Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

luận văn ngoai giao van hoa trung quoc thong qua ngon ngu kinh nghiem va mot so goi mo cho viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................3
MỤC LỤC.........................................................................................................4
MỞ ĐẦU...........................................................................................................7
1.

Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................7

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................................9

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................11

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................12

5.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................13

6.

Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................13

7.

Kết cấu đề tài.........................................................................................13



CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HĨA
TRUNG QUỐC THƠNG QUA NGÔN NGỮ................................................14
1.1.

Các khái niệm cơ bản............................................................................14

1.1.1. Khái niệm “Ngoại giao văn hóa”.........................................................14
1.1.2. Khái niệm “Ngơn ngữ”.........................................................................18
1.2.

Vai trị của ngoại giao văn hóa đối với quốc gia...................................19

1.3.

Tầm quan trọng của ngơn ngữ trong ngoại giao văn hóa của quốc gia.21

1.4.

Khái quát về tiếng Trung Quốc.............................................................23

CHƯƠNG 2. NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC THÔNG QUA
VIỆC QUẢNG BÁ NGÔN NGỮ...................................................................28
2.1. Khái quát về ngoại giao văn hóa của Trung Quốc...................................28
2.2. Những nhân tố chính tác động đến ngoại giao văn hóa Trung Quốc thơng
qua việc quảng bá ngơn ngữ............................................................................29
2.2.1. Tình hình thế giới đã có những biến đổi sâu sắc..................................29
2.2.2. Tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng..........31
2.2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, vị thế của Trung Quốc đã thay
đổi mạnh mẽ theo hướng có lợi.......................................................................32

2.3. Ngoại giao văn hóa của Trung Quốc thông qua việc quảng bá ngôn ngữ36
1


2.3.1. Chiến lược “Giảng dạy tiếng Trung như một ngoại ngữ” (TCFL) và
“Quảng bá quốc tế về ngôn ngữ Trung Quốc” (IPCL)..................................36
2.3.2. Hán Biện...............................................................................................38
2.3.3. Viện Khổng Tử......................................................................................39
2.3.4. Kỳ thi năng lực Hán ngữ HSK..............................................................43
2.3.5. Học bổng học tập tại Trung Quốc........................................................45
2.3.6. Hoạt động của các tình nguyện viên và giáo viên được nhà nước bảo
trợ

..............................................................................................................47

2.3.7. Một số nhân tố khác trong hoạt động ngoại giao văn hóa thơng qua
ngơn ngữ.........................................................................................................48
2.4. Đánh giá chung.........................................................................................51
2.4.1. Thành tựu của của công tác ngoại giao văn hóa Trung Quốc thơng qua
việc quảng bá ngơn ngữ..................................................................................51
2.4.2. Tồn tại của của công tác ngoại giao văn hóa Trung Quốc thơng qua
ngơn ngữ.........................................................................................................53
CHƯƠNG 3. KINH NGHIỆM NGOẠI GIAO VĂN HĨA CỦA TRUNG
QUỐC THƠNG QUA NGƠN NGỮ VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT
NAM................................................................................................................55
3.1. Ngoại giao văn hóa Trung Quốc thông qua ngôn ngữ tại Việt Nam........55
3.2. Kinh nghiệm ngoại giao văn hóa của Trung Quốc thơng qua ngơn ngữ..57
3.2.1. Vai trò định hướng, quản lý của nhà nước...........................................57
3.2.2. Huy động sự tham gia của nhiều chủ thể..............................................58
3.2.3. Bài học từ Viện Khổng Tử.....................................................................59

3.2.4. Đào tạo nhân lực, xây dựng nguồn tư liệu, học liệu về ngôn ngữ bài
bản và phong phú............................................................................................60
3.3. Tiềm năng và thách thức của Việt Nam trong Ngoại giao văn hóa thơng
qua ngơn ngữ...................................................................................................62
3.3.1. Tiềm năng của Việt Nam trong Ngoại giao văn hóa thơng qua ngôn ngữ
62

2


3.3.2. Thách thức của Việt Nam trong Ngoại giao văn hóa thơng qua ngơn
ngữ ..............................................................................................................64
3.4.

Một số gợi mở cho Việt Nam................................................................65

3.4.1. Tăng cường vai trò định hướng, quản lý của nhà nước và huy động sự
tham gia của nhiều chủ thể khác.....................................................................65
3.4.2. Sử dụng nguồn lực phù hợp, hiệu quả trong điều kiện cụ thể của mình...
..............................................................................................................67
3.4.3. Chú trọng đào tạo nhân lực và xây dựng nguồn tư liệu, học liệu, tài
nguyên số........................................................................................................69
KẾT LUẬN.....................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................74
PHỤ LỤC........................................................................................................80

3


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc được cả thế giới biết đến là một quốc gia có bề dày lịch sử
lâu đời và truyền thống văn hóa giàu bản sắc. Những giá trị văn hóa của đất
nước tỷ dân này vẫn ln có một sức lơi cuốn rất riêng đối với phần còn lại
của thế giới. Điều đó có được khơng chỉ nhờ vào bản thân sức hút nội tại của
nền văn hóa mà cần khẳng định rằng, có một phần quan trọng là thành quả
đến các hoạt động ngoại giao văn hóa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả của
Trung Quốc từ nhiều năm nay.
Ngoại giao văn hố được chính phủ Trung Quốc coi trọng và được coi
là một bộ phận cấu thành quan trọng làm nên sức mạnh mềm quốc gia của
Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp
văn học nghệ thuật Trung Quốc và Đại hội đại biểu toàn quốc hội liên hiệp
nhà văn Trung Quốc, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh: “Tìm
tịi hướng phát triển đúng cho văn hóa Trung Quốc, tạo ra thời đại huy hồng
mới cho văn hóa dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm quốc gia là một thực tiễn
cấp bách đặt ra trước mắt chúng ta.”1
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII (2007) cũng
nhấn mạnh “trong thời đại hiện nay, vai trị của văn hố trong cạnh tranh sức
mạnh tổng hợp của đất nước ngày càng tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của
phát triển văn hố, người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh
tranh quốc tế khốc liệt này”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII (2012) vẫn tiếp tục thể hiện
sự quan tâm lớn của Trung Quốc đối với việc thúc đẩy ngoại giao văn hóa,
tăng cường ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Theo GS-TS Đỗ Tiến Sâm,
Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, một điểm đáng chú ý trong Báo
cáo chính trị được trình bày tại Đại hội đó là khẳng định việc “xây dựng
Trung Quốc thành cường quốc văn hóa, trong đó có nhấn mạnh sẽ tiếp tục
1

Nguyễn Thị Nữ (2015), Thành tựu và hạn chế của Trung Quốc trong việc thực hiện sức mạnh mềm

văn hóa trong 10 năm trở lại đây

4


gia tăng sức mạnh mềm của văn hóa, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp văn
hóa, biến cơng nghiệp văn hóa trở thành một trụ cột của nền kinh tế quốc
dân.” đồng thời “tích cực tham gia vào ngoại giao đa phương, đẩy mạnh
ngoại giao cơng chúng, ngoại giao văn hóa, ngoại giao chính đảng.” 2
Khẳng định vai trị của ngoại giao văn hóa, các nhà lãnh đạo Trung
Quốc kỳ vọng biến ngoại giao văn hóa thành “các kênh tác động chiến lược”
góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia, giảm thiểu phản ứng lo ngại quốc tế về
“mối đe dọa Trung Quốc” và tái thiết lại “vành đai văn hóa” mới tại khu vực
Đơng Á.3
Một trong những khía cạnh quan trọng trong cơng tác ngoại giao văn
hóa của Trung Quốc phải kể đến ngoại giao văn hóa thơng qua ngơn ngữ.
Ngôn ngữ là một phạm trù gắn liền với văn hóa. Nhìn chung, đối với ngoại
giao văn hóa, ngơn ngữ vừa là một rào cản, đồng thời lại là một cơng cụ hữu
ích nếu có biện pháp khai thác đúng đắn và khéo léo. Mặt khác, ngơn ngữ
quyết định trình độ của nền văn minh của một dân tộc. Trung Quốc, là một
trong bốn nền văn minh cổ đại, mà ngơn ngữ của Trung Quốc chính là sự kết
tinh và biểu hiện trực tiếp nhất của văn hóa Trung Quốc còn truyền thừa lại
đến ngày nay. Sức hấp dẫn của nền văn hóa Trung Quốc vì vậy khơng thể tách
rời sức hấp dẫn của ngơn ngữ. Vậy nên, khơng khó hiểu khi Trung Quốc tích
cực quảng bá ngơn ngữ của mình như là một bước đi quan trọng trong chiến
lược ngoại giao văn hóa.
Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng khẳng định việc quảng bá tiếng Trung là
“một phần không thể tách rời trong nỗ lực cải cách và mở cửa của Trung
Quốc”. Thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Trung “có ý nghĩa chiến lược để phổ
biến ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc trên khắp thế giới, để tăng cường tình

hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tăng cường hợp tác kinh tế, văn
hoá và trao đổi giữa Trung Quốc và các nước khác trên thế giới, nâng cao
ảnh hưởng của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế.”4
2
Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam ngày 15/11/2012, Những điểm nhấn từ đại hội 18 Đảng Cộng
sản Trung Quốc
3
Nguyễn Thu Phương (2016), Ngoại giao văn hóa Trung Quốc: Hiệu ứng hai mặt
4
Jeffrey Gil (2008), The Promotion of Chinese Language Learning and China’s Soft Power

5


Trong q trình xúc tiến việc học ngơn ngữ tiếng Trung trên khắp thế
giới như là một phần trong nỗ lực để hồn thành mục tiêu chính sách đối
ngoại thơng qua việc sử dụng quyền lực mềm, Trung Quốc đã cho thấy rất
nhiều những thành tựu và cũng khơng ít hạn chế, tồn tại. Tìm hiểu về cách
thức, quá trình triền khai ngoại giao văn hóa Trung Quốc thơng qua ngôn ngữ
của sẽ cung cấp cho chúng ta thêm một hướng tiếp cận hiệu quả khi nghiên
cứu ngoại giao văn hóa nói riêng và nền ngoại giao của Trung Quốc nói
chung.
Trong q trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nhận thức rõ
được tầm quan trọng của cơng tác ngoại giao văn hóa trong việc thiết lập, duy
trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản
của quốc gia là phát triển, an ninh và mở rộng ảnh hưởng quốc tế.
Trong những năm vừa qua, đất nước ta đã có những bước tiến tích cực
nhằm đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong tình hình mới. Tuy vậy, so với các
nước trong khu vực và trên thế giới, cụ thể là khi so sánh với một quốc gia có
nền ngoại giao văn hóa mạnh và hoạt động khá hiệu quả như Trung Quốc thì

chúng ta vẫn cịn rất nhiều điều cần hồn thiện và nâng cao. Tìm hiểu về hoạt
động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc vừa giúp chúng ta tiếp nhận các
hoạt động ngoại giao văn hóa theo hướng tích cực và hiệu quả, đồng thời
cũng là một phương thức giúp chúng ta học hỏi được từ cách làm của nước
bạn để có thể vận dụng và sáng tạo vào hoạt động ngoại giao văn hóa của đất
nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những nghiên cứu nước ngồi:
Hoạt động đối ngoại nói chung, ngoại giao văn hóa nói riêng là vấn đề
được đề cập trong khá nhiều cơng trình nghiên cứu. Những nghiên cứu về
ngoại giao văn hóa của các nhà nghiên cứu nước ngồi có thể kể đến: Các lý
thuyết liên quan đến ngoại giao văn hóa như “Thuyết xung đột văn minh” do
Samuel P.Huntington đề ra, thuyết “sức mạnh mềm” của Joseph Nye về ngoại
6


giao văn hóa. Việc nghiên cứu của giới học giả về ngoại giao văn hóa bắt đầu
tương đối muộn. Khái niệm mới “ngoại giao văn hóa” do nhà sử học ngoại
giao người Mỹ Ralph Tumer đưa ra sớm nhất từ những năm 40 của thế kỷ 20.
Sau này, nhà sử học ngoại giao Mỹ Frank Ninkovich đã trình bày và phát triển
một cách hệ thống quan niệm trên.
Bàn về chủ đề ngoại giao văn hóa Trung Quốc, các học giả Trung Quốc
và quốc tế cũng có khơng ít các cơng trình nghiên cứu, có thể kể đến một số
cơng trình như: “China's Cultural Diplomacy” (1963) của Herbert Passin;
“Ngoại giao văn hố và sức mạnh mềm của Trung Quốc – Nhìn từ góc độ
tồn cầu hố” (2008) của tác giả Bành Tân Lương; “Cultural Diplomacy and
Social Capital in China” của TS. Liang Xu, Đại học Lancaster, Anh quốc;
“Confucius Institute project: China’s cultural diplomacy and soft power
projection” (2013) của Su-Yan Pan Ban Khoa học xã hội, Viện Giáo dục
Hồng Kông; “China’s Cultural Diplomacy: Historical Origin, Modern

Methods and Strategic Outcomes” (2014) do China Research Center tiến
hành; “Confucius Institutes and the Globalization of China’s Soft Power”
(2014) tiến hành bởi R.S. Zaharna, Jennifer Hubbert, và Falk Hartig;
“China’s Cultural Diplomacy: Strategy, Policy, and Implementation” (2015)
của Trung tâm Chính sách tồn cầu Carnegie -Tsinghua, Bắc Kinh;…
Ngồi ra các cơng trình chun khảo, nghiên cứu về văn hố, lịch sử,
chính trị của Trung Quốc nói chung và về tiếng Trung Quốc nói riêng cũng
tương đối phong phú.
Những nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam, ngoại giao văn hóa là một đề tài quan trọng, nhưng các
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta còn chưa thật sự nhiều. Một
số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến: “Ngoại giao và công tác
ngoại giao” (2009) của Vũ Dương Huân; “Những vấn đề quốc tế đương đại
và quan hệ đối ngoại của Việt Nam” của Viện Quan hệ Quốc tế; “Ngoại giao
văn hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng” (2012) của PGS.
TS. Phạm Thái Việt và ThS. Lý Thị Hải Yến;… Ngồi ra ngoại giao văn hóa
7


cũng được đề cập ở Hội thảo quốc gia, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
trên các tạp chí chun ngành.
Việt Nam cũng có khơng ít các bài viết khoa học, nghiên cứu về chủ đề
ngoại giao văn hóa Trung Quốc, có thể kể tới: Bài viết “Trung Quốc gia tăng
sức mạnh mềm văn hố ở khu vực Đơng Nam Á” của TS. Nguyễn Thu
Phương, Viện Nghiên cứu Trung Quốc; một số bài liên quan được biên dịch
bởi dự án Nghiên cứu quốc tế; “Trung Quốc và chiến dịch thúc đẩy quyền lực
mềm” đăng trên chương trình Nghiên cứu Biển Đông; “Sự trỗi dậy của sức
mạnh mềm Trung Quốc - Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của Nguyễn
Thị Thu Phương và Phùng Diệu Anh; “Ngoại giao văn hố Trung Quốc và
vai trị của nó trong q trình hội nhập quốc tế” của Ths. Phạm Hồng Yến,

“Viện Khổng Tử và Ngoại giao văn hóa Trung Quốc: nhìn từ góc độ bên tiếp
nhận” của ThS-NCS. Đỗ Thanh Vân, “Ngoại giao văn hóa Trung Quốc
quảng bá quốc gia như thế nào” trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 2;…
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu này, ở mức độ nhất định đã đề
cập đến ngoại giao văn hóa Trung Quốc thông qua ngôn ngữ tuy nhiên gần
như chưa có những bài viết hoặc cơng trình khoa học phân tích cụ thể và đặt
trọng tâm vào vấn đề này được công bố rộng rãi trên hệ thống thông tin đại
chúng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động ngoại giao văn hóa Trung
Quốc thơng qua ngơn ngữ,cũng như thực tiễn tiến hành hoạt động này, khóa
luận rút ra những kinh nghiệm và gợi mở cho công tác ngoại giao văn hóa của
Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những khái niệm cơ bản và vai trị của ngoại giao văn hóa
trong quan hệ đối ngoại của quốc gia.
8


- Làm rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ trong ngoại giao văn hóa của
quốc gia.
- Làm rõ cách thức triển khai ngoại giao văn hóa Trung Quốc thơng
qua ngơn ngữ.
- Tổng hợp, rút ra những kinh nghiệm cho công tác ngoại giao văn hóa
của Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động quảng bá ngôn ngữ
của Trung Quốc nhằm thực hiện mục tiêu ngoại giao văn hóa của quốc gia

này.
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khơng đánh giá tồn bộ tất cả các mặt của ngoại giao văn hóa
của Trung Quốc mà chỉ giới hạn ở việc làm rõ quá trình triển khai ngoại giao
văn hóa Trung Quốc thơng qua các hoạt động quảng bá ngôn ngữ và kết quả
của các hoạt động này. Khóa luận nhìn nhận, đánh giá những tích cực cũng
như những hạn chế của hoạt động ngoại giao văn hóa thơng qua ngơn ngữ đối
với sự việc xây dựng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc và rút ra bài học cho
cơng tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam hiện nay.
Về thời gian, khóa luận nghiên cứu các vấn đề từ những năm đầu thế kỷ
XXI đến nay, với việc Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên
đưa “sức mạnh mềm” vào trong nội dung của “Báo cáo chính trị”, nêu rõ sức
mạnh mềm là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp đất nước,
đồng thời nêu lên phải “vực dậy sức sống sáng tạo của văn hố tồn dân tộc,
nâng cao sức mạnh mềm của văn hố quốc gia”. Khóa luận đặc biệt tập trung
nghiên cứu về những sự kiện, diễn biến trong những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp so sánh – lịch sử và phương pháp nghiên cứu liên ngành, thông
9


qua nghiên cứu lịch sử kết hợp với tổng hợp những thông tin từ nguồn tài
liệu, tư liệu thu thập được qua sách, báo, tạp chí, Internet ; từ đó, tổng hợp,
phân tích và rút ra những điều làm sáng tỏ cho đề tài khóa luận.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ngoại
giao văn hóa Trung Quốc nói chung và ngoại giao văn hóa thơng qua ngơn
ngữ nói riêng.
Khóa luận cũng trình bày thực tiễn hoạt động ngoại giao văn hóa của

Trung Quốc thơng qua ngơn ngữ triển khai trong thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo
cho người làm cơng tác ngoại giao nói chung và sinh viên các ngành Quan
hệ quốc tế, ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Trung Quốc học,…
Ngồi ra, đề tài cũng góp phần nhỏ bé giúp nâng cao nhận thức về
ngoại giao văn hóa, cũng như ngoại giao văn hóa thơng qua ngôn ngữ trong
hoạt động ngoại giao tổng hợp tại Việt Nam.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, khóa luận được kết cấu bao gồm 3 chương, 12 tiết.

10


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN
HĨA TRUNG QUỐC THƠNG QUA NGƠN NGỮ
1.1.

Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Ngoại giao văn hóa”
Khái niệm “Ngoại giao”
Ngoại giao theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan

hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh
hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt.
Từ điển Ngoại giao của Liên Xô trước đây do A. Gromyk chủ biên cho
rằng ngoại giao được hiểu là “công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của
quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ
thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu
nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ

trưởng, bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các
đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp
nhân và cơng dân mình ở nước ngoài”. Đồng thời ngoại giao là “nghệ thuật
đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách
thoả hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận cũng
như việc mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế.”5
Theo từ điển Tiếng Việt, ngoại giao là “sự giao thiệp với nước ngoài để
bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và góp phần giải quyết những vấn đề
quốc tế chung”6
Giáo trình “Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao” đưa ra định
nghĩa như sau: “Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ
thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối
ngoại và các đại diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước,
bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và
5
6

Hoàng Cẩm Thanh (2015), Ngoại giao (Diplomacy), nghiencuuquocte.org ngày 26/12/2015
Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

11


trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường
đàm phán vá các hình thức hồ bình khác.”7
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể thấy nhìn chung
hoạt động ngoại giao có một số điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, ngoại giao hoạt động như một cỗ máy mà thông qua đó một
quốc gia có thể tạo nên ảnh hưởng và thể hiện sự quan tâm của họ đối với bên

ngoài. Đồng thời, ngoại giao giúp điều hồ các lợi ích quốc gia.
Thứ hai, các nhà ngoại giao đóng vai trị quan trọng trong việc triển
khai đường lối ngoại giao và chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Thứ ba, thơng thường ngoại giao là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên
trách về quan hệ đối ngoại ở cả trong và ngoài nước. Cơ quan đại diện ngoại
giao ở nước ngoài có nhiệm vụ thu thập thơng tin tại nước sở tại về tình hình
kinh tế, chính trị, về các hoạt động và quan hệ giữa chính quyền nước sở tại
với bên ngồi nhằm có những đánh giá, phân tích và dự báo các vấn đề phát
sinh, góp phần vào việc điều chỉnh và phát triển chính sách đối ngoại của
quốc gia mình.
Khái niệm “văn hóa”
Trên thế giới có hàng hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm
2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”8
Theo PGS,TS. Trần Ngọc Thêm, dựa trên những đặc trưng cơ bản cũng
như phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay mà tổng hợp lại, ta
có thể định nghĩa văn hóa là “hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữ con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”9
7

Nguyễn Tử Lương (2000), Một số vấn đề cơ bản về Nghiệp vụ ngoại giao Tập 1, NXB Chính trị

Quốc gia
8
9


UNESCO (2002), Tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng văn hóa
Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục

12


Như vậy, văn hóa có thể được hiểu là những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra. Nói cách khác, văn hóa có chủ thể sáng tạo là con
người, được tác động bởi các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội và điều kiện
lịch sử, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội
hóa.
Văn hóa cũng chính là yếu tố tạo nên sức hút của một dân tộc, giúp
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nói như Federico Mayor văn hóa
“phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc
sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ cũng như
đang diễn ra trong hiện tại”, cấu thành một hệ thông các giá trị “ mà dựa
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.” 10 Vì thế, văn hóa
trở thành yếu tố nội sinh quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi một quốc gia
dân tộc; cũng chính là điều mà mọi quốc gia muốn gìn giữ và quảng bá ra với
thế giới.
Khái niệm “ngoại giao văn hóa”
Ngoại giao văn hóa (Cultural diplomacy) là một hình thức ngoại giao
thơng qua cơng cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại
nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh
và ảnh hưởng.11
Viện Ngoại giao Văn hoá (ICD), Cộng hòa Liên bang Đức đưa ra định
nghĩa "Ngoại giao văn hố có thể được mơ tả như là một quá trình hành động
dựa trên và sử dụng sự trao đổi ý tưởng, giá trị, truyền thống và các khía
cạnh khác của văn hố hoặc nhân dạng, tăng cường mối quan hệ, tăng cường
hợp tác văn hoá-xã hội, thúc đẩy lợi ích quốc gia và Hơn nữa, ngoại giao văn

hố có thể được thực hiện bởi cả khu vực công, khu vực tư nhân hoặc xã hội
dân sự ".12
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đưa ra một số khái niệm về ngoại
giao văn hóa, trong đó có khái niệm: “Ngoại giao văn hóa là một hình thức
10

Trần Văn Bạt (2006), Văn hóa và Con người, NXB Hội Nhà văn
Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên) (2013), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế
12
Institute for Cultural Diplomacy, culturaldiplomacy.org
11

13


ngoại giao kiểu mới lấy riêng văn hóa làm nội dung. Hoạt động của ngoại
giao văn hóa là hoạt động ngoại giao của quốc gia có chủ quyền lấy việc bảo
vệ lợi ích văn hóa nước mình cùng việc thực hiện mục tiêu chiến lược quốc
gia làm mục đích, tiến hành dưới sự chỉ đạo của chính sách văn hóa nhất
định và dựa vào thủ đoạn văn hóa.”13
Trong thời đại tồn cầu hóa và với sự nổi trội của xu hướng “đối thoại
thay cho đối đầu”, ngoại giao văn hóa được xem là một trong 3 trụ cột chính
của hoạt động ngoại giao, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.
Đối tượng hướng tới của ngoại giao văn hóa thường là chính phủ và,
hoặc nhân dân của các quốc gia khác.
Mục đích triển khai ngoại giao văn hóa đối với một quốc gia thường là
nhằm thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao, tăng cường sự hiểu biết, tạo dựng
hình ảnh tốt và giới thiệu các giá trị hấp dẫn của mình để thu hút thương mại,
đầu tư, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả an ninh. Ngoại giao văn hóa cịn có
thể là cơng cụ chuyển đổi những định kiến truyền thống về các nền văn hóa

thành sự hiểu biết và hợp tác.
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngoại giao văn hóa là
phương thức thực hiện đa dạng, không chỉ bằng con đường chính thức của
nhà nước mà bằng cả con đường “khơng chính thức”, bao gồm các hình thức
giao lưu, trao đổi phong phú giữa các cá nhân, tổ chức các quốc gia. Chính vì
vậy mà ngoại giao văn hóa được áp dụng dễ dàng, linh hoạt và kết quả đạt
được cũng nhanh chóng mà khơng kém phần hiệu quả so với các hình thức
ngoại giao kinh tế, chính trị hay qn sự.
Trong xu thế hội nhập, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát
triển mà khơng mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Các quốc
gia một mặt phải tìm hiểu ngày càng sâu, rộng, hiểu toàn diện về thế giới; mặt
khác, cũng rất cần để thế giới hiểu nhiều hơn, hiểu rõ hơn về quốc gia mình,
qua đó tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợp tác để cùng phát triển. Việc

13

Bành Tân Lương (2008), Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc: Một góc nhìn tồn
cầu hóa, Nxb Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ, Bắc Kinh

14


tăng cường ngoại giao văn hóa sẽ giúp hồn thành nhiệm vụ trên một cách tốt
nhất. Đó đồng thời cũng chính là vai trị của cơng tác ngoại giao văn hóa.
1.1.2. Khái niệm “Ngơn ngữ”
Ngơn ngữ có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo
Ferdinand de Saussure, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ, ngôn ngữ là “một
hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận,(...) Ðó là
một kho tàng được thực tiễn nói năng của những người thuộc cùng một cộng
đồng ngơn ngữ lưu lại, một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại

dưới dạng tiềm năng trong mỗi bộ óc, hay, nói cho đúng hơn trong các bộ óc
của một tập thể.” 14
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, ngơn ngữ là một “hệ thống tín
hiệu đặc biệt và phức tạp mà con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với
nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ
thống như vậy”.15
Hiểu một cách khái quát, ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu bao gồm hệ
thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những người
trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Không chỉ là công cụ giao tiếp xã hội ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện
tư duy.
Ngơn ngữ bao gồm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, trong thời đại hiện
nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hố giữa các dân tộc.
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ
tư duy của con người. Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm
thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh,
gọi tên). Hai mặt này không bao giờ tách nhau. Ngay từ đầu, ngơn ngữ đã
đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của
ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ
thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở thành
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
14
15

Đại học Cần Thơ, Đề cương Cơ sở ngôn ngữ học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

15



Trong một thế giới mà sự đa dạng về văn hóa được tơn trọng và đề cao,
ngơn ngữ mang đến khả năng tiếp cận và bước vào một nền văn hóa khác.
Nói như Federico Fellini, đạo diễn phim người Ý: “Mỗi một ngôn ngữ khác
nhau đưa lại cho chúng ta một tầm nhìn khác nhau về cuộc sống”.
Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội, chỉ sinh ra và phát triển trong xã
hội con người, có tính hiện tượng chung cho cả cộng đồng. Theo C. Mác
“Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Có thể nói, ngơn ngữ là linh
hồn của dân tộc, qua ngôn ngữ mỗi cộng đồng bản ngữ thể hiện được thế giới
quan của mình, đồng thời thế giới quan cũng làm ngơn ngữ phát triển. Qua
ngôn ngữ sẽ thấy được đặc điểm tâm lý của một cộng đồng bản ngữ, và qua
đó sẽ thấy được trong mỗi ngôn ngữ đều hàm chứa cách thức nhìn nhận thế
giới của mỗi cộng đồng dân tộc đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ.
1.2.

Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với quốc gia
Đối với các nước lớn, ngoại giao văn hóa là con đường để mở rộng và

củng cố ảnh hưởng của mình với thế giới. Củng cố vị thế chính trị của mình
trên trường quốc tế là mục tiêu hết sức quan trọng mà khơng ít quốc gia
hướng đến khi xây dựng chiến lược ngoại giao văn hóa.
Đối với các nước nhỏ hơn, ngoại giao văn hóa được sử dụng nhằm
quảng bá hình ảnh đất nước, con người và tăng cường phát triển, qua đó các
nước này sẽ được chú ý nhiều hơn và nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế.
Nhìn chung, bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, khi tiến hành ngoại
giao văn hóa thì mục đích hướng đến về cơ bản đều khơng nằm ngồi việc
thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao, tăng cường sự hiểu biết, tạo dựng hình
ảnh tốt và giới thiệu các giá trị hấp dẫn của mình để thu hút thương mại, đầu
tư, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả an ninh. Ngoại giao văn hóa cịn có thể
là cơng cụ chuyển đổi những định kiến truyền thống về các nền văn hóa thành
sự hiểu biết và hợp tác.

Ngoại giao văn hóa cũng có tác dụng mạnh mẽ trong việc lan tỏa các
giá trị văn hóa, vận động sự cơng nhận tồn cầu đối các giá trị văn hóa của
16


dân tộc mình, để biến chúng trở thành các giá trị phổ quát được chấp nhận
rộng rãi, góp phần củng cố sức ảnh hưởng quốc gia. Trường hợp của một
cường quốc ngoại giao văn hóa là Hoa Kỳ có thể xem như một dẫn chứng tiêu
biểu cho điều này. Ngày nay, các “giá trị Mỹ” xuất hiện gần như ở mọi nơi
trên thế giới và mang đến sự ảnh hưởng rộng khắp. Khơng khó để bắt gặp
hình ảnh những người dân ở một quốc gia bất kỳ mặc quần jeans, nghe nhạc
pop, ăn đồ ăn nhanh, và để một tóc theo kiểu của một ngôi sao Hollywood.
Các lễ hội truyền thống trong văn hóa Âu Mỹ như Halloween, Giáng Sinh, Lễ
Tạ ơn,.. dần dần được truyền bá, tổ chức và trở thành những ngày lễ quan
trọng tại nhiều nước.
Ngoại giao văn hóa cịn là một lĩnh vực có ý nghĩa mở đường cho các
hoạt động đối ngoại nói riêng cũng như mở đường cho sự giao lưu trên các
lĩnh vực khác nói chung. Thực tế đã chứng minh hiệu quả khơng thể phủ nhận
của ngoại giao văn hóa trong việc tạo điều kiện giới thiệu, quảng bá hình ảnh
quốc gia, góp phần mở rộng các hoạt động du lịch, khai thác các ngành cơng
nghiệp văn hóa, thương mại, đầu tư, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao. Hàn
Quốc chính là một ví dụ tiêu biểu cho việc thúc đẩy thương mại, du lịch, dịch
vụ nhờ vào hiệu ứng tích cực của các hoạt động ngoại giao văn hóa. Khơng
khó để nhận ra hiệu quả tiếp thị tuyệt vời của các thước phim Hàn Quốc cho
những xu hướng công nghệ, làm đẹp hay các tour du lịch được các cơ quan,
doanh nghiệp của nước này tận dụng. Singapore cũng là một quốc gia tiến
hành hiệu quả việc quảng bá văn hóa gắn liền với phát triển du lịch, xây dựng
thành cơng hình ảnh về một xứ sở đầy hứa hẹn đối với những nhân sự nước
ngồi có tay nghề giỏi, trình độ cao đến làm việc tại nước này.
Mơi trường quốc tế hiện nay tạo nên những cạnh tranh khốc liệt, muốn

phát huy hiệu quả phải huy động sức mạnh tổng hợp trên các lĩnh vực, bao
gồm cả sức mạnh vật chất và tinh thần, trong đó có cơng cụ văn hóa.
Ngoại giao văn hóa cịn là kênh tác động vào lịng người trực tiếp nhất,
hiệu quả nhất vì chủ thể của hoạt động đối ngoại không chỉ đơn thuần là nhà
nước mà còn cả nhân dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Trong bối cảnh
17


trên, ngoại giao văn hóa có điều kiện hết sức thuận lợi để phát huy vai trị,
đóng góp tích cực và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiện đại hóa đất
nước, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa quốc
tế.
Trên thế giới, ngoại giao văn hóa thực ra khơng phải là một lĩnh vực
còn quá mới mẻ. Trong lịch sử quan hệ quốc tế, ngoại giao văn hóa đã từng có
những đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại của quốc gia nói riêng và
trong quan hệ quốc tế nói chung. Trong thời đại ngày nay, trước tác động
mạnh mẽ của tồn cầu hóa, các đường biên giới về chính trị, kinh tế giữa các
quốc gia đang dần mờ dần đi. Tất cả các quốc gia đều đang bị đặt dưới thách
thức hội nhập cùng thể giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc của riêng mình và
đồng thời cịn phổ biến nó ra với thế giới. Trong bối cảnh đó, Ngoại giao văn
hóa ngày càng thể hiện vai trò của một sách lược ngoại giao quan trọng cho
các quốc gia và các vùng lãnh thổ. Ngoại giao văn hóa khơng phải là hoạt
động một chiều mà là sự trao đổi qua lại có tương tác. Q trình đó giúp các
quốc làm giàu thêm kho tàng văn hóa của mình, đồng thời định hướng việc
gìn giữ, phát huy và điều chỉnh các giá trị văn hóa riêng cho phù hợp với dòng
chảy phát triển chung của thế giới.
1.3.

Tầm quan trọng của ngơn ngữ trong ngoại giao văn hóa của quốc
gia

Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa được xác định là “vô cùng chặt

chẽ, tới mức mà ta không thể hiểu và đánh giá đúng được cái này nếu khơng
có kiến thức về cái kia”.16 Ngơn ngữ là một phần của văn hóa và ngược lại,
văn hóa là một phần của ngôn ngữ, cả hai đan xen, ràng buộc lẫn nhau, cái nọ
không tách khỏi cái kia mà khơng mất đi ý nghĩa trọn vẹn của mình.
Ngơn ngữ có được sinh ra từ văn hóa, cịn văn hóa lại được phản ánh và
chuyển tải bởi ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giữa ngôn ngữ và
văn hóa mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau để cùng phát triển.
Nhìn từ góc độ giao tiếp, biểu hiện đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của văn
16

Edward Sapir (1921), Language

18


hóa là thái độ, hành vi ứng xử của con người với nhau trong cộng đồng xã
hội, tạo nên các giá trị được coi là bản sắc dân tộc. Trong đó ngơn ngữ có vai
trị hết sức quan trọng nếu khơng muốn nói là yếu tố quyết định tạo nên bản
sắc ấy đồng thời cũng chính là tấm gương phản chiếu bản sắc. Ngôn ngữ của
mỗi dân tộc phản ánh “cách nghĩ”, “ cách tư duy” của riêng dân tộc đó mà ở
các dân tộc khác khơng có. Trong số các kiểu tư duy khác nhau cùng tồn tại ở
con người hiện đại, mỗi dân tộc sẽ có thiên hướng nổi trội hay “ưa thích” một
kiểu nào đó. Hay nói cách khác, hiện thực khách quan luôn được khúc xạ qua
lăng kính chủ quan của người bản ngữ. Tuỳ vào mỗi một dân tộc, mỗi một
nền văn hoá khác nhau mà có cách nghĩ, cách nói khác nhau về các sự vật
hiện tượng trong thế giới khách quan, đôi khi ngay cùng một sự vật hiện
tượng cũng có nhiều cách thức thể hiện không giống nhau giữa các ngôn ngữ
- dân tộc. Chính điều này là sự biểu hiện đặc trưng tư duy ngơn ngữ ở một

dân tộc.
Nếu người tìm hiểu văn hóa bỏ qua yếu tố ngơn ngữ sẽ khơng thể nào
hiểu rõ được nền văn hóa đó. Mặt khác, nếu có thể giao tiếp thành cơng được
bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, người giao tiếp không thể không chú ý tới yếu tố
văn hóa trong ngơn ngữ đó. Nói cách khác, tìm hiểu một ngơn ngữ cũng chính
là học cách sử dụng thế nào trong các bối cảnh văn hóa - xã hội cụ thể.
Từ mỗi quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, có thể nhận thấy tầm quan
trọng của ngơn ngữ trong ngoại giao văn hóa là khơng thể phủ nhận. Nói cách
khác, quảng bá ngơn ngữ chính là một phần khơng thể thiếu trong nỗ lực tiến
hành ngoại giao văn hóa. Nếu như tách rời ngơn ngữ hoặc xem nhẹ vai trị của
ngơn ngữ trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa, thì những nỗ lực thực hiện cơng
tác này sẽ mất đi một nền móng quan trọng.
Mặt khác, việc quảng bá ngôn ngữ cũng mang lại yếu tố cộng hưởng để
tiến hành ngoại giao văn hóa nói chung một cách hiệu quả hơn. Bởi lẽ, khi
tiếp cận với ngôn ngữ, con người đồng thời sẽ tiếp cận được với nền văn hóa
sản sinh ra ngơn ngữ đó. Ngồi ra, khi ngơn ngữ đã được các đối tượng của
ngoại giao văn hóa tiếp nhận thì nó lại trở thành chìa khóa mở ra cánh cửa để
19


bản thân họ bước vào nguồn thông tin, kiến thức vơ tận về nền văn hóa đó.
Nói cách khác, ngơn ngữ chính là thứ cơng cụ hữu hiệu để ngoại giao văn hóa
được triển khai một cách thấu đáo và mang lại hiệu quả lâu bền.
1.4.

Khái quát về tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung Quốc ( 中 中 [Zhōngwén]: ‘Trung văn’, tức ngơn ngữ của

Trung Quốc), cịn được gọi là tiếng Trung, tiếng Hán, Hán ngữ hay tiếng Hoa,
là một ngôn ngữ hay họ ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ thanh điệu thuộc hệ

ngôn ngữ Hán - Tạng. Chữ viết Trung Quốc là một hệ Chữ tượng hình.17
Nguồn gốc của tiếng Trung vẫn còn nhiều tranh cãi. Chữ Hán là một
trong những ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới, do vậy việc chưa có kết luận cụ
thể về nguồn gốc của nó là điều dễ hiểu. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở
An Dương (Hà Nam, Trung Quốc) nhiều mu rùa, xương lồi vật, và đồ đồng
trên đó có khắc chữ, và họ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời
muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công
nguyên. Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết
Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ.
Mặc dù thường được coi là ngơn ngữ duy nhất với lý do văn hố, trên
thực tế giữa các vùng khác nhau của Trung Quốc, sự khác nhau trong cách nói
là khá đa dạng. Tiếng Trung Quốc có khá nhiều phương ngơn, có thể kể đến
tiếng phổ thông (tiếng Quan thoại), tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu,
tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ.
Tuy vậy, về mặt chữ viết, trên cả nước Trung Quốc có sự thống nhất.
Sau Cách mạng văn hóa, Trung Quốc ngày nay dùng chữ giản thể. Cách viết
này được chính phủ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ chữ Hán phồn
thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán. Tất cả mọi
người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn
viết thống nhất có từ đầu thế kỷ XX là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng bình dân
dựa trên tiếng Quan Thoại) dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc.
17

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Tiếng Trung Quốc

20


Loại ký tự Giản thể này được sử dụng phổ biến trong các tài liệu giảng
dạy tiếng Trung Quốc cho người nước ngồi. Có đặc điểm là ít nét và dễ nhớ,

dễ viết hơn chữ phồn thể, chữ giản thể được đánh giá là dễ tiếp cận hơn đối
với người nước ngoài bắt đầu học tiếng Trung, đặc biệt là người phương Tây.
Với người nước ngoài, nhất là các nước khơng sử dụng dạng chữ tượng hình,
thì tiếng Trung Quốc cũng mang đến cho họ khơng ít thách thức: chữ viết
tượng hình (khơng phải loại chữ viết ký âm), ngơn ngữ đơn âm (không phải
đa âm), hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và đặc biệt là thanh điệu khá phức tạp
và đặc biệt, đây là thứ ngôn ngữ được sản sinh trên nền tảng văn hóa Á Đơng
với nhiều nét đặc sắc, tinh túy, thâm sâu trong từng con chữ. Trên thực tế, chữ
Giản thể và Phồn thể vẫn tồn tại song song bởi mỗi loại đều có những ưu việt
và hạn chế riêng. Chữ Phồn thể tuy phức tạp và khó viết nhưng lại là biểu
hiện của tinh hoa của văn minh Trung Hoa, là đối tượng thể hiện của nghệ
thuật thư pháp. Mặt khác, chữ Giản thể cũng là tiền đề cho người học tiếp cận
với chữ Phồn thể để hiểu được ý nghĩa tượng hình trọn vẹn.
Tiếng Trung Quốc đề cập trong khóa luận này là tiếng Hán tiêu chuẩn,
được chấp nhận là ngơn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa. Tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn hay tiếng Hán Tiêu chuẩn (tiếng Trung: 中中
中中). Đây là một dạng tiếng Trung được chuẩn hóa và được chấp nhận là ngơn
ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan, đồng thời cũng là một trong bốn
ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngơn ngữ chính thức
dùng để trao đổi của Liên Hợp Quốc.
Cách phát âm của tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn dựa trên tiếng Bắc
Kinh, nhưng từ vựng được lấy rộng khắp từ các phương ngữ được nói ở miền
Bắc, Trung và Tây Nam của Trung Quốc (là khu vực đa dạng các phương ngữ
được biết đến dưới tên chung là Quan thoại). Ngữ pháp của tiếng Trung Quốc
Tiêu chuẩn dựa trên các tác phẩm văn học hiện đại xác định nên bạch thoại
(dạng văn viết tiếng Hán dựa trên văn nói hiện đại).
Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn tại Trung Quốc đại lục được gọi là tiếng
Phổ thông (中中中 Phổ thông thoại), tại Đài Loan được gọi là Quốc ngữ ( 中中),
21



tại Singapore và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á được gọi là tiếng Hoa ( 中中
Hoa ngữ).
Nhìn chung, tiếng Trung là một ngơn ngữ tiêu biểu của loại hình ngơn
ngữ đơn lập. Từ khơng có biến đổi hình thái, trật tự từ và hư từ có vai trị
quan trọng trong việc diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp. Đặc điểm nổi bật của tiếng
Trung Quốc có thể kể đến giới hạn các âm tiết dứt khốt, “âm tiết tính rất
rõ”. Trong vốn từ vựng cơ bản của tiếng Trung số từ đơn âm tiết chiếm tỉ lệ
cao; đương nhiên số âm tiết ấy được phát âm tách hẳn các âm tiết khác. Trong
những từ song âm tiết, đa âm tiết, ranh giới giữa các âm tiết cũng rất rõ, khả
năng tách các âm tiết rất lớn.18
Tiếng Trung cũng là ngôn ngữ có nhạc tính phong phú. Ngữ âm tiếng
Trung có thanh điệu cao thấp; thanh điệu cũng là yếu tố tạo ra ý nghĩa từ
vựng, có ngữ điệu trầm bổng, nhanh chậm. Từ trong tiếng Trung phần lớn là
song âm tiết (chẵn) và đơn âm tiết (lẻ) nên dễ tạo sự cân đối nhịp nhàng, hài
hồ trong ngơn ngữ nói và viết, văn vần cả văn xuôi. Số âm tiết do nguyên âm
ghép cấu tạo nên tương đối nhiều, cũng làm cho ngữ âm biến hoá phong phú,
uyển chuyển.
Tiếng Trung có hiện tượng nguyên âm chiếm ưu thế. Trong một âm tiết,
có thể khơng có phụ âm, nhưng khơng thể khơng có ngun âm, một âm tiết
có thể do một nguyên âm đơn hoặc một nguyên âm ghép cấu thành.
Về thành phần cấu trúc âm tiết, âm tiết trong tiếng Trung do năm thành
phần cấu tạo nên: thuỷ âm-giới âm-chính âm-chung âm-thanh điệu
Về thanh điệu, tiếng Trung có bốn thanh vị và một khinh thanh: thanh
một (âm bình), thanh hai (dương bình), thanh ba (thượng thanh), thanh bốn
(khứ thanh).
Văn tự Trung Quốc là một thứ văn tự “đồ hoạ”, tượng hình biểu ý.
Về mặt từ vựng, từ vựng tiếng Trung phong phú. Giới hạn từ loại không
xác định, hiện tượng chuyển hoá từ loại tương đối phổ biến. Mỗi loại có q
18

Nguyễn Ngọc Chinh – Nguyễn Hồng Thân, Đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngôn ngữ và của
văn hóa Việt, Trung ảnh hưởng tới việc sử dụng, tiếp thu tiếng Việt trong quá trình học tập của sinh viên
Trung Quốc

22


nhiều nghĩa, có khi cịn có nhiều cách đọc. Về mặt từ loại, một từ có thể có
nhiều nghĩa, có sự chuyển dụng linh hoạt.
Về mặt ngữ pháp, tiếng Trung cũng có những đặc điểm ngữ pháp
chun biệt. Khơng giống như tiếng Anh, hiện tượng biến hóa về hình thái
khơng phát triển, không phổ biến trong tiếng Trung. Hiện tượng biến hóa về
hình thái mặc dù có tồn tại tuy nhiên rất ít. Cũng có những từ loại mặc dù đã
có những biến hóa về mặt hình thái nhưng sự biến hóa này cũng khơng phải
từ loại nào cũng có. Động từ trong tiếng Trung không phụ thuộc vào sự thay
đổi của nhân xưng, tính, số, thời điểm mà thay đổi. Vị trí chủ ngữ, vị ngữ, tân
ngữ hay là bổ ngữ mà từ đảm nhận cũng đều không ảnh hưởng đến hình thái
của từ.
Trong tiếng Trung thứ tự từ và hư từ rất được coi trọng. Do các hình
thái biến hóa khơng phát triển và phổ biến nên khiến cho vị trí từ và hư từ
trong hán ngữ chiếm vị trí quan trọng. Trước tiên, thứ tự từ khơng giống nhau
khiến cho ý nghĩa biểu đạt không giống nhau. Thứ hai việc dùng hoặc không
dùng hư từ và việc dùng các hư từ không giống nhau cũng khiến ý nghĩa biến
đổi. Ngoài ra nét đặc thù riêng của ngữ pháp tiếng Trung còn thể hiện qua
việc các sự vật khác nhau thì đi với các lượng từ khác nhau, sự rối loạn của bổ
ngữ, động từ ngồi việc có thể đi cùng với các bổ ngữ để biểu thị thái độ lúc
nói,…
Cũng như bất kỳ ngơn ngữ nào khác, tiếng Trung không chỉ được biểu
hiện bằng các kĩ năng giao tiếp về mặt ngơn ngữ, mà tính văn hóa của ngôn
ngữ cũng là một phần không thể tách rời. Văn hố Trung Quốc đậm nét

phương Đơng, xưng hơ, chào hỏi, phong tục, tập quán đến cả phương thức tư
duy đều có những điểm riêng biệt. Những qui định về lễ nghi, phong tục, cách
ứng xử của người Trung Quốc ngày nay vẫn còn khá phức tạp.

23


CHƯƠNG 2. NGOẠI GIAO VĂN HĨA TRUNG QUỐC THƠNG QUA
VIỆC QUẢNG BÁ NGÔN NGỮ
2.1. Khái quát về ngoại giao văn hóa của Trung Quốc
Ngoại giao văn hóa đã được các thế hệ người Trung Quốc sử dụng từ xa
xưa, đồng thời khơng ngừng bồi đắp và phát triển nó qua các thời đại một
cách không tự giác, rồi tiến tới tự giác và đã có những thành tựu vượt trội.
Tuy nhiên chỉ tới thời gian gần đây, người Trung Quốc mới nâng nó lên thành
lý luận và được vận dụng càng chủ động, tự giác hơn; với qui mô và mức độ
ngày càng sâu rộng, phong phú hơn.
Sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc đối với ngoại giao văn hóa được
đánh dấu bằng Văn kiện Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc với
việc nhấn mạnh cần “nâng cao sức mạnh mềm của văn hóa Trung Quốc”.
Trong thuyết “thế giới hài hòa” của nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII, ơng một lần nữa
nhấn mạnh: “Văn hóa ngày càng trở thành một nguồn lực quan trọng của
đoàn kết dân tộc và của sức sáng tạo, là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh
về toàn thể lực lượng quốc gia”.
Nhìn chung, ngoại giao văn hóa Trung Quốc được xác định cần phải
thực hiện được quan niệm “ba kiên trì”, nâng cao “ba năng lực”19:
“Ba kiên trì” là: thứ nhất, kiên trì coi hướng ra ngồi làm chủ đạo, coi
đương đại là chủ đạo, ra sức thực thi chiến lược hướng ra ngồi của văn hóa
Trung Hoa; thứ hai, kiên trì coi trung ương là chỉ đạo, địa phương là quân chủ
lực, đại sứ quán và lãnh sự quán đóng ở nước ngồi và trung tâm văn hóa

Trung Quốc ở hải ngoại làm mặt trận tiền phương, tạo dựng ý thức tồn quốc
một mặt trận; thứ ba, kiên trì coi phục vụ cho ngoại giao toàn diện là kim chỉ
nam, ra sức triển khai ngoại giao văn hóa, mở rộng quy mơ thương mại của
văn hóa đối ngoại.
19

Mạnh Hiểu Tứ (2005), Trung Quốc - sức hấp dẫn của ngoại giao văn hóa, Nhân dân nhật báo,
ngày 11-11-2005.

24


“Ba năng lực” bao gồm: Thứ nhất, cùng với việc củng cố và phát triển
quan hệ văn hóa với các nước đang phát triển, nâng cao năng lực triển khai
giao lưu văn hóa với các nước đang phát triển. Khi giao lưu với các nước phát
triển phương Tây, phải luôn ln tích lũy kinh nghiệm phong phú trong thực
tiễn, đạt tới cầu đồng tồn dị (tìm những điểm chung, bảo lưu những điểm khác
biệt), thuần phục kỹ năng, cùng mưu cầu phát triển.
Thứ hai, đồng thời với việc xử lý tốt cơng tác văn hóa song phương,
phải nâng cao năng lực triển khai ngoại giao văn hóa đa phương. Hiện nay,
Trung Quốc đã tích cực tham gia thậm chí tổ chức một số hoạt động ngoại
giao văn hóa đa phương, trên thực tế mỗi lần tổ chức hoạt động văn hóa quốc
tế đều phải xử lý rất nhiều cơng việc quốc gia. Do đó, cần tăng cường nghiên
cứu và tham gia các công tác trên phương diện này, bồi dưỡng cán bộ làm
cơng tác chun mơn, mở rộng tiếng nói trên diễn đàn văn hóa quốc tế.
Thứ ba, đồng thời với việc ra sức triển khai ngoại giao văn hóa, cần
nâng cao năng lực triển khai thương mại văn hóa. Các doanh nghiệp văn hóa
của Trung Quốc khơng chỉ hoạt động trên dịng sơng nội địa, muốn đi ra biển
lớn cần phải tăng cường thực lực vận hành.
2.2. Những nhân tố chính tác động đến ngoại giao văn hóa Trung Quốc

thơng qua việc quảng bá ngơn ngữ
2.2.1. Tình hình thế giới đã có những biến đổi sâu sắc
Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo thế giới và sẽ tiếp tục tăng
cường ảnh hưởng của mình trên phạm vi tồn cầu. Mỹ kiên trì thực thi chiến
lược “xoay trục” từ Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình Dương trong
nhiều năm qua. Trung Quốc nhận thức rằng, điều đó đã đe dọa, thách thức đến
địa vị lãnh đạo khu vực mà Trung Quốc đã ấp ủ thực thi bao lâu nay.
Chuyển giao quyền lực ở Mỹ với sự nắm quyền của tân tổng thống
Donald Trump, với tuyên bố đặt những ưu tiên của nước Mỹ lên vị trí hàng
đầu, tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới; cũng khiến cho quan hệ giữa
Mỹ và Trung Quốc có nhiều điểm khó đốn định dù vẫn đang trao đổi tích
25


×