Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Tổ chức hoạt động học của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non hoa hồng 6, thị xã dĩ an theo phương pháp giáo dục montessori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 155 trang )

TĨM TẮT
Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trị quan trọng trong đời sống con người và
nó được coi là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất trên thế giới. Giảng dạy bằng phương
pháp dạy học tương tác, làm cho người học tích cực và chủ động được xem là phù
hợp với nền giáo dục hiện đại. Do đó, nhu cầu học tiếng Anh ngày càng gia tăng ở
mọi quốc gia. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng
tiếng Anh, đặc biệt là trong giao tiếp. Đây cũng chính là rào cản trong việc tiếp nhận
và lĩnh hội kiến thức mới của thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết người
học tiếng Anh như một ngoại ngữ cảm thấy khá khó khăn để cải thiện khả năng giao
tiếp tiếng Anh của mình, bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu tự tin trong
giao tiếp bằng tiếng Anh, khơng có ý tưởng hoặc vốn từ vựng không đủ để diễn đạt
một cách lưu lốt và chính xác. Xuất phát từ những lý do đó, người nghiên cứu sẽ đề
xuất một số giải pháp áp dụng quan điểm sư phạm tương tác để cải thiện khả năng
giao tiếp tiếng Anh của sinh viên. Đây là một cách tiếp cận dạy học nhấn mạnh mối
quan hệ tương tác giữa ba yếu tố người học - người dạy - môi trường. Từ những lý
do trên và qua quá trình thực tế giảng dạy tiếng Anh trình độ (A2), người nghiên cứu
đã thực hiện đề tài: “Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng
Anh giao tiếp tại trường đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia
Tp.HCM”.
Luận văn nghiên cứu việc áp dụng các PPDH theo quan điểm sư phạm tương
tác (PPDH hợp tác; PP sử dụng các trò chơi ngôn ngữ; PPDH ngôn ngữ giao tiếp;
PPDH sử dụng phương tiện truyền thông) vào dạy tiếng Anh giao tiếp cho SV trường
đại học Công nghệ Thông Tin. Thời gian nghiên cứu thực tế từ giữa cuối học kì I
bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng
các PPDH theo QĐ SPTT đã đem lại hiệu quả trong việc dạy học tiếng Anh giao tiếp.
Cấu trúc luận văn:
Luận văn được chia làm 3 phần:
Mở đầu

iv



Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học tiếng Anh giao tiếp theo quan điểm sư
phạm tương tác.
Chương 2: Thực trạng về dạy học tiếng Anh giao tiếp tại trường đại học
Công nghệ Thông tin.
Chương 3: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng
Anh giao tiếp tại trường đại học Công nghệ Thông tin.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

v


ABSTRACT
Nowadays, English plays an important role in human life, and it is considered
as the most common international language in the world. Teaching with the
interaction teaching method encouraged and activated learner which has been
considered as suitable for modern education. Therefore, the demand of learning
English has been increasing all over the world. However, Vietnamese student are
quite weak of using English, especially in communication. This is the difficulty for
student to learn and get new knowledge from the world. Most of the research findings
have shown that most of the students of English as a Foreign Language finds it quite
difficult to improve their ability of communicating in English, because of many
reasons such as lack of confidence, have no idea and vocabulary to express it
smoothly and accuracy. Based on these conditions, the researcher would like to offer
some methods that apply the interactive approach in order to improve student’s ability
of English communication. This is a way to approach teaching which emphasize a
relationship of interaction between learner – teacher – environment. From these above
reasons and the process of real teaching at level A2, the researcher would like to do

a research on: “Applying interactive pedagogy viewpoint in teaching English
communication at Information Technology University – Vietnam National
University Ho Chi Minh City”.
This thesis studies the application of teaching methods following interactive
pedagogy viewpoint (Cooperative language learning; The language games;
Communicative language teaching; The use of the multimedia in English language
teaching) in teaching English communication for students at Information Technology
University. The actual study period from mid to the end of the first term by
experimental padagogy method. The research’s result show that using teaching
methods following interactive pedagogy viewpoint brought effective in teaching and
learning English communication.
The thesis structure:
This thesis is devided into three sections:

vi


The first section: Introduction
The second section:
Chapter 1: Rationale for teaching English communication by applying
interactive pedagogy viewpoint.
Chapter 2: The reality of teaching and learning English communication at
Information Technology University.
Chapter 3: Suggestions for methods to teach English communication by
applying interactive pedagogy viewpoint.
The third section: Conclusion and suggestion
Reference
Appendix

vii



MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iv
ABSTRACT ............................................................................................................. vi
MỤC LỤC .............................................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 4
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .................................................. 5
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ......................................................................................... 5
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 5
8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ............................................................................................ 7
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP THEO
QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC ................................................................8
1.1. TỔNG QUAN ................................................................................................................ 8
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................... 11
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI...................................... 14

1.2.1. Phương pháp dạy học ..................................................................................... 14

viii


1.2.2. Sư phạm tương tác ........................................................................................... 15
1.2.3. Tiếng Anh giao tiếp......................................................................................... 17
1.3. QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC .................... 18
1.3.1. Đặc điểm của dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác .................. 18
1.3.2. Cấu trúc của dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác .................... 19
1.3.3. Các dạng tương tác cơ bản của dạy học theo quan điểm sư phạm tương
tác..................................................................................................................................... 25
1.4. DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC ...................................................................................................................... 30
1.4.1. Triết lí dạy học ngoại ngữ ............................................................................. 30
1.4.2. Dạy học tiếng Anh giao tiếp theo quan điểm sư phạm tương tác ....... 31
1.4.2.1. Phương pháp dạy học tương tác giữa người học và người học
(Peer interaction). ............................................................................................. 32
1.4.2.2. Phương pháp dạy học tương tác giữa người dạy và người học
(instructor - learner interaction). ................................................................... 35
1.4.2.3. Phương pháp dạy học tương tác giữa người dạy, người học và
môi trường (learner-instructor-environment interaction). ..................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.............................................42
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ........ 42
2.2. THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ....................................................................... 47
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 47
2.2.2. Nội dung và đối tượng khảo sát ................................................................... 47

2.2.3. Phương pháp và công cụ ................................................................................ 48
2.2.4. Đánh giá kết quả khảo sát.............................................................................. 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................64

ix


CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG
DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ............................................................................................................65
3.1. ĐẶC ĐIỂM TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN .......................................................................................................... 65
3.2. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP ............................ 70
3.2.1. Nội dung vận dụng .......................................................................................... 70
3.2.2. Biện pháp vận dụng......................................................................................... 72
3.3. VẬN DỤNG DẠY HỌC MINH HỌA ................................................................. 75
3.3.1. Minh họa chủ đề 1 ........................................................................................... 75
3.3.2. Minh họa chủ đề 2 ........................................................................................... 80
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................. 85
3.4.1. Mục đích thực nghiệm. .................................................................................. 85
3.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm........................................................... 85
3.4.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 86
3.4.4. Xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................................ 87
3.4.5. Phân tích, đánh giá thái độ và kết quả học tập của sinh viên ............... 98
3.4.6. Kết quả đánh giá nhận xét của GV dự giờ ................................................ 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................103
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................104
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 104
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 105

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ............................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
PHỤ LỤC ...............................................................................................................111

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THỨ TỰ

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

ĐC

Đối chứng

2

GV

Giảng viên

3

KTDH


Kỹ thuật dạy học

4

PP

Phương pháp

5

PPDH

Phương pháp dạy học

6

QĐ SPTT

Quan điểm sư phạm tương tác

7

SL

Số lượng

8

SV


Sinh viên

9

TL

Tỷ lệ

10

TN

Thực nghiệm

xi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh môi trường dạy học truyền thống và hiện đại [49] .....................29
Bảng 2.1: Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học của GV .........52
Bảng 2.2: Mức độ thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học của GV ...........53
Bảng 2.3: Các yếu tố GV quan tâm khi chuẩn bị giờ dạy tiếng Anh giao tiếp trình độ
(A2) ..........................................................................................................54
Bảng 2.4: Những khó khăn của GV khi dạy tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) .......56
Bảng 2.5: Tính tích cực học tập kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trình độ (A2) ............60
Bảng 3.1. Nội dung chương trình tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) ........................66
Bảng 3.2: Thái độ học tập của SV đối với mơn tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) ..87
Bảng 3.3: Mức độ tự tin khi giao tiếp tiếng Anh trong lớp của SV ..........................89
Bảng 3.4: Mức độ giao tiếp tiếng Anh lưu loát của SV ............................................90
Bảng 3.5: Biểu hiện tích cực trong giờ học của SV ..................................................91

Bảng 3.6: Khả năng đặt và trả lời câu hỏi của SV ....................................................91
Bảng 3.7: Phân bố điểm kiểm tra cuối khóa của lớp thực nghiệm ...........................92
Bảng 3.8: Phân bố điểm kiểm tra cuối khóa của lớp đối chứng ...............................94
Bảng 3.9: Thống kê điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn .....................................95
Bảng 3.10: Phân phối tần số xuất hiện điểm số ở lớp ĐC và lớp TN .......................95

xii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ cần thiết của kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong học tập cũng
như trong công việc .............................................................................50
Biểu đồ 2.2: Nhận xét của GV về nội dung chương trình mơn học kỹ năng giao tiếp
tiếng Anh trình độ (A2) .......................................................................51
Biểu đồ 2.3: Các yếu tố GV quan tâm khi chuẩn bị giờ dạy tiếng Anh giao tiếp trình
độ (A2) ................................................................................................55
Biểu đồ 2.4: Những khó khăn của GV khi dạy tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) ...56
Biểu đồ 2.5: Nhận thức của SV về mơn học tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) .......57
Biểu đồ 2.6: Nhận xét của SV về khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình hiện tại ..58
Biểu đồ 2.7: Mức độ thường xuyên của SV trong việc luyện tập giao tiếp bằng tiếng Anh
......................................................................................................................58
Biểu đồ 2.8: Kỹ năng SV đạt được sau khi học tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) ..59
Biểu đồ 2.9: Nhận xét của SV về tài liệu học tập, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
học tại trường hiện nay ........................................................................61
Biểu đồ 2.10: Nhận định của SV về khóa học tiếng anh giao tiếp trình độ (A2) .....62
Biểu đồ 3.1: Thái độ học tập của SV đối với môn tiếng Anh giao tiếp trình độ (A2) ..88
Biểu đồ 3.2: Mức độ tự tin khi giao tiếp tiếng Anh trong lớp của SV ......................89
Biểu đồ 3.3: Mức độ giao tiếp tiếng Anh lưu loát của SV ........................................90
Biểu đồ 3.4: Phân phối tần số xuất hiện điểm số ở lớp ĐC và lớp TN .....................96


xiii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc hoạt động dạy-học [19, tr.116]..........................................19
Hình 1.2: Tương tác giữa người dạy và người học [44, tr.85] ..................................26
Hình 1.3: Tương tác giữa người học và người học [44, tr. 86] .................................27
Hình 2.1: Bộ nhận dạng UIT .....................................................................................42
Hình 2.2: Tồn cảnh Trường ĐH CNTT...................................................................44
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Trường ĐH CNTT. ............................................................46

xiv


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Anh và IT giữ một vị thế hết sức quan trọng, không những đối với sinh
viên, mà còn đối với tất cả giảng viên trong thời đại công nghệ 4.0. Làm việc trong
môi trường IT giúp tôi khám phá nhiều ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là những
ứng dụng trong dạy và học tiếng Anh. Thêm vào đó, tiếng Anh giúp sinh viên tăng
thêm khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm, phát hiện tri thức mới,
đặc biệt trong kỷ nguyên số hiện nay; tiếng Anh giúp sinh viên tự tin trong giao tiếp,
tạo điều kiện cho sinh viên có được việc làm tốt và thăng tiến nghề nghiệp khi ra
trường. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay trong sử dụng tiếng Anh của sinh viên
ngành IT là khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm
ra những phương pháp và hình thức dạy học tiếng Anh phù hợp để phát triển khả
năng giao tiếp bằng tiếng Anh ngay khi còn học trong nhà trường là cần thiết và phù
hợp với xu hướng phát triển năng lực của sinh viên hiện nay.
Theo Kế hoạch số 808/KH-BGDĐT ngày 16/08/2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành
“Kế hoạch triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn

2008-2020”. Mục tiêu chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo
đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của
nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên...” [23]. Tuy nhiên, đối với
các ngành học không chuyên ngữ, trong đó các nhóm ngành kỹ thuật như Công nghệ
thông tin, sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 theo khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [2]. Chuẩn bậc 3 yêu cầu người học
như sau: “Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn
mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong cơng việc, trường học, giải trí, … Có
thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến các khu vực có sử dụng ngơn ngữ đó.
Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân
quan tâm. Có thể mô tả được các kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hi vọng, hồi bão
và có thể trình bày ngắn gọn các lí do, giải thích các ý kiến và kế hoạch của mình”

1


[1]. Qua đây ta thấy rằng nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến chiến lược đào tạo
ngoại ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia. Theo dự thảo “Chiến lược phát triển
giáo dục Việt Nam” ngày 28-12-2008 về mục tiêu chiến lược giáo dục 2008-2020,
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại,
khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này
phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng
tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kĩ
năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần
trách nhiệm cơng dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [5,
tr.12]. Theo Điều 5, Khoản 2 của Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2005:“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [12]. Kết quả khảo sát của
Đề án Ngoại ngữ quốc gia đã chỉ ra rằng sau khi học xong chương trình phổ thơng
cũng như ở các trường đại học, học sinh, sinh viên không thể giao tiếp bằng tiếng
Anh như mục tiêu đề ra. Theo Lê Văn Hồng và Mai Ngọc Khơi (2017) rằng một số
giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông tự đánh giá mình khơng đạt chuẩn do Đề án
Ngoại ngữ 2020 đề ra [26]. Đó là lý do mà SV phàn nàn rằng một số giảng viên vẫn
còn những lỗi sai cơ bản về kiến thức chuyên môn của họ. Về phía SV, đại đa số cho
rằng mình bị bắt buộc học môn Tiếng Anh và tâm thế của họ khi học là học để “đối
phó” hoặc là kiểu học thụ động từ một phía với tâm lý “thụ động ngồi chờ” [13]. Phải
chăng nguyên nhân một phần là chưa sử dụng đúng phương pháp dạy và học tiếng
Anh?
Vấn đề hiện nay mà người học tiếng Anh đang mắc phải chính là sự khó khăn
trong giao tiếp. Họ khơng thể sử dụng tiếng Anh vào mục đích giao tiếp một cách
hiệu quả. Thiếu tự tin trong giao tiếp, không có hứng thú cũng như sự tích cực trong
việc học tiếng Anh, thiếu vốn từ vựng, khơng có ý tưởng cùng với sự lưu loát khi

2


giao tiếp là những nguyên nhân mà người học tiếng Anh thấy khó khăn trong khi giao
tiếp. Việc xác định được vai trò của tiếng Anh hiện nay cũng như những vấn đề mà
người học hay gặp phải trong việc học tiếng Anh mang ý nghĩa cấp thiết cho việc tìm
kiếm những phương pháp dạy học hiệu quả. Có nhiều phương pháp dạy học tiếng
Anh được đưa ra và nhiều nhất là phương pháp dạy học tiếng Anh giao tiếp để đáp
ứng xu hướng hội nhập thế giới ngày hôm nay. Chính nhu cầu này đã tạo ra địi hỏi
cao về chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả đạt được của người học. Ngoài ra,
nhu cầu về phương pháp giảng dạy cũng là một trong những yếu tố quyết định chất
lượng dạy và học ngoại ngữ. Do đó, phương pháp dạy học ngoại ngữ hiện nay chính
là lấy tương tác làm yếu tố tiên quyết trong giảng dạy. Người học được học giao tiếp

bằng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp thật sự, sử dụng phần lớn thời gian trên
lớp để thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ
để tiếp thu kiến thức hay nội dung bài học mà người dạy muốn truyền đạt trong buổi
học ngày hơm đó. Cách thức dạy và học ngoại ngữ theo hướng tương tác là hoạt động
chính trong q trình dạy và học. Đường hướng này đã làm thay đổi cách dạy và học,
đòi hỏi cả người dạy và người học phải hoạt động liên tục trong lớp để đạt được nhiệm
vụ và mục tiêu dạy học.
Thực tế cho thấy rằng phương pháp dạy học (PPDH) hợp lý là một trong những
yếu tố quyết định chất lượng đào tạo trong dạy học. PPDH là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa kiến thức, nội dung bài học với các kỹ năng sao cho quy trình giảng dạy ln
ln hoạt động nhịp nhàng, từ đó người dạy tạo được động lực học tập cho người
học, làm cho hoạt động học nối tiếp hoạt động dạy, đan xen hỗ trợ lẫn nhau. Để thực
hiện được điều này, yêu cầu người dạy phải sử dụng đúng phương pháp để truyền tải
nội dung và phương pháp đó phải phù hợp với mỗi đối tượng người học thì sẽ đem
đến kết quả khả quan. Vì vậy, PPDH được xem là rất quan trọng trong sự thành công
của nền giáo dục hiện đại. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động và tự tin của người học trong việc sử dụng tiếng Anh để giao
tiếp đòi hỏi phải có những cơ sở lý luận theo hướng khoa học sư phạm hiện đại. Quan
điểm sư phạm tương tác (QĐSPTT) là một hướng đáp ứng được những yêu cầu này.

3


Đó là một cách tiếp cận dạy học đề cao vai trò tương tác bộ ba giữa người học, người
dạy và môi trường dạy học. Tương tác trong lớp học đạt được kết quả tốt như thế nào
phụ thuộc vào việc quản lý trong lớp học của người dạy và người học ra sao. Cụ thể
hơn là, sự tiến triển trong tương tác lớp học phụ thuộc vào thái độ tham gia trong lớp
của người dạy và người học, sự thấu hiểu lẫn nhau trong khi học. Nếu khơng có sự
tương tác trong lớp học cũng đồng nghĩa là không có sự giao tiếp. Đó là những lý do
quan trọng của sự tương tác trong việc dạy và học ngoại ngữ.

Rivers (1987) cho rằng thông qua tương tác, người học có thể nâng cao khả
năng sử dụng ngơn ngữ của họ. Họ có thể nghe và đọc các tài liệu bằng ngơn ngữ gốc
hoặc thậm chí là đưa ra thảo luận, giải quyết vấn đề và đọc hiểu các tạp chí trên chính
ngơn ngữ mà họ đang học [42, tr.4]. Không lâu sau, Littlewood (1998) đồng ý rằng
trong giao tiếp thì tương tác là cách để người học học được ngơn ngữ mục tiêu [37,
tr.97]. Thêm vào đó, ơng chỉ ra rằng việc học ngôn ngữ là phản ứng tự nhiên của nhu
cầu giao tiếp. Do đó, người dạy nên cố gắng đảm bảo việc người học luôn luôn ý thức
về giá trị của giao tiếp trong khi học.
Từ những lý do kể trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Vận dụng quan
điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Anh giao tiếp tại trường đại học
Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Tp.HCM” nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học tiếng Anh giao tiếp tại trường ngày một tốt hơn, đem lại hiệu quả thật sự
cho người học trong công việc cũng như trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng
Anh giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia
Hồ Chí Minh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc dạy học tiếng Anh giao tiếp theo quan điểm
sư phạm tương tác.
3.2. Đánh giá thực trạng về dạy học tiếng Anh giao tiếp tại trường Đại học Công
nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

4


3.3. Đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học tiếng
Anh giao tiếp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Anh giao
tiếp.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học tiếng Anh giao tiếp tại trường Đại học Cơng nghệ Thơng tin
– Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Anh giao tiếp tại
trường ĐH CNTT phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ phát triển năng lực giao
tiếp tiếng Anh cho sinh viên khơng chun, qua đó giúp nâng cao hiệu quả dạy học.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực trạng dạy học và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tiếng Anh giao
tiếp cho sinh viên năm thứ nhất trường ĐH CNTT.
+ Sinh viên năm thứ nhất học tiếng Anh trình độ (A2)
+ Giảng viên dạy tiếng Anh trình độ (A2)
Thực nghiệm phương pháp dạy học theo hướng vận dụng quan điểm sư phạm
tương tác đối với sinh viên năm thứ nhất tại trường ĐH CNTT.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp thực hiện bằng cách nghiên cứu tài liệu và sách báo với mục đích
nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản chất, đặc trưng của quan điểm sư phạm tương tác,
làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên để thu
thập các số liệu khách quan về thực trạng dạy học tiếng Anh giao tiếp tại trường ĐH

5


CNTT trước và sau khi áp dụng các biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác.

7.3. Phương pháp khảo sát điều tra
Sử dụng phiếu khảo sát bằng bảng hỏi để thăm dị và thu thập các thơng tin thực
tế về chất lượng dạy học tiếng Anh giao tiếp tại trường ĐH CNTT.
Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm với cách thức điều tra như sau: tiến hành
phát phiếu trực tiếp tại lớp, hướng dẫn trả lời hợp lệ, thời gian trả lời từ 3-5 ngày với
sự hỗ trợ của tác giả, giảng viên tiếng Anh.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Thảo luận trao đổi với các chuyên gia về phương pháp dạy học tiếng Anh giao
tiếp trình độ (A2) để xem xét tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm các phương pháp dạy học tiếng Anh theo quan điểm sư
phạm tương tác nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Tác động
của các biện pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác đối với quá trình dạy học
tiếng Anh trình độ (A2) tại trường ĐH CNTT. Quá trình thực nghiệm được thực hiện
qua các bước như sau:
+ Đặt giả thiết
+ Chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng
+ Chọn bài học để thực nghiệm
+ Xây dựng câu hỏi kiểm tra
+ Tổ chức thực nghiệm
7.6. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng dạy học
tiếng Anh giao tiếp. Ứng dụng toán học để xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê,
phân tích kết quả thu được từ kết quả thực nghiệm để đánh giá về hiệu quả sử dụng
của các biện pháp đề xuất.

6


8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STT

Nội dung

Thời gian

Kết quả dự kiến

1

Xây dựng chuyên đề

2/2019 - 4/2019

Đề cương

2

Nghiên cứu cơ sở lý luận

4/2019 – 7/2019

Chương 1

3

Bảo vệ chuyên đề

8/2019


Chương 2

4

Nghiên cứu thực trạng dạy tiếng 8/2019
Anh giao tiếp tại trường ĐH
CNTT

5

Đề xuất biện pháp và áp dụng 9/2019

Chương 3

thực nghiệm
6

Thống kê kết quả thử nghiệm

10/2019

Chương 3

7

Hoàn thành luận văn

11/2019-01/2020

Chương 3 & 4


8

Phản biện luận văn

2/2020

9

Bảo vệ luận văn

3/2020

10

Hoàn thiện luận văn theo đóng 3/2020
góp ý kiến của Hội đồng

11

Nộp luận văn

3/2020

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học tiếng Anh giao tiếp theo quan điểm sư
phạm tương tác
Chương 2: Thực trạng dạy học tiếng Anh giao tiếp ở trường ĐH CNTT

Chương 3: Biện pháp dạy học tiếng Anh giao tiếp vận dụng quan điểm sư
phạm tương tác
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP
THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC
1.1. TỔNG QUAN
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Trong lịch sử của nhân loại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố, vai trò
cũng như các mối quan hệ tương tác của các thành tố trong hoạt động dạy học. Tư
tưởng dạy học tương tác xuất hiện từ khi con người nhận thức được tầm quan trọng
của giáo dục và luôn muốn kiếm tìm những cách thức để nâng cao hiệu quả học tập
của mình.
Tác phẩm “Lí luận dạy học vĩ đại” (1633–1638) của nhà giáo dục lỗi lạc người
Tiệp Khắc J.A Komensky (1592-1670) đã khẳng định vai trò quan trọng của người
dạy, người học, và mơi trường dạy học. Ơng chỉ ra các phương pháp dạy học như:
dạy học phải gắn liền với sự vật cụ thể, dạy học tương tác, và dạy học đảm bảo tính
trực quan. Q trình dạy học phải phù hợp với người học và sự hiểu biết là do các
giác quan đem lại…Tác phẩm cịn trình bày tư tưởng cấp tiến, khoa học về mơ hình
giáo dục hiện đại. Tư tưởng sư phạm của ơng vẫn cịn tác dụng cho đến ngày nay [17,
tr.9].
Tác phẩm “Con người, kiến thức và giáo dục” (1774) của nhà giáo dục người
Pháp Helvétius (1715 – 1771) đã chỉ ra có một sự tương đồng về tiếp nhận kiến thức
giữa mọi người với điều kiện giáo viên có khả năng kiểm sốt được môi trường xung

quanh của học sinh [6, tr.162]. Tác giả cho rằng ngoài hai yếu tố người dạy và người
học thì nhân tố mơi trường dạy học cũng cực kì quan trọng.
Nhà triết gia và là nhà giáo dục người Mỹ, John Dewey (1859-1952) cho rằng
giáo viên cần phải xem trọng vốn kiến thức sẵn có của mỗi học sinh, học đường khơng
chỉ bao gồm lớp học mà cịn là ở phòng đọc sách, sân vườn, v.v.. Để tăng hiệu quả
học tập, ông đề nghị học sinh nên làm việc theo nhóm, có sự tương tác, thảo luận

8


trong nhóm [6, tr.249].
Trong lý thuyết dạy học biện chứng, nhà tâm lý học L.X.Vygotsky (1896 –
1915) đã cho rằng cơ chế của việc học là cơ chế kết hợp giữa học cá nhân và học hợp
tác, dạy học là sự hợp tác hai chiều giữa thầy và trò. Thầy đóng vai trị hướng dẫn,
đạo diễn và trị tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo [20, tr.9]. Quan điểm dạy học tương
tác phát triển của L.X.Vygotsky đã mở ra một trào lưu dạy học mới – dạy học tích
cực.
Trong tác phẩm “Tiến tới một sư phạm học tương tác” (2001) của hai tác giả
người Canada là Jean Marc Denommé và Madeleine Roy đã nói tới một trường phái
sư phạm học tương tác cùng nền tảng lý luận của nó và mở ra một quan điểm sư phạm
tương tác với cấu trúc là một “bộ ba” gồm: người học, người dạy và mơi trường. Cịn
nội dung kiến thức như là một yếu tố khách quan mà người dạy muốn hướng người
học chiếm lĩnh. Thêm vào đó, tác giả cịn phân tích kĩ người học phải học như thế
nào, địi hỏi giáo viên cần có kiến thức hiểu biết về hệ thần kinh nhận thức của người
học, tính năng động của nó để phối hợp tốt hơn các mối liên hệ qua lại giữa người
học, người dạy và môi trường trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Tuy nhiên, tác phẩm
vẫn còn một số mặt hạn chế như chưa chỉ ra bằng cách nào, công cụ ra sao để nhà sư
phạm phát huy tác động tích cực của mơi trường đến người học và hoạt động học của
họ cũng như hạn chế tác động khơng có lợi của mơi trường đến người học và phương
pháp học của họ [9].

Trong tác phẩm “Một tiếp cận tương tác tới ngôn ngữ sư phạm” (2001) của hai
tác giả Brown – Douglas H. đã đưa ra nhiểu biện pháp giúp giảng viên tận dụng tối
đa thời gian lên lớp để hướng dẫn sinh viên tự học, tự rèn luyện: (a) Sử dụng thời
gian trong lớp học để hướng dẫn và tương tác với sinh viên; (b) Khơng lãng phí thời
gian cho những hoạt động mà sinh viên có thể tự học, tự luyện tập ở nhà; (c) Giảm
bớt vai trò của bài thi và nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực mà sinh viên đạt
được; (d) Khuyến khích sinh viên có những chiến lược học tập, rèn luyện bên ngoài
lớp học; (e) Cung cấp nhiều cơ hội học tập, rèn luyện thêm bên ngoài lớp học cho
sinh viên và (f) Thành lập câu lạc bộ và có những hoạt động thường xun, bổ ích.

9


Thêm vào đó, liên quan đến sự tương tác trong giao tiếp tác giả nói rằng “ tương tác,
thật sự là cốt lõi hay còn gọi là tim mạch của sự giao tiếp: nó là tất cả những gì của
sự giao tiếp khi nói về” [29]. Nghiên cứu cũng chỉ ra ý nghĩa tương tự của tương tác
trong lớp học, định nghĩa lớp học tương tác theo một quy trình bao gồm hai chiều
giữa những người tham gia trong quá trình học. Người dạy gây ảnh hưởng đến người
học và ngược lại.
Trong cơng trình nghiên cứu của Diallo Sessoms (2008) cho rằng dạy học tương
tác là sự kết hợp của việc dạy và học tương tác được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ.
Việc kết hợp các công cụ tạo ra một môi trường tương tác, cho phép người dạy có cơ
hội để dạy trong một mơi trường dạy học tương tác [47].
Ngoài những tác giả trên, phải kể đến những nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc
Viện Đại học Đào tạo Giáo Viên (IUFM) ở Greonoble (Pháp) như C. Margolinas, R.
Douady, M. Artigue, Clause Comiti, Guy Brouseau…đã thiết kế các phương pháp
dạy học dựa trên sự tương tác của các cá nhân trong tập thể lớp học. Họ xác nhận cấu
trúc hoạt động dạy học bao gồm bốn nhân tố: Học (Người học); Dạy (Người dạy);
Kiến thức (khái niệm khoa học); Môi trường (Điều kiện dạy học cụ thể). Họ đã đặt
cơ sở khoa học cho những tác động sư phạm, thúc đẩy hoạt động học của học sinh

lên mức cao, mà vẫn không làm lu mờ, hạ thấp vai trò của thầy giáo với tư cách là
người “khởi xướng” và cũng là người “kết thúc” một tình huống dạy học [21, tr.117].
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này thì yếu tố mơi trường chưa được phân tích một
cách bao quát hết các khía cạnh và các mặt khác nhau của môi trường dạy học.
Malamah - ThomasA. (1987) cho rằng mỗi tình huống tương tác đều tiềm ẩn
khía cạnh hợp tác và xung đột. Tình huống diễn ra và phát triển theo hướng nào phụ
thuộc vào thái độ tham gia của các bên liên quan cũng như dựa trên sự thấu hiểu về
thái độ và sự chú ý về nhau. Tóm lại, chỉ khi có sự hợp tác giữa hai bên khi giao tiếp
thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong khi học cùng nhau [40]. Tác giả cịn cho rằng
sự tương tác có được là nhờ vào hai yếu tố biểu đạt ngơn ngữ có lời và khơng lời
trong đó yếu tố khơng lời đóng vai trị quan trọng như là một phần của ngơn ngữ. Một
điều mà làm cho lớp học khác với các tình huống xã hội khác chính là mục đích sư

10


phạm cơ bản. Người dạy sử dụng nhiều thời gian để nói chuyện, giảng bài, hỏi các
câu hỏi, và đưa ra sự hướng dẫn, v.v. Người dạy không chỉ sử dụng ngôn ngữ cho
việc thực hiện các chức năng giảng dạy mà cịn dùng chúng để minh họa hay mơ tả
các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh lớp học.
Theo Bygate, giao tiếp là một trong những kỹ năng mang tính phản xạ, giúp
người học sử dụng được ngoại ngữ để bày tỏ ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc với người
đối diện, người nghe [30]. Kỹ năng giao tiếp cũng góp phần củng cố thêm kỹ năng
nghe của người học, giúp tăng cường vốn từ vựng và luyện tập các kỹ năng khác có
liên quan.
Nhà ngơn ngữ học Khamkhien cho rằng giao tiếp là một trong những kỹ năng
quan trọng nhất khi học một ngoại ngữ, trong đó có ngơn ngữ tiếng Anh [38].
Celce-Murcia M – Olshtain E cho rằng ở nhiều góc độ khía cạnh khác nhau thì
kỹ năng giao tiếp tiếng Anh được xem như là một kỹ năng khó nhất để đạt được khi
đề cập đến sự lưu lốt trong giao tiếp, bởi nó địi hỏi người học phải tích hợp nhiều

kỹ năng cùng lúc như cách sử dụng từ vựng, sử dụng ngữ pháp, và cịn cả kiến thức
xã hội có liên quan đến chủ đề luyện tập và thực hành để tạo nên một cuộc trị chuyện
[31].
Ngồi ra, Wongsuwana cho rằng kỹ năng giao tiếp có thể được nâng cao thơng
qua việc rèn luyện thường xun, “nó khơng phụ thuộc vào tài năng”. Chính lẽ đó,
phương pháp luyện tập cùng với q trình SV rèn luyện thường xuyên sẽ quyết định
mức độ tiến bộ của SV. Thêm vào đó, sự tiến bộ này có thể được tích lũy dần dần
theo thời gian bằng cách luyện tập thường xuyên trong lớp học cùng với bạn bè, GV,
và đồng thời cả việc rèn luyện bên ngoài lớp học cũng như là ngoài giờ học của SV
[48].
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của giáo dục, vấn đề về phương
pháp giảng dạy ngoại ngữ cũng rất được quan tâm. Ngoại ngữ có vai trị và vị trí quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của dất nước. Trong đó,
tiếng Anh được xem là ngơn ngữ tồn cầu cũng như là ngơn ngữ trong văn hóa thế

11


hệ trẻ quốc tế [31]. Trước nhu cầu to lớn đó, các hội thảo trong và ngồi nước đã
được tiến hành để nâng cao phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Và quan điểm sư phạm
học tương tác là một trong những đề tài được các nhà giáo Việt Nam trao đổi rất nhiều
trong thời gian gần đây.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, vào năm 2000, tư tưởng sư phạm học tương tác đã
được J.M. Denommé và M. Roy giới thiệu. Trong các tài liệu sư phạm của Liên Xô,
Đức và Việt Nam trước đây, người ta đã nói nhiều đến tương tác Dạy-Học.
Vào năm 1992 tại Huế, trong lý thuyết tình huống mơn tốn của nhóm tác giả
người Pháp là G. Brousseau, C. Margolinas, … nghiên cứu về sự tương tác giữa các
yếu tố của hoạt động dạy học cũng đã được phổ biến. Tuy nhiên, khơng lâu sau đó,
năm 1995, tại trường ĐHSP TP.HCM, trong hội thảo didactic của những người nói

tiếng Pháp thì thuật ngữ sư phạm học tương tác mới được biết đến.
Trong cuốn sách “Dạy học và PPDH trong nhà trường”, tác giả Phan Trọng Ngọ
(2005) nêu ra ảnh hưởng của tương tác giữa người dạy, người học và đối tượng dạy
học [19]. Hoạt động dạy học tương tác được quy về các hoạt động định hướng, giúp
đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên các hoạt động của người học. Sự tác động của
đối tượng học với người học là trực tiếp, hai chiều, đây là tương tác đa phương. Tác
giả cũng đã chỉ ra các phương pháp tổ chức dạy học tương tác gồm: Các phương pháp
đóng kịch, các PPDH bằng trị chơi, và DHTT theo lý thuyết lịch sử văn hóa về sự
phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của L.X.Vygotsky. Tác giả khẳng định rằng
trong bất kì quá trình dạy học nào cũng tồn tại sự tương tác giữa ba yếu tố: người dạy,
người học, và đối tượng dạy học.
Khi đề cập đến môi trường dạy học theo phương pháp SPTT, tác giả Nguyễn
Thị Bích Hạnh (2006) khoa Tâm lý Giáo dục học trường Đại học Sư Phạm thành phố
Hồ Chí Minh, đã khẳng định khả năng ứng dụng quan điểm dạy học tương tác này
vào quá trình dạy và học bởi các yếu tố cấu thành hoạt động dạy học gồm: Kiến thứcHọc-Dạy-Môi trường. Mỗi yếu tố trên đảm nhận chức năng riêng biệt nhưng luôn
luôn tồn tại và gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Mơi trường bàn đến ở đây
được hiểu là các tình huống dạy học do người dạy tạo ra cho người học hoạt động,

12


cải biến và thích nghi [14].
Trong cuốn sách “PPDH truyền thống và đổi mới”, tác giả Thái Duy Tuyên
(2010) cũng trình bày những khái niệm của phương pháp sư phạm học tương tác, các
dạng bài học trong sư phạm học tương tác và các dạng tương tác trong dạy học [22].
Ông đặc biệt nhấn mạnh sự quan tâm đến khái niệm tương tác giữa 3 yếu tố là người
học, người dạy, và môi trường. Cụ thể là sự tương tác thầy - trị, tương tác mơi trường
- trị, tương tác mơi trường - thầy - trị. Những điểm tích cực và hạn chế cũng được
tác giả nêu rõ nhằm mục đích đưa ra các biện pháp cho những vấn đề gặp phải.
Trong cuốn sách “Phương pháp và công nghệ dạy học trong mơi trường SPTT”

của tác giả Phó Đức Hồi (2011) đã giới thiệu mơ hình sư phạm tương tác và dạy học
tích cực trong mơi trường sư phạm tương tác [18]. Thêm vào đó, tác giả cũng đã giới
thiệu một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử theo quan điểm sư phạm tương tác
cũng như chỉ ra được các PPDH tích cực áp dụng vào dạy học trong môi trường SPTT
và CNTT.
Trong luận án tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Phạm Quang Tiệp (2013) đã
nghiên cứu về đề tài “Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo GV tiểu học trình độ
đại học”. Tác giả thiết kế 5 mơ hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu làm mẫu –
luyện tập, theo kiểu khuyến khích - tham gia, kiểu thơng báo – tiếp nhận, kiểu kiến
tạo – tìm tịi, kiểu tình huống - nghiên cứu [20]. Tuy rằng quan niệm dạy học tương
tác được nghiên cứu, vận dụng ở những bình diện khác nhau với đối tượng người học
khác nhau, nhưng đều khẳng định mức độ và giá trị của dạy học tương tác đem lại
hiệu quả khả quan.
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Thanh Hương (2015) đã nghiên cứu đề
tài “Phương pháp dạy học tương tác và hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ”. Tác giả
đã dưa ra 9 phương pháp dạy học tương tác được ứng dụng trong giảng dạy ngoại
ngữ và vai trò trong giảng dạy của các phương pháp nêu trên. Tác giả cho rằng phương
pháp dạy học tương tác là một chuỗi kích thích và phản ứng của các thành tố (người
dạy – người học – môi trường) nhằm giải quyết các vấn đề truyền thụ, tiếp nhận và
sử dụng kiến thức trong hoạt động dạy học. Tác giả còn cho rằng phương pháp dạy

13


học tương tác khắc phục nhiều nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống.
Nó đã làm tăng tính tự chủ và độc lập của người học trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ
và phát triển môi trường học ngoại ngữ một cách tích cực. Đồng thời phương pháp
này cũng tạo cơ hội cho người học có thể tiếp thu và thực hành ngoại ngữ một cách
trực tiếp [7].
Khi đề cập đến thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ

trường đại học Vinh, các tác giả Nguyễn Thị Lành – Phạm Thị Lương Giang –
Nguyễn Thị Phương Thảo (2018) đã chỉ ra rằng năng lực tiếng Anh của sinh viên
không chuyên ngữ tại Trường Đại Học Vinh (cho dù đã học tiếng Anh từ các cấp
dưới từ 7-10 năm) vẫn còn rất hạn chế [15]. Các tác giả đưa ra nguyên nhân có thể
xuất phát từ các nguồn khác nhau: từ người dạy, từ chương trình, và từ bản thân người
học. Từ thực tế này, những nhà giáo dục, bao gồm những người xây dựng chương
trình, các nhà giáo, … cần lưu ý đến năng lực thực sự của người học để có những
hướng đi phù hợp. Một trong những giải pháp đó là cung cấp nguồn dữ liệu mở cho
người học và thay đổi cách đánh giá cũng như tạo môi trường học tập cộng đồng cho
người học. Bên cạnh đó, mục tiêu đào tạo cho chương trình tiếng Anh tại các trường
đại học cũng cần được quan tâm, xem xét để kết quả đào tạo được khả quan hơn.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Phương pháp dạy học
“Phương pháp” là một thuật ngữ thuộc về phạm trù triết học. Phương pháp được
hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết
những nhiệm vụ nhất định.
Thuật ngữ “Méthodos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là con đường nghiên cứu,
một lý thuyết, một học thuyết. Ngày nay ta hiểu phương pháp là một tập hợp những
cách thức những thủ thuật hoặc thao tác lý thuyết hay thực hành nhằm nhận thức thực
tiễn hoặc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó [21, tr. 158].
“Dạy học” theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2009): “Dạy học là một hoạt động
đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm cuộc sống, trên cơ sở đó
hình thành phát triển nhân cách của người học. Đó là sự vận động của một hoạt động

14


×