Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng của bop tại một số quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***--------

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
“ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀ THỰC TRẠNG
BOP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI”
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

Phạm Quang Anh
Nguyễn Việt Anh
Trần Thị Thanh Huyền
Tô Thùy Dương
Bùi Hải Đăng
Chu Anh Quân
Phạm Hồng Sơn
54
ThS Nguyễn Thị Mai

Hà Nội, tháng 11 năm 2017

-1514410015
-1514410014
-1514410062
-1514410029
-1514410023
-1514410114
-1514420097




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
I.

Lý thuyết về Cán cân thanh toán quốc tế: ............................................................................... 2
A. Khái niệm ............................................................................................................................. 2
B. Cấu tạo: ................................................................................................................................ 2
1.

Cán cân vãng lai (current account - CA): ......................................................................... 2

2.

Cán cân vốn (The capital and financial accounts)............................................................ 3

3.

Net error and Omissions – Discrepencies: ....................................................................... 4

4.

Cán cân bù đắp chính thức -Official reserves account ..................................................... 4

C. Ý nghĩa của BOP: ................................................................................................................ 5
II. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: ..................................................................................... 6
A. Khái niệm: ............................................................................................................................ 6
B. Đầu tư trực tiếp nước ngồi có những đặc điểm chủ yếu sau: ............................................. 6
C. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài: ................................................................... 7

1.

Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài .................................... 7

2. Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài ........................................................................................................................................ 8
3.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ........................................... 8

4.

Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT................................................................................ 9

5.

Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ............................................. 9

D. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: ..................................................................... 10

III.

1.

Đối với nước đầu tư: ...................................................................................................... 10

2.

Đối với nước nhận đầu tư:.............................................................................................. 10
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên Cán cân thanh toán quốc tế: ............... 12


A. Vốn đầu tư trực tiếp FDI tác động đến cán cân vốn: ......................................................... 12
B. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân vãng lai thông qua
thu nhập: .................................................................................................................................... 14
C. FDI tác động gián tiếp đến cán cân vãng lai thông qua cán cân thương mại: ................... 14
D. FDI tác động đến dự trữ ngoại hối: .................................................................................... 15
IV. Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi lên Cán cân thanh tốn quốc tế
của Nhật Bản: ................................................................................................................................ 17


A. Thực trạng cán cân thanh tốn: .......................................................................................... 17
1.

Tình trạng thặng dư trong cán cân vãng lai: ................................................................... 17

2.

Tình trạng thâm hụt trong cán cân vốn: ......................................................................... 19

B. Tình trạng FDI: .................................................................................................................. 20
C. Phân tích ảnh hưởng: ......................................................................................................... 22
V. Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tới trạng thái của cán cân thanh
tốn ở Việt Nam: ........................................................................................................................... 24
A. Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam: ................................................................... 24
1.

Cán cân vãng lai: ............................................................................................................ 24

2.


Cán cân vốn. ................................................................................................................... 26

3.

Cán cân tổng thể ............................................................................................................. 28

B. Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam: .............................................. 29
1.

Quy mô đầu tư FDI tại Việt Nam:.................................................................................. 29

2.

Việt Nam đầu tư FDI ra nước ngoài:.............................................................................. 31

C. Tác động của FDI đến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam: .................................... 32
1.

Tác động cải thiện cán cân thanh toán: .......................................................................... 32

2.

Tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán: .................................................................... 33

D. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: .................................... 34
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 36


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), điều đáng mừng cho quốc gia đang trên đà

phát triển này là cơ hội gia nhập nền thương mại quốc tế. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại đặt
ra cho các nhà kinh tế nước ta đó là ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đến cán cân
thanh tốn quốc tế. Liệu đây sẽ là ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực?
Nguồn vốn FDI (Foreign Direct Investment) có vai trị tích cực nhờ đi kèm là tạo điều kiện
cho nước nhận vốn FDI tiếp cận được phương pháp quản lý hiện đại, cách thức tổ chức doanh
nghiệp đa dạng và hiệu quả. Cho đến nay vẫn tồn tại hai quan điểm về tiếp nhận và sử dụng vốn
FDI thế nào cho có hiệu quả tại các nước đang phát triển. Quan điểm thứ nhất cho rằng các nước
này vừa thiếu vốn, vừa nhập siêu trong thương mại quốc tế, nên FDI sẽ giúp họ khắc phục hai khó
khăn trên. Quan điểm thứ hai cho rằng vốn FDI là khoản vay dài hạn và lợi nhuận của chúng chính
là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và các doanh nghiệp được quyền chuyển lợi nhuận này về
nước (phát triển). Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của các quốc gia đang phát
triển; và quan điểm thứ hai ngày càng được khẳng định khi các cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra
vào các năm 1997 và 2008 đã làm cho dòng lợi nhuận từ FDI trong nước chảy ra nước ngoài với
khối lượng lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản bằng ngoại tệ của các quốc
gia có cơ cấu vốn đầu tư từ FDI lớn.
Từ hai quan điểm trên, Nhóm 4 lựa chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực
trạng của BoP tại một số quốc gia trên thế giới” với mong muốn giải quyết những quan điểm
trái chiều trên qua việc tìm hiểu thực trạng của các quốc gia phát triển và đang phát triển, tiêu biểu
là Nhật Bản và Việt Nam.
Dưới đây là bài tiểu luận nghiên cứu đề tài của chúng em. Do kiến thức và thời gian thực
hiện còn hạn hẹp, mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

1


I.

Lý thuyết về Cán cân thanh toán quốc tế:
A.

Khái niệm
Cán cân thanh toán quốc tế BP/BOP (The Balance Of Payments) là một bản báo cáo thống

kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả giao dịch kinh tế giữa người cư trú tại quốc gia lập
báo cáo với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
B.
Cấu tạo:
Cán cân thanh toán bao gồm 4 cán cân bộ phận:
 Cán cân vãng lai (current account)
 Cán cân vốn (capital account)
 Cán cân bù đắp chính thức (official reserves account)
 Lỗi và sai sót (net errors and omissions)

1.

Cán cân vãng lai (current account - CA):

Cán cân vãng lai ghi chép các giao dịch kinh tế quốc tế với các khoản thu nhập hoặc thanh
toán phát sinh trong năm, bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, các khoản chuyển dịch
thanh toán và các khoản chuyển giao một chiều hay chuyển giao vãng lai.
Cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận đó là:
- Cán cân thương mại (cán cân hàng hố) (TB)
- Cán cân dịch vụ (SB)
- Thu nhập (I)
- Chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)
Cán cân vãng lai đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới chiếm tỷ trọng lớn bởi cán cân
thương mại. Nên cán cân vãng lai còn được coi là cán cân thương mại (the balance of trade –
BOT) trong một số tạp chí kinh doanh ở một số quốc gia.
Tình trạng Cán cân vãng lai dư thừa hay thiếu hụt sẽ nói lên tiềm lực và thực trạng thực lực
kinh tế và tài chính của nước đó là khoẻ hay yếu:

CCVL dư thừa: chủ nợ và dự trữ ngoại hối lớn
CCVL thiết hụt: con nợ và dự trữ ngoại hối nhỏ.
a)

Cán cân thương mại (Goods trade):

Cán cân thương mại ghi chép các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá và các khoản chi cho
việc nhập khẩu hàng hoá.

2


Cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu và ngược lại ta có cán cân thương mại thâm
hụt hay nhập siêu
b)

Cán cân dịch vụ (Service trade):

Cán cân dịch vụ ghi chép các khoản thu từ xuất khẩu dịch vụ và các khoản chi cho việc
nhập khẩu dịch vụ.
Bao gồm dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, hàng
khơng, thơng tin, xây dựng và các hoạt động dịch vụ khác.

c)

Cán cân thu nhập (Income balance):

Cán cân thu nhập ghi chép các khoản thu và chi về thu nhập giữa người cư trú và không
cư trú, bao gồm:
Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập

khác bằng tiền, hiện vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động bao gồm số
lượng và chất lượng của người lao động.
d)

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Unilateral

transfers):
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều ghi chép các khoản kiều hối, khoản viện trợ khơng
hồn lại, q tặng, q biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích
tiêu dùng.
Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người
cư trú và người không cư trú.
Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân chuyển giao vãng lai một chiều chính là lịng tốt, tình
cảm và mối quan hệ giữa người cư trú và người không cư trú.
2.

Cán cân vốn (The capital and financial accounts)

Cán cân vốn và tài chính ghi chép các giao dịch kinh tế quốc tế về tài sản tài chính, trong
đó cán cân vốn ghi chép sự chuyển giao tài sản tài chính và việc mua lại và chuyển nhượng các
tài sản phi tài chính, phi sản xuất. Cịn cán cân tài chính ghi chép các giao dịch đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp và các giao dịch đầu tư tài sản tài chính khác
Liên quan đến sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản.
Các tiêu chí kết cấu cán cân vốn và tài chính theo mục đích sử dụng:
3


a)

Vốn dài hạn:


Ghi chép các dịng vốn dài hạn (có kỳ hạn từ một năm trở lên) chảy vào và ra khỏi một
quốc gia. Bao gồm:
 Đầu tư trực tiếp (thường trên 30%)
 Đầu tư gián tiếp (đầu tư danh mục đầu tư): trái phiếu cơng ty, chính phủ, cổ phiếu
nhưng chưa kiểm sốt được cơng ty nước ngồi
 Vốn dài hạn khác: ODA, tín dụng thương mại dài hạn
b)

Vốn ngắn hạn:

Ghi chép các dịng vốn ngắn hạn (có kỳ hạn dưới một năm) chảy vào và ra khỏi một quốc
gia. Bao gồm:
 Tín dụng thương mại ngắn hạn
 Hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn
 Tín dụng ngân hàng ngắn hạn và kinh doanh ngoại hối,...
Hiện nay, trong mơi trường tự do hố tài chính cùng với sự phát triển của hoạt động đầu cơ
khiến cho cán cân vốn ngắn hạn trở nên có ảnh hưởng ngày càng tăng đến BOP của mỗi quốc gia
3.

Net error and Omissions – Discrepencies:

Các vấn đề về thống kê liên quan đến việc thống kê Cán cân thanh tốn quốc tế, nhằm mục
đích duy trì cân bằng thực tế cho cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân tổng thể (the overall balance – OB)
Cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân bộ phận và lỗi và sai sót trong
thống kê. Ta có:
OB = BB + lỗi và sai sót
OB = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn và tài chính + lỗi và sai sót.
4.


Cán cân bù đắp chính thức -Official reserves account

Là tổng dự trữ do các cơ quan quản lý tiền tệ chính thức của quốc gia nắm giữ, thông
thường là các đồng tiền mạnh, vàng, trái phiếu và quyền rút vốn đặc biệt SDRs và phụ thuộc vào
hệ thống tỷ giá hối đoái là cố định hay thả nổi
Sự cân bằng của cán cân này là rất quan trọng vì nó thể hiện sự sẵn sàng có tiền để bổ sung
vào quỹ dự trữ quốc gia hay chi trả cho các khoản vay nợ chính thức.

4


Nếu cán cân này thâm hụt, NHTW sẽ bù đắp bằng cách đi vay NHTW nước ngoài hoặc
IMF (thể hiện bởi dấu +).
Nếu cán cân này thặng dư, nó được phản ánh bởi việc chính phủ tăng dự trữ ngoại hối hoặc
trả nợ nước ngoài (thể hiện bởi dấu -).
C.

Ý nghĩa của BOP:

Về mặt đầu tư: BOP là một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị
Về mặt kinh tế học:
 Thặng dư CCTT: quốc gia nhận được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải
trả cho các quốc gia khác. Dẫn đến đồng nội tệ tăng giá
 Thâm hụt CCTT: quốc gia phụ thuộc vào những nhà đầu tư nước ngoài. Dẫn đến
đồng nội tệ mất giá.

5



II.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:

A.
Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày nay đã trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã
được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia.
FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư của một nền kinh tế đóng góp một
số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào một nền kinh tế khác để sở hữu hoặc điều hành, kiểm soát đối tượng
họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác
Xét về bản chất FDI khác (đối lập) với đầu tư gián tiếp nước ngoài; đồng thời FDI là đầu tư
thuộc kênh tư nhân, khác hẳn với đầu tư tài trợ (ODA) của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
B.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau:
 Thứ nhất: gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác

giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận
đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.
 Thứ hai: được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới
(liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh
hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động
hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
 Thứ ba: nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở
hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của
doanh nghiệp.
 Thứ tư: là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường
trên quy mơ tồn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các
chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.

 Thứ năm: nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dịng
vốn đầu tư.
 Thứ sáu: FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ
trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di
chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
 Thứ bảy: FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.

6


Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế giới.
Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được 20 năm và những đặc điểm nêu trên
cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này địi hỏi thể chế pháp lý, mơi trường và chính
sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ
cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế.
C.

Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngồi

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là hình thức truyền thống và phổ biến của
FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa
điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản
lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tư
nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy mô lớn. Hiện nay, các công
ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi và họ thường
thành lập một cơng ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi nhưng

phải chịu sự kiểm sốt của pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư). Là một pháp nhân kinh tế của
nước sở tại, doanh nghiệp phải được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở
tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Về
hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình cơng ty
trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cơng ty cổ phần…
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngồi có ưu điểm là nước chủ nhà khơng cần bỏ vốn, tránh
được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho
người lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động
đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt
hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên, nó có
nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và cơng nghệ, khó kiểm sốt
được đối tác đầu tư nước ngồi và khơng có lợi nhuận.

7


2.

Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong

nước và nhà đầu tư nước ngồi
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay. Hình thức này cũng rất
phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI. DNLD là doanh nghiệp được thành lập
tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên
hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại
Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm đầu tư phải ở
nước sở tại. Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của nước
sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ hồn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác
liên doanh của nước sở tại... Hình thức DNLD có những ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng

thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ
rủi ro; có cơ hội để đổi mới cơng nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có
việc làm và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn
trong việc kiểm sốt được đối tác nước ngồi. Về phía nhà đầu tư, hình thức này là cơng cụ để
thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần
tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hình thức này
có nhược điểm là thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các
bên có thể có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập qn, truyền thống, văn hóa, ngơn
ngữ, luật pháp. Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn thấp, năng lực, trình độ
quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu.
3.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà khơng thành lập pháp nhân
Hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ; tạo thị
trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định.
Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ
thường lạc hậu; chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dị dầu khí.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng và mọi hoạt động
BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại. Do đó, về phía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm soát hiệu
quả các hoạt động BCC. Tuy nhiên, đây là hình thức đơn giản nhất, khơng địi hỏi thủ tục pháp lý
rườm rà nên thường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triển bắt đầu có
8


chính sách thu hút FDI. Khi các hình thức 100% vốn hoặc liên doanh phát triển, hình thức BCC
có xu hướng giảm mạnh.
4.


Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT

BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong
một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hồn cơng trình đó cho
Nhà nước Việt Nam
BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầu tư, khai thác, chuyển
giao được đảo lộn trật tự.
Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết phải là Nhà nước; lĩnh
vực đầu tư là các cơng trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy
sản xuất, điện, nước...; bắt buộc đến thời hạn phải chuyển giao khơng bồi hồn cho Nhà nước.
Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng, đòi hỏi
lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước. Đồng
thời, nước sở tại sau khi chuyển giao có được những cơng trình hồn chỉnh, tạo điều kiện phát huy
các nguồn lực khác để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độ rủi ro
cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ.
5.

Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ở trên. Khi thị trường
chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thơng, nhà đầu tư nước ngồi
được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích
hình thức đầu tư này.
Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua ranh giới giúp phân định FDI với FPI. Khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu
trên thị trường chứng khoán nước sở tại, họ tạo nên kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Tuy
nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu vượt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia quản lý
doanh nghiệp thì họ trở thành nhà đầu tư FDI. Luật pháp Hoa Kỳ và nhiều nước phát triển quy
định tỷ lệ ranh giới này là 10%. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ này được quy

định là 30%.
Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại tồn bộ doanh nghiệp có ưu điểm cơ bản là để thu hút
vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của những doanh nghiệp bên bờ vực phá
9


sản. Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính. Về phía nhà
đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạng hố hoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng
là hình thức địi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc, hạn chế từ phía nước chủ
nhà.

D.
Vai trị của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp quốc tế là hình thức chủ đầu tư nước ngồi đầu tư toàn bộ hay một phần đủ
lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Trong những năm
gần đây, hình thức này chiếm vị trí chủ yếu trong đầu tư quốc tế.
Vai trị của hoạt động này:
1.

Đối với nước đầu tư:

- Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phí sản
xuất, tìm kiếm nguồn vốn cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
- Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới
và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Giúp các chủ đầu tw bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị
trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
2.

Đối với nước nhận đầu tư:


+ Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển
- Góp phần giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp .
- Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra mơi
trường cạnh tranh tích cực.
- Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ.
+ Đối với các nước đang phát triển:
- Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH - HĐN, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, hiện đại.
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm
cho người lao động.

10


- Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát
triển.
- Giúp các doanh nghiệp trong nước mở cửa thị trường hàng hóa thế giới.
- Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
và tác phong làm việc cơng nghiệp.
Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào những nước
có mơi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư khơng
có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên
thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo nghành và vùng lãnh thổ; nếu
không thẩm định chặt chẽ cịn có thể du nhập thiết bị, cơng nghệ lạc hậu; nếu chính sách, pháp luật
cạnh tranh khơng đầy đủ cịn dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước ngồi chèn ép doanh nghiệp
trong nước.


11


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên Cán cân thanh toán quốc

III.
tế:

A.
Vốn đầu tư trực tiếp FDI tác động đến cán cân vốn:
Như đã trình bày ở phần cơ sở lí thuyết, chúng ta biết rằng cán cân thanh toán được cấu
thành bởi:
1

Cán cân vãng lai: CA ( bao gồm: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân

thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều)
2

Cấn cân vốn: K (bao gồm: Vốn dài hạn, vốn ngắn hạn và chuyển giao vốn một

chiều)
3

Lỗi và sai sót: OM

4

Cán cân bù đắp chính thức: OFB


Hay ta có thể biểu diễn:
BoP = CA + K + OM +OFB.
Vốn đầu tư trực tiếp FDI là nguồn vốn vay dài hạn và lợi nhuận của khoản vay này chính
là lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp. Khi đầu tư trực tiếp FDI thay đổi, nó sẽ tác động
trực tiếp đến cán cân tài khoản vốn K. Sự thay đổi trong cán cân bộ phận sẽ làm thay đổi trạng
thái của cán cân thanh toán quốc tế BoP:
 Luồng vốn FDI từ nước ngoài chảy vào nội địa (FDI inflows): làm giảm Tài Sản
Có (hoặc làm tăng Tài Sản Nợ) của người cư trú đối với người không cư trú. Làm tăng tài
khoản vốn, giúp tăng khả năng thanh toán.
 Luồng vốn FDI từ trong nước tài trợ cho nước ngồi (FDI outflows): làm tăng Tài
Sản Có (hoặc làm giảm Tài Sản Nợ) của người cư trú đối với người không cư trú. Làm
giảm tài khoản vốn, giảm khả năng chi trả nợ và thanh tốn.
Để hiểu chính xác hơn sự tác động của FDI đến BoP, ta sẽ tính chỉ tiêu FDI ròng
Net FDI = Outflows FDI – Inflows FDI

12


 FDI rịng dương, dễ thấy dịng vốn có xu hướng chảy ra bên ngoài. Điều này làm
cán cân vốn bị thâm hụt.
 FDI rịng âm, hay nước ngồi đang tập trung vào nội địa. Dẫn tới cán cân vốn lúc
này thặng dư.
(Đơn vị: tỷ USD)
Foreign
Năm

Foreign

direct


direct

Foreign direct

investment, net

investment, net

inflows

outflows

investment

2005

1.954

0.065

-1.889

2006

2.4

0.085

-2.315


2007

6.7

0.184

-6.516

2008

9.579

0.3

-9.279

2009

7.6

0.7

-6.9

2010

8

0.9


-7.1

2011

7.43

0.95

-6.48

2012

8.368

1.2

-7.168

2013

8.9

1.956

-6.944

2014

9.2


1.15

-8.05

2015

11.8

1.1

-10.7

(Nguồn: Ngân hàng thế giới World Bank)
Bảng số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 2005-2015 đã cho thấy FDI
rịng ln âm và giảm dần, từ -1.889 tỷ USD vào năm 2005 giảm xuống -10.7 vào năm 2015.
Điều này cho thấy, Việt Nam đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn FDI từ các nước khác
trên thế giới vào nội địa. Tuy đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam có tăng nhưng cũng
khơng đáng kể.

13


B.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân vãng
lai thông qua thu nhập:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được ghi vào cán cân vốn của Cán cân thanh toán
quốc tế. Nhưng phần lãi từ FDI lại được ghi vào thu nhập trong cán cân vãng lai. Chính vì thế,
FDI sẽ gây tác động lên cán cân vãng lai thông qua thu nhập:
 Tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho các nước khác sẽ thu được một lượng
số tiền lãi nhất định và được hạch toán vào thu nhập từ đầu tư. Điều này làm tổng thu

nhập tăng lên, và cải thiện một phần cán cân vãng lai.
 Nhận nhiều FDI từ nước ngoài khiến phần lãi vay phải trả cao, phần này sẽ được
ghi nợ vào thu nhập từ đầu tư. Từ đó, làm cán cân vãng lai giảm đi một phần.
C.
FDI tác động gián tiếp đến cán cân vãng lai thông qua cán cân thương mại:
Với tỷ trọng xuất khẩu cao của các doanh nghiệp ĐTNN có làm thúc đẩy tăng trưởng GDP
trong nước, nhưng khi có biến động của nền kinh tế thì sự thối lui của khối này sẽ ảnh hưởng
đến cán cân thanh toán của quốc gia. Cuối cùng, về lâu dài các quốc gia chủ yếu phải dựa vào
khối đầu tư trong nước để phát triển.
Bảng “Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2005-2008” cho thấy
tỷ trọng xuất khẩu của khối đầu tư nước ngoài (ĐTNN) chiếm tỷ trọng cao đến 55% năm 2008,
nếu trừ nguồn xuất khẩu dầu thơ thì cán cân thương mại của khối ĐTNN ln thặng dư, cịn tình
hình cán cân thương mại của khối đầu tư trong nước (ĐTTN) ln thâm hụt. Chính điều này làm
thâm hụt cán cân thương mại cả nước năm 2007 là 14,2 tỷ USD và năm 2008 là 18 tỷ USD (có
bao gồm giá CIF). Trên bảng cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam (bảng 1) số thâm hụt cán cân
thương mại năm 2007 là 10,4 tỷ USD và năm 2008 là 14,9 tỷ USD vì tính theo giá FOB.Xu
hướng tăng cán cân thương mại của khối ĐTNN đặc biệt đối với các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài đã “chèn lấn” các doanh nghiệp trong nước bằng cách thực hiện các thương vụ sáp
nhập và thơn tính (M&A) các doanh nghiệp trong nước nhằm độc chiếm lợi nhuận. Với tỷ trọng
xuất khẩu cao của các doanh nghiệp ĐTNN có làm thúc đẩy tăng trưởng GDP trong nước, nhưng
khi có biến động của nền kinh tế thì sự thối lui của khối này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh
toán của quốc gia; cuối cùng, về lâu dài các quốc gia chủ yếu phải dựa vào khối đầu tư trong
nước để phát triển. Nên chính sách thu hút đầu tư trong nước và thúc đẩy hình thành các cơng ty
đa quốc gia mạnh từ trong nước là chiến lược phát triển lâu dài của quốc gia.

14


Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2005-2008.


2005

2006

2007

2008

106 USD %

106 USD %

106 USD %

106 USD %

39826

48561

62700

100

XUẤT KHẨU 32447

100

Trong nước


13893

42,8 16765

42,1 20786

42,8 28200

45,0

Nước ngoài

18554

57,2 23061

57,9 27776

57,2 34500

55,0

Dầu thô

7387

22,8 8311

20,9 8487


17,5 10330

16,5

NHẬP KHẨU 36761

100

100

100

80714

100

Trong nước

23121

62,9 28402

63,3 41247

65,7 52815

65,4

Nước ngoài


13640

37,1 16489

36,7 21517

34,3 27899

34,6

Cân đối

4314

100

44891

-5065

62764

-14202

100

-18014
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

D.

FDI tác động đến dự trữ ngoại hối:
Dự trữ ngoại hối đóng một vai trị quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của mỗi nền
kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Việc có nguồn dự trữ ngoại hối ở mức hợp lí
sẽ giúp cho việc thực hiện các chính sách tiền tệ, điều chỉnh tỷ giá,... của các Ngân hàng Trung
ương trở nên dễ dàng hơn và cũng gián tiếp giúp cho việc điều chỉnh cán cân thương mại của
mỗi quốc nhờ vào việc tác động đến tỉ giá làm tăng hay giảm lượng xuất, nhập khẩu, kiềm chế
(trong trường hợp nền kinh tế phát triển quá nóng) hay thúc đẩy việc sản xuất trong nước.
Chính phủ tại các quốc gia có rất nhiều cách để tăng lượng dự trữ ngoại hối và một trong
những cách hiệu quả là từ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Lượng vốn FDI và dự trữ
ngoại hối có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Khi một quốc gia thu hút tốt các doanh nghiệp, tổ
chức tài chính nước ngồi đầu tư (chủ yếu là các quốc gia đang phát triển) thì sẽ có được nguồn
cung ngoại hối đáng kể từ trực tiếp nguồn vốn đó. Hoặc ngược lại ở hầu hết các quốc gia phát
triển thì lại có nguồn thu ngoại tệ khi họ đầu tư ra nước ngồi rồi đem chính nguồn lợi nhuận tạo
ra hay các dòng tiền khác quay ngược trở về trong nước.
15


Liên hệ trực tiếp với Việt Nam chúng ta có thể thấy, cán cân thương mại của Việt Nam chủ yếu ở
trạng thái nhập siêu nên cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu luôn khá lớn nhưng cũng phần nào
được bù đắp bởi nguồn cung đến từ vốn FDI. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu
tư nước ngồi nên gần đây chính phủ đã có rất nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn này, điển
hình như việc ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia với nhiều điểm mới, khác biệt bắt nguồn từ chính yêu cầu của Chính phủ với
những cải thiện mạnh mẽ hơn. Việc tiến đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước đã thu hút khá mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài và là cho nguồn vốn này tiếp tục tăng
trưởng trong thời gian tới.Đồng thời, Việt Nam đã tham gia vào hàng loạt hiệp định thương mại
tự do song phương và đa phương cũng sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Theo con số của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng đầu năm
2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, lên tới 25,48
tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó vốn giải ngân FDI cũng bất ngờ tăng

mạnh, đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%.

16


IV.

Phân tích ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi lên Cán cân thanh

tốn quốc tế của Nhật Bản:
Cán cân thanh toán phản ánh ghi lại và phản ánh tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư
trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Từ đó, chính phủ mỗi nước có thể theo
dõi và phân tích các khoản thu chi dựa trên BoP.
Nhật Bản là một trong những nước phát triển hàng đầu trên thế giới. Là nền kinh tế đứng thứ
3 trên thế giới, đóng góp khoảng 5.855.000 tỷ USD vào GDP thế giới. Hơn nữa, Nhật Bản là một
trong những quốc gia có sự lưu chuyển dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất mạnh mẽ. Trên
quan điểm của bài tiểu luận, chúng ta sẽ đi phân tích thực trạng FDI và cán cân thanh toán tại Nhật
Bản.
A.
Thực trạng cán cân thanh tốn:
Vì cán cân thanh tốn được hoạch tốn theo ngun tắc hoạch tốn kép nên nó ln cân bằng.
Vậy khi nói đến sự thặng dư hay thâm hụt trong trạng thái của cán cân thanh tốn chính là nói đến
sự thặng dư, thâm hụt của các cán cân bộ phận cấu thành nên cán cân thanh tốn.
1.

Tình trạng thặng dư trong cán cân vãng lai:

Nền kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế mở, hướng ngoại, ln xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hóa dịch vụ. Nên Cán cân thương mại của Nhật Bản luôn thặng dư, do đó Cán cân vãng lai
của Nhật Bản ln trong tình trạng thặng dư lớn.


17


Bảng số liệu về cán cân vãng lai của Nhật Bản trong giai đoạn 2000-2016
Đơn vị: Triệu USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Current
Account
130629
86204
109088

139411
182036
170087
174582
212190
142560
145303
220985
129730
59685
45925
36809
134097
187842

Goods &
Services
69041
26459
51789
72545
94217
69768
62933
83881
17621
22980
78258
-39409
-101687

-125575
-128782
-23455
40624

Goods
117965
72844
97069
108175
133289
106893
94907
120932
55557
57852
108534
-4432
-53923
-89910
-99984
-7413
51377

18

Primary
Secondary
Income
Income

Services
-48924
71422
-9835
-46385
67628
-7883
-45281
62220
-4921
-35630
74381
-7515
-39072
95673
-7855
-37125
107905
-7586
-31974
122328
-10679
-37051
139861
-11553
-37936
138043
-13104
-34871
134602

-12280
-30276
155119
-12392
-34977
182958
-13822
-47764
175601
-14225
-35666
181514
-10016
-28798
184643
-19053
-16042
173844
-16289
-10753
166881
-19663
Nguồn: jetro.go.jp/en/reports/statistics/


Trong suốt giai đoạn từ năm 2000-2016, Cán cân vãng lai của Nhật Bản biến động không
ngừng, Tăng đều và tương đối ổn định trong giai đoạn từ 2000 – 2010: Giá trị cao nhất ghi nhận
được là 220985 triệu USD vào năm 2010 và thấp nhất là 86204 triệu USD vào năm 2001
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2011-2014 đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giá trị cán cân vãng lai của Nhật Bản, giảm xuất nhập khẩu dẫn tới là giảm giá trị của

cán cân thương mại, điều này gây ảnh hưởng đến giá trị của cán cân vãng lai: Dù cán cân vãng lai
vẫn trong tình trạng thặng dư nhưng giá trị của nó lại bị giảm nghiêm trọng. Ghi nhận giá trị thấp
nhất trong giai đoạn từ 2000-2016 là 36809 triệu USD.
2.

Tình trạng thâm hụt trong cán cân vốn:

Tình trạng thiếu hụt cán cân vốn là trạng thái đặc trưng cơ bản của Nhật. Sự thiếu hụt này
phần lớn là do sự thiếu hụt của luồng vốn đi vào Nhật Bản. Đầu tư nước ngồi vào Nhật Bản khơng
được chú trọng bởi giá nhân cơng, lao động cao,.... Thay vào đó, Nhật Bản có xu hướng di chuyển
nguồn vốn, tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước khác như Việt Nam và khu vực Đông
Nam Á.
Điều này được thể hiện rõ thông qua số liệu về cán cân vốn của Nhật Bản từ giai đoạn 20002016:

19


Đơn vị: Triệu USD

Capital

Năm

Account

Financial
Account

Net Errors
Direct


and Omissions

Investment
2000

-9285

138302

34426

16959

2001

-2849

87038

30671

3683

2002

-3330

105957


19395

198

2003

-3992

118668

25700

-16751

2004

-4799

148446

33243

-28790

2005

-4854

148831


46212

-16402

2006

-4719

138286

60254

-31576

2007

-4051

224307

51724

16168

2008

-5574

181530


88916

44544

2009

-4963

168868

61229

28529

2010

-4967

247266

72432

31247

2011

489

158242


117667

28023

2012

-973

53857

117444

-4853

2013

-7638

-4346

144588

-42633

2014

-2011

58990


118663

24191

2015

-2239

178556

130995

46699

2016

-6513

266217

134450

84883

Nguồn: jetro.go.jp/en/reports/statistics/

B.

Tình trạng FDI:


Nhật Bản ln là quốc gia có quy mơ đầu tư trực tiếp nước ngồi rất lớn. Các cơng ty Nhật
Bản đầu tư ra bên ngồi có thể do nhiều ngun nhân, nhưng chủ yếu là:
 Chi

phí nhân cơng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thấp trong khi

Nhật Bản có dân số già và quy mơ lực lượng lao động ngày càng giảm, chi phí nhân cao.
20


 Đồng Yên

Nhật là một đồng tiền mạnh trên thế giới, rất thuận lợi cho các công ty

Nhật Bản khi đầu tư ra bên ngồi.
 Các cơng ty Nhật

Bản muốn tập trung vào các phân đoạn có giá trị gia tăng cao

trong chuỗi giá trị của các sản phẩm toàn cầu.
 Sự

tham gia ngày càng tăng của các quốc gia trên thế giới vào hiệp định thương

mại tự do (FTAs) các hiệp định thương mại tự do nhé. thiếu “các"đang mở rộng nhiều thị
trường cho các công ty đa quốc gia, trong đó có các cơng ty của Nhật Bản.
Bảng dữ liệu tổng hợp số liệu ròng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra và vào nội địa Nhật
Bản từ giai đoạn 1997-2016 đã cho ta thấy rằng:
 Đầu


tư FDI ra nước ngoài của Nhật Bản rất lớn, dao động từ khoảng 19 tỷ USD

(năm 1998) đến 169 tỷ USD (năm 2016). Đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản có xu hướng
tăng qua mỗi năm (1997-2016), tuy nhiên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lượng vốn
ra nước ngồi có giảm nhưng khơng đáng kể và sớm tăng trở lại.
 Trong

khi đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp vào nước Nhật lại tương đối thấp, dao

động trong khoảng từ 3 tỷ USD (năm 1997) đến 34 tỷ USD (năm 2006)2016 hay 2006.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản có xu hướng biến động khơng đều trong giai
đoạn 1997-2016.
Đơn vị: Tỷ USD
Net
Năm

Foreign direct

Foreign direct

Foreign

capital

investment, net

investment, net

direct investment,


account

inflows

outflows

net

1997

-4.049

3.200

23.987

21.500

1998

-14.455

3.268

19.805

17.293

1999


-16.468

12.308

24.262

9.481

2000

-9.258

10.688

45.027

34.339

2001

-2.869

4.926

35.660

30.734

2002


-3.321

11.557

30.902

19.344

2003

-3.998

8.772

34.465

25.693

21


2004

-4.787

7.528

40.614

33.086


2005

-4.878

5.460

51.665

46.205

2006

-4.757

-2.397

58.152

60.549

2007

-4.029

21.631

72.990

51.358


2008

-5.468

24.625

113.644

89.019

2009

-4.991

12.226

73.677

61.451

2010

-4.964

7.441

79.657

72.216


2011

0.497

-0.851

116.835

117.686

2012

-1.017

0.547

117.632

117.085

2013

-7.681

10.648

155.685

145.036


2014

-1.993

19.752

137.924

118.172

2015

-2.253

5.585

136.411

130.825

2016

-6.580

34.905

169.654

134.749


Nguồn: Ngân hàng thế giới World Bank

C.

Phân tích ảnh hưởng:

22


×