Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tín ngưỡng dân gian ảnh hưởng tới các thành tố khác trong văn hóa dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 25 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:

Tín ngưỡng dân gian có sự ảnh hưởng đến các thành tố khác trong văn hóa dân
gian Việt Nam
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Văn hóa dân gian Việt Nam
Mã phách:………………………………….

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

1. Tín ngưỡng dân gian và một số tín ngưỡng nổi bật tại Việt
Nam ............................................................................................4
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng dân gian ................................................. 4
1.2. Một số tín ngưỡng phổ biến ........................................................... 6

2. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến các thành tố
khác trong văn hóa dân gian ..................................................12
2.1. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến lễ hội, phong tục, tập
quán ..................................................................................................... 12
2.3. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Văn học dân gian ... 15
2.4. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Nghệ thuật biểu diễn
dân gian ............................................................................................... 17
2.5. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Nghệ thuật tạo hình dân


gian ...................................................................................................... 19
KẾT LUẬN ............................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam xưa nay ln có vị trí và vai trò quan trọng trong
đời sống của con người. Với chức năng làm điểm tựa tinh thần cho con người khi gặp
những vấn đề bế tắc trong cuộc sống, hay có thể là hạt nhân của văn hóa làng, cộng
đồng, tín ngưỡng dân gian từ xưa cho đến nay luôn phát huy những tác dụng nhất định
của nó với cá nhân và cộng đồng trong xã hội.
Con người luôn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” bởi vậy mà
về mặt tâm linh có một ý nghĩa đặc biệt cho sự tồn tại hay có thể là mở mang vùng đất
mới. Để có thể đáp ứng nhu cầu đó con người đã tự tạo ra cho mình những dạng thức
tơn giáo khác nhau từ đó hình thành lên những dạng thức tín ngưỡng dân gian với
những nét riêng biệt. Nói chung những thao tác cầu cúng cùng với các nghi thức trang
trọng phong phú và đa dạng luôn hiện diện thường xuyên ở mọi thành phần dân tộc
khác nhau trên đất nước ta, có thể kết luận rằng tục thờ thần, thờ thánh thể hiện tính
chất tín ngưỡng đa thần đã có từ xa xưa.
Có thể khẳng định tín ngưỡng dân gian nó xuất phát trừ trong cuộc sống con
người mà ra, ảnh hưởng sâu sắc và gắn liền trực tiếp với cuộc sống của người dân, song,
để làm rõ điều đó ta phải đưa ra được những ảnh hưởng nhất định của tín ngưỡng dân
gian đến các thành tố khác trong văn hóa dân gian Việt Nam. Trên tinh thần đó tác giả
đã lựa chọn đề tài “Tín ngưỡng dân gian có sự ảnh hưởng đến các thành tố khác trong
văn hóa dân gian Việt Nam” để tìm hiểu và chứng minh tín ngưỡng dân gian có sự ảnh
hưởng đến những thành tố khác.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


1


Với mục tiêu nắm tìm hiểu những khái niệm được đưa ra về tín ngưỡng thơng
qua đó hiểu được bản chất về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bên cạnh đó chứng
minh được tín ngưỡng dân gian thực swuj có những ảnh hưởng đến những thành tố văn
hóa dân gian khác.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát những quan niệm khác nhau về tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian Việt
Nam sau đó tổng kết lại được quan niệm chung nhất về tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Đưa ra một số tín ngưỡng dân gian nổi bật tai Việt Nam và nêu một số nét đặc
trưng của tín ngưỡng đó.
Đưa ra những chứng minh về sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam
đến những thành tố văn hóa khác bao gồm: Lễ hội; Phong tục, tập quán; Văn học dân
gian; Nghệ thuật biểu diễn dân gian.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngưỡng dân gian có sự ảnh hưởng đến các thành tố khác trong văn hóa dân
gian Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Lãnh thổ Việt Nam
Phạm vi nội dung: Công trình tập chung nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt
Nam, những tín ngưỡng dân gian nổi bật đồng thời nghiên cứu những ảnh hưởng của
tín ngưỡng dân gian đến những thành tố văn hóa khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng phương nghiên cứu tài liệu là chính:
Thu thập thơng tin là cơ sở khoa học cho đề tài. Hệ thống những lí thuyết, khái niệm,
2



học thuyết, khái niệm đặc trưng, vai trị tiêu chí liên quan đến đề tài. Những tài liệu thu
thập được tác giả tổng hợp thông qua các nguồn internet, sách, được sắp xếp đưa vào
đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nắm bắt được những kiến thức về tín ngưỡng dân gian là một điều quan trọng,
và kết quả mà đề tài đạt được là góp phần làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơng
trình tìm hiểu về đề tài này, cùng đó góp phần làm rõ những ảnh hưởng của tín ngưỡng
dân gian ảnh hưởng đến các thành tố văn hóa khác như thế nào, qua đó tăng thêm phần
khẳng định về sự ảnh hưởng lớn của tín ngưỡng dân gian đối với đời sống con người.

3


NỘI DUNG
1. Tín ngưỡng dân gian và một số tín ngưỡng nổi bật tại Việt Nam
1.1. Khái niệm về tín ngưỡng dân gian
1.1.1. Một số quan điểm về tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người,
đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng
của con người từ xưa cho đến nay, bởi vậy cho nên tín ngưỡng nhận được sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành lại có cách tiếp cận
riêng, nên dẫn đến việc hiểu khái niệm tín ngưỡng cũng chưa thống nhất với nhau.
Nhóm quan điểm thứ nhất thì cho rằng tín ngưỡng là trạng thái tâm lý của con
người đối với thế lực thiêng, là một bộ phận của tôn giáo và không thể tách rời khỏi
tôn giáo, là cơ sở hình thành nên tơn giáo, đại diện tiêu biểu của nhóm quan điểm này
là Đặng Nghiêm Vạn, và đối với tín ngưỡng dân gian thì ơng lại cho rằng đây chính là
một dạng tơn giáo bình dân.
Nhóm quan điểm khác thì lại nhấn mạnh đến tín ngưỡng hồn tồn khác và độc
lập với tôn giáo, đại diện tiêu biểu của nhóm quan điểm này là nhà dân tộc học Phan
Hữu Dật, ơng cho rằng hai thuật ngữ này có nội dung gần gũi với nhau nhưng không

thể đồng nhất chúng. Bên cạnh đó cũng có Trần Ngọc Thêm cũng đã lý giải về sự khác
biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo dựa vào bối cảnh, đặc điểm riêng của văn hóa Việt
Nam trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” .
Giải thích từ tín ngưỡng, GS. Đào Duy Anh đã từng viết : “Lịng ngưỡng mộ,
mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1,tr23]. Hay trong từ điển Tiếng Việt
do Văn Tân ( Chủ biên) Tín ngưỡng nghĩa là: “ Tin tưởng vào một tôn giáo”. [6,tr23]
Trong Pháp lệnh về tín ngưỡng và tơn giáo của nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ
ra sự khác biệt giữa tơn giáo và tín ngưỡng, theo đó “Theo đó, hoạt động tín ngưỡng là
hoạt động thể hiện sự tơn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có cơng với
4


nước, với cộng đồng, thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt
động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa,
đạo đức xã hội. Cịn hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật,
lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” [2,tr23]
Ngồi hai nhóm quan điểm trên, trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian các
nhà nghiên cứu hay nhắc đến khái niệm tín ngưỡng dân gian. Trong sách Tín ngưỡng
dân gian ở Việt Nam, ở đây tác giả đã cho rằng, tín ngưỡng dân gian thuộc về tầng lớp
bình dân trong xã hội, khác hẳn tín ngưỡng, tơn giáo chính thống của nhà nước phong
kiến thiết lập và quản lý.
Một học giả phương Tây khác, Patrick. B. Mullen, lại cho biết tín ngưỡng dân
gian có một nội hàm rất phong phú và xác đáng, khái quát lại tín ngưỡng dân gian là
một thể loại lớn bao gồm sự biểu cảm và cách ứng xử đối với các thế lực người ta cho
là siêu nhiên.
Khái niệm tín ngưỡng và tín ngưỡng dân gian nhận được sự quan tâm của các
học giả vì tính quan trọng cùng sự phổ biến của nó ở nhiều nền văn hóa, được thực
hành rộng rãi ở cấp độ từ cá nhân cho đến cộng đồng. Trong bối cảnh văn hóa truyền
thống Việt Nam, tín ngưỡng khác với tơn giáo và bản thân nó có nội hàm riêng, vốn
xuất phát từ các đặc điểm của văn hóa dân tộc.

1.1.2. Khái niệm chung về tín ngưỡng dân gian
Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội - văn hố thực ra nếu xét theo các tiêu
chí của tơn giáo thì chúng khơng đáp ứng đầy đủ nhưng khơng thể bỏ qua. Có nhà
nghiên cứu khơng thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thuỷ, hay các
tôn giáo sơ khai. Tuy nhiên sự phân biệt giữa tơn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất
tương đối
Từ việc nghiên cứu nguồn gốc, q trình hình thành và các đặc điểm của tín
ngưỡng, có thể đưa ra khái niệm đó là tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ, sùng bái
5


của con người vào cái thiêng. Con người biểu thị lịng tin vào cái thiêng thơng qua nghi
lễ thờ cúng, lịng ngưỡng mộ thành kính của cả cá nhân và cộng đồng đối với các thế
lực, lực lượng siêu nhiên mang sức mạnh vơ hình hay hữu hình, có ảnh hưởng tới đời
sống của con người.
Như vậy cơ sở đầu tiên của tín ngưỡng đó chính là niềm tin của con người vào
cái thiêng, đối lập với cái trần tục. Con người tin rằng có một lực lượng siêu nhiên, vơ
hình hay hữu hình nào đó tác động, chi phối cuộc sống của họ, chính vì vậy họ biểu thị
lịng tin vào cái thiêng, và sau cùng là việc biểu thị lòng tin vào cái thiêng các cách
thức, mức độ hướng về cái thiêng.
Đó chính là những dấu hiệu để hình thành tín ngưỡng. Qua thời gian và năm
tháng, các tín ngưỡng sẽ lưu truyền và tạo ra các giá trị tinh thần nhất định cho cuộc
sống của họ, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền,
nền văn hóa. Tín ngưỡng về cơ bản khác với tơn giáo ở chỗ nó khơng có các yếu tố đầy
đủ và chặt chẽ như giáo chủ, giáo lý, giáo luật, tín đồ, giáo hội… Bên cạnh đó tín
ngưỡng thường được hiểu mang bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia, dân tộc hoặc nền
văn hóa, mang tính dân tộc rõ rệt.
1.2. Một số tín ngưỡng phổ biến
1.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay cịn gọi được gọi

khái qt là Đạo Ơng Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của
nhiều dân tộc châu Á. Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thơng qua nghi lễ
thờ cúng nhằm xác lập mối liên kết giữa người sống với người chết, giữa người ở
thếgiới hiện tại và thế giới tâm linh.
Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng
như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau, họ tin rằng trong mỗi con
người đều có phần hồn và vía, trong nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn
6


bó, vừa tách biệt, chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết, thể xác đã hòa vào cát
bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại chuyển sang sống ở một thế giới khác mà cõi âm ấy
cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dương gian.
Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết
thống lại càng gắn bó hơn. Trong vịng hai, ba đời thì đó cịn là những kỷ niệm rất cụ
thể và sâu sắc, ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng
của con cháu và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh thần đối
với họ. Niềm tin vào cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ơng bà và tổ
tiên có thể sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu, đã là cơ sở hình thành tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các
bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác cũng thể hiện trách
nhiệm của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ
trong các hành vi sống như giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dịng
họ, đất nước, mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể, người Việt Nam rất coi trọng
ngày giỗ nên vào ngày này luôn luôn phải được tổ chức cẩn thận, không chỉ ngày giỗ
được coi trọng, đối với người Việt việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào
các ngày mồng một, ngày rằm và các dịp lễ…
Đối với đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén, nước lã, ngồi ra có
thể có thêm thức ăn, trà rượu, trầu cau, và có khi có cả vàng mã, tiền âm phủ…Đặc

trưng biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là bàn thờ tổ tiên được đặt tại nơi cao
ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà, trên bàn thờ bày bát hương, bộ tam sự, hoặc
ngũ sự, mâm bồng, quả tôn, ngai thờ, khám thờ, bài vị hay hình ảnh người q cố.
1.2.2. Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng
Tín ngưỡng thờ Thành hồng làng là một tín ngưỡng khá phổ biến ở làng xã của
người Việt. Thành hoàng là một vị thần bảo trợ một thành quách cụ thể, Ở Việt Nam
7


thời Bắc thuộc, Lý Nguyên Gia, sau đó là Cao Biền đã coi thần sơng Tơ Lịch là thần
thành hồng thành Đại La. Ở kỉ nguyên độc lập, các vương triều như Lý, Trần, Lê vẫn
duy trì tục thờ thần thành hoàng của thành Thăng Long. Nhà Nguyễn cho xây các miếu
thờ thành hoàng ở các tỉnh và lập bài vị thờ thần thành hoàng các tỉnh trong miếu thờ
thành hồng ở kinh đơ Huế.
Trong khi đó thành hồng được phụng thờ ở các làng quê lại là một dòng chảy
khác của tín ngưỡng thờ thành hồng làng. Với người dân ở cộng đồng làng xã, vị thần
thành hoàng làng được coi như một vị thánh, đó chính là việc cả cộng đồng làng xã
cùng lựa chọn, suy tôn và thờ một hoặc nhiều vị phúc thần để bảo trợ về mặt tâm linh
cho cộng đồng làng xã mình. Thành hồng làng ở các làng q được thờ phụng trong
đình làng và nghè (hay miếu tuỳ cách gọi của từng địa phương).Thành hồng của người
Việt ở Nam Bộ chỉ có một thiết kế thờ phụng mà khơng có nghè (hay miếu). Thành
hoàng của người Việt được phân loại thành 2 dạng chính thần và tà thần.
Việc thờ cúng Thành hồng được diễn ra thường xuyên thông qua việc thắp đèn,
hương hằng ngày. Ngoài ra, việc cúng lễ được thực hiện vào các ngày Sóc, Vọng hằng
tháng, trong những ngày tiết nạp bốn mùa, các dịp lễ…
1.2.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Ở nước ta, dù mẫu quyền đã được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, song chế độ
mẫu quyền vẫn còn kéo dài và dai dẳng đến tận ngày nay vẫn chưa kết thúc. Lịch sử
dân tộc Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai trị, vị trí quan trọng
trong xã hội khơng chỉ vì họ phải gánh vai trò hậu phương, mà còn trực tiếp xông pha

chiến trường. Các tôn giáo lớn từ Công giáo đến Khổng giáo và nhất là Hồi giáo vốn
coi thường phụ nữ, nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã phải thay đổi ít nhiều cho phù
hợp với vai trị của người phụ nữ và sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với họ. Chiều
dài lịch sử nước ta cũng đã từng tồn tại chế độ mẫu hệ bởi vậy mà ngày càng xuất hiện

8


nhiều nơi như đền, miếu, phủ…trở thành là nơi hương hoa, oản quả nhằm thờ phụng
những bậc thánh thần thuộc giới nữ.
Từ thờ nữ thần và thờ Mẫu tiến tới hình thành tục thờ mẫu Tam phủ, đến thế kỷ
thứ XVI, xuất hiện mẫu Liễu Hạnh, thành mẫu Tứ phủ, tuy xuất hiện muộn, nhưng
mẫu Liễu Hạnh nhanh chóng trở thành vị thánh chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và được
tơn vinh hơn tất cả các vị Thánh Mẫu khác.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể. Gắn bó với
tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, các truyện
thơ nôm, các bài giáng bút, các câu đối, đại tự. Bên cạnh đó, nói đến tín ngưỡng thờ
mẫu cịn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng,
múa bóng, hầu bóng và lên đồng, và thờ Mẫu cũng gắn liền với các lễ hội.
1.2.4. Tín ngưỡng Phồn thực
Từ xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề
nơng cần phải có mùa màng vùng sinh sống bằng nghề nơng cần phải có mùa màng
tươi tốt và con ngừơi được sinh sôi nảy nở tươi tốt và con ngừơi được sinh sôi nảy nở.
Để làm được hai điều trên đã xuất hiện hai luồng suy nghĩ, tư duy khác nhau. Đối với
những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây
dựng được Triết lí Âm Dương, đối với những trị tuệ bình dân thì xây dựng Tín ngưỡng
phồn thực (phồn: nhiều,thực: nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện
ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của nam lẫn nữ, thờ hành vi giao phối của nam lẫn nữ
khác hẳn với một số nền văn hóa khác là chỉ thờ sinh thực khí của nam.
Các biểu hiện của tín ngưỡng phông thực được thể hiện rõ ràng thông qua các

dấu vết tạo hình nghệ thuật như điêu khắc, mỹ thuật hay được thể hiện qua các lễ hội
cổ truyền, thậm chí cịn đi vào văn học dân gian và nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt
Nam. Ngày nay, tín ngưỡng phồn thực đã trở thành một thứ trầm tích văn hoá trong
văn hoá Việt Nam với bản chất là sự cầu mong sinh sôi nảy nở của con người và vạn
9


vật, tín ngưỡng phồn thực mang giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần tạo ra những sắc
thái độc đáo cho văn hóa dân gian Việt Nam.
1.2.5. Tín ngưỡng cư dân ven biển
Nước ta có đường bờ biển kéo dài (3.260km). Do gắn bó với mơi trường biển
đảo và nghề đánh bắt hải sản xa bờ phải thường xuyên “hồn treo cột buồm” khi đối
mặt với một không gian lao động nhiều bất trắc, nào là sóng dữ nào là cuồng phong
nên cư dân làng biển có một tín ngưỡng dân gian mang nhiều dấu ấn nghề nghiệp trong
đó nổi bật nhất là tục thờ Đức Thánh và tục thờ Cá Ông.
Thờ Đức Thánh: Dân gian quan niệm, những người có tài năng xuất chúng, đức
độ khi chết sẽ được hiển thánh và lãnh sứ mệnh cai quản một vùng sơng nước, biển,
phù hộ độ trì cho con người trong phạm vi thánh cai quản. Mỗi vùng lại thờ những Đức
thánh khác nhau như ở ven biển Bắc Bộ, Đức Thánh ở dạng phổ biến nhất là “Đức
Thánh Trần” tức Trần Hưng Đạo, song nhiều vùng ven biển ở tỉnh Quảng Ninh (như
thị xã Cẩm Phả) lại thờ Đức ông cửa Sót tức Trần Quốc Tảng; vùng huyện Yên Hưng
lại thờ Đức Thánh Niệm, tức Mạc Chính Trung…Dù là nhân vật có nguồn gốc nào thì
các vị thánh đều có sứ mệnh che chở, phù hộ cho cư dân đi biển nên được lập đền miếu
thờ phụng.
Thờ Cá Ông: Cá Ông ở đây là cá voi lưng xám mà theo ngư dân chính là thần
Nam Hải. Ngư dân thường phối thờ Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù
hộ cho ngư dân no ấm như: Ngũ Hành Nương Nương, Hữu Lý Ngư, Tả Lý Lịch…Đây
được coi là một tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt
Nam từ Thanh Hóa đến tồn bộ cá tỉnh ven biển miền Nam.
1.2.6. Một số tín ngưỡng dân gian khác

Tín ngưỡng thờ tổ nghề: Tổ nghề hay Đức Thánh Tổ, Tổ sư, là một hoặc nhiều
người có cơng lớn đối với việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các
thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là người sáng lập vì đã có cơng tạo ra nghề, gọi là tổ
10


nghề. Tổ nghề thường là những người có thật, nhưng lại được người đời sau tơn thờ vì
đã có cơng sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau. Nó thể hiện nguyện vọng
của nhân dân muốn biểu dương, ca ngợi những thành quả lao động, lý tưởng hóa, nâng
lên thành những mẫu mực đẹp đẽ, biểu hiện cao đẹp của truyền thống “tôn sư trọng
đạo”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống ghi nhớ công
ơn của tổ tông, gần là ông bà, cha mẹ mình, xa hơn chung hơn là tổ tiên của dân tộc
mình. Thờ tổ nghề, người ta cầu mong Ngài phù hộ cho công việc được suôn sẻ, buôn
may bán đắt hoặc lúc đi xa tránh được mọi sự rủi ro, sau khi cơng việc có kết quả người
ta làm lễ tạ ơn. Cho đến nay, trên địa bàn nội thành thành phố Hà Nội cịn nhiều ngơi
đình thờ tổ nghề nổi tiếng vẫn giữ được như đình Hàng Quạt (thờ tổ nghề quạt), đình
Lị Rèn (thờ tổ nghề rèn), đình Kim Ngân (thờ tổ nghề vàng bạc), đình Hoa Lộc Thị
(thờ tổ nghề nhuộm vải)…
Thờ Thổ công: Thổ Công là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho
một gia đình, Ngài cai quản đất cát nhà cửa mỗi gia đình, trơng nom nhà, ngăn cản các
hồn, ma, quỷ xâm nhập để quấy nhiễu trong gia đình, nên thường gọi là Đệ nhất gia
chi chủ. Các gia đình vào mỗi dịp cuối năm, các ngày Sóc (ngày mồng một), Vọng
(ngày rằm) hàng tháng và ngày 23 tháng Chạp tức ngày tết “ông Công, ông Táo” hay
ngày “Táo quân lên chầu trời” theo quan niệm dân gian sẽ làm lễ tiễn Ơng Cơng Ơng
Táo về trời báo cáo nhiệm vụ.
Thờ tiền chủ: Theo thời gian, ngôi nhà thay đổi chủ từ chủ này sang chủ khác đó
là chuyện bình thường trên trần thế. Nhưng tại cõi âm, người Tiền chủ vẫn nhớ ngôi
nhà mà xưa họ đã ở nên vẫn thỉnh thoảng đi lại thăm nom và coi những người chủ sau
của ngôi nhà. Do người xưa suy nghĩ như vậy, cho nên các chủ đến ở sau nếu không
muốn bị vong hồn người Tiền chủ quấy rối thì họ phải lập bàn thờ Tiền chủ.

Thờ Thần tài: Tín ngưỡng thờ thần Tài là một trong những tín ngưỡng xuất hiện
muộn nhất, nhưng cũng là một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất hiện nay ở Việt
Nam. Theo phong tục dân gian, ngày vía thần Tài rơi vào mùng 10 tháng Giêng âm
11


lịch. Vào ngày này người ta thường đi mua vàng với mong ước một năm mới làm ăn
phát tài. Ở người Việt, thường chỉ các gia đình bn bán mới lập bàn thờ thần tài, bàn
thờ là một khám gỗ nhỏ, sơn son thếp vàng đặt ở xó nhà hay cạnh cửa ra vào, phía
trong khám có dán bài vị với hàng chữ “Ngũ phương ngũ thổ long thần, tiền hậu địa
chủ tài thần” và đôi câu đối “Thổ năng sinh bạc ngọc, địa khả xuất hoàng kim” tức Đất
hay sinh ngọc q, đất khá có vàng rịng. Trước bài vị có bát hương, 2 cây nến, chén
nước, chén rượu, ngày thường chỉ thắp hương thần tài bằng hoa quả cịn ngày Sóc và
ngày Vọng cúng mặn và thường cúng vào buổi chiều.
2. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến các thành tố khác trong văn hóa
dân gian
2.1. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến lễ hội, phong tục, tập quán
Lễ hội nói chung, đặc biệt các lễ hội cổ truyền, đều xuất phát từ nhu cầu tín
ngưỡng của nhân dân, thường diễn ra như một cơ hội để con người thể hiện tấm lịng
sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn, có thể nhận định rằng tín ngưỡng và
lễ hội có một mối quan hệ mật thiết với nhau, qua các lễ hội đó cũng đã phản ánh lên
được những phong tục tập quán của người dân.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các dân tộc ở Việt Nam có trên 8000 lễ hội.
Lễ hội là một giá trị văn hoá phi vật thể trong di sản văn hoá của các dân tộc cần được
bảo tồn và phát huy. Nhưng lễ hội nói chung và lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian nói
riêng là một hiện tượng văn hố hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử,
văn hố và kinh tế nhất định.
Những hình thức tín ngưỡng dân gian Việt Nam nêu trên, khơng phải hình thức
tín ngưỡng nào cũng có lễ hội. Một số tín ngưỡng chỉ có nghi lễ mà khơng có lễ hội.Tuy
vậy hầu hết các lễ hội dân gian đều có phần liên quan mật thiết với tín ngưỡng, biểu

hiện mối quan hệ sinh động và cụ thể giữa lễ hội và tín ngưỡng.
Lễ hội dân gian trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng nhằm thoả
mãn một nhu cầu về văn hoá tâm linh của nhân dân ta. Bởi vì nó biểu hiện đậm đặc
12


bản chất và đặc trưng văn hố tín ngưỡng, tích hợp nhiều hình thức và trình độ tín
ngưỡng dân gian, tạo nên sự đa dạng và phong phú về màu sắc cho lễ hội.
Một số lễ hội xuất phát từ những tín ngưỡng dân gian như hoạt động của múa
rối dân gian Việt Nam, gắn liền với tín ngưỡng làng xã, một mặt để lễ bái thờ cúng
thần linh – Thần Thành Hồng mặt khác để góp vui cho khách trảy hội,… Thờ phụng
Thành hoàng là sợi dây liên lạc vơ hình, giúp dân làng đồn kết, nếp sống cộng cảm
hồ đồng, đất lề q thói được bảo tồn.
Vì lẽ đó, mỗi làng khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng
Thành hồng để xin phép trước. Tín ngưỡng thờ Thành hồng qua đó nhắc nhở con
người phải yêu quý cộng đồng dân tộc, đặc biệt là cộng đồng làng xã, kéo người dân
quay lại mối quan hệ hàng xóm láng giềng theo kiểu “bán anh em xa, mua láng giềng
gần”. Thờ Thành hoàng làng thực chất là nét văn hoá đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá
làng, sự giao lưu văn hoá giữa các làng xóm với nhau, tạo nên những phong tục, tập
quán đặc trưng của mỗi làng
Hay trong tín ngưỡng phồn thực có những lễ hội như tại Hà Tây có tục rước sinh
thực khí bằng gỗ, rước 108 cái, khi tan hội mọi người tranh cướp nhau vì tin rằng sẽ
đem lại nhiều may mắn. Trong lễ cưới người Việt truyền thống có tục giã cối đón dâu,
cơ dâu chú rể sau khi làm lễ tơ hồng vào buồng, nhà trai để sẵn một bộ chày cối khơng,
đích thân cơ dâu phải cầm chày giã vào cối 3 cái rồi mới bước vào buồng. Chày và cối
cũng là biểu hiện của “âm dương”, giã chày vào cối là “âm dương hợp cách”, mong
muốn cô dâu khỏe mạnh, sinh con đàn cháu đống cho nhà chồng. Tín ngưỡng phồn
thực cịn tồn tại đậm đặc nhất là ở các trò diễn, trò chơi của một số lễ hội cổ truyền. Có
thể kể đến những trị diễn gợi bóng phảng phất tín ngưỡng này như trị chen của lễ hội
làng Nga Hồng (nay thuộc Bắc Giang), trị tắt đèn đêm giã La (Hà Nội).

Có thể thấy tín ngưỡng phồn thực tác động đến nhận thức người dân một ước
vọng khá đồng nhất mang tính tâm linh: Phồn thực như một nghĩa vụ, một quyền lực
13


siêu nhiên để bảo tồn nòi giồng. Như một số hình người phụ nữ nhìn trực diện biến
dạng hình khung dây nhưng chú ý nhấn mạnh cường điệu bộ phận sinh dục… những
biểu hiện phồn thực sinh sản luôn là một ám ảnh được thị giác hố với mơt thái độ đặc
biệt của nghệ thuật Nguyên Thuỷ tìm về bản năng sơ khai của loài người.
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo
đức và nguyên tắc làm người đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tín
ngưỡng của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu
với ơng bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.
Đã bao thế kỷ trơi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt
Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất, vẫn giữ
nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo
đức làm người, đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lịng biết ơn của con cháu đối
với các bậc sinh thành, đó cũng là một nét phong tục tập quán của hầu hết con người
Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ thần tài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phong tục, tập quán của
nhân dân Việt Nam hiện nay, dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng hơn 100 năm trở lại
đây, nhưng tín ngưỡng thờ thần Tài đã trở nên phổ biến và ngày càng có xu hướng mở
rộng, được mọi tầng lớp nhân dân thành kính tơn thờ với hy vọng nhờ sự bảo hộ của
thần mà phát tài phát lộc. Và từ đó dân gian không chỉ cúng thần Tài vào ngày Tết, mà
cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, bởi họ tin rằng chỉ khi
nào lo cho vị thần này chu đáo thì ơng mới phù hộ, có khi vào sáng sớm, khi mở cửa
bán hàng, người ta thường dâng lên thần Tài - ông Địa ly cà phê, điếu thuốc lá… rồi
thắp hương cầu khẩn các vị phù hộ cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm
ngồi êm.
Tín ngưỡng tổ nghề cũng có vai trị nhất định trong đời sống văn hóa tinh thần,

tạo nên tập quán đặc biệt là đối với nhóm xã hội nghề nghiệp. Xuất phát từ việc cùng
14


tôn thờ cùng một tổ nghề mỗi phường nghề đều có những hoạt động nhằm giúp đỡ lẫn
nhau khi trong phường nghề có người gặp khó khăn về nguồn vốn, nguyên vật liệu,
khách hàng, hoặc việc làm.
Nổi bật có phường chạm bạc Đồng Xâm ra phố Hàng Bạc làm nghề từ xưa có
quy định thành lệ rằng thợ Đồng Xâm hành nghề trong thiên hạ, một ngày nào đó, nếu
thấy xuất hiện một người dù không quen biết, trên tay cầm một chiếc lơng gà hoặc hịn
than, ấy là dấu hiệu kêu cứu của thợ bạn đang gặp nạn. Nếu họ cần tiền hãy giúp tiền,
cần sức hãy giúp sức, nếu họ chưa có việc làm thì tạo cơng ăn việc làm cho họ tùy khả
năng mình có.
Tinh thần tương trợ ấy xuất phát từ tình cảm gắn bó, ràng buộc lẫn nhau của mỗi
phường thợ, tình đồng hương, tình làng nghĩa xóm của những người xa quê hay nói
khác đi chính là tình người, tình cảm tốt đẹp của người Việt Nam từ ngàn đời nay trong
việc tương thân, tương ái, có thể nói đó chính là phong tục tập quán riêng của mỗi
phường nghề.
2.3. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Văn học dân gian
Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn học dân gian. Phải có tín
ngưỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những
điều truyền tụng trong văn học dân gian và ngược lại, văn học dân gian chính là nơi
lưu giữ lâu dài, làm cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng.
Tín ngưỡng dân gian khơng thể thiếu các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích,
thần phả, các hình thức giáo lý, kinh kệ… Có thể thấy, với tín ngưỡng dân gian văn
học dân gian vừa là nơi ẩn chứa, thẩm thấu các tín ngưỡng dân gian vừa thể hiện sự
khác biệt đến đối lập với tín ngưỡng dân gian đó. Những niềm tin, quan niệm sẽ chết
cứng nếu như nó khơng được thổi vào đó linh hồn, không được làm cho sống dậy, sinh
động thông qua những hình tượng nghệ thuật kết tinh giữa niềm tin đó với trí tưởng
tượng bay bổng khơng giới hạn của con người.

15


Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có sự trọng mẫu, đề cao, suy tơn
nữ tính và người mẹ. Tín ngưỡng đó bắt nguồn từ chế độ ngun thuỷ thị tộc mẫu hệ
tức người phụ nữ là người đứng đầu. Từ tín ngưỡng đó, các thần trên trời được sáng
tạo dưới ánh sáng của trí tưởng tượng và niềm tin ngây thơ vào siêu nhiên bất diệt cũng
phần lớn là nữ, cũng từ đó mà hình thành hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu.
Người Việt Nam gọi các nữ thần tự nhiên là Mẫu – mẹ với niềm tôn kính và tin
tưởng rằng các Mẫu sẽ che chở cho những đứa con mình khỏi mọi tai hoạ do thiên
nhiên gây ra. Tam toà thánh mẫu, Tứ phủ thánh linh là những tên gọi quen thuộc người
Việt dùng để gọi các nữ thần tự nhiên như: Mẫu Thiên phủ (Cửu thiên huyền nữ), Mẫu
Nhạc phủ (nữ thần rừng), Mẫu Thoải phủ (nữ thần nước), Mẫu Địa phủ (nữ thần đất).
Hệ thống tín ngưỡng thờ nữ thần vì vậy càng ngày càng trở nên phong phú sở dĩ
niềm tín ngưỡng trọng Mẫu có sức sống lâu bền trong lịng dân tộc, là do những câu
chuyện dân gian được sáng tác và truyền lưu rộng rãi, phủ lên các Mẫu vầng hào quang
huyền thoại linh thiêng, lấy truyện kể làm xương cốt, bệ đứng, chỗ dựa cho niềm tin,
còn niềm tin cùng những hành động nghi lễ, lễ hội làm sống động, phong phú hơn nội
dung truyện kể.
Qua đó có thể nhận thấy mối quan hệ đó giữa tín ngưỡng và văn học dân gian
song song tồn tại, xoắn bện chặt chẽ, thẩm thấu qua nhau trong sinh hoạt cộng đồng
người Việt Nam như một chỉnh thể không thể tách rời.
Hay trong tín ngưỡng phồn thực đối với trong văn học dân gian, số lượng câu
đố mà người ta cho là đó tục giảng thanh, đố thanh giảng tục chính là lưu thanh cịn sót
lại của tín ngưỡng phồn thực thời xa xưa. Trong văn học thành văn, từ Nguyễn Du đến
Hồ Xuân Hương đã có những tác phẩm đầy tinh thần nhân văn khi vẽ lên những dáng
vẻ đẹp đẽ, khoẻ mạnh của cơ thể con người.
Tín ngưỡng ẩn tàng trong nhiều thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyền
thuyết, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao dưới những dạng thức khác nhau, dễ thấy đó là
16



Lạc Long Quân và Âu Cơ ghi dấu của tín ngưỡng thờ đất, thờ nước, thờ mặt trời, vật
tổ, tổ tiên.
Trong các thể loại văn học dân gian, hầu như thể loại nào cũng có dấu vết của
tín ngưỡng dân gian. Tục ngữ tổng kết kinh nghiệm thực hành tín ngưỡng “Cha chết
gậy tre, mẹ chết gậy vông”, Ca dao ghi lịch thực hành “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng
chín tháng tám chọi trâu thì về”, “dù ai đi ngược về xi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười
tháng ba”...Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu theo hướng khai thác mối quan hệ này.
Nếu khơng có tín ngưỡng tơn sùng người phụ nữ, khơng có những hình ảnh
mạnh mẽ đầy vầng hào quang của những người phụ nữ quyền lực, và nếu xã hội Việt
cổ chưa từng trải qua thời kỳ Mẫu hệ chắc khơng có truyện Sự tích về Mẫu Liễu Hạnh,
những sự tích về Tứ Phủ mang lại những ước vọng và bảo vệ cho các tín đồ như ngày
nay.
2.4. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Nghệ thuật biểu diễn dân gian
Bên cạnh cách truyền tải các hệ thống của tín ngưỡng bằng ngơn ngữ bình
thường như trong văn học dân gian thì chưa dừng lại ở đó, nó cịn được nâng lên thành
nghệ thuật ngơn từ.
Từ tín ngưỡng tơn giáo cũng nảy sinh và tích hợp các hình thức nghệ thuật như
âm nhạc, ca hát và nhảy múa. Các bài ca được hát lên để kể chuyện, ca ngợi và cơng
tích của các thần linh được trình diễn ở cửa đình, cửa chùa, các đề miếu. Nhiều hình
thức âm nhạc, các làn điệu dân ca đều xuất phát từ mơi trường tín ngưỡng. Bên cạnh
đó múa cổ truyền cũng phần lớn xuất phát từ mơi trường tín ngưỡng như múa Then,
múa hát Bả Trạo…Có thể nói trong kho tàng múa của tộc người Việt Nam thì múa tín
ngưỡng chiếm vị trí chủ đạo, quan trọng khơng kém đó là các diễn xướng, là một hiện
tượng tiêu biểu của sinh hoạt tín ngưỡng.
Có thể thấy nghệ thuật biểu diễn mang trên mình những đặc trưng của tín ngưỡng
phồn thực qua những trị diễn mơ phỏng lại hành vi giao phối bằng các biểu tượng như
17



trị múa mo ở Sơn Đồng - Hồi Đức - Hà Nội , trị múa gà phủ, múa tùng dí nam nữ
múa từng đôi, cầm trong tay những vật biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ.
Hay qua tín ngưỡng Đạo Mẫu cũng là một ví dụ điển hình chứng minh quan hệ
mật thiết giữa nghệ thuật biểu diễn dân gian với tín ngưỡng dân gian. Đạo Mẫu diễn
xướng đạo Mẫu gồm: âm nhạc, múa, hát , chầu văn, sân khấu. Có thể nói Đạo Mẫu và
nghi thức Hầu bóng hay cịn gọi là lên đồng là một trong những giá trị tiêu biểu trong
nghệ thuật biểu diễn tín ngưỡng Việt Nam.
Lên đồng được hiểu là một hình thức diễn xướng dân gian, thể hiện đức tin về
sự giáng, nhập của các vị thần trong điện thần của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ. Các
giá đồng bao gồm hát văn, trang phục, múa thiêng được kế hợp một cách hài hòa, thể
hiện sự giáng đồng của các vị thánh mang tính tâm linh và biểu tượng.
Những người thực hành tin rằng, bằng hình thức diễn xướng này, họ có thể giao
tiếp được với các đấng thần linh để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng
của mình thơng qua các thầy đồng - người đóng vai trị trung gian giữa con người và
thần linh. Đây là hình thức shaman giáo - diễn xướng xuất nhập thần tương đối phổ
biến ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Mơng Cổ, Uzbekistan, Braxin,
Zimbabwe).
Bên cạnh tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành Hồng Làng cũng thể hiện rõ những
yếu tố tín ngưỡng trong nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. Đối với lễ thờ Thành Hồng
Làng thì các hội này là dịp để các loại hình nghệ thuật biêu diễn được tổ chức, đại biểu
như đại diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong hội Gióng, diễn xướng múa cờ ( cờ lau
tập trận), các tục Hèm…
Trong ca dao dân ca, hát văn gắn với tín ngưỡng hầu đồng, Hát xoan với tín
ngưỡng cầu mùa, Hát then, hát xắc bùa trong những trường hợp khác nhau đều thể hiện
niềm tín ngưỡng cầu may, cầu mưa thuận gió hịa, cầu thọ…

18



2.5. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian đến Nghệ thuật tạo hình dân gian
Nghệ thuật tạo hình dân gian đã cho ra đời những sảnh phẩm mỹ thuật khơng
chỉ có giá trị thẩm mỹ mà cịn đóng góp vào đời sống thường nhật của con người đặc
biệt là hoạt động của tín ngưỡng. Ra đời từ thuở sơ khai của lịch sử, ban đầu chỉ là trên
đá, trên lá cây, dần dần là đúc đồng, chế tác tượng,… cho đến nay, những sản phẩm ấy
đã trở thành chứng nhân lịch sử, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian, biến
động của lịch sử, là sự
Trong tín ngưỡng khơng bao giờ chỉ có các tín điều và lễ nghi thuần túy, để biểu
đạt, thể hiện, chuyền tải các biểu tượng, các ý niệm của tín ngưỡng ấy cần phải có cơng
cụ, phương tiện, coi nó như một thứ biểu đạt riêng.
Để có thể mơ tả nguồn gốc hình trạng và đời sống của các thần linh, diễn đạt các
giáo lý tín điều của tín ngưỡng, để truyền tải những nội dung trên không chỉ cần ngôn
ngữ binh thường mà phải nâng lên thành nghệ thuật hay có thể hiểu rằng đó là nghệ
thuật tạo hình, nghệ thuật tạo hình dân gian ra đời vì mục đích sử dụng thực tế, để thỏa
mãn những nhu cầu trong hoạt động tín ngưỡng.
Có thể thấy được điều đó thơng qua tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân ta, ra đời
từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với ngoại xâm hung ác, tín
ngưỡng thờ Mẫu đã có một mối gắn bó rất tự nhiên với người dân lao động, cho nên
về hình thức tạo hình của ngơi đền thờ Mẫu vừa nhỏ nhắn về kích thước, vừa giản dị
chỉ tương đương với một ngôi nhà dân vào loại khá giả ở nơng thơn, đầu hồi có cửa và
mái lợp ngói. Trong đền khơng để nhiều tượng mà người ta để các khám bên trong có
các tượng nhỏ các khám thờ được chạm trổ như một ngôi chùa nhỏ bằng gỗ.
Cùng đó nghệ thuật tạo hình cũng dựa trên tín ngưỡng của con người về tín
ngưỡng thờ Mẫu, Tứ phủ gồm có bốn cấp là Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Nhạc Mẫu và Mẫu
Thoải, để hình dung được các Mẫu một cách trân thực và gần gũi nhân dân ta đã xây
dựng hình tượng các mẫu theo trí tưởng tượng và bản chất của tín ngưỡng.
19


Cụ thể như Mẫu Thiên (Mẫu Cửu), mẫu cai quản trời, người ta lấy màu đỏ tượng

trưng cho màu sắc trang phục của Mẫu Thiên, trong điện thờ người ta làm các cảnh
sắc, mơ hình thuộc về cõi trời. Mẫu Địa (Mẫu Liễu), cai quản miền đất với trang phục
đặc trưng là màu vàng, với điện thờ là các cảnh núi non, bờ đất như ở đồng bằng rộng
lớn. Nhạc Mẫu (Mẫu Thượng ngàn), cai quản miền rừng, sơn lâm thì với điện thờ là
cảnh núi non, cây cỏ và các cơ gái mặc áo chàm, cịn ở điện thờ Mẫu Thoải với sắc
trang phục màu trắng và điện thờ là các mơ hình bờ sơng và các bè trơi nổi trên sơng
đó.
Có thể thấy cách bài trí, tạo hình nghệ thuật trong điện thờ Mẫu của Tứ Phủ đều
đựợc mơ tả theo tự nhiên của bốn hình thái cơ bản của địa lý và thiên văn có mối quan
hệ gắn bó mật thiết với cuộc sống con người.
Hơn thế nữa đó là Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng ảnh hưởng lớn đến trong nghệ thuật
tạo hình tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng như Tranh Hàng Trống nổi tiếng một thời
với những bức tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ của đạo Mẫu như tranh
Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngàn, Mẫu Thoải…
Nói đến nghệ thuật tạo hình trong hội họa dân gian khơng thể khơng nhắc tới
những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng dựa trên tín ngưỡng Phồn thực, không chỉ hội họa
mà nghệ thuật tạo hình trong điêu khắc dưới tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng Phồn Thực
cũng vô cùng đặc sắc và phong phú.
Nổi tiếng là các di chỉ ở gò Mả Đống, Đồng Dậu người ta tìm thấy những vật
hình Linga. Cho đến nay những hình khắc trên đá được nhắc đến nhiều nhất như dấu
ấn của nghệ thuật tạo hình ảnh hưởng bởi tín ngưỡng phồn thực đó là những hình khắc
trên hang Đồng Nội được tìm ra năm 1929 bởi Mcolani tìm ra, và năm 1925 Loubew
phát hiện tại thung lũng Mường Hoa kéo dài hơn 4km, rộng với gần 200 hịn đá lớn
nhỏ khắc hình mặt trời, mưa suối, ruộng bậc thang, hình người cảnh giao phối…

20


Các hình chạm khắc cổ bãi đá thuộc di chỉ Suối Hoa, khá phong phú tiêu biểu
nhất là hình con người với nhóm hoặc đơn lẻ xuất hiện hình thức lược đồ đơn giản nhất

ở dạng khung dây, nhìn tư thế trực diện và nhấn mạnh bộ phận sinh dục, là hình ảnh
tượng trưng cho một tín ngưỡng sơ khai bản địa.
Điêu khắc đình làng của một số ngơi đình như đình Đơng Viên (Ba Vì -Hà Nội),
đình Phùng (Đan Phượng - Hà Nội), đình Thổ Tang (Phú Thọ), đình Đệ Tứ (Nam Định)
cịn khắc chạm hình nam nữ đùa giỡn nhau khi tắm ở hồ sen, hay đùa giỡn với nhau
với cơ thể trần đầy gợi cảm.
Tín ngưỡng phồn thực ln đóng vai trị quan trọng của mình với đời sống cư
dân nông nghiệp Việt Nam. Ngay trên những di vật trống đồng Đông Sơn hay thạp
đồng Đào Thịnh cũng thể hiện các hình ảnh mang biểu tượng của tín ngưỡng này, hay
có thể thấy qua tượng người đàn ông Văn Điển bằng đá cao 3,6cm với sinh thực khí
được nhấn mạn, tất cả đã phản ánh tư duy trừu tượng của cư dân trồng lúa nước, là
bằng chứng rõ nét nhất của tín ngưỡng phồn thực của dân gian người Việt.
Nghệ thuật của các hình chạm khắc ở hình ảnh con người rất phong phú sơ lược,
mơ hồ, tính chân dung dường như mờ nhạt bù lại cơ quan sinh dục được biểu hiện rõ
nét. Có thể thấy được tín ngưỡng Phồn thực đã ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật tạo
hình trong dân gian Việt Nam.

21


KẾT LUẬN
Loại đi vài điều khơng hay, tín ngưỡng mang bản sắc thuần Việt ln là những
viên ngọc q, nó tạo một sinh lực dồi dào cho sức sống của dân tộc. Có thể nhận thấy
tín ngưỡng đóng vai trị quan trọng trong đời sống của con người, với mỗi loại tín
ngưỡng nó lại mang một sắc thái và màu sắc riêng đặc trưng của nó, tạo nên sự đa dạng
về văn hóa tín ngưỡng trong dân tộc, đối với đời sống con người nó có tác dụng trấn
an tinh thần, có thể xem như là điểm tựa mỗi khi quay về với thân linh để làm dịu tâm
hồn.
Tín ngưỡng là một khái niệm riêng biệt nhưng nó khơng tồn tại riêng biệt, nó có
sự ảnh hưởng tới hầu hết các thành tố văn hóa khác, qua mỗi thành tố văn hóa nào đó

sẽ phảng phất bóng dáng của một hoặc có thể nhiều tín ngưỡng trong nó, như vậy các
thành tố văn hóa khác cùng tín ngưỡng có sự tồn tại song song và tác động qua lại chặt
chẽ với nhau.
Qua cơng trình nghiên cứu này có thể phần nào nhìn ra được những ảnh hưởng
của tín ngưỡng đối với những thành tố văn hóa khác và cảm nhận được mối liên hệ
không thể nào tách rời giữa chúng, song nhờ đó góp phần nâng tầm hiểu biết đối chính
tác giả cũng như đối với những đối tượng muốn tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt
Nam.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán- Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Ban Tơn giáo chính phủ (2007), Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tơn
giáo, Nxb.Tơn giáo, Hà Nội
3. Đặng Văn Bài (2016), Tạp chí du lịch,“Giá trị văn hóa trong tín ngưỡng dân
gian và lễ hội”.
4. Lê Thu Hiền, Nghiêm Xuân Mừng (2019), Tập bài giảng Văn Hóa Việt Nam.
5. Nguyễn Việt Hà (2017), Nhân dân hàng tháng, “Về tín ngưỡng bản sắc Việt”
6. Văn Tân (chủ biên) (1991), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23


×