Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại trường trung cấp nghề củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN TÙNG

DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CƠNG SUẤT
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI
S

K

C

0

0

3

9
6

5
1

9
3

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT – 601410



S KC 0 0 3 7 2 0

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN TÙNG

DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CƠNG SUẤT TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
MÃ SỐ: 601410

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2012
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Lê Văn Tùng


ii


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện luận văn, người nghiên cứu xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến:
Thầy TS. Nguyễn Tồn trường Cao đẳng Cơng nghệ Thủ Đức là cán bộ
hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn người nghiên cứu trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Quý thầy cô giảng dạy lớp cao học khóa 18B và q thầy cơ Trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật TP HCM, là những người đã tận tình giảng dạy và truyền thụ
những kinh nghiệm quý báu cho người nghiên cứu trong suốt khóa đào tạo sau
đại học.
Ban giám hiệu và q thầy cơ và các em học sinh trường TCN Củ Chi đã
nhiệt tình đóng góp ý kiến và tích cực tham gia thực nghiệm sư phạm.
Gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên người nghiên cứu
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để thực hiện đƣợc mục tiêu của dạy nghề là nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề có thể tìm đƣợc việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khóa học. Nâng cao chất lƣợng dạy nghề
đang là yêu cầu cấp thiết. Một trong những thành tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp
đến chất lƣợng dạy học đó là phƣơng pháp dạy học. Chính vì vậy, trong thời gian
gần đây đã có rất nhiều cuộc trao đổi xung quanh việc đổi mới phƣơng pháp dạy

học trong đào tạo nghề và dạy học tích hợp xuất phát từ quan điểm giáo dục định
hƣớng năng lực thực hiện đƣợc coi là giải pháp tối ƣu cần phải đƣợc nhanh chóng
triển khai. Để dạy học theo hƣớng tích hợp các nhà nghiên cứu giáo dục đƣa ra hai
quan điểm về phƣơng pháp: phƣơng pháp dạy học định hƣớng hoạt động và phƣơng
pháp dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề. Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất
lƣợng đào tạo nghề tại đơn vị công tác, ngƣời nghiên cứu thực hiện luận văn tốt
nghiệp “Dạy học tích hợp mơ đun điện tử công suất tại Trường Trung cấp nghề
Củ Chi”.
Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Một số khái niệm
 Các cơ sở pháp lý
 Dạy học theo hƣớng tích hợp
 Một số phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích hợp

 Dạy học tiếp cận theo năng lƣ̣c thƣ̣c hiê ̣n
 Bài dạy học tích hợp

Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn về dạy học mô đun điện tử công suất tại trƣờng TCN
Củ Chi


Giới thiệu về trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi

 Chƣơng trình mơ đun điện tử cơng suất trình độ TCN

 Thực trạng dạy mô đun điện tử công suất tại trƣờng TCN Củ Chi

iv



Chƣơng 3: Dạy học tích hợp mơ đun điện tử cơng suất tại trƣờng TCN Củ Chi
 Dạy học tích hợp cho mô đun điện tử công suất
 Kịch bản sƣ phạm mô đun điện tệ công suất
 Kiểm nghiệm đánh giá
Phần Kiểm nghiệm đánh giá gồm:
 Mục đích

 Phƣơng pháp: Phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ
phạm có đối chứng
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
 Khảo sát đƣợc thực trạng việc dạy và học mô đun điện tử công suất tại
trƣờng TCN Củ Chi từ đó thấy đƣợc những khó khăn, những hạn chế của
ngƣời dạy cũng nhƣ từ phía ngƣời học nhằm rút ra những kinh nghiệm
và đƣa ra những giải pháp khắc phục.
 Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tích hợp và áp dụng dạy thực
nghiệm 2 bài trong mô đun điện tử công suất. Bƣớc đầu đã đạt đƣợc
những tiến bộ nhất định trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh; góp phần nâng cao năng lực thực hiện công việc; học sinh làm
quen với hoạt động nhóm và năng lực thực hành, giải quyết vấn đề, có
tinh thần hợp tác tạo năng lực giao tiếp tốt.

v


MỤC LỤC
Trang
Lý lịch khoa học ..............................................................................................................i

Lời cam đoan ................................................................................................................. ii

Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... iv
Abstract ....................................................................................................................... vi
Mục lục ..................................................................................................................... viii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ........................................................................ xi
Danh sách hình, bảng và biểu đồ .............................................................................. xii
Danh sách các bảng .................................................................................................. xiii
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. xiv
Danh sách phụ lục ......................................................................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..........................................................................................3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. ....................................................................3
5. Giới hạn đề tài nghiên cứu. ..................................................................................3
6. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu. .....................................................................................3
NỘI DUNG ..................................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO MƠ
ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT...................................................................................5
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ................................................................5
1.1.1. Dạy học tích hợp trên thế giới ....................................................................5
1.1.2. Dạy học tích hợp ở Việt Nam .....................................................................6
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ......................................................................................7
1.2.1. Tích hợp: .....................................................................................................7
viii



1.2.2. Mơ đun: .......................................................................................................7
1.2.3. Dạy học tích hợp: ........................................................................................8
1.3. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ. ...................................................................................8
1.4. DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH HỢP. .......................................................10
1.4.1. Tích hợp nội dung. ....................................................................................10
1.4.2. Tích hợp mơn học. ....................................................................................11
1.4.3. Tích hợp chƣơng trình. .............................................................................11
1.5. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH HỢP. .........14
1.5.1. Phƣơng pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .......................................14
1.5.2. Dạy học theo quan điểm định hƣớng hoạt động ......................................16
1.5.3. Dạy học theo dự án ..................................................................................21
1.6. DẠY HỌC TIẾP CẬN THEO NĂNG LƢ̣C THƢ̣C HIÊ ̣N. .............................24
1.6.1. Định nghĩa năng lực thực hiện .................................................................24
1.6.2. Cấu trúc của năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn ........................25
1.6.3. Tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện .................................................27
1.7. BÀI DẠY TÍCH HỢP .....................................................................................27
1.7.1. Các bƣớc liên quan đến dạy học tích hợp. ...............................................28
1.7.2. Soạn giáo án ..............................................................................................30
1.7.3. Quy trình thực hiện bài dạy tích hợp. .......................................................32
1.7.4. Tổ chức dạy học tích hợp ........................................................................34
Kết luận chƣơng 1.......................................................................................................35

Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG
SUẤT TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI .........................................36
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI ........................36
2.1.1. Lịch sử hình thành. ...................................................................................36
2.1.2. Cơ sở vật chất. ..........................................................................................36
2.1.3. Qui mô đào tạo. .........................................................................................37
2.2. CHƢƠNG TRÌNH MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CƠNG SUẤT TRÌNH ĐỘ TRUNG

CẤP NGHỀ.............................................................................................................37
2.2.1. Vị trí, tính chất của mơ đun: .....................................................................37
ix


2.2.2. Mục tiêu của mô đun: ...............................................................................38
2.2.3. Nội dung của mơ đun:...............................................................................38
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TẠI
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI .............................................................49
2.3.1. Tiến trình khảo sát ....................................................................................49
2.3.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................50
Kết luận chƣơng 2.......................................................................................................67

Chƣơng 3: DẠY HỌC TÍCH HỢP MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TẠI
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI .............................................................68
3.1. DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CƠNG SUẤT ...............68
3.1.1. Xác định mục tiêu mô đun điện tử công suất:.........................................68
3.1.2. Xác định các kỹ năng trong nội dung dạy học tích hợp cho mơ đun điện
tử cơng suất. ........................................................................................................68
3.2. KỊCH BẢN SƢ PHẠM MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT ........................70
3.2.1. Giáo án bài “Lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng TCA785” ..............71
3.2.2. Phiếu hƣớng dẫn thực hiện .......................................................................79
3.2.3. Giáo án bài “Điều Khiển Không Đồng Bộ dùng SCR” ...........................83
3.2.4. Phiếu hƣớng dẫn thực hiện .......................................................................90
3.3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ .........................................................................92
3.3.1. Mục đích ...................................................................................................92
3.3.2. Phƣơng pháp .............................................................................................92
Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................112

1. Kết luận .............................................................................................................112
2. Kiến nghị...........................................................................................................113
3. Hƣớng phát triển của đề tài ..............................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................116

x


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

TCN

Trung cấp nghề

2

DH

Dạy học

3

TN


Thực nghiệm

4

ĐC

Đối chứng

5

GV

Giáo viên

6

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

7

HS

Học sinh

8

ND


Nội dung

9

NLTH

Năng lực thực hiện

10

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

11

QĐ-BLĐTBXH

Quyết định Bộ Lao động- thƣơng binh Xã hội

12

SL

Số lƣợng

13

SPDN


Sƣ phạm dạy nghề

14

TL

Tỉ lệ

15

TCDN

Tổng cục dạy nghề

16

093ĐT-TN

Lớp 093 điện tử- thực nghiệm

17

103ĐT-ĐC

Lớp 103 điện tử -đối chứng

18

THCVĐ


Tình huống có vấn đề

19

THHT

Tình huống học tập

20

TTB

Trang thiết bị

21

THCS

Trung học cơ sở

xi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nƣớc ta, mục tiêu đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế tồn cầu hoá là
một trong những mục tiêu quan trọng nhất.
Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh

cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm mục đích dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh, vững bƣớc đi lên con đƣờng chủ nghĩa xã hội, phấn đấu
năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản thành một nƣớc cơng nghiệp, đó là nhiệm vụ hàng
đầu đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đảng ta đã
khẳng định: “ Muốn tiến lên cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát
triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ
VIII của Đảng nhấn mạnh: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ngành giáo dục đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất
lƣợng cao về trí tuệ và trình độ tay nghề.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trên thế
giới đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân vào những năm hai mƣơi của
thế kỷ 19.
Ở nƣớc ta những năm qua chúng ta chƣa có đƣợc một tài liệu hoàn chỉnh về
phƣơng pháp luận biên soạn tài liệu và phƣơng thức đào tạo nghề theo mơ đun, cịn
các đơn nguyên học tập của ILO thì thu thập bằng nhiều nguồn, cũng chỉ mới có rải
rác một số đơn nguyên ít ỏi và khơng đủ cho một nghề hồn chỉnh. Do vậy, từ khái
niệm, cách tiếp cận cho đến quy trình biên soạn nội dung và áp dụng trong đào tạo
cịn tuỳ tiện, chƣa có đầy đủ cơ sở khoa học.
Thực trạng đào tạo của khối dạy nghề nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa thích nghi
với việc đào tạo theo mơ đun hóa vì phƣơng pháp cịn yếu, cơ sở vật chất còn lạc
hậu. Thực tế để nâng cao chất lƣợng đào tạo theo mơ đun hóa, nhƣng khi triển khai
vẫn còn tách giữa lý thuyết và thực hành dẫn đến chất lƣợng chƣa cao. Trong khi đó

1


dạy học mơ đun là tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để nâng cao chất lƣợng
trong đào tạo nguồn nhân lực.

Cho nên muốn phát triển một cách toàn diện mà các Trƣờng dạy nghề trong
Thành phố nói chung và Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi nói riêng cần phải có đội
ngũ nguồn nhân lực đều tay để nhằm “ Giáo dục toàn diện” (kiến thức, kỹ năng và
thái độ) đó. Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang từng bƣớc cải thiện những
vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp nói
riêng chƣa thực sự gắn kết giữa chƣơng trình, mơn học, … . trên thực tế ở nhiều cơ
sở dạy nghề vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi ứng dụng cách dạy học mới;
nguyên nhân chủ yếu là do chƣa có cơ sở lý luận rõ ràng dẫn đến việc hƣớng dẫn
thiết kế sƣ phạm tất yếu sẽ mơ hồ, khó thực hiện.
Ngồi ra, việc đào tạo nghề hiện nay chƣa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về
chất lƣợng của doanh nghiệp hoặc là doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian và kinh
phí để đào tạo lại mới đáp ứng nhu cầu làm việc. Điều này cũng có nhiều lý do, tuy
nhiên một trong những lý do chính, đó là việc tổ chức dạy học ở nhà trƣờng chƣa phù
hợp với yêu cầu thực tiễn, chƣa hình thành ở ngƣời học những năng lực cụ thể, rõ
ràng, đang còn chung chung, chƣa phát huy tố chất “đa trí tuệ” của con ngƣời. Hay
nói cách khác, sau khi tốt nghiệp, ngƣời học không tự giải quyết đƣợc cơng việc
làm cho chính họ, khơng hồn thành nhiệm vụ mà doanh nghiệp địi hỏi, bỡ ngỡ
với mơi trƣờng mới, lạ lẫm với kỹ thuật hiện đại. Để thỏa mãn đòi hỏi trên, đồng thời
nhằm nâng cao năng lực của ngƣời học và giải quyết các vấn đề trong lao động sản
xuất và cuộc sống xã hội hiện đại thì một trong những quan điểm khơng thể khơng
nhắc đến đó là dạy học tích hợp.
Xuất phát từ thực tiễn, ngƣời nghiên cứu chọn đề tài: “Dạy học tích hợp mơ
đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi” làm đề tài luận văn của
mình nhằm tích cực hóa ngƣời học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Tổ chức dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất để nâng cao chất lƣợng
dạy học ngành điện tử công nghiệp tại trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi.

2



3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo hƣớng tích hợp.
 Khảo sát thực trạng giảng dạy mô đun điện tử công suất tại Trƣờng Trung
cấp nghề Củ Chi
 Thiết kế hoạt động dạy học tích hợp cho mơ đun điện tử cơng suất, xây dựng
2 bài giảng tích hợp cho mơ đun điện tử công suất.
 Kiểm nghiệm đánh giá, kết quả đề xuất.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Tổ chức dạy học tích hợp mơ đun điện tử công suất tại Trƣờng Trung cấp
nghề Củ Chi.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong ngành điện tử nói
chung và mô đun điện tử công suất tại Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi nói riêng.
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Do thời gian có hạn ngƣời nghiên cứu tập trung nghiên cứu dạy học theo
hƣớng tích hợp mơ đun điện tử cơng suất trong chƣơng trình đào tạo trình độ Trung
cấp nghề của nghề Điện tử công nghiệp tại Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Nếu tổ chức dạy học tích hợp mơ đun điện tử cơng suất thì sẽ nâng cao chất
lƣợng dạy học mơ đun điện tử cơng suất nói riêng và chƣơng trình Trung cấp nghề
nói chung, qua đó đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đối với xã hội.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài, ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ:
7.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo và phân tích tổng hợp các
ng̀ n tài liê ̣u, văn kiê ̣n, các nghị quyết để đƣa ra cơ sở lý luận


7.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát

3


Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá
trình dạy học. Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh đang giảng dạy và
học tập mô đun điện tử công suất tại trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi để nắm bắt thực
trạng của việc sử dụng phƣơng pháp dạy và học hiện nay.
-

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi
 Khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu
thực trạng dạy học mô đun điện tử công suất tại trƣờng Trung cấp
nghề Củ Chi.
 Khảo sát bằng bảng hỏi với chuyên gia để tìm hiểu tính khả thi của
quy trình tổ chức dạy học tích hợp mơ đun điện tử cơng suất.

-

Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với chuyên gia về các hồ sơ bài dạy tích
hợp đã biên soạn và quy trình tổ chức dạy học tích hợp mơ đun điện tử
công suất.

-


Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành thực nghiệm phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích hợp cho hai
chủ đề trong mô đun điện tử công suất tại trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi

7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng phƣơng pháp thống kê toán học để xử
lý số liệu kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm giảng dạy để kiểm nghiệm tính
thực tiễn của đề tài.

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHO MƠ ĐUN ĐIỆN TỬ CƠNG SUẤT
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Dạy học tích hợp trên thế giới
Ở Mỹ, đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo cơng nhân đó là việc đào tạo bổ
túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General
Motor và Ford vào những năm hai mƣơi của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất
theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân đƣợc đào cấp tốc trong các
khoá học chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Học viên đƣợc làm quen với mục tiêu công việc và
đƣợc đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm
nhận đƣợc công việc cụ thể trong dây chuyền. Phƣơng pháp và hình thức đào tạo
này đã nhanh chóng đƣợc phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nƣớc Tây
Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo.
UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích mà cịn tạo
điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mơ đun trong đào tạo nghề nói
riêng và đào tạo nói chung. Tại Paris, các chun gia cho rằng, sử dụng mơ đun “là
thích hợp và cần thiết cho mọi đối tƣợng đào tạo, đặc biệt cho giáo dục kĩ thuật
nghề nghiệp và trong việc phổ biến kĩ thuật mới” và khuyến cáo các nƣớc đang phát

triển khi đầu tƣ tổng thể cho giáo dục cịn hạn chế thì nên quan tâm đến việc đào tạo
trên thế giới không nên “sa đà” vào việc tranh cãi, duy danh thuật ngữ mà nên triển
khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm.
Từ đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề (Modules of employable skills MES) đến đào tạo theo mô đun năng lực thực hiện (MEQ). Đề cƣơng năm 1973 tổ
chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phƣơng thức đào tạo theo mô đun (MES =
phƣơng thức đào tạo nghề theo công việc / kỹ năng hành nghề) nên bị phê phán là
hẹp, thiển cận khơng đủ đáp ứng về trình độ. Những yếu tố lý thuyết chỉ dừng ở
mức thấp không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn đề do vậy đề
cƣơng năm 1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình độ.
5


1.1.2. Dạy học tích hợp ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của
UNESCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phƣơng pháp biên soạn nội dung đào tạo
nghề, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mơ đun ở một số nƣớc.
Tiếp đó, năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tài
trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phƣơng thức đào tạo nghề theo mô
đun (MES) ở Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phƣơng tiện kĩ thuật dạy nghề
(CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phƣơng pháp tiếp cận đào tạo nghề
MES với tài trợ của UNDP. Trong thời gian những năm 1987 - 1994, một số Trung
tâm dạy nghề, dƣới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và
đào tạo nghề ngắn hạn theo mơ đun. Sau đó thì việc đào tạo nghề theo mơ đun MES
tạm thời lắng xuống vì những mặt hạn chế của nó. Khi đề cƣơng của ILO năm1993
báo cáo lại hƣớng tới mơ đun năng lực thì tình hình đổi khác. Trong Dự án Giáo
dục kỹ thuật và Dạy nghề đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bƣớc đầu những tƣ
tƣởng mới của việc đào tạo nghề theo mơ đun Năng lực thƣc hiện và trình độ. Tuy
cũng đã có vài cơng trình nghiên cứu khoa học đi sâu nghiên cứu vấn đề dạy học
theo hƣớng tích hợp nhƣ đề tài nhƣ:
Mô đun kỹ năng hành nghề - Phương pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và

áp dụng do GS. TS. Nguyễn Minh Đƣờng làm chủ nhiệm đề tài vào năm 1993 đã
làm sáng tỏ bản chất, hƣớng tiếp cận, áp dụng mô đun kỹ năng hành nghề trong đào
tạo nghề.
Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành
nghề PGS. TS. Nguyễn Đức Trí làm chủ nhiệm đề tài năm 1995
Dạy học tích hợp trong giáo dục mầm non và vấn đề đào tạo giáo viên do Hồ
Lam Hồng -Viện NCSP – ĐHSP Hà Nội thực hiện năm 2008.
Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học địa lí
(chương trình và sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
thuật- hướng nghiệp cho học sinh THPT do Nguyễn Thị Hoàn-Luận văn thạc sĩTrƣờng ĐHSP Thái Nguyên năm 2009.

6


Một số đề xuất về định hướng tích hợp các môn KHTN và KHXH ở trường
THCS Việt Nam do TS.Cao Thị Thặng, PGS Nguyễn Minh Phƣơng-Viện Khoa học
giáo dục Việt nam nghiên cứu vào 2001.
Tất cả đều góp phần to lớn vào việc mở đƣờng cho việc ứng dụng phƣơng
thức đào tạo theo mô đun và tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu và vận dụng quan điểm dạy học tích hợp mới chỉ đƣợc hệ thống
dạy nghề Việt Nam coi trọng trong những năm gần đây. Vì thế, dạy học tích hợp
trong đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đang cịn nhiều vấn đề phải
nghiên cứu.
1.2.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.2.1. Tích hợp:
Theo "Từ điển giáo dục học", Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2001, [4,
383] quan niệm tích hợp đƣợc trình bày nhƣ sau: “Là hành động liên kết các đối

tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tích hợp dọc là “loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều
môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”.
Tích hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tƣợ ng học tập,
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một c hủ đề [4,
384, 385].
1.2.2. Mơ đun:
Mơ đun có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “ modulus” với nghĩa đầu tiên là
mực thƣớc, thƣớc đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó đƣợc sử dụng nhƣ một
đơn vị đo. Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ modulus mới đƣợc truyền tải sang lĩnh vực
kỹ thuật. Nó đƣợc dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có
các chức năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, không nhất thiết phải
hoạt động độc lập. Mô đun mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và sửa
chữa sản phẩm.
Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 chƣơng I, điều 5
có nêu: Mơ đun là đơn vị học tập đƣợc tích hợp giữa kiến thức chun mơn, kỹ
7


năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hồn chỉnh nhằm giúp cho ngƣời
học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.
1.2.3. Dạy học tích hợp:
Ths. Trần Văn Nịch, Phó Vụ trƣởng vụ GV-CBQLDN cho biết: “Dạy học
tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy
thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề)
nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun [3].
Theo PGS.TS Bùi Thế Dũng: “Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học kết
hợp dạy lý thuyết (kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập”
[5, tr10].

Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn: “Thực chất của dạy học tích hợp trong dạy
học là vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. Với cách
hiểu đơn giản như vậy là chưa đủ mà đằng sau nó là cả một quan điểm giáo dục
theo mơ hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau [24, tr14]:
-

Nội dung chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế theo modun định hƣớng
năng lực.

-

Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề
và định hƣớng hoạt động”.
Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về q

trình học tập trong đó tồn thể các q trình học tập góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh
nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc
sống lao động. Khoa Sư phạm tích hợp làm cho q trình học tập có ý nghĩa” [26].
Tóm lại: Dạy học tích hợp là phƣơng pháp dạy học kết hợp dạy lý thuyết
(kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập, nhằm giúp cho
ngƣời học hình thành năng lực thực hành nghề.
1.3. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
8


đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất

lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành”.
Các cơ sở pháp lý liên quan đến dạy học tích hợp trong dạy nghề là [5, tr12]:
 Điều 19, điều 26 luật dạy nghề 2006 về phƣơng pháp dạy học “ Phƣơng pháp
dạy nghề phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến
thức chuyên môn và phát huy tính tích cực tự giác, năng động, khả năng làm
việc độc lập/tổ chức làm việc theo nhóm”
 Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 9/6/2008 quy định về chƣơng
trình khung đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Trong đó cấu trúc của
chƣơng trình đào tạo bao gồm các mơn học và mô đun. Các môn học và mô
đun lại bao gồm các bài học với mục tiêu đƣợc diễn đạt ở dạng kiến thức và
kỹ năng
 Quyết định 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/3/2008 quy định nguyên tắc,
quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia. trên cơ sở
quyết định này, hiện nay đã có dự thảo tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia cho
95 nghề. Trong hồ sơ tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia có bao hàm kết quả
phân tích nghề với các thơng tin về nhiệm vụ. Trong phiếu phân tích cơng
việc, cơng việc đƣợc khai triển thành các bƣớc cơng việc với tiêu chí thực
hiện, kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện. phiếu tiêu chuẩn thực
hiện công việc đƣợc mô tả qua các tiêu chí thực hiện, kiến thức, kĩ năng thiết
yếu cũng nhƣ tiêu chí và hình thức đánh giá.
 Thông tƣ 15/2011/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2011 về đánh giá kĩ năng nghề
quốc gia qui định qui trình, phƣơng pháp đánh giá và cơng nhận trình độ kĩ
năng nghề quốc gia.
 Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 4/11/2008 về hệ thống biểu
mẫu, sổ sách quản lí dạy và học trong đào tạo nghề, trong đó có phân biệt 3
loại sổ giáo án là giáo án lý thuyết (mẫu số 5), giáo án thực hành (mẫu số 6)
và giáo án tích hợp (mẫu số 7). Giáo án tích hợp đƣợc xây dựng cho bài và
bao gồm các thông tin về mục tiêu (năng lực), hình thức tổ chức dạy học, đồ
9



dùng và trang thiết bị, nội dung thực hiện (dẫn nhập, giới thiệu chủ đề, giải
quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, hƣớng dẫn tự học).
Công văn 1610/TCDN-GV ngày 15/9/2010 hƣớng dẫn biên soạn giáo án và
tổ chức dạy học tích hợp: trích “ tại nghị quyết số 62/2008QĐ- BLĐTBXH ngày
04/11/2008 của Bộ trƣơng – Thƣơng binh và xã hội về việc ban hành hệ thống biểu
mẫu, số ách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề đã qui định các loại mẫu giáo án
lý thuyết, thực hành và tích hợp dung trong các cơ sở dạy nghề…”
1.4. DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH HỢP.
1.4.1. Tích hợp nội dung.
Nơ ̣i dung tić h hợp bao gồm sự liên kết các mạch nội dung trong đó có các
chủ đề, chủ điểm, quanh chúng quy tụ những yếu tố nội dung tuyển chọn từ những
lĩnh vực khác nhau, có tính ứng dụng cao, nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục, mà lại
giảm tải đƣợc chƣơng trình.
Chủ đề tích hợp thƣờng có một cái tên phản ánh một phạm trù nào đó thuộc
MT giáo dục hoặc chuẩn học vấn, mô ̣t kỹ năng nghề ..., trong đó có mô ̣t it́ kiế n thƣ́ c
của các mơn học. Cả q trình và kết quả của dạy học đều mang đậm tính chất tích
hơ ̣p. Nói cách khác, tích hợp là quy luật của q trình phát triển cả trên phƣơng diện
nơ ̣i dung lẫn hiǹ h thƣ́c của quá triǹ h da ̣y ho ̣c.
Tích hợp các bộ mơn trong giáo dục là sự phản ánh trình độ phát triển cao
của các ngành khoa học vào trong nhà trƣờng, đồng thời cũng là đòi hỏi tất yếu của
nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giáo dục. Tích hợp các bộ
môn trong dạy học không những làm cho ngƣời học có tri thức bao quát, tổng hợp
hơn về thế giới khách quan, thấy rõ hơn mối quan hệ và sự thống nhất của nhiều đối
tƣợng nghiên cứu khoa học trong những chỉnh thể khác nhau, đồng thời còn bồi
dƣỡng cho ngƣời học các phƣơng pháp học tập, nghiên cứu có tính logic biện chứng
làm cơ sở đáng tin cậy để đi đến những hiểu biết, những phát hiện có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn lớn hơn. Tích hợp các bộ mơn cịn có tác dụng tiết kiệm thời gian
cơng sức vì loại bỏ đƣợc nhiều điều trùng lặp trong nội dung và PPDH của những

bộ môn gần nhau.

10


1.4.2. Tích hợp mơn học.
Tích hợp các bộ mơn trong giáo dục là sự phản ánh trình độ phát triển cao
của các ngành khoa học vào trong nhà trƣờng, đồng thời cũng là đòi hỏi tất yếu của
nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của HĐ giáo dục. Tích hợp các bộ mơn
trong dạy học khơng những làm cho ngƣời học có tri thức bao quát, tổng hợp hơn
về thế giới khách quan, thấy rõ hơn mối quan hệ và sự thống nhất của nhiều đối
tƣợng nghiên cứu khoa học trong những chỉnh thể khác nhau, đồng thời còn bồi
dƣỡng cho ngƣời học các phƣơng pháp học tập, nghiên cứu có tính logic biện chứng
làm cơ sở đáng tin cậy để đi đến những hiểu biết, những phát hiện có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn lớn hơn. Tích hợp các bộ mơn cịn có tác dụng tiết kiệm thời gian
cơng sức vì loại bỏ đƣợc nhiều điều trùng lặp trong nội dung và PPDH của những
bộ môn gần nhau.
1.4.3. Tích hợp chƣơng trình.
Tích hợp chƣơng trình làm giảm bớt số môn học, loại bớt đƣợc nhiều phần
kiến thức trùng hợp nhau, tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.
Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn NL của nghề. Để
xác định đƣợc các NL cần thiết đối với từng cấp trình độ nghề, phải tiến hành phân
tích nghề (Occupational Analysis). Việc phân tích nghề thực chất nhằm xác định
đƣợc mơ hình hoạt động của ngƣời lao động, bao hàm trong đó những nhiệm vụ
(Duties) và những cơng việc (Tasks) mà ngƣời lao động phải thực hiện trong lao
động nghề nghiệp từ đó xác định đƣợc các tiêu chuẩn năng lực đầu ra từ đòi hỏi của
hoạt động nghề nghiệp. Chuẩn NL đƣợc xác định dựa trên kết quả phân tích nghề,
phân tích chổ làm việc. Dựa trên các chuẩn NL nghề ngƣời ta thiết kế chƣơng trình
đào tạo.


11


GIAI ĐOẠN CHUẨN
BỊ

GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ
VÀ ĐÁNH GIÁ

Phân tích tình
huống
1

Phân tích
2
nghề

Thiết kế chƣơng
trình
5

Xác định
nghề /cấp 4

3
Phân tích cơng
việc

chuẩn
trình đ


6

Thực hiện

7
Đánh giá điều
chỉnh

Hình 1.1: Qui trình phát triển chƣơng trình đào tạo nghề theo định hƣớng
Chƣơng trình đƣợc thiết kế nhƣ vậy gọi là chƣơng trình DH định hƣớng
năng lực hay cịn gọi là chƣơng trình mơ đun. Trong chƣơng trình dạy học định
hƣớng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của mơdun đƣợc mơ tả thơng qua các
nhóm năng lực.
Một nghề gồm nhiều lĩnh vực, hay nhiệm vụ nghề. Nội dung đào tạo đƣợc
xây dựng thành các mô đun đào tạo tƣơng ứng với các lĩnh vực, nhiệm vụ nghề.
Trong Mô đun đào tạo gồm nhiều đơn nguyên học tập/bài. Mỗi đơn nguyên/bài là
một tình huống giải quyết một công việc nghề hay một kỹ năng nghề nghiệp.

12


CÁC LĨNH VỰC, NHIỆM VỤ NGHỀ NGHIỆP (từ trong quá trình lao động)
- Các lĩnh vực và các cơng việc nghề
- Các vấn đề, nhiệm vụ có tính tổng thể liên quan đến nghề nghiệp, cá nhân và xã hội

CÁC LĨNH VỰC ĐÀO TẠO – MƠ ĐUN ĐÀO TẠO
-

Các mơ đun đào tạo tƣơng ứng với các lĩnh vực, nhiệm vụ nghề

Mô đun đào tạo tổng hợp gồm nhiều công việc nghề, mà trong đó là các tình
huống học tập hay các đơn nguyên học tập hƣớng đến năng lực thực hiện

CÁC ĐƠN NGUYÊN HỌC TẬP (bài dạy hay mô đun con)
- Đơn nguyên học tập là các tình huống học tập cụ thể hƣớng đến giải quyết các công việc nghề

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa lĩnh vực/nhiệm vụ nghề,
MĐ đào tạo NL và bài dạy trong MĐ
Trong thực tiễn, từ năm 2006 đến nay, Bộ LĐTBXH đã ban hành đƣợc hơn
160 bộ chƣơng trình khung cho từng nghề đƣợc xây dựng theo hƣớng “tiếp cận theo
kỹ năng”. Do vậy, về chƣơng trình đào tạo đã đáp ứng đủ điều kiện để các cơ sở dạy
nghề triển khai tổ chức dạy học tích hợp.
Trong dạy học tích hợp, điều cần thiết đầu tiên là phải “ vượt lên trên cách
nhìn bộ mơn”. Tức là vƣợt lên trên cách nhìn quen thuộc về vai trị của từng mơn
học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về quan hệ tƣơng tác giữa các mơn học. Theo
D’hainaut (1977) có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học:
 Quan điểm “đơn môn”: Có thể xây dựng chƣơng trình học tập theo hệ thống
của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học đƣợc tiếp cận một cách riêng rẽ.
 Quan điểm “đa môn”: Thực chất là những tình huống, những đề tài đƣợc
nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học
khác nhau. - Quan điểm “liên môn”: Trong DH những tình huống chỉ có
thể đƣợc tiếp cận hợp lí qua sự soi sáng của nhiều mơn học. Ở đây chúng ta
nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau
để giải quyết một tình huống cho trƣớc: các quá trình học tập sẽ không
đƣợc đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề
cần giải quyết.
13


 Quan điểm “xun mơn”: Có thể phát triển những kĩ năng mà HS có thể sử

dụng trong tất cả các mơn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một
giả thuyết, đọc các thông tin, giải một bài toán,… Những kĩ năng này chúng ta
gọi là những kĩ năng xun mơn. Có thể lĩnh hội những kĩ năng này trong từng
mơn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học.
1.5. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH HỢP.
1.5.1. Phƣơng pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
 Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đƣờng mà giáo viên áp
dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tịi khám phá độc lập
của học sinh bằng cách đƣa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động
của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề.
 Đặc trƣng của dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề gồm có bốn đặc trƣng sau:
(1) Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ THCVĐ:
-

Tình huống có vấn đề (THCVĐ) luôn chứa đựng nội dung cần xác định, một
nhiệm vụ cần giải quyết, một vƣớng mắc cần tháo gỡ... và do vậy, kết quả
của việc nghiên cứu và giải quyết THCVĐ sẽ là tri thức mới hoặc phƣơng
thức hành động mới đối với chủ thể.

-

THCVĐ đƣợc đặc trƣng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong
khi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó cần đến tri thức
mới, cách thức hành động mới chƣa biết trƣớc đó..

(2) Q trình dạy học nêu và GQVĐ được chia thành những giai đoạn có mục đích
chuyên biệt:
* Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bƣớc:
Tri giác vấn đề


Giải quyết vấn đề
Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
Hình 1.3: Cấu trúc dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo 3 bƣớc
14


Bƣớc 1: Tri giác vấn đề
-

Tạo tình huống gợi vấn đề

-

Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống

-

Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó

Bƣớc 2: Giải quyết vấn đề
-

Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm

-

Đề xuất và thực hiện hƣớng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ
và chuyển hƣớng khi cần thiết. Trong khâu này thƣờng hay sử dụng những
qui tắc tìm đốn và chiến lƣợc nhận thức nhƣ sau: Qui lạ về quen; Đặc biệt

hóa và chuyển qua những trƣờng hợp giới hạn; Xem tƣơng tự; Khái quát
hóa; Xét những mối liên hệ và phụ thuộc; Suy ngƣợc (tiến ngƣợc, lùi
ngƣợc) và suy xuôi (khâu này có thể đƣợc làm nhiều lần cho đến khi tìm ra
hƣớng đi đúng)

-

Trình bày cách giải quyết vấn đề

Bƣớc 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
-

Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải

-

Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ƣu của lời giải

-

Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả

-

Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tƣơng tự, khái quát hóa, lật
ngƣợc vấn đề và giải quyết nếu có thể.

* Thực hiện dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo 4 bƣớc
Đƣa ra
vấn đề


Nghiên cứu
vấn đề

Giải quyết
vấn đề

Vận dụng

Hình 1.4: Cấu trúc dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo 4 bƣớc
Bƣớc 1: Đưa ra vấn đề: Đƣa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của hoạt động
Bƣớc 2: Nghiên cứu vấn đề: Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệu
Bƣớc 3: Giải quyết vấn đề: Đƣa ra lời giải, đánh giá chọn phƣơng án tối ƣu

15


×