Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Vấn đề an sinh xã hội trên báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.65 KB, 26 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI TRÊN BÁO CHÍ HIỆN
NAY
*Khảo sát thực trạng báo chí về đề tài “an sinh xã hội” như sau:
- Đối tượng khảo sát: 03 trang báo mạng điện tử hàng đầu hiện nay
(1) Báo Thanh niên
(2) Báo Tuổi trẻ
(3) Báo Vietnamplus

/> /> />
- Thời gian khảo sát: 01 tuần (từ ngày 24/8/2021 đến ngày 31/8/2021)
- Cách thức khảo sát: tổng hợp số lượng bài viết về đề tài An sinh xã hội trên 3 tờ
báo nói trên để từ đó đưa ra bảng số liệu tổng hợp và đánh giá về thực trạng
cũng như các vấn đề đặt ra liên quan.
*Phân công thực hiện:
STT

Công việc

01

Đếm số lượng bài viết về an sinh xã hội trên báo
Thanh niên (đếm số lượng phân ra trong từng
chuyên mục, từng đề tài,...)
➦ Có nhận xét

02

Đếm số lượng bài viết về an sinh xã hội trên báo
Tuổi trẻ (đếm số lượng phân ra trong từng chuyên
mục, từng đề tài,...)


➦ Có nhận xét

03

Đếm số lượng bài viết về an sinh xã hội trên báo
Vietnamplus (đếm số lượng phân ra trong từng
chuyên mục, từng đề tài,...)
➦ Có nhận xét

04

Những khái niệm liên quan tới an sinh xã hội và
báo chí về an sinh xã hội

05

Thực trạng báo chí về an sinh xã hội hiện nay

Phân cơng

1


06

Những vấn đề/thách thức đặt ra & Giải pháp

ĐÁNH GIÁ
● Các thành viên trong nhóm đều đã hồn thành tốt cơng việc được giao.
Phần nghiên cứu của nhóm đều được nhóm trưởng tổng hợp và hồn

thiện cuối cùng, nhóm đã kết hợp ăn ý trong quá trình làm việc.
● Đánh giá xếp loại nhóm: A+

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC

3

I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÁO CHÍ AN SINH XÃ HỘI HIỆN NAY
TRÊN 3 TỜ BÁO THANH NIÊN, TUỔI TRẺ VÀ VIETNAMPLUS
1. Tổng quan
2. Số liệu chi tiết
2.1. Báo Thanh niên
2.2. Báo Tuổi trẻ

4
4
4
4
5

II. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ AN SINH XÃ HỘI & BÁO CHÍ VỀ AN
SINH XÃ HỘI
1. An sinh xã hội
1.1. Khái niệm và 4 trụ cột chính trong chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam
1.2. Thành tựu về an sinh xã hội tại Việt Nam
1.3. Những thách thức về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

2. Báo chí về an sinh xã hội
2.1. Hệ thống báo chí hiện nay ở Việt Nam
2.2. Báo chí với các vấn đề an sinh xã hội hiện nay

8
8
8
9
11
12
12
14

III. THỰC TRẠNG BÁO CHÍ AN SINH XÃ HỘI HIỆN NAY (QUA KẾT QUẢ KHẢO
SÁT)
17
1. Đa dạng nhóm đề tài bài viết phản ánh về an sinh xã hội trong thời kỳ dịch bệnh qua đó
cho thấy được đường lối, chính sách an sinh của Nhà nước
17
2. Số lượng bài viết an sinh xã hội ở các mặt báo đều ở mức cao
18
3. Chất lượng bài viết phản ánh an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, chú trọng
19
4. Phương thức thể hiện bài viết sáng tạo, sử dụng nhiều yếu tố đa phương tiện làm nổi
bật bài viết
20
KẾT LUẬN
21
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
1. Những thách thức của báo chí về an sinh xã hội

2. Một số giải pháp cho báo chí về an sinh xã hội

22
22
23


I.KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BÁO CHÍ AN SINH XÃ HỘI
HIỆN NAY TRÊN 3 TỜ BÁO THANH NIÊN, TUỔI TRẺ VÀ
VIETNAMPLUS
Trong thời gian 7 ngày (từ ngày 24/8/2021 đến ngày 31/8/2021), số liệu
khảo sát (số lượng) mà nhóm đã thực hiện trên 3 đối tượng: Thanh niên, Tuổi
trẻ và Vietnamplus đã cho thấy kết quả cụ thể như sau:
1. Tổng quan
- Các bài viết về đề tài an sinh xã hội đều chủ yếu thuộc thể loại Tin, trong đó bao
gồm đa số các bài tin sâu (cung cấp thông tin một cách chi tiết, trả lời đầy đủ
5W-1H về tin phản ánh).
- Các nhóm bài viết về gói hỗ trợ người dân trong mùa dịch chiếm phần lớn trên
Báo Thanh niên & Tuổi trẻ.
- Ngoài ra các bài viết về an sinh xã hội đều xoay quanh tình hình dịch bệnh hiện
nay, đều phản ánh đưa thơng tin về những chính sách, cách thức hỗ trợ của Nhà
nước, chính quyền các tỉnh/thành phố và các tổ chức xã hội để đảm bảo về đời
sống an sinh của người dân.
2. Số liệu chi tiết
2.1. Báo Thanh niên
(đơn vị: bài)
CHUYÊN
MỤC

31/8


30/8

29/8

28/8

27/8

26/8

25/8

24/8

Thế giới

0

0

0

0

2

1

1


0

Văn hóa

1

1

2

1

2

1

0

1

Tài chính Kinh doanh

8

5

3

3


4

4

1

4

Giáo dục

2

2

2

3

0

2

1

3

Thời sự

12


18

22

12

13

10

4

17

23

26

29

19

21

18

7

25


TỔNG
(NGÀY)


Qua bảng số liệu trên, cho thấy:
● Tổng số lượng bài viết: 168 bài
● Trong đó, chuyên mục chiếm tỉ lệ bài viết cao nhất là Thời sự (chiếm
64,29 %)
Nhận xét:
● Con số này phản ánh mức độ quan tâm của báo chí trong vấn đề an sinh
xã hội ngày nay, đặc biệt trong tình hình Covid-19 hiện tại càng nâng cao
số lượng các bài báo về đề tài này để thể hiện mức độ quan tâm cũng như
cho thấy việc đảm bảo an sinh xã hội của người dân trong tình hình cuộc
sống hiện nay là quan trọng hơn bao giờ hết, trong số đó có đa số các bài
viết đề tài đảm an sinh xã hội trong mùa dịch Covid-19 (các gói cứu trợ
vào mùa dịch, hỗ trợ người dân bão lũ thiên tai, các phương thức xét
nghiệm toàn dân, diện rộng, giảm thiểu F0,...)
● Trong mục thời sự thì báo Thanh niên đã phát triển mục “Dân sinh” với
số lượng bài viết mỗi ngày trung bình 5-10 bài/ngày.
2.2. Báo Tuổi trẻ
(đơn vị: bài)
CHUYÊN
MỤC

31/8

30/8

29/8


28/8

27/8

26/8

25/8

24/8

Thời sự

4

6

2

1

8

9

5

3

Nhịp sống

trẻ

1

0

0

2

0

0

0

0

Sức khỏe

0

4

2

2

2


1

0

1

Bạn đọc

0

3

0

0

1

4

0

0

Kinh
doanh

7

4


6

11

4

7

8

10

Văn hóa

1

0

0

0

0

0

0

0


Giáo dục

3

2

5

2

4

0

1

2

Thế giới

2

3

3

0

0


2

3

1

18

22

18

18

18

23

17

17

TỔNG
(NGÀY)


Qua bảng số liệu trên, cho thấy:
● Tổng số lượng bài viết: 151 bài
● Trong đó, chuyên mục chiếm tỉ lệ bài viết cao nhất là Thời sự (chiếm

23,8%).
● Ngày có nhiều bài viết về đề tài an sinh xã hội nhất là ngày 26/8/2021 với
23 bài viết trong ngày.
Nhận xét:
● Nội dung tin chủ yếu: những chính sách hỗ trợ, túi an sinh cho người dân
gặp khó khăn trong thời gian dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ giảm học phí,
vaccine để tiêm cho học sinh trở lại trường học, các túi thuốc an sinh,
vaccine và vấn đề đi chợ trong thời gian giãn cách,…
● Tần suất bài đăng giữa các ngày không đồng đều. Các mục như Nhịp
sống trẻ, Văn hố,... có tần suất đăng bài thấp (1 bài/ tuần).
● Các bài chủ yếu sử dụng văn bản và hình ảnh mà chưa có nhiều yếu tố đa
phương tiện khác như audio, video,….
2.3. Báo Vietnamplus
(đơn vị: bài)
CHUN
MỤC

31/8

30/8

29/8

28/8

27/8

26/8

25/8


24/8

Tín dụng nơng
thơn

0

0

0

0

0

0

0

1

Xã hội

5

7

4


5

5

4

6

7

Y tế

6

5

3

0

4

2

4

3

Doanh nghiệp


1

0

0

0

0

2

0

1

Kinh tế

0

0

0

0

0

0


0

1

Kinh doanh

0

0

0

0

0

0

0

1

Thị trường

1

0

0


0

0

0

1

0

Tài chính

1

2

0

0

0

0

1

0

Chính trị


0

0

2

0

2

1

2

0

Cơng nghệ

0

0

0

0

0

1


0

0

Giáo dục

0

0

0

1

1

0

0

0

Đời sống

0

0

0


1

0

0

0

0

Pháp luật

0

0

1

0

0

0

0

0

14


14

10

7

12

10

14

14

TỔNG
(NGÀY)


Qua bảng số liệu trên, cho thấy:
● Tổng số lượng bài viết: 91 bài
● Trong đó, chuyên mục chiếm tỉ lệ bài viết cao nhất là Xã hội với 43 bài
(chiếm 47,3%).
● Các bài viết về đề tài an sinh xã hội có tần suất đều theo ngày, từ 7-14
bài/ngày được đăng tải đều.
Nhận xét:
● Trong thời điểm dịch Covid nên số bài về an sinh xã hội được đẩy mạnh.
● Các nhóm đề tài viết về an sinh xã hội rất đa dạng.
● Có thể thấy tần suất xuất hiện nhiều nhất là ở nhóm đề tài: "Y tế; Xã hội".
● Báo Vietnamplus đã rất chú trọng quan tâm tới quyền lợi của người dân
trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng qua các loạt bài viết về an sinh xã

hội đa dạng ở nhiều mảng đề tài.


II.NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ AN SINH XÃ HỘI & BÁO
CHÍ VỀ AN SINH XÃ HỘI
1. An sinh xã hội
1.1.Khái niệm và 4 trụ cột chính trong chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam
An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước
và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có
được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch
vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,...
thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của
Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở
rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các
nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc
gia trên thế giới.
Theo đó, chính sách an sinh xã hội tại Việt Nam cần tập trung vào 4 nội
dung chính như sau:
Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và
giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và
hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối
thông tin thị trường lao động.
Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy
giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hồn cảnh đặc thù và hỗ trợ
đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả
năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thơng
qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ

bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.


1.2. Thành tựu về an sinh xã hội tại Việt Nam
Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát
triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm
lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và
đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không
ngừng cuộc sống của người dân. Cụ thể:
Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, với
thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước và
quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn
luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh
trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, giữa
đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.
Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện
nghèo, xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo, theo đó
nhiều chính sách về an sinh xã hội được ban hành.
Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã
thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh
giá cao, nhất là xóa đói, giảm nghèo cho nơng dân ở miền núi, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện các chính
sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư, Việt Nam là một trong những
quốc gia đã hoàn thành sớm các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, nhận được
những đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Dù cịn có những hạn chế và
bất cập so với u cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng kết quả, thành tích
mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực
hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám, chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc
các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức

sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội,


quan tâm tới các đối tượng yếu thế... là những minh chứng về những tiến bộ
đáng kể thực hiện an sinh xã hội.
Thứ hai, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện để bảo đảm
quyền an sinh xã hội cho mọi người dân.
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền an sinh xã hội cơ bản
cho người dân (Điều 34: “Cơng dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”;
Điều 59: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã
hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”). Bộ Luật Lao động sửa đổi (năm 2012)
tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiện hoạt động của các
đối tác tham gia thị trường lao động (Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi
giới trung gian và người lao động); tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với
người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ tạo việc
làm. Luật Việc làm (ban hành lần đầu, năm 2013) lần đầu tiên Việt Nam có Bộ
Luật hướng đến khu vực kinh tế phi chính thức; tiếp tục mở rộng cơ hội cho
người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (mọi lao động làm việc trong các
doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đều bắt buộc tham gia
bảo hiểm thất nghiệp). Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (năm 2013) chuyển từ bao
phủ toàn dân sang bảo hiểm y tế bắt buộc đối với toàn bộ dân cư; mở rộng sự
tham gia của người dân vào bảo hiểm y tế (hồn thiện chế độ đóng, chế độ
hưởng và điều kiện hưởng bảo hiểm y tế); mở rộng đối tượng được Nhà nước
bảo hộ một phần và toàn phần để tham gia bảo hiểm y tế. Luật Bảo hiểm xã hội
sửa đổi (năm 2014) mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với
người lao động làm việc có hợp đồng từ 1 tháng trở lên; tăng cường chế tài đối
với việc trốn đóng bảo hiểm xã hội; hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tự
nguyện theo hướng linh hoạt và phù hợp với điều kiện về việc làm và thu nhập
của lao động trong khu vực phi chính thức; đề xuất giải pháp khuyến khích
người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội; hiện đại hóa

cơng tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng.


Nếu như năm 2012 tổng chi cho an sinh xã hội bằng 5,88% GDP thì đến năm
2015 con số này tăng lên khoảng trên 6,6% GDP. Mặc dù trong điều kiện kinh
tế khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước khơng giảm đi bất cứ một chính sách,
khoản chi nào dành cho an sinh xã hội mà còn tăng lên; thực hiện hiệu quả các
chính sách xã hội từ nhiều nguồn lực trong đó các nguồn lực chính là nguồn lực
nhà nước, nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA, các chương trình viện trợ
khơng hồn lại của nước ngồi), nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức
và nguồn lực từ trong nhân dân.
Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo theo
chuẩn Quốc gia còn dưới 6%; đời sống của người dân, nhất là người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế được cải thiện và nâng cao.
Đa số người dân có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dưới 2%; tỷ lệ người lao
động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 20%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt
17%. Đa số người lao động đã tiếp cận được y tế cơ sở, tỷ lệ tham gia bảo hiểm
y tế trên 71,6%; khoảng 3% người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ
tiền mặt hằng tháng và các hình thức khác; cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi, cấp tiểu học và trung học cơ sở; tình trạng nhà ở, nước
sạch và thơng tin được cải thiện đáng kể.
1.3. Những thách thức về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế, nhiều vấn đề kinh tế - xã
hội bức xúc, mới phát sinh chưa được giải đáp một cách toàn diện cả về lý luận
và thực tiễn. Hệ thống chính sách, luật pháp về an sinh xã hội theo mơ hình Nhà
nước phúc lợi chưa theo kịp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và xu hướng
phát triển của quốc tế.



Thứ hai, các nguy cơ rủi ro kinh tế, xã hội và mơi trường ngày càng có xu
hướng tăng. Đặc biệt, khí hậu tồn cầu biến đổi kèm theo hiện tượng nước biển
dâng đặt ra những thách thức mới về an sinh xã hội.
Thứ ba, xu hướng già hóa dân số đặt ra thách thức về tính bền vững của
chính sách an sinh xã hội hiện hành.
Thứ tư, cịn có nhiều bất cập về mức hưởng lợi giữa các nhóm dân cư,
nhất là với nhóm người nghèo, người dân tộc ít người sống ở vùng sâu, vùng xa.
Hệ thống dịch vụ xã hội còn nhiều yếu kém, chưa bền vững.
Thứ năm, quyền thụ hưởng các chính sách an sinh của người dân, nhất là
các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương chưa được bảo đảm.
2. Báo chí về an sinh xã hội
2.1. Hệ thống báo chí hiện nay ở Việt Nam
Hệ thống truyền thông đại chúng là phương tiện của các thiết chế xã hội
nhằm đảm bảo phổ biến thông tin trên quy mơ đại chúng. Đó là cơng cụ để
truyền bá tư tưởng, các chính sách, đường lối của giai cấp thống trị, ở Việt Nam,
đó là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đồng thời là cầu nối
hữu hiệu giữa các chính sách đó và việc thực thi chính sách đó trong nhân dân.
Hiện nay, hệ thống báo chí trong nước bao gồm các loại hình: báo viết
(báo in), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo mạng (internet) và
thơng tấn xã (Thơng tấn xã Việt Nam). Trong đó, báo viết hiện có khoảng 600
cơ quan báo, tạp chí với 713 ấn phẩm báo chí và hơn 1.000 bản tin, phát hành từ
Trung ương đến địa phương. Hằng năm, số lượng bản báo được phát hành ở
nước ta khoảng 700 triệu bản. Bình quân có 7,5 bản báo/người/ năm. Nhiều tờ
báo cũng đã được xuất khẩu ra nước ngồi thơng qua nhiều loại hình dịch vụ
vận chuyển, kinh doanh báo chí.
Khơng chỉ phát triển về số lượng, hiện nay, tốc độ cập nhật thơng tin của
báo viết đang gia tăng nhanh chóng do nhu cầu của công chúng, điều kiện khoa
học kỹ thuật thuận lợi cũng như môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường.



Hầu hết các trung tâm tỉnh, lị đều nhận và được đọc báo phát hành trong ngày.
Đã xuất hiện một số tờ báo phát hành theo buổi như tờ Tin tức (Thông tấn xã
Việt Nam) và tờ Tin chiều (Hà Nội Mới) phát hành vào các buổi chiều trong
ngày…
Hệ thống phát thanh của nước ta gồm hàng trăm đài phát sóng. Trong đó
có Đài Tiếng nói Việt Nam, 64 đài phát thanh - truyền hình ở các tỉnh, thành
phố, 606 đài phát thanh- truyền thanh cấp huyện... Riêng Đài Tiếng nói Việt
Nam hiện có 6 hệ chương trình gồm 4 hệ chương trình đối nội, 2 hệ chương
trình đối ngoại với tổng thời lượng hiện nay là 197 giờ phát sóng mỗi ngày, phủ
sóng 97% địa bàn dân cư.
Báo hình Việt Nam đang ngày càng mở rộng về quy mô và hình thức. Đài
Truyền hình Việt Nam phát sóng trên 5 kênh: VTV1 (chính trị - tổng hợp),
VTV2 (khoa học- giáo dục), VTV3 (thể thao - văn hố - thơng tin kinh tế - giải
trí), VTV4 (thơng tin đối ngoại và phục vụ cho người Việt Nam ở nước ngoài),
VTV5 (chương trình tiếng dân tộc).
Ngồi ra, trong hệ thống báo hình hiện cịn mở rộng các hãng dịch vụ có
thu phí là các hãng truyền hình cáp Trung ương và các tỉnh, thành phố (TVCV),
truyền hình kỹ thuật số (VTC)...
Các dịch vụ truyền hình đã đến được với khoảng 85% số hộ gia đình
trong nước và hàng triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc xa Tổ quốc.
Internet những năm qua đã phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Hiện có 6
nhà cung cấp dịch vụ kết nối internet và khoảng 20 nhà cung cấp, hơn 50 nhà
cung cấp thông tin và báo điện tử, khoảng 2.500 trang tin điện tử…
Internet có thể được truy cập tại tất cả 64 tỉnh, thành phố. Hiện, đã có
hàng triệu người thuê bao sử dụng dịch vụ internet và hàng chục triệu người đã
từng hoặc thường xuyên truy cập báo mạng. Sự tiện dụng của báo mạng đã cho
phép nâng con số công chúng xem báo mạng lên rất nhiều lần bởi số người truy
cập các báo mạng Việt Nam hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nhờ



hệ thống các trang thông tin, báo mạng Việt Nam, hàng triệu kiều bào Việt Nam
cũng có thể cập nhật thơng tin trong nước từng ngày, từng giờ.
2.2. Báo chí với các vấn đề an sinh xã hội hiện nay
An sinh xã hội là lĩnh vực thông tin quan trọng trên báo chí. Đây là lĩnh
gắn bó chặt chẽ với định hướng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
cả tầm chiến lược và trước mắt. Đồng thời, thông tin An sinh xã hội cũng rất
gần gũi và thiết yếu với đời sống nhân dân. Bởi lẽ, những thơng tin đó bao gồm
hầu hết mọi lĩnh vực liên quan đến những nhu cầu đời sống cơ bản của nhân dân
như: bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
học đường...), lương tối thiểu, lương hưu, trợ cấp (thai sản, ốm đau, tai nạn lao
động...), ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có cơng với nước, trợ cấp đột
xuất cho người gặp nạn do thiên tai, địch hoạ..., trợ cấp hàng tháng cho người
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, các chính sách hỗ trợ việc làm, dạy nghề
cho người lao động thất nghiệp, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng
bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật, đối tượng xã hội (mại dâm, ma
tuý)... để hòa nhập cộng đồng và đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ.
Trong tương lai, mạng lưới An sinh xã hội sẽ tiếp tục được hoàn thiện và
mở rộng, bảo đảm bất kỳ người dân nào cũng có một cuộc sống an toàn nhất.
Như vậy, An sinh xã hội khơng những cần thiết mà cịn ngày càng cần
mở rộng diện tích phản ánh trên báo chí.
Với độ bao phủ rộng, tính định kỳ cao, nhiều độc giả (có tờ phát hành
hàng trăm nghìn bản báo mỗi ngày), báo chí là phương tiện chuyển tải thông tin
An sinh xã hội nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Trên thực tế, người dân biết
thông tin về An sinh xã hội nhiều nhất qua báo chí.
Ngay từ thuở mới ra đời, báo chí cách mạng Việt Nam đã là tiếng nói
mạnh mẽ vì an sinh của người dân và xã hội. Trong những bài viết của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà báo cách mạng vĩ đại đã luôn chọn những đề tài gắn
liền với đời sống nhân dân để làm đối tượng phản ánh. Trong đó, Người bày tỏ



sự quan tâm, đồng cảm sâu sắc trước những cảnh đời cơ cực trong xã hội thực
dân- đế quốc, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh thoát khỏi cảnh lầm than.
Sau này, khi cách mạng giành được thắng lợi, Bác cũng vẫn thường xuyên viết
về những đề tài về đời sống của người nông dân, phụ nữ, trẻ em. Phong cách
viết và chọn đề tài của Người đúng với tâm nguyện cả đời của Bác lúc sinh thời:
"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" (Hồ Chí Minh tồn tập, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 200, tập 4, trang 161). Tư tưởng đó của Người
chính là hình ảnh về một xã hội an sinh hoàn toàn, nơi mỗi người dân đều được
sinh sống an toàn trong một xã hội an toàn, tự do.
Theo gương Bác, những tờ báo hơn 75 năm qua đều luôn coi việc phản
ánh các vấn đề an sinh xã hội là nhiệm vụ chính trị của mình.
Ngày nay, với quy mô ngày càng mở rộng của hệ thống báo chí và số
lượng cơng chúng đơng đảo, báo chí đã và đang có vai trị rất lớn trong việc
tun truyền, phổ biến thông tin đối nội và đối ngoại, trong đó có lĩnh vực An
sinh xã hội. Đồng thời, đây cũng là kênh quan trọng vận động và tận dụng
những nguồn lợi trong nhân dân và bạn bè quốc tế cho các hoạt động an sinh
trong nước.
Có thể khẳng định, hệ thống các chính sách và các hoạt động an sinh xã
hội sẽ đến trực tiếp và nhanh chóng nhất với cơng chúng qua con đường báo
chí. Ngồi ra, bằng các hình thức thể hiện sinh động, người dân sẽ nắm được
các chủ trương, chính sách An sinh xã hội một cách cụ thể và dễ nhớ, dễ hiểu.
Thực tế đã chứng minh, khi xảy ra thiên tai bất ngờ, các phương tiện
thông tin đại chúng sẽ là kênh đầu tiên đưa thông tin dự báo và những công điện
khẩn của Chính phủ đến người dân vùng bị nạn. Ví dụ, lũ lụt ở Thừa ThiênHuế và các tỉnh miền Trung năm 1999, cơn bão Chanchu tháng 5/2006, bão
Xangsane tháng 10/2006... đã được thơng tin nhanh chóng trên chương trình dự
báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam, trên các bản tin các báo in, đài phát



thanh... Đồng thời, các cơ quan báo chí cũng đã đưa tin nhanh chóng cơng điện
khẩn của Thủ tướng Chính phủ đối phó với cơn bão. Sau khi bão tan, nhiều cơ
quan báo chí tiếp tục mở các cuộc vận động ủng hộ vật chất cho đồng bào trong
vùng bão như Đài Truyền hình Việt Nam, báo Thanh Niên... Nhờ sự góp sức
tích cực của báo chí, thiệt hại của cơn bão khủng khiếp đã được hạn chế tối đa,
đồng thời, những người bị thiệt hại cũng được trợ cấp kịp thời.
Mặt khác, báo chí cũng là phương tiện truyền tải nguyện vọng, tâm tư và
hoàn cảnh của nhân dân, thơng tin cho những cơ quan có trách nhiệm và toàn xã
hội những ý kiến của nhân dân và những hồn cảnh cần giúp đỡ. Qua báo chí,
An sinh xã hội không những được hiểu biết sâu sắc hơn, mà cịn được phổ biến
rộng rãi hơn.
Báo chí khơng những truyền tải thông tin về hệ thống An sinh xã hội
trong nước, mà cịn đăng tải những thơng tin về An sinh xã hội các nước trên
thế giới và sự hình thành, phát triển của những “con đường” an sinh mang tầm
cỡ liên quốc gia, khu vực và toàn cầu. Qua đó, giúp các nhà hoạch định chính
sách có thêm những kinh nghiệm và nguồn tin có ích cho cơng việc của mình.


III.THỰC TRẠNG BÁO CHÍ AN SINH XÃ HỘI HIỆN NAY (QUA KẾT
QUẢ KHẢO SÁT)
1. Đa dạng nhóm đề tài bài viết phản ánh về an sinh xã hội trong thời kỳ dịch
bệnh qua đó cho thấy được đường lối, chính sách an sinh của Nhà nước
Khi nói về cụm từ “an sinh xã hội” thì có thể hiểu đây là hệ thống chính
sách, các chương trình của Nhà nước và của các tổ chức xã hội nhằm trợ giúp,
giúp đỡ toàn xã hội, các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm bảo
mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ. Báo chí viết về an sinh xã hội
chính là phản ánh đề tài về các chính sách, chương trình hỗ trợ ấy, giúp đảm bảo
tình hình an sinh xã hội của nhân dân được phản ánh chân thực, khách quan qua
ngòi bút báo chí.

Về các nhóm đề tài cụ thể được phản ánh (có thể nhìn thấy thơng qua số
liệu khảo sát) thì sau đây là 3 nhóm đề tài nổi bật có số lượng và tần suất bài
viết lớn:
(1) Các chính sách/gói hỗ trợ người nghèo trong đại dịch COVID-19
(2) Sự thành lập của các Tổ chức xã hội giúp đỡ người dân trong mùa
dịch bệnh hiện nay
(3) Các phương án hỗ trợ những người dân chịu ảnh hưởng nặng nền
trong thiên tai, bão lũ
Ngồi ra, có thể thấy rằng, báo chí về kinh tế an sinh và xã hội hiện nay
góp phần tun truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ví dụ: Bài viết “Hỗ trợ người dân Gia Lai kẹt ở vùng dịch Covid-19 1
triệu đồng/người” trên báo Thanh niên.
Nội dung bài viết: Mỗi người dân Gia Lai đang kẹt tại vùng dịch Covid19 như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương gặp khó khăn sẽ được tỉnh Gia
Lai hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Báo chí là phương tiện để tuyên truyền đến người dân những chính sách về an
sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Để từ đó, người dân nắm được bắt thông tin


về những chính sách, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước. Điều này góp phần ngăn
chặn và hạn chế việc tiếp nhận những thơng tin khơng chính thống từ các trang
mạng xã hội. Qua đây, người dân cũng thấy được Đảng và Nhà nước ln lắng
nghe và chia sẻ khó khăn với người dân. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh
Covid-19 bùng phát mạnh mẽ thì việc những tờ báo chính thống giúp người dân
an tâm hơn để từ đó cùng chung tay vượt qua đại dịch.
2. Số lượng bài viết an sinh xã hội ở các mặt báo đều ở mức cao
Số lượng bài viết về đề tài an sinh xã hội hiện nay có thể nhìn thấy ở mức
khá cao. Riêng báo Thanh niên trong 1 tuần (24/8-31/8) đã có tới 168 bài báo về
đề tài này, chứng minh một luận điểm rằng đây là đề tài “cấp bách” và “quan
trọng” trong tình hình xã hội hiện nay khi mà nhu cầu an sinh xã hội của người
dân ngày một cần phải chú trọng tăng cao. Báo chí đóng vai trị là tiếng nói của

nhân dân vì vậy việc phản ánh tình hình an sinh xã hội trên mặt báo là nghĩa vụ,
nhiệm vụ của báo chí.
Từ cuối tháng 4/2021 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp,
xuất hiện biến chủng mới, trong đó có biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh
chóng. Biến chủng Delta đang gây ra làn sóng lây lan trên diện rộng tại
TP.HCM. Hiện nay, truyền thơng (báo chí) về thơng tin dịch bệnh hoạt động rất
mạnh mẽ, từ việc thường xuyên cập nhật số ca nhiễm trong nước, số ca hồi phục
và tử vong trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến những tin bài,
phóng sự, câu chuyện, thước phim khắc họa hình ảnh các chiến sĩ áo trắng đang
ngày đêm quên mình vì người bệnh ở tâm dịch đã làm lay động hàng triệu trái
tim; nghĩa cử cao đẹp trong mùa dịch của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa
phương; những người đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch để bảo vệ
“vùng xanh” cho người dân tại Hà Nội… Những thơng tin từ báo chí giúp người
dân biết hành xử đúng đắn, góp phần vào cơng tác phịng, chống dịch, kiểm sốt
tốt tình hình, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.


Tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều mặt của
cuộc sống. Trong tình hình như vậy, vấn đề an sinh xã hội và các giải pháp đảm
bảo cuộc sống của người dân đặc biệt được quan tâm, báo chí cũng khơng là
ngoại lệ. Dưới góc độ phản ánh, báo chí đã nói lên tiếng nói của người dân về
những thiếu thốn, những khúc mắc thiết thực chưa được giải đáp trong mùa
dịch. Đồng thời, báo chí giúp người dân nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm
và giúp đỡ của chính quyền, của các mạnh thường quân,...
Báo chí đã thể hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến
chống dịch Covid-19, đó là, kịp thời phản ánh các chủ trương, chính sách của
Đảng, Chính phủ về cơng tác phịng chống dịch, thể hiện sự chỉ đạo thường
xuyên, liên tục, nhất quán và hiệu quả về công tác này, giúp người dân yên tâm
và tin tưởng về hoạt động phịng chống dịch. Thơng tin của báo chí cơ bản đúng
mực, phù hợp, khơng gây hoang mang, lo lắng cho người dân nhưng cũng

không làm dư luận chủ quan, thờ ơ.
3. Chất lượng bài viết phản ánh an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, chú
trọng
Có thể thấy chất lượng bài viết an sinh xã hội trong khoảng thời gian dịch
bệnh được đầu tư cao, cụ thể ở một số tác phẩm:
Ở bài báo “Túi an sinh xã hội” trên báo Thanh Niên được đầu tư kỹ
lưỡng, tác phẩm kết hợp yếu tố đa phương tiện nhiều kết hợp cả ảnh lẫn video
để giải thích kỹ càng hơn cho người dân hiểu rõ hơn về túi an sinh xã hội. Nội
dung được thể hiện rõ ràng giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận thông tin. Từ đó giúp
người dân biết được những quyền lợi của mình và những lợi ích mà mình được
hưởng.
“TP.Hồ Chí Minh: Mở rộng đối tượng được hưởng gói hỗ trợ an sinh xã
hội” đăng tải trên Vietnamplus, bài báo viết về những nhóm đối tượng ở TP. Hồ
Chí Minh được hưởng gói an sinh xã hội. Bài viết không chỉ đề cập đến những
đối tượng được hưởng gói hỗ trợ mà cịn lồng ghép thêm những thông tin về


tình hình dịch bệnh như lượng xe lưu thơng đã giảm, thông báo không được thu
tiền khi tiêm vacxin…. Trong mỗi phần được chèn thêm những đường link dẫn
sang những bài có vấn đề liên quan đến nội dung được đăng tải giúp độc giả có
thể dễ dàng tìm thơng tin tương tự. Bố cục rõ ràng đầy đủ hợp lý dễ dàng nắm
bắt thông tin.
Nhiều nhà báo thực sự đã “xơng pha” ở những điểm “nóng”, trong các
bệnh viện, ở các khu cách ly, ở biên giới… để có những thơng tin, hình ảnh
chân thực, sống động, phong phú. Thậm chí có trường hợp nhà báo đã bị nhiễm
Covid-19, đủ thấy nhiều người đã tác nghiệp trong tâm thế của những “phóng
viên chiến trường” để kịp thời thơng tin đến bạn đọc, và hơn hết là việc phản
ánh đời sống người dân cũng là điều vô cùng quan trọng để cho thấy tình hình
xã hội theo sát con người, nhân loại của quốc gia.
4. Phương thức thể hiện bài viết sáng tạo, sử dụng nhiều yếu tố đa phương

tiện làm nổi bật bài viết
● Đối với các sản phẩm đưa tin thông thường: Những bài viết này đảm
bảo cung cấp các vấn đề, sự kiện nóng hổi đến cho công chúng. Đây cũng
là dạng bài được sử dụng và sản xuất nhiều nhất, có tần suất dày và được
cập nhật hàng ngày. Hình thức thể hiện dễ thấy nhất là các bài text kèm
ảnh, bài chùm ảnh, video. Đặc điểm chung là có tính thời sự, hình ảnh sự
kiện và nhân vật có thật ngay tại thời điểm thực hiện
● Các sản phẩm tư vấn, giải đáp chuyên sâu: Những sản phẩm này có thể
chia thành những nhóm sau
○ Bài đa phương tiện, có dùng các yếu tố như infographic, longform,
đồ họa hiệu ứng,... để cung cấp các thông tin dễ dàng đến cơng
chúng. Thường có trên các trang báo mạng, trang tin điện tử, trang
web, truyền hình.


○ Bài/chương trình phỏng vấn, talkshow các chuyên gia, nhân vật có
chun mơn, các cấp lãnh đạo,... nhằm giải đáp những khúc mắc
chung của cơng chúng. Thường có trong mọi loại hình báo chí
○ Chương trình livestream, đối thoại trực tiếp giữa các cấp lãnh đạo,
người có chun mơn, chun gia với công chúng. Nhằm dễ dàng
trao đổi, lắng nghe phản hồi, đề cập mọi vấn đề trong công chúng.
Những chương trình này phát sóng thường được nhiều người quan
tâm, phổ biến trên các trang báo điện tử, truyền hình, phát thanh.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích về thực trạng báo chí an sinh xã hội hiện nay kết hợp
cùng số liệu khảo sát nhóm đã thực hiện đánh giá trên 03 tờ báo mạng điện
tử (Thanh niên, Tuổi trẻ, Vietnamplus) đã cho thấy báo chí an sinh xã hội
đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng. Những đề
tài cụ thể liên quan các gói hỗ trợ người dân trong tình hình COVID-19 hay
bão lũ thiên tai, chính sách hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, cung ứng

việc làm,... đều được phản ánh rõ nét trên những bài báo khác nhau. Tuy
nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là cần phải làm gì để tiếp tục đẩy mạnh sự phát
triển của “an sinh xã hội” trong báo chí và xóa bỏ đi rào cản về mặt đề tài
chưa khai thác đủ 4 trụ cột của An sinh xã hội tại Việt Nam cũng như đảm
bảo chất lượng thể hiện đề tài hiện nay. Đó cịn là câu hỏi lớn cần có lời giải
đáp trong tương lai.


IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
1. Những thách thức của báo chí về an sinh xã hội
(1) Thơng tin về an sinh xã hội trên báo chí hiện nay thường tập trung vào các vấn
đề nóng tại các thời điểm khác nhau, được cập nhật dựa trên độ quan tâm của
công chúng nhiều hơn.
Các tuyến bài đưa tin đơn thuần về an sinh xã hội được cập nhật thường
xun trên mọi loại hình báo chí. Tuy nhiên đối với tuyến bài chun sâu, tư
vấn, giải thích, địi hỏi cần thời gian tuyên truyền dài hơi, đầu tư kỹ lưỡng, mất
nhiều thời gian thực hiện sản phẩm. Ví dụ như mở talkshow giải đáp trực tuyến,
viết bài phỏng vấn các chuyên gia,… cần phải tìm hiểu kỹ vấn đề và liên hệ các
chuyên gia, khách mời đảm bảo chất lượng thơng tin.
Có một số mảng đề tài như giải đáp các câu hỏi về sử dụng Bảo hiểm y
tế, Bảo hiểm xã hội,… chỉ có một đối tượng nhất định. Đây là những mảng luôn
cần phải cập nhật và khai thác kỹ lưỡng (do có tính chất khá phức tạp), cần có
những người hiểu rõ về chúng để giải đáp, cung cấp thông tin. Tuy nhiên công
chúng tiếp nhận chỉ là một bộ phận người có mong muốn tìm hiểu tức thời,
khơng mang tính lâu dài và đều đặn. Đồng thời cũng khơng có lượng cơng
chúng phủ sóng rộng.
(2) Bên cạnh đó, cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu báo chí học nào về
đào tạo, nâng cao nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực An sinh xã hội được cơng
bố. Các giáo trình, tài liệu cần có gồm: tài liệu về An sinh xã hội, cách viết tác
phẩm về đề tài An sinh xã hội…

Những khóa học và tài liệu về An sinh xã hội sẽ giúp các phóng viên tiếp
cận với các kiến thức An sinh xã hội quốc tế, tình hình An sinh xã hội hiện nay
ở Việt Nam và những chiến lược an sinh trong tương lai.
(3) Ngoài ra, trên các tờ báo, hiện mới chỉ có các chun mục về từng khía cạnh
của An sinh xã hội (xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, từ thiện- xã


hội, ưu đãi người có cơng...). Việc thiếu vắng chun trang, chuyên mục về lĩnh
vực An sinh xã hội (trên các tờ báo chuyên ngành An sinh xã hội hoặc những tờ
báo có nhiệm vụ tuyên truyền về lĩnh vực xã hội nói chung) là nguyên nhân dẫn
đến các hạn chế, khó khăn của phóng viên tác nghiệp và cơ quan báo chí nói
chung trong việc phản ánh đầy đủ lĩnh vực này.
(4) Như đã đề cập ở trên, nguồn tài liệu về An sinh xã hội của Việt Nam cung cấp
cho phóng viên chưa đầy đủ. Mặt khác, trong các trường đào tạo báo chí, cũng
chưa có giáo trình, bộ môn riêng về lĩnh vực An sinh xã hội trong các khố học.
Cũng cần nhìn nhận thực tế là phóng viên hiện nay cịn thụ động trong việc
tự nghiên cứu, tìm tài liệu về An sinh xã hội. Do vậy, ngay trong phóng viên
cũng có người chưa bao giờ nghe nói đến thuật ngữ này. Mặt khác, khả năng
ngoại ngữ cũng là rào cản đối với phóng viên trong việc tìm hiểu nguồn tài liệu
về An sinh xã hội từ nước ngồi.
2. Một số giải pháp cho báo chí về an sinh xã hội
Ngày nay, việc nâng cao chất lượng thông tin về An sinh xã hội là cần
thiết nhằm nâng cao chất lượng báo chí nói chung cũng như nhận thức về vấn
đề An sinh xã hội trong cơng chúng báo chí Việt Nam, phục vụ cho q trình
hội nhập và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
An sinh xã hội là nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Thông tin về
An sinh xã hội cũng là nhu cầu khách quan của cơng chúng báo chí. Các thơng
tin có liên quan đến An sinh xã hội đã và đang được tuyên truyền rộng rãi,
thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện nay, đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế- xã hội và

nhu cầu về An sinh xã hội của người dân, hệ thống chính sách của Nhà nước về
An sinh xã hội cũng dần được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Trước thực
tế đó, báo chí phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh nhạy hơn trong việc phản
ánh đúng tầm thông tin về An sinh xã hội.


Từ thực trạng trên, có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục và nâng cao
báo chí an sinh xã hội tại Việt Nam hiện nay như sau:
● Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội. Với tư cách là cơ quan
ngôn luận của Đảng, báo chí có nhiệm vụ thơng tin kịp thời, đầy đủ,
chính xác các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Việc thông tin
về lĩnh vực An sinh xã hội khơng nằm ngồi nhiệm vụ đó, tuy nhiên, báo
chí ngày nay cần tập trung đưa tin về các hoạt động An sinh xã hội tích
cực hơn nữa bởi đây là lĩnh vực mới, cần phổ biến rộng rãi cho công
chúng hiểu rõ ràng và đầy đủ.
● Tham mưu, đề xuất cho cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hệ thống
An sinh xã hội ở Việt Nam. Nhiệm vụ của báo chí khơng chỉ là phản ánh
thơng tin một chiều mà cịn có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ và
cơ quan quản lý Nhà nước các cấp những sáng kiến nhằm hoàn thiện hệ
thống An sinh xã hội ở Việt Nam.
● Thường xuyên đăng tải các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về
An sinh xã hội. Báo chí khơng thơng tin một chiều. Thơng tin trên báo chí
muốn hấp dẫn và có chất lượng cần phải đảm bảo tính đa dạng, phong
phú và gần gũi với cơng chúng. Chính bởi vì ngồi là tiếng nói của Đảng,
báo chí cịn là diễn đàn của đơng đảo các tầng lớp nhân dân. Qua báo chí,
người dân được trực tiếp nói lên tiếng nói của mình. Họ có thể là những
“nhà phê bình” đầy trách nhiệm trước những chính sách mới về An sinh
xã hội, hoặc việc thực thi các chính sách này ở cơ sở, hoặc thái độ, cách
thức làm việc của những người thực hiện chính sách. Qua các bài viết của

bạn đọc, thư tịa soạn, điều tra ý kiến, tổ chức diễn đàn..., những nhà
hoạch định chính sách có một kênh thơng tin rất quan trọng, phản ánh
mọi phản hồi của công chúng đối với các chính sách đã, đang và sẽ được
đưa ra.


● Coi trọng và kịp thời xử lý thông tin phản hồi của công chúng sau khi tiếp
nhận các thông tin về An sinh xã hội trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Đây là nhiệm vụ và đặc điểm của báo chí hiện đại. Theo mơ
hình thơng tin báo chí đầy đủ, phản hồi là bước cuối cùng, cũng là điểm
nối giữa cơng chúng và báo chí. Đây là bước đánh giá chất lượng và tác
động của thông tin sau khi được truyền đi qua các kênh truyền thông đại
chúng.
● Phát hiện, nhân rộng mơ hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực An sinh
xã hội. Có thể nói, trong bất cứ lĩnh vực nào, những điển hình tiên tiến
cũng có những tác động rất tích cực đối với sự phát triển của cả lĩnh vực
đó, đặc biệt khi điển hình được nhân rộng, học tập trong cộng đồng.
● Kêu gọi, vận động cộng đồng, các cơ quan, đơn vị, cá nhân cùng tham gia
vào việc đảm bảo An sinh xã hội. Cùng với việc phát hiện, nhân rộng
điển hình tiên tiến, báo chí cịn có nhiệm vụ kêu gọi, vận động cộng đồng,
các cơ quan, đơn vị, cá nhân cùng tham gia vào hoạt động của mạng lưới
An sinh xã hội.
● Đào tạo phóng viên có nghiệp vụ, hiểu biết về An sinh xã hội. Phóng viên
- nhà báo là những người hoạt động nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực
thông tin đại chúng. Người làm báo ở Việt Nam phải là những “chiến sỹ
trên mặt trận tư tưởng- văn hố”, nên đào tạo một đội ngũ phóng viên có
nghiệp vụ báo chí vững vàng, hiểu biết xã hội sâu sắc là nhiệm vụ của
báo chí cách mạng.
● Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi An sinh xã hội. Để nâng cao
chất lượng và hiệu quả thơng tin An sinh xã hội trên báo chí, khơng thể

bỏ qua vai trị của “đầu mối” thơng tin, đó chính là các cơ quan thực thi
các hoạt động An sinh xã hội. Báo chí vừa lấy các thơng tin từ các cơ
quan này để cung cấp cho công chúng của mình, vừa là diễn đàn chuyển
tải tiếng nói của họ đến các cơ quan đó. Với vai trị cầu nối, báo chí hợp
tác càng chặt chẽ với các cơ quan thực thi các hoạt động An sinh xã hội,


×