Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận cao học môn pháp luật trong thực tiễn báo chí truyền thông đánh giá việc thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo tại báo mạng điện tử dân trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.12 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
1.1.Quan niệm chung về đạo đức.........................................................................................................1
1.2.Các khái niệm có liên quan đến đạo đức.......................................................................................2
1.3.Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo..........................................................................................3
1.4. Đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo..........................................................5

Chương 2......................................................................................................8
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ DÂN TRÍ HIỆN NAY............8
2.1. Tích cực...........................................................................................................................................8

Sự thành cơng của các sự kiện chính trị, kinh tế lớn của đất nước trong
thời gian qua cũng phải ln ghi nhận sự đóng góp khơng hề nhỏ của báo
mạng điện tử nói chung và những bài viết trên báo mạng điện tử Dân trí
nói riêng như: Những dấu ấn tiên phong, đột phá của thành phố mang tên
Bác (Thứ Hai, 30/04/2018); An ninh T4 và ‘kho tư liệu vô giá’ trong ngày
30-4 lịch sử (Thứ Hai, 30/04/2018); Khánh thành cột cờ Tổ quốc cao hơn
22m trên đảo Hòn La (Thứ Bảy, 28/04/2018); Tổng Bí thư thăm nguyên
Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Thứ Bảy,
28/04/2018 ); Lãnh đạo TPHCM dâng hoa tưởng niệm anh hùng liệt sỹ
(Thứ Bảy, 28/04/2018); Việt Nam chúc mừng thành công Hội đàm thượng
đỉnh liên Triều (Thứ Sáu, 27/04/2018); Cần Thơ kỷ niệm 43 năm ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Thứ Sáu, 27/04/2018)............10
Trong thời gian qua, đội ngũ làm báo mạng điện tử ở báo Dân trí cũng đã
đi đầu trong việc thông tin, tôn vinh và ủng hộ các cá nhân, tập thể anh
hùng, các tấm lòng nhân ái, những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt,
những phương pháp làm việc hiệu quả,… Báo chí đã phản ánh trung thực,
hiệu quả về các tấm gương điển hình, gương người tốt việc tốt, biểu dương,
tôn vinh, cổ vũ mọi người học tập và làm theo. Các bài báo như “Nữ sinh
Sài Gòn chiến thắng cuộc thi hùng biện tiếng Thái Lan toàn quốc 2018”
(Thứ Bảy, 05/05/2018); Lần đầu tiên Trường Đại học KHXH & NV




TPHCM có nữ hiệu trưởng(Thứ Bảy, 05/05/2018); Nỗ lực học tập đáng
khâm phục của cậu bé tí hon 13 tuổi chỉ cao gần 1m (Thứ Sáu,
04/05/2018); Nữ sinh “trường làng” nhận học bổng Mỹ 6 tỷ đồng nhờ thích
đi du lịch(Thứ Sáu, 04/05/2018); Học sinh Hà Nội góp tiền xây cầu tặng
học sinh vùng khó (Thứ Năm, 03/05/2018)…..đã khơi dậy lịng tự hào, ý
chí tiến cơng, sức sáng tạo, tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, khắc phục
mọi khó khăn, để mỗi cá nhân, tập thể luôn tự ý thức trách nhiệm hoàn
thành tốt nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao.......................11
2.2. Hạn chế.........................................................................................................................................14

Chương 3. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO............................................17
3.1. Đối với các cơ quan quản lý báo chí............................................................................................17
3.2. Đối với nhà báo............................................................................................................................18


MỞ ĐẦU
Mỗi nhà báo trong q trình tác nghiệp ln phải đề cao trách nhiệm xã
hội của mình. Có thể nói, trách nhiệm xã hội là một trong những yêu cầu về
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Trách nhiệm xã hội của nhà báo được hiểu là
trách nhiệm đối với nội dung thông tin được nhà báo truyền tải trong tác phẩm.
Khi tác phẩm báo chí đến với cơng chúng nó sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội. Để thực
hiện tốt vai trị, trách nhiệm xã hội của mình đối với cơng chúng báo chí và đời
sống xã hội, bản thân nhà báo cần tự giác tuân thủ các quy tắc tác nghiệp, các
quy chuẩn đạo đức mà nền báo chí nước nhà quy định. Nhà nước đã xây dựng
hệ thống các điều luật về báo chí, đồng thời ra các văn bản quy phạm pháp quy
nhằm điều tiết các hoạt động báo chí sao cho đạt hiệu quả truyền thơng cao
nhất. Tuy nhiên, trong q trình tác nghiệp, nhiều nhà báo vẫn vi phạm luật báo

chí và quy chuẩn đạo đức nhà báo. Nhiều tác phẩm đăng tải trên báo chí đã tạo
ra hiệu ứng nghịch gây xơn xao dư luận, phản ứng trái chiều của dư luận.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá việc
thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo tại
báo mạng điện tử Dân Trí (Khảo sát dữ liệu từ ngày 23/4 – 6/5/2018) làm
tiểu luận kết thúc môn học.


Chương 1.
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO
1.1.

Quan niệm chung về đạo đức

Đạo đức, bên cạnh nhiều phương thức khác trong vấn đề điều chỉnh
hành vi của con người, là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực và các giá trị xã hội như thiện và ác, chính
nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm, điều
nên làm và điều không nên làm,… Các thành viên trong xã hội nhờ đó mà
ln tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh
phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân và quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
Về mặt xã hội, đạo đức được biểu hiện bằng thái độ cụ thể của dư
luận xã hội, cụ thể như ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê
phán cái ác, cái xấu. Trong trường hợp này, giá trị đạo đức phụ thuộc vào
sức mạnh và tính đúng đắn của dư luận. Mỗi khi dư luận xã hội được củng
cố và phát triển trong sự đồng tình ủng hộ của mọi thành viên trong cộng
đồng, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh đạo đức của
mỗi cá nhân. Dân gian Việt Nam từ ngàn xưa đã có câu tục ngữ: “Trăm
năm bia đá cũng mịn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Quả thật, “bia

miệng” (dư luận xã hội) vẫn lưu truyền qua hàng ngàn năm, qua bao thế hệ.
Chính đặc điểm “lâu bền” của dư luận xã hội đã khiến nó dần trở thành
công cụ lợi hại trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức. Do đó, nếu dư luận
xã hội được hướng dẫn bởi những học thuyết đạo đức tiên tiến, sẽ góp phần
điều chỉnh hành vi đạo đức, làm cho nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội, tạo
nên nhưng giá trị đạo đức đích thực.
Về mặt cá nhân, đạo đức sẽ là “tòa án lương tâm” trong những điều
kiện, hồn cảnh cụ thể, có khả năng khiến cho con người tự đánh giá, tự
1


suy xét cà tự phê phán những thành vi, thái độ và ý nghĩ của bản thân. Bản
thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn
mực đạo đức xã hội. Cách thức điều chỉnh này phụ thuộc vào việc giáo dục
và sự giác ngộ của chủ thể đạo đức. Khi thực hiện hành vi ứng xử, chủ thể
đạo đức dựa vào các chuẩn mực được hình thành trong bản thân họ (chuẩn
mực này đã tiếp thu chuẩn mực đạo đức xã hội và do điều kiện sinh sống và
các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân chủ thể tạo thành). Chắc chắn một
điều, trong quan hệ đạo đức với xã hội, chủ thể đạo đức vừa tham gia vào
hành vi ứng xử, vừa là người phán xét hành vi ứng xử của chính mình. Nếu
các chuẩn mực đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, nó sẽ trở thành
cơ sở khách quan làm cho hành vi đạo đức của cá nhân phù hợp với lợi ích
xã hội, được dư luận đồng tình ủng hộ. Ngược lại, mỗi khi chuẩn mực cá
nhân sai lệch chuẩn mực xã hội sẽ dẫn đến những hành vi đạo đức cá nhân
không phù hợp với lợi ích xã hội. Trong trường hợp này, dư luận xã hội sẽ
lên án, phê phán.
1.2.

Các khái niệm có liên quan đến đạo đức


Đạo đức nghề nghiệp là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong lao
động nghề nghiệp và quan hệ nghề nghiệp với xã hội, được biểu hiện trong
ba mối quan hệ chính: với mình, với xã hội với với cơng việc; mà phẩm
chất cao nhất là lòng yêu nghề và yêu người. Những nguyên tắc và tiêu
chuẩn của đạo đức nghề nghiệp góp phần hình thành nên chế độ làm việc
của người lao động và tổ chức nghề nghiệp, sau đó là duy trì và phát huy
trình độ chun mơn của người làm nghề.
Mặt khác, đạo đức nghề nghiệp giúp người lao động nhận thức rõ
được các phẩm chất tốt của cá nhân đối với các chương trình và chính sách

2


của tổ chức. Từ đó, người làm nghề xác định thái độ và hành động phù hợp
giữa lợi ích của cá nhân, lợi ích của tổ chức và sự tiến bộ của xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy
định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề
nghiệp. Trong thực tế, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được gọi bằng
nhiều cái tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất: đạo đức nghề báo, đạo đức
báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo.
Do tính chất và tác động xã hội của báo chí rất lớn; liên quan đến
nhiều nghề, ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, lại luôn gắn với hệ
thống quyền lực, danh tiếng, cũng như chịu nhiều áp lực nên đạo đức nghề
nghiệp nhà báo cũng có những nét đặc thù và u cầu mang tính xã hội cao.
1.3.

Tầm quan trọng của đạo đức nghề báo

Ngày nay, vị trí và vai trị của báo chí trong đời sống xã hội ngày

càng được nâng lên. Báo chí trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng,
không thể thiếu trong địi sống tinh thần của con người. Thơng tin báo chí
có tính xã hội rất cao, đáp ứng đa dạng sự quan tâm, sở thích và nhu cầu,
tác động cùng một tới nhiều tầng lớp nhân dân, trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống, giáo dục,…Ở một khía cạnh
nào đó, ta có thể coi báo chí như một thành tố tham gia vào tiến trình phát
triển của lịch sử thời đại.
Với khả năng tác động mạnh mẽ đến nhiều người, nhiều tầng lớp,
nhiều lĩnh vực của cuộc sống thông qua các tác phẩm báo chí, người làm
báo cần phải ý thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp mà mình theo
đuổi trong việc sáng tạo các tác phẩm báo chí, cũng như cần xem xét kỹ
lưỡng những hậu quả có thể xảy ra với xã hội. Xét một cách toàn diện,
ngành nghề nào cũng cần có đạo đức. Nhưng với một người làm báo, người
đại diện cho tiếng nói của nhân dân, thì đạo đức nghề nghiệp lại càng cần
3


được đề cao. Người làm báo cần biết rung động trước những nỗi đau của xã
hội, đồng cảm với những con người nghèo khó và những số phận kém may
mắn. Với một nhà báo, danh tiếng là điều mà xã hội công nhận cho những
cống hiến của họ trong hoạt động báo chí.
Kết quả cơng tác là thước đo phẩm chất đạo đức của nhà báo. Đặc
biệt phải quan tâm đến hiệu quả xã hội của hoạt động nghề nghiệp và hiệu
quả từ các tác phẩm báo chí do nhà báo sáng tạo ra. Khơng thể nói nhà báo
có đạo đức, khi nhà báo khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc viết nhiều, làm
nhiều mà các tác phẩm do nhà báo sáng tạo ra khơng đem lại lợi ích gì cho
xã hội, thậm chí cỏn gây hậu quả xấu cho xã hội.
Dựa trên những nguyên tắc nền móng, Hội Nhà báo Việt Nam đã
thơng qua 9 điều quy đình về Đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam:
(1) Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
(2) Ln gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân;
(3) Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật;
(4) Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ
lợi và làm trái pháp luật;
(5) Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm trịn nghĩa vụ cơng dân,
làm tốt trách nhiệm xã hội;
(6) Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung
cấp thơng tin;
(7) Tơn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt
động nghề nghiệp,
(8) Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa,
nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ;
(9) Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn
lọc các nền văn hóa khác.
4


1.4. Đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo
Nhà báo với Tổ quốc, đất nước và dân tộc. Vì lợi ích của đất nước,
trọng dân và vì dân là những tiêu chuẩn hàng đầu của đạo đức nghề báo.
Mối quan hệ với Tổ quốc, đất nước và dân tộc địi hỏi người làm nghề ln
ln phải tơn trọng, gắn bó chặt chẽ với dân; u thương, tin tưởng ở dân;
luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của dân; cũng như chịu
sự giám sát của người dân. Bên cạnh đó, báo chí phải ln hết lịng hết sức
tận tụy phục vụ dân; ln hướng tới lợi ích của nhân dân, sự tiến bộ của đất
nước, sự nghiệp xây dung và bảo vệ Tổ quốc. Nhà báo phải phục vụ vô
điều kiện quyền thông tin của nhân dân, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Mỗi nhà báo đều phải tham gia vào quá trình thông tin cho nhân dân về tất
cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội trong và ngoài nước, làm cho

nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà
nước trong cơng cuộc xây dựng đất nước cũng như khích lệ thái độ sống
tích cực và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, tạo ra sự đồng
thuận cao trong xã hội. Muốn làm tốt được điều này, nhà báo cần có tinh
thần cầu thị, khiêm tốn, và khơng ngừng vươn lên.
Nhà báo với công chúng. Quan hệ giữa nhà báo và cơng chúng, hoặc
có thể hiểu theo một khía khía cạnh khác là quan hệ giữa người sản xuất và
người tiêu dung, giữ một vai trò chủ đạo trong quan hệ nghề nghiệp của
người làm báo. Khi viết bài, nhà báo còn phải trả lời một loạt các câu hỏi
nhằm xem xét, phân tích đầy đủ các khía cạnh, suy xét nghiêm túc trọn vẹn
mọi mặt để cung cấp thông tin tốt nhất cho cơng chúng. Nhà báo có đạo
đức sẽ truyền tải thông tin về các sự vật, sự kiện, hiện tượng một cách
khách quan, chân thực, không thêm bớt các tình tiết, khơng phóng đại các
yếu tố nhằm đưa ra nội dung sai lệch vì bất kỳ mục đích nào. Trong mối
quan hệ này, báo chí cần phải tôn trọng và bảo vệ công chúng, thu hút và
định hướng người tiếp nhận các thơng tin báo chí vì lọi ích tiến bộ của cộng
5


đồng. Hơn nữa, trong khi làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, nhằm thoả mãn
đầy đủ các nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích của cơng chúng, nhà báo phải
đối mặt với một loạt các câu hỏi mang tính đạo đức.
Nhà báo với nguồn tin. Dù bất kỳ loại hình báo chí nào thì thơng tin,
nguồn cung cấp thơng tin và bảo vệ nguồn cấp thông tin vẫn là vấn đề rất
quan trọng đối với báo chí. Nhà báo khơng thể tự mình tạo ra thơng tin. Và
báo chí tồn tại được là nhờ vào nhiều nguồn tin của mình. Có ba kiểu
nguồn tin, thứ nhất là tài liệu, thứ hai là môi trường (hoặc hiện trường) và
thứ ba là con người. Khi nói đến mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp giữa
nhà báo và nguồn tin là nói đến mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và kiểu
nguồn tin thứ ba - con người. Để đảm bảo việc đưa thông tin ra công luận

một cách khách quan trung thực, tôn trọng sự thật là một việc không dễ
dàng đối với các nhà báo. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cạnh
tranh giữa các tờ báo thực chất là cạnh tranh về nguồn tin. Công việc vất vả
nhọc nhằn nhất của nhà báo chính là việc tìm kiếm và xử lý thông tin. Để
xác định sự thật của thông tin, nhà báo phải tham gia vào quá trình tự điều
tra, tự học tập để nâng tầm hiểu biết về lĩnh vực mình theo dõi nhằm gỡ bỏ
các tín hiệu nhiễu lẫn trong thơng tin. Bởi khơng phải nguồn cấp thơng tin
nào cũng chính xác, nhất là những thơng tin mang tính tố cáo có khi sai sự
thật hoặc bị trộn lẫn thông tin đúng, sai nhằm phục vụ cho một mục đích cá
nhân nào đó.
Nhà báo với nhân vật trong tác phẩm của mình. Đây là một mối
quan hệ tế nhị và phức tạp. Nhân vật trong tác phẩm báo chí là nhân vật có
thật, có thể là chính diện, cũng có khi là phản diện. Vì vậy, nhà báo cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng xem nên đưa thơng tin gì và khơng nên đưa thơng
tin gì để không gây hại cho nhân vật. Nhà báo phải tự đặt ra các câu hỏi
như: Viết như thế này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống, lợi ích, nhân phẩm
của nhân vật không? Đưa bứa ảnh này, chi tiết này, tính cách này có gây hại
gì cho nhân vật khơng? Nếu cơng bố mối quan hệ này có làm phức tạp cuộc
sống hàng ngày của nhân vật không? Công chúng liệu có hiểu đúng về
6


nhân vật của mình khơng?... Xét cho cùng, nhận vật trong tác phẩm báo chí
của các nhà báo sẽ được xem xét bởi chính dư luận xã hội. Cơng tâm,
khơng vụ lợi, tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền đời tư cá nhân,
trung thực với hiện thực là những yêu cầu dành cho người làm báo khi
tham gia hành nghề.
Nhà báo với cộng tác viên, thông tin viên. Trách nhiệm đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo là phải có thái độ trân trọng và khơng được cố tình im
lặng, tảng lờ trước những tư liệu, bài vở của các tác giả gửi về tồ soạn.

Nhà báo phải có thái độ tôn trọng suy nghĩ, lập luận, bố cục, văn phong của
tác giả. Nhà báo phải có sự bàn bạc, trao đổi, thảo luận với tác giả khi có sự
thay đổi (dù là nhỏ) trong bài viết của các cộng tác viên, thơng tin viên.
Đương nhiên, nhà báo cũng có chính kiến, khơng thể đồng ý với tất cả
những gì mà tác giả đề xuất.
Nhà báo với tập thể tòa soạn. Đạo đức trong mối quan hệ này mang
tính quyết định cho sự thành bại của hoạt động báo chí. Mối quan hệ này
đòi hỏi nhà báo phải tuân theo những quy định, chấp hành những đường
lối, chủ trương của Ban biên tập, đi đúng tơn chỉ, mục đích của tờ báo. Đấy
chính là quan hệ đạo đức giữa cá nhân nhà báo với Ban biên tập của mình.
Nền tảng của mối quan hệ này là sự thống nhất quan điểm tư tưởng vì chất
lượng của tờ báo. Nhà báo phải trung thành với tồ soạn của mình, phải có
bổn phận giữ bí mật của tồ soạn. Tuy nhiên, sự chấp hành này không đồng
nghĩa với sự mù quáng mà là sự nhất trí trên nguyên tắc của sự sáng tạo.
Bên cạnh đó, nhà báo trong quan hệ với các đồng nghiệp trong và ngồi tồ
soạn phải có nghĩa vụ thực hiện tình đồng chí, đồng nghiệp, tơn trọng và tin
tưởng, nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức dung nạp và độ lượng với
những chính kiến, bất đồng của đồng nghiệp. Mối quan hệ này khơng chỉ
bó hẹp trong từng cơ quan báo chí mà ý thức cố kết, tình đồn kết, sự tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau cịn phải được thể hiện trong tồn thể cộng đồng người
làm báo.

7


Chương 2.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ DÂN TRÍ HIỆN
NAY
2.1. Tích cực

Nhờ khả năng tác dộng mạnh mẽ, rộng lớn và nhanh chóng vào tồn
bộ xã hội, thời gian qua báo Dân trí có một sức mạnh ảnh hưởng to lớn đến
tư tưởng tinh thần và đạo đức của công chúng. Hơn nữa, báo Dân trí với
lượng độc giả đơng đảo đã nắm một vai trò quan trọng trong vấn đề tạo
dựng và định hướng dư luận xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển khơng
ngừng và áp dụng triệt để các ứng dụng của khoa học công nghệ và kỹ
thuật, chất lượng và hiệu quả của hoạt động báo chí trên báo mạng điện tử
Dân trí trong thời gian qua có sự ảnh hưởng đáng ghi nhận đến chất lượng
và hiệu quả của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong nhiều lĩnh
vực.
a.

Gắn bó mật thiết tới lợi ích của đất nước, của nhân dân

Báo mạng điện tử Dân trí trong thời gian vừa qua đã phát huy được
thế mạnh của mình là thơng tin nhanh nhạy, kịp thời. Thông tin trên báo
ngày càng đa dạng về chất và phong phú về lượng, từ những quyết sách lớn
của Ðảng, Quốc hội, Chính phủ trong đối nội, đối ngoại, phịng chống tiêu
cực, tham nhũng, lãng phí đến giá cả thị trường, kinh tế, thu hút đầu tư, lao
động việc làm, học hành, chăm sóc sức khỏe người dân, phát huy những
giá trị bản sắc văn hóa…
Trên mặt trận tư tưởng, những người làm báo ở báo mạng điện tử
Dân trí đã phát huy được truyền thống báo chí cách mạng, ln hồn thành
trọng trách được Đảng, Nhà nước giao phó, là cầu nối giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước. Thể hiện rõ trên các tác phẩm báo chí được đăng tải

8


trong thời gian qua, phần đông người làm báo cũng đều chưa đựng trong

tâm can một bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, một lòng theo Đảng,
trung thành với lợi ích của đất nước và dân tộc. Bên cạnh đó, báo mạng
điện tử Dân trí cũng đã đưa thơng tin một cách nhanh chóng, kịp thời đến
tồn thể xã hội; giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiểu và nắm được tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát
triển của đất nước và ngược lại giúp người dân nắm bắt các chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước thơng qua nhiều bài viết như: “Thủ tướng
thăm Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành tại Bình Định”
(Chủ Nhật, 06/05/2018); “Phó Thủ tướng thị sát chợ đầu mối lúc nửa đêm”
(Chủ Nhật, 06/05/2018); Chủ tịch nước Trần Đại Quang xin phép vắng mặt
ở buổi tiếp xúc cử tri (Thứ Bảy, 05/05/2018); Phó Cục trưởng C50 Bộ
Cơng an tử vong trong phòng làm việc (Thứ Sáu, 04/05/2018)...
Bằng những tác phẩm báo chí của mình, các nhà báo ở báo mạng
điện tử Dân trí cũng đã góp phần khơng nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh
đất nước - con người Việt Nam nang động, cởi mở và mến khách trong
long bạn bè quốc tế. Kèm theo đó là những thơng điệp nhân văn và hữu
nghị của Đảng và Nhà nước Việt Nam về các chính sách đội ngoại mở cửa,
đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ động hội nhập quốc tế đã được truyền
tải đi tới khắp năm châu.

9


Sự thành cơng của các sự kiện chính trị, kinh tế lớn của đất nước
trong thời gian qua cũng phải ln ghi nhận sự đóng góp khơng hề nhỏ của
báo mạng điện tử nói chung và những bài viết trên báo mạng điện tử Dân
trí nói riêng như: Những dấu ấn tiên phong, đột phá của thành phố mang
tên Bác (Thứ Hai, 30/04/2018); An ninh T4 và ‘kho tư liệu vô giá’ trong
ngày 30-4 lịch sử (Thứ Hai, 30/04/2018); Khánh thành cột cờ Tổ quốc cao
hơn 22m trên đảo Hòn La (Thứ Bảy, 28/04/2018); Tổng Bí thư thăm

nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Thứ
Bảy, 28/04/2018 ); Lãnh đạo TPHCM dâng hoa tưởng niệm anh hùng liệt
sỹ (Thứ Bảy, 28/04/2018); Việt Nam chúc mừng thành công Hội đàm
thượng đỉnh liên Triều (Thứ Sáu, 27/04/2018); Cần Thơ kỷ niệm 43 năm
ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Thứ Sáu, 27/04/2018)
b.

Tuyên dương cái tốt và đấu tranh chống cái xấu

10


Trong thời gian qua, đội ngũ làm báo mạng điện tử ở báo Dân trí
cũng đã đi đầu trong việc thông tin, tôn vinh và ủng hộ các cá nhân, tập thể
anh hùng, các tấm lòng nhân ái, những sáng kiến hay, những kinh nghiệm
tốt, những phương pháp làm việc hiệu quả,… Báo chí đã phản ánh trung
thực, hiệu quả về các tấm gương điển hình, gương người tốt việc tốt, biểu
dương, tôn vinh, cổ vũ mọi người học tập và làm theo. Các bài báo như
“Nữ sinh Sài Gòn chiến thắng cuộc thi hùng biện tiếng Thái Lan toàn quốc
2018” (Thứ Bảy, 05/05/2018); Lần đầu tiên Trường Đại học KHXH & NV
TPHCM có nữ hiệu trưởng(Thứ Bảy, 05/05/2018); Nỗ lực học tập đáng
khâm phục của cậu bé tí hon 13 tuổi chỉ cao gần 1m (Thứ Sáu,
04/05/2018); Nữ sinh “trường làng” nhận học bổng Mỹ 6 tỷ đồng nhờ thích
đi du lịch(Thứ Sáu, 04/05/2018); Học sinh Hà Nội góp tiền xây cầu tặng
học sinh vùng khó (Thứ Năm, 03/05/2018)…..đã khơi dậy lịng tự hào, ý
chí tiến cơng, sức sáng tạo, tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, khắc phục
mọi khó khăn, để mỗi cá nhân, tập thể ln tự ý thức trách nhiệm hoàn
thành tốt nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao.
Xét về phương diện đạo đức nghề báo, nhìn chung, thời gian qua, đa
số các phóng viên, nhà báo của báo mạng điện tử Dân trí cũng đã thể hiện

được lịng trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân, của Đảng;
phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến; tích
cực đấu tranh chống lại những cái xấu, biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã
hội. Ngày càng xuất hiện nhiều nhà báo yêu nghề, gắn bó với cơ sở, với
nhân dân, với cơng chúng báo chí, có những tác phẩm tốt, hiệu quả chính
trị - xã hội cao…
Hơn nữa, báo mạng điện tử Dân trí đã tích cực tham gia vào cuộc
đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu
cực và tệ nạn xã hội; góp phần chống lại tình trạng suy thối tư tưởng chính
11


trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, người dân bằng
việc phê phán, lên án mạnh mẽ thông qua các bài viết như: Chủ tịch Quốc
hội: Phịng chống tham nhũng khơng phải bắt bỏ tù rồi thôi! (Thứ Bảy,
05/05/2018); Ngang nhiên trái lệnh Thủ tướng, vẫn còn nhiều cán bộ “to
gan” quá! (Thứ Bảy, 05/05/2018); Cận cảnh biệt phủ trái phép của cán bộ
công an huyện Vĩnh Lộc (Thứ Bảy, 05/05/2018); Y án tử hình cựu Tổng
Giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn (Thứ Sáu, 04/05/2018); Ban Bí
thư cách mọi chức vụ trong Đảng với bà Phan Thị Mỹ Thanh (Thứ Sáu,
04/05/2018)...
Những đóng góp đó của báo mạng điện tử Dân trí đã góp phần quan
trọng vào việc củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước; tạo động lực quan trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
c.

Ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống

Trong thời gian qua, báo mạng điện tử Dân trí cũng đã bám sát đời
sống văn hóa của đất nước, đẩy mạnh cơng tác thông tin, tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu về đề tài văn hóa dân tộc; tích cực, chủ động tun
truyền, giải thích các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn
hóa dân tộc. Báo mạng điện tử Dân trí là kênh thơng tin phản ánh đa chiều
về các sự kiện, các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản văn hóa dân tộc, để từ đó giúp cho các cơ quan chức năng và
những người làm cơng tác quản lý, nghiên cứu về văn hóa có thêm thơng
tin hữu ích. Mặt khác, Báo cịn chủ động đóng góp vào việc xây dựng, hồn
thiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến lĩnh vực di sản văn hóa.

12


Với vai trò người tuyên truyền, cổ động và tổ chức đã khởi phát
nhiều phong trào mang ý nghĩa nhân văn, khơi dậy truyền thống, niềm tự
hào dân tộc trong mỗi cá nhân, tập thể và cả xã hội. Ðặc biệt, báo chí đã
góp phần thúc đẩy phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” trên khắp các tầng lớp nhân dân và cán bộ quản lý.
Hơn nữa, thơng tin trên báo Dân trí đã góp phần tạo sự chuyển biến
về nhận thức, nâng cao trách nhiệm và hành động của các cấp ủy đảng,
chính quyền, các tổ chức, đồn thể trong hệ thống chính trị và của mỗi
người dân ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc.
Là một phương tiện thông tin nhanh nhạy, kịp thời và rộng khắp,
công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về đề tài bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc được đẩy mạnh ở tất cả các loại
hình báo chí. Cùng với việc thông tin kịp thời các tin tức, sự kiện liên quan

đến các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản
văn hóa được UNESCO vinh danh, báo Dân trí cịn phản ánh chân thực, có
chiều sâu nét đẹp văn hóa trong các phong tục, tập quán, các lễ hội truyền
thống của đồng bào các dân tộc; các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc; các
loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc (tuồng, chèo, cải lương, múa
rối nước, ca trù...); các ngành nghề cổ truyền; món ăn ẩm thực; các nghi
thức, nghi lễ truyền thống; các hương ước, quy ước của bản, làng, dịng họ
gắn liền với tín ngưỡng, tâm linh trong đời sống hằng ngày, mang đặc trưng
riêng của từng dân tộc. Các bài báo như: Bế mạc Festival Huế 2018 (Thứ
Năm, 03/05/2018); Hà Nội xếp hạng mới 10 di tích - lịch sử (Thứ Tư,
02/05/2018); Xuất hiện… “miệng núi lửa” tại Festival Huế (Thứ Ba,
01/05/2018 ); Rộn ràng với lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật
Lệ (Thứ Hai, 30/04/2018); Tái hiện lịch sử hào hùng triều Nguyễn và 5 di
sản thế giới tại Huế (Thứ Hai, 30/04/2018 ); “Một thế kỷ hình thành, phát
13


triển của nghệ thuật cải lương...”( Thứ Bảy, 28/04/2018);… đã góp phần
khơi dậy lịng tự hào, tự tơn dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào các dân
tộc trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống, làm cho nét đẹp văn hố truyền thống lan rộng trong đời sống xã
hội.
2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực là cơ bản, mang tính
chủ đạo thì những biểu hiện vi phạm quy định đạo đức nghề báo ở nước ta
hiện nay cũng là một thực trạng rất đáng lo ngại. Trong thực tế đó, báo Dân
trí cũng khơng tránh khỏi những sai sót trong thực hiện các quy định đạo
đức báo chí. Tuy nhiên những sai sót này về cơ bản là nhỏ, thời gian khảo
sát chưa cho thấy có tình trạng vi phạm lớn tới mức phải xử lý.
Chủ yếu những vi phạm là những lỗi nhỏ như:

Trong trang báo Dân trí mà người viết tiêu luận khảo sát, thì trang
báo này đã tạo ra chuyên mục “Nhân ái” với mục đích kêu gọi ủng hộ cho
các gia cảnh đặc biệt khó khăn. Những bài viết đăng tải trong chuyên mục
đều phản ánh về những hoàn cảnh éo le cần có sự hỗ trợ của các nhà hảo
tâm. Đây là việc làm cao quý bà báo đã và đang thực hiện. Nhiều nhân vật
đã nhận được số tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm gửi đến nhân vật thông
qua cơ quan báo chí, họ đã có cơ hội chạm đến cánh cửa mới của cuộc sống
tương lai.
Ví dụ:

14


Đây là hình ảnh bé Thanh Trúc đau đớn vì bị những cơn đau hành hạ,
cô bé chỉ ở trong cũi sắt hoặc trên tay bà ngoại. Vietnamnet đã đăng bài:
Niềm vui khó tả của cơ bé bị tim, hỏng hai mắt (ngày 4/5/2018).
Song, đơi khi, những hình ảnh, những tít bài khơng được biên tập kỹ
vẫn vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Ví dụ hình ảnh dưới đây thể hiện sự cẩu thả trong tác nghiệp của
người chụp ảnh. Với hình ảnh này, người đọc khó có rung cảm để thiện tâm
giúp đỡ gia cảnh

cháu.

15


Đây là hình ảnh Góc học tập của Giang với chú thích “chỉ là một cái
bàn đơn sơ, cái giá nhỏ” trong bài viết: "Tôi bệnh tật thế nào cũng chịu
được, chỉ thương các con !" Đăng ngày 5/5/2018

Nếu nhìn vào ảnh và đọc tít bài, người đọc dường như không mấy
xúc động tới mức cảm thương để ủng hộ, bởi trong ảnh góc học tập của
Giang nhìn tương đối đầy đủ và tươm tất từ sách vở tới bàn ghế, thậm chí
có cả giá sách trong khi ở Việt Nam cịn bộ phận lớn học sinh chưa có đầy
đủ dụng cụ sách vở học tập.
Đây là lỗi rất phổ biến ở báo mạng điện tử nói chung khơng chỉ riêng
ở báo Dân trí, phóng viên tác nghiệp khơng chú trọng tới nội dung thơng
điệp hình ảnh, chỉ cốt cập nhật nhiều hình ảnh bằng mọi giá. Như vậy vơ
tình làm giảm giá trị đích hướng tới của bài viết.

16


Chương 3. NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÀM BÁO
3.1. Đối với các cơ quan quản lý báo chí
Cần sớm xem xét, sửa đổi Luật Báo chí cho phù hợp với thực tiễn
hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng hiện nay; đặc biệt
là bổ sung các định chế để quản lý báo in, báo hình, báo nói và đặc biệt là
báo điện tử; các quy định liên quan đến bản quyền tác phẩm báo chí, xử
phạt các vi phạm trong hoạt động báo chí; vai trị quản lý, kiểm tra, giám
sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể và xã hội đối với báo chí...
Với những trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo cố tình vi phạm, vi
phạm nhiều lần những quy định của pháp luật về báo chí như: thơng tin bịa
đặt, sai sự thật, thông tin những vấn đề “nhạy cảm” trong hoạt động đối
ngoại, ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh của quốc gia mà khơng kiểm
chứng; cố tình tạo ra sự giật gân, giả tạo trong thông tin để bán báo,…cần
phải xử phạt nghiêm, đúng pháp luật.
Các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí cần thường xuyên quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí cũng như cán

bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan báo chí một cách đúng đắn, hiệu quả.
Tăng cường công tác giáo dục - đào tạo nâng cao dân trí để hạn chế
tình trạng người dân vì thiếu thông tin mà bị những nhà báo thiếu đạo đức
huyễn hoặc, gây bất an trong xã hội. Trình độ dân trí được nâng lên cũng có
nghĩa tính giám sát, chọn lọc, nhận định thông tin của công chúng, của dư
luận xã hội được nâng lên, nhờ đó có thể đối phó tận gốc với cách làm báo
giật gân, thơng tin bịa đặt, câu khách.
Bên cạnh tăng cường và thường xuyên tiến hành công tác bồi dưỡng
về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, các cơ quan
báo chí tạo điều kiện cho các tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên Cộng
17


sản Hồ Chí Minh, Chi hội Nhà báo… thường xuyên tập huấn cho đồn
viên, hội viên của mình về đạo đức nghề báo.
Người đứng đầu cơ quan báo chí cần phải là tấm gương tiêu biểu
trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tạo điều kiện cho
cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan vừa thực hiện
tốt nhiệm vụ chuyên môn vừa bảo đảm đạo đức nghề nghiệp.
Lãnh đạo cơ quan báo chí cần thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh
hoạt động của biên tập viên, phóng viên theo đúng pháp luật, đúng quy
định về đạo đức nghề báo, đúng các nguyên tắc tác nghiệp đã đề ra của cơ
quan.
Tùy điều kiện, cơ quan báo chí có thể tổ chức “đường dây nóng” để
thu nhận ý kiến phản hồi của cơng chúng báo chí về nhiều vấn đề. Trong đó
có những vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo trong quá trình tác nghiệp,
trong quá trình giao tiếp xã hội… nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn
những hành vi xấu, tiêu cực của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân
viên trong cơ quan, không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
3.2. Đối với nhà báo

Mỗi nhà báo phải luôn xác định hoạt động của mình là nhằm góp
phần cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ để người dân
hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước mà tích cực góp
phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mỗi người làm báo không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận
thức chính trị, trình độ nghiệp vụ, phơng văn hóa, tạo cơ sở để nâng cao
trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp
của mình.

18


KẾT LUẬN
Sống trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, việc nắm bắt được những
thơng tin nhanh, bản sắc, nóng hổi luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định sự sống cịn của mỗi cơ quan báo chí. Tuy nhiên, trong cuộc
chạy đua quyết liệt ấy, khơng ít nhà báo và cơ quan báo chí vì “sốt ruột”
muốn thực hiện mục đích “giành giật” thơng tin mà đã bỏ qua vấn đề trách
nhiệm và lương tâm người làm báo, từ đó đánh mất tính nhân văn và làm
suy giảm niềm tin yêu của bạn đọc dành cho báo chí.
Việc tiếp cận sự kiện khách quan luôn là trách nhiệm của người cầm
bút. Song việc tiếp cận như thế nào và khai thác thông tin ra sao lại phụ
thuộc vào năng lực, lương tâm và trách nhiệm của mỗi nhà báo. Báo chí
ln cần đưa tin khách quan, trung thực nhưng cũng phải tự mình đặt ra
những câu hỏi: viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào? Tức là trước
khi đưa ra thơng tin, báo chí phải cân nhắc đến cả tính hiệu quả cũng như
sự tác động của thơng tin tới cơng chúng, từ đó lựa chọn cách thức khai
thác cho phù hợp. Cùng một sự kiện, vấn đề nhưng tài năng, bản lĩnh cũng
như cái “tâm” và “tầm” của người làm báo sẽ thể hiện qua cách thức lựa
chọn thơng tin, thái độ, góc nhìn của nhà báo trước sự kiện. Dù là phản ánh

tiêu cực thì thơng tin báo chí cũng phải có hướng tiếp cận để tạo ra hiệu
ứng xã hội tích cực.
Trong thời đại báo chí hiện đại, khi mà tin nóng, nhanh chính là địi
hỏi sống cịn của từng tịa soạn, hơn lúc nào hết, bên cạnh “cái đầu lạnh”,
mỗi nhà báo cịn cần phải có một “trái tim nóng” để khơng để bản thân
mình phải cắn rứt với đạo đức nghề báo thiêng liêng mà nhân dân vẫn luôn
luôn tin tưởng.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cơ sở Lý luận Báo chí, Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động,

H. 2013.
2.

Cơ sở Lý luận Báo chí, Tạ Ngọc Tấn, Trịnh Đình Thắng, Đinh

Thế Huynh, Lê Mạnh Bình, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, H. 2000.
3.

Đạo đức nghề nhiệp của nhà báo, Nguyễn Thị Trường Giang,

NXB Chính trị - Hành chính, H. 2011.
4.

Luật Báo chí 1989.


5.

Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung 1999.

20



×