Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.53 KB, 28 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung
của nhiều nước trên thế giới. Để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu câu hội nhập quốc
tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh
mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống,
đó là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học đế chung sống”. Vì lẽ
đó mà mục tiêu, phương pháp, nội dung của giáo dục phổ thơng cũng đã có những chuyển
biến mạnh mẽ. Mục tiêu giáo dục đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu trong trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp đổi mới
theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học sinh, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh. Đặc biệt rèn kỹ năng sống cho học sinh đã được xác định là một
trong những nội dung bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực trong các trường phổ thông ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực trạng hiện
nay các bạn trẻ dễ sa vào các tệ nạn xã hội, có lối sống bng thả, xuống cấp về mặt đạo
đức là do nhiều nguyên nhân nhưng chung quy lại là do nhận thức, ý thức của các em còn
yếu, hơn nữa các em thiếu kinh nghiệm sống. Đây là nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh,
các nhà giáo dục và của toàn xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh hiểu biết và rèn luyện hành vi có trách nhiệm
đối với bản thân và cộng đồng, phịng ngừa những hành vi có hại cho sức khoẻ, thể chất,
tinh thần đồng thời tăng cường khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thách thức
trong đời sống hàng ngày. Mơn Ngữ văn có những ưu thế đặc trưng của một môn học về
khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh
những năng lực sử dụng tiêng việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các văn bản
khác, mơn Ngữ văn cịn giúp học sinh có năng lực ngơn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận
thức về xã hội và con người. Với tính chất thẩm mỹ, mơn Ngữ văn giúp học sinh bồi
dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện
nhân cách.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số văn bản trong chương


trình ngữ văn THCS là phương pháp tích cực và cũng là nội dung được các giáo viên dạy
Ngữ văn ở trường THCS chú trọng bởi mục tiêu của mơn Ngữ Văn là “góp phần hình
thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc

1


tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết u
thương, q trọng gia đình, bạn bè; có lịng u nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng
tới những tư tưởng , tình cảm cao đẹp như lịng nhân ái, tinh thần tơn trọng lẽ phải, sự
cơng bằng, lịng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những người biết rèn luyện để có tính tự
lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm nhận các giá trị chân thiện mĩ trong
nghệ thuật, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để giao tiếp, tư
duy”. Mục tiêu đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với
hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Xuất phát từ yêu cầu đó các văn bản nhật dụng đưa vào chương trình ngữ văn THCS
với nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng
trong xã hội hiện đại” hướng người học tới những vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá
nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khỏe cộng đồng, quyền trẻ
em... Do đó những văn bản này tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy học gắn liền với đời
sống, giúp người dạy đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn bài học
với thực tiễn.
Học văn bản nhật dụng học sinh được tiếp cận với những vấn đề nóng bỏng mang
tính thời sự cấp thiết của cuộc sống hiện đại, những vấn đề đang gióng lên những hồi
chng cảnh báo, đang khiến dư luận xã hội bức xúc vì nếu như không giải quyết tốt sẽ
gây ra hậu quả không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Trên cơ sở đó để
các em hình thành cách ứng xử phù hợp với yêu cầu của cuộc sống nhằm xây dựng cuộc
sống tốt đẹp hơn cho hiện tại và tương lai. Vì thế có thể khẳng định rằng học tập văn bản
nhật dụng là vô cùng cần thiết và quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách, lối sống, tư
tưởng đạo lý nhằm hoàn thiện con người, giúp các em có được vốn sống khá vững chắc

làm hành trang bước vào cuộc sống, tự tin làm chủ tương lai đất nước, xã hội.
Qua q trình giảng dạy, chúng tơi nhận thấy, khơng phải trong giờ học tìm hiểu về
văn bản nhật dụng giáo viên nào cũng giúp học sinh nhận thức tốt điều đó, khơng phải là
giáo viên khơng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mà chỉ đơn giản coi đây là giờ
học Ngữ văn, cái cần là khám phá cái hay, cái đẹp của văn bản. Việc bồi dưỡng cho học
sinh thái độ sống, cách ứng xử cho phù hợp với yêu cầu xã hội chưa thực sự được quan
tâm đúng mức, vì thế mà mục đích học tập văn bản nhật dụng chưa đạt được như mong
muốn.
Bởi những lẽ đó, qua giảng dạy thực tế, tôi xin được nêu ra một vài ý kiến trong
việc “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi tìm hiểu văn bản nhật dụng” nhằm góp
phân cải thiện tình trạng kỹ năng sống cơ bản của học sinh hiện nay.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2


Khi bản thân viết đề tài này, chúng tôi cũng chỉ mong góp vài ý kiến nhỏ trong việc
giảng dạy văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS nhằm nâng cao hiếu quả
giờ học bộ môn. Cụ thể là học văn bản nhật dụng không đơn thuần là giờ học tìm hiểu
những sự việc, sự vật xung quanh ta mà qua mỗi văn bản học sinh có thể khám phá cái
hay, cái đẹp trong hành động của mình,của bạn. Qua mỗi văn bản các em được hình thành
và rèn luyện những kĩ năng sống chưa có, đã có để hồn thiện bản thân mình hơn, phù hợp
với xu hướng của xã hội hiện đại, nhằm có kết quả tốt nhất trong mục tiêu giáo dục, đáp
ứng yêu cầu của chuẩn KT-KN môn Ngữ văn THCS.
Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên trước hết phải tìm hiểu hệ thống hoá các thao
tác, kỹ năng câu hỏi nhằm bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng ứng xử trước
cuộc sống, kỹ năng nhận thức các vấn đề, các hiện tượng xung quanh, kỹ năng khám phá,
tìm hiểu các vấn đề trong cuộc sống theo nhiêu hướng khác nhau để có nhiều phương án
giải quyết vấn đề hướng tới mục tiêu chung nhất là xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hoà chung
với thiên nhiên, với thế giới xung quanh; kỹ năng trân trọng, nâng niu, gìn giữ giá trị vật

chất và tinh thần của xã hội và của cả dân tộc...
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu với đổi tượng là học sinh THCS qua tất cả các văn bản nhật
dụng trong chương trình THCS.
Lớp 6 gồm 03 bài:
1. Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử (Tiết 123)
2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Tiết 125, 126)
3. Động Phong Nha (Tiết 129)
Lớp 7 gồm 06 bài:
1. Cổng trường mờ ra (Tiết 1)
2. Mẹ tôi (Tiết 2)
3. Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiết 56)
4. Một thứ quả của lúa non - cốm (Tiết 57)
5. Mùa xn của tơi, Sài Gịn tơi u (Tiết 58, 59)
6. Ca Huế trên sông Hương (Tiết 113)
Lớp 8 gồm 03 bài:
1. Thông tin về ngày Trái đất năm 2000 (Tiết 39)
2. Ôn dịch thuốc lá (Tiết 45)
3. Bài toán dân số (Tiết 49)

3


Lớp 9 gồm 03 bài:
1. Phong cách Hồ Chí Minh (Tiết 1, 2)
2. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Tiết 6, 7)
3. Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và quyền phát triển trẻ
em (Tiết 11, 12)

PHẦN II: NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS HIỆN NAY
1. THỰC TRẠNG TÀI LIỆU

Mặc dù đã có được những tài liệu chuyên đề về giáo dục kỹ năng sổng mơn Ngữ văn
nhưng chưa tìm thấy tài liệu nào mang tính định hướng cụ thể để giúp giáo viên có cách

4


dạy kỹ năng cho học sinh mua các văn bản nhật dụng, sách giáo viên cũng chưa có định
hướng rõ ràng cho giờ dạy này nên khi giáo viên giảng dạy không khỏi lúng túng trong
việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong loại văn bản nhật dụng. Một số văn bản có nội
dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã
hội hiện đại như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân sổ, quyền trẻ em, các tệ nạn xã
hội...hầu hết giáo viên đều phải tìm hiểu qua các kênh thơng tin như Internet, báo
chí,truyền hình...
2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC

2.1. Về việc dạy
Từ thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp chúng tôi nhân thấy một số thực trạng
sau:
Một là: Giáo dục giảng dạy văn bản nhật dụng chỉ mới chú trọng đến tính chất văn
chương, khai thác vẻ đẹp của câu từ, hình ảnh trong văn học, các thủ pháp nghệ thuật tạo
nên sức hấp dẫn cho văn bản nhưng chưa thật sự chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng
ứng xử sao cho kỹ năng sống của học sinh trở thành hệ thống, thành thói quen, thành nếp
nghĩ luôn luôn thường trực trong học sinh, hoặc có thì chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản,
qua loa, chiếu lệ.
Hai là: Giáo viên quá nhấn mạnh đến yêu cầu gắn kết các vấn đề xã hội trong văn bản
nhật dụng, dễ biến giờ học Ngữ văn thành giờ GDCD, một bài thuyết minh về các vấn đề

môi trường, xã hội...
Ba là: Giáo viên ý thức được hai vấn đề trên thì lại lúng túng khi đi tìm một hướng
tiếp cận văn bản nhật dụng có hiệu quả để rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng sống cho học
sinh. Bởi thế mà việc liên hệ với thực tế, gắn kiến thức của bài học với các vấn đề cập
nhật của đời sống xã hội cịn mang tính máy móc; hoặc chưa thích hợp với các mơn học
khác như Giáo dục cơng dân, Lịch sử, Địa lí... khi khai thác các vấn đề nhật dụng của văn
bản.
2.2. Về việc học
Khả năng, kĩ năng liên hệ các vấn đề cập nhật được nói đến trong văn bản của học
sinh cịn hạn chế, do: vốn kiến thức, vốn sống hạn chế; thiếu tinh thần tự giác, tích cực
trong học tập; kĩ năng trình bày ý kiến cịn yếu, đặc biệt đối tượng học sinh ở đây là học
sinh vùng nông thôn- nơi có mặt bằng dân trí thấp, ít có điều kiện tiếp cận các kênh thơng
tin Văn hóa- Xã hội.
Học sinh khi học văn bản nhật dụng chỉ nắm bắt những thơng tin chính, có tính thời
sự mả các văn bản nhật dụng cung cấp chứ chưa có ý thức trong việc hình thành hành vi,

5


thói quen, ý thức bản thân đối với những vấn đề có tính cấp thiết như mơi trường, dân số,
năng lượng, tệ nạn xã hội... Nghĩa là các em chỉ dừng lại ở việc “học để biết” chứ chưa
“học để làm” và “học để khẳng định mình”, “học để chung sống”.
Chính vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài thì không những mục tiêu học tập của bộ
môn không thực hiện được mà mục tiêu giáo dục con người cũng tồn tại những khoảng
rỗng lớn. Bởi những lẽ đó mà tôi cũng xin được nêu một vài ý kiến trong việc “Dạy học
văn bản nhật dụng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” với hi vọng sẽ cải tiến được
phần nào thực trạng về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay trong trường THCS.
II. KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN KHI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI
1. ĐỔI MỚI VỀ NHẬN THỨC TRONG VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA TIẾT
DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG


Trước đây, bản thân chỉ mới chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả giờ dạy những
văn bản nhật dụng về phương pháp dạy học và tổ chức lớp học, cách sử dụng hệ thống câu
hỏi khai thác, hướng dẫn văn bản và tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, giúp các em
có những nhận thức sâu sắc về nội dung, tư tưởng mà văn bản gửi gắm. Từ khi được tiếp
thu chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh trong mơn Ngữ văn, tơi thấy ngồi
việc bổ sung những nội dung trên, khi dạy văn bản nhật dụng - một loại văn bản có ưu thế
đặc biệt trong việc trình bày những vấn đề có tính chất bức thiết thời sự thì việc lồng ghép
giáo dục các kỹ năng là yêu cầu cần thiết. Mặt khác, hướng dẫn các em tự rèn luyện, bồi
dưỡng kỹ năng, thái độ sống, thái độ ứng xử đối với các vấn đề của xã hội.
Từ mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong giờ học ngữ văn ở trường THCS cần xác
định rõ mục tiêu trong các văn bản nhật dụng như sau:
Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc cũng như giá trị
tốt đẹp của nhân loại, góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung khắc sâu kiến thức đã học về
quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, nghề nghiệp. Hay nói
cách khác là bồi dưỡng kỹ năng sống cơ bản để các em có vốn sống khá vững chắc làm
hành trang bước vào cuộc sống, tự tin làm chủ tương lai, đất nước, xã hội.
Vê kỹ năng: có kỹ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt,
hiệu quả và tự tin, có quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có kỹ năng quan hệ tích cực,
hợp tác. biết bảo vệ mình và người khác trước nguy cơ ảnh hưởng đến sự an tồn và lành
mạnh trong cuộc sống.
Về thái độ: có hứng thú và có nhu cầu thể hiện các kỹ năng sống mà bản thân đã rèn
luyện được, đồng thời động viên người khác cùng thực hiện kỹ năng sống đó. Hình thành
và thay đổi hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh, có ý thức về quyền và trách nhiệm

6


với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Về năng lực: phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập

văn bản, năng lực thuyết trình, năng lực tự giải quyết các tình huống trong cuộc sống...
Kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có được, mà nó phải hình thành và diễn ra
trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng
sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. Các kỹ năng sống cần đạt được trong
các tiết học văn bản nhật dụng đã nêu ở trên cũng không thể thực hiện trong một vài tiết
dạy mà nó được hình thành từng bước một, theo những nấc thang khác nhau. Tuỳ vào nội
dung từng bài, tuỳ vào điều kiện thực tế địa phương mà triển khai cho thật hiệu quả.
2. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
MÔN NGỮ VĂN THCS

TRONG

Kỹ năng sống gắn liền với bốn mục tiêu cơ bản của giáo dục đó là: Học để biết,
gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết
vẩn đề, nhận thức được hậu quả; Học để làm người gồm các kỹ năng như: ứng phó với
căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin...; Học để sống với người khác gồm
các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng; Học để tự khẳng định mình, làm việc
theo nhóm, thể hiện sự cảm thơng...
Từ khi được học tập chuyên đề giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn, bản thân
chúng tôi thấy cần phải chú trọng hơn nữa trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
qua các văn bản nhật dụng. Bản thân giờ học này có những thế mạnh là hình thành kỹ
năng sống cho mỗi học sinh về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, về ý thức
bảo vệ môi trường. Rèn cho học sinh kỹ năng nhận thức, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó trang
bị cho các em hành trang để trưởng thành, để trở thành mọt công dân có ích cho gia đình,
xã hội.
Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng
xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách
khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù

hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy học văn bản nhật dụng cũng là yêu cầu
cấp thiết của q trình dạy học. Thơng qua đây để trang bị cho học sinh những kiến thức,
giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi,

7


thói quen lành mạnh, tích cực. loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối
quan hệ, các tình huống và hành động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực
hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hồ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và
đạo đức.
Theo UNICEF, cần giáo dục và rèn luyện những kỹ năng sống sau đây cho học sinh
THCS:
1. Kỹ năng tự nhận thức
2. Kỹ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống
3. Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết (Bao hàm.kỹ năng kiểm soạt cảm xúc)
4. Kỹ năng lựa chọn và ra quyết định (Bao hàm cả kỹ năng tư duy phê phán)
5. Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự hỗ trợ (Bao gồm cả yếu tố thân thiện, làm việc theo
nhóm)
Ngồi những kỹ năng sống trên, trong giờ dạy văn bản nhật dụng cần phải giáo dục
thêm cho học sinh kỹ năng lăng nghe tích cực, đặc biệt thể hiện sự cảm thơng, lịng nhân
ái đối với thế giới xung quanh các em.
Để giảng dạy những kỹ năng sống trên đạt được hiệu quả cao cần phái có sự đổi mới
về phương dạy học văn bản nhật dụng. chúng tôi nghĩ rằng phương pháp dạy học văn bản
nhật dụng cần đảm bảo: Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt, dạy học tích hợp- tích
cực, dạy học sáng tạo.
Giáo viên cần tạo ra tình huống, hồn cảnh cho học sinh được nói, được bày tỏ,
được thế hiện một cách cụ thể và sinh động những suy nghĩ, những giải pháp hành động

trước những tình huống ấy thơng qua câu hỏi từ đơn giản đến những bài tập tình huống
đòi hỏi tư duy cao hơn và sâu hơn.
Kỹ năng nhận thức và ứng xử phải được rút ra từ nhiều chiều hướng khác nhau,
nhiều mức độ khác nhau.
Kỹ năng sống có thể rút ra từ một cá nhân hoặc là sản phẩm chung của nhóm, học
tập thơng qua hoạt động trao đổi thảo luận nhóm.
3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1: Lên kế hoạch
Bước 1 : Điều tra cơ bản
Việc điều tra cơ bản học sinh được tiến hành từ đầu năm học, song do muốn kiểm tra
đánh giá một cách chính xác và khách quan, khả năng thái độ ứng xử của các em học sinh
trước các vẩn đề của cuộc sống nên trước khi dạy loại văn bản nhật dụng này, tôi đã tiến

8


hành kiểm tra lại bằng một bài tập nhỏ như sau: “Thiên nhiên vơ cùng tươi đẹp, em cần
làm gì để bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống”. Một số bài viết khá tốt về vấn đề này,
song đa số các em chỉ dừng lại miêu tả, tái hiện lại vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh
mình mà chưa đưa ra được giải pháp và cách giải quyết vấn đề thứ hai đã nêu ở đề bài.
Như thế có nghĩa là các em chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận về vẻ đẹp của cuộc sống chứ
chưa trình bày được hướng hành động, thái độ thật rõ nết trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Còn các kỹ năng cơ bản như giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng
thương thuyết, ra quyết định,kỹ năng tư duy chưa được hình thành.
Bước 2: Xác định các kỹ năng sống cơ bản của các văn bản nhật dùng trong chương trình
ngữ văn THCS.
Bước 3: Xác định các kỹ năng sống cơ bản của các văn bản nhật dùng trong chương trình
ngữ văn THCS.
Lớp


TT

Tên bài học Các kỹ năng cơ bản được
giải quyết

Lớp
6

1

Câu Long
Biên, chứng
nhân lịch
sử.

Các phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực có thể sử
dụng

- Tự nhận thức cách sống - Thảo luận nhóm, kỹ thuận
tơn trọng và bảo vệ các giá trình bày 1 phút về những ý
trị văn hoá
nghĩa lịch sử của cầu Long
Làm chủ bản thân, nâng Biên - một nhân chứng quan
cao ý thức giữ gìn và bảo trọng gắn với lịch sử dân tộc
vệ di sản văn hố

- Cặp đơi chia sẻ, suy nghĩ về
- Giao tiếp phản hồi, lắng cách ứng xử với di san văn

nghe tích cực, trình bày hố dân tộc.
suy nghĩ, ý tưởng cảm - Minh hoạ: tranh ảnh, bằng
nhận của bản thân về ý hình về cầu Long Biên, những
nghĩa chứng nhân lịch sử sự kiện lịch sử gằn với cây
của cây cầu Long Biên.
cầu.
2

Bứcthưcủa

- Tự nhận thức về giá trị
thủ lĩnh da của lối sống, tôn trọng và
bảo vệ thiên nhiên, môi
đỏ
trường sống xung quanh.

Động não: suy nghĩ về cách
thể hiện tình u thiên nhiên,
bảo vệ mơi trường; của thủ
lĩnh da đỏ.

Làm chủ bản thân, nâng - Thảo luận nhóm, kỹ thuật
cao ý thức bảo vệ, giữ gìn trình bày1 phút về những giá

9


thiên nhiên, môi trường.

trị của bức thư.


Giao tiếp phản hồi, lắng Cặp đơi chia sẻ, suy nghĩ về
nghe tích cực, trình bày cách ứng xử với thiên nhiên,
SU)' nghĩ, ý tưởng cảm môi trường sống.
nhận của bản thân về ý
nghĩa của bức thư.
Lớp
7

Lớp
8

1

Mẹ tôi

2

Cuộc chia
tay của
những con
búp bê

Tự nhận thức và xác định
được giá trị của lịng nhân
ái, tình thương và trách
nhiệm cá nhân với hạnh
phúc gia đình.

Thơng tin

về ngày trái
đất năm
2000

Giao tiếp, phản hồi, lắng
nghe, tích cực trình bày về
sử dụng bao ni lơng, giữ
gìn mơi trường.

1

Động não, suy nghĩ về ý nghĩa
và cách ứng xử thể hiện tình
cảm của các nhân vật trong
câu chuyện.

Thảo luận nhóm, kỹ thuật,
Giao tiếp, phân hồi, lắng trình bày 1 phút về giá trị nội
nghe, tích cực trình bày, dung và nghệ thuật của. văn
suy nghĩ ý tưởng, cảm bản.
nhận của bản thân về cách - Cặp đôi chia sẻ, suy nghĩ về
ứng xử, thế hiện tính cách lịng nhân ái, tình u và hạnh
của các nhân vật, giá trị phúc gia đình.
nội dung và nghệ thuật của
văn bản.
- Học theo nhóm: thảo luận,
trao đối, phân tích tác hại của
việc lạm dụng sử dụng, bao ni
lông đưa ra những việc cần
Suy nghĩ, sáng tạo, phân làm ngay để bảo vệ mơi

tích và bình luận về tính trường.
thuyết phục trong thuyết Minh hoạ: Băng hình, tranh
minh, tính hợp lý trong ảnh minh hoạ về nguy cơ sử
kiến nghị văn bản
dụng bao ni lông.
Tự quản bản thân, kiên
định hạn chế sử dụng bao
ni lông và vận động mọi
người cùng thực hiện, có
suy nghĩ tích cực trước
những vấn đề tương tự để

Viết sáng tạo về việc sử dụng
bao ni lông và ý thức bảo vệ
môi trường.
- Động não: suy nghĩ và rút ra
những bài học thiết thực về tác
hại của việc dùng bao ni lông,

1
0


bảo vệ mơi trường.
2

ý nghĩa của ngày trái đất năm
2000.

Ơn

dịch - Giao tiếp, phản hồi, lắng
thuốc lá
nghe, tích cực trình bày về
tác hại và những tôn thất
to lớn do nạn dịch thuốc ỉa
gây ra cho con người.

- Học theo nhóm: thảo luận,
trao đổi, phân tích tác hại của
việc hút thuốc và những việc
cần làm ngay để phòng chống
tệ nạn hút thuốc lá.

- Suy nghĩ, sáng tạo, phân
tích và bình luận về tính
thuyết phục trong thuyết
minh, tính lập luận trong
văn bản

- Minh hoạ: Băng hình, tranh
ảnh minh hoạ về tác hại của
việc hút thuốc lá.
- Viết sáng tạo về việc tác hại
của hút thuốc lá.

- Ra quyết định: quyết tâm - Động não: suy nghĩ và rút ra
phòng chống tệ nạn thuốc những bài học thiết thực về tác
lá, động viên mọi người hại của việc hút thuốc lá.
xung quạnh cùng thực
hiện.

3

Bài
toán - Giao tiếp, phản hồi, lắng - Học theo nhóm: thảo luận,
dân số
nghe, tích cực trình bày trao đơi, phân tích tác hại của
các vấn đề về dân số.
việc gia tăng dân số và những
- Suy nghĩ, sáng tạo, phân việc cần làm để hạn chế gia
tích và bình luận về tính tăng dân số.
thuyết phục, tính hợp lý - Minh hoạ: Băng hình, tranh
trong lập luận của văn bản. ảnh minh hoạ về nguy cơ tăng
- Ra quyết định: dân số.
động viên mọi người cùng
thực hiện hạn chế việc
tăng dân số và nâng cao
chất lượng dân số.

Lớp
9

1

Đấu
tranh
một

- Viết sáng tạo về việc hạn chế
số lượng và nâng cao chất
lượng dân số.

- Động não: Suy nghĩ về bài
toán dân số đặt ra trong văn
bản

- Suy nghĩ về phương - Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận
cho pháp sáng tạo, đánh giá thức của bản thân với các bạn
thế. bình luận về hiện trạng, khác về hiện trạng, cơ hội và

1
1


giới
bình

hồ nguy cơ chiến tranh hạt nhiệm vụ đặt ra đối với mọi
nhân hiện nay.
người trong việc bảo vệ hoà
- Giao tiếp: Trình bày ý bình cho nhân loại.
tường của cá nhân, trao
đổi về hiện trạng và giải
pháp để đấu tranh chống
chiến tranh hạt nhân, xây
dựng một thế giới hồ
bình.

Minh hoạ: bằng hình tranh
ảnh về nguy cơ, hiểm hoạ của
chiến tranh hạt nhân.


- Tự nhận thức về quyền
được bảo vệ và chăm sóc
của -trẻ em, trách nhiệm
của mỗi cá nhân đối với
việc bảo vệ và chăm sóc
trẻ em,

- Thảo luận lớp: chia sẻ nhận
thức về hiện trạng, cơ hội và
nhiệm vụ đặt ra đối với mọi
người trong việc chăm sóc,
bảo vệ trẻ em.

- Giao tiếp: thể hiện sự
cảm thông với nhưng hồn
cảnh khó khăn, bất hạnh
của trẻ em.

hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ
về bảo vệ và phát triển trẻ em.

-Vẽ tranh thể hiện ý tưởng, và
nhận thức của bản thân về
nguy cơ chiến tranh và cuộc
- Ra quyết định về những đấu tranh vì một thể giới hồ
việc làm cụ thê cửa cá bình.
nhân và xã hội về một thế
giới hồ bình.
2


Tun
bố
của thế giới
về sự sống
cịn,quyền
được bảo vệ
vàuyền phát
triển trẻ em

Minh hoạ:Băng hình, tranh
- Xác định giá trị bản thân ảnh minh hoạ về .thực trạng
cần hướng tới đế bảo vệ và trẻ em hiện nay.
chăm sóc trẻ em học sinh - Động não: suy nghĩ, phân
trong bối cảnh hiện nay.
tích đế nhận thức rõ hơn về

- Lập kế hoạch nhóm: Đến
thăm một lớp học tình thương,
trẻ em khuyết tật.

Bước 4: Tổ chức thực hiện
Qua hoạt động điều tra, chúng tơi thấy cịn hơn một nửa học sinh trong lớp mới chỉ
đạt điểm trung bình, thậm chí cịn có 04 em đạt kết quả yếu. Đây là điều đáng lo ngại thực
sự. Nhận thức được điều đó, chúng tơi bắt tay vào việc lên kế hoạch xây dựng hệ thống
câu hỏi, bài tập, thiết kế bài giảng phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi, đặc biệt chú

1
2



trọng đến việc sử dụng thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng nhằm
đạt hiểu quả cao nhất trong việc bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện kỹ năng ứng xử cho các
em.
3.2: Soạn bài
Đối với khâu soạn bài, chúng tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ văn bản nhật dụng, hiểu rõ
nội dung mà tác giả gửi gắm trong văn bản.
Yêu cầu nắm được văn bản viết về vấn đề gì, viết băng cách nào (Phương thức biểu
đạt mà tác giả sử dụng), các biện pháp tu từ, nghệ thuật và hiệu quả mà nó mang lại
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
Yêu cầu học sinh cho biết tác giả muốn gửi đến cho chúng ta thông điệp gì? Em có
suy nghĩ gì về thơng điệp đó? Em dự định hành động gì? Hành động đó. như thế nào
trước, vấn đề đó?
3.3. Tổ chức các hoạt động dạy trên lớp.
Đây là khâu trọng yếu trong quá trình hoạt động dạy học bài phân lớn kết quả đạt
được là nhờ khâu này. Trong đó các hoạt động tổ chức, hướng dẫn tìm hiếu, khám phá vẻ
đẹp của tác phẩm văn chương lồng ghép song song với hoạt động tổ chức, hướng dẫn học
sinh bày tỏ thái độ, kỹ năng sống mà tác phẩm đặt ra.
Tuỳ từng tiết học mà giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp, chọn
những kỹ năng sống tương thích đế giảng dạy.
Một bải giảng dạy kỹ năng sống được thực hiện theo 4 bước như sau
Các
bước

Mục đích

1.
- Kích thích học
Khám
sinh tìm hiểu xem
phá

các em đã biết gì
về khái niệm, kỹ
năng, kiến thức…
sẽ được học.

Q trình thực hiện

Vai trị của giáo viên,
học sinh và một số kỹ
thuật dạy học

- GV (Cùng HS) thiết kế - GV đóng vai trị khởi
hoạt động (Có tính chất trải động lập KH, đặt câu hỏi,
nghiệm)
nêu vấn đề và ghi chép.

- GV cùng HS đặt các câu - HS chia sẻ, trao đổi,
hỏi nhằm gởi mở những phản hồi, xử lý thơng tin,
hiểu biết có liên quan đến ghi chép..
- Giúp GV đánh bài học mới.
giá,xác định được - GV giúp HS xử lý, phân - HS chia sẻ, trao đổi,
thực trạng (Kiến tích các hiểu biết hoặc trải
phản hồi, xử lý thông tin,

1
3


nghiệm của học sinh, tổ ghi chép..
thức, kĩ năng..)

chức và phân loại chúng
- Một số kỹ thuật dạy
của HS trước khi
chính: Động não, phân
giới thiệu vấn đề
mới.
loại, XĐ vấn đề, thảo
luận, chơi trò chơi tương
tác, đặt câu hỏi…
2. Kết - Giới thiệu thông
nối
tin kiến thức và kỹ
năng mới qua việc
tạo "Cầu nối" liên
kết giữa cái đã biết
và cái chưa biết.
Cầu nối này sẽ kết
nối kinh nghiệm
hiện có của học
sinh với bài học
mới.

- GV giới thiệu mục tiêu
bài học và kết nối chúng
với các vấn đề đã chia sẻ ở
bước 1.

3.
Thực
hành


- GV thiết kế, chuẩn bị
hoạt động mà theo dó yêu
cầu HS phải sử dụng kiến
thức và kỹ năng mới.

- Tạo cơ hội cho
người học thực
hành, vận dụng
kiến thức, kỹ năng
mới vào một bối
cảnh, điều kiện có
ý nghĩa.

- Một số kỹ thuật dạy
học: Chia nhóm, thảo
luận, người học trình bày,
khách mời đóng vai trị
- GV giới thiệu kiến thức, sử dụng phương tiện dạy
học đa chức năng (Chiếu
kỹ năng mới.
- Kiểm tra kiến thức, kỹ phim, băng hình..)
năng mới đã được cung cấp
tồn diện và chính xác
chưa.
- Nêu VD khi cần thiết.
- GV đóng vai trị là
người hướng dẫn, hỗ trợ.

- HS đóng vai trị là

người thực hiện, người
- HS làm việc theo nhóm, khám phá.
cặp hoặc cá nhân để hồn - Một số kỹ thuật dạy
thành nhiệm vụ.
học: Đóng kịch ngắn,

- Định hướng để - GV giám sát tất cả mọi viết luận, mô phỏng hỏi
HS thực hiện đúng hoạt động và điều chỉnh đáp, trò chơi, thảo luận
cánh.
khi cần thiết.
nhóm, tranh luận.
Điều
chỉnh - GV khuyến khích hoạt
những hiểu biết và động thể hiện suy nghĩ
kỹ năng còn sai hoặc những điều mới lĩnh
lệch
hội được.

1
4


4. Vận - Tạo cơ hội cho
dụng HS tích hợp, mở
rộng, vận dụng
kiến thức và kỹ
năng có được vào
tình huống, bối
cảnh mới


- GV (cùng HS) lập kế
hoạc các hoạt động đối với
môn học, lĩnh vực học tập,
yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức, kỹ năng mới.

- GV đóng vai trị là
người hướng đánh giá.

- HS đóng vai trị là
người lập kế hoạch,
người sáng tạo, thành
- HS làm việc theo nhóm, viên nhóm, người giải
cặp hoặc cá nhân để hồn quyết vấn đề, người trình
thành nhiệm vụ.
bày và tự đánh giá.
- GV và HS cùng tham gia - Một số kỹ thuật dạy
hỏi, trả lời trong quá trình học: Dạy học hợp tác,
tổ chức hoạt động.
làm việc theo nhóm, trình
- GV có thể đánh giá kết bày cá nhân, dạy học đi
quả học tập của học sinh tại kèm.
bước này.

Giáo án minh họa
Tiết 39: Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Hoạt động của giáo viên - Phần ghi bảng
Học sinh
1. Mục tiêu:


Kĩ năng cần đạt

- Nắm được tác hại, mặt
trái của việc sử dụng bao bì
ni lơng. Tự mình hạn chế
dùng bao bì ni lơng và vận
động mọi người cùng thực
hiện
2.Năng lực cần hướng tới:
Năng lực giải quyết tình
huống, năng lực lắng nghe
tích cực để bảo vệ mơi
trường...

1
5


3. Tiến trình thực hiện
? Tìm hiểu hồn cảnh ra I. Giới thiệu
đời thể loại văn bản.
- Văn bản nhật dụng
? Văn bản"Thông tin về
ngày trái đất năm 2000" .
Thuộc loại văn bản nào mà
ta đã học?

Kỹ năng suy nghĩ,
phản hồi, lắng nghe
tích cực.


- GV hướng dẫn học sinh
II. Đọc, hiểu văn bản
đọc: Cần thể hiện giọng
1. Thông báo về ngày trái
điệu của lời kêu gọi.
- Kỹ năng suy nghĩ
đất
2-3 học sinh đọc nối tiếp
nhận thức, phản hồi,
? Theo em, nguyên nhân cơ
lắng nghe tích cực để
bản nào khiến cho việc sử
bảo vệ mơi trường.
dụng bao bì ni lơng ảnh
hưởng đến sức khoẻ và mơi
trường tự nhiên, em có thể
- Kỹ năng bình luận
giải thích cho các bạn cùng
2. Tác hại của việc sử
về tính thuyết phục
nghe.
dụng bao bì ni lông.
trong thuyết minh.
- HS thảo lận rút ra ý kiến
a. Đối với môi trường"
? Theo dõi phần 2 cho biết
- Cản trở quá trình sinh
những tác hại nào của bao
trưởng của các lồi thực

- Kỹ năng suy nghĩ
bì ni lơng ảnh hưởng đến
vật, xói mịn, tắc nghẽn
sáng tạo
sức khoẻ con người.
cống, gây ngập lụt, sinh
- Những tác hại nào huỷ vật nuôi phải chết, đốt làm
hoại môi trường.
thủng tầng ô zôn.
- Học sinh suy nghĩ, rút ra - Làm mất vẻ mỹ quan, rác
kết luận.
buộc trong bao bì ni lơng - Kỹ năng tự bảo
? Ngồi ra cịn có những khó phân huỷ sẽ gây mùi quản bản thân.
tác hại nào?
hơi thối, cản trở q trình
? Em có suy nghĩ gì về phân huỷ.
những tình huống đó.
- HS lắng nghe, trao đổi, b. Đối với sức khoẻ:
- Kỹ năng tư duy phê
phân tích tác hại.
- Lây dịch bệnh, ơ nhiễm phán

1
6


? Khi nói về tác hại trong thực phẩm, đốt gây ngộ
việc dùng bao bì ni lơng tác độc, ung thư, dị tật bẩm
giả dùng phương pháp nào. sinh cho trẻ sơ sinh.
- Kỹ năng tự bảo

- HS trao đổi theo nhóm.
quản bản thân, kiên
- Theo em ngồi tác hại của => Điều đó làm cho chúng định, hạn chế sử
bao bì ni lơng cịn có những ta hết sức lo ngại và tự dụng ni lơng là có
ngun nhân nào khác làm mình phải có trách nhiệm suy nghĩ tích cực
ơ nhiễm mơi trường.
một phần.
trước những vấn đề
tương tự để bảo vệ
- HS thảo luận
- Hạn chế dùng, giặt phơi mơi trường.
2 học sinh của hai nhóm khơ dùng lại, thay thế
trình bày, những học sinh băng giấy, lá để gói.
khác lắng nghe, bổ sung.
* Nguyên nhân khác:
? GV đưa 3 phương án
chôn, lấp, đốt tái chế đều
gặp nhiều trở ngại, khó
thực hiện.
Vậy văn bản đưa phương
án"Một ngày khơng sử
dụng bao bì ni lơng" Em
thấy thế nào?
- HS trả lời và rút ra nhận
xét
- 2 hs giỏi phân tích những
khó khăn của từng phương
án

- Xả rác bừa bãi, ơ nhiễm

nguồn nước, các lò giết
mổ chưa đảm bảo vệ sinh,
dùng thuốc bảo vệ thực
vật, chặt phá rừng.

- Kỹ năng tự nhận
thức, suy nghĩ.

- Kỹ năng suy nghĩ
nhận thức, phản hồi,
Chúng ta phải bảo vệ mơi lắng nghe tích cực để
trường, không xả rác bừa bảo vệ môi trường.
bãi, đổ rác đúng nơi quy
định, hạn chế dùng bao ni
lơng, giữ gìn vệ sinh nhà
- Kỹ năng bình luận
ở, ở trường, nơi cơng
về tính thuyết phục
cộng.
trong thuyết minh.
Xây dựng hệ thống nước
thải, trồng cây xanh,
thường xuyên vệ sinh.
- Kỹ năng suy nghĩ
sáng tạo
- Chôn, lấp, tái chế

- GV liên hệ: Ở đất nước
Sing- ga- po sạch nhất thế
giới. Mỗi người dân vứt rác

ra đường phạt tương đương * Chôn lấp nhiều, làm mất
800.000đ VN. Từ đó, diện tích canh tác, đốt gây
chúng ta cần có ý thức bảo ra chất độc, tái chế rất tốn

1
7


vệ môi trường sống, bảo vệ kèm => Hạn chế sử dụng
ngôi nhà chung của tất cả 3. Lời kêu gọi:
chúng ta.
- Bảo vệ trái đất
- Kỹ năng tư duy phê
- GV chốt: Qua văn bản - Hành động: "Một ngày phán
này em hiểu được về vấn không sử dụng bao bì ni
đề gì về việc sử dụng bao bì lông"
ni lông.
III. Tổng kết:
- Kỹ năng tự bảo
1. Nội dung
quản bản thân, kiên
? Qua bài học em hãy liên
định, hạn chế sử
2. Nghệ thuật
hệ ở địa phương em về vấn
dụng ni lơng là có
3. Bài học giáo dục
đề xử lý rác thải trong địa
suy nghĩ tích cực
IV. Luyện tập

phương.
trước những vấn đề
1. Trên cơ sở thực tế đời
tương tự để bảo vệ
sống, em hãy phân tích
- HS: Viết sáng tạo về việc
mơi trường.
nên hay khơng nên dùng
sử dụng bao bì ni lông và ý
- Kĩ năng tạo lập văn
bao ni lông?
thức bảo vệ môi trường.
bản.
2. Viết một đoạn văn ngắn
- Động não, rút ra những
- Kỹ năng tự nhận
phê phán việc vứt bao bì
bài học thiết thực về tác hại
thức, suy nghĩ.
ni lông bừa bãi của học
trong việc dùng bao ni
sinh.
lông. Rút ra ý nghĩa của
ngày trái đất.
3.4. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn
Giáo viên ra thêm bài tập để học sinh trình bày sự hiểu biết của mình, qua đó nhằm
hình thành các kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn:
Có thể nói ràng, dạy kỹ năng sống cho học sinh thông qua văn bản không phải phải là
đơn giản, song nêu đạt được những nội dung yêu câu như đã nói ở trên thì làm trị là người
dẫn đường, chỉ lối những thành công ban đầu ấy là tiền trạm để giáo viên giáo dục thêm

cho. học sinh kỹ năng sống cần thiết trong các bài học văn bản nhận dạng tiếp theo.
Ở tiết học khai thác văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” một văn bản liên quan
đến vẩn đề chính trị lớn lao, tôi sử dụng câu hỏi và bài tập linh hoạt để "các em không
nhận thấy áp lực nặng nề hoặc quá sức. Trái lai, vấn đề thật gần gũi và bình dị, thật thân
thiết như hơi thở hàng ngày của các em như sau.

1
8


? Tên của văn bản cho em suy nghĩ về điều gì ?
? Thủ lĩnh có nghĩa là gì ? thủ lĩnh có vai trị quan trọng như thế nào đối với cộng
đồng mà họ đang đứng đầu. Em có mong muốn trở thành thủ lĩnh của cộng đồng hay
không ?
Ở câu hỏi này, học sinh được sắm vai một thủ lĩnh của một tập đoàn người mà bày
tỏ thái độ, cách ứng xử, trách nhiệm to lớn đối với cộng đồng. Đây là một thái độ, kỹ năng
sống vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Bởi con người mới trong
quá trình hội nhập rất cần thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư thế sẵn sàng đứng mũi chịu sào
gánh vác trọng trách mà cộng đồng giao phó.
? Quan sát phần một của văn bản và cho biết bức tranh thiên nhiên, nơi sinh sống
của người thổ dân da đỏ đã thế hiện lên bằng những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về
bức tranh đó? Tác giả đã thổi hồn vào bức tranh đó bằng thủ pháp nghệ thuật tu từ gì?
Hiệu quả nghệ thuật mang lại có tác động tới tâm hồn em như thế nào?
Đây là câu hỏi bồi dưỡng mỹ quan cho học sinh, thơng qua đó mà học sinh khám
phá vẻ đẹp của tác phẩm, cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống nơi thiên nhiên hoang dã
vùng lục địa Nam Mỹ xa xơi, Từ đó mà học sinh bày tỏ. những rung động, những xúc cảm
trước cuộc sống tươi đẹp và đầy ý nghĩa này.
?Với người da đỏ, thời gian, khơng gian có ý nghĩa to lớn như vậy, cịn với em, thế
giới xung quanh có vai trị như thế nào? Tình cảm của em đối với thiên nhiên tươi đẹp ấy.
Câu hỏi này, tại sao chỉ bày tỏ tình yêu, sự đồng cảm trong cảm nhận chung với

nhân loại về vẻ đẹp vĩnh hằng từ những giá trị mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống của
con người mà còn trực tiếp bộc bạch những rung động mãnh liệt đơi với thế giới xung
quanh mình. Tình u, niềm vui sướng tự hào, sự thiết tha, trìu mến, nỗi nhớ nhung khơn
ngi, rạo .rực một tình u tươi mới trước một hình ảnh gần gũi thân thuộc, bình dị:
Dịng sông, con suối, cánh én chao liệng báo tin xuân, một tia nắng lẻ loi, hay giai điệu
trầm bổng trong tiếng sáo diều vi vút mỗi khi hồng hơn bng xuống nơi thơn dã ...
Những tỉnh cảm đó ln thường trực song không phải lúc nào học sinh cũng bộc lộ, cũng
khẳng định trước tập thể lớp, vì thế đây là cơ hội tốt nhất để các em tự thê hiện và khăng
định thái độ của mình.
? Chỉ ra sự khác biệt trong cách đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người
da đỏ. Em đồng tình với hành động nào? Không đồng với hành động nào ? Vì sao? Xung
quanh em người ta đang đối xử với thiên nhiên, với môi trường sống như thế nào? Em có
đồng tình với họ khơng? Vì sao? Em đã hành động như thế nào để ngăn chặn hành động
thiếu ý thức như vậy .

1
9


? Ớ câu hỏi này các em được bộc lộ chính kiến của mình trước các hành động khác
nhau, các cách ứng xử khác nhau với thiên nhiên, đồng tình ủng hộ hay lên án, tố cáo,
muốn vậy các em phải có kỹ năng phân biệt đúng, sai của từng đối tượng. Giết hại động
vật muông thú, gây ô nhiễm môi trường, coi thường thiên nhiên, huỷ hoại sự cân bằng
sinh thái thiên nhiên ấy là tội ác, bảo vệ chăm sóc, trân trọng nâng niu thiên nhiên xung
quanh là hành động tốt cần được ngợi ca, bênh vực và nhân rộng tấm gương điển hình.
? Em hãy viết một bức thông điệp xanh gửi tới: lâm tặc, đồng bào dân tộc thiểu số
sống ở thượng nguồn, người nông dân, lãnh đạo một nhà máy hoá chất...
Đối với bải tập này, khơng thế thực hiện ngay ở trên lớp vì điều kiện thời gian.
Chính vì vậy chúng tơi giao bài tập này cho học sinh thực hiện theo nhóm ở nhà với thời
gian là 1 tuần. Sau đó các em thể hiện trong tiết học ngoại khoá cả về thiên nhiên, mơi

trường. Trong đó có em viết cho thủ lĩnh lâm tặc kêu gọi ngừng hoạt động chặt phá rừng
nhằm bảo vệ cuộc sống n vui cho mn vàn lồi vật. Thông qua bài tập này, học sinh
được rèn luyện kỹ năng trình bày văn bản lập luận với hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ
ràng, quan điểm tư tưởng, thái độ sống đối với thiên nhiên thật trong sáng. Các em được
bày tỏ cảm xúc trước các vấn đề bức xúc của cuộc sống, từ đó chỉ phối hành văn khiến
cho bức thông điệp thực sự thuyết phục. Khi trình bày trước lớp các em đã là nhà hùng
biện tài ba nhất. Khơng những thế, các em cịn được trau dồi, rèn luyện kỹ năng thuyết
trình, thái độ tự tin, vững vàng khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
Đối với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Phong cách Hồ Chí Minh, qua thảo
luận
Câu hỏi: Tìm hiếu cách sống của Bác, lối sống giản dị, thanh cao của Bác Hơ đã bơi
đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đôi với Bác Hồ. Em sẽ làm gì đê noi gương Bác?
Giáo viên có thể giảng bình ở phần này: Với một vị lãnh tụ suốt đời vì nước, vì dân, một
người đã từng đưa đất nước Việt Nam từ bóng tơi nơ lệ được làm chủ cuộc đời, một con
người đã từng đi nhiều nước, nói nhiều thứ tiếng, một con người vĩ đại như thế lại có một
lối sống vơ cùng bình dị, đạm bạc như vậy thật đáng khâm phục
Giáo viên có thế cho học sinh tìm hiếu những câu thơ, câu văn ngồi 2 văn bản đó
nói lên sự giản dị của Bác Hồ.
Với tiết 129, văn bản “Động Phong Nha” tôi chú trọng vào việc rèn luyện thái độ
trân trọng, nâng niu, gìn giữ giá trị của di sản và phát huy thế mạnh và vẻ đẹp mà thiên
nhiên ban tặng cho con người. Rèn kỹ năng thuyết minh giới thiệu danh lam, thắng.cảnh
thông qua hệ thống câu hỏi như sau:
Em hãy tái hiện vẻ đẹp lung linh, kỳ thú của Động Phong Nha?

2
0




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×