Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT ÂMTHANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA WILIAM FAULKNER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.11 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................3
1.1. Tác giả William Faulkner................................................................................3
1.1.1. Cuộc đời.........................................................................................................3
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác........................................................................................3
1.2. Tác phẩm “Âm thanh và cuồng nộ”...............................................................4
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác.......................................................................................4
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm..........................................................................................4
1.3. Kỹ thuật dịng ý thức trong văn học phương Tây 1.3.1. Khái niệm kỹ
thuật dòng ý thức....................................................................................................8
1.3.2. Đặc trưng kỹ thuật dòng ý thức...................................................................9
1.3.3. Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết phương Tây.................................9
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT ÂM
THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA WILIAM FAULKNER...................................11
2.1. Điểm nhìn trần thuật.....................................................................................11
2.2. Thời gian trần thuật......................................................................................15
2.2.1. Đảo chiều thời gian.....................................................................................15
2.2.2. Thời gian đồng hiện.....................................................................................17
2.2.3. Thời gian trần thuật trong mối tương quan với nhân vật trần thuật.....18
2.3. Độc thoại nội tâm...........................................................................................18
KẾT LUẬN...........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................26
1


MỞ ĐẦU

2



Tuy khơng có chiều dài lịch sử và truyền thống lâu đời như những nền văn học ở
các nước Châu Âu khác nhưng văn học Mỹ đã đóng góp cho văn chương thế giới những
tên tuổi bậc nhất mà người ta phải nhắc đến. Văn học Mỹ thế kỉ XX đã đạt thành tựu
đáng kể “Sáng tác của họ vừa mang tính đúc kết các nguyên lí thẩm mĩ của thể kỉ
trước, vừa hé lộ dấu hiệu mới của văn phong tương lai” 1. Vì vậy chúng ta có thể kể đến
tên tuổi của các nhà văn Mỹ nổi tiếng như “Edgar Allan Poe, Mark Twain, Henry
James, William Faulkner, Ernest Hemingwway,… là những gương mặt lừng danh trên
văn đàn đương đại”2.
Trong đó William Faulkner là một nhà văn như thế. Ông được nhận giải thưởng
Nobel văn học và là một trong “tứ trụ” của tiểu thuyết thế kỉ XX “Có thể nói Proust,
Kafka, Joyce và Faulkner là bốn ngọn hải đăng chiếu sáng văn học phương Tây sau
Chiến tranh thế chiến II, bốn bậc thầy mở đường cho tiểu thuyết hiện đại Âu – Mỹ từ
năm 1945”3. Ơng đã đóng góp rất lớn vào tiến trình phá vỡ ngun tắc mỹ học của tiểu
thuyết truyền thống, tiến đến tiểu thuyết “tân hiện đại” của thế kỉ. “ Âm thanh và cuồng
nộ” là một tác phẩm tiêu biểu, nó đóng góp không nhỏ vào trào lưu Phục hưng trong
văn học miền nam Hoa Kì nói riêng và giá trị cách tân lớn cho văn học thế giới nói
chung. Kế thừa kỹ thuật viết theo dòng ý thức của M. Proust và Jame Joyce, Faulkner
đã phá vỡ kết cấu thông thường, đảo lộn trật tự thời gian khiến người đọc như đến với
một mê cung huyền bí với nhiều lối rẽ khơng định trước… Với những thể nghiệm riêng
qua từng tác phẩm cụ thể, William Faulkner đã khiến kĩ thuật viết của mình khơng chỉ là
một thử nghiệm thuần t hình thức mà đã tạo cho nó một giá trị, trở thành một kinh
nghiệm thẩm mĩ được rất nhiều nhà văn thế hệ sau học tập. Ông cũng là một cây bút bậc
thầy, một đỉnh cao không chỉ trong văn học Mĩ mà là tác giả thế giới.

1 Lê Huy Bắc, (2003), Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư Phạm, tr. 45.
2 Lê Huy Bắc, (2001), Hợp tuyển văn học Châu Mỹ tập I, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7.
3 Hữu Ngọc, (2006), Hồ sơ Văn hóa Mỹ, NXB Thông tin và Truyền thông, tr. 488.

3



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tác giả William Faulkner
1.1.1. Cuộc đời
William Harrison Faulkner sinh ngày 25 tháng 9 năm 1897 và mất ngày 6
tháng 7 năm 1962.

Ơng xuất thân từ một gia đình có tiếng ở New Albany,

Mississippi.
Cuộc đời của William Faulkner phải trải qua rất nhiều biến cố mới tìm được
bến bờ bình yên trong lĩnh vực sáng tác văn học. Khi William được năm tuổi, gia
đình dọn tới thị trấn Oxford, nơi mà ơng dành phần lớn cuộc đời của mình ở đây.
Năm 1915 William Faulkner bỏ dở chương trình trung học để đi làm phụ kế tốn
tại ngân hàng của ơng nội ơng Johr Wesley Thompson Falkner. Đến năm 1918 ông
gia nhập không qn Hồng gia Canada, rồi gia nhập khơng qn Hồng gia Anh
nhưng thế chiến thứ I kết thúc mà Faulkner vẫn khơng có dịp ra chiến trường. Sau
chiến tranh, ơng trở về thị trấn Oxford tiếp tục việc học hành dang dở của mình.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau ơng lại bỏ học và để mưu sinh Faulkner phải làm
nhiều việc khác nhau như kế toán, thợ sơn, viết thư...
Năm 1925, ông chuyển đến thành phố New Orleans và bắt đầu tham gia các
nhóm hoạt động văn học của nhà văn Sherwood Anderson. Năm 1928 Faulkner
cưới Estelle người yêu một thời của mình, mặc dù cơ đã hai đứa con với người
chồng trước. Từ năm 1929 đến 1954, ông tập trung vào sự nghiệm sáng tác của đời
của mình. Và năm 1950, ơng được tặng giải thưởng Nobel vì tất cả sự cống hiến
của mình cho nền văn học.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
William Faulkner là một trong những gương mặt suất sắc của văn học hiện
đại và là một tiểu thuyết gia lỗi lạc bậc nhất.
William Faulkner đã đến với nghệ thuật bằng cái sứ mệnh cao cả của một

nhà văn mà ông luôn theo đuổi quyết liệt như ông đã từng khẳng định : “Tôi khước
4


từ chấp nhận sự tàn lụi của con người. Tôi tin tưởng rằng con người sẽ chiến
thắng. Nó bất tử khơng phải vì giữa mn lồi nó có một tiếng nói khơng mệt mỏi
mà là vì nó có một linh hồn, một tinh thần có khả năng trắc ẩn, hy sinh và chịu
đựng. Nhiệm vụ của nhà văn là phải viết về những điều này. Đó là đặc quyền của
họ để giúp con người chịu đựng bằng cách nâng cao trái tim mình lên, bằng cách
nhắc nhở con người về lòng dũng cảm và danh dự, hy vọng và tự hào, trắc ẩn và
hy sinh những gì đã từng là vinh quang trong quá khứ của họ”.
Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình vào năm 1926, với cuốn tiểu
thuyết tên là Đồng lương của người lính. Từ năm 1929 đến năm 1942 đây được
xem thời kì đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác văn chương của William Faulkner.
Giai đoạn này, ông cho ra đời 20 cuốn tiểu thuyết, trong đó 7 cuốn được giới văn
học đánh giá là kiệt tác của nền văn học nhân loại. Đó là những cuốn Sartoris
(1929), Absalom, Absalom! (1936),Thánh đường (1931),... Đặc biệt là cuốn tiểu
thuyết Âm thanh và cuồng nộ (1929) được xem một trong những kiệt tác văn
chương tiêu biểu, với những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ độc đáo.
Sự nghiệp văn chương của ông vô cùng đồ sộ và thành công trên nhiều thể
loại như ở thể loại truyện ngắn ông đã để lại cho nền văn học tới 126 truyện ngắn –
nổi tiếng như Con gấu, Bông hồng cho Emily, Mặt trời chiều hơm ấy,... cịn ở thể
loại thơ có thể kể đến các bài Tầm nhìn vào mùa xuân (1921), trái đất này một bài
thơ (1932),...
Ông từng đoạt Giải Nobel Văn học năm 1950 và hai giải Pulitzer vào các
năm 1955, 1963.
1.2. Tác phẩm “Âm thanh và cuồng nộ”
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác

5



Cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ được ấn hành lần đầu tiên vào ngày
7/10/1929. Đây được xem là một trong cuốn tiểu thuyết được xếp vào loại khó đọc
nhất trong văn chương thế kỉ XX . Nhan đề cuốn sách được trích từ một câu thơ
của W. Shakespeare, trong vở bi kịch Macbeth, cảnh 5 hồi 5: “It is a tale told idiot,
full of sound and fury, signifying nothing” ( có nghĩa: Đó là câu chuyện do một
thằng ngốc kể, đầy những kêu la và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì).
Tác phẩm, mở đầu bằng lời kể của một thằng khờ, Benjy, một gã câm bẩm
sinh, thiểu năng trí tuệ và chịu những chấn thương tâm lí. Nó từng khiến độc giả
phải thốt lên rằng: “Não tơi bị vặn xoắn cực đại giữa bản giao hưởng lạ lùng này
của Faulkner.”
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Chương 1 này là dòng độc thoại nội tâm của Benjy, chủ yếu tập trung tái
hiện những liên tưởng, kí ức cùng với suy nghĩ, tình cảm xoay quanh nhân vật
Caddy – người chị gái ruột của anh. Benjy kể lại đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 30
của cậu ta. Hắn đang ở ngoài sân với Luster, đứa trẻ da đen, mười bảy tuổi. Luster
đánh mất đồng hai mươi lăm xu và đang đi tìm. Hai người cùng men theo hàng rào
và sục tìm trong cỏ. Benjy bị đần độn từ nhỏ, cậu không thể suy nghĩ được mà
Benjy chỉ cảm nhận được bằng giác quan của anh, chỉ có những cảm giác sinh vật
như ngửi, sờ... và khơng biết gì hơn. Nhưng hắn có một thế giới riêng đầy ấn tượng
và cảm xúc mà hắn không bao giờ cảm thấy những ngăn cản của khái niệm không
gian và thời gian. Chuỗi ý nghĩ của Benjy khơng có logic mà chỉ được gợi lên từ
những cảm giác ngẫu nhiên. Trong dòng chảy độc thoại nội tâm của Benjy thể hiện
qua những suy nghĩ triền miên, đứt đoạn mỗi khi chàng bắt gặp một hình ảnh nào
đó ở hiện tại mà đã từng xuất hiện trong quá khứ thì ngay lập tức Benjy lại tự nhớ
về những sự kiện xoay quanh hình ảnh ấy với người chị gái Caddy.
Khi đi tìm quả bóng bị mất của Luster, khi cả hai chuẩn bị chui qua hàng rào
thì bỗng nhiên những kí ức hỗn độn trong quá khứ gắn liền với hình ảnh hàng rào
6



lại ùa về trong tâm trí của anh, khiến anh nhớ lại trước đây anh và chị gái của mình
cũng đã từng chui qua hàng rào ấy “Caddy gỡ cho tôi và chúng tôi chui qua. Cậu
Maury bảo đừng để ai nhìn thấy mình, vậy tốt nhất là mình khom người xuống,
Caddy nói. Cúi xuống, Benjy. Trơng này, như thế”. Hơn nữa, khi Luster và Benjy đi
qua chuồng ngựa, hình ảnh ấy cũng khiến cho Benjy nhớ lại lúc Caddy và Benjy
cũng vào đêm giáng sinh rét buốt đi quanh chuồng ngựa “Gào lên đi ơng mãnh,
Luster nói. Cậu khơng thấy xấu hổ à ? Chúng tôi đi qua chuồng ngựa… Từ trong
mớ hỗn độn mang những hồi ức, liên tưởng của anh khùng Benjy, hai sự kiện được
lộ ra dần: đám tang bà nội, lúc Caddy lên bảy và đám cưới Caddy (25/4/1910).
Benjy kể lại những sự việc thoáng hiện trong đầu anh ta, bám víu vào hình ảnh của
cơ chị ruột, Caddy, của âm thanh, tiếng nói, mùi vị: “Chị Caddy có mùi như mùi
cây” khi Caddy cịn trinh trắng, sau đó “Chị Caddy khơng cịn thơm như mùi cây
nữa”… khi đã lén lút trao thân cho một tình nhân - Dalton Ames, một sinh viên tại
đại học Harvard - và có mang rồi sinh ra một đứa con gái được đặt trùng tên với
bác ruột, Quentin. Benjy cảm nhận rõ sự chăm sóc đặc biệt, ân cần từng chút của
Caddy dành cho mình. Vì vậy mà Benjy đã dành tình yêu thương đặc biệt cho
Caddy, xem Caddy khơng khác gì mẹ ruột của mình. Do đó khi Caddy vì danh dự
của gia đình Compson buộc phải rời xa Benjy để đi lấy chồng nên trong những lời
độc thoại nội tâm của Benjy luôn thể hiện nỗi đau đớn, tuyệt vọng, bằng những
tiếng khóc nức nghẹn. Độc thoại nội tâm trong một mớ hỗn độn của những mảnh
ghép kí ức vơ trật tự, bị đảo lộn qua những lời độc thoại nội tâm của Benjy đã giúp
người đọc có thể nhìn xun thấu qua cái lớp vỏ bên ngoài khờ khạo, to đầu của
Benjy mà cảm nhận được một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, chân thật của Benjy.
Chương 2 là sự quay ngược thời gian, lùi lại 18 năm, ngày 2/6/1928.
Chương này là lời lời độc thoại nội tâm của Quentin Compson, ngày anh tự tử ở
Harvad. Quentin là một chàng trai tri thức, không đần độn như Benjy nhưng phải
sống trong trạng thái căng thẳng tinh thần, bị ám ảnh bởi những ý nghĩ điên cuồng
vì có tình cảm với Caddy – người em gái của mình.

7


Mở đầu chương 2 là hình ảnh Quentin cùng chiếc đồng hồ được bố trao tặng,
đó là biểu tượng cho sự sống và thời gian. Nội dung chính được tác giả thể hiện ở
đây là những lời độc thoại nội tâm của Quentin kéo dài miên man. Đó là sự thể
hiện tình cảm sâu sắc của Quentin dành cho em gái Caddy dù biết đó là điều sai
trái, loạn luân. Vì thế, Quentin giằng xé giữa những suy nghĩ mâu thuẫn, hai trạng
thái đối nghịch vừa yêu mà hận, vừa mãnh liệt và đau đớn, tuyệt vọng. Trong lời
độc thoại ấy, Quentin đã thú nhận tình cảm ấy với bố và đau đớn hơn khi anh thú
nhận với Caddy về thứ tình cảm đó. Vì thế anh ln mang trong mình cảm giác tội
lỗi, bế tắc, tuyệt vọng. Anh đã suy nghĩ đến cái chết khi khơng cịn giải pháp nào để
cứu vãn tình thế. Những suy nghĩ và cảm nhận của anh cho người đọc biết về cái
chết đang cận kề, rình rập. Bên cạnh đó, Quentin cũng khơng ý thức được sự tồn tại
của mình trên cõi đời này. Cuối cùng Quentin đã quyết định tự tử bằng cách buột
hai cái bàn ủi vào chân rồi nhấn chìm thân xác của mình cùng với thứ tình cảm tội
lỗi đó xuống dưới đáy dịng sơng mãi mãi.
Phần thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 1928, được diễn ra trong tư tưởng của
Jason, em của Quentin, anh của Benjy và là em của Caddy – Jason một kẻ ghen tỵ,
hung tợn, xảo quyệt, bần tiện, bủn xỉn.
Quentin đã tự tử chết, Caddy khơng cịn sống chung với gia đình nữa mà
buộc lòng phải đem đứa con gái về cho gia đình ni nấng nhưng lại cấm chỉ
khơng được lui tới thăm nom, kể từ nay trở đi Jason gánh vác gia đình. Jason ni
trong lịng sự thù hận vơ biên với Quentin, đứa cháu gái và là con của Caddy.
Mở đầu chương 3 là cuộc nói chuyện giữa Jason và người mẹ về chuyện
Quentin trốn học, người mẹ nhờ Jason trông coi, và quản thúc Quentin, không để
cho Quentin trốn học bỏ nhà đi nữa, sau đó là cuộc nói chuyện giữa Jason và
Quentin và Dilsey trong phòng bếp, trong các cuộc nói chuyện với Quentin, Jason
ln tỏ thái độ khó chịu, ghét bỏ với cơ cháu gái của mình thể hiện qua cách xưng
hô mày và tao “Chắc đây là đồng phục đến trường của mày, phải khơng”, cịn đối

8


với người chị gái Caddy của mình thì Jason ln lừa dối và lấy lý do Caddy muốn
gặp Quentin để lấy tiền của Caddy, mỗi lần Caddy muốn gặp Quentin phải đưa cho
Jason 50 đô la nhưng Jason chỉ cho Caddy nhìn mỗi khn mặt, mỗi lần Caddy gửi
thư cho Quentin thì Jason ln tìm cách ngăn cản, cấm đốn chia cách 2 mẹ con
Caddy, còn đối với người anh Quentin đã mất của mình thì Jason lại ni một mối
thù hận Jason cho rằng chính Queetin đã làm nên sự phá sản cho gia đình Compson
“như tơi nói nếu bố phải bán cái gì đó cho Quentin đi học ở Harvard, thì mẹ kiếp
phúc đức cho bọn tơi hơn hết là ông bán cái tử rượu ấy rồi lấy một phần tiền mà
mua một cái áo bó tay. Tơi nghĩ tất cả gia sản nhà Compson trôi dạt đi đâu hết
trước khi đến được tay tơi như mẹ nói, thì ơng cũng vì uống rượu, ít nhất tơi cũng
chưa bao giờ nghe ơng tính bán một cái gì cho tôi đi Harvard.”
Thái độ của Jason thật vô nhân đạo, thật bỉ ổi đối với Caddy. Jason lường gạt
tất cả mọi người ngay cả với mẹ ruột hắn, duy nhất chỉ có Dilsey mới là người dám
đương đầu với hắn. Jason tức giận khi cô cháu gái lấy mất tiền và trốn theo bạn
trai.
Chương 4, bắt đầu từ mùng 8 tháng 4 năm 1928
Mở đầu chương là hình ảnh của bà Dilsey với vẻ tiều tụy bà đội một chiếc
mũ rơm cong qo, khốc thêm chiếc áo lụa màu tía, bà đứng bên cửa với bộ mặt
nhăn nhúm hốc hác, bàn tay gầy guộc nhợt nhạt với vẻ suy tàn, công việc của bà là
phụ giúp công việc trong gia đình. Giữa lúc làm việc bà Dilsey và Compson đã
nhắc nhở và nói chuyện với nhau nhỏ nhẹ để giữ yên lặng đừng làm mất giấc ngủ
của Jason vào ngày duy nhất trong tuần Jason được ngủ muộn và chuẩn bị buổi
sáng cho đúng giờ tránh sự khó chịu cho Jason. Đến lúc Jason dậy và thấy cửa sổ
phịng mình bị nậy hỏng thì cậu cảm thấy khó chịu và nghĩ rằng Luster là người
làm việc đó. Luster nói chuyện với Dilsey về việc cửa phòng của cậu Jason bị nậy
bà nghĩ rằng Luster là người làm nhưng trong câu chuyện đang tiếp diễn thì Jason
xuất hiện và cậu nói rằng việc đó khơng phải do Luster làm mà là do thời tiết đã

9


làm nó đổ vỡ. Chính sự kiện này đa làm diễn ra cuộc nói chuyện giữa Dilsey và bà
Compson điều này khiến Jason nghi ngờ việc cửa phòng bị nậy là do cơ cháu gái
Quentin làm. Khi vào phịng kiểm tra xem xét lục lọi lại đồ đạt thì Jason thấy bị
mất cắp và cậu đã điện thoại báo với cảnh sát nói rằng anh hãy đến đây ngay nhà
tơi có trộm và tơi biết rằng tên trộm đó là ai.
Sau sự việc này gia đình Dilsey đi nhà thờ tôn giáo vào ngày lễ phục sinh
trên một con đường n tĩnh, tiếng chng lộng gió lạnh và buốt sau những ngày
ấm áp. Khung cảnh của buổi lễ phục sinh tại nhà thờ của những người da đen diễn
ra hết sức long trọng, hình ảnh của ngơi nhà thờ được trang hoàng rực rỡ. Với lời
thuyết giảng của vị mục sư Dilsey lặng thinh, gương mặt không một chút rung
động khi những dòng lệ chảy dài trên hai gò má hóp và nhăn nheo. Sau khi từ nhà
thờ trở về Jason gặp và nói chuyện với cảnh sát nhưng khơng được kết quả gì và
anh ta lái xe bỏ đi, đi đến khoảng cách xa nhất giữa hai thị trấn để tìm Quentin và
người u của cơ. Lúc này, Jason gặp một lão già và giữa hai người xảy ra xơ xát
đánh nhau vì nghĩ rằng Quentin - cơ cháu gái của mình đang ở đây, có một người
đã tới cứu hắn thoát khỏi việc này và hắn trở về nhà. Cuối câu chuyện là hình ảnh
quen thuộc của gia đình bà Dilsey chuẩn bị bữa trưa và dọn dẹp bếp núc. Benjy thì
vui chơi cùng với Luster, một khung cảnh êm đềm và bình dị.
1.3. Kỹ thuật dịng ý thức trong văn học phương Tây
1.3.1. Khái niệm kỹ thuật dòng ý thức
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Dòng ý thức là một thuật ngữ văn học chỉ
một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi) khởi điểm từ đầu thế kỷ 20,
tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người”.
Thuật ngữ Dòng ý thức (stream of consciousness) được đặt ra đầu tiên bởi
nhà tâm lý học người Mỹ Wiliam James trong cuốn The Principles of
Psychology (Cơ sở tâm lý học) xuất bản năm 1890. Wiliam James cho rằng: “ Ý
thức là một dịng chảy, một dịng sơng mà ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên

10


tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện một cách kỳ quặc, phi logic. Dòng ý
thức là một trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm, khi mà các mối liên hệ
khách quan với môi trường thực tại khó bề khơi phục lại”.
Kỹ thuật dịng ý thức được khởi nguồn từ nền tảng tâm lý học, nhưng trong
văn học thì kỹ thuật này lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thuyết trực giác do nhà
triết học Henri Bergson nghiên cứu. Ơng gọi “dịng ý thức” là Độ sâu của nội tâm
đó chính là “Cái tơi bề sâu” - cái tơi đích thực và trạng thái tâm lý tâm tư “kéo dài
liên tục” những thứ tạo nên sức mạnh của phương tiện nghệ thuật và đây chính là
tính chất của dòng ý thức. Từ nền tảng này, mà các nhà văn đều tập trung khai thác
cái tôi bề sâu qua đó phát hiện những dịng tâm tư của nhân vật từ đó tái hiện đầy
đủ hơn đời sống khơng biết trước, khó đốn định ở con người.
“Với sự kết hợp của học thuyết W.James, thuyết phân tâm học của Freud,
thuyết trực giác của Bergson, một số nhà văn phương Tây bắt đầu sáng tác để biểu
hiện dòng ý thức, xem đây mới là cái chân thực của đời sống con người, mạnh dạn
phơi bày các hoạt động và bí mật của nội tâm.”

1.3.2. Đặc trưng kỹ thuật dịng ý thức
Biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trong các sáng tác ở chỗ là:
Yếu tố thời gian, đây là một yếu tố khá quan trọng. Các nhà văn đều tập
trung vào nghệ thuật sắp xếp sự cố bên ngồi vào trong thời gian, để từ đó bộc lộ
các sự cố bên trong. Thời gian, không gian bị đảo lộn theo dịng tâm tưởng, có khi
đồng hiện có khi lại đảo ngược.
Dòng ý thức của các nhân vật được tái hiện qua những giấc mơ đứt đoạn,
những dòng hồi ức triền miên và những dòng suy tư bất ổn định. Có nghĩa trong
dịng ý thức của nhân vật, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng, ký ức hướng đến tâm lý nhân

11



vật luôn xuất hiện một cách tự do, đột ngột, khơng kiểm sốt được trong tư duy của
mình.
Cốt truyện của các tác phẩm này thường không theo một mạch mà hay bị
phân rã, theo từng mạch truyện khác nhau.
Sự đứt gãy dòng ý thức của nhân vật, sự đứt nối của dòng chảy tâm trạng,
nhân vật thường lạc vào những cuộc phiêu du tâm tưởng, những hoang tưởng,
những trạng thái đối lập để qua đó thấy được cái thực tại.
Khai thác nghệ thuật độc thoại nội tâm, đa dạng ngôn ngữ và thể loại.
1.3.3. Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết phương Tây
Người khởi đầu cho tiểu thuyết dòng ý thức chính là Marcel Proust một
nhà văn người Pháp, vào đầu thế kỷ XX ông đã đề xuất đưa kỹ thuật dòng ý thức
vào trong sáng tác tiểu thuyết, thơng qua bộ tiểu thuyết 7 tập Đi tìm thời gian đã
mất đã góp phần mở ra cho tiểu thuyết hiện đại Phương Tây nói riêng và tiểu thuyết
hiện đại thế giới nói chung một hướng đi mới. Và tiếp theo đó thơng qua Tiểu
thuyết Tới ngọn hải đăng của nhà văn nữ Virginia Woolf, đặc biệt là tiểu thuyết
Ulysses một tác phẩm được xem là trung tâm, là đỉnh cao của văn học dòng ý thức
do nhà văn James Joyce – một bậc thầy của tiểu thuyết hiện đại phương Tây sáng
tác. Những cuốn tiểu thuyết của các nhà văn này khi viết theo kỹ thuật dòng ý thức
họ đều tập trung quan tâm đến cái chủ quan, bí ẩn trong tâm lý con người; họ phá
vỡ cấu trúc trần thuật truyền thống và xáo trộn các bình diện thời gian. Chính
những sáng tác của các nhà văn nêu trên đã góp phần làm cho kỹ thuật dịng ý thức
ngày càng được định hình rõ nét hơn, trở thành một kĩ thuật sáng tác chủ đạo của
nhiều nhà văn có cùng khuynh hướng sau này.
Các tiểu thuyết phương Tây viết theo kỹ thuật dòng ý thức dường như đều
tập trung vào thể hiện sự xung đột giữa tiềm thức và bản năng con người. Ngôn
ngữ trần thuật tầng bậc bằng phẳng có tính nhảy vọt, nhấn mạnh sắc thái cảm xúc,
12



có khi tản mản phi logic để biểu đạt sự hỗn độn, rời rạc, nhảy cóc của dịng ý thức
nhân vật,...
Hầu hết các nhà văn dù đi theo con đường nào thì trong các sáng tác của họ
đều có in dấu thủ pháp dịng ý thức trong đó, ta có thể kể đến tên các nhà văn lớn
như Ernest Hemingway, William Faulkner, Graham Greene,… Nhất là sau chiến
tranh thế giới thứ hai, đây chính là giai đoạn mà ta chứng kiến sự nở rộ của kỹ thuật
dòng ý thức trong các khuynh hướng, trường phái sáng tác khác nhau như: trường
phái Tiểu thuyết mới ở Pháp, tiểu thuyết tâm lý học ở Cộng hòa Liên bang Đức,
tiểu thuyết "đề tài nhỏ" ở Anh,...
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT ÂM
THANH VÀ CUỒNG NỘ CỦA WILIAM FAULKNER
2.1. Điểm nhìn trần thuật
Theo Trần Đình Sử trong Giáo trình Lý luận văn học: “Điểm nhìn trần thuật
là điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa vào để quan sát trần thuật các nhân vật và
sựkiện”4.
Điểm nhìn là một mánh khóe thuộc về kĩ thuật, một phương tiện để chúng ta
có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể. Điểm nhìn
trần thuật chiếu cái nhìn vào các yếu tố được lựa chọn, thêm bớt hoặc nhấn mạnh
và chỉ được suy ra từ cái nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật, theo yêu cầu
của người tiếp nhận. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì điểm nhìn trần thuật chia làm
nhiều loại như “Kể chuyện từ điểm nhìn bên trong hay bên ngồi, kể chuyện kịch
hóa hay phi kịch hóa, kể chuyện từ ngơi thứ nhất hay ngơi thứ ba,..” 5. Tuy nhiên
trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát hai loại điểm nhìn trần
thuật là điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngồi. Tác phẩm âm thanh và cuồng
4 Trần Đình Sử, (2005), Giáo trình lý luận văn học tập II: Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm, tr.
61.
5 Trần Hinh, (2016), Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX: Khuynh hướng – tác giả - tác phẩm, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, tr. 140.


13


nộ của W. Faulkner là cuốn tiểu thuyết có cấu trúc đặc biệt, tác phẩm được chia làm
bốn chương, mỗi chương là những sự kiện đứt nối được đặt dưới những điểm nhìn
khác nhau. Tác phẩm giống như sự lắp ráp của những mẫu tâm trạng rời rạc nhưng
nếu quan sát kĩ ta lại cảm thấy giữa chúng có những mạch ngầm kết nối logic, bền
vững. Trong tiểu thuyết này có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật đi từ điểm nhìn
bên trong ra điểm nhìn bên ngồi làm cho nhân vật được nhìn dưới ống kính vạn
hoa.
Trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ thì ba chương đầu tác giả đã sử
dụng điểm nhìn bên trong để khai thác những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm và đời
sống nội tâm của ba nhân vật qua những độc thoại nội tâm của nhân vật.
Theo Trần Đình Sử trong cuốn Giáo trình Lý Luận văn học định nghĩa
“Điểm nhìn bên trong là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật”6.
Chương đầu tiên là độc thoại nội tâm của Benjy. Người kể chuyện ở ngơi
thứ nhất, đặt mình vào nhân vật như sống cùng nhân vật. Qua việc tác giả sử dụng
điểm nhìn bên trong, tác giả đã khéo léo thể hiện được những suy nghĩ lộn xộn, mơ
hồ của Benjy, khắc họa được đặc tính của nhân vật là đần độn “Chúng tôi men theo
hang rào và tới hàng rào khu vườn, nơi in bóng chúng tơi. Bóng tơi cao hơn cả
bóng Luster trên hàng rào. Chúng tơi đến chỗ hàng rào bị gãy và chui qua”,…
Xuyên suốt chương đầu tiên là chuỗi độc thoại lộn xộn của Benjy, sinh nhật lần thứ
30 của Benjy. Điểm nhìn trần thuật bên trong đã thể hiện thế giới tâm hồn của
Benjy đa dạng và phong phú như thế nào, nếu nhìn từ bên ngồi chúng ta chỉ thấy
được hình ảnh một cậu bé bị đần độn chỉ có những cảm giác của sinh vật như ngửi,
sờ… khơng biết gì hơn nhưng nếu nhìn sâu vào trong đời sống nội tâm của Benjy
thì chúng ta có thể thấy Benjy là một cậu bé trong sáng, hồn nhiên và rất giàu tình
yêu thương với chị.
6 Trần Đình Sử, (2005), Giáo trình lý luận văn học tập II: Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm, tr.
61.


14


Chương thứ hai là lời độc thoại nội tâm của Quentin Compson. Bằng việc sử
dụng điểm nhìn bên trong, tác giả đã khắc họa hình tượng Quentin ở trong trạng
thái bị ám ảnh điên cuồng bởi những ý nghĩ loạn ln và tự sát Quentin ghen vì q
u cơ em gái Caddy. Tình u đó đã làm cho Quentin mù quáng, có những suy
nghĩ điên cuồng. Những ý nghĩ điên cuồng bệnh hoạn dồn dập trong tâm trí
Quentin. Nghệ thuật trần thuật với điểm nhìn bên trong, đi sâu vào nội tâm nhân
vật đã mang lại sự thành công cho Faulkner khi khắc họa những suy nghĩ nhân vật
rõ nét, chỉ có nhân vật mới có thể nói ra hết những gì họ nghĩ, sự hóa thân ngoạn
mục này đã thể hiện cụ thể con người Quentin, những suy nghĩ đen tối cùng những
hồi ức êm dịu mà đau đớn về Caddy đã làm Quentin hoảng sợ và cố bóp nghẹt.
Cuối cùng Quentin đi đến quyết định buộc hai chiếc bàn ủi vào chân để trầm mình.
Điểm nhìn trần thuật bên trong còn được thể hiện ở chương ba, độc thoại nội
tâm của nhân vật Jason khi hắn phát hiện ra cô cháu gái Quentin theo một gã kép ở
gánh hát rong, Jason săn lùng người cháu khiến Quentin phải trốn nhà đi. Điểm
nhìn của người kể chuyện dịch chuyển vào bên trong để khám phá những suy nghĩ,
tính tốn của nhân vật: “Hắn tuyệt nhiên khơng nghĩ gì đến cháu gái hắn, ngay cả
đến giá trị võ đoán của đồng tiền. Cả tiền bạc lẫn cháu gái đối với hắn đều chưa
từng có thực thể hay cá tính gì suốt mười năm qua, cả hai thứ đó chỉ đơn thuần biểu
trưng cho cái việc làm ở ngân hàng mà hắn bị cướp đoạt trước khi hắn có được”.
Điểm nhìn bên trong đã tố cáo toàn bộ nội tâm đen tối của một kẻ thực dụng đến
mất hết nhân tính: “hắn đã thua trí một con đàn bà, một con ranh. Giá như là một
thằng đàn ông trộm tiền của hắn cho cam. Lại cịn bị trộm món tiền mà hắn coi là
đền bù cho cái việc làm bị mất, do chính biểu trưng của cái việc làm bị mất ấy, và
tệ hại hơn hết, do một con điếm ranh”.
Trong tác phẩm cịn có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật. Nếu ba chương
đầu tác giả nhìn từ điểm nhìn bên trong thì đến chương cuối tác giả đã dịch chuyển

từ điểm nhìn bên trong ra điểm nhìn bên ngồi. Vì vậy, nhân vật lúc này được nhìn
từ điểm nhìn bên ngoài nên nhân vật được khắc họa rõ nét hơn.
15


Theo Trần Đình Sử trong Giáo trình Lý luận văn học định nghĩa “Điểm nhìn
bên ngồi là người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngồi nhân vật, kể
những điều nhân vật không biết”7.
Trong chương thứ tư tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên ngồi để khai thác
nhân vật. Nếu ba chương đầu cho ta biết những biến cố, những sự việc thoáng hiện
trong hiện tại và quá khứ qua những độc thoại nội tâm thì đến chương cuối lại là sự
tưởng tượng trực tiếp, là những ghi nhận khách quan của người kể chuyện ngôi thứ
ba về những con người, những sự kiện xảy ra trong gia đình Compson. Khơng phải
ngẫu nhiên mà Faulkner để cho câu chuyện về gia đình Compson được kể lại bởi
bốn người kể chuyện khác nhau trong đó có tới ba người kể chuyện là những thành
viên của gia đình Compson còn người kể chuyện cuối cùng mới là đứng ngồi cuộc
khách quan ghi lại. Người kể chuyện ngơi thứ ba sẽ cung cấp cho độc giả những
thông tin chưa biết về các nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết như: Caroline, Jason,
Dilsey, Benjy. Điểm nhìn của người kể chuyện bao qt tồn bộ thế giới nhân vật
và khơng gian bao quanh cuộc sống của những con người thuộc dòng họ Compson.
Tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên ngồi để khắc họa các nhân vật như
Jason, Dilsey, Benjy. Mở đầu chương truyện là hình ảnh vú già da đen Dilsey bước
ra từ căn lều cũ nát. Ở ba chương trước, độc giả đã quá quen thuộc với nhân vật này
qua đối thoại với các nhân vật khác nhưng chưa có sự hình dung cụ thể về ngoại
hình nhân vật. Đến đây hình ảnh Dilsey đã hiện lên tồn vẹn với những miêu tả tỉ
mỉ, cụ thể và đầy sống động: “Trước kia bà là một phụ nữ to lớn nhưng giờ đây
khung xương đã nhô lên dưới lớp da bùng nhùng tuy nhiên lớp da này một lần nữa
thít lại trên cái bụng gần như phù thũng, như thể cơ và mô một thời từng là can đảm
và chịu đựng ngoan cường đã bị năm tháng gặm mòn cho đến khi chỉ còn một bộ
xương bất khuất trồi lên như một tàn tích hay một cột mốc dựng lên can trường và

đờ đẫn, và trên nữa là khuôn mặt sụp xuống khiến người ta có cảm tưởng như
7 Trần Đình Sử, (2005), Giáo trình lý luận văn học tập II: Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm, tr.
61.

16


xương ở ngồi da, gương mặt ngước lên đón một ngày cuồn cuộn với vẻ vừa an
phận vừa như một đứa trẻ thất vọng ngỡ ngàng”. Có thể nói đoạn văn đã vẽ nên
bức chân dung một người phụ nữ đầy vất vả, nhẫn nại và rất mực can trường.
Dường như con người ấy đã chìm nổi quá lâu với những tấn thảm kịch của gia đình
Compson. Thời gian đã bào mịn dần sức lực, hằn in những vết tích khổ đau lên
dáng hình của người phụ nữ ấy. Khơng gian để nhân vật Dilsey xuất hiện không
được miêu tả nhiều, người kể chuyện chỉ khái quát trong một vài từ ngữ: “Ngày
mới rạng lạnh lẽo và ảm đạm, một bức tường ánh sáng xám di động từ phía Đơng
Bắc”. Khơng khí ấy bao trùm lên gia đình Compson khơng phải một ngày, hai ngày
mà dường như nó đã tồn tại ở đó hàng chục năm trời báo hiệu cho sự rã rời, chán
nản. Dưới nhãn quan của người kể chuyện bao giờ Dilsey cũng mang vẻ đẹp của sự
bao dung, lịng vị tha và đức hi sinh. Ngơn ngữ dùng để khắc hoạ hình ảnh người
vú già theo đó ln là thứ ngơn ngữ giản dị nhưng lại có khả năng biểu cảm rất cao.
Hình ảnh Dilsey ở chương thứ tư mộc mạc và kì vĩ với một lương tri sáng láng
chính là hình ảnh tuyệt đẹp của con người mà Faulkner đã sáng tạo và ngợi ca. Căn
bệnh nặng nhất của Caroline Compson đó chính là thói ích kỉ, sự tự tơn một cách
thái q về dịng dõi quý tộc của mình. Caroline trở thành người bảo tồn cho cái
truyền thống cũ kĩ, hà khắc và tính gia trưởng độc đốn trong các gia đình q tộc
miền Nam. Ở chương một, người đọc mới chỉ nghe thấy những tiếng rền rĩ, gào
rống với âm độ tăng dần cùng những ý nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối của anh
khùng Benjy. Đến chương cuối, điểm nhìn của người kể chuyện cấp cho bạn đọc
hình ảnh vật chất tồn vẹn về Benjy: “Một anh chàng cao lớn trông như nặn bằng
một thứ vật chất khơng chịu kết dính vào nhau hoặc dính vào cái khung xương đỡ

nó. Mớ tóc trước trán chảy mượt xuống chân mày như tóc trẻ con trong các tấm
hình chụp. Đơi mắt trong trẻo, màu xanh nhạt dịu dàng của hoa ngô, miệng dày há
hốc, hơi chảy dãi”. Đôi mắt “trống rỗng xanh ngắt” của Benjy chỉ có thể ngắm nhìn
cánh đồng cỏ đằng sau những song sắt lạnh giá với tất cả niềm khát khao tuyệt
vọng. Để vạch trần bản chất của Jason, người viết đã phối hợp sử dụng cả điểm
nhìn bên ngồi và điểm nhìn bên trong. Từ việc miêu tả những hành động điên
17


cuồng: “Hắn đang lúi húi hất tung đồ đạc trong tủ ra sau lưng: quần áo, giày dép, cả
một chiếc vali. Rồi hắn chui ra mang theo một đoạn ván có mộng đã bị cưa và đặt
nó xuống rồi lại chui vào tủ và bê ra một cái hộp sắt. Hắn đặt cái hộp trên giường
sững sờ nhìn ổ khố gãy...”
Qua việc xây dựng điểm nhìn trần thuật đi từ điểm nhìn bên trong ra điểm
nhìn bên ngồi của tác giả chúng ta có thể thấy nhân vật hiện lên với nhiều điểm
nhìn khác nhau và hơn nữa cịn có sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật. Vì vậy nên
nhân vật được nhìn qua ống kính vạn hoa.
2.2. Thời gian trần thuật
Thời gian trần thuật (thời gian tự sự) chính là thời gian của truyện kể. Phân
biệt với thời gian được trần thuật là thời gian của các sự kiện được kể - thời gian
“chuyện”. Đó là “thời gian của trật tự của các sự kiện đã được phân bố lại trong
truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện”.
2.2.1. Đảo chiều thời gian
Sự tuân theo trật tự thời gian tuyến tính dường như đã khơng cịn xa lạ cho
các tiểu thuyết gia thế kỉ XX. Những sự ràng buộc theo trật tự thời gian ấy đã trở
thành khuôn khổ chật hẹp không đủ sức để thỏa mãn khát khao cách tân của họ. Vì
vậy, việc chuyển lối viết theo thời gian phi tuyến tính là một điều đúng đắn. Tính
chất phi thời gian là một tìm năng tất yếu của dịng ý thức. Rõ ràng ở đó chỉ còn
một dòng thác lũ của mộng mị, suy tưởng, giải thoát thời gian. Thời gian trong âm
thanh và cuồng nộ, là thời gian đan xen giữa quá khứ – hiện tại – tương lai, sự đan

xen này được thể hiện trong từng chương truyện. Thời gian trong âm thanh và
cuồng nộ chỉ được diễn ra trong 4 ngày. Nếu trong chương thứ nhất, câu chuyện
xảy ra ngày 7 tháng 4 năm 1928. Nhưng sang chương thứ hai, thời gian lùi lại 18
năm vào ngày 2 tháng 6 năm 1910. Chương thứ 3 lại quay về ngày 6 tháng 4 năm
1928 và chương thứ 4 là 2 ngày sau đó, ngày 8 tháng 4 năm 1928. Vì vậy thời gian
trần thuật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ có ba loại là đảo chiều thời gian
18


trong trần thuật, đồng hiện thời gian và thời gian trần thuật trong mối tương quan
với nhân vật trần thuật.
Đầu tiên, trong chương 1, nội dung tác phẩm chủ yếu xoay quanh nhân vật
Beniy với những độc thoại nội tâm của chính mình. Những bị sự kiện xảy ra trong
hiện tại tác động cùng cảm giác của nhân vật khiến nhân vật liên tưởng đến q
khứ. Bên cạnh đó, vì sự khiếm khuyết trong trí tuệ của nhân vật làm thời gian liên
tục đổi chiều. Mở đầu chương 1, khi chui qua hàng rào, Benjy bị vướng đinh. Ngay
lập tức, câu chuyện quay về quá khứ lúc Caddy gỡ rào để mọi người chui qua. Sau
một loạt những hồi tưởng, nhân vật ngược về hiện tại. Trong mớ hỗn mang những
hồi ức, liên tưởng của anh khùng Beniy hiện lên với hai sự kiện chính là đám tang
bà nội, lúc Candy lên bảy và đám cưới Candy (25/4/1910). Thời gian được trần
thuật chỉ gói gọn trong vịng 1 ngày nhưng thời gian trần thuật lại mở rộng biên độ
đến 30 năm.
Sang chương 2, tác giả tập trung xoáy sâu vào Quentin – một sinh viên của
đại học Harvard. Câu chuyện của Quentin cũng gói gọn trong 1 ngày. Bắt đầu từ
việc Quentin nghỉ học, đi lang thang mua 2 chiếc bàn ủi và gặp một đứa bé bị oan
sai, anh ở lại nhà trọ rồi quyết định tự vẫn. Dòng tư tưởng của nhân vật là sự đan
xen giữa hiện tại và quá khứ. Tuy nhiên, khác với Beniy, nhân vật này cần có sự
kích thích và tương tác giữa sự việc đó và sự việc đã từng xảy ra trong quá khứ. Sự
lặp đi lặp lại của hình ảnh chiếc đồng hồ, nó cũng chính là biểu tượng của thời gian
vật lí. Từ đó, chúng ta thấy được sự đối lập giữa thời gian vật lí và tâm lí, giữa

dòng chảy thời gian một chiều và đa chiều đan xen trong lối trần thuật nhân vật.
Phần thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 1928, độc thoại nội tâm của Jason hôm
hắn phát hiện ra cô cháu gái Quentin (Caddy bị chồng xua đuổi đã bỏ lại cho cha
mẹ đứa con gái mới sinh đặt tên là Quentin để tưởng nhớ anh trai) theo một gã kép
ở gánh hát rong. Jason săn lùng cháu khiến Quentin phải trốn nhà đi. Những ý nghĩ
thù hận cay đắng của Jason quyện quanh những mảng dĩ vãng: đám tang ông bố
Jason, sự phá sản của gia đình Compson, khơng khí nặng nề phủ lên cuộc sống của
cô cháu gái Quentin, trên phông nền những sự kiện đời sống thị trấn nơi gia đình
Compson cư trú và tại cửa hàng đồ sắt nơi Jason làm thuê.
19


Ở phần cuối của tiểu thuyết, câu chuyện được kể lại qua lời của tác giả người trần thuật dị sự, kể chuyện ở ngôi thứ 3. Tái hiện 4 thời điểm, thời gian buổi
sáng, thời gian Dilsey đi nhà thờ, thời gian tìm kiếm và thời gian kết thúc. Tại mỗi
thời điểm, tốc độ kể chuyện được đẩy nhanh khi về Dilsey và co giãn ở phần cuối
truyện. Sự chuyển đổi tốc độ trần thuật gắn liền với sự chuyển vai trần thuật từ
người kể chuyện đồng sự sang kể chuyện dị sự.
2.2.2. Thời gian đồng hiện
Một trong những thành công của tác giả khi viết tác phẩm là sử dụng kỹ
thuật dịng ý thức, đó chính là sự sáng tạo vượt lên giới hạn của hiện tại. Nếu thời
gian trong đời sống thực luôn bị giới hạn bởi 4 chiều, thì thời gian trong truyện kể,
cụ thể là tác phẩm này được mở rộng, tái hiện ở nhiều mảng.
Theo Đặng Anh Đào, “trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất
hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách, liên tục như một dịng chảy, đó là hiện
tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện”.
Ở phần I, tác giả tập trung vào đối thoại nội tâm của Beniy. Cảm nhận cuộc
sống thông qua những giác quan, Beniy không hề suy nghĩ mà chỉ nghe, ngửi,
thấy… Bởi sự cảm nhận đó đã khiến các câu chuyện mà nhân vật kể đều bị xáo
trộn, không hề tuân theo một trật tự thời gian nhất định. Beniy đặt những sự kiện
xảy ra trước đám ma và sự kiện xảy ra sau (đám cưới) đặt ngang hàng nhau. Trong

cách nhìn nhận của nhân vật, sự kiện này xảy ra đồng đẳng, nó gợi lên những tri
nhận như nhau.
Tác giả cịn xây dựng nhân vật Quentin dưới góc độ của thời gian đồng
hiện. Ở đoạn kể lại cuộc gặp gỡ với ba đứa trẻ qua đường, Quentin đã liên tục dịch
các sự kiện xảy ra trong thời điểm đang trần thuật sang sự kiện trong quá khứ cuộc đối thoại của Beniy và Quentin. “Mình đến xưởng máy bơi đi”, đứa thứ ba
nói. Một lối rẽ ngang cạnh vườn quả. Đứa thứ ba bước chậm qua rồi đứng lại. Đứa
thứ nhất vẫn đi, những đốm trăng vượt trên những cần câu qua vai nó, xuống lưng
áo sơ mi. “ Đứa nào!”, đứa thứ ba nói. Đứa thứ hai cũng dừng lại.
Tại sao em phải lấy chồng hả Caddy
Anh có muốn em nói tại sao khơng anh có nghĩ là em nói ra điều đó khơng…
“Mình đến chỗ xưởng may thơi, nó nói. “Đi nào”
20


(…)
“Sao cậu khơng đi chơi với chúng”, tơi nói. Thằng đệ ấy Caddy
Anh định đánh nhau với a ấy sao
Một thằng bịp bợm một tên vô lại Caddy à hắn bị khai trừ khỏi câu lạc bộ vì cờ
bạc bịp được gửi đến Coventry bị bắt gian lận giữa kì thi và bị đuổi.
Ờ thế thì sao em đâu có đánh bài với
“Cậu thích đi bơi hơn đi câu à?” , tơi nói.
Tiếp đến chương 3 là độc thoại nội tâm của Jason hôm hắn phát hiện ra
Quentin theo một gã kép ở gánh hát rong. Lòng thù hận của Jason quyện quanh
các mảng dĩ vãng như đám tang của ông bố Jason hay sự phá sản của gia đình
Compson: “Khi bắt đầu bán đất cho thằng Quentin đi Harvard mẹ đã bảo bố con
phải dành một phần như thế cho con. Rồi khi Herbert đề nghị đưa con vào làm ở
ngân hàng, mẹ bảo, giờ thì Jason có nơi có chốn rồi, đến khi nợ nần chồng chất mẹ
phải bán đồ đạc và cả phần đất… cho em nó”.
2.2.3. Thời gian trần thuật trong mối tương quan với nhân vật trần thuật
Thời gian trần thuật là một trong những yếu tố cơ bản của tự sự học.

Chúng ta có thế nhận thấy rằng thời gian trần thuật và kỹ thuật đảo chiều thời
gian và đồng hiện thời gian xuất hiện nhiều trong các thế loại văn học đặc biệt là
cuối thế kỷ XX đầu XXI.
Tìm hiểu thời gian trần thuật trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ giúp
bạn đọc hiểu thêm về thế giới nghệ thuật của tác phẩm trong những cái nhìn khác
nhau đầy giới hạn với tiếng nói của tiểu thuyết, tiếng nói đa thanh và nỗi cô đơn
trong thế giới đầy hỗn loạn đã làm nên tên tuổi của tác giả William Faulkner với
tiểu thuyết Âm thanh và Cuồng nộ cũng như làm nên thành cơng cho tiểu thuyết
Gothic miền Nam nói riêng và dịng văn học miền Nam nói chung, góp phần khơng
nhỏ vào trào lưu Phục Hưng văn học miền Nam trong văn học Hoa Kỳ.
Như vậy, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm được nhà văn sử dụng một
cách nhuần nhị và tinh tế. Đảo chiều thời gian, hiện tại hóa quá khứ nhìn nhận cuộc
sống trong tất cả mối quan hệ phức tạp với nhiều mảng màu khác nhau. Tác giả
khiến người đọc khơng chỉ nhìn nhận tài năng của mình mà cịn là thơng điệp trong
mỗi nhân vật mà tác giả muốn gửi gắm đến tất cả bạn đọc chúng ta.
21


2.3. Độc thoại nội tâm
Theo Lê Bán Hán trong Từ điển thuật ngữ Văn học đưa ra khái niệm: “Độc
thoại nội tâm là lời phát ngơn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện q trình
tâm lý nội tâm, mô phỏng hành động, cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dịng
chảy trực tiếp của nó”8.
Theo Lại Ngun Ân trong 150 Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Độc
thoại nội tâm là phát ngơn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh
quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ –
xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”9.
Dịng ý thức là biểu hiện cực đoan của độc thoại nội tâm trong các tiểu
thuyết hiện đại của thế kỉ XX. Chính vì vậy mà “ Độc thoại nội tâm, dòng tâm tư
đã được ghi nhận như một thành tựu của một số tác gia hiện đại – đặc biệt ở đầu

và giữa thế kỉ XX”10, trong đó có cả Faulkner. Trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng
nộ của Faulkner độc thoại nội tâm chủ yếu được thể hiện qua sự đấu tranh nội tâm
của ba nhân vật là Benjy, Quentin và Jason trong ba chương đầu của tác phẩm. Mỗi
độc thoại nội tâm sẽ thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm khác nhau của
mỗi nhân vật đối với từng sự kiện và các nhân vật khác trong tác phẩm.
Chương 1 là những lời độc thoại nội tâm của Benjy. Nhân vật Benjy trong
tác phẩm khá đặc biệt hơn so với những nhân vật khác trong tiểu thuyết vì anh là
người bị chậm phát triển trí tuệ ngay từ khi cịn nhỏ, đến năm anh ba mươi tuổi anh
vẫn không thể dùng lý trí để suy nghĩ, suy đốn và giải quyết các vấn đề, các sự
việc xảy ra xung quanh mình mà cơ bản chỉ dùng những giác quan như thị giác,
thính giác, khướu giác,… để cảm nhận cuộc sống xung quanh Benjy, thậm chí nếu
khơng được nữa thì anh chỉ biết đứng đó khóc rền rĩ “Ba mươi tuổi rồi, cậu tưởng
8 Lê Bá Hán, (2014), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 108.
9 Lại Nguyên Ân, (2017), 150 Thuật ngữ Văn học, NXB Văn học, tr. 157.
10 Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.
84.

22


mình cịn bé lắm à? Tơi đã phải ra mãi ngồi tỉnh mua bánh ngọt cho cậu. Thơi
đừng rền rĩ nữa”. Chính vì Benjy là một anh chàng chậm phát triển trí tuệ, một gã
to đầu khờ khạo nên những dòng độc thoại nội tâm của Benjy gắn liền với những
chuỗi kí ức, liên tưởng đứt đoạn, chắp nối khơng được sắp xếp theo một trật tự nhất
định. Qua những dòng độc thoại nội tâm của Benjy đã thể hiện những suy nghĩ,
cảm xúc, tình cảm của Benjy đối với các nhân vật khác trong truyện như Caddy,
Quentin,… và cũng từ đó bước đầu khắc họa chân dung mỗi nhân vật.
Trong dòng độc thoại nội tâm của Benjy ở chương 1 chủ yếu tập trung tái
hiện những liên tưởng, kí ức cùng với suy nghĩ, tình cảm xoay quanh nhân vật
Caddy – người chị gái ruột của anh. Chúng ta cũng biết nhân vật Benjy là một anh

chàng khá đặc biệt khi anh ta cảm nhận mọi thứ xung quanh mình đều bằng giác
quan nên những hình ảnh mơ hồ của nhân vật Caddy cũng được Benjy cảm nhận
bằng những âm thanh, mùi vị và hình ảnh. Trong dịng chảy độc thoại nội tâm của
Benjy thể hiện qua những suy nghĩ triền miên, đứt đoạn mỗi khi chàng bắt gặp một
hình ảnh nào đó ở hiện tại mà đã từng xuất hiện trong quá khứ thì ngay lập tức
Benjy lại từ nhớ về những sự kiện xoay quanh hình ảnh ấy với người chị gái
Caddy. Ngay từ đầu chương 1, chúng ta có thể thấy tác giả đã đề cập đến chuyện đi
tìm quả bóng bị mất của Luster, khi cả hai chuẩn bị chui qua hàng rào thì bỗng
nhiên những kí ức hỗn độn trong quá khứ gắn liền với hình ảnh hàng rào lại ùa về
trong tâm trí của anh, khiến anh nhớ lại trước đây anh và chị gái của mình cũng đã
từng chui qua hàng rào ấy “Caddy gỡ cho tôi và chúng tôi chui qua. Cậu Maury bảo
đừng để ai nhìn thấy mình, vậy tốt nhất là mình khom người xuống, Caddy nói. Cúi
xuống, Benjy. Trông này, như thế”. Hơn nữa, khi Luster và Benjy đi qua chuồng
ngựa, hình ảnh ấy cũng khiến cho Benjy nhớ lại lúc Caddy và Benjy cũng vào đêm
giáng sinh rét buốt đi quanh chuồng ngựa “Gào lên đi ông mãnh, Luster nói. Cậu
khơng thấy xấu hổ à ? Chúng tôi đi qua chuồng ngựa… Chúng tôi đi quanh chuồng
ngựa. Con bò cái lớn và con bò cái nhỏ đứng sau cửa và chúng tôi nghe thấy con
Prince với con Quentie và con Fancy gõ móng lộp cộp trong chuồng. Trời khơng
lạnh thế này mình đã cưỡi con Fancy, Caddy nói. Bên cạnh đó, chúng ta cịn có thể
23


thấy những dòng độc thoại nội tâm của Benjy còn gắn với mùi vị. Theo cách cảm
nhận đặc biệt rất riêng của Benjy thì anh ln cho mùi trên cơ thể của Caddy như
mùi cây. Trong những dòng độc thoại nội tâm của Benjy xuất hiện hàng loạt những
câu cảm nhận của Benjy “Caddy có mùi như cây như lúc chị bảo mình đi ngủ”,
“Caddy có mùi như cây”, “Caddy có mùi cây trong mưa”,… Qua những dịng độc
thoại nội tâm của Benjy, chúng ta có thể thấy Benjy cảm nhận rõ sự chăm sóc đặc
biệt, ân cần từng chút của Caddy dành cho mình. Vì vậy mà Benjy đã dành tình u
thương đặc biệt cho Caddy, xem Caddy khơng khác gì mẹ ruột của mình. Do đó khi

Caddy vì danh dự của gia đình Compson buộc phải rời xa Benjy để đi lấy chồng
nên trong những lời độc thoại nội tâm của Benjy luôn thể hiện nỗi đau đớn, tuyệt
vọng, bằng những tiếng khóc nức nghẹn “Caddy tới cửa và đứng đó. Mắt chị lướt
qua tơi rồi nhìn đi chỗ khác. Tơi ịa khóc. Tơi khóc to và đứng dậy… Chị chìa tay
ra nhưng tơi vẫn kéo áo chị. Chị nhìn đi chỗ khác”. Thậm chí Benjy cũng cảm nhận
sự giá lạnh của đêm giáng sinh bằng mùi vị của cái lạnh “Tôi ngửi thấy cái lạnh.
Cái cổng lạnh ngắt”. Benjy bày tỏ sự thân thiện, gần gũi với Versh bằng mùi vị của
Versh “Tôi ngửi thấy Versh và sờ nó… Tơi ngửi thấy đầu Versh”. Qua đó, chúng ta
có thể thấy trong một mớ hỗn độn của những mảnh ghép kí ức vơ trật tự, bị đảo lộn
thể hiện qua những lời độc thoại nội tâm của Benjy đã giúp người đọc có thể nhìn
xun thấu qua cái lớp vỏ bên ngoài khờ khạo, to đầu của Benjy mà cảm nhận được
một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, chân thật của Benjy.
Sau những dòng độc thoại nội tâm của Benjy thì chương 2 lại là những dịng
độc thoại nội tâm của Quentin Compson. Khác hẳn với em trai của mình Quentin
khơng phải là một gã thiểu năng trí tuệ như Benjy cũng khơng phải là một người
hồn tồn bình thường như Jason mà Quentin là một người đang trong trạng thái
suy nhược, căng thẳng tinh thần tột độ. Độc thoại nội tâm của Quentin chủ yếu tập
trung thể hiện những suy nghĩ của mình về Caddy.
Quentin cũng giống như Benjy, trong những dòng độc thoại nội tâm của
Quentin thể hiện những suy nghĩ triền miên, miên man, kéo dài về cô em gái ruột
24


của mình là Caddy. Từ những dịng độc thoại nội tâm của chính mình, Quentin đã
thổ lộ sâu sắc thứ tình cảm theo nghĩa tình u nam nữ dành cơ em gái ruột của
mình chứ khơng phải là tình u đơn thuần của một người anh trai dành cho em gái
của mình. Quentin ý thức rõ thứ tình cảm loạn luận ấy nên trong nội tâm của
Quentin luôn xảy ra sự xung đột, giằn xé dữ dội đó là sự ngự trị của hai trạng thái
cảm xúc, suy nghĩ ngược chiều nhau vừa yêu nhưng cũng rất hận, vừa say đắm,
mãnh liệt nhưng cũng vừa đau khổ, tuyệt vọng. Quentin ln dành tình cảm đặc

biệt cho Caddy. Nếu Benjy ngửi mùi trên cơ thể của Caddy gắn với mùi cây
“Caddy có mùi như cây” thì ngược lại Quentin so sánh mùi trên cơ thể Caddy với
mùi cây kim ngân. Mùi kim ngân đã lấn át, lan tỏa và ám ảnh điên cuồng trong tâm
trí của Quentin, khiến cho Quentin khơng lúc nào khơng nghĩ đến Caddy dù ở bất
kì nơi đâu, ở bất kì thời điểm nào. Trên những chuyến xe thi thoảng Quentin vẫn
ngửi thấy mùi kim ngân “Rồi xe đi tiếp, luồng gió lùa cứ tích tụ dần qua cánh cửa
mở đến khi nó thổi đều đều trong xe với mùi của mùa hè và bóng tối ngoại trừ mùi
kim ngân”, ngay cả trong khi thức cũng như khi giấc ngủ “Đơi khi tơi tự ru mình
ngủ được bằng cách nói đi nói lại điều ấy đến khi mùi kim ngân lẫn lộn trong đó,
tất cả tràn đến tượng trưng cho đêm tối và lo âu dường như tơi nằm mà khơng
ngủ”, thậm chí ngay cả khi mùi xăng nồng nặc khắp cả phịng thì trong cách cảm
nhận rất riêng của Quentin cũng không đủ sức lấn át đi cái mùi kim ngân trong cảm
nhận của anh “Tôi tắt đèn và đi vào phịng mình, ra khỏi mùi xăng nhưng tơi vẫn
ngửi thấy nó… Rồi mùi kim ngân tràn vào. Ngay cả khi tôi tắt đèn và cố ngủ nó bắt
đầu tràn vào phịng từng đợt sóng tích tụ tích tụ lại đến khi tơi phải thở hổn hển để
có chút khơng khí”. Chính sự ám ảnh của mùi kim ngân trong cảm nhận của
Quentin càng làm bộc lộ rõ hơn sự ám ảnh hình bóng của Caddy trong kí ức của
Quentin, càng làm tăng thêm sự mãnh liệt trong tình yêu mà Quentin dành cho
Caddy. Tuy nhiên tình yêu càng mãnh liệt thì Quentin lại càng đau khổ, tuyệt vọng
bấy nhiêu. Trong những lời độc thoại nội tâm của chính mình, Quentin đã thú nhận
thứ tình cảm loạn luân ấy với bố, anh luôn mang mặc cảm tội lỗi, sự bế tắc trong
tâm trí và thậm chí đau đớn hơn Quentin cũng muốn thú nhận luôn với Caddy về
25


×