Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ÂU LẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.09 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ÂU LẠC
Sinh viên: Trần Ngọc Hiệp
Lớp: Quản lý kinh tế 58B
Mã SV: 11161778
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đoàn Thị Thu Hà

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2019


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN
VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ÂU LẠC .............................................................................5
1.1.Sự hình thành và phát triển ...................................................................................................5
1.2.Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ÂU LẠC ............................................................................8
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh (2016-2018) .........................................................................8
2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI Âu Lạc ...........................9
2.2.1. Công tác khai thác ..............................................................................................................9
2.2.1.1. Kênh phân phối ........................................................................................................10
2.2.1.2. Quy trình khai thác...................................................................................................10


2.2.1.3. Kết quả khai thác .....................................................................................................17
2.2.2. Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất.............................................................................21
2.2.3. Công tác giám định ..........................................................................................................23
2.2.3.1. Các bước giám định .................................................................................................23
2.2.3.2. Tình hình thực hiện cơng tác giám định...................................................................24
2.2.4. Cơng tác bồi thường .........................................................................................................25
2.2.4.1. Quy trình bồi thường................................................................................................25
2.2.4.2. Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường .................................................................31
KẾT LUẬN

2


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

Tổng công ty

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

KTV

Khai thác viên


GYCBH

Giấy yêu cầu bảo hiểm

GCNBH

Giấy chứng nhận bảo hiểm

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

BHVCXCG

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

trđ

Triệu đồng

TNDS

Trách nhiệm dân sự

VCXCG

Vật chất xe cơ giới

BH


Bảo hiểm

KH

Khách hàng

CSGT

Cảnh sát giao thông

NĐBH

Người được bảo hiểm

3


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng nền kinh tế hiện nay trên thế giới là tập trung vào các ngành
dịch vụ. Trong đó,bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có
những bước đáng kể cả về quy mơ, tốc độ và phạm vu hoạt động. Bảo hiểm
không những đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, tổ chức,
doanh nghiệp,.. mà còn là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu bảo hiểm càng lớn và các loại hình bảo hiểm càng đa dạng. Và bảo
hiểm xe cơ giới ra đời là một điều tất yếu.

Là sản phẩm dịch vụ nên nếu muốn thu hút và có được khách hàng tạo
lập cho mình một vị thế riêng trên thị trường thì khâu khai thác là một khâu có
vai trị hết sức quan trọng. Nhận biết được điều đó, trong thời gian thực tập tại
Phịng kinh doanh 8 Cơng Ty Bảo hiểm Bưu Điện Âu Lạc, em đã hoàn thành
báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cám ơn Phịng kinh doanh 8 Cơng Ty Bảo hiểm Bưu
Điện Âu Lạc đã giải thích, cung cấp cho em những tài liệu, kiến thức về nghiệp
vụ và giúp đỡ em tìm kiếm các tài liệu có liên quan khác.
Em cũng xin chân thành cám ơn TS. Đoàn Thị Thu Hà đã nhiệt tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài viết này.

4


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
HIỂM BƯU ĐIỆN VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ÂU LẠC
1.1.Sự hình thành và phát triển
a) Tổng cơng ty Bảo hiểm Bưu Điện (PTI)
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) được thành lập ngày
01/08/1998. gồm 3 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước,
có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngồi nước.
Bảng 1.1:Danh sách các cổ đơng sáng lập của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu
Điện (PTI)
TT
1
2

3

Cổ đông
Tỷ trọng (%)
Công ty Bảo hiểm DB - Hàn Quốc
37,32%
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
22,67%
và Tổng cơng ty Chứng khốn Vndirect
18,68%)
(Nguồn: Trang chủ tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI))

Là Nhà bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mơ hình cổ phần,
ln ln khơng ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự
trong tâm trí khách hàng, từ khi thành lập đến nay Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bưu điện (PTI) phấn đấu trở thành 1 trong 3 đơn vị dẫn đầu trên thị trường Việt
Nam về bảo hiểm phi nhân thọ.
Sau gần 20 năm hoạt động công ty đã xây dựng một đội ngũ trên 2000 cán
bộ nhân viên năng động được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn tốt làm việc
tại 47 cơng ty thành viên và trên 3420 đại lý trên toàn quốc. Với một mơ hình doanh
nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ, với một chính sách về phí bảo
hiểm, và đặc biệt là sự phục vụ hiệu quả, tận tình chu đáo, Tổng cơng ty Cổ phần
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm
trí khách hàng.
b) Cơng ty Bảo hiểm Bưu Điện
Công ty Bảo hiểm Bưu điện Âu Lạc là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng
công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI).
Là một doanh nghiệp trẻ mới thành lập ngày 03/04/2016, sau hơn 3 năm hoạt
động PTI Âu Lạc được xem là đơn vị trẻ năng động nhất hệ thống với đội ngũ nhân
sự gần 40 người trẻ trung, ham học hỏi, đầy nhiệt huyết đã giúp PTI Âu Lạc luôn

tăng trưởng vượt bậc qua các năm.

5


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

1.2.Cơ cấu tổ chức
Cơng ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, với hình thức
quản lí này PTI Âu Lạc có một cơ cấu tổ chức rất hợp lí. Chính vì vậy mà cơng ty đã
sử dụng nhân sự một cách linh hoạt và có hiệu quả cao dựa trên cơ sở đào tạo và tạo
điều kiện cho mỗi nhân viên phát huy sang tạo, năng lực, sở trường của mình đồng
thời có điều kiện để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân. Đây cũng
chính là quan điểm thống nhất tong quá trình phát triển lâu dài của PTI Âu Lạc.
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty bảo hiểm PTI Âu Lạc

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. TÀI SẢN
- KỸ THUẬT

P. HÀNG HẢI

P. CON NGƯỜI


P. HÀNH CHÍNH
- TỔNG HỢP

P. KINH
DOANH 2

P. KINH
DOANH 4

P. XE CƠ GIỚI

P. TÀI CHÍNH
- KẾ TỐN

P. KINH
DOANH 5

6

P. KINH
DOANH 6

P. KINH
DOANH 7

P. KINH
DOANH 8



GVHD: TS. Đồn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Nhìn vào mơ hình tổ chức, ta có thể thấy sự phân cấp nhiệm vụ, chức năng
khá rõ ràng và hợp lý. 6 phịng kinh doanh ngồi việc quản lý và hỗ trợ đại lý, còn
đảm nhiệm bán tất cả các sản phẩm mà cơng ty cung cấp. Điều đó cũng dễ hiểu bởi
vì thị trường bảo hiểm hiện nay có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, mỗi một khách
hàng cũng đều rất quan trọng, mang lại doanh thu, mang lại thị phần cho doanh
nghiệp. Tận dụng một cách tối đa các mối quan hệ sẵn có (thị trường bán lẻ) chính là
cách các doanh nghiệp đang sử dụng để “tích tiểu thành đại”. Nhưng có 1 vấn đề:
tính chun nghiệp của các phịng khai thác là khơng cao. Khi gặp khách hàng lớn,
hợp đồng lớn, hợp đồng bao thì họ sẽ cần tới sự trợ giúp từ phía phịng nghiệp vụ.
Ví dụ: trong trường hợp đấu thầu, những thủ tục, giấy tờ cần phải có hay cách đóng
gói hồ sơ thầu,... đều được thực hiện theo hướng dẫn từ phòng nghiệp vụ.
Phịng Tài chính – Kế tốn: thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước,
Tổng công ty, tham mưu giúp Giám đốc về công tác quản lý tài chính, quản lý ấn
chỉ,...
Phịng Hành chính – Tổng hợp: tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức
cán bộ và đào tạo, kế hoạch kinh doanh, hành chính quản trị, thi đua – khen thưởng,
thực hiện công tác sao lưu dữ liệu đảm bảo an tồn và bí mật,…
Ngồi ra cơng ty cịn có 2 sự trợ giúp trực tiếp từ:
Ban Công nghệ (thuộc Tổng công ty) đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin
của công ty hoạt động an toàn, bảo mật và hiệu quả
Trung tâm bồi thường ô tô của Tổng công ty ở Hà Nội
Bên cạnh đó, cơng ty có bộ máy hoạt động tinh giản, tiết kiệm lao động, mỗi
phòng ban chỉ sử dụng một số lượng lao động không nhiều song vẫn đem lại hiệu
quả công việc cao. Một ưu điểm nữa dễ nhận thấy là trình độ lao động khá cao, tỉ lệ
lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm đại đa số (76,92%), đặc biệt toàn bộ
cán bộ chủ chốt của cơng ty đều có trình độ trên đại học. Đây là lợi thế lớn bởi

nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên thành
công của công ty.

7


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động tại PTI Âu Lạc (2018) (Nguồn: Phịng Hành chính
– Tổng hợp)
Số lượng( người)

Chỉ tiêu
Tổng số lao động

Tỷ lệ (%)

52

100

Cán bộ quản lý

16

30,77

Nhân viên


36

69,23

Đại học và trên đại học

40

76,92

Cao đẳng, trung cấp

10

19,23

Sơ cấp, phổ thông

02

3,85

1. Phân cấp theo chức vụ

2. Trình độ lao động

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT
CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CƠNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN ÂU LẠC
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh (2016-2018)

PTI Âu Lạc là cơng ty thành viên nên chỉ được phép kinh doanh các nghiệp
vụ bảo hiểm gốc, việc tiến hành kinh doanh tái bảo hiểm và thực hiện các hoạt động
đầu tư khác sẽ không được thực hiện.
Các khoản phải chi hàng năm của cơng ty bao gồm: chi đề phịng và hạn chế
tổn thất, chi giám định, bồi thường, chi quản lý, chi hoa hồng,… trong đó chi bồi
thường ln chiếm tỉ trọng lớn nhất. Mặc dù các khoản phải chi mỗi năm rất nhiều
song trong thời gian hoạt động vừa qua công ty luôn thu được khoản lợi nhuận
không nhỏ. Kết quả kinh doanh của PTI Âu Lạc trong 3 năm qua được thể hiện qua
bảng sau:

8


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của PTI Âu Lạc (2016 – 2018) - Đơn vị: Tỷ
đồng
STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

1


Doanh thu

90,88

103,61

123,55

2

Chi phí

81,88

94,51

114,05

3

Lợi nhuận rịng

9,0

9,1

9,5

4


Thuế thu nhập DN

1,8

1,9

2,1

5

Lợi nhuận sau thuế

7,2

7,2

7,4

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm của
công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong 5 năm qua
tương đối tốt. Tăng trưởng về mặt doanh thu tuy khơng cao nhưng có sự ổn định, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 13,15% và vẫn cao hơn tốc độ tăng
trưởng bình qn tồn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2016-2018
(12,67%). Mặc dù chi phí hàng năm cũng tăng lên song điều đó hồn tồn phù hợp
với thực tế bởi khi số lượng hợp đồng bảo hiểm càng tăng thì xác suất xảy ra rủi ro
cũng càng lớn, đồng thời với đó là sự tăng lên của các chi phí khác như chi khai
thác, chi hoa hồng, chi đề phòng hạn chế tổn thất...Nhưng hoạt động kinh doanh vẫn
có lãi. Nhờ đó mà trong những năm qua, đời sống của cán bộ nhân viên đã được

tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6% mỗi năm. Có được kết
quả này là nhờ sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong
suốt thời gian qua.
2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI Âu
Lạc
2.2.1. Công tác khai thác
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên trong quy trình triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói
chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng. Nguyên tắc hoạt động
của bảo hiểm là quy luật “số đông bù số ít”. Chỉ khi số lượng xe đủ lớn tham gia bảo
hiểm thì mới hình thành được một quỹ tiền tệ tập trung chi trả cho chủ xe khi tai nạn
xảy ra và bù đắp các chi phí. Vì vậy khâu khai thác có ảnh hưởng quyết định đến
9


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của
cơng ty nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng.
2.2.1.1. Kênh phân phối
Công ty hiện sử dụng hai kênh khai thác chủ yếu là: khai thác trực tiếp và
khai thác gián tiếp qua đại lý. Trực tiếp ở đây có nghĩa là các cán bộ bảo hiểm của
cơng ty (văn phịng ở cơng ty hoặc văn phịng đại diện ở các quận Long Biên, Thanh
Xn, Hồng Mai,…) tìm nguồn, gặp gỡ và tiếp cận khách hàng. Kênh này có ưu
điểm là: các hợp đồng khai thác thường có giá trị lớn do mối quan hệ rộng của cán
bộ nhân viên bảo hiểm; tiết kiệm nhân sự. Hơn nữa, các cán bộ nhân viên là những
người được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm nên các hợp đồng
được thực hiện ln có độ tin cậy cao và ít xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, cán bộ

nhân viên khơng chỉ thực hiện cơng việc khai thác mà cịn phải đảm nhiệm các công
việc quản lý khác nên thời gian không nhiều và địa bàn hoạt động cũng hạn chế, hơn
nữa số lượng cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh cũng không nhiều (52 người) nên
không thể đảm nhận hết khối lượng công việc của hoạt động khai thác. Song song
với việc khai thác trực tiếp, chi nhánh cịn kết hợp cả kênh khai thác gián tiếp thơng
qua hệ thống đại lý giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy bán hàng nhanh chóng. Đồng
thời, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm đến với các sản phẩm của mình, tiết
kiệm được chi phí, giảm thời gian.
Hệ thống đại lý mà công ty đang sử dụng bao gồm các đại lý là cá nhân và
các đại lý là tổ chức như ngân hàng (VP Bank, Vietcombank,…); showroom ô tơ
(Toyota Mỹ Đình, Giải Phóng, Long Biên,…); các garage sửa chữa (garage Long
Vũ, Quang Đức, Nhật Việt,…). Hiện nay công ty có khoảng 159 đại lý. Các đại lý
này được đào tạo theo chương trình đào tạo đại lý do PTI Âu Lạc tổ chức và được
sát hạch dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. Tuy nhiên đa phần đại lý là những
người chuyển từ các ngành, lĩnh vực khác sang, trước đó họ chưa có kiến thức
chun mơn về bảo hiểm nên với thời gian đào tạo tương đối ngắn (40 giờ) chỉ có
thể đem lại cho họ cái nhìn tổng quan về bảo hiểm cũng như những kiến thức sơ
lược nhất. Điều đó dẫn đến một thực tế là trình độ chun mơn nghiệp vụ của một số
đại lý còn khá hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc và trong một số
trường hợp cịn gây mất lòng tin của khách hàng khi thực hiện tư vấn các nghiệp vụ
phức tạp. Tuy nhiên nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn thu hút nhiều đại lý tham gia
nhất bởi tính chất đơn giản và gần gũi đối với cuộc sống.
2.2.1.2. Quy trình khai thác
a/ Quy trình khai thác thơng thường
10


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp


Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thơng tin khách hàng
Khai thác viên (KTV) có trách nhiệm cung cấp thơng tin cho Chủ xe, tiếp
nhận thông tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi
thông tin theo mẫu.
Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe kê khai
đầy đủ mọi thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm (GYCBH) theo mẫu và cung cấp
các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, điều kiện bổ
sung...
Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ khơng có giá trị một
phần hoặc tồn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặc khơng khai báo các
chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm, đối tượng được yêu cầu
bảo hiểm. Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thơng tin từ Chủ xe.
Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro
Tất cả các thơng tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào mẫu
GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác khai thác bảo
hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫn Chủ xe ghi chép đầy đủ
chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và có thể
đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp.
Trong q trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phải kiểm tra xe
khi được yêu cầu bảo hiểm. KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết xe và ghi đầy đủ
thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơn bảo hiểm. KTV chịu trách
nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực, Lãnh đạo các Đơn vị khai thác chịu
trách nhiệm đơn đốc, kiểm tra q trình này. Các nội dung tiến hành kiểm tra xe bao
gồm:
- Chụp ảnh xe: chụp ít nhất 5 ảnh: mặt trước, mặt sau, 2 sườn xe và số khung
- Ảnh chụp phải thấy rõ biển số xe, số khung và các tổn thất phát sinh trước
khi tham gia bảo hiểm (nếu có)
- Ảnh chụp phải là ảnh nàu, đảm bảo rõ nét khi được phóng to tối thiểu là cỡ
A5

- Ảnh chụp dạng kỹ thuật số phải được bàn giao lại cho Trung tâm bồi
thường xe không muộn hơn 5 ngày kể từ ngày chụp ảnh (ảnh phải là ảnh gốc)

11


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

- Kiểm tra giấy tờ của xe, đối chiếu số khung/số máy trên giấy đăng ký với số
khung/số máy thực tế của xe
- Kiểm tra hiện trạng của xe: bên ngoài (các dấu vết trầy xước, hư hỏng, bẹp
vỡ), bên trong (nội thất, bảng đồng hồ, động cơ), tính năng hoạt động (khởi động,
vận hành xe,...)
Ngồi các thơng tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc
trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về doanh nghiệp bảo hiểm từng tham gia, tình hình
tổn thất năm trước đó. Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những điều kiện bổ sung
hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việc đánh giá
rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Các Đơn vị nên thường xuyên truy cập website
của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để xác định những xe quá niên hạn
cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giới nhằm phục vụ việc khai thác bảo hiểm.
Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo Phịng
khai thác, Lãnh đạo Đơn vị về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro, kiểm
tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng
được bảo hiểm.
Từ chối chào phí đối với các khách hàng: khơng có quyền lợi có thể được
bảo hiểm; kê khai khơng trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối
tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thơng tin thu được trong q trình kiểm
tra xe trực tiếp.

Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các thông
tin.
Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm
Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết hợp với
báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách hàng... sẽ tiến hành
tính tốn mức phí phù hợp cho Chủ xe.
Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các cơng ty khác thì cần giải
thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyền lợi của Chủ xe
như thế nào là tốt nhất.
Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảo hiểm lớn,
trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất với Lãnh đạo Phòng
khai thác, Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Cơng ty để có phương án đàm
phán theo quy trình trên phân cấp.
12


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ các bước.
Sơ đồ 2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường
TRÁCH NHIỆM

Tiếp thị, tìm kiếm,xử lý thơng
tin về khách hàng

Bước 1

Nhận thơng tin từ khách hàng, phân

tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro

Bước 2

KTV

KTV
Lãnh đạo Phịng

MƠ TẢ
CƠNG VIỆC

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

KTV
Xem xét
đề nghị

Lãnh đạo Phòng

I

Xử lý trên phân
cấp

BH
B
KTV
Lãnh đạo Phòng


KTV
Lãnh đạo Đơnvị

KTV
Cán bộ thống kê

KTV
Kế tốn viên

KTV

Bước 3

II

Đàm phán,
chào phí

C

Kết thúc
thơng báo
cho khách
hàng

Bước 4

A
Cấp GCNBH, ký kết HĐBH,
lập Phụ lục HĐBH


Bước 5

Theo dõi thu phí (đối với hợp đồng
thu phí nhiều kì), trả hoa hồng, tái
tục, giải quyết mới

Bước 6

Quản lý đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo
hiểm, báo cáo doanh thu

Bước 7

Chăm sóc khách hàng

Bước 8

13


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Bước 4: Đàm phán chào phí
Sau khi phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo Đơn vị duyệt, KTV tiến hành
chào bảo hiểm theo mẫu chào phí bảo hiểm.
Khi nhận được bản chào phí, Chủ xe sẽ có phản hồi, KTV tiến hành các bước
như sau:

Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, tiến hành theo bước A.
Nếu Chủ xe không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm hiện tại, KTV và Lãnh
đạo Đơn vị tiến hành thảo luận và đàm phán với Chủ xe để sửa đổi bản chào phí
theo bước B.
Sau khi tiến hành bước B mà bản chào phí vẫn khơng đáp ứng được u cầu
của Chủ xe, KTV, Lãnh đạo Đơn vị có thể thơng báo bằng văn bản từ chối nhận bảo
hiểm theo bước C.
Thời gian thực hiện: tùy thuộc vào việc đàm phán với Chủ xe.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, ký kết Hợp đồng bảo hiểm, lập Phụ
lục HĐBH
Sau khi hoàn tất quá trình đàm phán, KTV tiến hành cấp GCNBH.
Ký kết Hợp đồng bảo hiểm: Khi Chủ xe yêu cầu ký kết HĐBH, KTV lập
HĐBH theo biểu mẫu để trình ký Lãnh đạo Đơn vị.
Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ, sửa đổi nội dung HĐBH, KTV lập Phụ lục
HĐBH theo biểu mẫu.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 6: Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới
KTV vào sổ phát sinh, lập bảng kê và chuyển 01 bản Phòng kế tốn, 01 bản
lưu tại Phịng nghiệp vụ trong hồ sơ khai thác.
Sau khi gửi thơng báo thu phí cho khách hàng, KTV và cán bộ thống kê phối
hợp cùng kế tốn viên của phịng kế tốn theo dõi đơn đốc nộp phí của Chủ xe.
Sau khi thu phí, tiến hành cấp hóa đơn tài chính để thuận lợi cho việc kiểm
tra nộp thuế, trả hoa hồng cho đại lý.
Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian GCNBH, HĐBH có hiệu lực.
Bước 7: Quản lý Hồ sơ khai thác, báo cáo nghiệp vụ
14


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà


SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Quản lý đơn bảo hiểm: các Hồ sơ khai thác này được lấy theo số Bảng kê thu
phí bảo hiểm. Số bảng kê được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục
theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm.
Lưu trữ: - 01 bộ tại Phòng Nghiệp vụ (gồm cả hồ sơ trên phân cấp)
- 01 bộ tại Phịng Tài chính Kế tốn của Đơn vị để theo dõi công nợ
Quản lý Hợp đồng bảo hiểm: Số HĐBH được đánh mã theo quy định, số
nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm và được ghi trong
sổ phát sinh số HĐBH.
Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ hoặc thay đổi nội dung HĐBH (có Giấy u
cầu hoặc Cơng văn kèm theo), Đơn vị khai thác phải ký Phụ lục HĐBH. Trường hợp
thay đổi nội dung HĐBH có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, trên Phụ lục HĐBH Đơn
vị khai thác phải tính thêm phí, thay đổi phải được chỉnh sửa đồng thời trên
GCNBH. Phụ lục HĐBH được đánh mã theo quy định, đính kèm HĐBH, bổ sung
vào Hồ sơ khai thác (bao gồm lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ và Phịng Kế tốn Đơn
vị).
Bước 8: Chăm sóc khách hàng
Trong q trình thực hiện nghiệp vụ, KTV phải thường xuyên quan tâm tìm
hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến của Chủ xe để có thể đáp ứng một cách nhanh
chóng, kịp thời.
Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian đơn GCNBH, HĐBH có hiệu lực
b/ Quy trình khai thác trên phân cấp
Các HĐBH của nghiệp vụ Xe cơ giới đều phải trình Ban Giám đốc ký. Và
trên Tổng cơng ty có phân cấp cho PTI Âu Lạc được phép chấp nhận bảo hiểm cho
1 HĐBH mà phí bảo hiểm ≤ 3 tỷ đồng. Khi đại lý hay cán bộ công ty muốn cấp đơn
có phí bảo hiểm lớn hơn 3 tỷ đồng thì cần phải thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Nhận thông tin từ đơn vị cơ sở
Trưởng phịng khai thác gửi bản chào phí cho phịng Xe cơ giới của công ty
(bản cứng hoặc bản mềm).


15


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Sơ đồ 2.2. Quy trình xử lý khai thác trên phân cấp

Gửi bản chào phí

Bước 1

Phịng Xe cơ giới của cơng ty

Bước 2
Không
chấp
nhận

Ban Giám
đốc

Bước 3
Ban Xe cơ giới của Tổng công ty

Chấp nhận bảo
hiểm


Bước 4

II

Bước 2: Xem xét đề xuất
Phòng xe cơ giới phải có trách nhiệm xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất
của Đơn vị để đưa ra ý kiến, nếu chưa đủ cơ sở quyết định thì có thể yêu cầu Đơn vị
thu thập thêm thông tin, hoặc lấy thơng tin từ bên ngồi. Nếu các u cầu nằm trong
thẩm quyền của phịng, lãnh đạo phịng có quyền quyết định và đề xuất trình Ban
Giám đốc xét duyệt.
16


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Trong quá trình xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của Đơn vị nếu thấy
không hợp lý hoặc thiếu các thơng tin lãnh đạo phịng Xe cơ giới có thể tiến hành
thông báo “Không chấp nhận” và yêu cầu 1 bản chào phí mới.
Thời gian thực hiện: trong vịng ½ ngày
Bước 3: Ban Giám đốc xét duyệt
Bản chào phí sau khi được phịng Xe cơ giới chấp nhận, thì sẽ được chuyển
cho Ban Giám đốc xét duyệt (có thể gửi cho Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ,
hoặc Phó Giám đốc phụ trách phòng hoặc Giám đốc)
Thời gian thực hiện: ½ ngày
Bước 4: Ban Xe cơ giới Tổng công ty xét duyệt
Quyết định của Ban Xe cơ giới Tổng công ty là sẽ quyết định cuối cùng. Nếu
“chấp nhận bảo hiểm” thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo (II) như trong Sơ đồ 2.1.
Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thơng thường. Nếu “khơng chấp nhận” thì

lặp lại q trình xét duyệt.
Thời gian thực hiện: ½ ngày
Lưu ý: Phòng Xe cơ giới khi khai thác trên phân cấp thì cũng thực hiện quá
trình xét duyệt như Sơ đồ 2.2
2.2.1.3. Kết quả khai thác
a/ Số lượng xe tham gia bảo hiểm
Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm nói chung đang ở hiện trạng là “lỗ” nghiệp vụ. Nếu xét trong một năm tài
chính nào đó thì chưa chắc đã lỗ, nhưng nếu xét trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm thì
có thể thấy ngay tình trạng “lỗ” nghiệp vụ. Bởi vì cuộc chiến giảm phí để chiếm thị
phần, để thu hút khách hàng vẫn diễn ra rất quyết liệt. Nhưng PTI Âu Lạc đang dần
có hướng đi mới, việc giảm phí cho khách hàng được Ban Giám đốc quản lý chặt
chẽ. Rõ ràng, mục tiêu số một của công ty bây giờ không phải là số lượng hợp đồng
mà là chất lượng hợp đồng, là hiệu quả kinh doanh. Do đó, việc mất khách hàng là
khơng thể tránh khỏi dù cho cơng ty có lâu đời, có uy tín trên thị trường đi chăng
nữa, vì phần đơng khách hàng Việt Nam có sự nhạy cảm về phí bảo hiểm.

17


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Bảng 2.2. Số xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI Âu Lạc
Chỉ tiêu

2016

2017


2018

1. Tổng số xe cơ giới đã qua đăng kiểm (xe)

38.539.062

41.433.681

44.483.461

Ơ tơ

1.520.586

1.631.105

1.781.105

Xe máy

37.018.476

39.802.576

42.702.356

2. Tốc độ tăng tổng số xe qua đăng kiểm so
với năm liền trước (%)


9,07

7,51

7,36

Ơ tơ

6,48

7,26

9,20

Xe máy

9,18

7,52

7,29

3. Số xe tham gia BHVCXCG tại PTI Âu Lạc
(xe)

1.831

2.029

2.151


Ơ tơ

1.817

2.015

2.136

Xe máy

14

14

15

4. Tốc độ tăng số xe tham gia BHVCXCG tại
PTI Âu Lạc so với năm liền trước (%)

-12,35

10,81

6,01

Ơ tơ

-12,69


10,90

6,00

Xe máy

75,00

0,00

7,14

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam và
các Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm của PTI Âu Lạc (2016-2018)
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy giai đoạn 2016-2018, có sự tăng nhẹ về số
lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất: 148 xe, tương đương tăng 7,4% so với năm
2010. Nhưng có 2 năm 2016 và 2017 bị giảm số xe tham gia bảo hiểm. Chủ yếu là
do khách hàng là tổ chức không tái tục, vì có đơn vị khác chào phí hấp dẫn hơn.
Trong khi đó, lượng xe cơ giới vẫn tăng đều qua hằng năm, đặc biệt là số lượng xe
máy. Nhưng kết quả khai thác thì thật đáng buồn, năm 2010 có 6 chủ xe tự nguyện
tham gia và đến năm 2018 thì tăng lên là 15 chủ xe trên tổng số 42.702.356 xe có
thể tham gia bảo hiểm. Cịn 1 điều dặc biệt nữa, đó là tất cả những người đến công
18


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

ty để mua bảo hiểm vật chất xe máy đều là người nước ngoài. Bảo hiểm vật chất xe

máy dường như vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam, và sẽ phải mất nhiều năm nữa, mới
có thể thay đổi được điều này.
b/ Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng xe tham gia bảo hiểm, trong giai
đoạn 2016-2018, cơng ty cịn đạt được sự tăng trưởng về mặt doanh thu. Đây có thể
coi là bước khởi đầu thuận lợi cho hướng đi mới của công ty. Tuy tốc độ tăng trưởng
doanh thu phí bảo hiểm bình qn giai đoạn 2016-2018 là 1,7% nhưng doanh thu
phí bảo hiểm bình qn 1 xe vẫn chỉ quanh quẩn ở mức 7trđ/1xe. Đây là một mức
khá thấp, thấp hơn mức trung bình của tồn Tổng cơng ty (7,8trđ/1xe). Vì các xe
tham gia bảo hiểm ở PTI Âu Lạc có giá trị khơng cao, đại đa số nằm trong khoảng
500-900 triệu đồng. Thứ nữa là có ít điều khoản bổ sung được thêm vào trong hợp
đồng, những điều khoản được thêm vào thì phụ phí lại nhỏ như Bảo hiểm thiệt hại
động cơ do hiện tượng thủy kích, Bảo hiểm mới thay cũ, tổng phụ phí của 2 điều
khoản này trong khoảng 0,05-0,3%. 1 điều khoản bổ sung nữa mà khách hàng hay
tham gia vì sự tiện lợi của nó là Bảo hiểm lựa chọn cơ sở sửa chữa. Điều khoản Bảo
hiểm thuê xe trong thời gian sửa chữa, dù phí rất rẻ chỉ 545.454 đồng/xe áp dụng với
mọi loại xe nhưng cũng không nhiều chủ xe tham gia vì cho rằng là khơng cần thiết,
xác suất xe hư hỏng nặng, mất nhiều ngày, nhiều tuần sửa chữa là rất thấp,…Sự biến
động về doanh thu cũng như về độ lớn hợp đồng ở năm 2016 và 2017 là không đáng
kể.

19


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Bảng 2.3. Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PTI Âu Lạc
Chỉ tiêu


2016

2017

2018

1. Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe (trđ)

12.271

14.511

14.953

Ơ tơ

12.265,3

14.505,2

14.946,9

Xe máy

5,7

5,8

6,1


-16,95

18,25

3,05

Ơ tơ

-16,98

18,26

3,05

Xe máy

137,50

1,75

5,17

6,70

7,15

6,95

Ơ tơ


6,75

7,20

7,00

Xe máy

0,41

0,41

0,41

6.922

11.232

10.455

Ơ tơ

6.430

10.744

9.945

Xe máy


492

488

510

-29,45

62,27

-6,92

Ơ tơ

-30,94

67,09

-7,44

Xe máy

-1,80

-0,81

4,51

2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí vật

chất xe so với năm liền trước (%)

3. Doanh thu phí bảo hiểm bình qn 1 xe
(trđ/xe)

4. Doanh thu phí bảo hiểm TNDS (trđ)

5. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí TNDS
so với năm liền trước (%)

Nguồn: Tổng hợp và tính tốn từ các Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
năm của PTI Âu Lạc (2016-2018)
Ngoài ra, ta có thể thấy đóng góp từ phí bảo hiểm vật chất xe máy là không
đáng kể, chỉ chiếm 0,04% trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Nhưng vẫn có tín
hiệu tích cực là tổng doanh thu tăng từ 2,4trđ lên 6,1trđ và độ lớn bình quân 1 hợp
đồng cũng tăng nhẹ từ 0,40trđ/xe lên 0,41trđ/xe. Phải chăng 400 nghìn đồng là một
khoản tiền “quá lớn” để người dân có thể bỏ ra mua bảo hiểm cho chiếc xe máy của
mình? Thị trường bảo hiểm xe máy vẫn là một thị trường vô cùng tiềm năng. Vấn đề
là ở nhận thức của người dân về bảo hiểm chưa được tốt và quan trọng hơn các
doanh nghiệp bảo hiểm chưa thực sự tạo được niềm tin cho khách hàng.
20


GVHD: TS. Đồn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Nhìn vào bảng 2.3, ta cịn nhận thấy, nhóm bảo hiểm vật chất xe có sự tăng
trưởng ổn định hơn so với nhóm trách nhiệm dân sự (TNDS). Năm 2016, doanh thu
nhóm VCXCG chỉ giảm gần 17%, nhưng nhóm TNDS giảm tới gần 30%. Đến năm

2017 lại tăng mạnh rồi năm 2018 lại giảm nhẹ. TNDS bao gồm cả bảo hiểm TNDS
bắt buộc do Bộ Tài chính quy định và bảo hiểm tự nguyện TNDS chủ xe cơ giới đối
với phần vượt quá mức trách nhiệm bắt buộc của Bộ Tài chính: bảo hiểm tai nạn lái,
phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
vận chuyển trên xe. Đến ngay cả sản phẩm TNDS bắt buộc, theo ông Phùng Đắc
Lộc (Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) thì mới chỉ có khoảng 90% chủ xe
ơ tơ và khoảng 38% chủ xe máy là có mua, tổng cộng có hơn 40% chủ xe cơ giới
chấp hành đúng quy định pháp luật. Như vậy, có thể thấy nhận thức của người dân
về bảo hiểm vẫn còn nhiều hạn chế. Việc thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm
một cách tự nguyện là vơ cùng khó khăn.
Nhìn chung, khách hàng của PTI Âu Lạc đa số là khách hàng tổ chức có số
lượng xe lớn, trung bình là trên 20 xe với mỗi một khách hàng. Các khách hàng cá
nhân, hầu hết là từ các mối quan hệ quen biết, rồi giới thiệu thêm khách hàng mới.
Giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ 53% khách hàng là tổ chức và 47% khách hàng là cá
nhân duy trì khá ổn định. Chỉ có năm 2016, do bị mất 2 khách hàng tổ chức, mà mỗi
khách hàng có số lượng đầu xe là trên 40 xe, nên tỷ lệ này là 50% và 50%.
Bảng 2.4. Cơ cấu doanh thu bảo hiểm vật chất xe phân theo đối tượng khách
hàng
2016

2017

2018

Chỉ tiêu

Phí BH
(trđ)

Tỷ lệ

(%)

Phí BH
(trđ)

Tỷ lệ
(%)

Phí BH
(trđ)

Tỷ lệ
(%)

KH cá nhân

6.135

50

6.820

47

7.177

48

KH tổ chức


6.136

50

7.691

53

7.776

52

Nguồn: Phịng Xe cơ giới của cơng ty
2.2.2. Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất
Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất có vai trị quan trọng trong quy trình
khai thác, nó ảnh hưởng tới trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ sẽ
giảm từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả.
Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cơng ty. Ngồi những lợi ích về kinh tế
cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất cũng mang ý nghĩa xã hội lớn. Tổn thất không

21


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

xảy ra và kiểm soát được tổn thất cũng tạo niềm tin cho khách hàng với doanh
nghiệp bảo hiểm và góp phần đảm bảo an tồn xã hội.

Hằng năm, cơng ty vẫn trích một khoản tiền từ doanh thu phí bảo hiểm vật
chất xe cơ giới (trung bình khoảng 2,8%) để thực hiện cơng tác đề phịng và hạn chế
tổn thất. Nhìn chung, khoản chi này có xu hướng tăng, và tăng khơng đáng kể. Điều
đó cho thấy PTI Âu Lạc đang quan tâm và chú trọng hơn tới việc đề phòng hạn chế
tổn thất do tình hình tai nạn giao thơng diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn có giảm
nhưng mức độ nghiêm trọng khơng hề giảm. Có thể thấy 2,8% là một tỷ lệ thấp so
với mức bình quân tồn Tổng cơng ty (3,3%) cũng như thấp hơn so với nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm khác. Với doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới khá cao nên
dù tỷ lệ thấp thì cơng ty vẫn có khoản chi khơng nhỏ để đề phịng, hạn chế tổn thất.
Bảng 2.5. Chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe tại
PTI Âu Lạc (2016-2018)
Chỉ tiêu

2016

2017

2018

Chi đề phịng hạn chế tổn thất (trđ)

331,317

449,841

433,637

Doanh thu phí bảo hiểm (trđ)

12.271


14.511

14.953

Tỷ trọng chi đề phòng hạn chế tổn
thất/doanh thu (%)

2,7

3,1

2,9

Nguồn: Phịng Xe cơ giới của cơng ty
Các biện pháp đề phòng tổn thất (nhằm hạn chế các vụ tai nạn xảy ra) mà
PTI Âu Lạc đang áp dụng như:
Phối hợp với cơng an và sở giao thơng cơng chính Hà nội nhằm tăng cường
hệ thống biển báo giao thông, đèn tín hiệu, sắp xếp hệ thống giao thơng trên địa bàn.
Hỗ trợ kinh phí tổ chức thi và cấp chứng chỉ lái xe, tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về luật lệ an tồn giao thơng nhằm nâng cao ý thức đối với người dân khi tham
gia giao thông.
Tư vấn cho chủ xe về việc phòng ngừa rủi ro như lựa chọn người lái xe có
trình độ, am hiểu luật lệ giao thơng và có tư cách tốt, tránh tình trạng lái xe có trình
độ nhưng lại cẩu thả, hay say xỉn,...
Các biện pháp hạn chế tổn thất (nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có rủi ro xảy
ra) mà PTI Âu Lạc đang áp dụng:
Cung cấp cho các chủ xe (lái xe) bình cứu hoả đặc biệt là các chủ xe tham gia
bảo hiểm với số lượng lớn hoặc tham gia liên tục trong thời gian dài.
22



GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Tham gia xây dựng các tường chắn phòng vệ ở các đường cua thường xảy ra
tai nạn, các đường lánh nạn trên các đèo nguy hiểm như đèo Cù Mông, đèo Hải
Vân...
2.2.3. Công tác giám định
Giám định là một khâu trong nghiệp vụ bảo hiểm, đây là cơ sở của công tác
bồi thường, và là 1 bước trong quy trình bồi thường. Việc bồi thường có đầy đủ kịp
thời và chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả giám định. Việc giám định
là nhằm xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất, từ đó xem xét
tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay khơng. Công tác giám định bồi thường tổn
thất nếu được thực hiện tốt, nhanh chóng chính xác sẽ đảm bảo quyền lợi cho khách
hàng, nâng cao uy tín cơng ty ngồi ra còn hạn chế trục lợi bảo hiểm, đảm bảo kết
quả kinh doanh.
Tổng cơng ty có 2 trung tâm bồi thường xe cơ giới, và tất cả các yêu cầu bồi
thường đều được chuyển cho 2 trung tâm này xử lý. Các vấn đề liên quan tới giám
định và bồi thường vật chất xe cơ giới của PTI Âu Lạc đều do Trung tâm bồi thường
ở Hà Nội phụ trách.
Trong trường hợp chủ xe không thống nhất với kết quả giám định của cơng ty
thì hai bên sẽ th giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp, độc lập thực hiện giám
định. Nếu kết luận của giám định viên này phù hợp với kết quả giám định của cơng
ty thì chủ xe phải chịu tồn bộ chi phí th giám định viên và ngược lại PTI sẽ chịu
tồn bộ chi phí thuê giám định viên.
2.2.3.1. Các bước giám định
Ngay khi nhận được thông báo tai nạn, hướng dẫn chủ xe/lái xe bảo vệ, giữ
nguyên hiện trường (trừ trường hợp bất khả kháng), liên hệ cơ quan CSGT đến xử lý

vụ tai nạn theo quy định của pháp luật, đồng thời PTI cũng cử cán bộ/Yêu cầu công
ty giám định đến hiện trường phối hợp giám định, thu thập hồ sơ tai nạn.
Chỉ khi tai nạn khơng liên quan đến TNDS/khơng có tổn thất về người/giá trị
thiệt hại không lớn, PTI sẽ thực hiện cơng tác giám định mà khơng có sự tham gia
của CSGT.
Biên bản giám định khơng có CSGT tham gia, phải đầy đủ Sơ đồ hiện
trường, hình ảnh tai nạn (ghi chú chi tiết hạng mục tổn thất, ngày giờ chụp, người
chụp), lời khai của lái xe, nhân chứng. Biên bản giám định sơ bộ tại hiện trường tai
nạn và đánh giá mức độ tổn thất phải có sự tham gia của chủ xe hay người được ủy
quyền hợp lệ (ký xác nhận vào biên bản).
Biên bản giám định phải có kết luận về nguyên nhân tai nạn, lỗi các bên, hậu
quả và phương án khắc phục.
23


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp

Xác định giá trị thiệt hại phải căn cứ vào tình trạng hư hỏng của tài sản và
tham khảo giá cả thị trường tốt nhất theo phương án khắc phục đã đưa ra.
Đối với những tổn thất tài sản không quá 50.000.000 đồng phải có ít nhất 02
báo giá để tham khảo
Những tổn thất trên 50.000.000 đồng, các Công ty thành viên phải tổ chức
đấu thầu giá sửa chữa để chọn giá phù hợp nhất
Khi số tiền dự toán bồi thường vượt trên phân cấp giải quyết, Trung tâm bồi
thường phải thông báo ngay về Tổng công ty để Tổng công ty có hướng dẫn thực
hiện.
+ Sau khi Tổng cơng ty có văn bản hướng dẫn về Hệ thống garage sửa chữa ô
tô đã có hợp đồng về thỏa thuận cung cấp dịch vụ với PTI thì Trung tâm bồi thường

căn cứ dự toán sửa chữa của Hệ thống này làm cơ sở định giá tổn thất.
+ Các trường hợp tổn thất nặng do cháy, bể lốp, hay các trường hợp có dấu
hiệu quy cho khơng đủ điều kiện an tồn giao thông (về hệ thống lái, phanh,…),
Trung tâm bồi thường phải cho mời Cơ quan giám định hình sự/cơ quan chun
mơn khác tiến hành giám định để kết luận nguyên nhân tổn thất.
Mức khấu hao phụ tùng thay thế được tuân thủ theo hướng dẫn của PTI. Các
trường hợp phân chia lỗi khi Biên bản của CSGT không phân định rõ, áp dụng tập
qn thơng thường như sau:
Lỗi chính, phụ: áp dụng tỷ lệ 80/20 hoặc 70/30
Lỗi hỗn hợp: áp dụng tỷ lệ 50/50 hoặc 60/40
Lỗi hoàn toàn: áp dụng tỷ lệ 100%
Lỗi một phần: áp dụng tỷ lệ 10/90
2.2.3.2. Tình hình thực hiện cơng tác giám định
Mặc dù PTI Âu Lạc không trực tiếp thực hiện công tác giám định, bồi thường
nhưng vẫn có sự đóng góp tích cực giúp công tác giám định, bồi thường đạt hiệu quả
tốt. Khi xảy ra tai nạn, chủ xe/lái xe thường gọi cho người đã bán bảo hiểm cho
mình, chứ ít khi gọi theo số hotline.
Theo thống kê của Trung tâm bồi thường xe ô tô ở Hà Nội, giai đoạn 20162018, mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận khoảng 1.400-1.700 thông báo tổn thất từ phía
PTI Âu Lạc. Một con số khá lớn so với số xe chỉ khoảng 2000 chiếc tham gia bảo
hiểm vật chất tại đây. Số vụ tai nạn tăng đều qua các năm từ 1.420 vụ năm 2010 lên
1.722 vụ năm 2018. Nhưng cần lưu ý rằng, số liệu từ Ủy ban An tồn giao thơng
Quốc gia là số vụ tai nạn xảy ra có thơng báo cho CSGT, cịn những va quệt nhỏ,
những tổn thất nhỏ (móp thân vỏ, xước sơn, vỡ gương, vỡ đèn,…) không cần đến sự
24


GVHD: TS. Đoàn Thị Thu Hà

SVTH: Trần Ngọc Hiệp


can thiệp của CSGT thì rất nhiều như bị như xe khác đâm vào nhưng xe đó lại
“chuồn” mất, lùi xe/lái xe khơng may đâm vào vật gì đó, đậu xe dưới cây bị cành
cây rơi,…Do chủ yếu là những vụ tổn thất nhỏ nên số vụ giám định còn tồn đọng rất
ít chỉ chiếm dưới 0,5%, các vụ này thường rơi vào những ngày cuối cùng trong năm,
thời gian di chuyển tới địa điểm tai nạn mất nhiều ngày, giá trị thiệt hại lớn cần
nhiều thời gian để giám định hơn, hay khách hàng yêu cầu giám định lại bởi một tổ
chức giám định độc lập,…
Bảng 2.6. Kết quả giám định thiệt hại vật chất xe tại PTI Âu Lạc
Chỉ tiêu

2016

2017

2018

1. Số vụ tai nạn trong năm (vụ)

1.550

1.681

1.722

4

6

4


3. Tổng số vụ cần giám định (3=2+1) (vụ)

1.554

1.687

1.726

4. Số vụ đã giám định (vụ)

1.548

1.638

1.722

6

4

4

0,39

0,24

0,23

2. Số vụ giám định từ năm trước chuyển sang (vụ)


5. Số vụ giám định còn tồn đọng (vụ)
6. Tỷ lệ số vụ giám định còn tồn đọng (6=5/3) (%)

Nguồn: Thống kê của Trung tâm bồi thường xe ô tô ở Hà Nội (2016-2018)
Những vụ tai nạn mà tổn thất nhỏ (≤ 10 triệu) thì thời gian giám định thường
chỉ vài tiếng, hoặc lâu hơn nhưng sẽ ít hơn 24 tiếng. Cịn trường hợp giá trị thiệt hại
lớn, hoặc có nhiều điểm nghi vấn thì thời gian giám định sẽ mất khoảng 2-3 ngày.
Và khoảng 94% các vụ tai nạn xảy ra ở trong phạm vi thành phố.
2.2.4. Công tác bồi thường
2.2.4.1. Quy trình bồi thường
Như đã trình bày ở trên, khi xảy ra tai nạn, chủ xe/lái xe thường gọi cho
người đã bán bảo hiểm cho mình. Do đó cán bộ nhân viên của công ty cũng được
đào tạo về quy trình bồi thường. Thứ nhất, để có thể hướng dẫn khách hàng thực
hiện một số bước rất quan trọng như gọi cứu thương, hoặc đưa người bị thương đi
cấp cứu (nếu có), thơng báo cho CSGT, cơng an khu vực tới hiện trường,…cũng
như ghi chép lại những thông tin ban đầu về vụ tai nạn, rồi sau đó chuyển ngay về
cho Trung tâm bồi thường xe. Đây có thể là manh mối, hoặc bằng chứng quan trọng
cho thấy dấu hiệu trục lợi từ phía khách hàng. Thứ hai, trong thời gian chờ đợi, giúp
giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của khách hàng.

25


×