Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận chuyên viên giải quyết tranh chấp đất rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.64 KB, 18 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, càng đặc biệt hơn khi dân số tăng nhanh diện tích đất đang sử
dụng tối đa, nhu cầu về lương thực đang được toàn thế giới quan tâm. Sở dĩ đất
đai luôn là đối tượng tranh chấp giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội vì nó có
vai trị rất lớn trong cuộc sống của con người. Đất ln là điểm tựa mà trên đó
con người ln sinh sống, xây dựng nhà cửa, các cơng trình văn hóa, kho tàng,
bến bãi… Đất là tư liệu sản xuất quan trọng trong một số ngành sản xuất như:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, và một số ngành nghề quan trọng khác. Vậy vấn đề
đặt ra là quản lý, sử dụng như thế nào phát huy tối đa giá trị của đất. Do đặc
điểm vị trí đất đai là cố định và diện tích khơng thay đổi, nhưng nhu cầu về đất
ngày càng tăng chính vì thế mà nhu cầu sử dụng đất và nhà ở luôn là áp lực,
luôn là vấn đề quan trọng của những nhà quản lý sao cho việc sử dụng đất đai là
hợp lý nhất, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, xã hội, với tình hình
chung của đất nước. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của cơng cuộc cải cách
nền hành chính của nước ta hiện nay, là phải đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, làm sao cho các khiếu kiện của cơng dân được giải quyết nhanh
chóng, kịp thời, có hiệu quả, hiệu lực. Để góp phần làm tốt công tác giải quyết
khiếu kiện của công dân là phải nói đến vai trị cơng tác giải quyết tranh chấp
đất đai ở phường xã. Trong thời gian qua, Đảng bộ xã Hồng Thượng luôn lãnh,
chỉ đạo các cấp ủy, UBND xã và 07 thôn, quan tâm thực hiện tốt công tác giải
quyết tranh chấp đất đai, để từng bước ổn định về tổ chức, cơ cấu, bảo đảm về
chất lượng, số lượng. Đến nay, tồn xã có 01 Ban hịa giải xã và 07 Tổ hịa giải
của 07 thơn với 64 hòa giải viên. Hòa giải viên chủ yếu là những cán bộ tư pháp,
địa chính, xây dựng, mơi trường với các đại diện các đoàn thể: Mặt trận, Đồn
thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh,... có kiến thức pháp luật nhất định, có bề
dày về thực tiễn đời sống. Từ khi Tổ hòa giải được thành lập ở các địa bàn dân
cư theo Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, các tranh chấp nhỏ
1



phát sinh trong nhân dân giảm đáng kể, những xích mích thường nhật trong gia
đình, hàng xóm được các tổ hịa giải giải quyết ổn thỏa, giữ gìn đồn kết trong
nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp
trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội. Bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật để
giải thích, phân tích thuyết phục các bên tranh chấp. Các tổ viên Tổ hịa giải đã
góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật và quan trọng hơn là cảm hóa,
giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các bên. Xuất phát từ
những vấn đề trên, bản thân chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp đất rừng tại
thôn A Xáp – xã Hồng Thượng – huyện A Lưới – tỉnh Thừa Thiên Huế” làm
bài tập tình huống cuối khóa lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên
nhằm giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực quản lý đất đất đai và giải
quyết tranh chấp đất đai tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi
những hạn chế thiếu xót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ để
bài tiểu luận được hoàn chỉnh và đạt kết quả tốt hơn.

2


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hồn cảnh ra đời của tình huống
Chuyện xảy ra Giữa hai gia đình ơng Quỳnh Hùng và ông Nguyễn Văn Hiết
tại thôn A Xáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Về việc
tranh chấp đất rừng. Sau nhiều lần hai gia đình tự giải quyết và thỏa thuận
nhưng không mang lại kết quả theo ý của hai gia đình mà mâu thuẫn giữa hai gia
đình thì ngày càng căng thẳng. Cuối cùng, hai gia đình phải nhờ sự can thiệp của
các cấp có thẩm quyền để được giải quyết một cách thỏa đáng và đúng pháp
luật.
2. Mơ tả tình huống

Ơng Nguyễn Văn Sót, sinh năm 1949, quê quán xã Hương Lâm – huyện A
Lưới – tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1982 ông Nguyễn Văn Sót chuyển đến sinh
sống tại thơn Hợp Thượng, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Nghề nghiệp làm nơng, Tổng diện tích đất rừng của ơng Nguyễn Văn Sót
là 20.000 m2 hiện đã có có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp được
cấp năm 2008.
Ơng Quỳnh Hùngđăng ký hộ khẩu tại thơn Phú Thượng, xã Phú Vinh,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề nghiệp làm nông. Năm 2010, ông
Quỳnh Hùng mua đất của ông Nguyễn Văn Sót tại thôn thôn A Xáp, xã Hồng
Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích là 5000 m2 .
Ơng Nguyễn Văn Hiết Đăng ký hộ khẩu tại thôn Cân Tôm, xã Hồng
Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghề nghiệp làm nông. Năm
2010, Ông Nguyễn Văn Hiết mua đất đất rừng của ông Nguyễn Văn Sót tại thôn
A Xáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích
là 5000 m2.

3


Sau khi phát rừng để chuẩn bị trồng cây thì xảy ra sự mâu thuẫn tranh chấp
về ranh giới thửa đất giữa hai gia đình là hộ ơng Quỳnh Hùng và hộ ông Nguyễn
Văn Hiết. Sau một thời gian hai gia đình tự giải quyết nhưng kết quả vẫn khơng
đâu vào đâu mà sự mâu thuẫn giữa hai gia đình thì ngày càng căng thẳng. Hai
gia đình ơng Nguyễn Văn Hiết và ông Quỳnh Hùng đã quyết định viết đơn khiếu
kiện lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Trước tình hình đó, Hội đồng Đất đai của UBND xã Hồng Thượng (Địa
chính Đất đai Mơi trường và Xây dựng, Địa chính Nơng nghiệp, Tư pháp, Cơng
an xã) kết hợp cùng cán bộ thôn A Xáp (Thôn trưởng, Công an viên, Ban cơng
tác Mặt trận, Bí thư Chi bộ), đã tiến hành mời hai hộ đến tại Ủy ban nhân dân
xã, để cùng nhau bàn bạc giải quyết. Sau ba lần hịa giải nhưng khơng thành

UBND xã Hồng Thượng đã làm báo cáo và chuyển văn bản lên phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện A Lưới để giải quyết.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu của tình huống là xác định các hiện tượng phổ biến nảy sinh trong
lĩnh vực tranh chấp đất đai để thực hiện tốt hơn các quy trình, thủ tục giải quyết
tranh chấp, các thủ tục, hợp đồng chuyển nhượng cho tặng quyền sử dụng đất tại
địa phương trên thực tế hiện nay đã và đang còn nhiều vướng mắc và phức tạp
trong q trình thực hiện từ phía các cơ quan chức năng, dẫn đến khơng ít bức
xúc trong nhân dân.
Vụ tranh chấp đất đai giữa hai hộ gia đình khơng có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết đúng nếu không sẽ làm mất lòng tin
tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước cũng như sự nghiêm
minh của Pháp luật. Giải quyết không đúng không những không bảo vệ được lợi
ích chính đáng của nhân dân mà còn gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Việc giải
quyết không dứt điểm sẽ dẫn tới khiếu kiện kéo dài, mất thời gian, công sức, tiền
4


của cho nhân dân và cán bộ Nhà nước. Vụ việc này cần giải quyết dứt điểm để
nhân dân yên tâm tăng gia sản xuất.
2. Cơ sở lý luận
Trong quá trình trao đổi, mua bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất
rừng giữa ơng Nguyễn Văn Sót với ơng Hùng, giữa ơng Sót với Hiết đã khơng
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chưa theo đúng với luật đất đai.
Saukhi phân tích làm rõ nguyên nhân và chỉ ra các sai phạm sau đósẽ tìm ra
phương án tối ưu và kiến nghị biện pháp giải quyết tình huống trên cơ sở các
quy định của pháp luật về đất đai, nhất là quy định về quy trình thủ tục giải
quyết tranh chấp đất đai.
3. Phân tích diễn biến tình huống

Tháng 3 năm 2010, ông Quỳnh Hùng mua đất của ông Nguyễn Văn Hiết tại
thôn A Xáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng
diện tích là 5000 m2.
Tháng 4 năm 2010, Nguyễn Văn Hiết mua đất của ơng Nguyễn Văn Sót tại
thơn A Xáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện
tích là 5000 m2.
Sau khi phát rừng xong và chuẩn bị trồng cây thì hai gia đình tự đo và nhận
thấy đất của mình thiếu diện tích nên xảy ra sự mâu thuẫn tranh chấp ranh giới
đất giữa hai gia đình. Hai gia đình ơng Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết
đều bị thiếu hụt đất giữa ranh giới là 1000 m2. Kéo theo đó, hai gia đình khơng
hiểu lý do cụ thể vì sao đất nhà mình lại thiếu hụt như vậy. Trước tình hình đó,
gia đình Quỳnh Hùng khăng khăng cứ nghĩ gia đình ơng Nguyễn Văn Hiết lấn
chiếm phần đất của gia đình mình và ngược lại.
Theo chương 1, mục 1, điều 95 của Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013 “đăng
ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Gia đình ông Nguyễn Văn
5


Sót, ơng Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết đã không tiến hành điều này.
Cũng tại chương 1, mục 2, điều 97 của Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013 “Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất”. Gia đình ông Nguyễn Văn Sót, ông Quỳnh Hùng và ông Nguyễn Văn Hiết
đã không tiến hành điều này.
Tháng 8 năm 2010, hai gia đình ơng Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết
đã viết đơn khiếu kiện lên thôn A Xáp yêu cầu thôn giải quyết. Cán bộ thôn A
Xáp bao gồm Thôn trưởng, Công an viên, Ban công tác Mặt trận, Bí thư Chi bộ
đã làm cơng tác hịa giải sự tranh chấp nhưng khơng thành.
Lý do vì sao cán bộ thơn A Xáp giải quyết khơng thành,bởi vì:
Việc mua bán của gia đình ơng Nguyễn Văn Sót với gia đình ơng Quỳnh
Hùng, giữa gia đình ơng Nguyễn Văn Sót với gia đình ơng Nguyễn Văn Hiết chỉ

là việc trao tay, khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, thôn A
Xáp không đủ thẩm quyền để giải quyết mà phải đề nghị Ủy ban nhân dân xã
Hồng Thượng giải quyết.
Theo qui định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
năm 2003; Luật Đất đai năm 2003 thì Ủy ban nhân dân xã khơng có thẩm quyền
ban hành các quyết định hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai nhưng có
trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
Như vậy Uỷ ban nhân dân xã có quyền hoà giải tranh chấp đất đai trên địa bàn
xã quản lý.
Vào lúc 8 giờ, ngày 27 tháng 9 năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân xã Hồng Thượng, Hội đồng Đất đai của Ủy ban nhân dân xã Hồng
Thượng (Địa chính Mơi trường và Xây dựng, Địa chính Nơng nghiệp, Tư pháp,
Cơng an xã) kết hợp cùng cán bộ thôn A Xáp (Thôn trưởng, Công an viên, Ban
cơng tác Mặt trận, Bí thư Chi bộ), đã triển khai kế hoạch, nắm bắt thông tin từ
6


các phía gia đình có liên quan đến sự tranh chấp, tiến hành khảo sát - đo đạc và
hòa giải. Trong q trình nắm bắt thơng tin đã phát hiện nhiều sai phạm, cụ thể
có hai sự sai phạm chính là:
1/ Việc mua bán đất giữa ơng Nguyễn Văn Sót và ơng Quỳnh Hùng, giữa
ơng Nguyễn Văn Sót và ơng Nguyễn Văn Hiết là trao tay, khơng có giấy tờ mua
bán, không thông qua Ủy ban nhân dân xã và các cơ quan có thẩm quyền;
2/ Sự khảo sát – đo đạc của đại diện cán bộ Ủy ban nhân dân xã, thì tổng
diện tích đất của từng hộ gia đình ơng Quỳnh Hùng và gia đình ơng Nguyễn Văn
Hiết khơng đúng với tổng diện tích đất mua ban đầu đã thỏa thuận. Hiện tại diện
tích đất hai gia đình ông Quỳnh Hùng và gia đình ông Nguyễn Văn Hiết bị
chồng lên nhau với diện tích đất là 1000 m2.
Vì lý do là chưa trừ khoảng 10% diện tích đất rừng nên kéo theo đó tổng

diện tích đất mua ban đầu của hai gia đình ơng ơng Quỳnh Hùng và gia đình ơng
Nguyễn Văn Hiết bị thiếu hụt đất giữa ranh giới là 1000 m 2. Ủy ban nhân dân xã
Hồng Thượng đã tiến hành giải quyết theo phương án thỏa thuận giữa hai gia
đình là chịu thiệt đất 500 m2, nhưng hai hộ gia đình đã khơng chấp nhận phương
án của Ủy ban nhân dân xã đưa ra. Cho nên Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng
đã giao cho Cán bộ Địa chính báo cáo và chuyển văn bản lên cấp trên để giải
quyết theo đúng luật.
Tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp
huyện đối với các trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư mà các bên tranh chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc khơng có một trong các
loại giấy tờ qui định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai.
Sau thời gian một năm, vào ngày 25 tháng 9 năm 2011, ông Trần Ngọc
Chinh, đại diện Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, Trưởng phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện A Lưới phối hợp cùng Hội đồng Đất đai của Ủy ban nhân dân
7


xã Hồng Thượng (Địa chính Mơi trường và Xây dựng, Địa chính Nơng nghiệp,
Tư pháp, Cơng an xã) cùng các cán bộ thôn A Xáp (Thôn trưởng, Công an viên,
Ban cơng tác Mặt trận, Bí thư Chi bộ) tiến hành xác minh thực địa. Qua quá
trình đo đạc, đã phát hiện thiếu 1000 m 2 đất của hai hộ gia đình ơng Quỳnh
Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết.
- Họp đồn thanh tra đưa ra kết luận:
+ Căn cứ vào Hiến pháp năm 1992;
+ Căn cứ vào Luật đất đai sửa đổi bổ sung đã được nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Khố XI, Kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 26/11/2003;
+ Căn cứ vào Biên bản Thẩm tra, xác minh tại hiện trường ngày 25/9/2011
của đoàn Thanh tra huyện A Lưới;
+ Căn cứ vào các nhân chứng am hiểu khu đất trên đã cung cấp thông tin.

Sự tranh chấp đất giữa hai hộ gia đình đã giải quyết theo phương án hộ ơng
Nguyễn Văn Sót bổ sung thêm diện tích đất bị thiếu cho mỗi hộ gia đình là 500
m2 đất so thực tế mua bán trao tay, hướng dẫn hai hộ làm thủ tục chuyển nhượng
và tách thửa đất trên thành ba mảnh sau đó đề nghị Ủy ban nhân dân huyện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai hộ theo đúng với diện tích đã thỏa
thuận ban đầu.
4. Nguyên nhân xảy ra tình huống
- Thứ nhất: Do thiếu nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật của ơng
Nguyễn Văn Sót, sự ít hiểu biết về Pháp luật đất đai dẫn đến ông Nguyễn Văn
Sót đã bán đất cho ơng Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết mà khơng có giấy
tờ chuyển nhượng đất của cơ quan có thẩm quyền;
- Thứ hai: Do cơng tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền, các ngành
chức năng cịn bng lỏng, thiếu chặt chẽ và cương quyết, nên đã để xảy ra tình
trạng tranh chấp đất đai nêu trên.
8


- Thứ ba: Do sự thiếu hiểu biết về Luật đất đai của gia đình ơng Quỳnh
Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết mà mâu thuẫn giữa hai gia đình ngày càng
nghiêm trọng, căng thẳng, gay gắt không thể tự giải quyết được; cơng tác hịa
giải ở thơn A Xáp, xã Hồng Thượng hiệu quả chưa cao.
- Thứ tư: Việc tuyên truyền pháp luật ở cơ sở chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến
người dân chưa hiểu hết trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Bộ máy
chính quyền cấp xã bấy lâu nay chưa được quan tâm đúng mức.
- Thứ năm: Cán bộ, công chức là người thực thi chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế công tác không phải tất cả cán bộ,
công chức đều hiểu và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, một cách đúng đắn, phù hợp với chức trách nhiệm vụ được giao. Trong
tình huống này hoặc do đưa đẩy, tránh né trách nhiệm hoặc do thiếu hiểu biết về
pháp luật đã làm cho vụ việc thêm phức tạp. Đó là một trong những nguyên

nhân của tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gây khó khăn khơng đáng có.
5. Hậu quả của tình huống
- Sự mâu thuẫn giữa hai gia đình ơng Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn
Hiết trở nên căng thẳng. Tình làng, nghĩa xóm bị rạn nứt dần. Sự hiểu biết của
người dân về Luật đất đai còn hạn chế dẫn đến việc tranh chấp và khiếu kiện kéo
dài gây thiệt hại về thời gian, kinh tế của hai bên gia đình và cán bộ cấp thôn,
cấp xã, cấp huyện.
- Việc giải quyết của Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng còn chậm, chưa có
hiệu quả cao đã gây nên sự suy giảm uy tín chính quyền các cấp và sự nghiêm
minh của Pháp luật.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống

9


Đây là vụ kiện về tranh chấp đất đai giữa hai gia đình ơng Nguyễn Văn
Hiết và ơng Quỳnh Hùng. Vậy ta phải xác định rõ:
+ Đối tượng cần giải quyết?
+ Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ khởi kiện trên đúng
theo quy định của pháp luật?
+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vụ kiện được xác định như
thế nào?
+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp.
+ Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụ việc
hành chính trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, mang lại sự hài lòng
cho người dân.
Thế nhưng do cách giải quyết của thơn A Xáp đến cấp xã khơng dứt khốt,
khơng đúng quy định của pháp luật nên đã dẫn đến hậu quả là:
+ Đã làm phức tạp thêm tình hình, từ khởi kiện rồi đến khiếu nại kéo dài,

qua nhiều cấp, nhiều nơi giải quyết nhưng vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn
trong tranh chấp.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật. Phân
tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc. Từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn
để giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinh nghiệm quý báu
trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước sao cho hợp tình, hợp lý.
2. Xây dựng phương án xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống trên, tiểu luận đề xuất bốn phương án sau:
2.1. Phương án thứ nhất: giả thuyết

10


Nếu gia đình ơng Nguyễn Văn Sót có tham gia vào các đợt tuyên truyền
phổ biến giáo dục Pháp Luật thì sẽ khơng có tình trạng chuyển nhượng đất đai
khơng thơng qua xã và Phịng Tài Ngun Mơi trường. Do thiếu hiểu biết khơng
nắm vững luật pháp, quy trình của hộ gia đình người bán và người mua thì
khơng có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra không cần thiết
Tất cả cán bộ, công chức từ xã đến huyện đều làm việc tập trung, có trách
nhiệm cao; nắm vững luật pháp, quy trình… thì khơng có khiếu kiện, khiếu nại
xảy ra.
2.2. Phương án thứ hai: thuyết phục, giáo dục
Phương án này áp dụng đối với các trường hợp đơn giản, tính chất mức độ
sự việc không nghiêm trọng. Chỉ đạo thôn A Xáp và các tổ chức đoàn thể để
thuyết phục, giải quyết.
- Ưu điểm:
đơn giản, không tốn kém, giữ được mối quan hệ tình cảm láng giềng, cùng
nhau xây dựng cuộc sống mới tại cộng đồng khu dân cư, văn minh, lịch sự, đoàn
kết.

- Nhược điểm:
Chưa xây dựng được các tổ chức đồn thể đủ mạnh, uy tín, có kiến thức, có
hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết có tình có lý, hài hịa giữa hai bên.
Ngược lại, kỷ cương, phép nước dễ bị xem nhẹ.
2.3. Phương án thứ ba
Ơng Nguyễn Văn Sót chia lại phần đất rừng của mình cho gia đình ơng
Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết mỗi hộ là 500 m2.
Ưu điểm:

11


Đạt được sự đồng thuận từ phía hai hộ ơng Quỳnh Hùng và ông Nguyễn
Văn Hiết, Thể hiện sự quan tâm của chính quyền với lợi ích thiết thực của nhân
dân địa phương.
Nhược điểm:
Dân trí thấp, mua bán trái phép không đúng theo quy định của pháp luật,
không nắm bắt được luật đất đai.
2.4. Phương án thứ tư
Mỗi hộ gia đình của ơng Quỳnh Hùng và của ơng Nguyễn Văn Hiết chịu
thiệt 500 m2
Ưu điểm:
Khi hội đồng đất đai phân tích luật đất đai thì hai hộ gia đình đã nhận thức
được là mình đã sai phạm.
Nhược điểm:
Khơng nhận được sự đồng thuận từ hai hộ, nơi ở của hai hộ gia đình xa
khơng nắm biết được ơng Nguyễn Văn Sót bán tiếp diện tích cịn lại bán cho hộ
kia lại chồng lên đất của mình.
3. Lựa chọn phương án xử lý
Từ sự phân tích ưu, nhược điểm của các Phương án trên thì phương án thứ

batối ưu hơn cả, bởi nó giúp đạt được các mục tiêu là đảm bảo được tính khả thi
và đạt được đồng thuận từ phía hai gia đình.
Để thực hiện phương án này, chính quyền địa phương cần phối hợp với
thôn làm việc riêng với hộ ơng Nguyễn Văn Sót, phân tích rõ với ơng Nguyễn
VănSót là khi Ơng bán đất cho ơng Quỳnh Hùng và ơng Nguyễn Văn Hiết mà bị
thiếu diện tích đất cho hai gia đình thì ơng Nguyễn Văn Sót phải có trách nhiệm
với sự thiếu hụt trên. Khi hai gia đình xảy tranh chấp thì ơng Nguyễn Văn Sót lại
12


khơng đứng ra giải quyết mà để hai gia đình tự giải quyết dẫn đến hai hộ xảy ra
những mâu thuẫn khơng đáng có. Nên ơng Nguyễn Văn Sót phải bổ sung phần
diện tích đất ơng bán cho hai hộ cịn thiếu. Nêu rõ, tiền thì ơng Nguyễn Văn Sót
đã nhận đủ mà đất thì hai gia đình vẫn chưa nhận đủ.
4. Kiến nghị
Để thực hiện phương án tối ưu nêu trên, tiểu luận kiến nghị một số biện
pháp cụ thể như sau:
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay ở chính quyền các cấp cơ sở
cịn lỏng lẻo chủ quan, thậm chí thiếu tinh thần trách nhiệm. Cán bộ làm cơng
tác địa chính ở địa phương cịn chưa làm tốt cơng tác tham mưu và cịn nhiều bất
cập, trình độ năng lực chun mơn cịn hạn chế, chính quyền cấp trên thiếu kiểm
tra đơn đốc xử lý chưa khách quan đối với những sai phạm dẫn đến khiếu kiện
điển hình như vụ khiếu nại kéo dài giữa hai hộ gia đình ơng Quỳnh Hùng và ơng
Nguyễn Văn Hiết. Qua tình huống vụ việc nêu trên tơi có một số kiến nghị như
sau:
- Hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai;
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật, các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đất đai đến với mọi
người dân;
- Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý sử

dụng đất đai trên địa bàn. Đối với những vụ việc cụ thể phải giải quyết kịp thời
khách quan nhanh chóng nhưng phải đúng theo quy định của Pháp luật;
- Chấn chỉnh công tác theo dõi thống kê quản lý đất đai của cán bộ chuyên
môn, đặc biệt trong công tác quản lý đất rừng;
- Tổ chức giao đất tại thực địa có kèm theo sơ đồ cắm mốc đơn giản (Tránh
để xảy ra tình trạng như tình huống trên);
13


- Xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật đất đai và kiên
quyết xử lý những cán bộ sai phạm, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán
bộ địa chính xã, phường phải có đầy đủ kiến thức về pháp luật cũng như kiến
thức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng cần phát huy vai trị là cấp chính quyền
cơ sở gần dân nhất, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời
hướng dẫn bà con nhân dân thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình về
đất đai.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay công tác quản lý
đất đai và đang phải chịu sức ép rất lớn từ nhiều phía. Khối lượng cơng việc địi
hỏi người làm cơng tác quản lý phải thường xun nâng cao trình độ, nắm vững
chun mơn nghiệp vụ, giải quyết công việc phải công tâm khách quan, đúng
với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó Chính phủ và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm
tra, kiểm sốt đánh giá tình hình quản lý đất đai để đưa ra những chính sách phù
hợp. Ở tình huống trên cho thấy việc ông Quỳnh Hùng và ông Nguyễn Văn Hiết
khiếu nại đến cơ quan chức năng về trình tự thủ tục là đúng. Song nội dung ông
khiếu nại lại không có cơ sở pháp lý. Chính vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật đất

đai và sự thiếu tinh thần trách nhiệm của các cán bộ địa chính đã dẫn tới vụ việc
khiếu nại kéo dài.
Qua đó khẳng định sự kém hiểu biết pháp luật về đất đai của một số cán bộ
công chức cũng như tinh thần trách nhiệm không cao của cán bộ chuyên môn.
Hiện nay giá trị đất đai đang có xu hướng ngày càng tăng do tác động nhiều mặt.
14


Tình hình lấn chiếm, tranh chấp và số lượng đơn thư khiếu nại trong lĩnh
vực này ngày càng nhiều. Chứng tỏ cơng tác quản lý của các cấp chính quyền
đối với lĩnh vực đất đai cịn nhiều bất cập. Có thể ở khu đô thị tranh chấp đất đai
do thuận lợi nhưng ở vùng sâu vùng xa tranh chấp chỉ do đơn thuần vì tự ái cá
nhân dân tộc mà thơi, chính vì vậy các cán bộ quản lý và những cơ quan tham
mưu khi tham gia giải quyết tranh chấp về đất đai phải hết sức mềm dẻo, linh
hoạt, phải có năng lực và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cán bộ công
chức nhân dân ở từng địa phương. Kết hợp công tác tuyên truyền giáo dục pháp
luật sâu rộng trong cán bộ và quần chúng nhân dân về lĩnh vực đất đai. Giải
quyết tranh chấp về đất đai là vấn đề khó khăn phức tạp.
Vì vậy việc lựa chọn phương án xử lý và thực hiện tốt phương án đã góp
phần vào việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tính
nghiêm minh của Pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc
tranh chấp khiếu kiện kéo dài gây thiệt hại cả về kinh tế và bức xúc trong xã hội.
Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và phổ biến các chính sách về đất đai
nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân có như vậy thì chính sách pháp luật mới
đi vào cuộc cống tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và chấp hành pháp luật
đượctốthơn.
Trên đây là một tình huống về vụ tranh chấp đất rừng xảy ra tại địa bàn
thôn A Xáp, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do thời gian
và việc nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót về kiến thức pháp luật. Trong q trình phân

tích các phương án cũng như một số nội dung khác còn chưa chặt chẽ. Tôi rất
mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, sự đánh giá của các thầy cô để tôi có
những kinh nghiệm tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác cũng như góp
phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước./.

15


MỤC LỤC
Trang
1. Lời nói đầu…………………………………………………….

1

2. Nội dung tình huống…………………………………………..

3

3. Phân tích tình huống…………………………………………..

4

4. Xử lý tình huống………………………………………………

9

5. Kiến nghị………………………………………………………

13


6. Kết luận………………………………………………………..

14

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tổ chức Hội đồng năm 2003;
2. Luật khiếu nại tố cáo năm 2005;
3. Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013;
4. Hiến pháp năm 1992.

17


Lời cám ơn
Với góc độ là một phó chủ tịch UBND xã được Đảng, Nhà nước giao
nhiệm vụ phụ trách chung về VHXH, kinh tế tại địa phương và là người dân
sinh sống nơi đây, qua bài viết này chúng ta thấy được trách nhiệm của các cơ
quan, cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ, thấy rõ quyền hạn, nghĩa vụ và
cả trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng đất đai hiệu quả, hợp pháp và
đúng quy định của pháp luật.
Tơi biết bài viết của mình còn rất sơ sài, chưa truyền tải hết được nội
dung, thông tin một cách đầy đủ nhưng với khả năng, hiểu biết và kiến thức của
bản thân, tôi không hy vọng đạt được điểm cao mà điều quan trọng nhất với tôi
là mong muốn được gửi tới các các ngành, các cấp và mỗi người dân sẽ có một
góc nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, đất đai trong
cuộc sống. Cần phải nhận thức rõ và hiểu biết cơ bản về Luật đất đai.
Không chỉ tôi mà tất cả chúng ta đều mong muốn Đảng, nhà nước thực sự

phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, kịp thời xử lý các trường hợp mâu thuẫn giữa
các hộ gia đình với nhau, giải quyết ngay khi mới nảy sinh. Tránh gây mất đồn
kết giữa các gia đình với nhau gây ảnh hưởng đến nhiều người và tập thể.
Qua lớp học này tôi xin chân thành cám ơn các cấp đã tạo điều kiện và
quý thầy cô giáo đã truyền đạt nhiều kiến thức để tôi được học tập, được mở
mang kiến thức cơ bản của một người Cán bộ. Xin chân thành cám ơn quý thầy
cô của Trường Chính Trị Nguyễn Chí Thanh đã khơng quản đường xá xa xôi để
đem đến cho tất cả chúng tôi những bài học đầy ý nghĩa và bổ ích.
Xin chân thành cám ơn!

18



×