Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm quân đội MIC và một số giải pháp nâng cao hoạt động của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.99 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT

Đề tài: Hoạt động của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC
Một số giải pháp nâng cao hoạt động của công ty

Bộ môn: Nhập mơn Tài chính - Tiền tệ
Giảng viên: Lê Hà Trang

Hà Nội, tháng 11 năm 2020


NỘI DUNG
Lời mở đầu
PHẦN I: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ
1.1. Khái niệm và đặc điểm bảo hiểm thương mại
1.1.1. Khái niệm, phân loại và lợi ích của bảo hiểm thương mại
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm
1.2. Sự khác nhau giữa bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ
PHẦN II: Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.4. Các gói bảo hiểm của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC
2.1.5. Quyền lợi của việc tham gia bảo hiểm
2.2. Thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
2.2.2. Hoạt động bồi thường bảo hiểm


2.2.3. Hoạt động đầu tư
2.3. Đánh giá hoạt động của mạng lưới của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
2.3.1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động trong 3 năm gần nhất (2017-2019)
2.3.1.1.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt
Nam


2.3.1.1.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Bảo hiểm Quân đội MIC
2.3.1.1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư và thực hiện các dự án
2.3.1.2. Thành quả đạt được của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
2.3.2. Thách thức và cơ hội
PHẦN III: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hoạt động của MIC
3.1. Một số kiến nghị
3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động của MIC
3.2.1. Giải pháp vượt qua đại dịch COVID-19 của công ty
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Kết luận


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, ngành bảo hiểm thương mại được bắt đầu hình thành từ năm 1965,
nhưng chỉ thực sự có thị trường bảo hiểm từ năm 1994 sau khi Nghị định 100/CP của
Chính phủ được ban hành tháng 12 năm 1993. Với sự ra đời của hàng loạt các doanh
nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động hơn, từng bước đáp
ứng được các nhu cầu về bảo hiểm của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Kể từ đó đến
nay, ngành bảo hiểm đã có những bước tiến đáng kể và nếu được phát triển đúng hướng,
ngành sẽ góp phần rất tích cực vào cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
trong thế kỷ mới. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm mạnh là một

trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành cơng nào. Ngồi việc giúp bù đắp
thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi,
tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân
sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp khơng nhỏ, mọi người có được tâm lý an
tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống, cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất được tăng
cường. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi phân thọ nói
riêng vẫn chưa thực sự phổ biến đến mọi tầng lớp người dân Việt. Việc tìm hiểu thực
trạng tình hình hoạt đơng của cơng ty bảo hiểm ở Việt Nam để từ đó, đưa ra được những
giải pháp nhằm phát triển hoạt động của công ty trong giai đoạn tới là rất cần thiết.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, nhóm 10 chúng em xin được nghiên cứu đề tài
“Hoạt động của Công ty Cổ phân Bảo hiểm Quân đội MIC. Một số giải pháp nâng cao
hoạt động của công ty”, với nội dung gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ
Phần II: Tình hình hoạt động và phát triển của Cơng ty Cổ phân Bảo hiểm Quân đội
MIC
Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của MIC
Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, bài thảo luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp từ phía cơ và
các bạn để hồn thiện hơn nữa đề tài thảo luận của nhóm mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM
VÀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1. Khái niệm và đặc điểm bảo hiểm thương mại
1.1.1. Khái niệm, phân loại và lợi ích của bảo hiểm thương mại
1.1.1.1. Khái niệm
Bảo hiểm thương mại (BHTM) là hình thức bảo hiểm do các tổ chức kinh doanh bảo

hiểm tiến hành trên cơ sở huy động sự đóng góp của các chủ thể để tạo lập quỹ bảo hiểm,
phân phối và sử dụng chúng để trả tiền bảo hiểm, bồi thường những tổn thất cho các đối
tượng được bảo hiểm khi các rủi ro được bảo hiểm xảy ra.
1.1.1.2. Phân loại
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, tồn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia
thành ba nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
- Bảo hiểm tài sản: Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị của cải
vật chất thuộc mọi hình thức sở hữu.
- Bảo hiểm con người (cịn gọi là bảo hiểm thân thể): Là hình thức bảo hiểm có đối
tượng bảo hiểm là sức khỏe, khả năng lao động và tính mạng của con người.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là hình thức bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là
phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm.
Căn cứ vào tính chất hoạt động thì tồn bộ các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được
chia thành hai nhóm: bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện:
- Bảo hiểm bắt buộc: Là hình thức bảo hiểm được pháp luật Nhà nước quy định bắt
buộc đối với cả người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa
người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
1.1.1.3. Lợi ích
Đối với người tham gia: Bảo hiểm khắc phục hậu quả của rủi ro tai nạn hay bệnh tật
như chi phí điều trị, viện phí.
Đối với các doanh nghiệp: Hỗ trợ chi phí khám bệnh cho cơng nhân viên, giúp họ
yên tâm vào làm việc và gắn bó với cơng ty. Ngồi ra cịn giúp doanh nghiệp tránh tổn
thất nếu như có rủi ro cháy nổ, đổ vỡ cơng trình,…
2


Đối với ngân hàng thương mại: Nó là cách đảm bảo cho khả năng hoàn trả vốn vay
của doanh nghiệp - người đi vay trong những trường hợp gặp rủi ro có thể xảy ra. Mặt
khác, các loại hình bảo hiểm còn giúp các ngân hàng an tâm mở rộng các loại hình tín

dụng tiêu dùng cho người dân.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.2.1. Khái niệm
Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào đưa ra một khái niệm riêng cho bảo hiểm phi
nhân thọ. Song chúng ta có thể hiểu khái niệm:
Bảo hiểm phi nhân thọ là một trong hai loại hình bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm
nhân thọ là loại hình bảo hiểm qua đó cơng ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thỏa
thuận khi có sự kiện quy định xảy ra liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người. Thì
“Bảo hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác khơng phải là bảo
hiểm nhân thọ, là loại hình bảo hiểm qua đó cơng ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi
thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con
người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm”.
1.1.2.2. Đặc điểm
Bản chất của bảo hiểm phi nhân thọ cũng là hợp đồng bảo hiểm, trong đó hợp đồng
bảo hiểm phi nhân thọ chỉ được công ty bảo hiểm phi nhân thọ bồi thường và chi trả tiền
bảo hiểm trong giới hạn hợp đồng khi có rủi ro hoặc tổn thất được bảo hiểm xảy ra trong
thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường chỉ là 1 năm hoặc có
thể ngắn hơn tùy loại bảo hiểm. Hết thời hạn này hiệu lực của hợp đồng sẽ chấm dứt. Nếu
muốn tiếp tục được bảo vệ thì bạn sẽ phải tham gia một hợp đồng bảo hiểm khác.
Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính cho thời hạn bảo hiểm, thơng thường phí tính
cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. Phí bảo hiểm cho những năm tiếp theo sẽ có
sự thay đổi. Phí bảo hiểm phi nhân thọ cịn phụ thuộc mức độ rủi ro. Ví dụ với điều khoản
bảo hiểm nếu Người tham gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm một vài rủi ro không
tham gia thì phí bảo hiểm được xem xét giảm đi, ngược lại nếu mở rộng bảo hiểm thêm
một số rủi ro phụ khác thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên. Hoặc đối với bảo hiểm du lịch cho
từng chuyến đi, nếu điểm đến có mức độ an tồn thấp thì phí bảo hiểm cũng sẽ tăng lên so
với các nước có mức độ an toàn cao.
3



Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, còn các nghiệp vụ khác như tài sản, trách
nhiệm dân sự giữa Người bảo hiểm, Người được bảo hiểm và Người thứ ba có liên quan
tới rủi ro bảo hiểm đều có mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bảo hiểm phi nhân thọ chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro mang tính chất thiệt hại
mà khơng có tính chất tiết kiệm như trong bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm con người phi nhân thọ áp dụng kỹ thuật phân chia trong việc quản lý quỹ
tài chính bảo hiểm, khác với bảo hiểm nhân thọ áp dụng kỹ thuật tồn tích.
1.1.2.3. Vai trị
Giảm thiểu rủi ro
- Đối với cá nhân, doanh nghiệp:
Việc tham gia bảo hiểm phi nhân thọ đã góp phần ngăn ngừa, đề phịng và hạn
chế tổn thất, giúp cho con người có cuộc sống an toàn hơn, xã hội trật tự hơn.
Trong quá trình tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với người
tham gia bảo hiểm phối hợp để thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất
thơng qua các hoạt động như: Tun truyền phịng tránh tai nạn, tư vấn hỗ trợ giảm
thiểu thiệt hại,… những hoạt động này góp phần ổn định cuộc sống, sản xuất, đảm bảo
an sinh xã hội.
- Đối với công ty bảo hiểm
Rủi ro của chính cơng ty bảo hiểm đó sẽ được giảm thiểu bằng cách lan rộng ra. Các
công ty bảo hiểm có quyền tiếp cận thị trường tái bảo hiểm và hồn tồn có khả năng trải
đều các rủi ro. Như thể các công ty bảo hiểm cũng “mua bảo hiểm” cho chính mình. Việc
cơng ty bảo hiểm gặp rủi ro và sử dụng một hợp đồng gọi là hợp đồng tái bảo hiểm không
liên quan tới hợp đồng bảo hiểm của từng khách hàng; mối quan hệ hợp đồng giữa công
ty bảo hiểm và khách hàng cũng không bị đụng chạm tới. Công ty bảo hiểm gốc vẫn có
nghĩa vụ tự mình phải trả cho người được bảo hiểm quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm.
Điều này khiến các khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng các gói bảo hiểm và khơng
phải lo lắng đến việc không được chi trả hoặc bị ảnh hưởng tới hợp đồng khi công ty bảo
hiểm xảy ra các vấn đề rủi ro.
Tạo nên một kênh huy động vốn lớn

4


Tham gia bảo hiểm phi nhân thọ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách huy
động tiết kiệm trong nội địa và chuyển vốn tích lũy thành các khoản đầu tư có hiệu quả.
Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro xảy ra
với đối tượng bảo hiểm. Điều này giúp các doanh nghiệp có một số tiền vơ cùng lớn. Do
đặc thù của ngành, thời điểm rủi ro xảy ra với khách hàng và thời điểm thu phí bảo hiểm
định kỳ là khác nhau và có khoảng cách, vì vậy mà các doanh nghiệp phải thiết lập các
quỹ dự phòng và đem đi đầu tư để sinh lời. Mục đích đầu tư của các doanh nghiệp là vô
cùng đa dạng vì vậy nguồn lợi kinh tế từ nó cũng đóng góp cho nền kinh tế một khoản
vốn lớn.
Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước
Với các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả hoặc bồi thường khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì
vậy, ngân sách nhà nước khơng phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, doanh nghiệp
khi gặp rủi ro. Ngoài ra, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm cịn đóng góp vào ngân
sách thơng qua các loại thuế doanh nghiệp phải nộp.
Đem lại cảm giác an toàn cho người sử dụng bảo hiểm
Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ là các hợp đồng có kỳ hạn ngắn, tuy nhiên việc
bồi thường sẽ dựa trên tổn thất của từng biến cố. Khi sử dụng bảo hiểm phi nhân thọ,
người dùng nhận được cảm giác an toàn cho người sử dụng bảo hiểm với rất nhiều giá trị
và ý nghĩa về mặt kinh tế cũng như tinh thần.
Bảo hiểm phi nhân thọ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Các hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ đã tạo ra việc làm cho rất nhiều người trên
một phạm vi lớn thông qua việc tuyển dụng đại lý bán và tư vấn bảo hiểm. Công việc này
khơng hề khó khăn và kén ứng viên. Thậm chí nhiều người có cơng việc ổn định cũng có
thể làm để kiếm thêm thu nhập bởi tính chất đặc biệt của ngành bảo hiểm. Việc trở thành
đại lý tư vấn và bán bảo hiểm cũng không tốn thời gian, hay bắt buộc phải tới địa điểm
làm.

1.1.2.4. Phân loại
Bảo hiểm phi nhân thọ được phân loại chủ yếu thành những loại sau:

5


- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại là sản phẩm bảo hiểm cho đối tượng tài
sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
- Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi thường
cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe hoặc hàng hóa
trên xe.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường
sắt và đường hàng không.
- Bảo hiểm hàng không là loại hình bảo hiểm dành riêng cho hoạt động của máy
bay và những rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển bằng đường hàng khơng (bao
gồm hàng hóa và con người).
- Bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối với tài sản
của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thường cho các thiệt hại xảy
ra đối với thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do những hiểm họa của biển/sông
nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ.
- Bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những
trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi của người được bảo hiểm
làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính là loại hình bảo hiểm cho những khoản vay
giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ.
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là loại hình bảo hiểm cho những rủi ro về tài sản
trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành
nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Ngồi ra, cịn có một số loại bảo hiểm khác như bảo hiểm chống trộm danh
tính,…
1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm
Người mua bảo hiểm: Là những khách hàng trên thị trường bảo hiểm. Họ có nhu cầu
về bảo hiểm, ký hợp đồng với người bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo
hiểm người mua còn gọi là người tham gia bảo hiểm.
Người bán bảo hiểm: Trên thị bảo hiểm, người cung dịch vụ bảo hiểm cho các tổ
chức và cá nhân trong xã hội là các doanh hay tổ chức bảo hiểm. Họ còn gọi bởi các tên

6


như nhà bảo hiểm hay người bảo hiểm hay bên bảo hiểm. Sau đây, gọi chung là doanh
nghiệp bảo hiểm (DNBH)
Trung gian bảo hiểm:
- Phân phối trực tiếp: Đây là lực lượng bán hàng trực tiếp của các DNBH. Họ là
cán bộ, nhân viên của chính DNBH. Phân phối trực tiếp là kênh phân phối khá phổ biến
trên thị trường BHPNT ở Việt Nam.
- Phân phối gián tiếp: Đây là lực lượng bán hàng gián tiếp của các DNBH. Họ là
những trung gian trên thị trường bảo hiểm bao gồm: Môi giới và đại lý bảo hiểm.
Nhà tái bảo hiểm: Là hoạt động không thể thiếu với DNBH gốc kinh doanh
BHPNT. TBH không chỉ là một biện pháp quan trọng giúp các nhà bảo hiểm phân tán bớt
rủi ro để ổn định hoạt động kinh doanh mà còn gián tiếp bảo đảm quyền lợi cho người
được bảo hiểm và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn thị trường bảo hiểm.
Cơ quan quản lý nhà nước: Kinh doanh bảo hiểm phải chịu sự quản lý của Nhà
nước nhằm đảm bảo hoạt động của thị trường tuân thủ theo đúng các quy định của pháp
luật.
1.2. Sự khác nhau giữa bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ
Những điểm khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
STT Nội Dung


Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ

1

Con người

Con người, tài sản hay trách

Phạm Vi Bảo
hiểm

nhiệm dân sự

2

Thời hạn
đóng phí

Ngắn hạn, Trung và dài hạn
(5,10,15 năm trở lên đến
trọn đời)

Thường từ 1 - 2 năm hoặc
ngắn hơn.

3


Nhân tố ảnh
hưởng đến
phí bảo hiểm

- Tuổi (tuổi càng cao phí
càng cao)

- Xác suất rủi ro

- Thời gian tham gia

- Chế độ bảo hiểm

- Số tiền bảo hiểm
- Tỷ lệ lãi kỹ thuật
7

- Số tiền bảo hiểm


- Xác suất tử vong
4

Hình thức
đóng phí BH

Theo từng tháng, quý, 6
tháng hay 1 năm

Thường đóng 1 lần duy nhất

sau khi ký hợp đồng

5

Quyền lợi

Chi trả quyền lợi bảo hiểm

Chỉ được bồi thường tổn thất

được hưởng
phí bảo hiểm

cho khách hàng khi:

trong giới hạn hợp đồng khi
có tổn thất xảy ra.

– Đáo hạn hợp đồng (kết
thúc hợp đồng).
– Tử vong hoặc thương tật
vĩnh viễn.
– Ung thư hoặc mắc bệnh
hiểm nghèo.
– Nằm viện nội trú.

6

Tính chất


Tính chất đa mục đích:
– Bảo vệ nguồn thu nhập

Chỉ mang tính chất bảo vệ rủi
ro.
Chỉ một số ít người được

– Tiết kiệm
– Đầu tư
– Hoặc nhiều dự định khác

nhận số tiền bảo hiểm khi gặp
rủi ro thuộc trách nhiệm bảo
hiểm.

Tất cả mọi người tham gia
đều được nhận số tiền bảo
hiểm.
7

Nguyên tắc

Chi trả độc lập và theo hình
thức khốn

Sử dụng thế quyền và chi trả
theo hình thức đóng góp

8


Người thụ
hưởng

Bất kỳ ai (có thể là người
thân, người có quan hệ huyết
thống hoặc khơng có quan
hệ huyết thống với người
được bảo hiểm chính).

Người thụ hưởng chỉ xuất
hiện trong bảo hiểm tai nạn
và bảo hiểm sức khỏe nếu
người được bảo hiểm chính
tử vong. Người thụ hưởng sẽ
là bất kỳ ai có tên trong hợp

8


đồng bảo hiểm.
9

Chia lãi

Tham gia BH nhân thọ thì
dù rủi ro hay khơng rủi ro
khách hàng tham gia vẫn có

Khơng được chia lãi vì khơng
có quyền lợi tích lũy.


lời. Trường hợp rủi ro khách
hàng sẽ nhận được một số
tiền để gia đình tiếp tục duy
trì, đồng thời ổn định cuộc
sống.
Ngược lại, nếu khách hàng
khơng gặp phải các tình
huống rủi ro thì sẽ nhận
được tiền lãi và tiền bảo
hiểm hàng năm như trong
các điều khoản hợp đồng
quy định.
10

11

Trường hợp

Nếu khách hàng khơng gặp

khơng có rủi
ro xảy ra

rủi ro trong q trình tham
ro, thì khách hàng khơng
gia bảo hiểm, kết thúc hợp
nhận lại được số tiền đã đóng.
đồng sẽ nhận được một phần
hoặc toàn bộ số tiền bảo

hiểm đền bù theo điều khoản
trong hợp đồng

Ý nghĩa

Các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ đều mang ý nghĩa
sự sống và ý nghĩa tiết kiệm
đầu tư đảm bảo tài chính

9

Nếu đối tượng khơng gặp rủi

Các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ mang ý nghĩa giúp
khách hàng giảm khó khăn
khi hàng hóa, cơ sở, vật chất
gặp rủi ro.


PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CƠNG TY CỔ PHÂN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI MIC
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (tiền thân là Công ty CP Bảo hiểm Quân
Đội) được thành lập theo Quyết định số 871/BQP ngày 22/2/2007 của Quân ủy Trung
ương và Giấy phép số 43GP/KDBH ngày 08/10/2007 của Bộ Tài chính. Năm 2007, MIC
ban hành trên 80 sản phẩm bảo hiểm và các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ từ khai thác
đến giám định bồi thường, nhận và nhượng tái bảo hiểm. Đồng thời MIC cũng ký kết hợp

tác toàn diện với Ngân hàng TMCP Quân đôi, Nhân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
và các đối tác tiềm năng khác. Năm 2008, MIC mở rộng kinh doanh, thành lập mạng lưới
kinh doanh gồm 18 chi nhánh và 30 phòng kinh doanh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả
nước. Năm 2010, MIC thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư thơng qua các hình
thức đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư phát triển, cổ phiếu, góp vốn doanh nghiệp; đầu
tư bất động sản. Năm 2011, MIC đã thực hiện thành công tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ
đồng, chuyển đổi mơ hình tổ chức thành Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội và
thành lập thêm 5 Công ty Bảo hiểm thành viên nâng số Công ty Bảo hiểm thành viên trực
thuộc Tổng công ty lên 24 đơn vị. Năm 2012, MIC thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp,
chuyển trụ sở Tổng Công ty về số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Năm 2013, MIC khai
trưởng tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 558891, và website bán bảo hiểm trực tuyến
www.bảo hiểm247.vn; khai trương trung tâm cứu ơ tơ miễn phí tại Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 2014, MIC chuyển Hội sở Tổng Công ty về Tầng 15 Mipec 229 Tây
Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Năm 2015, mạng lưới phát triển lên tới 54 cơng ty bảo hiểm
thành viên; hồn thiện xong mơ hình tổ chức mới, kiện tồn tổ chức và ban hành bộ tiêu
chuẩn KPIs. Năm 2016, mạng lưới phát triển lên tới 63 công ty bảo hiểm thành viên. Từ
năm 2017 đến nay, MIC tiếp tục có những đột phá về tăng trưởng bền vững, hoạt động
chất lượng và hiệu quả.
Ngày từ khi mới ra đời, ý thức được sứ mệnh quạn trọng của mình, MIC đã tập
trung xây dựng những sản phẩm đặc thù phục vụ riêng cho các đơn vị trong quân đội như:
bảo hiểm tai nạn quân nhân, bảo hiểm học viên trong các nhà trường quân đội, bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp y bác sỹ trong quân đội,...

10


Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, MIC đã phải triển mạnh mẽ với số vốn
điều lệ 840 tỷ đồng, mạng lưới rộng khắp với 63 công ty thành viên trên cả nước. Đến
nay, MIC không chỉ khẳng định là đơn vị bảo hiểm tốt nhất cho các đơn vị thuộc Bộ quốc
phòng mà còn đẩy mạnh phục vụ ra bên ngoài với hơn 140 sản phẩm bảo hiểm đáp ứng

yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn
Trở thành doanh nghiệp bảo hiểm bán lẻ thuận tiện hàng đầu, MIC hiểu rằng khách
hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm, chăm sóc và được cung cấp dịch vụ cũng như
giải quyết bồi thường một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, thỏa đáng nhất. Vì vậy, MIC
ln nỗ lực để phục vụ những nhu cầu của khách hàng bằng sự thấu hiểu và sẻ chia.
Sứ mệnh
MIC cam kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tốt nhất nhằm đem lại sự an
tâm và hài lịng cho khách hàng, cổ đơng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Mơ hình cơ cấu tổ chức:

11


ĐHĐCĐ
Ban kiểm soát
CÁC ỦY BAN
Ủy ban bồi
thường

Ủy ban QTRR
Ủy ban lương,
đãi ngộ

Hội đồng quản trị
VP
HĐQT


Cơ quan kiểm soát
NB

Tổng giám đốc
Văn phịng

K. Kinh
doanh

K. Đầu

P. QLĐT
&
XDCB

K.
Nghiệp
vụ

K.
TCKT

K.
QTRR

P. BH
XCG,
CN

P. Kế

tốn

P.BH
TSKT

P. Tài
chính

P.
Bancos
surance

P. BH
HH, NL,
HK

P. Kế
hoạch

P. ĐL &
BHTT

P. TBH

P. BH
QPAN
P.
BHDA

K.

CNTT

P. Định
phí và
phân tích
rủi ro
P. PC &
ĐTTTL
BH
P. QTRR
hoạt
động và
tuân thủ

P. PTSP

K. PTN
NL

TT. Vận
hành

P. QLNS

TT. Phát
triển GP

P.
PPTNN
L


TT.
QLDA

K.
GĐBT
P. GĐBT
XCG,
CN
P. GĐBT
HH, NL,
HK
P. GDBT
TSKT
P. GDBT
XCG
KVHN
TT.
GĐBT
XCG
KVHC

Công ty con/Đơn vị thành viên

12


2.1.4 Các gói bảo hiểm của Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC
2.1.4.1. Dành cho nhóm khách hàng cá nhân
2.1.4.1.1 Bảo hiểm ô tô bao gồm:

Bảo hiểm vật chất xe
MIC chịu trách nhiệm bồi thường cho Chủ xe những thiệt hại vật chất do thiên tai,
tai nạn bất ngờ, không lường trước được trong những trường hợp sau: Đâm va (bao gồm
cả va chạm với vật thể khác ngồi xe cơ giới), lật, đổ, chìm, rơi toàn bộ xe, bị các vật thể
khác rơi vào; Hỏa hoạn, Cháy, nổ; Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên; Mất cắp,
mất cướp toàn bộ xe.
Bảo hiểm TNNN và LPX
Lái xe, phụ xe và những người khác được chở trên xe cơ giới (gọi chung là người
được bảo hiểm). Thiệt hại thân thể đối với người được bảo hiểm do tai nạn khi đang ở
trên xe, lên xuống xe trong q trình xe đang tham gia giao thơng trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe
MIC nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe (là số
tiền chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng theo quy định của Bộ luật dân
sự đối với thiệt hại về hàng hóa được vận chuyển trên xe) theo hợp đồng vận chuyển giữa
chủ xe và chủ hàng trong phạm vi nước CHXHCNVN.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
Thiệt hại ngồi hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe
cơ giới gây ra. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận
chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
Bên thứ ba: Là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng
xe cơ giới gây ra trừ những người sau:
- Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;
- Người ngồi trên xe, hành khách đi trên chính chiếc xe đó;
- Chủ sở hữu trừ khi chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc
xe đó.
2.1.4.1.2 Bảo hiểm xe máy
Bảo hiểm bắt ḅc TNDS của chủ xe mô tô - xe máy

13



Là trách nhiệm dân sự của Chủ xe mô tô - xe máy với bên thứ ba theo quy định.
Thiệt hại ngồi hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe mô tôxe máy gây ra.
2.1.4.1.3 Bảo hiểm con người
Bảo hiểm Du lịch toàn cầu
Là loại bảo hiểm dành cho các cá nhân, gia đình người Việt Nam, người nước ngồi
đang sinh sống tại Việt Nam từ 06 tuần tuổi đến 80 tuổi đi học tập, công tác, du lịch trong
nước, du lịch quốc tế, thăm thân nhân tại nước ngoài. Phạm vi lãnh thổ: Toàn thế giới trừ
Afghanistan, Congo, Iran, Iraq, Sudan và Syria.
2.1.4.1.4 Bảo hiểm nhà tư nhân
Bảo hiểm cho khung nhà và các tài sản bên trong ngôi nhà thuộc địa điểm bảo hiểm;
tài sản thuộc quyền sở hữu, trông coi của Người được bảo hiểm (không bị loại trừ trong
đơn bảo hiểm). Bồi thường cho thiệt hại vật chất không lường trước được xảy ra đối với
những tài sản được bảo hiểm gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm quy định tại Quy tắc
bảo hiểm Nhà tư nhân của MIC.
2.1.4.2. Dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp
2.1.4.2.1. Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:
Ngày nay, nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ luôn đe dọa đến tài sản, máy móc, hàng hố,
nhà cửa, các cơng trình kiến trúc, xây dựng… Quý khách hàng sẽ bị tổn thất rất lớn và
khó lường trước được sự tổn thất khi rủi ro xảy ra. Sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc,
bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là giải pháp hữu hiệu nhất trước những rủi ro có
thể xảy ra.
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản:
MIC nhận bảo hiểm là tài sản của các xí nghiệp sản xuất, thương mại, khách sạn,
dịch vụ, tài sản cá nhân… bao gồm: nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hóa,
nguyên vật liệu, kho hàng, trụ sở, văn phòng làm việc, nhà tư nhân của các tổ chức, cá
nhân.
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh:

14


Bảo hiểm cho các tổn thất mất giảm thu nhập thực tế cũng như các phụ phí phát sinh
từ hậu quả của tổn thất vật chất gây ra do việc gián đoạn hoạt động kinh doanh của người
được bảo hiểm.
2.1.4.2.2. Bảo hiểm Kỹ thuật
Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng/lắp đặt.
Bảo hiểm cơng trình xây dựng dân dụng hồn thành.
Bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu.
Bảo hiểm nổ nồi hơi.
Bảo hiểm thiết bị điện tử.
Bảo hiểm đổ vỡ máy móc.
2.1.4.2.3. Bảo hiểm Hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển (QTC):
Quy tắc chung bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển (QTC): Quy tắc chung
này áp dụng cho mọi bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển bao gồm giá trị
hàng hố, lãi ước tính nếu có, phí bảo hiểm, cước phí và các chi phí khác liên quan. Quy
tắc này cịn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nối tiếp bằng
đường bộ, đường sông hoặc đường không.
2.1.4.2.4. Bảo hiểm Tàu thuyền
Bảo hiểm thân tàu cá
Tùy theo yêu cầu của người được bảo hiểm MIC có thể nhận bảo hiểm một hoặc cả
hai loại hình bảo hiểm sau theo thời hạn: Thân tàu, Ngư lưới cụ và trang thiết bị đánh bắt
thủy sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông, tàu ven biển
Bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm và các chi phí theo luật
định mà chủ tàu phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động
của tàu gây ra, bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản.
Bảo hiểm thân tàu biển

15


Bảo hiểm vỏ tàu, máy tàu và các trang thiết bị hàng hải.
Bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu
Bảo hiểm cho các rủi ro cho thân tàu, máy móc,… được đóng tại xưởng.
Bảo hiểm P&I
2.1.4.2.5 Bảo hiểm Trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
MIC chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về người và tài sản của bên thứ ba
xảy ra do hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc do hàng hoá mà người tham gia bảo hiểm
bán hoặc cung ứng gây ra.
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Trách nhiệm sản phẩm được bảo hiểm thông thường phát sinh khi sản phẩm khơng
an tồn, nguy hiểm hoặc có khiếm khuyết và người sử dụng sản phẩm bị thương tật thân
thể hoặc bị thiệt hại tài sản là hậu quả của việc mua, sử dụng, tiêu dùng sản phẩm không
an tồn, nguy hiểm hoặc có khiếm khuyết đó.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp chung
Là Bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý mà Người được bảo hiểm phải bồi thường do
việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp trong khi người được bảo hiểm hoặc người thay
mặt người được bảo hiểm nghề chun mơn có hành động sơ suất, sai sót hoặc thiếu sót
mà người được bảo hiểm phạm phải hoặc bị cáo buộc phạm phải.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề tư vấn, thiết kế và giám sát
Trong quá trình thực hiện dịch vụ về xây dựng phát sinh từ một hành động bất cẩn,
lỗi bất cẩn hoặc quên sót do bất cẩn gây nên thương tật thân thể, thiệt hại vật chất của
người được bảo hiểm sẽ được MIC bồi thường.
2.1.4.2.6. Bảo hiểm con người
Bảo hiểm bồi thường người lao động
Bảo hiểm Bồi thường người lao động giúp doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm
theo quy định của Bộ Luật Lao động khi nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị thương


16


tật do tai nạn lao động thông qua việc hỗ trợ chi phí điều trị, lương trong thời gian điều trị
và hỗ trợ tài chính cho trường hợp suy giảm khả năng lao động.
Bảo hiểm kết hợp con người
Được sử dụng để bảo hiểm cho các cá nhân hoặc tập thể có nhu cầu bảo vệ các rủi ro
xảy ra cho bản thân như tai nạn, ốm đau, bệnh tật.. Ưu điểm là giá rẻ, thủ tục đơn giản, rất
thích hợp cho các doanh nghiệp của để bảo vệ cho người lao động.
Bảo hiểm sức khỏe toàn diện
MIC nhận bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân viên thuộc các đơn vị, tổ
chức, các Công ty liên doanh, Cơng ty vốn 100% nước ngồi… đạng hoạt động tại Việt
Nam, không áp dụng cho đối tượng là cá nhân và hộ gia đình.
2.1.4.2.7. Bảo hiểm hỗn hợp
Bảo vệ tiền
Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người giữ tiền, nhất là trong thời buổi thị trường tài
chính tồn thế giới đang có những biến động khó lường, MIC sẽ bồi thường cho những
mất mát, thiệt hại hay huỷ hoại tiền do bị ăn trộm, mất trộm dẫn đến ăn cướp hay bị ăn
cướp hay có chủ định thực hiện một trong những hoạt động trên trong phạm vi địa điểm
chứa két hoặc quầy giao dịch tại các điểm giao dịch của Người được bảo hiểm.
Bảo hiểm trộm cướp
Là loại bảo hiểm đảm bảo an tồn cho ngơi nhà và tài sản của người tham gia bảo
hiểm bất kỳ lúc nào nếu xảy ra trộm cướp, mất mát hoặc hư hỏng tài sản trong ngơi nhà.
Bảo hiểm lịng trung thành
Người được bảo hiểm phải thông báo cho Người bảo hiểm một cách trung thực và
đầy đủ tất cả các dữ liệu mà Người được bảo hiểm biết hoặc có thể biết để không bị ảnh
hưởng đến quyền được bồi thường từ hợp đồng bảo hiểm này.
2.1.4.3. Công bố sản phẩm bảo hiểm mới
Các sản phẩm bảo hiểm mới của MIC bao gồm:

- Bảo hiểm Tín Dụng Thương Mại
- Sản phẩm bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Chủ vật nuôi
- Bảo hiểm tai nạn con người
17


- Bảo hiểm cây công nghiệp
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thủy nội địa cho các tàu thuộc lực lượng vũ
trang
- Bảo hiểm thân tàu thủy nội địa cho các tàu thuộc lực lượng vũ trang
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước
liên quan đến biển Việt Nam cho các tàu thuộc lực lượng vũ trang
- Bảo hiểm thân tàu hoạt động trên vùng biển và các vùng nước liên quan đến biển
Việt Nam cho các tàu thuộc lực lượng vũ trang
2.1.5. Quyền lợi của việc tham gia bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm

Quyền lợi bảo hiểm

Chết/Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai Bảo hiểm Quân đội MIC chi trả toàn bộ
nạn
số tiền bảo hiểm
Thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn

Bảo hiểm MIC chi trả theo Bảng tỷ lệ
thương tật

Thương tật tạm thời do tai nạn

Với số tiền bảo hiểm từ 20 triệu đồng trở

xuống: bảo hiểm MIC sẽ chi trả theo
Bảng tỷ lệ thương tật.
Với số tiền bảo hiểm trên 20 triệu đồng:
MIC thanh tốn tồn bộ chi phí y tế thực
tế phát sinh + tiền bồi dưỡng trong thời
gian nằm viện mức 0,1% STBH/ngày.
Mức bồi thường tối đa không vượt quá tỷ
lệ áp dụng cho trường hợp thương tật đó.

Trường hợp Người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, trong vòng 1
năm kể từ ngày xảy ra tai nạn Người được bảo hiểm bị tử vong do hậu quả của tai
nạn đó, Bảo hiểm MIC sẽ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm ghi trong
hợp đồng (hay giấy chứng nhận bảo hiểm) với số tiền đã trả trước đó.

2.2. Thực trạng hoạt động của Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
18


Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, Đại hội cổ đông 2018 của
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC - UPCoM: MIG) thông qua phương án
huy động vốn từ việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên
công ty.
Cụ thể, MIG chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1 (sở hữu 2 cổ
phiếu tại thời điểm chốt danh sách sẽ được quyền mua 1 cổ phiếu mới), giá phát hành
10.000 đồng/CP.
Đồng thời, công ty cũng phát hành 4 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo
chương trình ESOP cũng với mức giá trên. Lượng cổ phiếu chào bán cho người lao động
sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành.
Theo phương án đã được đại hội cổ đông thông qua, lượng vốn huy động dự kiến là

460 tỷ đồng sẽ được sử dụng để đầu tư nâng cao hệ thống công nghệ thơng tin và triển
khai hoạt động đầu tư tài chính.
MIG hiện có vốn điều lệ 840 tỷ đồng. Năm 2018, công ty đạt doanh thu thuần 1.637
tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 108,2 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi
so với con số 44,3 tỷ đồng năm 2017.
2.2.2. Hoạt động bồi thường bảo hiểm
Tổng chi bồi thường bảo hiểm (chưa bao gồm dự phòng bồi thường)
(Đơn vị: VNĐ)
Loại hình bảo hiểm

2017

2018

2019

Bảo hiểm con người

31.731.604.914

40.301.623.576

55.009.234.666

Bảo hiểm tài sản

36.233.185.317

58.556.500.283


50.097.911.980

Bảo hiểm hàng hóa

8.761.592.365

8.311.465.127

7.540.587.687

Bảo hiểm tàu thuyền

26.640.860.465

40.481.012.082

28.023.516.940

Bảo hiểm trách nhiệm

5.911.378.100

9.930.695.814

9.002.738.588

8.735.858.393

1.567.529.094


490.392.652.964

507.014.178.852

Bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm xe cơ giới

428.198.093.860
19


Bảo hiểm kĩ thuật

23.689.370.201

26.095.141.904

38.829.068.233

Bảo hiểm hỗn hợp

1.120.790.000

43.140.000

1.340.176.769

645.387.750

2.983.961.278


10.306.362.437

562.932.262.972

685.832.051.421

708.731.305.246

Bảo hiểm năng lượng
Tổng

Nguồn: Báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2017, 2018, 2019
Theo báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2017 của MIC, chi phí bồi thường bảo hiểm
562.932.262.972 VNĐ, tỷ lệ bồi thường 28,4% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Trong đó, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới chiếm cao nhất 428.198.093.860 VNĐ, tỷ lệ
bồi thường 42,6%. Theo sau là bồi thường về tài sản 36.233.185.317 VNĐ với tỷ lệ bồi
thường 29,8%; bồi thường về người (tỷ lệ bồi thường 19,1%); bồi thường tàu thuyền (tỷ
lệ bồi thường 13,6%); bồi thường kĩ thuật (tỷ lệ bồi thường 14,4%),...
Năm 2018 MIC bồi thường 685.832.051.421 VNĐ, tỷ lệ bồi thường 34,9% (chưa
bao gồm dự phòng bồi thường), tăng 6,5% so với năm 2017. Trong đó, bồi thường bảo
hiểm xe cơ giới chiếm cao nhất 490.392.652.964 VNĐ, tỷ lệ bồi thường 54,7%. Theo sau
là bồi thường về tài sản 58.556.500.283 VNĐ (tỷ lệ bồi thường 24,3%). Và tiếp theo sau
là bồi thường tàu thuyền (tỷ lệ bồi thường 22,5%), bồi thường về người (tỷ lệ bồi thường
19,6%), bồi thường kĩ thuật (tỷ lệ bồi thường 15,3%),...
Năm 2019 MIC bồi thường bảo hiểm 708.731.305.246 VNĐ, tỷ lệ bồi thường
27,9% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường), giảm 7% so với năm 2018. Trong đó, bồi
thường bảo hiểm về xe cơ giới chiếm cao nhất 507.014.178.852 VNĐ, tỷ lệ bồi thường
39,4%. Theo sau là bồi thường về người 55.009.234.666 VNĐ, tỷ lệ bồi thường 21,5%.
Và tiếp theo sau là bồi thường tài sản (tỷ lệ bồi thường 14,8%), bồi thường kĩ thuật (tỷ lệ

bồi thường 25,6%),...
2.2.3. Hoạt động đầu tư
Đối với một DN bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn thể hiện tiềm năng, sức
bật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên,
doanh thu lớn chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cao, mà lợi nhuận của DN chủ yếu phụ
thuộc vào các hoạt động đầu tư. Chính vì thế, bộ phận đầu tư trong DN bảo hiểm có vai
trị rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
ngày càng gay gắt hiện nay.
20


Đối với nhiều công ty bảo hiểm hiện nay, không lỗ trong kinh doanh bảo hiểm gốc
đã là niềm mơ ước. Ở khối phi nhân thọ, vì thị trường cạnh tranh gay gắt, cùng với chi phí
quản lý tăng, việc tiếp tục hạ phí, mở rộng điều khoản để giành khách hàng không tương
xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm, nên hầu hết DN khối này liên tục thua lỗ về kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm. Thống kê chi phí bán hàng của một DN bảo hiểm phi nhân thọ
lớn cho thấy, tổng chi phí bán hàng năm 2011 vượt 25% kế hoạch và bằng 147% năm
2010. Nguyên nhân là số tiền chi hoa hồng gốc tăng rất cao so với kế hoạch và so với năm
trước. Đó là chưa kể chi phí quản lý cũng tăng mạnh vì tình hình lạm phát…
Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm của các DN bảo hiểm khối nhân thọ cũng
không khả quan hơn. Lãnh đạo cấp cao của một DN bảo hiểm nhân thọ có mặt lâu năm tại
thị trường chia sẻ, khó thể có lãi trong kinh doanh bảo hiểm, bởi chi phí cho hoạt động
bảo hiểm cịn q lớn. Khơng chỉ là chi phí hoa hồng, mà cịn rất nhiều chi phí khác…
Trong khối nhân thọ, mới chỉ có ACE Life tuyên bố lãi từ nghiệp vụ bảo hiểm, còn với
hầu hết DN bảo hiểm vẫn coi hoạt động đầu tư là “cứu cánh” cho lợi nhuận của DN.
Từ trước tới nay, các công ty bảo hiểm đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:
tiền gửi, trái phiếu, góp vốn tại các DN, đầu tư bất động sản và kinh doanh cổ phiếu;
trong đó, lĩnh vực đem lại hiệu quả nhất là tiền gửi, trái phiếu và bất động sản. Năm qua,
bối cảnh chung của nền kinh tế không thuận lợi, các hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó
khăn nên đã ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của nhiều cơng ty bảo hiểm. Chính vì thế,

chiến lược đầu tư cũng có nhiều thay đổi.
Hoạt động đầu tư của MIC
STT

Nghiệp vụ

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Lãi tiền gửi, ủy thác đầu


140.851,32

87.118,54

162.590,57

2

Thu lãi đầu tư trái phiếu

10.699,35

24.259,60


22.610,96

3

Lãi đầu tư cổ phiếu ngắn
hạn

12.242,90

64.640,68

12.558,68

4

Lãi chênh lệch tỷ giá

1.018,16

378.16

760,48

21


Doanh thu hoạt động tài

5


9,40

0,82

141,94

164.821,13

176.397,80

203.222,63

chính khác
Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên của MIC
2.3. Đánh giá hoạt động của mạng lưới của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội
(MIC)
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
2.3.1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động trong 3 năm gần nhất (2017-2019).
2.3.1.1.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm ở Việt Nam
TT

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018 Năm 2019


1

Tổng DT phí BH

107.555

133.654

2

DT BH PNT

40.561

3

DT BH NT

66.994

%
2018/
2017

%
2019/
2018

160.200


24,5%

19,8%

45.694

52.400

12,65% 14,67%

87.960

107.800

31,29%

22,6%

Nguồn: Bản tin Thị trường Bảo hiểm toàn
cầu - Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm - BTC
Theo số liệu năm 2018, doanh thu phí bảo hiểm tại thị trường Việt Nam đạt 133.654
tỷ đổng, tăng trưởng 24,5% so với năm 2017. Trong đó, BH Phi nhân thọ đạt 45.694 tỷ
đồng tăng trưởng 12,65% so với năm 2017; BH Nhân thọ 47.960 tỷ đồng tăng trưởng
31,29% so với năm 2017.
Theo số liệu năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm đạt 160.200 tỷ đồng, tăng 19,8% so
với năm 2018, trong dó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ đạt 107.800 tỷ đồng
tăng 22,6%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52.400 tỷ đồng tăng 14,67 % so với năm
2018.


22


×