Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích các yếu tố kỹ thuật tác động đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.55 KB, 13 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT
TÔM SÚ NUÔI THÂM CANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Văn Phụng1*, Đồn Văn Bảy1, Phan Thanh Lâm1, Đỗ Văn Hồng1

TĨM TẮT
Ni tơm nước lợ đang có xu hướng gia tăng theo hướng thâm canh, nhưng cơng nghệ ni vẫn cịn
những hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm phân tích các yếu tố chính tác động đến năng
suất tôm sú nuôi thâm canh và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất. Nghiên
cứu được thực hiện từ tháng 11/2019 đến tháng 01/2020 với 44 hộ nuôi tôm sú thâm canh tại Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Lựa chọn địa điểm và hộ nuôi tôm để phỏng vấn theo phương pháp
ngẫu nhiên phân tầng có chủ đích, và sử dụng phiếu điều tra soạn sẵn để thu thập số liệu. Sử dụng
phương pháp phân tích thống kê mơ tả và phân tích sự khác biệt đa biến bằng hàm biệt số để xác
định các yếu tố tác động. Kết quả phân tích đơn biến và đa biến cho thấy năng suất tôm nuôi chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó đã xác định 13 yếu tố chính tác động đến năng suất tôm sú nuôi
thâm canh bao gồm 11 yếu tố định tính (hình dạng ao, quy trình xử lý nước cấp đầu vào, sên vét
chất thải, bón vơi, gây màu, ương tôm, kiểm tra Vibrio tổng số, quan trắc các yếu tố mơi trường,
sử dụng vi sinh, sử dụng khống đa vi lượng, và các chất thay thế kháng sinh) và 2 yếu tố định
lượng (mức giữ nước ao và hệ số FCR). Trên cơ sở đó, các giải pháp kỹ thuật chính đã được đưa ra
bàn luận từ nghiên cứu này để nâng cao hiệu quả sản xuất nghề nuôi tơm sú thâm canh ở ĐBSCL.
Từ khóa: năng suất tơm, yếu tố kỹ thuật, thâm canh, tôm sú.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi tôm nước lợ ở nước ta trong
những năm qua gặp nhiều rủi ro, trong đó đáng
quan tâm nhất là nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng
cao và dịch bệnh gây chết hàng loạt tôm nuôi.
Đối với hộ nuôi tơm thì ni theo truyền thống,
kinh nghiệm hoặc chưa được tiếp cận quy trình
ni hiệu quả, đặc biệt là hộ ni tơm sú. Chính


vì thế, việc gia tăng sử dụng chế phẩm vi sinh,
hóa chất và kháng sinh trong trong ao ni để
phịng và trị bệnh nhưng hiệu quả mang lại chưa
cao hoặc chưa được đánh giá đầy đủ. Phương
pháp phịng bệnh này dẫn đến việc tăng chi phí,
vi khuẩn kháng thuốc, dư lượng hóa chất và
kháng sinh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
cho tiêu thụ trong nước và đặc biệt là xuất khẩu
gặp nhiều khó khăn (Lê Hồng Phước và ctv.,

2017b; Phan, 2014). Có rất ít hộ ni quan tâm
xử lý bùn thải, nước thải hoặc nuôi tái sử dụng
nước nhằm bảo vệ môi trường và giảm lây lan
dịch bệnh (Lê Trần Tiểu Trúc và ctv., 2018).
Từ năm 1996 đến nay đã có một số quy
trình ni tơm sú được ban hành, một số quy
chuẩn, giải pháp kỹ thuật tạm thời và các đề xuất
giải pháp kỹ thuật trong các báo cáo kết thúc
đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ phổ biến
thấp, chưa cập nhật các kỹ thuật ni mới trong
phịng tránh các bệnh mới như hoại tử gan tụy
cấp, phân trắng và trong điều kiện biến đổi khí
hậu nắng nóng kéo dài và độ mặn tăng cao. Một
số đề tài nghiên cứu gần đây đã đề xuất quy trình
ni tơm thâm canh (Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh và
ctv., 2017; Lê Hồng Phước và ctv., 2017a; Lê
Hồng Phước và ctv., 2017b; Trương Hồng Việt

Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II
* Email:


1

88

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

và ctv., 2019; Võ Hồng Phượng, 2020) nhưng
chỉ tập trung vào một số khía cạnh kỹ thuật cụ
thể như: i) Dùng vi sinh trong xử lý môi trường
và hạn chế dịch bệnh một phần; ii) Giải pháp
phòng tránh hai bệnh nguy hiểm phổ biến là
hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng; iii) Ứng dụng
cơng nghệ ít thay nước; iv) Sử dụng kháng sinh
hợp lý; và v) Sử dụng một số chất, sản phẩm
thay thế kháng sinh. Thời gian qua, vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đánh giá hiện trạng
kỹ thuật ni và áp dụng các giải pháp kỹ thuật
tổng hợp mới phù hợp với điều kiện nuôi khác
nhau để xây dựng các giải pháp tổng hợp nhằm
giảm thiểu rủi ro, hạ giá thành, nâng cao năng
suất và hướng đến phát triển bền vững. Trên cơ
sở đó, điều tra đánh giá thực trạng và qua đó đề
xuất các giải pháp cải thiện nâng cao hiệu quả
sản xuất là cách tiếp cận được lựa chọn để thực
hiện việc xây dựng các quy trình kỹ thuật nuôi
tôm thâm canh để làm cơ sở áp dụng vào thực

tiễn là cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm phân tích các yếu tố chính tác động đến
năng suất tôm sú nuôi thâm canh và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2019
đến tháng 01/2020, số liệu sơ cấp được thu thập
bằng cách phỏng vấn trực tiếp 44 hộ nuôi sú
thâm canh (TC) tại 05 tỉnh ven biển Đồng bằng
sơng Cửu Long có nghề ni tơm sú tập trung
bao gồm: Trà Vinh (13 hộ), Bến Tre (9 hộ), Sóc
Trăng (13 hộ), Bạc Liêu (5 hộ), Cà Mau (4 hộ).
Sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn, chọn mẫu
theo phương pháp phân tầng có chủ đích từ
danh sách các hộ nuôi được cung cấp bởi Trung
tâm Khuyến nông và Chi cục Thủy sản của các
tỉnh có liên quan. Các thông tin chủ yếu được
thu thập bao gồm: i) Thơng tin chung về hộ ni
(độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm,
…); ii) Khía cạnh kỹ thuật (Điều kiện cơng trình
ao ni, chuẩn bị ao ni, chọn và thả giống,

quản lý chất lượng nước, quản lý thức ăn, quản
lý thiết bị cung cấp oxy, quản lý chất thải, kết
quả sản xuất: thời gian nuôi, hệ số tiêu tốn thức
ăn (FCR), năng suất, kích cỡ, tỷ lệ sống, …).
Nghiên cứu này chỉ thực hiện điều tra 01 lần và
số liệu khảo sát được thu thập từ vụ nuôi tôm
gần nhất của hộ được lựa chọn để khảo sát.

2.2. Quản lý và phân tích số liệu
Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phần mềm MS.
Excel 2010 (cấu trúc tương tự như phiếu điều
tra) để lưu trữ và xử lý số liệu. Các số liệu của
từng phiếu điều tra sẽ được nhập và kiểm tra
lỗi nhập số liệu trước khi phân tích. Sử dụng
phần mềm MS. Excell 2017 và SPSS v.20 để
phân tích và đánh giá số liệu. Áp dụng một
số phương pháp phân tích số liệu như sau: i)
Phương pháp phân tích thống kê (sử dụng các
chỉ tiêu số trung bình, độ lệch chuẩn; thực hiện
phân tích kiểm định, so sánh thống kê bằng
phân tích One-way Anova, Kruskal-Wallis H);
và ii) Sử dụng phân tích sự khác biệt đa biến
về các đặc điểm kỹ thuật của các hộ nuôi tại
các khu vực và các nhóm năng suất mục tiêu
khác nhau được phân tích bằng mối tương quan
đa biến tuyến tính giữa các biến thông qua hàm
biệt số (Discriminant function, p<0,05). Để xác
định số lượng biến đưa vào phân tích hàm biệt
số, sử dụng 02 bước: i) bước 1: phân tích đơn
biến (phân tích tương quan đến năng suất) để
lựa chọn các biến chính bao gồm biến định tính
(37 biến) và biến định lượng (20 biến); và ii)
bước 2: từ bước 1 lựa được 40 biến có tương
quan chặt với năng suất (25 biến định tính và 15
biến định lượng) đưa vào phân tích hàm biệt số
theo 03 nhóm năng suất mục tiêu (>5 tấn/ha/vụ;
3-5 tấn/ha/vụ; và <3 tấn/ha/vụ).
III. KẾT QUẢ

3.1. Hiện trạng nuôi tôm sú thâm canh
3.1.1. Điều kiện cơ sở ni tơm sú thâm
canh
Diện tích ao ni chiếm khoảng 76% tổng
diện tích khu ni, trong khi diện tích cịn lại

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

89


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

chủ yếu dành cho diện tích ao lắng, ao/khu chứa
thải. Điểm ghi nhận rõ ràng là người dân đã chú
trọng thiết kế công trình ni về phân bổ diện
tích ao ni, ao lắng, và ao chứa chất thải. Đây
là xu hướng thay đổi rõ ràng về phân bổ diện
tích so với trước đây. Tôm sú nuôi thâm canh
hiện vẫn chủ yếu được nuôi trong ao đất, với
hình dạng phổ biến là hình vng có bo góc và
hình chữ nhật, với mức giữ nước trung bình 1,35
m. Diện tích ao ni cũng có xu hướng ni ở
diện tích nhỏ, khoảng 2.000 m2/ao. Ao ni đều
có thiết kế hệ thống quạt nước để cung cấp ô
xy, dao động 3-4 dàn quạt/ao và số cánh quạt
khoảng 12-14 cánh/dàn.
3.1.2. Chuẩn bị ao và thả giống
Chuẩn bị ao: Hầu hết các hộ nuôi được
khảo sát đều nuôi ao đất (100% số hộ khảo sát)

do đó cơng tác vệ sinh ao, sên vét bùn thải và
loại trừ các nguồn vật chủ trung gian mang mầm
bệnh (ốc đinh, cá tạp, cua, còng…) đã được đa
số hộ dân áp dụng sau mỗi vụ nuôi (98%). Phần
lớn chất thải sau vụ nuôi được chuyển đến khu
chứa bùn thải thay vì chuyển lên bờ ao như
trước đây. Công việc phơi khô đáy ao và bón
vơi để khử trùng và giúp nâng cao pH đất tại
những khu vực có phèn tiềm tàng cũng đã được
chú trong thực hiện, chiếm 64%. Bên cạnh đó,
cơng tác chuẩn bị nước trước khi thả giống cũng
được hầu hết các hộ ni thực hiện. Quy trình
xử lý nước đầu vào vẫn phổ biến hình thức xử
lý trực tiếp (56%) trong ao nuôi và nguồn nước
cấp từ ao lắng (39%) là chủ yếu.
Chọn và thả giống: Việc xét nghiệm tôm
giống trước khi thả nuôi được 100% hộ nuôi chú
trọng thực hiện. Mơ hình ni tơm sú thâm canh
thường thả giống trực tiếp vào ao nuôi và không
qua giai đoạn ương, mật độ thả trực tiếp khá
cao khoảng 34 con/m2. Ngoài ra, khoảng 11%
hộ điều tra tiến hành ương tôm trước khi thả
sang ao nuôi và chủ yếu ương trong ao đất, với
diện tích khoảng 1.360 m2/ao và mật độ ương
khoảng 98 con/m2. Thời gian ương khoảng 40
90

ngày, đạt tỷ lệ sống khoảng 82%.
3.1.3. Quản lý môi trường ao nuôi
Quan trắc môi trường và kỹ thuật tác động

chất lượng nước: Các hộ nuôi tôm sú TC đã chú
trọng việc quan trắc và theo dõi diễn biến các
thông số môi trường nước trong ao ni (pH, độ
kiềm, Oxy, NH3, NO2…). Ngồi các chỉ tiêu cơ
bản về chất lượng nước, người dân đã thực hiện
việc kiểm tra mật số Vibrio tổng số trong nước
(73%) và trong bùn (100%) trong q trình ni.
Các giải pháp kỹ thuật tác động để quản lý chất
lượng nước ao bằng cách áp dụng chế phẩm vi
sinh trong nuôi tôm trở thành xu thế hiện nay,
các hộ đều sử dụng vi sinh (100%) để quản lý
môi trường ao nuôi. Bên cạnh đó, các hộ ni
tơm cũng đã chú trọng hơn trong việc sử dụng
các loại hóa chất có tính an tồn cao phổ biến
như Iodine hay BKC…. có nồng độ an toàn theo
nhà sản xuất quy định để diệt khuẩn nước ao
ni. Khoảng 89% hộ ni áp dụng hình thức
sử dụng định kỳ và sau 24 giờ bổ sung lại chế
phẩm vi sinh để kiểm soát vi khuẩn trong ao
ni. Ngồi ra, hộ ni cũng bổ sung thêm các
loại khống đa vi lượng để cung cấp cho tơm
trong suốt q trình ni.
Thay nước và vận hành hệ thống cung cấp
ôxy: Xu hướng không thay nước và hạn chế thay
nước là khá phổ biến ở các hộ khảo sát, tỷ lệ
cấp nước và bổ sung nước cho ao nuôi khoảng
18,86%/lần và số giờ chạy quạt nước 10,20 giờ/
ngày. Theo thời gian ni thì xu hướng chung
là tăng dần tần suất cấp nước (từ 1,22 đến 1,68
ngày/lần) và tỷ lệ cấp nước ở mỗi lần theo thời

gian nuôi (từ 22 đến 25%/lần). Việc vận hành
quạt nước để cung cấp ôxy cũng có xu hướng là
tăng thời gian chạy quạt theo thời gian nuôi, từ
3,29 đến 15,54 giờ/ngày.
3.1.4. Quản lý thức ăn và sức khỏe tôm
nuôi
Quản lý thức ăn: Thức ăn công nghiệp
được sử dụng trong nuôi tôm sú TC, với độ đạm
khoảng 37-43% và hệ số FCR trung bình 1,39.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Về quản lý, điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm
ăn chủ yếu dựa vào tăng trưởng tôm và các điều
kiện ảnh hưởng đến sức ăn của tôm hàng ngày.
Hiện nay, kiểm tra hoạt động bắt mồi của tôm
phần lớn dựa vào kiểm tra sàng ăn, lượng thức
ăn cho vào sàng ăn có xu hướng chung là tăng
dần theo thời gian nuôi 14,90 đến 27,24 g/kg
thức ăn cho vào sàng từ giai đoạn tôm 25-40
ngày tuổi đến giai đoạn tơm >110 ngày tuổi.
Ngồi ra các yếu tố tác động đến hoạt động bắt

mồi của tôm như thời tiết, chất lượng nước,
bệnh tôm cũng được người ni theo dõi để
kiểm sốt thức ăn.
Quản lý sức khỏe tôm nuôi: Công tác quản

lý sức khỏe tôm nuôi được chú trọng, việc sử
dụng các chất bổ sung trộn vào thức ăn để tăng
cường sức khỏe tôm nuôi như men tiêu hóa,
chất bổ trợ vi lượng, chất bổ trợ gan, và chất
thay thế kháng sinh (chủ yếu là dạng thảo dược)
đã được nhiều hộ tiến hành thực hiện (Bảng 1).

Bảng 1. Thông tin về quản lý thức ăn và quản lý sức khỏe ao nuôi tôm sú thâm canh (n=44).
Cơng việc

Chỉ tiêu
Có kiểm tra thức ăn hàng ngày1
Phương pháp điều chỉnh thức ăn hàng ngày1
- Sàng ăn
Quản lý
thức ăn
- Trọng lượng thân và sàng ăn
- Trọng lượng thân và sàng ăn, thời tiết, yếu tố khác
Hệ số FCR2
Có sử dụng kháng sinh để phòng bệnh1
Phương pháp sử dụng kháng sinh1
- Sử dụng đơn loại
- Sử dụng đa loại
- Không sử dụng
Quản lý
Có sử dụng chất bổ trợ gan vào thức ăn1
sức khỏe
Có sử dụng men tiêu hóa vào thức ăn1
tơm ni
Có sử dụng loại chất thay thế kháng sinh1

Loại chất thay thế kháng sinh1
- Thảo dược
- Men tiêu hóa
- Không biết

1

Giá trị
100%
 
3%
70%
27%
1,39±0,04
32%
 
20%
12%
68%
11%
80%
52%
 
41%
7%
52%

% số hộ liên quan; 2Số liệu trong bảng là các giá trị (TB±SE)

3.1.5. Thông tin về kết quả sản xuất

Kết quả thu hoạch ao nuôi tôm được trình bày chi tiết ở Bảng 2.
Bảng 2. Thơng tin về thu hoạch ao nuôi tôm sú thâm canh (n=44).
Chỉ tiêu
Mật độ thả tôm (con/m2)1
Hệ số FCR1
Thời gian nuôi (ngày/vụ)1
Năng suất (tấn/ha/vụ)1
Tỷ lệ sống (%)1
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

Giá trị
34,00±1,32
1,39±0,04
133,66±5,21
6,80±0,57
66,66±2,86
91


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Chỉ tiêu

Giá trị
48,25±8,42

Cỡ tơm thu hoạch (con/kg)1
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ)1

1351,86±149,50


Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ)1

699,55±62,26

- Thức ăn (%/tổng chi phí)

54%

- Thuốc/hóa chất (%/tổng chi phí)

10%

- Chi khác (%/tổng chi phí)

36%

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)1

668,22±97,22

Giá thành sản xuất (ngàn đồng/kg)1

100,12±3,57

Giá bán tôm (ngàn đồng/kg)1

184,65±8,67
1


Kết quả phân tích cho thấy với mật độ trung
bình 34 con/m2, tỷ lệ sống 66,66% và thời gian
ni 133,66 ngày/vụ thì tơm ni đạt kích cỡ
trung bình 48,25 con/kg và năng suất đạt được
6,80 tấn/ha/vụ. Ni tơm hiện nay, chi phí thức
ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (54% tổng chi) và giá
thành sản xuất 100,12 nghìn đồng/kg tơm. Lợi
nhuận đạt trung bình 668,22 triệu đồng/ha/vụ.
3.2. Phân tích lựa chọn các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất tôm sú thâm canh
Để hướng đến mục tiêu nuôi tôm sú TC đạt
năng suất và hiệu quả, chúng tôi phân chia số hộ
khảo sát theo 3 nhóm năng suất (>5 tấn/ha, 3-5
tấn/ha và <3 tấn/ha) trong phân tích, qua đó sẽ
có so sánh đánh giá để xác định các yếu tố tác
động chính đến sản xuất tôm. Kết quả phân tích
đa biến các yếu tố kỹ thuật trong quy trình sản
xuất tơm sú thâm canh ảnh hưởng đến 3 nhóm
năng suất (>5 tấn/ha, 3-5 tấn/ha và <3 tấn/ha)
được thể hiện bởi 2 hàm biệt số (Bảng 3). Hàm
biệt số 1 (giải thích được 80,9% biến động của
số liệu, p<0,05) và hàm biệt số 2 (giải thích
được 9,1% biến động của số liệu). Qua Hình 1
và Bảng 3 cho thấy, nhóm năng suất >5 tấn/ha/

92

Số liệu trong bảng là các giá trị (TB±SE)

vụ có giá trị cao nhất thể hiện xu hướng theo

hàm biệt số 1 so với hai nhóm cịn lại; trong khi,
hàm biệt số 2 chưa thấy sự khác biệt tốt giữa các
nhóm năng suất.
Các biến độc lập ở hàm biệt số 1 như Thực
hiện sên vét ao ni, Quy trình xử lý nước trước
khi thả tôm, Thực hiện gây màu nước, Kiểm tra
Vibrio tổng số trong nước định kỳ hàng tuần, Sử
dụng vi sinh định kỳ tương quan thuận với năng
suất và có hệ số tham gia cao hơn so với các
yếu tố còn lại; trong khi, các yếu tố như Hình
dạng ao, Bón vôi cải tạo đáy ao, Quan trắc các
yếu tố môi trường nước, Bổ sung khoáng đa vi
lượng và Hệ số FCR có tương quan nghịch với
năng suất. Kết quả cho thấy đây là các yếu tố
cần thiết quan tâm để có các giải pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất tơm ni.
Hàm biệt số 2 có các biến Mức giữ nước, Loại
vi sinh sử dụng và Phương pháp sử dụng kháng
sinh tương quan nghịch với năng suất. Như vậy
năng suất chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố kỹ thuật nêu trên cần được chú trọng
cải thiện sẽ góp phần giảm thiểu bị thiệt hại về
năng suất.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 3. Hệ số tham gia của các yếu tố chính tác động đến hiệu quả ni tơm sú thâm canh theo

nhóm năng suất.
TT

Các yếu tố tác động chính

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Hình dạng ao1
Mức giữ nước (m)
Thực hiện sên vét chất thải2
Thực hiện bón vơi2
QT xử lý nước trước khi thả giống3
Thực hiện gây màu nước2
Thực hiện ương tôm2

Quan trắc chất lượng nước2
Kiểm tra Vibrio tổng số trong nước2
Số loại hoá chất sử dụng (loại)
Loại vi sinh sử dụng để xử lý nước4
Loại khoáng đa vi lượng5
Phương pháp sử dụng kháng sinh6
Sử dụng chất thay thế kháng sinh2
Loại chất thay thế kháng sinh7
Sử dụng chất bổ trợ vi lượng2
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
Hằng số

Hàm biệt số 1
Hàm biệt số 2
Hệ số
Hệ số
Hệ số
Hệ số
tham gia
tương quan
tham gia tương quan
-3,974
-0,093*
2,589
0,024
1,313
0,032*
-10,515
0,014
7,658

-0,002
5,075
0,056*
-4,627
-0,073*
3,343
0,064
5,277
-0,043*
-1,601
0,018
26,103
0,042
5,790
0,099*
-7,777
0,013
4,399
0,056*
-7,064
-0,045*
1,468
0,000
9,355
0,116*
5,071
-0,065
1,989
0,006
-,606

0,027*
2,774
-0,053*
-3,733
-0,043
-8,314
0,093*
2,621
-0,021
-1,906
0,012
-5,676
-0,152*
18,056
0,012
1,713
-0,016*
3,910
0,010
0,539
0,017*
1,418
-0,053
2,624
0,065*
-12,386
0,013
-2,095
-0,072*
-73,089

-2,280

Ghi chú: 1. (1. Vuông; 2. Chữ nhật; 3. Trịn); 2. (1. Có; 0. Khơng); 3. (1. Trực tiếp trong ao nuôi; 2. Ao lắng cấp
vào ao nuôi; 3. Ao lắng -> ao xử lý-> ao nuôi; 4. Khác); 4. (1. Không sử dụng; 2. VS thành phẩm; 3. VS nguyên
liệu; 4. Cả hai loại vi sinh); 5. (1. Khơng sử dụng; 2. Khống tạt; 3. Vơi các loại; 4. Vơi và khống tạt; 5. Khác);
6.
(1. Sử dụng đơn loại; 2. Sử dụng đa loại; 3. Không sử dụng); 7. (1. Thảo dược; 2. Vitamin; 3. Men tiêu hóa; 4.
Acid hữu cơ; 5. Khơng biết); *. Có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Hình 1. Đặc điểm kỹ thuật của nuôi tôm sú thâm canh phân bố theo nhóm năng suất.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

93


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

IV. THẢO LUẬN
Hình  dạng ao: thiết kế hình dạng ao ni
tơm có liên quan mật thiết với vị trí đặt máy sục
khí, sự luân chuyển của dòng chảy và thu gom
chất thải trong ao. Tùy thuộc vào địa hình của
trang trại mà hình dạng ao được thiết kế khác
nhau, kết quả nghiên cứu đã cho thấy ao nuôi
tôm sú được thiết kế phổ biến có hình vng,
tiếp đến là hình chữ nhật. Kết quả này cũng
tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn
Phụng và Phan Thanh Lâm (2019) cho rằng
hiện nay ao nuôi tôm sú được ni phổ biến
theo dạng hình vng và hình chữ nhật nhằm

giúp thuận lợi cho việc thu gom chất thải và phù
hợp với lắp đặt thiết bị cung cấp ôxy tốt nhất
giúp tôm mang lại năng suất cao nhất. Đối với
ao hình chữ nhật cần đắp đất bo trịn góc ao để
việc lưu chuyển dịng chảy trong ao thuận tiện
hơn cho việc xi-phông chất thải ở nền đáy.
Về công tác sên vét bùn thải và xử lý tạp
cho ao nuôi: Việc sên vét bùn thải sẽ tránh được
những rủi ro về ô nhiễm môi trường hoặc lan
truyền dịch bệnh từ vụ trước sang vụ sau sẽ
dẫn đến rủi ro mất năng suất tơm. Theo Tran
và ctv. (2011) thì bệnh đốm trắng có thể lan
truyền theo chiều ngang thơng qua nước hoặc
chiều dọc từ vụ hiện tại đến vụ nuôi sau. Nếu
chất thải không được xử lý phù hợp sau mỗi vụ
ni thì nguy cơ lan truyền bệnh tơm cho bản
thân trang trại và những ao nuôi xung quanh
khác là mối nguy lớn ảnh hưởng đến sản lượng
tôm nuôi (Nguyễn Thanh Phương và Đặng Thị
Hoàng Oanh, 2012). Kết quả nghiên cứu của Lê
Hồng Phước (2020) thì đã phát hiện vi bào tử
trùng Enterocytozoon hepatopenaei-EHP ở các
vật chủ trung gian như: ruốc, ốc đinh và hàu chỉ,
đây là những động vật có nguy cơ tiềm ẩn mang
mầm bệnh là nguồn lây nhiễm bệnh cho vụ ni
kế tiếp. Vì vậy, cơng tác cải tạo ao nuôi cần chú
ý cẩn thận trước khi tiến hành vụ ni mới.
Bón vơi: Với ni tơm sú thâm canh thì hiện
nay vẫn phổ biến là loại ao đất. Tập tính sống
94


và bắt mồi chủ yếu của tơm sú là ở tầng đáy
vào giai đoạn trưởng thành (Nguyễn Anh Tuấn
và ctv., 1994), do vậy có thể là lý do nuôi tôm
sú thâm canh hiện nay vẫn chủ yếu là sử dụng
ao đất. Phần lớn các tỉnh ven biển có vùng nuôi
tôm sú ở ĐBSCL trên nền đất phèn tiềm tàng.
Vì vậy việc phơi khơ và bón vơi hầu hết được
nhiều người ni áp dụng. Theo Boyd (1998)
cho rằng bón vôi giúp thiết lập một hệ đệm pH
mạnh, và ngăn ngừa sự biến động đột ngột của
pH trong môi trường (được coi là bất lợi cho đời
sống thủy sinh). Khi vơi được sử dụng trong ao
nó dẫn đến một loạt các tác động có lợi cả trên
đất dưới đáy và trên mặt nước và dẫn đến tăng
sản lượng tôm, cá.
Về công tác chuẩn bị nước cho ao nuôi:
Chuẩn bị nước cho ao nuôi cần chú trọng đến
việc sử dụng ao lắng, với quy trình xử lý nước
nên thực hiện qua nhiều giai đoạn thay vì xử
lý trực tiếp trong ao ni sẽ góp phần làm tăng
năng suất tơm ni. Theo Nguyễn Văn Phụng
và Phan Thanh Lâm (2019) diện tích ao lắng/
chứa/xử lý chiếm >50% tổng diện tích khu ni
sẽ có tác dụng cải thiện hiệu quả sản xuất của
trang trại. Điều kiện mơi trường ngày càng có
xu hướng suy giảm về chất lượng nước, việc
sử dụng nguồn nước trực tiếp từ kênh rạch cho
ao nuôi tôm sẽ dễ gặp rủi ro về dịch bệnh do
hiện nay hệ thống kênh rạch vẫn sử dụng đa

chức năng cả cho nông nghiệp, giao thông vận
tải. Xu hướng sử dụng ao lắng khi gia tăng
mức độ thâm canh hóa càng được thể hiện rõ
(Chanratchakool, 1995). Trước tình hình dịch
bệnh diễn biến phức tạp thì vai trò của ao lắng
càng quan trọng hơn trong việc ngăn ngừa mầm
bệnh lây lan từ bên ngoài vào ao nuôi (Burford
và ctv., 2002).
Gây màu nước: đối với tôm sú màu nước và
độ trong là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá
độ ổn định chất lượng nước tôm nuôi, đồng thời
nó cũng là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến tỷ lệ
sống của tôm giống trước khi thả nuôi. Do đó

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

người ni tơm rất quan tâm đến việc gây màu
nước và điều chỉnh thông số chất lượng nước
trước khi thả tôm giống. Công việc gây màu
phần lớn bổ sung chế phẩm sinh với liều lượng
(khuyến cáo của nhà sản xuất) kết hợp với mật
rỉ đường có thể ủ lên men bằng phương pháp ủ
yếm khí hoặc có sục khí với thời gian 24-48 giờ,
sau đó bón vào ao ni, bên cạnh đó bổ sung các
khống đa vi lượng để kích thích tảo có lợi phát
triển. Khi màu nước ổn định, kiểm tra các yếu tố
môi trường như độ mặn, pH, độ kiềm, độ trong

của ao nằm trong giới hạn cho phép của QCVN:
2014 để tiến hành thả giống.
Ương tôm giống: kết quả phân tích cho thấy
nhiều hộ/cơ sở ni tơm áp dụng và mang lại
hiệu quả cao và có tương quan thuận với năng
suất đạt 9,46 tấn/ha. Phạm Thành Nhân và ctv.
(2016) cho rằng áp dụng hình thức ương tơm
có triển vọng cho việc rút ngắn chu kỳ nuôi
thương phẩm, hạn chế rủi ro từ bệnh tôm chết
sớm, thường rơi vào giai đoạn tháng nuôi đầu.
Lightner và ctv. (2012) cho rằng tôm nuôi
thường chết sớm trong khoảng từ 10-45 ngày
sau khi thả nuôi, và tỷ lệ tơm chết có thể lên
đến 100% trong vài ngày hoặc kéo dài hơn.
Việc ương vèo tôm giống là một trong những
giải pháp được đề xuất trong những nghiên cứu
gần đây bởi Nguyễn Phú Son (2019). Có thể
hiểu nuôi tôm đa cấp đơn giản là chia chu kỳ
nuôi tơm ra một số giai đoạn ngắn hơn nhờ đó
mà có thể kiểm tra được lượng tơm giống, độ
đồng đều về kích cỡ, nâng cao tỷ lệ sống. Trong
tình hình khó khăn về dịch bệnh hay khí hậu,
ni tơm đa cấp cũng giảm đáng kể đầu tư ban
đầu khi bị thiệt hại. Tuy nhiên, người nuôi tôm
cũng cần quan tâm đến mật độ thả giống để việc
ương tôm và san sang ao nuôi đạt hiệu quả tốt
hơn. Theo Sookying và ctv. (2011), mật độ thả
giống là thông số mà ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
và tăng trưởng của các loài thủy sản ni. Phân
tích nghề ni tơm sú thâm canh tại Bình Định

(Hồng Quang Thành và Nguyễn Đình Phúc,

2012) và tại Sóc Trăng (Dương Vĩnh Hảo, 2009)
cũng cho thấy mật độ thả tương quan thuận với
năng suất tôm nuôi. Dương Vĩnh Hảo (2009) đã
đề xuất nên thả mật độ >25 con/m2 để thu được
năng suất và lợi nhuận tối ưu. Theo FAO (2017)
thì ni tơm sú thâm canh là >20 con/m2 và đạt
năng suất đến 15 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm áp dụng quy trình sử dụng vi sinh
ni với mật độ 30-40 con/m2 đã thu được năng
suất 9-10 tấn/ha/vụ (Võ Hồng Phượng, 2020).
Quan trắc chất lượng nước: Theo Boyd
(1998) cho rằng chất lượng nước biến động lớn
dẫn đến tôm dễ mẫn cảm với bệnh và làm chậm
tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất nuôi. Bên
cạnh, việc kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa, các
hộ ni đã có xu hướng tăng cường việc giám
sát các chỉ tiêu sinh học (kiểm tra mật độ Vibrio
tổng số trong nước và trong bùn) trong q
trình ni tơm. Kết quả điều tra cho thấy việc
có thực hiện thường xun cơng tác giám sát về
mơi trường nước để có giải pháp điều chỉnh kịp
thời đã mang lại hiệu quả, và năng suất tôm ni
đều đạt u cầu quy trình theo mục tiêu hướng
tới (>5 tấn/ha/vụ). Nhiều nghiên cứu cho thấy
tôm cá nuôi chỉ sử dụng được khoảng 20-30%
protein có trong thức ăn, phần cịn lại tồn tại
trong ao ni và có thể gây ô nhiễm (De Silva
và ctv., 2010). Sự ô nhiễm chất lượng nước ao

ni tơm thâm canh do q trình tích lũy các hợp
chất hữu cơ từ thức ăn thừa và sản phẩm bài tiết
của tôm thường dẫn đến sự phát sinh dịch bệnh
và làm cho hệ thống nuôi kém bền vững. Vì vậy,
việc tầm sốt thường xun Vibrio spp. trong
nước và trong bùn cần được quan tâm trong suốt
vụ nuôi. Theo Lê Hồng Phước và ctv. (2017b)
thì trong quá trình nuôi nên thường xuyên kiểm
tra mật số Vibrio tổng số trong mẫu nước và
bùn, và vi khuẩn Vibrio tổng số trong nước cần
ở mức <102 CFU/mL và trong bùn <103 CFU/g,
và khơng có Vibrio khuẩn lạc xanh.
Sử dụng vi sinh xử lý nước: Kết quả điều
tra cho thấy hầu hết nơng hộ/trang trại chú trọng

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

95


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

đến việc sử vi sinh để quản lý nước ao nuôi.
Những hộ thực hiện tốt việc sử dụng vi sinh
trong q trình ni thì cho năng suất tơm ni
đều đạt u cầu quy trình theo mục tiêu hướng
đến. Nhiều hộ ni tiến hành sử dụng vi sinh
định kỳ 5-10 ngày/lần. Bên cạnh đó, phương
pháp sử dụng vi sinh không theo định kỳ hàng
tuần và chỉ thực hiện sử dụng vi sinh khi kiểm

tra phát hiện nhiễm khuẩn cũng được áp dụng
hiện nay qua việc tầm soát mật số Vibrio tổng
số trong nước. Nghiên cứu của Anderson (1993)
cho rằng ở môi trường nước sạch có mật độ vi
khuẩn Vibrio spp. <103 CFU/mL, trong khi đó
nếu mật độ vi khuẩn vượt quá 107 CFU/mL sẽ
có hại cho tôm, cá nuôi và môi trường trở nên ô
nhiễm. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học với
thành phần là các chủng Bacillus ngày nay đã
rất phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt
là đối với nuôi tơm thâm canh. Dịng vi sinh
Bacillus spp. thường được sử dụng nhiều để bổ
sung vào ao ni để kiểm sốt sinh học và có
tác dụng đối kháng với các tác nhân gây bệnh
(Gatesoupe, 1999). Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh và
ctv. (2016) đã phân lập 9 chủng vi khuẩn có lợi
thuộc nhóm Bacillus và 01 chủng vi khuẩn lactic
để kiểm soát các tác nhân gây bệnh trong nuôi
trồng thủy sản. Theo Võ Hồng Phượng (2020)
thì hiệu quả xử lý nước 2 lần/tuần kết hợp giữa
hai chủng Bacillus (B1, S5) và Streptomyces
X285 phòng AHPND cho kết quả thu hoạch
đạt năng suất đạt khoảng 14 tấn/ha đối với tôm
thẻ và trên 10 tấn/ha đối với tôm sú cao hơn so
với các ao đối chứng, và có thể nhận định sử
dụng chế phẩm Bacillus và Streptomyces có thể
giúp điều hịa mật độ V. parahaemolyticus mức
khơng gây hại cho tôm nuôi.
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR): có xu hướng
tỷ lệ thuận với năng suất tơm ni (p<0,05), tuy

nhiên do hiện nay chi phí cho thức ăn vẫn chiếm
tỷ trọng lớn, và do vậy không nên tăng thêm
FCR mà việc cần thiết là điều chỉnh những yếu
tố khác để tăng năng suất. Để phù hợp thì hệ
96

số FCR nên ở mức 1,43. Ni tơm thâm canh
thì cần chú trọng kiểm sốt khẩu phần cho tơm
ăn hàng ngày trong q trình vận hành ao ni
đã góp phần làm giảm hệ số FCR (Nguyễn Văn
Phụng và ctv., 2019). Như vậy, cơng tác kiểm
sốt thức ăn chặt chẽ thơng qua khẩu phần ăn
hàng ngày sẽ tránh dư thừa gây ô nhiễm chất
lượng nguồn nước và tăng chi phí sản xuất.
Ngồi ra, cần theo dõi biến động mơi trường
nước, thời tiết, tôm lột xác để điều chỉnh lượng
thức ăn cho hợp lý để tránh dư thừa thức ăn.
Loại khoáng đa vi lượng: bổ sung khoáng
đa vi lượng như: canxi, magiê, kali, clorua,
kẽm, đồng….) đây là những nguyên tố thiết yếu
cho tôm. Theo Tacon (1987) các chất khoáng
được xác định là cần thiết cho tôm gồm: canxi,
phốt pho, magiê, kẽm, đồng, cobalt. Chất
khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ
thể tôm giúp cho quá trình lột xác của tôm được
dễ dàng (Deshimaru và ctv., 1978). Deshimaru
và ctv. (1978) cũng cho rằng sau thời gian nuôi,
K+  mà Mg2+  trong nước bị giảm sút do nhiều
nguyên nhân như rò rỉ, phơi đáy ao, và sự hấp
thụ của đất. Thêm vào đó, keo khoáng, các hạt

sét cũng hấp thụ rất mạnh các ion hịa tan của
của khống. Sự trao đổi K+  trong nước và đất
ít xảy ra trong ao mới đào và ni vụ đầu tiên
hơn là những ao cũ, ao nuôi lâu năm. Do đó,
việc bổ sung các loại khống đa vi lượng rất cần
thiết cho tơm ni, bên cạnh đó sử dụng chất
khoáng trực tiếp vào trong ao tôm để bù vào
lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của
tôm là rất cần thiết.
Loại chất thay thế kháng sinh: Các nghiên
cứu gần đây cho thấy loại chất thay thế kháng
sinh bao gồm chất bổ trợ gan và men tiêu hóa
đường ruột có thể giúp tăng cường sức khỏe
cho tơm ni để giảm rủi ro về dịch bệnh, như:
i) Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các hợp
chất Acid béo chuỗi ngắn có khả năng ức chế
các lồi Vibrio gây bệnh và làm tăng tỷ lệ sống
trên tôm (Defoirdt và ctv., 2006). Việc sử dụng

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

acid béo chuỗi ngắn sẽ làm giảm pH trong ruột
từ đó làm tăng hệ vi khuẩn có lợi vì lúc này vi
khuẩn gây bệnh sẽ giảm ưu thế cạnh tranh với vi
khuẩn có lợi trong điều kiện pH thấp. Điểm bất
lợi của sử dụng acid béo chuỗi ngắn là hợp chất
này có thể tan rã trong môi trường nuôi nên phải

dùng liều cao. ii) Nghiên cứu của Ziaei-Nejad và
ctv. (2006) cho thấy tốc độ tăng trưởng và sản
lượng tăng trên nhóm tơm được ni với hỗn
hợp probiotics của 5 lồi Bacillus (B. subtilis, B.
licheniformis, B. polymyxa, B. laterosporus and
B. circulans); iii) Các chế phẩm thảo dược có vai
trị quan trọng trong việc kiểm sốt dịch bệnh vì
chúng chứa các thành phần có hoạt tính sinh học
bao gồm chống oxy hố, chống vi khuẩn, chống
stress, kích thích tăng trưởng, kích thích sự thèm
ăn, và tăng cường miễn dịch ở cá và tôm (Citarasu
và ctv., 2001). Ở trong nước, cũng đã có một số
nghiên cứu về loại chất thay thế kháng sinh trong
phòng, trị bệnh tơm ni và đã có những kết quả
khả quan, như Trương Hồng Việt và ctv. (2019)
đã nghiên cứu và đưa ra kết ḷn cao chiết khổ
sâm có khả năng phịng AHPND ở tôm thẻ chân
trắng ở quy mô trang trại với liều 2% (20 g/kg)
trộn vào thức ăn, với phương cách cho tôm ăn
liên tục và cách tuần cho đến khi tôm được 60
ngày tuổi; Trần Việt Tiên và Đặng Thị Hồng
Oanh (2020) cho rằng để ứng phó với bệnh hoại
tử gan tụy cấp chúng ta có Sử dụng β-glucan
(liều 2 g/kg thức ăn liên tục từ 7-14 ngày) có thể
kích thích làm tăng các chỉ tiêu miễn dịch không
đặc hiệu THC, PO và RBs ở tôm, đồng thời làm
giảm tỷ lệ chết của tôm khi cảm nhiễm chủng
vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử
gan tụy cấp tính; kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Văn Phụng và ctv., (2014) sử dụng các giải pháp

sử dụng chế phẩm sinh học và diệt khuẩn bằng
chất khử trùng trong nước, bổ sung vào thức ăn
bằng kháng sinh (Oxytetracyline) và chất kháng
khuẩn (Monoglycerides, sản phẩm của Nutriad)
đã làm giảm thiểu đáng kể bệnh hoại tử gan tụy
cấp (AHPND). Tuy nhiên, với chất kháng khuẩn

có vai trò phòng bệnh là chủ yếu tuy nhiên còn
tùy thuộc vào tình trạng ao ni và mức độ nhiễm
bệnh ở tơm ni. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng
các chất kháng khuẩn thay thế kháng sinh cũng
cần được lưu ý và phát triển thêm.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã thực hiện về các yếu tố
chính ảnh hưởng đến năng suất tôm sú thâm
canh thông qua kết quả điều tra 44 cơ sở nuôi
nuôi tôm phân bố tại 5 tỉnh ven biển vùng Đồng
bằng sơng Cửu Long. Kỹ thuật phân tích đa biến
bằng hàm biệt số để phân tích các yếu tố chính
tác động đến năng suất tơm sú ni thâm canh,
đã xác định với 11 yếu tố định tính (hình dạng
ao, quy trình xử lý nước cấp đầu vào, sên vét
chất thải, bón vơi và gây màu, ương tơm, Vi sinh
xử lý nước, Quan trắc các yếu tố môi trường
nước, kiểm tra Vibrio tổng số, sử dụng khoáng
đa vi lượng và các chất thay thế kháng sinh) và
2 yếu tố định lượng (mức giữ nước ao và hệ số
FCR). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan
trọng trong cơng tác cải tiến kỹ thuật để nâng
cao hiệu quả sản xuất nghề nuôi tôm sú thâm

canh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế
và kỹ thuật của mơ hình ni tơm sú thâm canh
và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận
văn cao học chuyên ngành NTTS. Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ.
Hoàng Quang Thành, Nguyễn Đình Phúc, 2012.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tơm ni ở
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tạp chı́ Khoa
học Đại học Huế 27BB, 317–324.
Lê Hồng Phước, 2020. Khảo sát sự hiện diện của vi
bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei trên
tôm giống, thức ăn tôm, tôm thẻ chân trắng và
các lồi động vật khác trong ao ni tơm ở Đồng
bằng sông Cửu Long [WWW Document]. Bản
tin hoạt động. URL />index.php/vi/news/Tin-hoat-dong/Khao-sat-suhien-dien-cua-vi-bao-tu-trung-enterocytozoonhepatopenaei-tren-tom-giong-thuc-an-tom-tomthe-chan-trang-va-cac-loai-dong-vat-khac-trongao-nuoi-tom-o-DBSCL-230/

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

97


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Lê Hồng Phước, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Văn
Phụng, Nguyễn Văn Hảo, Thới Ngọc Bảo, Cao
Thành Trung, Đoàn Văn Cường, Trương Hồng
Việt, Nguyễn Thành Nhân, Đặng Ngọc Thùy,

Ngô Thị Ngọc Thủy, 2017a. Nghiên cứu quy
trình cơng nghệ ni thâm canh tơm thẻ chân
trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan
tụy cấp ở quy mô trang trại. Báo cáo tổng kết
đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu NTTS II. Tp. Hồ
Chí Minh.
Lê Hồng Phước, Nguyễn Thị Diễm Thư, Nguyễn
Văn Sáng, Cao Thành Trung, Nguyễn Thành
Nhân, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Võ Ngọc Ánh,
Nguyễn Hồng Lộc, Phạm Thị Yến, Hứa Ngọc
Phúc, 2017b. Nghiên cứu quy trình sử dụng
kháng sinh hợp lý trong phịng trị bệnh hoại tử
gan tụy cấp tính trên tơm ni nước lợ ở Việt
Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên
cứu NTTS II. Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Trần Tiểu Trúc, Ngô Thụy Diễm Trang, Đặng
Thị Thúy Ái, Nguyễn Thị Bé Ly, Nguyễn Thị
Hồng Ngọc, Đặng Thị Thu Trang, Phạm Việt
Nữ, 2018. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải
từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau. Tạp chí Khoa học Đại học
Cần Thơ Cần Thơ 54, 82–91. https://doi.
org/10.22144/ctu.jvn.2018.012
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn
Thanh Phương, Nguyễn Văn Bé, Trương Quốc
Phú, Dương Trí Dũng, Trầ Ngọc Hải, Nguyễn
Quang Thủy, Từ Thanh Dung, Bùi Minh Tâm,
Trần Thị Thanh Hiền, 1994. Cẩm nang: Kỹ
thuật nuôi thủy sản nước lợ. Nhà xuất bản Nơng

nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Phú Son, 2019. Phân tích chuỗi giá trị ngành
hàng tơm và xây dựng mơ hình ni tôm mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Tây Nam Bộ.
TMĐC dự án, Chương trình Khoa học và Cơng
nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam
Bộ, Hội nghị Tổng kết chương trình Tây Nam
Bộ năm 2019, phân ban: Nghiên cứu ứng dụng
KH&CN nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành
hàng thủy sản. Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hồng Oanh,
2012. Các bệnh nguy hiểm trên tơm biển và tơm
càng xanh ni ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học ĐH
Cần Thơ 22, 106–118.
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, 2017. Hoàn thiện và sản
xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh BioShrimpRIA2 phòng bệnh do Vibrio spp. gây ra trên tôm

98

nuôi. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên
cứu NTTS II.
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Nguyễn Thảo Sương,
Nguyễn Đình Song Trỗi, 2016. Khả năng phân
hủy quorum sensing của một số chủng vi sinh vật
phân lập từ môi trường ao nuôi tôm. Tạp chí nghề
cá sơng Cửu Long, Sớ 7/2016, 23–35.
Nguyễn Văn Phụng, Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn
Hảo, 2014. Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát
bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng
(Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô

trang trại ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí
nghề cá sơng Cửu Long. Số 4, 11–25.
Nguyễn Văn Phụng, Phan Thanh Lâm, 2019. Phân
tích hiệu quả kỹ thuật của mơ hình ni tơm thẻ
chân trắng thâm canh tại Đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí nghề cá sơng Cửu Long 15, 43–56.
Phạm Thành Nhân, Trần Ngọc Hải, Châu Tài Tảo,
2016. Nghiên cứu ương giống tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) trong hệ thống biofloc
với các chế độ che sáng khác nhau. Tạp chí Khoa
học Đại học Cần Thơ 45, 119–127. https://doi.
org/10.22144/ctu.jvn.2016.533.
Trần Việt Tiên và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2020.
Ảnh hưởng của β-glucan lên đáp ứng miễn dịch
tự nhiên của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) cảm nhiễm Vibrio parahaemolyticus.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
56(3B): 153-159.
Trương Hồng Việt, Đỗ Thị Cẩm Hồng, Trần Bùi
Trúc Quân, Vũ Thiên Ân, Nguyễn Công Thành,
Thái Thanh Trung, Phạm Bá Vũ Tùng, 2019.
Hiệu quả phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên
tôm thẻ (Penaeus vannamei) của cao chiết khổ
sâm (Croton tonkinensis) ở quy mơ trang trại.
Tạp chí nghề cá sông Cửu Long 14, 26–41.
Võ Hồng Phượng, 2020. Nghiên cứu tạo chế phẩm
vi sinh đối kháng Vibrio spp. gây bệnh hoại tử
gan tụy cấp trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu
NTTS II.

Tài liệu tiếng Anh
Anderson, I., 1993. The veterinary approach to
matine prawns, in: L., B. (Ed.), Aquaculture for
Veterinarians: Fish Husbandry and Medicine. pp.
271–296.
Boyd, C.E., 1998. Water Quality for Pond
Aquaculture. International Center for Aquaculture
and Aquatic Environments, Alabama Agricultural
Experiment Station, Auburn University.
Burford, M.A., Preston, N.P., Glibert, P.M., Dennison,

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
W.C., 2002. Tracing the fate of 15N-enriched
feed in an intensive shrimp system. Aquaculture.
/>Chanratchakool, P., 1995. Shrimp health management
in ponds. Kasetsart University, Bangkok.
Citarasu, T., Babu, M.M., Punitha, S.M.J.,
Venketramalingam, K., Marian, M.P., 2001.
Control of pathogenic bacteria using herbal
biomedicinal products in the larviculture
system of Penaeus monodon, in: International
Conference on Advanced Technologies in
Fisheries and Marine Sciences, MS University,
India.
De Silva, S.S., Ingram, B.A., Nguyen, P.T., Bui, T.M.,
Gooley, G.J., Turchini, G.M., 2010. Estimation
of Nitrogen and Phosphorus in Effluent from the

Striped Catfish Farming Sector in the Mekong
Delta, Vietnam. Ambio 39, 504–514. https://doi.
org/10.1007/s13280-010-0072-x.
Defoirdt, T., Halet, D., Sorgeloos, P., Bossier, P.,
Verstraete, W., 2006. Short-chain fatty acids protect
gnotobiotic Artemia franciscana from pathogenic
Vibrio campbellii. Aquaculture. https://doi.
org/10.1016/j.aquaculture.2006.06.038.
Deshimaru, O., and Yone, Y., 1978. Requirement
of frawn for dietary minerals. Nippon susan
Gakkaishi, 44: 907-910.
FAO, 2017. Cultured Aquatic Species Information
Programme:
Penaeus
monodon,
FIGIS
Species Fact Sheet [WWW Document].
Food Agric. Organ. URL />fishery/culturedspecies/Penaeus_monodon/
en#tcNA0019.

Gatesoupe, F.J., 1999. The use of probiotics in
aquaculture. Aquaculture 180, 147–165.
Lightner, D.V., Redman, R.M., Pantoja, C.R., Noble,
B.L., Tran, L., 2012. Early Mortality Syndrome.
Glob. Aquac. Advocate 40.
Pham, T.A., Kroeze, C., Bush, S.R., Mol, A.P.J.,
2010. Water pollution by intensive brackish
shrimp farming in south-east Vietnam: Causes
and options for control. Agric. Water Manag. 97,
872–882.

Phan, L.T., 2014a. Sustainable development of
export-orientated farmed seafood in Mekong
Delta, Vietnam. PhD thesis. The University of
Stirling.
Tacon A.J., 1987. The nutrition and feeding
of farmed fish and shrimp. 1. The essential
nutrients. Training Manual. Food and Agriculture
Organization. Brasilia, Brazilpp. 73-84.
Tran, T.T.H., Zwart, M.P., Thanh, N., Vlak,
J.M., Jong, M.C.M. De, 2011. Transmission
of white spot syndrome virus in improvedextensive and semi-intensive shrimp production
systems : A molecular epidemiology study.
Aquaculture 313, 7–14. />aquaculture.2011.01.013
Ziaei-Nejad, S., Rezaei, M.H., Takami, G.A., Lovett,
D.L., Mirvaghefi, A.R., Shakouri, M., 2006. The
effect of Bacillus spp. bacteria used as probiotics
on digestive enzyme activity, survival and growth
in the Indian white shrimp Fennero Penaeus
indicus. Aquaculture. />aquaculture.2005.07.021.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

99


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ANALYSIS OF THE TECHNICAL FACTORS AFFECTING THE YIELD
OF INTENSIVE BLACK-TIGER SHRIMP FARMING PRACTICES IN
THE MEKONG DELTA

Nguyen Van Phung11*, Doan Van Bay1, Phan Thanh Lam1, DoVan Hoang1
ABSTRACT
Brackish-water shrimp culture has tended to increase intensification level. However, shrimp culture
technologies are still limited. This study aim is to analyze the main factors affecting the shrimp
yield of intensive black-tiger shrimp farming practices and propose some technical solutions to
improve production efficiency. The study was conducted from November 2019 to January 2020
with 44 intensive farming households of black tiger shrimp in the Mekong Delta. A randomized
stratified sampling was used to select study site and shrimp farms for interviewing, and a structuredquestionnaires were developed to collect data. Using statistical descriptive analysis and discriminant
function analysis methods is to identify the impacting factors. The results have identified 13 main
factors affecting the shrimp yield of intensive lack-tiger shrimp farming, of which 11 qualitative
factors (pond shape, input water treatment process, sludge removal, implementation of liming and
water coloring, probiotics use, water quality parameter monitoring, shrimp nursery, total Vibrio
monitoring, using macronutrient, trace minerals and alternative products for antibiotic) and
2 quantitative factors (pond water depth level, and FCR). Given the results, the main technical
solutions of this artical have been discussed to improve the production efficiency of black tiger
shrimp farming.
Keywords: shrimp yield, technical factors, intensive, black-tiger shrimp

Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước

Người phản biện: TS. Phạm Cử Thiện

Ngày nhận bài: 15/11/2020

Ngày nhận bài: 15/11/2020

Ngày thông qua phản biện: 30/11/2020

Ngày thông qua phản biện: 10/12/2020


Ngày duyệt đăng: 15/12/2020

Ngày duyệt đăng: 15/12/2020

Research Institute for Aquaculture No.2
*Email:

1

100

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020



×