợi nhuận trước thuế 77 tỷ đồng. Trường hợp Tiên Phong Bank, đã chủ động tự cơ cấu trong
đó có thêm cổ đông chiến lược là Doji nhằm tận dụng lợi thế của cổ đông này trong thị trường kinh
doanh vàng. Ngày 28/8/2012, Habu chính thức sáp nhập với SHB. Với nợ xấu của Habu trước khi
sáp nhập lên đến 21.32% thì sau gần 1 năm chật vật xử lý nợ xấu, đến 30/6/2013 tỷ lệ nợ xấu giảm
xuống còn 9% và đến 30/9: 7%, đến cuối tháng 6/2013 SHB đã có lợi nhuận là 141 tỷ đồng, giảm
37% so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu do trích lập dự phịng nợ xấu của Habu sau sáp nhập, lên
đến 128 tỷ.
Ngày 4/10/2012, Ngân hàng PVcom đã ra đời, tăng tổng tài sản của NH này lên 100.000 tỷ
đồng, tuy nhiên với gánh nặng nợ xấu của NH Phương Tây thì tình hình tài chính của Pvcom chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Trường hợp của NaviBank, NHNN cho phép NH này tự tái cơ
cấu bằng chính nguồn lực của mình mà không sáp nhập với các NH khác. Đến cuối tháng 6, NH đã
đạt tăng trưởng tín dụng 8,6%, tuy nhiên nợ xấu vẫn chưa được cải thiện vẫn ở mức 6,1%.
Trustbank cũng đã được NHNN phê duyệt phương án dùng nguồn lực từ tập đoàn Thiên
Thanh để tái cơ cấu. Ngày 24/5, Trurstbank chính thức đổi tên thành NHTMCP xây dựng Việt nam
(VNCB). Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2013, tỷ lệ nợ xấu của NH này vẫn ở mức rất cao, trên 50%.
Ngày 11/6/2014 vừa qua, NHNN đã phát đi thông báo về việc hợp tác triển khai sản phẩm tín dụng
liên kết 4 nhà, theo đó NHNN cho biết đã giao BIDV cùng 7 NH gồm Agribank, VietinBank,
Vietcombank, VNCB, SHB, LienVietPostBank và MHB triển khai sản phẩm này, góp phần tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm bớt tồn kho vật liệu xây dựng và bất động sản. Được giao cho
nhiều NH thực hiện nhưng VNCB và Tập đồn Thiên Thanh vẫn được dư luận nhìn nhận như một

đơn vị đầu mối. Song từ khi NHNN phát đi thông báo đến nay đã gần 2 tháng vẫn chưa hề đón
nhận bất kỳ một thơng tin nào về việc các NH triển khai sản phẩm tín dụng liên kết 4 nhà. Khi thị
trường cịn đang ngóng chờ xem “hình dáng” sản phẩm này như thế nào thì bất ngờ NHNN phát đi
thông báo về việc cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 lãnh
đạo của Cơng ty TNHH Tập đồn Thiên Thanh. Đây đều là những người tham gia lãnh đạo VNCB
thời gian qua. Sự cố của VNCB xảy ra mới chỉ vài ngày thì ngay ngày 1/8, Vietcombank đã tiến
hành ký thỏa thuận hợp tác chiến lược tồn diện với VNCB. Theo ơng Nguyễn Phước Thanh, Phó
Thống đốc NHNN, Vietcombank sẽ hỗ trợ VNCB cấu trúc lại hệ thống, hoạt động NH; xử lý nợ
xấu và hỗ trợ trong khâu thanh toán. Thiên Thanh đã tham gia tái cơ cấu VNCB nhưng đã không
thành công, NH này chưa ổn định.

49


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Sự kiện Vietcombank ký kết hợp tác là bước tiếp theo để NHNN thực hiện tái cơ cấu VNCB.
Dù vậy, khả năng VNCB có sáp nhập vào Vietcombank hay khơng vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, một
số chuyên gia cho rằng, điều này sẽ đồng nghĩa với việc tiếp tục tái cơ cấu một NH đã tái cơ cấu.
Trường hợp cuối cùng, GPBank được chấp thuận phương án tự tái cơ cấu với sự tham gia
của cổ đơng nước ngồi là NH United OverSeas Bank của Singapore.
Có thể nói, ưu điểm lớn nhất của các phương án tái cơ cấu trong giai đoạn này là không dùng
đến ngân sách nhà nước, chủ yếu do các NH tự nguyện sáp nhập hoặc dùng vốn của nhà đầu tư
nước ngoài hoặc của các tập đoàn tư nhân. Tuy nhiên, nếu nỗ lực này được hiện thực hóa sớm hơn
thì tình hình tài chính của các NH này sẽ hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc sáp nhập các NH
yếu kém với nhau hoặc sáp nhập 1 NH yếu với 1 NH mạnh, để tính tốn một cách đầy đủ chi phí và
lợi ích của việc sáp nhập, cần có thêm thơng tin và thời gian để đánh giá cụ thể. Việc sáp nhập với
các tập đồn kinh tế tư nhân sẽ có ưu điểm là tiết kiệm được NSNN nhưng lại dẫn đến rủi ro do sở
hữu chéo mang lại, tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong tương lai nếu khơng được kiểm soát chặt chẽ.

Tái cơ cấu các Ngân hàng mạnh
Đây chỉ là một phần nhỏ trong lộ trình của đề án đến năm 2012, tuy nhiên, các NHTM lớn đã
rất nỗ lực trong việc tái cơ cấu chủ động. Việc IPO thành công của BIDV cuối năm 2011 đã thể
hiện nỗ lực của BIDV trong việc đổi mới mơ hình hoạt động từ phân tán sang tập trung. Một số NH
lớn như Techcombank, MB đã thuê chuyên gia cao cấp nước ngoài tham gia trực tiếp vào hoạt
động quản trị điều hành nhằm tái cơ cấu quản trị hệ thống.
Có thể nhìn nhận, nếu so sánh với thơng lệ quốc tế, quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt
nam là cách tiếp cận phi hệ thống, chỉ tập trung vào các NH yếu kém, hay một số NHTMNN, chứ
chưa định hình được hệ thống NHVN sau tái cơ cấu sẽ như thế nào, theo các lộ trình tương ứng về:
số lượng Ngân hàng, loại hình hoạt động (đa năng hay chun doanh), mơ hình hoạt động của
Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng chính sách xã hội.
Trong khi đó, theo ý kiến của chuyên gia HSBC, số lượng ngân hàng hiện ở tình trạng vừa
thừa lại vừa thiếu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thừa do có quá nhiều ngân hàng cho nền
kinh tế và thiếu do khơng có đủ các ngân hàng hoạt động hiệu quả giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Nếu Đề án không xác định rõ một định dạng rõ ràng cho hệ thống NHVN sau tái cơ cấu thì sẽ
khó có được một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh tồn
cầu ngày càng gay gắt.
Tóm lại, có thể thấy, so sánh với lộ trình đặt ra trong Đề án Tái cơ cấu các TCCD, những
mục tiêu đã đặt được là đáng ghi nhận, song cốt lõi của vấn đề chính là giải quyết nợ xấu và tăng
cường năng lực quản trị điều hành sau tái cơ cấu vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Các
NH thuộc nhóm ổn định thì quan tâm nhiều đến việc giải quyết bài tốn trước mắt để giải quyết
đầu ra tín dụng, chưa chú trọng chiến lược phát triển dài hạn để tăng khả năng cạnh tranh trước bối
cảnh quốc tế hóa. Các NH thuộc nhóm yếu kém thì lo chật vật giải quyết nợ xấu và thanh khoản,
chưa thể phục hồi ngay sau sáp nhập hay tái cơ cấu tự thân.
3. Một số nhận xét và đánh giá về tình hình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại
Thứ nhất, xử lý nợ xấu đã đạt được kết quả khả quan theo 3 hướng sau (Hưng T., 5-12-2013):
Các NHTM đã cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp với tổng dư nợ xấp xỉ 300.000 tỷ VND,
tương đương với 10% tổng dư nợ.
Các NHTM thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, chuyển nợ xấu ra
ngoại bảng để theo dõi. Từ 2012 đến tháng 9/2013, các ngân hàng này đã trích lập được 101.700 tỷ


50


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

VND, tương đương 3% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu đã được xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong
9 tháng đầu năm 2013 là 32.500 tỷ VND, số trích lập dự phịng rủi ro cùng kỳ là 77.400 tỷ VND.
Thành lập VAMC là cách thức để “cô lập” nợ xấu, tạo khả năng hỗ trợ thanh khoản và tăng
cường nguồn vốn cho các NHTM thông qua vay tái chiến khấu từ NHNN (19/2013/TT-NHNN T.t.,
6-09-2013) (20/2013/TT-NHNN T.t., 09-09-2013).
Thứ hai, hoạt động mua bán và sáp nhập tiếp tục được thực hiện với những thay đổi tích cực.
Trong năm 2013, hai vụ sáp nhập lớn nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng vào tháng 9.2013.
Các ngân hàng sau sáp nhập đều có sự tăng lên về quy mơ nguồn vốn và tài sản (Ví dụ: Khi SCB,
thực hiện sáp nhập, tình hình tài chính rất khó khăn và có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, chỉ
sau 1 năm hoạt động, ngân hàng đã nâng tổng mức tài sản lên hơn 149.000 tỷ VND, gấp gần hai
lần tổng tài sản ban đầu, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên hơn 11.000 tỷ VND, gấp gần ba lần vốn chủ
của ngân hàng SCB trước khi hợp nhất;). Như vậy, có thể nhận định việc sáp nhập, hợp nhất ngân
hàng là hướng đi đúng trong bối cảnh hiện nay, bởi lẽ khơng chỉ làm tăng tiềm lực tài chính sức
mạnh mà còn tăng khả năng hoạt động kinh doanh của các NHTM (Ngọc L., 17-09-2013).
Thứ ba, tín dụng tập trung vào các ngành quan trọng trong nền kinh tế và xóa bỏ sự phân biệt
về hạn mức tăng trưởng đối với các tổ chức tín dụng
So với năm 2012, mức độ tăng trưởng tín dụng chung cho các NHTM ở mức 12%. Điều này
giúp cho việc giám sát các TCTD trở nên dễ dàng và mang tính tổng thể. Với chính sách lãi suất
cho vay trần ưu tiên và các gói hỗ trợ trực tiếp, tín dụng trong năm 2013 của các tổ chức tín dụng
đã tập trung vào năm nhóm ngành ưu tiên trong nền kinh tế gồm (i) lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn theo Nghị định 41/2010 của Chính Phủ; (ii) hàng xuất khẩu, (iii) doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(iv) doanh nghiệp hỗ trợ; (v) doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động và các dự án hiệu quả. Trong số các ngành kinh tế, ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản có mức độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng nhất (16,72%). Với gói hỗ trợ 30.000 tỷ VND

cho lĩnh vực bất động sản (843/QĐ-TTg Q.đ., 31-05-2013), cơng cụ tín dụng của các tổ chức tín
dụng được coi như một trong những giải pháp quan trọng để “phá băng” thị trường. Tăng trưởng
tín dụng bắt đầu khởi sắc từ nửa sau năm 2013, trong khi ở nửa đầu năm là -2%. Điều này có được
là do sự phối hợp giữa việc giảm lãi suất và tái cơ cấu nợ cho các ngân hàng thương mại và một
phần do nguồn vốn FDI bắt đầu đổ vào tạo nên nhu cầu tín dụng cho thị trường trong nước.
Thứ tư, chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai khá mạnh, là điều kiện để
các doanh nghiệp hồi sinh
Một trong những công cụ mạnh nhằm hồi sinh các doanh nghiệp trong nền kinh tế năm 2013
là chính sách tín dụng bao gồm: (i) Giảm lãi suất vay vốn quyết liệt, (ii) khuyến khích các doanh
nghiệp tiếp cận tín dụng thơng qua việc NHNN cho phép lùi thời hạn áp dụng việc phân loại nợ
theo quy định mới đến tháng 6/2014 (02/2013/TT-NHNN T.t., 21-01-2013). Mặt bằng lãi suất cho
vay giảm 3-5%/năm so với đầu năm và được duy trì ổn định trong những tháng gần đây; đặc biệt,
một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh đã được vay với mức lãi suất 6,5 - 7%/năm.
Các tổ chức tín dụng nhận thức rõ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là điều kiện để (i) tổ
chức tín dụng thu hồi các khoản nợ trước kia đối với doanh nghiệp dễ dàng hơn; và (ii) sự phát
triển của tổ chức tín dụng bền vững trong thời gian tới. Do vậy, các gói tín dụng hỗ trợ trực tiếp
doanh nghiệp được nhiều tổ chức tín dụng thiết kế và triển khai, việc tiếp cận vốn thuận lợi.
Thứ năm, huy động vốn được thực hiện tốt, thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại
được đảm bảo và ổn định
Lãi suất huy động vốn đã được cải thiện trong thời gian gần đây với việc cắt giảm lãi suất
liên tục (lãi suất huy động trung bình đã giảm 2-4% so với 2012), tình trạng các ngân hàng thương
mại tranh giành khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh trong việc huy động vốn không còn. Hơn
51


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

nữa, so với các kênh đầu tư khác (như chứng khoán, bất động sản, vàng), hiện nay lãi suất huy
động VND của các tổ chức tín dụng được đánh giá là hấp dẫn nhất. Do vậy, mức độ tăng trưởng
huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong năm 2013 là rất ấn tượng. Tính đến 9/2013,

mức độ huy động vốn tăng 11,74%, trong đó huy động vốn VND tăng 11,63% và ngoại tệ tăng
12,43%. Thanh khoản bằng VND của tồn hệ thống được cải thiện hơn.
Thứ sáu, tình trạng đơ la hóa giảm
Tình trạng đơ-la hố giảm thơng qua chỉ số Tiền gửi USD/M2 giảm xuống mức 13%, ghi
nhận hiệu quả quản lý của NHNN và sự khôi phục lịng tin của cơng chúng vào đồng bản tệ. Ngồi
những ngun nhân khách quan như các gói kích thích của Fed (QE) nhằm phục hồi kinh tế làm
cho đồng USD bị mất giá, thặng dư của cán cân thương mại Việt Nam liên tục trong các năm 2012
và 2013 đã giảm áp lực thanh toán bằng USD (Ngọc L., 17-09-2013), tình trạng đơ-la hóa được cải
thiện cịn có những ngun nhân chủ quan bao gồm: kiểm sốt tín dụng ngoại tệ (Thơng tư
37/2012/TT-NHNN) và chủ chương giữ vững chính sách tỷ giá VND/USD ổn định.
Thứ bảy, thị trường ngoại hối và vàng được bình ổn.
Trong năm 2013, tỷ giá có tăng nhưng trong phạm vi dự tính và được kiểm sốt. NHNN đã
đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ không quá 2-3%, điều hành chặt chẽ theo tín hiệu thị
trường, phù hợp với các cân đối vĩ mơ và cán cân thanh tốn quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng
dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống đơ la hóa trong nền kinh tế. Tỷ giá bình quân liên ngân
hàng được điều chỉnh linh hoạt trong giai đoạn từ tháng 8/2011 và duy trì ổn định ở mức 20.828
VND/USD từ cuối năm 2011. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5/2013, thị trường ngoại tệ có biến động, tỷ
giá tăng và diễn biến phức tạp mặc dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp thị trường, điều chỉnh tỷ
giá bình quân liên ngân hàng từ mức 20.828 VND/USD tăng 1% lên mức 21.036 VND/USD vào
ngày 28/6/2013. Tỷ giá mua vào USD của NHNN cũng đã được điều hành theo hướng khuyến
khích các TCTD bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối được duy trì tương đối ổn định ở
mức 20.850 VND/USD cao hơn mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.828 VND/USD. Trong
9 tháng đầu năm 2013, NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.
Thị trường vàng đã được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu nhiều tiêu cực so với năm 2012. Vai
trò của NHNN là cơ quan điều tiết và quản lý trong việc đảm bảo tính ổn định của thị trường. Đẩy
lùi được tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Sự
mất cân đối về cung cầu vàng miếng trong nước đã được thu hẹp đáng kể, từ đó đã ngăn chặn được
ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và kinh tế vĩ mô. Thu nhập từ thị trường
vàng của các NHTM tăng: Báo cáo tài chính Quý III/2013 của các ngân hàng thương mại đều cho
thấy những khoản thu nhập khá lớn từ kinh doanh vàng, thay vì lỗ hàng trăm tỉ VND như ở cùng

kỳ năm 2012. Điển hình như ACB chuyển từ mức lỗ 1.145 tỉ VND ở quý 3/2012 sang lãi 10 tỉ
VND ở quý 3/2013. Eximbank cũng có lãi hơn 56 tỉ VND nhờ kinh doanh vàng, ngoại tệ.
4. Một số kiến nghị đối với chƣơng trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại năm
2014
4.1. Một số kiến nghị tầm vĩ mô:
a) Tái cấu trúc hệ thống NHTM cần phải đƣợc tiến hành đồng bộ với sự hỗ trợ của
chƣơng trình tái cơ cấu hoạt động của NHNN và của các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN).
Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, hoạt động của NHNN và các
DNNN có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí mang tính quyết định đối với tiến độ và sự thành
cơng của chương trình tái cơ cấu. Nếu như NHNN vừa là cơ quan chủ quản, chủ động tổ chức và
điều hành chương trình thì các DNNN là những “bạn hàng” lớn nhất cả về quy mô dư nợ và nợ
52


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

xấu. Do vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại khơng thể thành cơng nếu khơng có sự
đổi mới trong hoạt động của NHNN và tái cấu trúc hoạt động các DNNN. Do vậy:
NHNN cần tăng cường năng lực giám sát và trách nhiệm trong quản lý và điều hành
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của chương trình tái cấu trúc và phát triển lành mạnh hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam, ngoài nỗ lực cố gắng tự quản, tự giám sát của các NHTM,
vai trò quản lý giám sát của NHNN và các cơ quan chức năng là không thể thiếu.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tích cực và chủ động giám sát hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại theo các nguyên tắc và chuẩn mực nhất định nhằm đảm bảo sự an tồn, hiệu
quả thay vì sự can thiệp sâu và bằng các mệnh lệnh hành chính (KPMG, 2013). Điều này là hết sức
cần thiết bởi lẽ nhiều yếu kém của hệ thống do cơ chế giám sát và điều hành chưa đầy đủ và hiệu
quả. NHNN cần phải tăng cường hiệu quả giám sát và quản lý theo phương thức mới và thực hiện
thông qua hệ thống pháp luật về và các cơng cụ kinh tế mang tính chất gián tiếp.
- Cấu trúc lại hoạt động của các DNNN và quyết xóa bỏ bao cấp để đảm bảo sự minh bạch
của nền kinh tế

Bãi bỏ các chế độ ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho vay đối với các DNNN song song với thực
hiện cổ phần hóa và tái cấu trúc triệt để các DNNN, đặc biệt là các DNNN kém hiệu quả và đang
sử dụng lãng phí nguồn đầu tư công và phát sinh nợ công ngầm ở nước ta hiện nay. Đổi mới mơ
hình tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để nâng cao
hiệu quả đầu tư vốn từ NSNN. Hạn chế tối đa các khoản đầu tư công kém hiệu quả và hạn chế tốc
độ tăng của nợ công, tạo các hiệu ứng lan tỏa về lợi ích và hỗ trợ cho các q trình phát triển, từ đó
ngăn ngừa hữu hiệu việc làm phát sinh nợ công ngầm, tránh cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình
trạng “nền kinh tế nợ xấu”.
b) Triệt để giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Giải pháp đối với các NHTM:
Thứ nhất, hạn chế và từng bước chấm dứt việc cơ cấu lại nợ theo hướng gia hạn nợ, giãn nợ
hoặc đảo nợ bởi lẽ những biện pháp này thực sự không giải quyết được nợ xấu, trái lại làm cho tình
trạng nợ xấu ngày càng tăng thêm. Thứ hai, việc xử lý nợ xấu của các NHTM nhất thiết phải chủ
động “đưa ra ngoại bảng” và xóa nợ cần được thực hiện từ nguồn trích lập dự phịng rủi ro theo
quy định của NHNN và bằng vốn chủ sở hữu của các NHTM. Chỉ có như vậy, các NHTM mới
thực sự có trách nhiệm đối với việc phán quyết cho vay và giải ngân, đồng thời khách hàng vay vốn
cũng khơng cịn cơ hội để “học tập” kinh nghiệm xấu, dễ lây lan. Nợ xấu, dẫu có những lý do
khách quan song trước hết là sản phẩm của các NHTM, các NHTM cần phải cho trách nhiệm trước
hết và cao nhất đối với nợ xấu bằng vốn của chính mình và chỉ có như vậy nợ xấu mới có thể được
ngăn chặn và hạn chế phát sinh từ những món vay mới.
Đối với hoạt động VAMC:
Thứ nhất, tăng cường và hoàn thiện hoạt động của VAMC theo hướng tích cực, chủ động và
tạo lập sự đồng thuận tốt hơn để việc mua bán được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và hiệu
quả. Thứ hai, nợ xấu cần được VAMC chứng khốn hóa để được mua bán một cách rộng rãi hơn là
chỉ phát hành ra trái phiếu đặc biệt, khơng có lãi và vay tái chiết khấu tại NHNN. Điều này tuy
chưa được triển khai ở Việt Nam nhưng cũng đã có kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm
của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hơn nữa, chúng ta có thể thực hiện thí điểm để tạo ra một “sự mở đầu”
và nếu thành công sẽ mở ra một xu hướng “xã hội hóa” và chắc chắn việc xử lý nợ xấu sẽ triệt để
và hiệu quả hơn. Chúng tôi cho rằng cũng chỉ chứng khốn hóa nợ xấu mới thì VAMC mới có
phương án định giá theo giá thị trường và bán cho nhà đầu tư mới, đặc biệt là thu hút và tạo điều

kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu.
53


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

c) Tiếp tục thúc đẩy các hoạt động mua bán, sáp nhập trên nguyên tắc tự nguyện
Qua hơn nửa chặng đường thực hiện tái cấu trúc với các thương vụ mua bán, sáp nhập số
lượng các NHTM Việt Nam đã giảm được 6 NHTM, tuy nhiên số lượng các NHTM nước ta vẫn
cịn q nhiều, trong khi quy mơ của nhiều NHTMCP lại quá nhỏ, thậm chí so với các NHTM của
các nước trong khu vực. Hiện nay Việt Nam có tổng số 39 NHTM, 14 NH 100% vốn nước ngoài
và Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam và 6 NH Liên doanh (Tính đến hết tháng 3/2014) so với
Hàn Quốc từng có 26 ngân hàng, nhưng bây giờ chỉ cịn lại 5 NHTM; Thái Lan từng có 15 ngân
hàng trước cuộc khủng hoảng tài chính và 56 cơng ty tài chính; hiện nay chỉ cịn 7 ngân hàng nội
địa. Indonesia từng có 222 ngân hàng, nhưng hiện giảm xuống chỉ cịn 120 ngân hàng (Robert
Zielinski P.T.D., 12-12-2012). Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mua
bán sáp nhập và cần mạnh dạn hơn với sự tham gia của các cổ đông chiến lược và các nhà đầu tư
nước ngồi thơng qua hồn thiện và mở rộng quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần. Khuyến nghị này nếu
được thực hiện sẽ đồng thời trên một số phương diện, không chỉ giải quyết nợ xấu, tăng cường
quản trị điều hành, tăng vốn chủ sở hữu mà còn thúc đẩy hoạt động ngân hàng thương mại nước ta
tiến gần hơn với thơng lệ và trình độ thế giới.
4.2. Một số kiến nghị tầm vi mô:
Trong nền kinh tế thị trường, mọi loại hình các doanh nghiệp và các NHTM phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động tài chính trong khuôn khổ quy định của
pháp luật. Điều này không chỉ là yêu cầu cơ chế kinh tế thị trường, mà cịn là u cầu cơ bản mang
tính ngun tắc để phát triển bền vững. Tự chủ tài chính và kinh doanh buộc các NHTM phải phát
huy tính độc lập sáng tạo và năng lực để vượt qua những khó khăn thách thức, kể cả việc giải quyết
nợ xấu, mà không trông dựa vào sự trợ giúp của nhà nước.
a) Tăng cƣờng năng lực tài chính và từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực quốc tế
Để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài chính đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt

động kinh doanh một cách an toàn theo chuẩn mực quốc tế và Ủy ban Basel trước hết yêu cầu tất
cả các NHTM phải bảo đảm duy trì mức vốn chủ sở hữu phù hợp với quy mô tài sản trên cơ sở
thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức trên 12%, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% và các chuẩn mực
khác của Basel II và Basel III. Trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, theo thông lệ quốc tế, việc
nâng hệ số CAR bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam là hồn tồn phù hợp. Theo Thơng tư số
13/2010/TT-NHNN, từ năm 2010 hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 9%. Tuy
nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của
Basel II đã ở mức 12%. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực
châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng
là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được.
b) Tích cực hiện đại hóa cơng nghệ và chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh
Việc nâng cao tiềm lực tài chính của các NHTM khơng chỉ đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng mà còn tạo cơ sở để đổi mới cơng nghệ và trình độ chun mơn quản lý, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Hội nhập và cạnh tranh quốc tế là xu
hướng tất yếu, buộc các NHTM sẽ phải được phát triển một cách tương thích và khơng chỉ cạnh
tranh với nhau ở trong nước mà cịn phải cạnh tranh với các các định chế trung gian của các nước
trong khu vực và trên thế giới.
c) Cơ cấu lại mơ hình tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực quản trị và điều hành
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ hội sở chính đến các chi nhánh theo hướng
phù hợp với mơ hình NHTM hiện đại trên thế giới. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh,

54


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngồi, xúc
tiến hiện diện thương mại của các NHTM VN tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Quản trị và điều hành của các NHTM cần phải được ưu tiên hồn thiện theo hướng tiêu
chuẩn hóa và cơ chế trách nhiệm đối với kết quả hoạt động kinh doanh. Đội ngũ lãnh đạo và quản

lý phải được chuyên nghiệp hóa, có trình độ học vấn, chun mơn và kinh nghiệm thực tế.
d) Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tăng cƣờng dịch vụ tiện ích
Các NHTM cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để thâm nhập sâu rộng vào nền kinh tế,
gần gũi hơn với công chúng, làm bạn với các doanh nghiệp để tích cực và chủ động trong huy động
và sử dụng vốn một cách đa dạng là giải pháp chiến lược cho các NHTM Việt Nam nhằm tháo gỡ
những khó khăn bế tắc và yếu kém trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tiến tới kinh doanh có
hiệu quả và đảm bảo khả năng phát triển bền vững. Tăng cường cung cấp các dịch vụ ngân hàng
tiện ích để tăng thu nhập từ phí dịch vụ, nhằm hạn chế rủi ro. Trên cơ sở ứng dụng sự phát triển của
công nghệ thông tin và thương mại điện tử, các NHTM Việt Nam cũng đã cung cấp các dịch vụ
tiện ích và hiện đại như dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, qua internet, dịch vụ ngân hàng tại nhà,
v.v...
5. Kết luận
Đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” nhằm phát triển một hệ thống
TCTD đa năng, hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vào năm 2020 được phê duyệt theo Quyết
định số 254/QĐ-TTg của Chính Phủ ngày 01/03/2012 đã đi qua hơn nửa chặng đường. Nhìn lại
những thành tựu đã đạt được đến cuối năm 2013 có thể thấy hiệu quả của những nỗ lực và quyết
tâm của NHNN, các cơ quan quản lý chức năng và của hệ thống ngân hàng thương mại. Thanh
khoản của hệ thống được duy trì ổn định, nợ xấu đã từng bước được kiểm soát, hoạt động ngân
hàng đã được sắp xếp và định hướng lại, v.v..., đã góp phần tháo gỡ khó khăn của các doanh
nghiệp, mang lại sự ổn định vĩ mô và phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong gần
một nửa chặng đường còn lại, tiến trình tái cấu trúc vẫn cịn phải đương đầu với nhiều khó khăn và
thách thức, khơng phải chỉ bởi những nhiệm vụ năng nề còn lại đến năm 2015 mà cịn phải hồn
thành tiếp những mục tiêu của giai đoạn 2011-2013.
Một số khuyến nghị, bao gồm từ việc tái cấu trúc hoạt động của NHNN và nền kinh tế; xử lý
triệt để và khơng mang tính bao cấp đối với nợ xấu trực tiếp của các NHTM và thông qua VAMC;
củng cố năng lực tài chính, năng lực hoạt động, quyền tự chủ kinh doanh, khả năng quản trị và điều
hành của các NHTM đến việc củng cố và phát triển thị trường tiền tệ đã được chọn lọc và trình
bày. Tuy nhiên, trong điều kiện những hạn chế về thời gian và những nguồn lực khác, nghiên cứu
và báo cáo của tơi chắc chắn cịn nhiều khiếm khuyết, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến
bổ xung đóng góp của tất cả mọi người quan tâm để nghiên cứu và báo cáo được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 02/2013/TT-NHNN T.t., Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nước N.h.N., Editor. 21-01-2013.
[2] 19/2013/TT-NHNN T.t., Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài
sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam., 19/2013/TT-NHNN, nước N.h.N., Editor. 6-09-2013.
[3] 20/2013/TT-NHNN T.t., Quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Nam N.h.N.n.V., Editor. 09-092013, NHNN.
55


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

[4] 254/QĐ-TTg Q.đ., Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011
- 2015”, Quyết định 254/QĐ-TTg, PHỦ T.T.C., Editor. 01-03-2012, THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ. p. 16.
[5] 339/QĐ-TTg Q.đ., Phê duyệt Đề án "Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 2020", 339/QĐ-TTg. 19-02-2013, Thủ tướng Chính phủ. p. 29.
[6] 843/QĐ-TTg Q.đ., Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề
án "Thành lập Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam", phủ T.t.C., Editor.
31-05-2013.
[7] Hưng T., "Ưu đãi 2% lãi suất tái cấp vốn với TPĐB của VAMC", 5-12-2013.
[8] KPMG, Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013. 2013, KPMG.
[9] Ngọc L., "Cán cân thương mại 8 tháng 2013: Có xuất siêu nhẹ", 17-09-2013.
[10] Robert Zielinski P.T.D., Báo cáo Ngành ngân hàng Việt Nam. 12-12-2012, Viet Capital
Securities.

56




×