Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận đàm phán trong KD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.28 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------------

BÙI THỊ NGỌC OANH

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:

ĐÀN PHÁN VÀ QUẢN LÝ XUNG ĐỘT
ĐỀ TÀI: ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH

Nghệ An, 10/ 2021

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH

Người hướng dẫn : HỒ THỊ DIỆU ÁNH
Học viên thực hiện: BÙI THỊ NGỌC OANH
Lớp/Địa điểm: LỚP 2, K28, THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

MÉu 3 : Môc lôc

Nghệ An, 10/ 2021


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn chủ đề nghiên cứu
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ
hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh, đồng thời cũng phải đương đầu với
khơng ít nguy cơ, thách thức. Một trong những điểm then chốt đưa đến thành
công cho mỗi nhà kinh doanh, mỗi doanh nghiệp là phải giỏi giao dịch, đàm
phán. Đàm phán là một dạng giao tiếp đặc biệt, một trong những hoạt động cơ
bản của con người, luôn hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi. Đây là một hoạt động
diễn ra rất thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống của con người cũng như
trong hoạt động kinh doanh. Bất kỳ một dự án kinh doanh hấp dẫn nào, bất kỳ
một cơ hội kinh doanh đầy triển vọng nào cũng phải trải qua những cuộc thương
lượng, đàm phán giữa các bên để biến thành hiện thực.
Chính vì tầm quan trọng đó, tôi lựa chủ đề “Đàm phán trong kinh doanh”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung đàm phán trong kinh doanh, các cơ sở lý
luận, thực trạng các nội dung đàm phán trong kinh doanh ở Việt Nam hiện nay,
từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đàm phán.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đàm phán và đàm phán trong kinh
doanh; Tìm hiểu các nội dung của đàm phám trong kinh doanh.
- Thực trạng nội dung đàm phán trong kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả nội dung đàm phán kinh doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung đàm phán trong kinh doanh ở
Việt Nam.

1


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu các nội dung đàm phán trong kinh doanh; Thực
trang và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán trong kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam.
- Về thời gian: Nội dung đàm phán trong kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam thời gian gần đây.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÀM PHÁN VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm đàm phán và đàm phán trong kinh doanh
- Theo Joseph Burnes (1993): Đàm phán là một cuộc thảo luận giữa hai
hay nhiều người để đi đến một mục đích chung là đạt được thỏa thuận về những
vấn đề ngăn cách các bên mà khơng bên nào có đủ sức mạnh, hoặc có sức mạnh
nhưng khơng muốn sử dụng, để giải quyết những vấn đề ngăn cách ấy.
- Theo Roger Fisher và William Ury (Hoa Kỳ): “Đàm phán là phương tiện
cơ bản để đạt được điều chúng ta mong muốn từ người khác. Đó là sự trao đổi ý
kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận trong khi bạn và phía bên kia có một số
lợi ích chung và một số lợi ích đối kháng.”
Như vậy: Đàm phán chính là quá trình giao tiếp giữa các bên thơng qua
trao đổi thơng tin và thuyết phục nhằm đạt được những thỏa thuận về những vấn
đề khác biệt trong khi giữa họ có những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyền
lợi đối kháng.
1.1.2. Khái niệm đàm phán trong kinh doanh

Đàm phán trong kinh doanh là quá trình hai hoặc nhiều bên có những lợi
ích chung và lợi ích xung đột, cùng nhau tìm ra (trao đổi, thảo luận) và thống
nhất các giải pháp để giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các
bên kinh doanh.
1.2. NỘI DUNG ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH

2


1.2.1. Tên và chủng loại hàng hóa giao dịch mua bán
- Tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán; các điều
kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói ... hàng hóa do các
bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Nội dụng phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: Tên hàng, tên và địa
chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa:
+ Tên hàng được ghi kèm với địa danh sản xuất ra hàng đó. Phương pháp
này được dùng trong mua bán những hàng thổ sản, đặc sản (ví dụ: lụa Hà Đông,
nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre, …);
+ Tên hàng được ghi kèm với tên nhà sản xuất ra hàng hố đó. Phương
pháp này được dùng nhiều trong mua bán những sản phẩm nổi tiếng của một
nhà sản xuất nhất định (ví dụ: Khi đàm phán mua bán điện thoại cần diễn đạt cụ
thể: điện thoại Nokia Lumina 630, điện thoại Samsung Galaxy S5 …);
Bên cạnh đó tùy theo từng loại hàng hóa mà có những nội dung cụ thể như:
Hạn sử dụng, thành phần định lượng, thơng số kỹ thuật, thơng tin hệ số an tồn ..
1.2.2. Giao dịch về chất lượng hàng hóa mua bán
. Trong nhiều trường hợp phải dùng máy móc,thiết bị hiện đại mới xác định
được chất lượng và phẩm cấp hàng hóa. Khi tiếnhành đàm phán cần thỏa thuận
cụ thể phẩm chất, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước,màu sắc, mùi vị, độ ẩm, tạp
chất… Tùy từng loại hàng hóa mà hai bên có thể thỏa thuận các điều kiện phẩm
chất, quy cách phù hợp.

Sau khi kiểm tra, bên mua phải thông báo về tình trạng hàng hóa, về các
khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua biết.
1.2.3. Giao dịch về số lượng hàng hóa mua bán
Đây là điều khoản bao gồm các vấn đề đơn vị tính số lượng hoặc trọng
lượng của hàng hóa, dịch vụ, độ đồng đều của sảnphẩm, phương pháp quy định
số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
- Trong trường hợp bàn giao số lượng ít hơn, bên mua có quyền chấp nhận
số lượng ít hơn đó, hoặc u cầu bàn giao nốt phần cịn lại (Có thể kèm theo địi
3


bồi thường thiệt hại), hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng (Có thể kèm theo địi bồi
thường thiệt hại).
- Trong trường hợp bên bán giao hợp đồng với số lượng nhiều hơn số lượng
đã thỏa thuận trọng hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa
giao thừa, bên bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan.
1.2.4. Bao bì
Trong điều khoản về bao bì, các bên thường phải thỏa thuận với nhau
những vấn đề về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì và giá
cả bao bì.
- Quy định về chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức vận
chuyển nào đó, ví dụ: bao bì thích hợp với vận chuyển đường bộ, đường
biển,đường hàng khơng, đường sắt…
- Phương thức cung cấp bao bì được thực hiện bằng một trong ba cách dưới
đây, tuỳ theo sự thoả thuận của các bên giao dịch: Bên bán yêu cầu bên mua gửi
bao bì đến trước để đóng gói, sau đó mới giao hàng; bên bán ứng trước bao bì để
đóng gói hàng hố, nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì. Bên
bán cung cấp bao bì đồng thời với việc giao hàng cho bên mua. Đây là phương
thức thông thường nhất, phổ biến nhất.
- Giá cả bao bì, cần phải thỏa thuận rõ giá cả bao bì bên nào chịu, chi phí cụ thể.

- Hàng hóa phải bảo đảm khơng có các khuyết tật có thể nhìn thấy được
khi bàn giao (khuyết tật bên ngồi) và cả những khuyết tật khơng thể nhìn thấy
ngay được mà chỉ có thể phát hiện trong q trình sử dụng (khuyết tật ẩn dấu
bên trong).
1.2.5. Giao dịch về giá cả hàng hóa
- Phương pháp định giá: Vì thời điểm ký kết và thời gian thực hiện hợp
đồng là khác nhau cho nên các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận các
phương pháp định giá sao cho thích hợp.
+ Giá cả cố định: Giá hàng hóa được quy định khi hai bên ký kết hợp đồng
mà khơng có sửa đổi.
4


+ Giá quy định: Xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Giá linh hoạt: là giá có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
+ Giá di động: Là mức giá được quy định ban đầu, sau đó tính tốn lại
trong khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá ban đầu.
1.2.6. Giao dịch về thời gian và địa điểm giao hàng
Nội dung đàm phàn về thời gian và địa điểm giao hàng bao gồm: Đàm phán
về ngày, giờ giao hàng, chậm giao và hệ quả của việc chậm giao hàng ...:
- Thời hạn giao nhận: Khi đàm phán về nội dung này cần nói rõ thời gian
giao nhận cụ thể (chia theo đợt, ngày, tháng, q…). Nếu các bên giao dịch
khơng có thỏa thuận gì khác, thời hạn này cũng là lúc di chuyển những rủi ro và
tổn thất về hàng hóa từ người bán sang người mua. Đối với các hợp đồng thương
mại thời gian giao hàng ít khi được quy định vào một ngày nhất định mà thường
được quy định trong một khoảng thời gian nào đó.
- Địa điểm giao nhận hàng hóa: Cần thỏa thuận cụ thể địa chỉ nơi giao
nhận, phải đảm bảo nguyên tác phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận
chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện vận chuyển. Cần quy định chặt chẽ cơ
sở giao hàng để tránh những trục trặc trong quá trình giao hàng và khơng tốn chi

phí, mất mát.
- Phương thức giao nhận: Khi đàm phán kinh doanh, hợp đồng cần nêu rõ ai
là người vận chuyển, phương thức và phương tiện vận chuyển là gì? Gắn liền
với chi phí vận chuyển là các chi phí bốc dỡ, bến bãi, lưu kho, vận chuyển đến
đâu (cửa kho hay cổng công ty, thời gian bốc dỡ bao lâu, thời gian vận
chuyển…).
Giao nhận hàng hóa phải qua cân, đo, đong, đếm, khi cần thiết phải kiểm
nghiệm.Về nguyên tắc bên giao và bên nhận cùng phải áp dụng một phương
thức. Trách nhiệm và chi phí vận chuyển do các bên thỏa thuận tùy theo điều
kiện từng bên và lệ thuộc giao hàng. Nếu vận tải liên vận thì bên vận tải phải có
trách nhiệm bảo đảm an tồn cho hàng hóa ở đầu nhận và đầu giao cuối cùng.
- Đàm phán về rủi ro và bảo hiểm (Chuyển giao rủi ro và quyền sở hữu).
5


1.2.7. Thanh toán và kết thúc giao dịch
Hai bên phải thống nhất với nhau về phương thức thanh toán. Bàn bạc
thống nhất về điều kiện và thời gian thanh toán. Trách nhiệm và quyền lợi hai
bên trong thanh toán phải rõ ràng. Hai bên cùng thoả thuận hàng trong giao dịch
mua bán
- Bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa
thuận. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền hàng cho bên bán nếu hàng hóa mất
mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua.
- Địa điểm thanh tốn có thể do các bên thỏa thuận, hoặc nơi kinh doanh,
cư trú của bên bán hoặc là nơi giao hàng, chứng từ.
PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH HIỆN NAY CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Về tên và chủng loại hàng hóa
Các bên cần xác định rõ ràng hàng hóa được mua bán là hàng hóa gì, xuất

xứ, sử dụng vào mục đích gì, những điều cần đảm bảo trong việc vận chuyển và
bảo quản hàng hóa.
Thực tế hiện nay cho thấy, các hành vi sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua
bán các hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu cá nhân tại Việt
Nam đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Các mặt hàng giả mạo,
hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng đa dạng về chủng loại và
tinh vi về hình thức. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng chưa thật sự đầy
đủ, nên việc phân biệt hàng thật – hàng giả đang trở nên khó khăn đối với người
tiêu dùng. Do vậy các điều khoản đàm phán cần ghi rõ tên và địa chỉ của người/
tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, các điều khoản về
tên và chủng loại hàng hóa cần được quy định cụ thể tránh việc trục lợi của các
thành phần gian thương trong thị trường.
2.2. Về số lượng hàng hóa mua bán

6


Một trong những lỗi mà các doanh nghiệp Việt Nam mắc phải khi đàm
phán giao dịch về số lượng hàng hóa mua bán đó chính là sự chênh lệch về đơn
vị đo lường do tập quán địa phương nhiều đơn vị đo lường. Vì vậy, khi đàm
phán về số lượng cần chú ý những vấn đề sau:
+ Thứ nhất, phải xác định rõ đơn vị tính số lượng (tấn, lít, mét, chiếc,
cái…). Cần lưu ý đàm phán chính xác đơn vị tính tránh tình trạng hiểu lầm.
+ Thứ hai, phương pháp quy định số lượng: Bên bán và bên mua quy định
cụ thể số lượng hàng hoá, dịch vụ giao dịch, cần lưu ý đến dung sai về số lượng
có ý nghĩa quan trọng trong việc mua bán những mặt hàng có khối lượng lớn
như ngũ cốc, than, quặng, dầu mỏ…. Địa điểm xác định số lượng và trọng lượng
là tại cảng, kho của đối tác hay của bên mình cũng cần đàm phán rõ ràng.
+ Thứ ba, phương pháp xác định trọng lượng, thông thường áp dụng những
phương pháp sau: Trọng lượng cả bì, đó là trọng lượng hàng hóa cùng với trọng

lượng của các loại bao bì hàng hóa đó; Trọng lượng tịnh, là trọng lượng thực tế
của bản thân hàng hóa, được tính bằng trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng của
vật liệu bao bì.
2.3 Về chất lượng hàng hóa mua bán
Hiện nay, khi đàm phán về chất lượng hàng hóa, điều khoản về chất lượng
hàng hóa cho thấy rằng một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu hết
các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm của đối tác đặc biệt là trong đàm phán
các hợp đồng ngoại thương dẫn đến tổn thất là không thể tránh khỏi.
Một thực tế nữa là khâu kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng của các
doanh nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế, nhân lực kiểm hàng trình độ chun
mơn chưa cao, chưa được đào tạo bài bản dẫn đến hàng hóa được giao có thể bị
trả lại hoặc phát sinh các chi phí khác, gây tổn thất.
Một số các giao dịch đàm phán kinh doanh đưa ra tiêu chí chất lượng sản
phẩm chưa rõ ràng, chưa chi tiết dẫn đến sai lệch khi bàn giao hàng theo hợp
đồng với đối tác. Vì vậy các bên khi đàm phán, giao kết hợp đồng cần quy định
rõ ràng về chất lượng hàng hóa để tránh tranh chấp. Hiện nay, một số ngành

7


hàng khơng thể ước lượng được các tiêu chí rõ ràng thì cần phải có mẫu xác
nhận để làm tiêu chí cho hợp đồng.
2.4. Về bao bì
Thực tế cho thấy rằng, hiện nay nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam dường như
chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà chưa đầu tư để thiết kế một bao bì,
nhãn mác. Chưa ý thức được vai trị của bao bì đối với sản phẩm. Chính vì thế
trong các cuộc đàm phàn nội dung về bao bì sản phẩm chưa được đàm phán một
cách cẩn thận hoặc thường bị bỏ sót một số điều khoản liên quan.
Bao bì sản phẩm có vai trị định vị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thị trường vì thế trong các cuộc đàm phàn cần cân nhắc thận trọng

các nội dung liên quan đến bao bì sản phẩm, liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
2.5.Về giá cả hàng hóa
Điều khoản về giá cả ln được doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đặc biệt
quan tâm. Khi đàm phán giá cả trong hợp đồng ngoại thương khi báo giá phải
nêu các điều kiện cho rõ ràng.
Khi đàm phán giá cả hàng hóa các doanh nghiệp cần lưu ý giá cả mua bán
phải là giá cả thị trường. Hai bên giao dịch với nhau phải thống nhất về mức giá,
phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá, điều kiện đảm
bảo giá hàng hóa, chú ý bị trượt giá của tiền trong các hợp đồng dài hạn.
2.6. Về thời gian và địa điểm giao hàng
Đàm phán nội dung này quy định đến nghĩa vụ của người bán đồng thời
ràng buộc các bên hồn thành trách nhiệm của mình đối với đối phương. Chỉ khi
nào người bán giao hàng xong mới có thể nhận được tiền và người mua mới có
cơ sở để nhận hàng như mong muốn. Nếu khơng có điều khoản này, hợp đồng
mua bán coi như khơng có hiệu lực.
Hiện nay, các điều khoản về thời gian giao hàng của các doanh nghiệp Việt
Nam khi đàm phán đưa ra thường chung chung. Ví dụ trong hợp đồng ghi: “On
August 2020”, Việc quy định như thế này rất chung chung và dễ dẫn đến tranh
chấp. Người bán và người mua chỉ xác định thời điểm giao hàng là vào tháng
8


08/2020, không quy định phương thức giao hàng, thông báo giao hàng. Hợp
đồng cũng không quy định rõ là yêu cầu giao hàng toàn bộ hay cho phép giao
hàng từng phần. Hợp đồng trên cũng không quy định điều khoản phạt vi phạm
do giao chậm hàng. Như thế có thể gây rủi ro cho người mua, trong trường hợp
người bán không giao hàng hoặc giao hàng muộn.
Về địa điểm giao hàng, các điều khoản thỏa thuận cũng mang tính chung
chung , người mua khó khăn trong việc lên phương án để nhận hàng, chuyển
hàng hóa về nhà máy.

2.7. Thanh tốn và kết thúc giao dịch
Từ thời điểm hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, mọi thư từ giao
dịch và đàm phán trước đó về hợp đồng đều hết hiệu lực, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác. Đàm phán nội dung này các doanh nghiệp Việt Nam cần chú
ý đến phương thức thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương.

PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỂ NỘI DUNG ĐÀM PHÁN TRONG
KINH DOANH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
3.1. Tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ
đàm phán trong các doanh nghiệp
- Xác định con người là gốc của mọi công việc, công việc đàm phán có
thành cơng hay thất bại đều do người đàm phán giỏi hay kém. Kiến thức chuyên
môn về các mặt hàng, ngành hàng, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm,
bao bì ...rất quan trọng. Người đàm phán phải là người có chun mơn cao, am
hiểu kỹ thuật, tính năng của hàng hóa khi đó đưa mới đưa ra được các thỏa thuận
chặt chẽ, chi tiết đối với hàng hóa khi đàm phán giao dịch cũng như đối với
nhân lực kiểm tra các đơn hàng theo tiêu chuẩn đối tác quy định trước khi giao
dịch hàng hóa.
- Khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong đàm phán kinh doanh là
yếu tố quan trọng không kém khi mà Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập
9


kinh tế toàn cầu. Một hạn chế hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam là thông
thạo ngoại ngữ hạn chế; Do đó các doanh nghiêp nên có chiến lược cho việc đào
tạo trong lĩnh vực này.
- Các kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn thuyết... của các
nhà đàm phàn trong các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một trong
những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam, đó là các đàm phán viên chưa

được trang bị đầy đủ các kỹ năng đàm phán. Họ thường thiếu linh hoạt trong
việc tìm kiếm các giải pháp mới và thường quá tập trung vào vấn đề đang được
đàm phán mà quên đi một phần rất quan trọng của quá trình đàm phán là tạo
dựng được một bầu khơng khí mang tính hợp tác và chia sẻ, cảm thông. Do
không chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp thường khơng có chiến lược đàm
phán hiệu quả cũng như các kịch bản tình huống dự phịng.
3.2. Nâng cao năng lực pháp lý cho các doanh nghiệp
Khả năng hiểu biết về pháp luật của các doanh nghiệp Việt Nam với đối
tác cịn hạn chế, vì vậy cần nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý cho các doanh
nghiệp Việt Nam thông qua các trang thông tin điện tử hay cơ quan, tổ chức có
trình độ cao để các doanh nghiệp có vốn hiểu biết pháp lý vững vàng có được ưu
thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thương trường. Đồng thời cần quan tâm
đến việc tập huấn pháp luật và tập quán quốc tế, các cam kết của Việt Nam khi
gia nhập WTO, các Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mà Việt Nam là quốc gia thành viên cho các doanh
nghiệp trong tình hình mới.

10


KẾT LUẬN
Thông qua đề tài nghiên cứu “Đàm phán trong kinh doanh” chúng ta đã
thấy được nhiều hơn tầm quan trọng của hoạt động đàm phán, đặc biệt là hoạt
động đàm phán trong kinh doanh. Phân tích làm rõ 7 nội dung đàm phán trong
kinh doanh hiện nay. Đề tài đã tìm hiểu một số vấn đề hạn chế trong nội dung
đàm phán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như: Nội dung
đàm phán về chất lượng sản phẩm hàng hóa, bao bì sản phẩm, giá cả, phương
thức thanh toán ...
Qua việc nghiên cứu thực trạng, đưa ra được các kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng các cuộc đàm phán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.


11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh. TS. Thái Trí Dũng. NXB Thống kê
2. Đàm phán trong kinh doanh, Th.S Nguyễn Bá Huân, Th.S Phạm Thị Huế, 2017.
3. Đàm phán và ký kết hợp đồng, tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Th.S. Nguyễn Ngọc Điệp.
4. Tài liệu và Side bài giảng môn Đàm phán và quản lý xung đột.
5. Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh, Nguyễn Hữu Thân, 2006, NXB Thống Kê.

12



×