Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại trường trung cấp nghề củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN TÙNG

DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI
S

K

C

0

0

3

9
6

5
1

9
3

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT – 601410



S KC 0 0 3 7 2 0

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN TÙNG

DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
MÃ SỐ: 601410

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
-

Họ & tên: Lê Văn Tùng

Giới tính: Nam


-

Ngày, tháng, năm sinh: 25/12/1975

Nơi sinh: Phú Yên

-

Quê quán: TP.Tuy Hoà, Phú Yên

Dân tộc: Kinh

-

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 412/14 Đƣờng Cây Trôm Mỹ Khánh, Mỹ
Khánh A, Thái Mỹ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Điện thoại: 0935117627

-

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
-

Hệ đào tạo: Chính qui.


Thời gian đào tạo từ 10/1997 đến 01/2001

-

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.

-

Ngành học: Điện - điện tử.

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian
2001-2012

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Trƣờng TCN Củ Chi

GV Điện tử

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2012
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Lê Văn Tùng

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện luận văn, người nghiên cứu xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến:
Thầy TS. Nguyễn Toàn trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức là cán bộ
hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn người nghiên cứu trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Quý thầy cô giảng dạy lớp cao học khóa 18B và quí thầy cô Trường Đại học
Sư phạm kỹ thuật TP HCM, là những người đã tận tình giảng dạy và truyền thụ
những kinh nghiệm quý báu cho người nghiên cứu trong suốt khóa đào tạo sau
đại học.
Ban giám hiệu và quí thầy cô và các em học sinh trường TCN Củ Chi đã
nhiệt tình đóng góp ý kiến và tích cực tham gia thực nghiệm sư phạm.
Gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên người nghiên cứu
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Để thực hiện đƣợc mục tiêu của dạy nghề là nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề có thể tìm đƣợc việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Nâng cao chất lƣợng dạy nghề
đang là yêu cầu cấp thiết. Một trong những thành tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp
đến chất lƣợng dạy học đó là phƣơng pháp dạy học. Chính vì vậy, trong thời gian
gần đây đã có rất nhiều cuộc trao đổi xung quanh việc đổi mới phƣơng pháp dạy
học trong đào tạo nghề và dạy học tích hợp xuất phát từ quan điểm giáo dục định
hƣớng năng lực thực hiện đƣợc coi là giải pháp tối ƣu cần phải đƣợc nhanh chóng
triển khai. Để dạy học theo hƣớng tích hợp các nhà nghiên cứu giáo dục đƣa ra hai
quan điểm về phƣơng pháp: phƣơng pháp dạy học định hƣớng hoạt động và phƣơng
pháp dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề. Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất
lƣợng đào tạo nghề tại đơn vị công tác, ngƣời nghiên cứu thực hiện luận văn tốt
nghiệp “Dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại Trường Trung cấp nghề
Củ Chi”.
Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Một số khái niệm
 Các cơ sở pháp lý
 Dạy học theo hƣớng tích hợp
 Một số phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích hợp

 Dạy học tiếp cận theo năng lƣ̣c thƣ̣c hiê ̣n
 Bài dạy học tích hợp

Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn về dạy học mô đun điện tử công suất tại trƣờng TCN
Củ Chi


Giới thiệu về trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi


 Chƣơng trình mô đun điện tử công suất trình độ TCN

 Thực trạng dạy mô đun điện tử công suất tại trƣờng TCN Củ Chi

iv


Chƣơng 3: Dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại trƣờng TCN Củ Chi
 Dạy học tích hợp cho mô đun điện tử công suất
 Kịch bản sƣ phạm mô đun điện tệ công suất
 Kiểm nghiệm đánh giá
Phần Kiểm nghiệm đánh giá gồm:
 Mục đích

 Phƣơng pháp: Phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ
phạm có đối chứng
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
 Khảo sát đƣợc thực trạng việc dạy và học mô đun điện tử công suất tại
trƣờng TCN Củ Chi từ đó thấy đƣợc những khó khăn, những hạn chế của
ngƣời dạy cũng nhƣ từ phía ngƣời học nhằm rút ra những kinh nghiệm
và đƣa ra những giải pháp khắc phục.
 Xây dựng quy trình tổ chức dạy học tích hợp và áp dụng dạy thực
nghiệm 2 bài trong mô đun điện tử công suất. Bƣớc đầu đã đạt đƣợc
những tiến bộ nhất định trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh; góp phần nâng cao năng lực thực hiện công việc; học sinh làm
quen với hoạt động nhóm và năng lực thực hành, giải quyết vấn đề, có
tinh thần hợp tác tạo năng lực giao tiếp tốt.


v


ABSTRACT
To achieve the goal of training is to equip the knowledge, skills, and attitudes
necessary for professional training can find jobs or self-employment after completing the course. Improve the quality of vocational training is urgent. One of the important elements, a direct impact on the quality of teaching is teaching methods.
Therefore, in recent times there have been many discussions around the reform of
teaching methods in vocational training and integrated teaching-oriented education
from the viewpoint of implementation capacity is considered optimal solution must
be quickly deployed. To teach in the direction of integrated educational researchers
make two points about the method: teaching methods oriented activities and teaching methods oriented problem solving. In order to contribute to improving the quality of vocational training in the work unit, the research thesis "Teaching integrated
power electronic modules in the Củ Chi Vocational School".
The main content of the project consists of three chapters:
Chapter 1: Rationale
 History of research problems
 A number of concepts
 The legal basis
 Teaching in the direction of integration
 A number of teaching methods in the direction of integration
 Teaching reach the carrying capacity
 Last integrated teaching
Chapter 2: Practical basis for teaching power electronics module in the Củ Chi
Vocational School


About Vocational School of Củ Chi

 The power electronic module level Vocational College
 Current status of teaching power electronics module in vocational secondary schools Củ Chi


vi


Chapter 3: Teaching integrated power electronic modules in vocational secondary schools Củ Chi
 Teaching integrated power electronics modules
 Scenario pedagogical power module exchange capacity
 Assay evaluation
Test evaluation include:


Purpose

 Methods: Methods of professional and pedagogical experiment method
control
Research results of the project:
Through the research process, the subject has achieved the following results:
Survey the actual teaching and learning power electronics module in the Củ
Chi vocational secondary schools from which to see the difficulties and limitations
of teachers as well as from the school in order to draw out the experience and offer
solutions.
Develop integrated teaching process organization and application of experimental teaching 2 lessons in the power electronics module. The first step has
achieved certain progress in promoting positive student initiative; contribute to improving the capacity to perform the work; familiarize students with group activities
and practical capability, the problem, there is a spirit of cooperation to create good
communication abilities.

vii


MỤC LỤC
Trang

Lý lịch khoa học ..............................................................................................................i
Lời cam đoan ................................................................................................................. ii

Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... iv
Abstract ....................................................................................................................... vi
Mục lục ..................................................................................................................... viii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ........................................................................ xi
Danh sách hình, bảng và biểu đồ .............................................................................. xii
Danh sách các bảng .................................................................................................. xiii
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. xiv
Danh sách phụ lục ......................................................................................................xv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..........................................................................................3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. ....................................................................3
5. Giới hạn đề tài nghiên cứu. ..................................................................................3
6. Giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu. .....................................................................................3
NỘI DUNG ..................................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO MÔ
ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT...................................................................................5
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ................................................................5
1.1.1. Dạy học tích hợp trên thế giới ....................................................................5
1.1.2. Dạy học tích hợp ở Việt Nam .....................................................................6
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ......................................................................................7
1.2.1. Tích hợp: .....................................................................................................7
viii



1.2.2. Mô đun: .......................................................................................................7
1.2.3. Dạy học tích hợp: ........................................................................................8
1.3. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ. ...................................................................................8
1.4. DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH HỢP. .......................................................10
1.4.1. Tích hợp nội dung. ....................................................................................10
1.4.2. Tích hợp môn học. ....................................................................................11
1.4.3. Tích hợp chƣơng trình. .............................................................................11
1.5. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƢỚNG TÍCH HỢP. .........14
1.5.1. Phƣơng pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .......................................14
1.5.2. Dạy học theo quan điểm định hƣớng hoạt động ......................................16
1.5.3. Dạy học theo dự án ..................................................................................21
1.6. DẠY HỌC TIẾP CẬN THEO NĂNG LƢ̣C THƢ̣C HIÊ ̣N. .............................24
1.6.1. Định nghĩa năng lực thực hiện .................................................................24
1.6.2. Cấu trúc của năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn ........................25
1.6.3. Tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện .................................................27
1.7. BÀI DẠY TÍCH HỢP .....................................................................................27
1.7.1. Các bƣớc liên quan đến dạy học tích hợp. ...............................................28
1.7.2. Soạn giáo án ..............................................................................................30
1.7.3. Quy trình thực hiện bài dạy tích hợp. .......................................................32
1.7.4. Tổ chức dạy học tích hợp ........................................................................34
Kết luận chƣơng 1.......................................................................................................35

Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG
SUẤT TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI .........................................36
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI ........................36
2.1.1. Lịch sử hình thành. ...................................................................................36
2.1.2. Cơ sở vật chất. ..........................................................................................36
2.1.3. Qui mô đào tạo. .........................................................................................37

2.2. CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TRÌNH ĐỘ TRUNG
CẤP NGHỀ.............................................................................................................37
2.2.1. Vị trí, tính chất của mô đun: .....................................................................37
ix


2.2.2. Mục tiêu của mô đun: ...............................................................................38
2.2.3. Nội dung của mô đun:...............................................................................38
2.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TẠI
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI .............................................................49
2.3.1. Tiến trình khảo sát ....................................................................................49
2.3.2. Kết quả khảo sát ........................................................................................50
Kết luận chƣơng 2.......................................................................................................67

Chƣơng 3: DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TẠI
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CỦ CHI .............................................................68
3.1. DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT ...............68
3.1.1. Xác định mục tiêu mô đun điện tử công suất:.........................................68
3.1.2. Xác định các kỹ năng trong nội dung dạy học tích hợp cho mô đun điện
tử công suất. ........................................................................................................68
3.2. KỊCH BẢN SƢ PHẠM MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT ........................70
3.2.1. Giáo án bài “Lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng TCA785” ..............71
3.2.2. Phiếu hƣớng dẫn thực hiện .......................................................................79
3.2.3. Giáo án bài “Điều Khiển Không Đồng Bộ dùng SCR” ...........................83
3.2.4. Phiếu hƣớng dẫn thực hiện .......................................................................90
3.3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ .........................................................................92
3.3.1. Mục đích ...................................................................................................92
3.3.2. Phƣơng pháp .............................................................................................92
Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................111


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................112
1. Kết luận .............................................................................................................112
2. Kiến nghị...........................................................................................................113
3. Hƣớng phát triển của đề tài ..............................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................116

x


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

TCN

Trung cấp nghề

2

DH

Dạy học

3


TN

Thực nghiệm

4

ĐC

Đối chứng

5

GV

Giáo viên

6

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

7

HS

Học sinh

8


ND

Nội dung

9

NLTH

Năng lực thực hiện

10

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

11

QĐ-BLĐTBXH

Quyết định Bộ Lao động- thƣơng binh Xã hội

12

SL

Số lƣợng

13


SPDN

Sƣ phạm dạy nghề

14

TL

Tỉ lệ

15

TCDN

Tổng cục dạy nghề

16

093ĐT-TN

Lớp 093 điện tử- thực nghiệm

17

103ĐT-ĐC

Lớp 103 điện tử -đối chứng

18


THCVĐ

Tình huống có vấn đề

19

THHT

Tình huống học tập

20

TTB

Trang thiết bị

21

THCS

Trung học cơ sở

xi


DANH SÁCH HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Qui trình phát triển chƣơng trình đào tạo nghề theo định hƣớng ................ 12
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa lĩnh vực/nhiệm vụ nghề, mô đun đào tạo NL và bài
dạy trong mô đun ......................................................................................................... 13

Hình 1.3: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bƣớc ........................................ 14
Hình 1.4: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bƣớc ......................................... 15
Hình 1.5: Cấu trúc vĩ mô của một hoạt động .............................................................. 16
Hình 1.6: Cấu trúc dạy học định hƣớng hoạt động ...................................................... 18
Hình 1.7: Cá c thành tố cấu thành năng lực thực hiện ............................................... 25
Hình 1.8: Cấu trúc của năng lực hoạt động chuyên môn ........................................... 26
Hình 1.9: Các bƣớc chuẩn bị bài dạy tích hợp ........................................................... 29
Hình 10: Các bƣớc biên soạn giáo án tích hợp ............................................................ 30
Hình 1.1: Hoạt động của giáo viên và học sinh trong từng tiểu kỹ năng .................. 33
Hình 2.1: Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi ................................................................... 37
Hình 3.1: Buổi trao đổi lấy ý kiến chuyên gia ............................................................ 93
Hình 3.2: Giờ học của lớp 093ĐT-TN ....................................................................... 100
Hình 3.3: Giờ học của lớp 103ĐT-TN ....................................................................... 101

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá mục tiêu, nội dung, thời gian mô đun điện tử công suất ............. 51
Bảng 2.2: Đánh giá phƣơng pháp dạy học mô đun điện tử công suất ......................... 52
Bảng 2.3: Đánh giá phƣơng pháp dạy học mô đun điện tử công suất......................... 53
Bảng 2.4: Đánh giá tổ chức dạy học mô đun điện tử công suất .................................. 54
Bảng 2.5: Đánh giá khó khăn trong việc soạn GA tích hợp mô đun điện tử công suất ....55
Bảng 2.6: Đánh giá chất lƣợng dạy học mô đun điện tử công suất ............................. 56
Bảng 2.7: Đánh giá tổ chức dạy học mô đun điện tử công suất .................................. 58
Bảng 2.8: Hình thức kiểm tra, đánh giá mô đun điện tử công suất ............................ 59
Bảng 2.9: Đánh giá chất lƣợng giảng dạy mô đun điện tử công suất.......................... 60
Bảng 2.10: Đánh giá cảm nhận khi học mô đun điện tử công suất ............................. 61
Bảng 2.11: Đánh giá vai trò mô đun điện tử công suất ............................................... 62
Bảng 2.12: Đánh giá kiến thức, kỹ năng mô đun điện tử công suất............................ 63

Bảng 2.13: Đánh giá học nhóm mô đun điện tử công suất .......................................... 64
Bảng 2.14: Đánh giá nguyên nhân gây khó khăn khi học mô đun điện tử công suất . 65
Bảng 2.15: Đánh giá những lợi ích khi học mô đun điện tử công suất ....................... 66
Bảng 3.1: Các bài dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất ................................... 70
Bảng 3.2: Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học .............................................. 94
Bảng 3.3: Tính thiết thực của nội dung các bài học trong mô đun ............................. 95
Bảng 3.4: Hoạt động dạy-học của GV, HS trong từng tiểu kỹ năng ........................... 95
Bảng 3.5: Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun .............................. 96
Bảng 3.6: Tính khả thi của việc áp dụng quy trình tổ chức dạy học tích hợp............. 97
Bảng 3.7: Việc xây dựng các bài học tích hợp cho mô đun điện tử công suất ........... 98
Bảng 3.8: Kết quả điểm cuối đợt học ......................................................................... 101
Bảng 3.9: Phân phối tần số điểm số .......................................................................... 102
Bảng 3.10: Phân phối tần số tƣơng đối điểm số (phân phối tần suất hội tụ) ............ 102
Bảng 3.11: Tầm quan trọng của mô đun điện tử công suất ....................................... 106
Bảng 3.12: Mức độ hứng thú của học sinh sau khi thực nghiệm .............................. 106
Bảng 3.13: Mức độ hứng thú của học sinh t sau khi thực nghiệm ............................ 107
Bảng 3.14: Điể m đánh giá của giáo viên sau buổi dự giờ ......................................... 109

xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá mục tiêu đào tạo mô đun điện tử công suất tại trƣờng...............52
Biểu đồ 2.2: Đánh giá tỷ lệ lý thuyết và thực hành trong mô đun điện tử công suất
tại trƣờng ................................................................................................................................53
Biểu đồ 2.3: Đánh giá tỷ lệ sử dụng phƣơng tiện trong mô đun điện tử công suất
tại trƣờng ................................................................................................................................54
Biểu đồ 2.4: Đánh giá tỷ lệ tổ chức dạy học trong mô đun điện tử công suất tại
trƣờng .....................................................................................................................................54
Biểu đồ 2.5: Đánh giá tỷ lệ khó khăn soạn giáo án tích hợp mô đun điện tử công suất

tại trƣờng ................................................................................................................................55
Biểu đồ 2.6: Đánh giá tỷ lệ chất lƣợng dạy học mô đun điện tử công suất tại trƣờng ..57
Biểu đồ 2.7: Đánh giá tỷ lệ tổ chức dạy học dạy học mô đun điện tử công suất
tại trƣờng ................................................................................................................................58
Biểu đồ 2.8: Đánh giá tỷ lệ hình thức kiểm tra, đánh giá mô đun điện tử công suất
tại trƣờng ................................................................................................................................59
Biểu đồ 2.9: Đánh giá tỷ lệ chất lƣợng giảng dạy mô đun điện tử công suất tại trƣờng...60
Biểu đồ 2.10: Cảm nhận khi học mô đun điện tử công suất. ....................................... 62
Biểu đồ 2.11: Nhận thức vai trò mô đun điện tử công suất. ........................................ 62
Biểu đồ 2.12: Mức độ kiến thức, kỹ năng mô đun điện tử công suất. ........................ 63
Biểu đồ 2.13: Nhận thức học nhóm mô đun điện tử công suất. .................................. 64
Biểu đồ 2.14: Cảm nhận khó khăn khi học mô đun điện tử công suất ........................ 65
Biểu đồ 2.15: Cảm nhận lợi ích khi học mô đun điện tử công suất ............................ 66
Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học .............. 94
Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính thiết thực của nội dung các bài học trong mô đun ........... 95
Biểu đồ 3.3. Đánh giá hoạt động dạy-học của GV, HS trong từng tiểu kỹ năng ........ 96
Biểu đồ 3.4. Đánh giá hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun ........... 97
Biểu đồ 3.5. Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng quy trình tổ chức dạy học tích
hợp ................................................................................................................................ 98
Biểu đồ 3.6. Đánh giá việc xây dựng các bài học tích hợp cho mô đun điện tử
công suất ....................................................................................................................... 98
Biểu đồ 3.7: Tần số điểm số ....................................................................................... 102
Biểu đồ 3.8: Tần suất hội tụ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................ 103
Biểu đồ 3.9: Đánh giá của giáo viên dƣ̣ giờ sau giờ giảng ........................................ 110

xiv


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Trang

PHỤ LỤC 1: Hƣớng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp .............................. 1
PHỤ LỤC 2: Mẫu giáo án tích hợp ............................................................................... 3
PHỤ LỤC 3: Sơ đồ phân tích nghề ............................................................................... 5
PHỤ LỤC 4: Phiếu phân tích công việc bài: lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng
TCA785 ......................................................................................................................... 7
PHỤ LỤC 5: Phiếu phân tích công việc bài: điều khiển không đồng bộ dùng SCR .... 9
PHỤ LỤC 6: Đề cƣơng bài lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng TCA 785 ............ 11
PHỤ LỤC 7: Đề cƣơng bài điều khiển không đồng bộ dùng SCR ............................. 16
PHỤ LỤC 8: Phiếu học tập bài lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng TCA785 ...... 19
PHỤ LỤC 9: Phiếu học tập bài điều khiển không đồng bộ dùng SCR ...................... 21
PHỤ LỤC 10: Phiếu thảo luận bài lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng TCA 785 23
PHỤ LỤC 11: Phiếu thảo luận bài điều khiển không đồng bộ dùng SCR ................. 24
PHỤ LỤC 12: Đề kiểm tra bài lắp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng TCA785 ....... 25
PHỤ LỤC 13: Đề kiểm tra bài điều khiển không đồng bộ dùng SCR ....................... 26
PHỤ LỤC 14: Phiếu đánh giá kết quả bài lắp ráp mạch điều khiển đồng bộ sử dụng
TCA 785 ...................................................................................................................... 27
PHỤ LỤC 15: Phiếu đánh giá kết quả bài điều khiển không đồng bộ dùng SCR...... 29
PHỤ LỤC 16: Danh sách HS lớp 103 ĐT- ĐC ........................................................... 31
PHỤ LỤC 17: Danh sách HS lớp 093 ĐT- TN ........................................................... 32
PHỤ LỤC 18: Danh dách các chuyên gia ................................................................... 33
PHỤ LỤC 19: Phiế u khảo sát (dành cho giáo viên)................................................... 34
PHỤ LỤC 20: Phiế u khảo sát (dành cho HS) ............................................................ 37
PHỤ LỤC 21: Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia ........................................................ 40
PHỤ LỤC 22: Phiếu khảo sát (dành cho học sinh sau khi học TN) .......................... 41
PHỤ LỤC 23: Phiếu đánh giá bài giảng tích hợp........................................................ 43
PHỤ LỤC 24: Bảng điểm kiểm tra 2 bài thực nghiệm ............................................... 46
PHỤ LỤC 25: Phiếu kiểm tra qui trình ....................................................................... 47
PHỤ LỤC 26: Phiếu kiểm tra qui trình ....................................................................... 48
xv



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nƣớc ta, mục tiêu đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế toàn cầu hoá là
một trong những mục tiêu quan trọng nhất.
Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm mục đích dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh, vững bƣớc đi lên con đƣờng chủ nghĩa xã hội, phấn đấu
năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản thành một nƣớc công nghiệp, đó là nhiệm vụ hàng
đầu đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đảng ta đã
khẳng định: “ Muốn tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát
triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ
VIII của Đảng nhấn mạnh: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ngành giáo dục đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất
lƣợng cao về trí tuệ và trình độ tay nghề.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trên thế
giới đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân vào những năm hai mƣơi của
thế kỷ 19.
Ở nƣớc ta những năm qua chúng ta chƣa có đƣợc một tài liệu hoàn chỉnh về
phƣơng pháp luận biên soạn tài liệu và phƣơng thức đào tạo nghề theo mô đun, còn
các đơn nguyên học tập của ILO thì thu thập bằng nhiều nguồn, cũng chỉ mới có rải
rác một số đơn nguyên ít ỏi và không đủ cho một nghề hoàn chỉnh. Do vậy, từ khái
niệm, cách tiếp cận cho đến quy trình biên soạn nội dung và áp dụng trong đào tạo
còn tuỳ tiện, chƣa có đầy đủ cơ sở khoa học.
Thực trạng đào tạo của khối dạy nghề nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa thích nghi
với việc đào tạo theo mô đun hóa vì phƣơng pháp còn yếu, cơ sở vật chất còn lạc
hậu. Thực tế để nâng cao chất lƣợng đào tạo theo mô đun hóa, nhƣng khi triển khai

vẫn còn tách giữa lý thuyết và thực hành dẫn đến chất lƣợng chƣa cao. Trong khi đó

1


dạy học mô đun là tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để nâng cao chất lƣợng
trong đào tạo nguồn nhân lực.
Cho nên muốn phát triển một cách toàn diện mà các Trƣờng dạy nghề trong
Thành phố nói chung và Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi nói riêng cần phải có đội
ngũ nguồn nhân lực đều tay để nhằm “ Giáo dục toàn diện” (kiến thức, kỹ năng và
thái độ) đó. Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang từng bƣớc cải thiện những
vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp nói
riêng chƣa thực sự gắn kết giữa chƣơng trình, môn học, … . trên thực tế ở nhiều cơ
sở dạy nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi ứng dụng cách dạy học mới;
nguyên nhân chủ yếu là do chƣa có cơ sở lý luận rõ ràng dẫn đến việc hƣớng dẫn
thiết kế sƣ phạm tất yếu sẽ mơ hồ, khó thực hiện.
Ngoài ra, việc đào tạo nghề hiện nay chƣa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về
chất lƣợng của doanh nghiệp hoặc là doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian và kinh
phí để đào tạo lại mới đáp ứng nhu cầu làm việc. Điều này cũng có nhiều lý do, tuy
nhiên một trong những lý do chính, đó là việc tổ chức dạy học ở nhà trƣờng chƣa phù
hợp với yêu cầu thực tiễn, chƣa hình thành ở ngƣời học những năng lực cụ thể, rõ
ràng, đang còn chung chung, chƣa phát huy tố chất “đa trí tuệ” của con ngƣời. Hay
nói cách khác, sau khi tốt nghiệp, ngƣời học không tự giải quyết đƣợc công việc
làm cho chính họ, không hoàn thành nhiệm vụ mà doanh nghiệp đòi hỏi, bỡ ngỡ
với môi trƣờng mới, lạ lẫm với kỹ thuật hiện đại. Để thỏa mãn đòi hỏi trên, đồng thời
nhằm nâng cao năng lực của ngƣời học và giải quyết các vấn đề trong lao động sản
xuất và cuộc sống xã hội hiện đại thì một trong những quan điểm không thể không
nhắc đến đó là dạy học tích hợp.
Xuất phát từ thực tiễn, ngƣời nghiên cứu chọn đề tài: “Dạy học tích hợp mô
đun điện tử công suất tại trường Trung cấp nghề Củ Chi” làm đề tài luận văn của

mình nhằm tích cực hóa ngƣời học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Tổ chức dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất để nâng cao chất lƣợng
dạy học ngành điện tử công nghiệp tại trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi.

2


3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo hƣớng tích hợp.
 Khảo sát thực trạng giảng dạy mô đun điện tử công suất tại Trƣờng Trung
cấp nghề Củ Chi
 Thiết kế hoạt động dạy học tích hợp cho mô đun điện tử công suất, xây dựng
2 bài giảng tích hợp cho mô đun điện tử công suất.
 Kiểm nghiệm đánh giá, kết quả đề xuất.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Tổ chức dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất tại Trƣờng Trung cấp
nghề Củ Chi.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong ngành điện tử nói
chung và mô đun điện tử công suất tại Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi nói riêng.
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Do thời gian có hạn ngƣời nghiên cứu tập trung nghiên cứu dạy học theo
hƣớng tích hợp mô đun điện tử công suất trong chƣơng trình đào tạo trình độ Trung
cấp nghề của nghề Điện tử công nghiệp tại Trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.
Nếu tổ chức dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất thì sẽ nâng cao chất
lƣợng dạy học mô đun điện tử công suất nói riêng và chƣơng trình Trung cấp nghề
nói chung, qua đó đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đối với xã hội.

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài, ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn và phối hợp nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ:
7.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo và phân tích tổng hợp các
nguồ n tài liê ̣u, văn kiê ̣n, các nghị quyết để đƣa ra cơ sở lý luận

7.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát

3


Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá
trình dạy học. Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh đang giảng dạy và
học tập mô đun điện tử công suất tại trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi để nắm bắt thực
trạng của việc sử dụng phƣơng pháp dạy và học hiện nay.
-

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi
 Khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với giáo viên và học sinh để tìm hiểu
thực trạng dạy học mô đun điện tử công suất tại trƣờng Trung cấp
nghề Củ Chi.
 Khảo sát bằng bảng hỏi với chuyên gia để tìm hiểu tính khả thi của
quy trình tổ chức dạy học tích hợp mô đun điện tử công suất.

-


Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với chuyên gia về các hồ sơ bài dạy tích
hợp đã biên soạn và quy trình tổ chức dạy học tích hợp mô đun điện tử
công suất.

-

Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành thực nghiệm phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tích hợp cho hai
chủ đề trong mô đun điện tử công suất tại trƣờng Trung cấp nghề Củ Chi

7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng phƣơng pháp thống kê toán học để xử
lý số liệu kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm giảng dạy để kiểm nghiệm tính
thực tiễn của đề tài.

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHO MÔ ĐUN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Dạy học tích hợp trên thế giới
Ở Mỹ, đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân đó là việc đào tạo bổ
túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General
Motor và Ford vào những năm hai mƣơi của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất
theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân đƣợc đào cấp tốc trong các
khoá học chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Học viên đƣợc làm quen với mục tiêu công việc và
đƣợc đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm
nhận đƣợc công việc cụ thể trong dây chuyền. Phƣơng pháp và hình thức đào tạo

này đã nhanh chóng đƣợc phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nƣớc Tây
Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo.
UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích mà còn tạo
điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mô đun trong đào tạo nghề nói
riêng và đào tạo nói chung. Tại Paris, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mô đun “là
thích hợp và cần thiết cho mọi đối tƣợng đào tạo, đặc biệt cho giáo dục kĩ thuật
nghề nghiệp và trong việc phổ biến kĩ thuật mới” và khuyến cáo các nƣớc đang phát
triển khi đầu tƣ tổng thể cho giáo dục còn hạn chế thì nên quan tâm đến việc đào tạo
trên thế giới không nên “sa đà” vào việc tranh cãi, duy danh thuật ngữ mà nên triển
khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm.
Từ đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề (Modules of employable skills MES) đến đào tạo theo mô đun năng lực thực hiện (MEQ). Đề cƣơng năm 1973 tổ
chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phƣơng thức đào tạo theo mô đun (MES =
phƣơng thức đào tạo nghề theo công việc / kỹ năng hành nghề) nên bị phê phán là
hẹp, thiển cận không đủ đáp ứng về trình độ. Những yếu tố lý thuyết chỉ dừng ở
mức thấp không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn đề do vậy đề
cƣơng năm 1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình độ.
5


1.1.2. Dạy học tích hợp ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của
UNESCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phƣơng pháp biên soạn nội dung đào tạo
nghề, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số nƣớc.
Tiếp đó, năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tài
trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phƣơng thức đào tạo nghề theo mô
đun (MES) ở Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phƣơng tiện kĩ thuật dạy nghề
(CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phƣơng pháp tiếp cận đào tạo nghề
MES với tài trợ của UNDP. Trong thời gian những năm 1987 - 1994, một số Trung
tâm dạy nghề, dƣới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và
đào tạo nghề ngắn hạn theo mô đun. Sau đó thì việc đào tạo nghề theo mô đun MES

tạm thời lắng xuống vì những mặt hạn chế của nó. Khi đề cƣơng của ILO năm1993
báo cáo lại hƣớng tới mô đun năng lực thì tình hình đổi khác. Trong Dự án Giáo
dục kỹ thuật và Dạy nghề đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bƣớc đầu những tƣ
tƣởng mới của việc đào tạo nghề theo mô đun Năng lực thƣc hiện và trình độ. Tuy
cũng đã có vài công trình nghiên cứu khoa học đi sâu nghiên cứu vấn đề dạy học
theo hƣớng tích hợp nhƣ đề tài nhƣ:
Mô đun kỹ năng hành nghề - Phương pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và
áp dụng do GS. TS. Nguyễn Minh Đƣờng làm chủ nhiệm đề tài vào năm 1993 đã
làm sáng tỏ bản chất, hƣớng tiếp cận, áp dụng mô đun kỹ năng hành nghề trong đào
tạo nghề.
Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành
nghề PGS. TS. Nguyễn Đức Trí làm chủ nhiệm đề tài năm 1995
Dạy học tích hợp trong giáo dục mầm non và vấn đề đào tạo giáo viên do Hồ
Lam Hồng -Viện NCSP – ĐHSP Hà Nội thực hiện năm 2008.
Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi dạy một số bài học địa lí
(chương trình và sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
thuật- hướng nghiệp cho học sinh THPT do Nguyễn Thị Hoàn-Luận văn thạc sĩTrƣờng ĐHSP Thái Nguyên năm 2009.

6


Một số đề xuất về định hướng tích hợp các môn KHTN và KHXH ở trường
THCS Việt Nam do TS.Cao Thị Thặng, PGS Nguyễn Minh Phƣơng-Viện Khoa học
giáo dục Việt nam nghiên cứu vào 2001.
Tất cả đều góp phần to lớn vào việc mở đƣờng cho việc ứng dụng phƣơng
thức đào tạo theo mô đun và tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu và vận dụng quan điểm dạy học tích hợp mới chỉ đƣợc hệ thống
dạy nghề Việt Nam coi trọng trong những năm gần đây. Vì thế, dạy học tích hợp
trong đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề phải
nghiên cứu.

1.2.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.2.1. Tích hợp:
Theo "Từ điển giáo dục học", Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2001, [4,
383] quan niệm tích hợp đƣợc trình bày nhƣ sau: “Là hành động liên kết các đối
tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tích hợp dọc là “loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều
môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”.
Tích hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tƣợ ng học tập,
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một c hủ đề [4,
384, 385].
1.2.2. Mô đun:
Mô đun có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “ modulus” với nghĩa đầu tiên là
mực thƣớc, thƣớc đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó đƣợc sử dụng nhƣ một
đơn vị đo. Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ modulus mới đƣợc truyền tải sang lĩnh vực
kỹ thuật. Nó đƣợc dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có
các chức năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, không nhất thiết phải
hoạt động độc lập. Mô đun mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và sửa
chữa sản phẩm.
Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 chƣơng I, điều 5
có nêu: Mô đun là đơn vị học tập đƣợc tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ
7


năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho ngƣời
học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.
1.2.3. Dạy học tích hợp:

Ths. Trần Văn Nịch, Phó Vụ trƣởng vụ GV-CBQLDN cho biết: “Dạy học
tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy
thực hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề)
nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun [3].
Theo PGS.TS Bùi Thế Dũng: “Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học kết
hợp dạy lý thuyết (kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập”
[5, tr10].
Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn: “Thực chất của dạy học tích hợp trong dạy
học là vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. Với cách
hiểu đơn giản như vậy là chưa đủ mà đằng sau nó là cả một quan điểm giáo dục
theo mô hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau [24, tr14]:
-

Nội dung chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế theo modun định hƣớng
năng lực.

-

Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề
và định hƣớng hoạt động”.
Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá

trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học
sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh
nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc
sống lao động. Khoa Sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [26].
Tóm lại: Dạy học tích hợp là phƣơng pháp dạy học kết hợp dạy lý thuyết
(kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập, nhằm giúp cho
ngƣời học hình thành năng lực thực hành nghề.
1.3. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
8


×