Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tăng cường hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 122 trang )

TÓM TẮT
Đề tài “Tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng
Tháp” được thực hiện tại cơ quan BHXH tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ tháng
05/2019 đến tháng 11/2019. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Hệ thống hóa cơ sở
lý luận về hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội; Phân tích đánh giá thực trạng
hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp; Đề xuất
giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng
Tháp. Kết quả nghiên cứu đã trình bày xoay quanh thực trạng về nội dung hoạt
động quản lý Thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, tác giả đã đánh giá
những mặt đạt được, cũng như tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong
hoạt động quản lý thu BHXH tỉnh Đồng Tháp thời gian qua. Trên cở sở đó, tác giả
đã đề xuất 06 nhóm giải pháp: tăng cường kiểm sốt tình hình tăng, giảm số người
tham gia BHXH; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của BHXH tỉnh Đồng Tháp;
Nâng cao hiệu quả đối với công tác tuyên truyền về thu BHXH; Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH; Giải quyết tình trạng nợ đọng
BHXH; Phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý thu BHXH
nhằm Tăng cao hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh
đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan BHXH Việt Nam và
chính quyền địa phương nhằm tăng cường hỗ trợ hoạt động quản lý thu BHXH tỉnh
Đồng Tháp.

xvi


ABSTRACT
The project "Strengthening management activities of social insurance
collection in Dong Thap social insurance" is implemented at the social insurance
agency of Dong Thap province, from May 2019 to November 2019. The research
objective of the topic is to systematize theoretical basis for social insurance revenue
management activities; Analyze and assess the status of management activities of
social insurance collection at Dong Thap Social Insurance; Proposing solutions to


enhance the management of social insurance collection in Dong Thap Social
Insurance. The research results presented around the situation of activities of
managing social insurance collection in Dong Thap social insurance. Thereby, the
author has evaluated the achieved aspects, as well as finding the cause of the
limitations in the management of social insurance collection in Dong Thap
province. On that basis, the author has proposed 06 groups of solutions:
strengthening control of the situation of increasing and reducing the number of
social insurance participants; Improve the quality of human resources of Dong Thap
Social Insurance; Improve the effectiveness for the propaganda about social
insurance collection; Strengthen the application of information technology in the
management of social insurance collection; Solving the situation of outstanding
social insurance debt; Promoting the role of State management of social insurance
revenue management activities in order to enhance the management of social
insurance collection activities in Dong Thap social insurance province. In addition,
the author also proposed a number of recommendations to the Vietnam Social
Insurance agency and local authorities to enhance support for the management of
social insurance collection in Dong Thap province.

xvii


MỤC LỤC
TRANG
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI .................................................................................. i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ........................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... xiv
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... xv
TÓM TẮT ............................................................................................................... xvi
ABSTRACT ...........................................................................................................xvii
MỤC LỤC ............................................................................................................ xviii

DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................xxii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan .............................................................. 2
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước..................................................................... 2
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................ 6
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 7
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 7
xviii


PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI ...................................................................................................................... 8
1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 8
1.1.1. Bảo hiểm xã hội ......................................................................................... 8
1.1.2. Chính sách BHXH ..................................................................................... 9
1.1.3. Quản lý thu BHXH .................................................................................... 9
1.1.4. Các loại hình BHXH ................................................................................ 11
1.1.5. Bản chất BHXH ....................................................................................... 12
1.2. Vai trị của cơng tác thu BHXH ..................................................................... 12
1.2.1. Đối với người lao động ............................................................................ 12
1.2.2. Đối với Doanh nghiệp.............................................................................. 12
1.2.3. Đối với việc tạo lập quỹ BHXH .............................................................. 13
1.2.4. Trong việc tạo lập mối quan hệ bên trong ............................................... 13
1.2.5. Đảm bảo công bằng trong xã hội ............................................................. 13

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu BHXH .............................. 14
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài................................................................................ 14
1.3.2. Các yếu tố bên trong ................................................................................ 15
1.4. Nội dung về hoạt động quản lý thu BHXH .................................................... 17
1.4.1. Xây dựng kế hoạch thu BHXH ................................................................ 17
1.4.2. Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH ......................... 18
1.4.3. Xác định mức thu và phương thức thu .................................................... 18
1.4.4. Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo đúng thời gian quy định19
1.4.5. Đôn đốc thu nợ BHXH và xác định lãi chậm đóng BHXH..................... 20
1.4.6. Kiểm tra đánh giá và xử lý vi phạm hoạt động quản lý thu BHXH ........ 24
1.5. Kinh nghiệm hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội của một số cơ quan
BHXH trong và ngoài nước................................................................................... 28
1.5.1. Kinh nghiệm của BHXH nước ngoài ...................................................... 28
1.5.2. Kinh nghiệm của BHXH trong nước ....................................................... 32

xix


1.5.3. Bài học kinh nghiệm của hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh
Đồng Tháp ......................................................................................................... 34
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ................................. 37
2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp .............................................. 37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp37
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Đồng Tháp ..... 37
2.1.3. Giới thiệu Bộ máy cán bộ làm công tác thu và phân cấp quản lý về công
tác thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ...................................................... 39
2.1.4. Đặc điểm về hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp . 41
2.2. Phân tích thực trạng về nội dung hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH

tỉnh Đồng Tháp ...................................................................................................... 42
2.2.1. Xây dựng kế hoạch thu BHXH ................................................................ 42
2.2.2. Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH ......................... 44
2.2.3. Xác định mức thu và phương thức thu .................................................... 47
2.2.4. Đôn đốc thu nợ BHXH và xác định lãi chậm đóng BHXH..................... 48
2.2.5. Kiểm tra đánh giá và xử lý vi phạm hoạt động quản lý thu BHXH ........ 50
2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý BHXH ..................... 51
2.3.1. Nhân tố bên ngoài ................................................................................... 51
2.3.2. Nhân tố bên trong .................................................................................... 53
2.4. Đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng
Tháp ....................................................................................................................... 54
2.4.1. Những thành quả đạt được ....................................................................... 54
2.4.2. Đánh giá của cơ quan chức năng về hoạt động quản lý thu BHXH tại
BHXH tỉnh Đồng Tháp ...................................................................................... 57
2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................... 58
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 62

xx


Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................... 63
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 63
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tác động đến công tác thu BHXH trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................. 63
3.1.2. Chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác thu BHXH theo Nghị
quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương ban hành ngày
23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH. ......................................................... 64
3.1.3. Định hướng tăng cường hoạt động quản lý thu của Bảo hiểm xã hội
Đồng Tháp ......................................................................................................... 65

3.1.4. Mục tiêu tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng
Tháp ................................................................................................................... 65
3.2. Các nhóm giải pháp tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh
Đồng Tháp ............................................................................................................. 66
3.2.1. Tăng cường kiểm soát tình hình tăng, giảm số người tham gia BHXH .. 66
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của BHXH tỉnh Đồng Tháp ......... 67
3.2.3. Nâng cao hiệu quả đối với công tác tuyên truyền về thu BHXH ............ 70
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH .... 71
3.2.5. Giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH ...................................................... 73
3.2.6. Phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý thu BHXH74
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 75
3.3.1. Đề xuất BHXH Việt Nam kiến nghị với Quốc Hội ................................. 75
3.3.2. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ........................................... 77
3.3.3. Đối với chính quyền địa phương ............................................................. 78
TĨM TẮT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 79
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81

xxi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ

Viết tắt

An sinh xã hội

ASXH


Bảo hiểm xã hội

BHXH

Người lao động

NLĐ

Người sử dụng lao động

NSDLĐ

Công nghệ thông tin

CNTT

Thủ tục hành chính

TTHC

xxii


DANH MỤC CÁC HÌNH – BẢNG

Hình-Bảng

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Đồng Tháp ...................... 38

Bảng 2.1: Kết quả thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp giai đoạn (20152018) .............................................................................................................. 43
Bảng 2.2: Tổng hợp số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2015-2018) ........ 45
Bảng 2.3: Tổng hợp lao động tham gia BHXH bắt buộc (2015-2018) ......... 46
Bảng 2.4: Tỷ lệ thu BHXH ............................................................................ 47
Bảng 2.5: Tình hình nợ BHXH (2015-2018) ................................................ 48

xxiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý quỹ BHXH, BHYT là một trong những nội dung quản lý các quỹ tài
chính cơng ngồi nguồn ngân sách nhà nước. Để đảm bảo nguồn thu về quỹ BHXH
được đầy đủ và phát triển bền vững, đáp ứng kịp thời việc chi trả các chế độ cho
người tham gia một cách cơng bằng theo ngun tắc “có đóng có hưởng”, thì việc
thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH là nội dung mấu chốt trong công tác quản
lý về bảo hiểm xã hội, bởi đây là nguồn thu cơ bản nhất về quỹ bảo hiểm xã hội
nhằm đảm bảo đầy đủ nguồn quỹ BHXH kịp thời cho công tác chi trả các chế độ về
BHXH cho người tham gia.
Quỹ BHXH là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được và có thể nói nó giữ
vai trị quan trọng nhất trong hoạt động BHXH. Việc thu quỹ BHXH ảnh hưởng
trực tiếp đến việc chi trả các chế độ cho NLĐ và đảm bảo sự ổn định của chính sách
BHXH trong tương lai, không đảm bảo hoạt động quản lý thu BHXH dễ dẫn đến
nguy cơ vỡ quỹ BHXH. Do vậy, quản lý thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng của
ngành BHXH. Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì việc quản lý thu BHXH
phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, khoa học trong cả hệ thống, từ lập kế hoạch,
phân cấp thu, quản lý tiền thu BHXH…
Hơn 20 năm thành lập và phát triển, công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm
xã hội tỉnh Đồng Tháp phát triển không ngừng, tăng nhanh về số đơn vị và số đối
tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên để đảm bảo đúng nguyên tắc “thu đúng, thu đủ”

theo qui định, thì việc thực hiện quản lý thu BHXH khơng đơn giản mà vơ cùng
khó khăn và phức tạp. Nhất là trước tình hình vi phạm pháp luật về BHXH của các
doanh nghiệp ngày càng gia tăng, tình trạng trốn đóng, đóng khơng đầy đủ, nợ đọng
BHXH kéo dài của các tổ chức kinh tế hiện nay đã làm cho công tác quản lý thu
BHXH đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn.
Câu hỏi đặt ra cho công tác quản lý thu BHXH là làm thế nào để đảm bảo
đúng nguyên tắc “thu đúng, thu đủ” góp phần tăng trưởng và phát triển nguồn quỹ

1


BHXH, đáp ứng kịp thời chi trả chính sách cho người tham gia bền vững.
Từ những trăn trở trên kết hợp với việc được học tập nghiên cứu kiến thức về
quản lý tài chính cơng, tơi xin được chọn Đề tài “Tăng cường hoạt động quản lý
thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn thạc sĩ.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
Rosario (2008), “Thực tiễn tốt nhất về BHXH cho những lao động nhập cư:
Trường hợp của Sri Lanka”. Với hơn 1,5 triệu phụ nữ di cư ra nước ngoài, BHXH
là một điều cần thiết để cung cấp an ninh và bảo vệ cho người lao động và gia đình
họ. Bài viết cung cấp một số thơng tin về các chế độ BHXH có sẵn cho họ. Việc
thiết lập và quản lý các chương trình có sẵn được giám sát bởi Cục Lao động nước
ngoài Sri Lanka. Bài viết cũng đã đề xuất biện pháp, cũng như cung cấp các khuyến
nghị để tăng cường hơn nữa các nguồn lực cung cấp cho người lao động.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trong những năm gần đây, lĩnh vực BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng
đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đã có một số cơng trình nghiên
cứu về BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, được đề cập và thể hiện trong
một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khác. Cụ thể
như:

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và một số
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH Việt Nam” (Nguyễn Văn Châu,
1996). Đây là một trong những đề tài được thực hiện sớm nhất kể từ khi ngành
BHXH Việt Nam được thành lập (1995). Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản
lý thu BHXH của BHXH Việt Nam với vai trò là cơ quan cấp Trung ương quản lý
về BHXH, trong công cuộc đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Phạm
vi nghiên cứu trên tồn quốc. Đề tài đã đánh giá kết quả cơng tác thu BHXH thời kỳ
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là ngun nhân kìm hãm sự phát triển chính sách
BHXH, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt

2


Nam đối với quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam khi mà Nhà nước đang mở ra
một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu
hút đầu tư nước ngồi địi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu
BHXH nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng NLĐ và NSDLĐ thuộc các thành phần
kinh tế tham gia đóng BHXH đầy đủ. Đáp ứng thực tiễn phong phú, đa dạng về các
mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, hình thức đóng BHXH đồng
thời có cơ chế quản lý số tiền thu BHXH từ cấp địa phương đến trung ương. Đề tài
đã đóng góp những nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệ thống
biểu mẫu thu BHXH, phương thức thực hiện thu BHXH từ địa phương đến trung
ương, quản lý quỹ BHXH cũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một
phần quỹ BHXH góp phần tạo lập bền vững và cân đối quỹ BHXH về lâu dài.
Đề tài cấp Bộ “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực
hiện Luật BHXH” (Phạm Đỗ Nhật Tân, 2005). Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đã
được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến
nghị tới Chính phủ Việt Nam từ khi xây dựng Luật BHXH. Khi mà nguồn hình
thành và quản lý các quỹ thành phần như là quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN,
trong đó quỹ BHXH chia thành các quỹ thành phần như là: quỹ chi trả chế độ hưu

trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức
khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn). Việc hình thành nên các
quỹ này là từ nguồn thu BHXH bắt buộc. Chính vì thế mà đề tài đã hệ thống các
quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu, cách thức vận hành và quản lý
các quỹ BHXH, phân tích đánh giá thực trạng tình hình thu - chi của quỹ BHXH bắt
buộc của Việt Nam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng về những ưu điểm và
những mặt hạn chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu BHXH, sử dụng quỹ
BHXH, điều kiện để hưởng các chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo sự an toàn
của quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH trong tương lai.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam” (Đỗ Văn Sinh,
2005). Tác giả đã góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý
quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mơ hình và phương thức quản lý quỹ BHXH của

3


một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng
trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” (Phạm Trường
Giang, 2010). Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận án đó là tác giả đã nghiên
cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH,
các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về đóng BHXH. Trên cơ sở phân tích
cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập vấn đề chế tài xử phạt vi phạm
pháp luật BHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tác giả có tham khảo một số mơ hình
thu BHXH ở một số nước phát triển, từ đó tác giả có khuyến nghị một số giải pháp
có ý nghĩa thực tiễn hồn thiện cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam.
Đề án khoa học “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN”
(Trần Đình Liệu, 2012). Đề án đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nợ BHXH,
BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và công

tác quản lý thu nợ BHXH, BHYT trong thời gian 03 năm 2010-2012. Xác định
những nguyên nhân khách quan, chủ quan đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý
có hiệu quả nhằm chống thất thu, ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng tiền đóng và
giảm nợ đọng BHXH, BHYT như:
+ Hoàn thiện Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn có liên quan, giao thẩm
quyền thanh tra về thu BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH.
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa
phương, sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công
tác thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT.
+ Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong công tác thu BHXH, BHYT...
Đề án nghiên cứu khoa học “Hồn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và
quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT” (Dương Xuân Triệu, 2011). Đề án đã hệ thống hóa
các văn bản của Nhà nước, của Ngành về thực hiện về thu BHXH, cấp sổ BXHH,

4


thẻ BHYT, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ
BHYT trong mối tương quan hỗ trợ nhau. Đề án đã phân tích được những mặt còn
chưa hợp lý, hạn chế như: văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính cịn
nhiều, biểu mẫu chưa khoa học, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn thấp, việc thực
hiện ở các địa phương còn chưa đồng nhất do nhận thức chưa đúng quy định của
Nhà nước, của Ngành. Từ đó Đề án đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các
chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
phù hợp với tình hình mới.
Thơng qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên nhận
thấy các đề tài nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý thu BHXH đều xuất phát
từ thực trạng và hướng tới các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH ở mỗi địa
phương, mỗi thời kỳ nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu BHXH một cách bền

vững. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước ban hành nhiều sửa đổi
bổ sung chế độ chính sách BHXH, chính sách kinh tế xã hội thì chưa có cơng trình
nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào về quản lý thu BHXH bắt buộc sau khi Luật
BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật BHXH sửa đổi bổ sung số
58/2014/QH13, ngày 20/11/2014 và Luật BHYT sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13,
ngày 13/6/2014 được Quốc hội khóa XIII thơng qua với nhiều quy định mới, trong
bối cảnh tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động tăng
cao đáng báo động làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao
động, tiềm tàng nguy cơ vỡ quỹ BHXH. Các nghiên cứu trong nước có nghiên cứu
về lĩnh vực quản lý thu BHXH ở các địa phương khác. Tác giả sẽ học hỏi và kế
thừa. Tuy nhiên đến nay, chưa có ai nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH tại
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy, đây là vấn đề mới được nghiên cứu,
chuyên sâu và không trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội;
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp;
5


- Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã
hội tỉnh Đồng Tháp.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về: (1) Quản lý đối tượng tham
gia BHXH, (2) Quản lý quỹ lương làm căn cứ tính tiền đóng BHXH, (3) Quản lý
tiền thu BHXH và (4) Thanh tra, kiểm tra đóng BHXH.
 Về khơng gian: Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động quản lý cơng tác
thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.

 Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội từ năm
2015 đến năm 2018 tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
 Phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp: Nghiên cứu các dữ liệu, thu thập và
tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet, các cơng trình nghiên cứu trước đây...
(thơng tin thứ cấp) về hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Đồng
Tháp; chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Kinh nghiệm hoạt động quản
lý thu bảo hiểm tại các đơn vị trong và ngồi nước.
 Phƣơng pháp thống kê mơ tả: Dùng phương pháp này để thống kê số liệu
cụ thể về các vấn đề quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ
cho việc phân tích thực trạng của hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh
Đồng Tháp, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.
 Phƣơng pháp thống kê phân tích: Số liệu được thu thập từ các báo cáo
thường niên của BHXH tỉnh Đồng Tháp, tạp chí chun ngành kinh tế,… và xử lý
thơng tin về thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp.
 Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so
sánh kết quả của hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp với
6


phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong từng thời kỳ. Nêu ra được những mặt
cịn tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
 Phƣơng pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn chuyên gia là những cán bộ
quản lý của BHXH phụ trách hoạt động quản lý thu BHXH và các cán bộ quản lý
tại các đơn vị có sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để
thảo luận nhằm phát hiện những tồn tại, cũng như nguyên nhân dẫn đến những tồn
tại trong hoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Đồng Tháp.
7. Đóng góp của luận văn
 Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý

thu BHXH.
 Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH và đề
xuất các giải pháp.
 Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cơ quan Bảo hiểm
xã hội tỉnh Đồng Tháp.
8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm 03 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung và Phần kết
luận.
Phần nội dung gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội và hoạt động quản lý thu bảo
hiểm xã hội.
Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.
Chƣơng 3: Giải pháp về tăng cường hoạt động quản lý thu BHXH tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.

7


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Bảo hiểm xã hội
Quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay cịn có nhiều khái niệm
về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất. Bởi lẽ, BHXH được tiếp cận từ nhiều góc
độ khác nhau thì các quan điểm đưa ra cũng khác nhau:
Nếu tiếp cận từ mục đích ASXH và hình thức tổ chức thực hiện thì có khái
niệm chung nhất về BHXH như sau:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người

lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất
việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo
đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Nhưng nếu tiếp cận từ góc độ khác, BHXH lại có thể được khái niệm hẹp hơn:
- Từ góc độ pháp luật: BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ NLĐ, sử dụng
tiền đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và được tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ
cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc
mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hết tuổi lao động
theo quy định của pháp luật hoặc chết.
- Từ góc độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính
giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Từ góc độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm
bảo đời sống vật chất cho NLĐ khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”,
nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội…
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: “BHXH là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do

8


ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ BHXH”.
Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động, khi họ gặp phải biến cố, rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả
năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập
trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ
đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLĐ và những
người ruột thịt của NLĐ trực tiếp phải ni dưỡng, góp phần đảm bảo an tồn xã
hội.
1.1.2. Chính sách BHXH

Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và bộ phận quan trọng nhất trong
chính sách xã hội.
Mục đích chủ yếu của BHXH là nhằm đảm bảo đời sống cho NLĐ và gia đình
họ trước những rủi ro xã hội làm mất hoặc giảm thu nhập của NLĐ. Thực chất,
BHXH là một chính sách đối với con người, nhằm đáp ứng một trong những quyền
và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động,
an toàn xã hội… Từ quan điểm này cho thấy các quốc gia trên thế giới đều thừa
nhận tính xã hội cao của BHXH, do đó BHXH khơng được coi là một hoạt động lợi
nhuận mà là một hoạt động phi lợi nhuận, mang tính nhân văn sâu sắc. Ở Việt Nam,
BHXH là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong hệ
thống ASXH.
1.1.3. Quản lý thu BHXH
Xuất phát từ khái niệm của quản lý: “Quản lý là sự tác động có tổ chức có
hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện
mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu
sự quản lý), đây là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính
bắt buộc. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ,

9


nhiều mối liên hệ với nhau. Đối với hoạt động BHXH thì quản lý được bao gồm cả
quản lý các đối tượng tham gia và thụ hưởng, quản lý thu, quản lý chi trả và quản lý
nguồn quỹ từ đầu tư tăng trưởng.
Quản lý thu: “Quản lý thu BHXH là một quá trình chủ thể quản lý tác động
đến đối tượng quản lý, trong hoạt động dự báo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức
thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra để đạt được mục tiêu quản lý bằng các nguyên tắc
và phương pháp nhất định”.
Khi nói đến quản lý thu BHXH là nói đến hàng loạt quan hệ, bao gồm quan hệ giữa:

người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan BHXH và Nhà nước. Trong mối quan hệ
trên đây, thì người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng được quản lý. Nhà
nước là chủ thể duy nhất điều tiết và quản lý quỹ BHXH. Quản lý thu BHXH là sự tác
động của Nhà nước thông qua các quy định của Pháp luật, mang tính pháp lý bắt buộc các
bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện
pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp và gián tiếp vào đối tượng
đóng BHXH để đạt mục tiêu đề ra.

Quản lý thu giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công trong việc thực
hiện BHXH. Nguồn quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của NLĐ
và NSDLĐ. Đây là nguồn thu chính, lớn nhất và đóng vai trị quyết định. Do đó,
quản lý thu chỉ tập trung vào nguồn thu từ 2 đối tượng chính.
Quản lý đối tượng: Muốn quản lý tốt nguồn thu, thì trước tiên phải quản lý
được đối tượng. Đây là công việc đầu tiên mà cơ quan BHXH nên thực hiện khi
triển khai BHXH.
- Quản lý đối tượng nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ không những đảm bảo
quyền lợi của NLĐ mà còn đảm bảo khả năng chi trả của quỹ BHXH và từ đó đảm
bảo cho chính sách BHXH được thực hiện nghiêm túc.
- Quản lý đối tượng bao gồm các nội dung: quản lý đối tượng thuộc diện tham
gia BHXH; quản lý quỹ lương của doanh nghiệp; quản lý đối tượng đăng ký tham
gia BHXH và quản lý quá trình tham gia BHXH của đối tượng thơng qua sổ bảo
hiểm.
10


- Trên cơ sở quản lý được đối tượng thuộc diện tham gia BHXH và quỹ lương
của doanh nghiệp cơ quan BHXH sẽ có căn cứ để buộc các doanh nghiệp phải tham
gia đầy đủ, thực hiện BHXH cho NLĐ.
- Quản lý đối tượng tham gia BHXH và quá trình đóng BHXH của đối tượng
nhằm duy trì nguồn thu và tránh được hiện tượng gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm.

Quản lý chi: Quỹ BHXH có hai nội dung chính là thu và chi. Việc đảm bảo cân
bằng thu - chi quỹ BHXH hết sức khó khăn. Nó địi hỏi phải đồng thời thực hiện tốt
cả hai mảng là quản lý thu và quản lý chi.
1.1.4. Các loại hình BHXH
Ở nước ta có 02 loại BHXH là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:
Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc: được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ
đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Đối với những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động,
người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật
lao động và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
Loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đối với người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn dưới một tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được
tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về
bảo hiểm.
Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao
kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hiện nay, BHXH tự nguyện được áp dụng cho mọi tầng lớp nhân dân trong độ
tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên và có mức đóng thấp nhất bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo
khu vực nông thôn (mức hiện nay được qui dịnh là 700.000 đồng/ người/ tháng).

11


1.1.5. Bản chất BHXH
Bản chất của BHXH được hiểu dưới các góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho
NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động, nghĩa là tạo ra một khoản thu

nhập thay thế cho NLĐ khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vi BHXH.
- Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những NLĐ xuất phát
từ lợi ích chung của họ.
- Dưới góc độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm
đảm bảo đời sống cho NLĐ khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thơng qua đó bảo
vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động ổn định trật tự xã hội.
1.2. Vai trị của cơng tác thu BHXH
1.2.1. Đối với ngƣời lao động
BHXH góp phần ổn định tài chính cho người tham gia BHXH trước những tổn
thất do rủi ro xảy ra. Trong quá trình lao động nếu NLĐ chẳng may gặp phải những
rủi ro như ốm đau, tai nạn… làm họ bị gián đoạn công việc, và phải mất một khoản
chi phí để tài trợ cho những tổn thất do rủi ro đó gây ra thì việc tham gia BHXH sẽ
giúp họ trang trải những khoản chi phí nói trên làm giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá
nhân, mỗi doanh nghiệp và yên tâm trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao
năng suất lao động.
1.2.2. Đối với Doanh nghiệp
Việc tham gia BHXH của NSDLĐ giúp họ trang trải những khoản chi phí
khơng mong muốn cho những điều khoản (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp…) ghi trong hợp đồng lao động mà NSDLĐ phải đảm bảo.
Hay nó giúp chủ sử dụng lao động và NLĐ giải quyết mâu thuẫn nội tại đã tồn tại
bấy lâu nay. Từ đó nó làm cho NLĐ yên tâm hơn, tin tưởng vào người chủ của
mình hơn, tận tâm với cơng việc của mình hơn, góp phần nâng cao năng suất lao

12


động tạo thêm lợi nhuận cho NSDLĐ.
1.2.3. Đối với việc tạo lập quỹ BHXH
Thu bảo hiểm xã hội là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các

đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định. Trên cơ sở đó hình
thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội và hoạt động của tổ chức sự nghiệp bảo hiểm xã hội.
Cơng tác thu BHXH có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của ngành
BHXH, đây là công tác trọng tâm của hoạt động BHXH.
1.2.4. Trong việc tạo lập mối quan hệ bên trong
BHXH quận, huyện có nhiệm vụ đơn đốc thu BHXH, đồng thời trực tiếp
thanh quyết toán các chế độ cho NLĐ. Tên đơn vị sử dụng lao động, tổng số lao
động đóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Danh sách, họ tên,
tuổi và mức tiền lương của từng NLĐ thuộc quỹ tiền lương của đơn vị làm căn cứ
đóng BHXH. Kết quả đóng BHXH ghi từng tháng theo từng đơn vị đến từng NLĐ.
Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH nói trên để ghi kết quả đóng
BHXH vào sổ theo dõi của từng người tạo thành mối quan hệ ba bên: NLĐ – chủ
SDLĐ – cơ quan BHXH. Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi cơng tác thu
BHXH tiến hành đều đặn và chính xác. Cơng tác thu được thực hiện tốt đã góp phần
bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
1.2.5. Đảm bảo công bằng trong xã hội
BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời cịn có tính dịch vụ.
Tính kinh tế được thể hiện rõ nhất ở chỗ, BHXH thông qua việc hình thành, bảo
tồn, tăng trưởng và sử dụng đúng mục đích quỹ BHXH đã góp phần đảm bảo lợi
ích kinh tế khơng chỉ cho NLĐ mà cịn cho cả NSDLĐ, Nhà nước và toàn xã hội.
Đối với NLĐ, phần đóng góp của họ vào quỹ khơng đáng kể song quyền lợi họ
nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Với NSDLĐ, tham gia đóng góp vào quỹ
BHXH để thực hiện trách nhiệm bảo hiểm cho NLĐ họ sử dụng, đồng thời cũng là
giúp họ tránh được khoản tiền lớn để trang trải cho NLĐ gặp rủi ro. Với Nhà nước,

13


BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời quỹ BHXH cũng là

nguồn đầu tư đáng kể vào nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.
BHXH mang tính xã hội sâu sắc bởi đó là một bộ phận chủ yếu của hệ thống
ASXH, góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các thành viên trong xã hội.
BHXH cũng hoạt động trên nguyên tắc “số đơng bù số ít”, do đó mọi NLĐ trong xã
hội đều có quyền tham gia BHXH và BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho họ
và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý thu BHXH
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Hệ thống thể chế, chính sách về thu BHXH
BHXH chịu tác động trực tiếp của Luật lao động, các chủ trương chính sách
và các quy định khác liên quan. Tính đồng bộ giữa các quy phạm pháp luật trong
các văn bản pháp luật khác nhau, tính nhất quán trong các chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác BHXH có vai trị quan trọng trong
việc thực thi pháp luật về BHXH. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu cần thiết
bởi pháp luật phù hợp với điều kiện hồn cảnh đất nước thì tạo được sự đồng thuận,
sự tuân thủ của người tham gia. Ngược lại, tính phức tạp, bất cơng bằng, bất hợp lý
cũng như những lỗ hỏng trong luật BHXH là những thách thức lớn đối với quản lý
thu BHXH, gây ra những chống đối và sai phạm.
Chính sách lao động, việc làm tiền lương: Đối tượng tham gia BHXH là người
lao động. Do vậy, chính sách lao động, việc làm tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến
công tác quản lý thu BHXH.
Quy định về tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu
BHXH: Tuổi lao động tăng thêm sẽ mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng thêm
thời gian đóng góp vào quỹ BHXH của người lao động và ngược lại, do đó nó ảnh
hưởng trực tiếp đến số đối tượng tham gia, nguồn thu BHXH.

14


1.3.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập,
các đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng thêm nhiều lao động, nhờ đó mở
rộng được đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời, kinh tế phát triển thu nhập bình
quân đầu người tăng thể hiện việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được
thuận lợi, do đó, tiền lương của người lao động tăng lên, và chủ doanh nghiệp sẵn
sàng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đóng BHXH cho người lao động, từ đó
giảm được tình trạng trốn đóng và nợ BHXH.
1.3.1.3. Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của ngƣời tham gia
BHXH bắt buộc
Người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng đóng góp vào quỹ BHXH
nên nhận thức của họ về BHXH ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thu BHXH. Đa phần
hiện nay người lao động và người sử dụng lao động chưa hiểu được hết và đầy đủ quyền
lợi của mình cũng như bản chất vì an sinh xã hội của BHXH, thâm chí cịn lẫn lộn giữa
Bảo hiểm thương mại và BHXH nên tìm cách trốn tránh việc đóng bảo hiểm bằng nhiều
hình thức khác nhau như: khơng đăng ký đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đóng với mức
lương thấp hơn mức lương thực hưởng.

1.3.2. Các yếu tố bên trong
1.3.2.1. Yếu tố về nguồn lực của cơ quan BHXH
Nguồn lực của cơ quan BHXH bao gồm: nguồn nhân lực, hệ thống thông tin,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật (văn phịng, trang thiết bị máy móc,…), trong đó, nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng nhất.
Nguồn nhân lực: Cán bộ công nhân viên ngành BHXH là những người trực
tiếp thực hiện công tác quản lý thu BHXH. Số lượng, trình độ đào tạo, kỹ năng,
kinh nghiệm, đạo đức, tính trung thực, sự tận tụy của các nhà quản lý, cán bộ
chuyên quản lý thu BHXH, mức độ tự quyết của cơ quan BHXH trong vấn đề nhân
lực ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH. Các hoạt động lập kế
hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt, đánh giá, tạo động lực, đào tạo và đặc biệt là đào

15



tạo và phát triển nhân lực là những yếu tố tác động đến chất lượng và số lượng nhân
lực và quyết định chủ yếu đến quản lý thu BHXH.
Hệ thống thông tin: BHXH luôn coi trọng việc ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý, chỉ đạo, điều hành, giải quyết chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ các tổ
chức, cá nhân tham gia thu hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Việc đẩy mạnh ứng
dụng CNTT cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác cải cách thủ tục hành
chính, triển khai ứng dụng CNTT đến các đơn vị sử dụng lao động. BHXH tỉnh
cũng đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc thiết bị cho các phòng
nghiệp vụ và BHXH huyện, thành phố để trang bị cho mỗi cán bộ một máy vi tính
để phục vụ cho cơng tác quản lý và các phần mềm nghiệp vụ.
Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống máy chủ, máy
trạm các phần mềm đáp ứng giao dịch điện tử về BHXH. Triển khai phần mềm
quản lý tổng thể các hoạt động của ngành, việc sử dụng phần mềm này sẽ đảm bảo
mạng hệ hệ thống liên thông từ trung ương đến các huyện, các phần mềm được kết
nối tập trung, thống nhất có tính bảo mật cao. Nâng cấp và phát triển mở rộng hạ
tầng CNTT (mạng máy tính, thiết bị CNTT, đường truyền, giải pháp an ninh
mạng,..) để cung cấp môi trường vận hành cho phần mềm quản lý các hoạt động của
ngành.
1.3.2.2. Tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH
Công tác tổ chức quản lý trong cơ quan BHXH là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến quản lý thu BHXH. Những nội dung chủ yếu trong công tác quản lý ảnh
hưởng đến công tác thu bao gồm:
Phân cấp quyền lực giữa cơ quan BHXH cấp trung ương và cấp địa phương:
xu hướng chung hiện nay là tăng cường quyền lực và phân cấp chức năng về cơ
quan BHXH cấp địa phương. Điều này ảnh hưởng đến quyền tự chủ, chủ động sáng
tạo trong công tác quản lý thu BHXH.
Tổ chức quản lý và sự phối hợp của các mảng nghiệp vụ khác trong nội bộ cơ
quan BHXH: Các công tác khác trong cơ quan BHXH tuy không trực tiếp quản lý


16


thu BHXH nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện cũng như hiệu quả của công
tác quản lý thu BHXH; cơng tác tài chính trong việc phân bổ kinh phí phục vụ cơng
tác hỗ trợ quản lý thu, hỗ trợ phối hợp liên ngành; công tác tuyên truyền về pháp
luật BHXH ảnh hưởng đến người tham gia, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của công
tác quản lý thu.
1.4. Nội dung về hoạt động quản lý thu BHXH
1.4.1. Xây dựng kế hoạch thu BHXH
Kế hoạch thu của BHXH được xây dựng trên cơ sở các quy định của Chính
phủ, đồng thời dựa trên các quy định của BHXH Việt Nam về phân cấp quản lý thu
BHXH và quy trình thu BHXH.
Theo quy định về phân cấp quản lý thu BHXH, BHXH tỉnh tổ chức thu
BHXH của các đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh bao
gồm: Các đơn vị do Trung ương quản lý; các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý; các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; các đơn vị, tổ chức quốc tế; các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng số lao động lớn.
BHXH huyện thu BHXH các đơn vị có trụ sở chính đóng trên địa bàn huyện
bao gồm: Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý; các đơn vị ngoài quốc doanh; các
xã, phường, thị trấn; các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
Hàng năm sau khi được BHXH Việt Nam giao chỉ tiêu thu BHXH của năm kế
hoạch, BHXH tỉnh tiến hành phân bổ chỉ tiêu thu BHXH cho BHXH các huyện, thị xã,
thành phố trên cơ sở số thu BHXH đã đạt được năm trước, khả năng mở rộng đối
tượng tham gia BHXH, tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời trước
khi phân bổ chỉ tiêu thu BHXH, BHXH tỉnh tiến hành phân tích, đánh giá những thuận
lợi, khó khăn và những nhóm đối tượng có khả năng.
Việc lập kế hoạch thu đóng vai trị quan trọng, đòi hỏi đơn vị lập kế hoạch
phải nắm rõ tình hình thực tế và tốc độ phát triển về lao động, quỹ lương trên địa

bàn được phân cấp quản lý. Cán bộ làm cơng tác này phải có trình độ nghiệp vụ
vững, am hiểu và dự đốn được những diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội trong

17


×