Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.51 KB, 13 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC & QUẢN LÝ GIÁO DỤC
.

Mã phách: ………………………………….

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


BÀI VIẾT TIỂU LUẬN
Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày quan điểm lịch sử - logic trong NCKHGD
Trả lời:
Thuật ngữ “khoa học” chưa được thống nhất và có nhiều quan điểm khác nhau,
dưới đây là một số khái niệm được sắp xếp từ khái quát, bao quát đến cụ thể để giúp
chúng ta hiểu rõ và đầy đủ về thuật ngữ khoa học này.
1. Nghiên cứu khoa học giáo dục
a. Khái niệm
Nghiên cứu khoa học giáo dụchiểu theo nghĩa bao quát, là một hoạt động nghiên
cứu khoa học đặc thù trong lĩnh vực giáo dục. Nó là hoạt động có tính hệ thống, xuất
phát từ khó khăn trong hoạt động giáo dục hay từ nhu cầu nhận thức hoạt động giáo
dục nào đấy, cố gắng hiểu biết nhằm tìm ra được cách giải thích sâu sắc về cấu trúc
và cơ chế cùng biện chứng của sự phát triển một hệ thống giáo dục nào đó, hay nhằm
khám phá ra những khái niệm, những quy luật mới của thực tiễn giáo dục mà trước
đó chưa ai biết.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học giáo dục là những hiểu biết mới về hoạt
động giáo dục như những nguyên tác mới, những phương pháp dạy học mới, những
lý thuyết mới, những dự báo có căn cứ. Sản phẩm này khơng đơn thuần là sự tập hợp


thơng tin sẵn có trong hoạt động giáo dục. Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục
là hoạt động sáng tạo; sáng tạo ra tri thức mới, kinh nghiệm mới, phương pháp mới
trong hoạt động giáo dục.
b. Đặc trưng nghiên cứu khoa học giáo dục
Ngoài các đặc trưng của nghiên cứu khoa học nói chung thì nghiên cứu khoa
học giáo dục cịn có các đặc trưng sau:
+ Thu thập, tích lũy sự kiện mới, vì sự kiện khoa học là nền tảng để xây dựng lý
thuyết trong bất cứ khoa học nào.


+ Giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục, tìm ra mối liên hệ hai
hay nhiều biến và quan hệ nguyên nhân và hậu quả.
+ Xây dựng nhưng lý thuyết đúng đắn hoặc phát hiện ra những quy luật.
+ Nắm vững những thơng tin đã có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Phải
nắm vững các hệ thống khái niệm dự định sử dụng và phải có một phương pháp luận
đúng đắn.
+ Quan sát mơ tả chính xác cá sự kiện. Người nghiên cứu phải tạo ra các dụng
cụ thu thập, đo đạc các số liệu và phân tích xử lý số liệu.
+ Là quá trình có hệ thống, logic và có mục đích.
2.Quan điểm lịch sử - logic
a. Nội dung quan điểm
Quan điểm lich sử - logic trong nghiên cứu khoa học là quan điểm hướng dẫn
tiến trình tìm tịi sáng tạo khoa học. Thực hiện quan điểm này một mặt cho phép ta
nhìn thấy hoàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của các đối
tượng khách quan, mặt khác giúp ta phát hiện quy luât tất yếu của sự phát triển đối
tượng, điều cần đạt tới trong công trình nghiên cứu.
- Lịch sử: Theo quan điểm duy vật biện chứng, lịch sử là sự phát triển, diễn biến
có thật của các hiện tượng và sự vật khách quan. Diễn biến lịch sử phức tạp, quanh
co, đầy mâu thuẫn, trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định, chứa đựng cả thành công
lẫn thất bại. Sự diễn biến của lịch sử bao giờ cũng có nguyên nhân, từ nguyên nhân

dẫn tới hậu quả. Điều kiện kịch sử thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình lịch sử. Lịch sử
là sự thật khách quan ngoài ý muốn chủ ý của con người.
- Logic: Logic phản ánh trong tư duy của con người qua trình diễn biến lịch sử
của hiện tượng khách quan. Logic là cái tất yếu có quy luật của sự phát triển lịch sử,
là trật tự của quá trình phát triển, là con đường ngắn nhất của diễn biến lịch sử. Logic
là kết quả nhận thức của con người; nghiên cứu khoa học chính là phát hiện ra cái
logic tất yếu của sự kiện.
- Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu khoa học giáo dục chính là việc


thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu phát
hiện sự nảy sinh phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể,
với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để phát hiện cho được quy luật tất yếu của quá
trình sư phạm, quá trình giáo dục và dạy học. Nghiên cứu giáo dục phải thống nhất
của cái lịch sử và cái logic, từ cái lịch sử tìm ra cái logic, cái logic trên cơ sở của cái
lịch sử khách quan. Logic và lịch sử tuy là hai nhưng lại thống nhất biện chứng với
nhau. Xem xét quá trình diễn biến lịch sử để tìm ra quy luật tất yếu của sự phát triển
lịch sử đó.
Quan điểm lịch sử logic trong NCKH giáo dục chính là việc thực hiện quá trình
nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử.Tìm hiểu phát hiện sự nảy sinh phát
triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, với những hoàn cảnh
điều kiện cụ thể để phát triển cho được quy luật tất yếu của quá trình sư phạm.
b. Yêu cầu khi vận dụng quan điểm
Khi nghiên cứu những vấn đề của khoa học giáo dục nhà nghiên cứu phải thực
hiện các tác động nhận thức, khám phá, phản ánh, sáng tạo đối tượng theo cách tiếp
cận logic - lịch sử. Nguyên tắc lịch sử trong nghiên cứu khoa học giáo dục thực hiện
nhiều chức năng:
- Dùng các sự kiện lịch sử để minh hoạ, chứng minh làm sáng tỏ các luận điểm
khoa học, các nguyên lý sư phạm hay kết quả của các cơng trình khoa học giáo dục.
- Dùng các tài liệu lịch sử, theo một chuẩn mực, để đánh giá những kết luận sư

phạm, đánh giá chân lý khoa học.
- Đưa các kết luận lịch sử, với các quy luật tất yếu, các logic khách quan mà xây
dựng các giả thuyết KHGD và chứng minh các giả thuyết đó.
- Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo
dục, tìm ra những khả năng mới, dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện
tượng giáo dục.
- Dựa vào lịch sử để thiết kế mơ hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới,
thiết kế triển vọng phát triển của q trình giáo dục.
- Sưu tập, xử lý thơng tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, để
ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai.


Ý nghĩa
Giúp cho người nghiên cứu gắn việc nghiên cứu lí luận với nghiên cứu thực
tiễn.
Giúp cho nhà nghiên cứu tìm thấy hồn cảnh của sự xuất hiện, sự phát triển và
diễn biến quá trình của đối tượng. Mặt khác, giúp người nghiên cứu phát hiện tính
quy luật tất yếu của sự phát triển và đề xuất các biện pháp để cải tạo thực trạng.
Tóm lại, bảo đảm sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính logic trong NCKHGD
là tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu thấu được những điều kiện có thật của mọi sự
phát sinh, phát triển, diễn biến của các hiện tượng giáo dục để tìm ra các quy luật
phát triển chung nhất của sự thật lịch sử ấy, giúp các nhà nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn giáo dục và các phong trào giáo dục tránh khỏi những vấp váp khơng cần
có.
Câu 2: Phân tích phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giáo dục.
Phương pháp là con đường đạt mục đích, là cách thức giải quyết công việc cụ
thể. Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn
hoặc lý thuyết mà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng , tạo ra hệ
thống những kiến thức về đối tượng.
Nghiên cứu khoa học giáo dục là một hoạt động nghiên cứu khoa học đặc thù

trong lĩnh vực giáo dục. Nó là hoạt động có tính hệ thống, xuất phát từ khó khăn
trong hoạt động giáo dục hay từ nhu cầu nhận thức hoạt động giáo dục nào đấy, cố
gắng hiểu biết nhằm tìm ra được cách giải thích sâu sắc về cấu trúc và cơ chế cùng
biện chứng của sự phát triển của một hệ thống giáo dục nào đó hay nhằm khám phá
ra những khái niệm, những quy luật mới của thực tiễn giáo dục mà trước đó chưa ai
biết đến.
Trong nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục thì phỏng vấn là
phương pháp điều tra hỏi và trả lời trực tiếp. Theo cách này, người nghiên cứu phải
có sẵn chủ đề phỏng vấn để khi làm việc không hỏi lan man. Người phỏng vấn phải là
nhà nghiên cứu lão luyện để có thể ứng phó, tự điều chỉnh hướng trao đổi và đặc biệt


là có thể có ngay những câu hỏi sắc bén, khéo léo và tế nhị. Phương pháp này có thể
thực hiện cả bằng điện thoại.
Đây là một phương pháp trưng cầu ý kiến, cho ta những thông tin xác thực và
có giá trị nhanh nhất. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người phỏng vấn phải
chuẩn bị chu đáo, mục đích, cơng cụ, kỹ thuật nghiên cứu. Điều đó phụ thuộc vào
năng lực của người nghiên cứu giáo dục.
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giáo dục cũng có những
ưu điểm sau: giúp người nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và mở rộng đề
tài nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn sẽ giúp người nghiên cứu tiếp thu thêm các kiến
thức sâu mà người nghiên cứu chưa biết đến, từ đó giúp phát triển và mở rộng nghiên
cứu khoa học giáo dục. Phương pháp phỏng vấn giúp khẳng định, xác định vấn đề
nghiên cứu. Qua các tri thức được chia sẻ trong quá trình thực hiện phương pháp
phỏng vấn, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu, từ đó có thể xác
định rõ các mục đích nghiên cứu khoa học giáo dục.
Tuy nhiên, phương pháp này có các nhược điểm sau: Phương pháp này
thường tốn thời gian. Người nghiên cứu cần chuẩn bị và thực hiện công tác phỏng
vấn trong một thời gian nhất định. Tùy theo dung lượng cụ thể của cuộc phỏng vấn
mà người nghiên cứu cần đưa ra những hoạt động chuẩn bị phù hợp, phục vụ cho

cuộc phỏng vấn. Đồng thời, phương pháp này gây khó khăn trong q trình tìm kiếm
người phỏng vấn. Khơng dễ dàng để có thể tìm kiếm cá nhân, tổ chức phù hợp với
nội dung nhất định của từng đề tài nghiên cứu. Cũng rất khó để có thể đặt lịch phỏng
vấn và liên lạc với các đối tượng phỏng vấn. Trong một buổi phỏng vấn, nếu người
phỏng vấn không dẫn dắt và chuẩn bị trước, buổi phỏng vấn rất dễ lạc đề hoặc lan
man, khơng đạt được mục đích phỏng vấn đã đề ra trước đó.
Tùy theo mục đích, hình thức và nội dung thu nhận thơng tin, có thể chia thành
3 loại phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn gián tiếp và trao đổi mạn đàm.
* Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp thu nhận thông tin thông qua hỏi và trả
lời miệng giữa nhà nghiên cứu và người được hỏi.
Phương pháp này có ưu điểm: nhà nghiên cứu và đối tượng được hỏi nói
chuyện trực tiếp với nhau. Vì vậy, nội dung được chuẩn bị trước một cách chu đáo.


Người nghiên cứu có thể nắm bắt các đặc điểm của thông tin thông qua các loại ngôn
ngữ khác nhau của người tham gia phỏng vấn, từ đó có cách hỏi khéo léo và ghi chép
ý kiến trả lời vào biên bản. Có nhiều cách để người phỏng vấn có thể ghi lại thông
tin trong buổi phỏng vấn: ghi âm, quay phim, ghi hình trực tiếp,…để có tài liệu đầy
đủ và chính xác. Biên bản phỏng vấn sẽ được lập và thống nhất thông tin giữa người
phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn.
Tuy nhiên, phương pháp này có các nhược điểm: Các trích dẫn từ quan điểm
của người tham gia phỏng vấn thường ít được sử dụng trong các báo cáo nghiên cứu
khoa học. Như vậy, phỏng vấn thường mang tính chất mở rộng và phát triển đề tài
nghiên cứu thay vì làm luận điểm, luận cứ trong nghiên cứu khoa học. Khó khăn
trong việc liên lạc và đặt lịch hẹn trực tiếp với người tham gia phỏng vấn. Khoảng
cách địa lý hay sự khác biệt về thời gian rảnh có thể khiến cho buổi phỏng vấn khơng
thể được thực hiện.
* Phỏng vấn gián tiếp là phương pháp thu nhận thông tin bằng phiếu hỏi, phiếu
điều tra... theo một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn sàng. Phương pháp này được
sử dụng phổ biến hơn cả so với phỏng vấn trực tiếp và trao đổi mạn đàm.

Phương pháp phỏng vấn khá đa dạng, được phân chia thành các loại sau đây:
- Dựa vào số lượng người được phỏng vấn, phỏng vấn gián tiếp được chia
thành 2 loại: toàn bộ và lựa chọn.
+ Phỏng vấn toàn bộ là phỏng vấn tất cả những người tham gia vào nghiên cứu.
+ Phỏng vấn lựa chọn là phương pháp giao tiếp giữa nhà nghiên cứu với đối
tượng hỏi, người ta phân chia thành phỏng vấn bằng phiếu trực tiếp và gián tiếp:
Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu là sự giao tiếp trực diện của nhà nghiên cứu với
người trả lời. Cách phỏng vấn này có một số ưu điểm: dễ thu nhận đầy đủ ý kiến trả
lời; cho phép kiểm tra người trả lời có ghi, điền đúng quy định hay khơng.
Phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu là cách phỏng vấn, trong đó khi người được
hỏi điền vào phiếu khơng có mặt nhà nghiên cứu.
Phỏng vấn gián tiếp có thể chia thành 2 loại: Phỏng vấn cùng lúc và phỏng vấn
lần lượt.


Phỏng vấn cùng lúc là phỏng vấn đồng thời một số người. Cách phỏng vấn này
cho phép thu nhận lượng thơng tin lớn và tốn ít thời gian.
Khi phỏng vấn lần lượt, nhà nghiên cứu theo trình tự lần lượt làm việc với từng
cá nhân người được hỏi.
- Có hai cách thu nhận phiếu hỏi: Thu nhận nằng giao trực tiếp (trao tay) và thu
nhận bằng cách gửi thư.
- Kết cấu một phiếu hỏi: Các phiếu hỏi về những vấn đề khác nhau, có những
nội dung khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có kết cấu chung gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu: Ghi cơ quan khoa học chủ trì nghiên cứu đề tài, vấn đề được
hỏi; mục đích hỏi, vai trò của người trả lời đối với vấn đề nghiên cứu, cách thức trả
lời (ghi, điền). Lời hứa của người được hỏi gởi phiếu trả về địa chỉ nhà nghiên cứu
(nếu là phỏng vấn bằng cách gửi thư); lời cám ơn cho người trả lời.
+ Phần cơ bản (phần câu hỏi): Phần cơ bản gồm các câu hỏi, số lượng câu hỏi
tùy theo vấn đề nghiên cứu rộng hay hẹp, sâu hay nơng. Các câu hỏi được sắp xếp
theo trình tự khoa học, thể hiện mối quan hệ với nhau. Các câu hỏi thường dễ, để tạo

nên hứng thu, thu hút sự quan tâm của người trả lời với vấn đề nghiên cứu. Các câu
hỏi sau có độ khó lớn hơn, sự phức tạp tăng dần. Có thể sử dụng 1 - 2 câu hỏi cuối
cùng để kiểm tra độ tin cậy, sự trung thực của người trả lời.
+ Phần ghi lai lịch cá nhân người được hỏi.
- Các bước tiến hành phỏng vấn gián tiếp:
+ Phỏng vấn gián tiếp được tiến hành theo trình tự sau đây:
Xây dựng một kế hoạch phỏng vấn bao gồm: mục đích, đối tượng phỏng vấn,
địa điểm, thời gian, kinh phí, người tham gia điều tra.
Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn, điều tra với các câu hỏi, các thông số, chỉ
tiêu, các cách ghi, điền hợp lý.
Chọn mẫu phỏng vấn, điều tra, đại diện cho số đông, chú ý đặc điểm của đối
tượng.
Dự kiến chi phí tốn kém ít nhất, thời gian ngắn nhất, người tham gia phỏng vấn
hay điều tra khơng q nhiều.
Có thể dự kiến diễn biến quá trình phỏng vấn, điều tra và kết quả của chúng.


Dự kiến được phương án xử lý số liệu.
- Những điều chú ý khi phỏng vấn gián tiếp:
+ Các câu hỏi là một hệ thống khoa học, nội dung và hình thức phải phù hợp
với đối tượng được hỏi, phải diễn đạt sao cho mọi người có thể trả lời được.
+ Phiếu phỏng vấn (điều tra) phải được gửi sớm (bằng bưu điện hay gửi tay) để
người trả lời có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị đầy đủ tài liệu.
+ Cần tạo điều kiện thuận lợi cho người trả lời: phong bì, tem thư ghi rõ địa chỉ
gửi về, kinh phí và các vấn đề khác có liên quan.
+ Phải tính tốn sao cho số lượng người được hỏi lớn, phải dự kiến số phiếu
thất lạc hoặc không trả lời, hay trả lời khơng chính xác.
+ Các câu hỏi phải thuận tiện cho người trả lời về nội dung, cách ghi, điền vào
phiếu.
+ Trước khi gửi phiếu hỏi đi, phải kiểm tra lại một lần nữa các câu hỏi (làm rõ

nội dung, sửa cách diễn đạt, xác định câu hỏi khó, làm rõ cách trả lời).
Phương pháp này có ưu điểm: Khi nắm vững phương pháp này nhà nghiên cứu
có đủ kiến thức để tiến hành hai dạng phỏng vấn kia. Phỏng vấn gián tiếp dễ thực
hiện cho các đối tượng chưa có kinh nghiệm sống và tri thức phong phú về mặt sư
phạm. Không tiếp xúc trực tiếp với người tham gia phỏng vấn sẽ giúp người nghiên
cứu bớt căng thẳng và dễ dàng xử lý các vấn đề trong q trình phỏng vấn. Đồng
thời, nó giúp tiết kiệm thời gian và đưa ra các kết quả tổng quát ở nhiều nhóm đối
tượng. Hình thức phỏng vấn qua phiếu có thể thu được nhiều kết quả từ nhiều đối
tượng trong một thời gian ngắn.Các ý kiến trả lời dễ xử lý bằng phương pháp toán
học thống kê.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là:
- Khó nắm bắt được độ nghiêm túc, thái độ của người trả lời khi tham gia
phỏng vấn. Người nghiên cứu không thể theo dõi trực tiếp và phán đốn tính xác thực
của thơng tin.
- Không thể thu được các kiến thức sâu hơn về chủ đề. Các cuộc phỏng vấn
gián tiếp được diễn ra thường mang tính sâu rộng, đại trà, khơng có tính đào sâu và
phát triển đề tài nghiên cứu.


- Có thể nhận được các câu trả lời khơng mong muốn. Thông qua phỏng vấn
gián tiếp, người nghiên cứu và người tham gia phỏng vấn khó có thể trao đổi qua lại
với nhau hơn. Từ đó, người phỏng vấn khó có thể dẫn dắt buổi phỏng vấn và đạt
được các kiến thức cần thiết.
* Trao đổi mạn đàm là phương pháp thu nhận thông tin nhiều chiều, giữa nhà
nghiên cứu với một hoặc một số cá nhân về vấn đề quan tâm. Đây là phương pháp
thu nhận thông tin bằng cách đưa ra những tình huống có vấn đề, nhằm thu hút các
đối tượng nghiên cứu vào các cuộc tranh luận bổ ích, để mọi người tự bộc lộ được
quan điểm, tư tưởng, suy nghĩ.
Điều quan trọng nhất trong kỹ thuật tổ chức trao đổi, tọa đàm hay hội thảo, là
nhà nghiên cứu biết khéo léo đặt câu hỏi, tạo hình huống “xung đột” thu hút sự quan

tâm chú ý của mọi người và xây dựng bầu khơng khí sơi nổi một cách tự nhiên, vì
chúng ảnh hưởng lớn đến chất lượng vấn đề nghiên cứu.
- Ưu điểm:
+ Nhờ tọa đàm, nhà nghiên cứu thu được những khái niệm, những thơng tin
sâu sắc về vấn đề quan tâm, có thể làm sáng tỏ những vấn đề còn bị nghi ngờ, nhờ
vậy số liệu có độ tin cậy cao hơn.
+ Tiết kiệm thời gian hơn so với phỏng vấn cá nhân. Bạn có thể biết được phản
ứng chung của mỗi cá nhân trong nhóm về vấn đề, chủ đề được nhắc đến trong buổi
phỏng vấn.
+ Phỏng vấn nhóm giúp người nghiên cứu thu được nhiều kết quả khác
nhau về một đề tài nghiên cứu trong cùng một nhóm xã hội. Thông qua câu trả lời, ý
kiến và phản ứng của mỗi cá nhân về chủ đề mà người nghiên cứu có thể đưa ra quan
điểm này.
+ Câu chuyện dễ dàng được phát triển. Từ những ý kiến được nêu, nhóm xã
hội tham gia phỏng vấn có khả năng tự phát triển các khía cạnh khác nhau của một
vấn đề được nhắc đến.
- Nhược điểm:


+ Khó nhận được những thơng tin về chiều sâu. Nhóm xã hội thường khó nhắc
đến những quan điểm sâu, bàn luận sâu về một chủ đề nhất định nào đó. Nếu có, rất
dễ dẫn đến tranh cãi.
+ Phỏng vấn nhóm sẽ dễ bị lạc đề, khơng tập trung vào nội dung. Các đề tài
đưa ra thảo luận trong nhóm xã hội được phát triển tự do. Nếu không kiểm sốt và
dẫn dắt đúng sẽ dẫn đến lệch đề, khơng đạt được mục đích phỏng vấn.
+ Khó đưa ra các câu hỏi về nội dung của phỏng vấn. Sự đối lập nhau về quan
điểm liên quan đến một chủ đề nhất định dễ dàng gây ra những tranh cãi, đối lập
trong một nhóm xã hội.
+ Khi trao đổi mạn đàm, nhà nghiên cứu phải ln chủ động, giữ vai trị chủ
đạo, hướng cuộc thảo luận, hội thảo đi vào trọng tâm vấn đề nghiên cứu.

Câu 3: Tên một vấn đề nghiên cứu trong khoa học giáo dục. Xác định mục đích
nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
vấn đề đó.
Vấn đề nghiên cứu là: " Quản lý cơng tác phịng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường tiểu học trên địa bàn thành phốViệt Trì, tỉnhPhú Thọ."
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tìm hiểu thực trạng việc đảm bảo an
tồn phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả việc đảm bảo an tồn phịng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
`2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lýđảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn
thương tích cho trẻ ở cáctrường tiểu học trên địa bàn thành phố.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lýđảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong cáctrường tiểu học ở thành phố Việt Trì.
- Đề xuất các biện pháp quản lýđảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn thương
tích cho trẻ trong các trường tiểu học ở thành phố Việt Trì.


3. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc tăng cường đảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho
trẻvào các hoạtđộng vui chơi và học tập ở các trường tiểu học cịn mang tính hình thức,
chưa có hiệu quả rõ rệt. Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: Nhà trường chưa có kế hoạch chỉ
đạo thực hiệncụ thể và lâu dài; việc đảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích
cho trẻvào các hoạtđộng vui chơi và học tập của giáo viên vẫn mang tính tự phát và chưa
đồng bộ; nhiều giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng hoặc cịn thờơ trong việc đảm bảo an
tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ.Nếu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
nhận thức, năng lực đảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻtrong vui
chơi vàhọc tập cho CBQL và giáo viên thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quảđảm bảo an
tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻvào các hoạtđộng vui chơi và học tập ở

các trường tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá….. các chủ trương đường lối,
nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Bộ, ngành giáo dục,
các tài liệu, các văn bản khoa họccó liên quan đến quản lý cơng tácđảm bảo an tồn,
phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong cáctrường tiểu học trên địa bàn thành
phốđể làm rõ nhằm xây dựng cơ sở lý luận, luận cứ của đề tài.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin ý kiến,
nhận xét, đánh giá từ đội ngũ CBQL, giáo viên, trẻvà phụ huynh trẻ về vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc đảm bảo an tồn, phịng, tránh
tai nạn thương tích cho trẻ tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với CBQL, giáo viên, trẻvà phụ
huynh trẻ nhà trường nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng quản lý cơng tácđảm bảo
an tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường và từ đó đề xuất
các biện pháp.


Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Bước đầu từ kết quả thực tế về
quản lýđảm bảo an toàn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ đưa ra các ý kiến
đánh giá làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp.
Phương pháp chuyên gia: Thường xuyên xin ý kiến chuyên gia về vấn đề
quản lýđảm bảo an tồn, phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong vui chơi và
học tập ở Trường Tiểu học Tân Dân - thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Qua ý kiến
chun gia, tơi có thể điều chỉnh các nhận định, đề xuất các phương pháp được sử
dụng trong quá trình xử lý các thơng tin, xử lý các kết quả điều tra, kết quả khảo
nghiệm.

4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu bằng thống kêtoán học.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích tổng hợp thống kê số liệu điều
tra, xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GDĐT,
của Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố..
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu
từ các bảng hỏi thu thập được.



×