Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 11 trang )

PHỊNG GDĐT PHÚ LƯƠNG
TRƯỜNG MNXÃ N ĐỔ
MƠ TẢ BIỆN PHÁP
(Tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2021 - 2022)
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ lớp Mẫu giáo
5 – 6 tuổi A3 Trường Mầm non xã Yên Đổ”
I. MỞ ĐẦU
Có thể nói vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và
sự phát triển tồn diện của trẻ. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề vận động
của trẻ và một nghiên cứu gần đây khi họ khảo sát trên 2 nhóm trẻ với mức độ
tham gia khác nhau. Một nhóm trẻ tích cực hoạt động có các chỉ số về mặt thể
lực, nhận thức và ngôn ngữ, kỹ năng và các mặt khác cao hơn 30% so với các trẻ
còn lại. từ đó chúng ta có thể thấy vấn đề vận động đang ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
Trong bậc học mầm non thì giáo dục thể chất được coi là nền tảng để trẻ
phát triển về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Đặc biệt ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi đòi hỏi trẻ
phải có khả năng nhanh nhạy, linh hoạt tham gia một cách tích cực chủ động vào
các hoạt động ở nhà trường và gia đình và ngồi xã hội. Tuy nhiên trên thực tế
đâu đó một vài gia đình thường xuyên hạn chế nhu cầu vận động của trẻ khiến
cho tình trạng trẻ ngày nay dễ mắc phải một số căn bệnh về thể chất như thừa
cân, béo phì hay cịi xương, suy dinh dưỡng, chậm vận động. Chính vì vậy là
một giáo viên trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu năm học
khi cân đo cho trẻ, quan sát các hoạt động của trẻ tôi nhận thấy sự phát triển
không đồng đều về thể lực của trẻ lớp mình phụ trách tơi ln chăn chở cần làm
như thế nào để trẻ được phát triển một cách tồn diện cả về thể lực lẫn trí lực,
sẵn sàng bước vào lớp 1. Dựa trên những nghiên cứu về hình thức, phương
pháp, nội dung tổ chức hoạt động PT vận động, môi trường PT vận động tôi đã
tìm ra những biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp
Mẫu giáo A3 Trường MN xã Yên Đổ nhằm giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia
các hoạt động phát triển vận động, hình thành cho trẻ những kỹ năng vận động
chính xác, phát triển tố chất thể lực cho trẻ giúp trẻ khoẻ mạnh tích cực tham gia


các hoạt động của gia đình, nhà trường và ngồi xã hội. Thơng qua các trải
1


nghiệm đó các con sẽ có thêm nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng làm giàu thêm vốn
sống.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ.
Như chúng ta đã biết môi trường vận động giữ một vai trị vơ cùng quan
trọng với trẻ, chính vì vậy để tạo được mơi trường tốt thì mơi trường đó phải đặt
ra cho trẻ những câu hỏi những thử thách để kích thích sự khám phá, ham tị mị
ham hiểu biết của trẻ.
* Trong lớp học:
Ngay từ đầu năm học tôi đã trang trí lớp học sinh động với đa dạng ở các
góc, sắp xếp đồ dùng đồ chơi khoa học, hợp lý để trẻ dễ lấy, dễ cất. Các con
cũng có thể vui chơi thoả thích ở góc vận động với túi cát, nước và các nguyên
vật liệu sẵn có.
* Khơng gian ngồi sân trường:
Tận dụng khơng gian rộng rãi, đồ chơi vận động cịn ít, tơi huy động cha
mẹ mang đến sơn tường, bao tải…và cùng đồng nghiệp vẽ các hình ảnh con sâu
ngộ nghĩnh lạ mắt kích thích trẻ vận động. Tơi đã tận dụng chính những khoảng
trống của hành lang trước lớp học để tạo thành góc vận động, tôi tạo nên các
chuỗi vận động bật chụm, tách chân bằng các con số và từ đếm bằng tiếng anh.

2


Tại các bồn hoa tôi cũng vận động tuyên truyền tới cha mẹ trẻ mang đến
lớp những nguyên liệu như đá cuội, sơn tường để trang trí lên dùng cho trẻ luyện
tập khả năng giữ thăng bằng khi đi trên các thành bồn hoa hay kĩ năng bật sâu từ

các thành bồn hoa xuống đất. Những bậc thềm tôi cũng trang trí các hình ảnh
hoa quả chữ cái đáng u để kích thích sự tị mị vận động của trẻ.
Khi tạo môi trường cho trẻ tôi luôn quan tâm đảm bảo yếu tố an toàn cho
trẻ, kiểm tra sân tập những đồ dùng đồ chơi trước khi cho các con tham gia.
2. Giáo dục phát triển vận động thông qua giờ thể dục sáng:
Tập thể dục sáng giúp trẻ hít thở sâu, điều hịa nhịp thở, tăng cường q
trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được
mềm dẻo linh hoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ
thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng
khối, vui tươi đón ngày mới. Đầu tiên tơi tạo cho trẻ thói quen tập thể dục buổi
sáng đúng giờ, vào những ngày đẹp trời tôi cho trẻ tự giác lấy dụng cụ thể chất
di chuyển ra sân trường tập thể dục cùng với các khối lớp trong khu. Với những
ngày thời tiết không đảm bảo tôi cho trẻ tập thể dục ngay trong lớp học của
mình. Buổi sáng các con được hít thở bầu khơng khí trong lành, được sinh hoạt
tập thể, được tập những bài tập phát triển cơ hệ hơ hấp, hình thành tư thế đúng
rất tốt cho sức khoẻ.

3


Tơi cũng lựa chọn những bài nhạc có tính chất sôi động để gây hứng thú
cho trẻ như những bài dân vũ, vũ điệu rửa tay, baby sac hay tôi cũng có thể cùng
với các con chơi với một số trò chơi vận động với những chiếc vòng, chiếc gậy
như bật vào vòng, bật qua gậy, đi trong đường ngoằn nghèo… và với cách làm
này trẻ lớp tôi vô cùng hứng thú với giờ tập thể dục buổi sáng. Một số trẻ trước
đây lười tham gia vận động, đi học muộn nay đã nhanh nhẹn, tích cực đi học
sớm hơn để cùng các bạn tham gia cùng các bạn trong giờ tập thể dục sáng
3. Giáo dục phát triển vận động thông qua thể dục giờ học:
Giờ học thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non, được coi là phương tiện hữu

hiệu để hình thành cho trẻ những kỹ năng vận động chính xác có kế hoạch, có
mục tiêu cụ thể. Chính vì vậy khi lựa chọn những vận động cơ bản để đưa vào
giờ hoạt động thể chất tôi luôn đi từ những vận động dễ đến vận động khó chú ý
tới sự phát triển cân đối hài hoà của cơ thể trẻ. Nếu những vận động nhằm phát
triển cơ chân thì trị chơi vận động sẽ nhấn mạnh vào đơi tay, khi giới thiệu vận
động tôi giới thiệu rõ ràng, cụ thể, chính xác và tổ chức cho các con tập luyện
dưới hình thức thi đua tổ - nhóm - cá nhân đặc biệt một giờ học thể chất thể tôi
luôn chú ý đảm bảo 3 phần: Khởi động, trọng động, hồi tĩnh. Giữa các phần tôi
cũng đã khéo léo lồng ghép các phần thành một hội thi, một chương trình phù
hợp với chủ đề. VD: ở chủ đề nghề nghiệp các con có thể đóng vai thành các
chú bộ đội tham gia vào chương trình“ Chúng tơi là chiến sỹ” các con cũng có
thể đóng vai thành các bác nơng dân tham gia vào ngày hội nhà nông đua tài.
Hay ở chủ đề động vật các con cũng có thể hoá thân thành những chú ếch, chú
thỏ đáng yêu tham gia vào lễ hội rừng xanh, chủ đề tết và mùa xn tham gia
vào trị chơi tung cịn.
Tơi cho trẻ được trải nghiệm vận động trên các chất liệu khác nhau như bật
trên xốp, bật trên cỏ, đi trên sỏi… qua đó các con hứng thú hơn với giờ hoạt
động thể chất và các con còn rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng
vào trong cuộc sống.

4


Trong giờ hoạt động thể chất các vận động cơ bản mà tôi đưa ra tôi luôn
luôn chú ý tới mức độ vận động của từng trẻ, quan tâm nhiều hơn khi trẻ chưa
thực hiện được vận động mà cô đưa ra. Ví dụ như vận động “Đi trên ghế thể dục
đầu đội túi cát” đây là một vận động tương đối khó cần sự khéo léo của trẻ, một
số trẻ béo phì hay một số trẻ có thể lực yếu không tự tin tham gia vận động. Tôi
cho trẻ tập đi thăng bằng đội túi cát và đi trên nền nhà, sau khi đã quen tôi mới
cho trẻ đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. Với vận động tung và bắt bóng lên cao

một số trẻ thực hiện khá tốt vận động này tôi nâng cao yêu cầu bằng cách cho
các con vừa di chuyển vừa tung bóng.
4. Giáo dục phát triển vận động thơng qua phút thể dục (Thể dục chống
mệt mỏi)
Thực hiện phút thể dục có tác dụng thay đổi hoạt động của trẻ nhằm
chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ dễ tập trung, tăng khả năng làm việc của hệ thần
kinh, hệ cơ bắp, tăng q trình tuần hồn máu, thay đổi trạng thái vận động cơ
thể, giúp trẻ đỡ nhàm chán, chú ý vào hoạt động tiếp theo.

5


Vì vậy trong khi thực hiện các hoạt động, khi chuyển hoạt động hay khi trẻ
tập tô, viết bài cảm thấy mệt mỏi tơi cho trẻ đứng dậy chơi trị chơi “năm ngón
tay nhúc nhích” rèn luyện cho trẻ sự cử động của các ngón tay hay vận động
theo lời “ Cúi mãi mỏi lưng, cúi mãi mỏi tay, vận động thế này là hết mệt mỏi”
5. Giáo dục phát triển vận động thơng qua trị chơi vận động
Trị chơi vận động có thể tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày ở trường mầm
non hay ngoài thời gian ở trường mầm non. Nó có thể tổ chức ở bất kỳ đâu
(trong lớp, ngoài sân trường, ở nhà, trong khu phố, trong công viên...), không
phụ thuộc vào số lượng người chơi và dụng cụ chơi.
Khi tham gia vào trò chơi, trẻ thường chơi tích cực, chủ động, sáng tạo đặc biệt
là trị chơi vận động trong hoạt động ngồi trời là một hình thức hoạt động theo
nhu cầu hứng thú của trẻ. Với hoạt động ngoài trời, bên cạnh việc được tắm
nắng, hít thở khơng khí trong lành, trẻ cịn được tự do, thoải mái vận động.
Chính vì thế ngồi các trị chơi trẻ đã được làm quen tơi dành thời gian nghiên
cứu tìm tịi một số trị chơi vận động mới lạ dựa trên các vận động trẻ đã học và
tổ chức cho trẻ chơi, ví dụ như trị chơi “ Con đường bí ẩn” thực chất của trị
chơi này gần giống với vận động đi trên dây nhưng trong khi chơi các con được
bịt mắt thì cịn giúp phát triển sự tưởng tượng, trí thơng minh cho trẻ.


6


Trị chơi “truyền bóng qua ghế” các con thể hiện được sự khéo léo của cơ thể
và sự phối hợp tốt cùng bạn để chơi được trò chơi này. Hay với trò chơi “ Đua
thuyền trên cạn” đòi hỏi trẻ phải có sự kết hợp với nhau để có thể cùng di
chuyển về phía trước. Thơng qua các trị chơi mới lạ trẻ rất hứng thú và tham gia
tích cực các trị chơi vận động.
Tơi cũng dành thời gian cho các con được tự do vui chơi với đồ dùng thể
chất ngồi trời đặc biệt với khơng gian ngồi trời trẻ được phát triển vận động
nhiều hơn ở đây các con cùng nhau ôn lại nhữn kỹ năng vận động mà cơ đã hình
thành, qua đó các tố chất vận động được củng cố và phát triển
6. Tích hợp giáo dục vận động vào các hoạt động khác
Bên cạnh các vận động thô như đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo… thì các vận
động tinh như xếp, xâu, buộc, mở dây giày, đóng, mở các loại khóa kéo, các loại
nút áo… cũng cần được quan tâm. Tôi đã xây dựng và khéo léo lồng ghép vận
động cho trẻ một cách nhẹ nhàng ví dụ như giờ hoạt động tạo hình“ Xé dán
vườn cây ăn quả” địi hỏi trẻ phải có khả năng khéo léo kết hợp của đôi bàn tay
mới tạo ra được thân cây, tán lá tạo nên một bức tranh đẹp sinh động. Trong hoạt
động khám phá động vật sống dưới nước tơi cho các con chơi trị chơi “ Tôm,
7


cua cá” để gây hứng thú cho trẻ rong hoạt động này thơng qua đó rèn luyện vận
động của các ngón tay, phát triển vận động tinh cho trẻ.
Với việc lồng ghép vận động vào các hoạt động của trẻ thì các hoạt động
được đan xen giữa tĩnh và động các con hứng thú hơn với hoạt động chính qua
đó tôi gián tiếp rèn luyện thể lực cho trẻ một cách hiệu quả


Trong hoạt động vui chơi ở các góc tôi cũng dành thời gian cho trẻ được
vui chơi thoả sức ở các góc. Trẻ được thể hiện sự khéo léo của đơi tay khi tập tết
tóc ở góc kỹ năng sống, thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay khi đong những cốc
nước với sự kết hợp của thính giác, thị giác khi các quan sát dịng chảy của nước
và sự dịch chuyển của cát. Hay lắng nghe những âm thanh của các loại hạt
chảytrong ống.
Tơi cịn thường xuyên cho trẻ tham gia vào hoạt động lao động nhặt lá
cây, lau lá, tưới cây, xới đất qua đó trẻ được rèn luyện cơ thể, các con cảm
thấyyêu thiên nhiên, yêu môi trường nhiều hơn.
III. KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện những biện pháp trên, từ đầu năm học cho đến nay, đã
thu được những kết quả như sau:
* Về phía giáo viên
- Bản thân tơi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt
động tập thể cho trẻ. Nắm chắc nội dung, phương pháp rèn vận động cho trẻ, tơi
thấy mình thêm tự tin và sáng tạo trong tiết dạy.
8


* Về phía trẻ
- Trẻ lớp tơi đi học đều, đi học sớm có thói quen tập thể dục buổi sáng. Từ
đó cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối, tồn diện, trẻ tham gia một cách tích
cực chủ động các hoạt động của nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Trẻ được
củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản
- Kết quả khảo sát sau 2 tháng thực hiện các biện pháp:
Đầu năm
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số

được
Nội dung đánh giá
TT
đánh
Số
Số
giá
%
%
trẻ
trẻ

Sau 2 tháng
Đạt

Chưa đạt

Số
trẻ

%

Số trẻ

%

1

Tự nguyện, hứng thú
khi tham gia vận động


31

21

65
10
,6

34,4

23

74,2

8

25,8

2

Biết phối hợp các vận
động khi chơi một cách
khéo léo, bền bỉ

31

20

64

11
,5

35,4

22

71

9

29

3

Sức khoẻ của trẻ (chiều
cao, cân nặng)

31

23

74
,2

8

25,8

24


77,4

7

22,6

4

Trẻ khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, có thể lực tốt

31

21

67
10
,8

32,2

24

77,4

7

22,6


Tuy mới thực hiện được 2 tháng, nhưng tôi tin tưởng rằng với những biện
pháp như vậy thì đến hết năm học này trẻ sẽ có sự thay đổi và có sức khoẻ phát
triển bình thường, cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tăng lên.
* Về phía phụ huynh:
- Cha mẹ trẻ đã có sự quan tâm nhiều hơn tới vấn đề vận động của trẻ, cha
mẹ đã giành thời gian cùng con đạp xe, đá bóng, chơi với các con mơn thể thao
mà con u thích
* Khả năng áp dụng biện pháp trong thực tê:

9


- Có thể áp dụng đối với tổ chun mơn, giáo viên trong trường, điều kiện
chúng ta cần có là cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho hoạt động phát triển vận
động, đặc biệt là yếu tố về con người ln ln phải nâng cao trình độ chun
mơn, nâng cao hiểu biết.
- Việc áp dụng các biện phápvào thực tế đã góp phần nâng cao khả năng
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A3 Khu lẻ. Các biện pháp có thể áp
dụng được trong thời gian tiếp theo, tuy nhiên phụ thuộc vào tình hình thực tế
của từng nhóm lớp để áp dụng cho phù hợp.
Qua đây tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
Giáo viên ln u nghề, mến trẻ, ln nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ, có kế hoạch học tập của bản thân, kế hoạch giảng dạy phù hợp với trẻ, phù
hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường tôi cần phải biết lồng ghépcác vận động
một cách linh hoạt trong các các hoạt động của trẻ. Đặc biệt để kích thích tính
tích cực hoạt động của trẻ tơi cần giáo dục trẻ biết khi nào cơ thể bị mệt mỏi cần
phải nghỉ ngơi, quan tâm nhiều hơn đến trẻ còn chưa tự tin, chưa mạnh dạn đặc
biệt chú ý đến trẻ thừa cân, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ quá hiếu động, quá hưng
phấn.
Trên đây là những “Biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ 5 - 6

tuổi lớp Mẫu giáo A3 Trường MN xã Yên Đổ”mà tôi đã áp dụng thành công. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ ban giám khảovà hội thi để biện pháp
của tơi được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xin trân trọng cảm ơn!
Yên Đổ, ngày 05 tháng 11 năm 2021
Người viết

Dương Thị Thủy

10


11



×