Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong HTCT thời kỳ đổi mới. Để phấn đấu trở thành một người đảng viên, anh (chị) cần phải làm gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.39 KB, 25 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong HTCT thời kỳ
đổi mới. Để phấn đấu trở thành một người đảng viên, anh (chị) cần phải làm
gì?


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
II. NỘI DUNG.......................................................................................................... 2
1. Khái quát về hệ thống chính trị.........................................................................2
2. Chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kì đổi mới...............2
3. Phấn đấu trở thành một người Đảng viên.........................................................6
III. KẾT LUẬN...................................................................................................... 12


I. MỞ ĐẦU
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới con đường mà chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn, đất nước ta đã tiến theo con
đường xã hội chủ nghĩa., một xã hội lý tưởng mà lãnh đạo là giai cấp cơng nhân và
nhân dân lao động đồn kết. Đây là một bước ngoặt lịch sử hết sức to lớn và quan
trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc và mở ra một trang sử hào hùng chói lọi cho
đất nước Việt Nam sau gần 100 năm dưới ách nô lệ thuộc địa. Từ sau năm 1975, đất
nước ta lại bước vào một chặng đường mới với những nhiệm vụ mới. Một trong số
đó là chương trình cải cách tồn diện, đưa đất nước vào thời kì “đổi mới” do Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng. Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện
từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986. Để phù hợp với
những yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, hệ thống chính trị Việt
Nam phải có những cải cách về đường lối. Vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu
trong đường lối xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam là xây dựng Đảng. Đây là
nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định nhằm giữ vững và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội đồng thời mang đến thành công


lớn trong công cuộc đổi mới.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết
định tạo nên những thắng lợi vang dội cho công cuộc đổi mới của nước ta. Qua đó,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới,
năng lực lãnh đạo và cầm quyền được nâng cao, tăng cường mối quan hệ gắn bó
mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước.
Nhận thức sâu sắc được rằng việc xây dựng thế thống chính trị khơng phải là
cơng việc riêng của Đảng hay Nhà nước mà cần sự chung tay góp sức của mỗi cả
nhân và tồn xã hội. Vì vậy, bản thân tơi ln có một mục tiêu là phấn đấu trở thành

1


một Đảng viên sang giá của Đảng Cộng sản Việt Nam. Được đứng vào hàng ngũ
của

2


Đảng, không chỉ là mục tiêu, mà hơn thế, trong q trình đó, tơi trưởng thành và
sống có trách nhiệm hơn. Với những lí do trên cùng với việc học tập môn học
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tơi đã chọn chủ đề tiểu luận
“Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới. Để
phấn đấu trở thành một người đảng viên anh (chị) cần làm gì?”
II. NỘI DUNG
1. Khái qt về hệ thống chính trị
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện
bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ

chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực
hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định chính trị.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực
hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản
chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ
chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Hệ thống chính trị Việt Nam có cấu trúc bao gồm: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội. Các bộ phận có mối quan hệ mật thiết, tác động sâu sắc lẫn
nhau.
2. Chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kì đổi mới
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đặt vấn đề đổi mới gắn liền với chỉnh đốn
Đảng vừa để thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa để đáp ứng những yêu cầu của
nhiệm vụ cách mạng mới. Trong Di chúc của Hồ Chí Minh có viết: “Đảng ta là một
Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải phải thật sự thấm nhuần đạo đức


cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong


sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Quan điểm này của Bác đã cho thấy nhận thức về Đảng là của ai, đại biểu cho lợi
ích của ai. Qua đây người cũng nhấn mạnh mỗi cán bộ, đảng viên “đều là công bộc
của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân”. Năm 1986, với sự đổi mới về
nhận thức của Đảng, mà Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, phát
huy sức mạnh toàn dân tộc vượt qua thời kì khó khăn, khủng hoảng, đặt nền móng
cho sự phát triển trong tương lai của đất nước.
Đầu tiên là đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh giải
phóng dân tộc, hiện nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ hơn về phương thức lãnh đạo của
Đảng với 5 nội dung quan trọng: Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các
định hướng về chính sách và chủ trương lớn. Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên
truyền, thuyết phục, kiểm tra. Đảng lãnh đạo bằng hành động gương mẫu của đảng
viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt
động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền. Đảng khơng bao biện, làm thay các
tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đặc biệt là đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN với
những đặc trưng chủ yếu: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tổ
chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp; quản lý xã hội bằng pháp luật; tôn trọng và
bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của cơng dân; quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo.
Về vai trị của Đảng trong hệ thống chính trị, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm
2011) xác định: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ
thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân,


hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị;


chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp
luật, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy.
Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt
động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong q trình đổi mới, Đảng ln ln
coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đổi với hệ thống chính trị.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của

Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và
tăng cường vai trị lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước và tồn xã hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân
dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội; phát huy dân chủ, quyền làm
chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội; làm
cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị
phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Đồng bộ với đổi
mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thích
ứng với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị
phải khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ
quan quản lý nhà nước. Bên cạnh những cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền
phong gương mẫu của mình thì cịn có một bộ phận giảm sút ý chí chiến đấu, quên
đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân; thiếu trách nhiệm trong việc
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy
định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương,
kỷ luật khơng nghiêm, nói khơng đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ. Việc đổi mới


phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải trên
cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ðảng; thực hiện đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hành dân chủ rộng rãi trong Ðảng và trong xã
hội, đẩy mạnh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người
đứng đầu. Vì vậy, trong cơng tác đổi mới mỗi cán bộ, Đảng viên cần xác định lại
những nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc cống hiến cho Đảng và
Nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

là cơng việc hệ trọng, địi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao,
đồng thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh
nghiệm, khơng nơn nóng, chủ quan, máy móc; vừa phải quán triệt các nguyên tắc
chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng cấp, từng
ngành.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị
ở mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp
với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, từng ngành.
Trên cơ sở kiên trì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản, công
tác xây dựng Đảng được tiến hành trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức,
đạo đức và đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Chủ trương xây dựng Đảng về chính
trị đã giúp giữ vững, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng; kiên định các nguyên
tắc nền tảng; tăng cường bản lĩnh chính trị; nâng cao chất lượng đường lối, chính
sách. Dưới sự lãnh dạo đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã bước sang một thời kì
mới, cuộc sống mới, đi lên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hơn 35 năm đổi mới, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ngày càng cao, các thế lực thù
địch tiến cơng tồn diện vào Đảng, Đảng ta luôn vững vàng, thể hiện rõ bản lĩnh


chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,


kiên định đường lối đổi mới, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Công tác xây dựng Đảng đã đạt được những thành tựu nhất định, có ý nghĩa lịch sử
của sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về
mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào

chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Bên cạnh
những thành tựu đó, chủ trương xây dựng Đảng trong HTCT thời kì đổi mới gặp
khơng ít khó khăn địi hỏi người lãnh đạo phải thật sáng suốt đồng thời nhân dân
phải có niềm tin vào Đảng , Nhà nước mình.
Nhìn lại chặng đường vừa qua, chúng ta có thể rút ra một số bài học. Ðảng, Nhà
nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng sáng tạo để giải quyết và vượt
qua. Ðổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, phát huy sức mạnh
đồn kết tồn dân tộc. Khơng được đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Những ý kiến,
nguyện vọng của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình
thành đường lối đổi mới của Ðảng. Phải ln coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối
cao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh
tổng hợp để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Phải thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội
ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa
quyết định đến cơng tác xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành
công sự nghiệp đổi mới; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Sự lãnh
đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới.
3. Phấn đấu trở thành một người Đảng viên


Mỗi người chúng ta, nhất là khi còn trẻ, ai cũng muốn tham gia sinh hoạt trong
một tập thể, một tổ chức, có được một mơi trường phù hợp để được cống hiến hết
mình và trưởng thành hơn. Nhận thức về điều này nên ngay từ khi còn là học sinh,
sinh viên, tơi đã rất tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức đồn, hội, đội. Mục
đích cao nhất là trở thành một học sinh, sinh viên giỏi, gương mẫu, một công dân
tốt. Khi được học tập, nghiên cứu, hiểu biết về Ðảng, tôi mong ước một ngày nào
đó mình sẽ vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Ðảng. Ðó là mục tiêu và lý
tưởng phấn đấu của bản thân. Mục tiêu đó là động lực lớn để tơi học tập, cơng tác

tốt, sống gương mẫu, hịa đồng và có trách nhiệm.
Ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định là đội tiên phong chiến
đấu, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
dân tộc. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy nguyên
tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo
nhân dân thực hiện mục đích lí tưởng của Đảng là “Xây dựng nước Việt Nam độc
lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, khơng cịn người bóc lột
người, thực hiện thành cơng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa Cộng sản”.
Vì vậy, để trở thành Đảng viên đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam,
người vào Đảng phải có đủ các điều kiện như sau: Động cơ vào Đảng đúng đắn, có
giác ngộ chính trị, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Điều lệ Đảng, nghĩa vụ của
Đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng và phải là người ưu tú, được
nhân dân tín nhiệm, mỗi Đảng viên phải gắn mình với tổ chức Đảng, coi tổ chức
Đảng là chỗ dựa vững chắc cho mình thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng viên. Nhận
thức được những điều trên bản thân tôi cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ.
Để trở thành Đảng viên, đầu tiên là xác định động cơ vào Đảng của bản thân của
mình là gì? Phấn đấu vào Đảng phải xuất phát từ động cơ trong sáng, với thanh
niên lại càng mang ý nghĩa cống hiến, chứ không phải lợi dụng vào Đảng để làm


chỗ dựa để phục những mục đích cá nhân. Khi đứng trong hàng ngũ của Đảng
không phải ai


cũng tồn diện, khơng có khiếm khuyết mà quan trọng là phải xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của bản thân để rèn luyện và trưởng thành hơn. Do đó tôi nghĩ rằng
muốn trở thành Đảng viên phải thực sự có quyết tâm phấn đấu, có tinh thần giác
ngộ cách mạng cao. Và động cơ vào Đảng của tôi là muốn góp sức nhỏ của mình
xây dựng đất nước ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung chí hướng đấu tranh

xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Phấn đấu vào Đảng xuất phát từ mục tiêu đúng đắn và trong sáng, thể hiện lịng u
nước của bản thân tơi nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Vào Đảng là phải dấn
thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu đi theo con đường mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Cái được lớn nhất khi vào Đảng là được
phục vụ cách mạng, được phục vụ nhân dân, được Đảng và nhân dân tin cậy, yêu
mến. Hơn nữa, vào Đảng như là một nghĩa vụ, một trách nhiệm để được đóng góp,
cống hiến nhiều hơn cho tập thể, cho nhân dân và rộng hơn là cho quốc gia, dân
tộc. Nhận thức đúng đắn điều đó chúng ta sẽ có động cơ đúng, có sức mạnh bên
trong là động lực hướng dẫn hành động, thôi thúc ta sống, hoạt động có lý tưởng
cao đẹp cho Đảng và cho chính mình. Giữ vững phẩm chất của một đảng viên, khó
khăn sẽ không làm ta lùi bước, vững vàng trước những thử thách của mặt trái cơ
chế thị trường, trước cám dỗ của tiền bạc, chức quyền.
Trở thành đảng viên là vinh dự, tự hào nhưng trên hết là trách nhiệm; trách nhiệm
tiếp tục cống hiến, cống hiến không phải là cái gì đó q cao siêu, mà trước hết đơn
giản là phải hết sức cố gắng trong học tập và cơng tác, là phấn đấu hết mình để
chiếm lĩnh tri thức, nâng cao trình độ chun mơn.
Bác đã từng nói “Có tài mài khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có
tài làm việc gì cũng khó”. Sau khi xác định đúng đắn động cơ vào Đảng của bản


thân tơi cần rèn luyện bản lĩnh chính trị cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức cách
mạng


của mình. Để thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tôi cần đứng vững trên lập
trường của bản thân, khi đứng trước khó khăn thử thách khơng nao núng tinh thần,
có thái độ, chính kiến rõ ràng. Như Bác Hồ đã dạy: “Đạo đức cách mạng không
phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển
và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Đúng vậy, đạo đức cách mạng không phải là ngày một ngày hai là có được mà nó là
kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Và để phấn đấu trở thành Đảng
viên, tôi quyết kiên định mục tiêu, lý tưởng đã chọn, trong bất cứ tình huống khó
khăn nào cũng không giao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Bản thân tơi
đã nỗ lực học tập, nắm vững lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng
tư tưởng của Đảng. Tơi tự rèn luyện mình qua thực tế hoạt động đồn thể, xã hội.
Bên cạnh đó, tơi trau dồi đạo đức cách mạng, đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên phải có 5 đức tính quan
trọng: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ
đồng chí, đồng bào, sẵn lịng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau
mọi người. Nghĩa là ngay thẳng, khơng có tư tâm, khơng làm việc bậy. Trí là khơng
có việc gì tư túi làm mù qng, cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt; dễ hiểu lý; dễ
tìm phương hướng; biết xem người, biết xét việc. Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp
việc gì phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn
có gan chịu đựng. Liêm là khơng tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung
sướng, không ham người tâng bốc mình. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết
tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ của cuộc sống và tiêu cực xã hội, những
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Vì vậy, đối
với bản thân tơi cần sống tích cực, sống tốt từ những việc làm nhỏ nhất như hiếu
với gia đình, giúp đỡ bạn bè, những người có hồn cảnh khó khăn xung quanh
mình, sống có tổ chức, tập thể, tích cực tham gia và xây dựng Đảng ở cơ sở. Tuyên


truyền, tham gia các hoạt động giúp cộng đồng trong khả năng cho phép như hiến
máu, vệ


sinh bảo vệ môi trường, phản đối hành vi sai trái như: bệnh vô cảm, vất rác bừa bãi,
tệ nạn xã hội... tại địa phương cũng như trong môi trường học tập, thực hiện
nghiêm túc, tự giác nội quy chính sách pháp luật.

Đi đơi với rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng ta cũng
không quên phấn đấu, phát triển, nâng cao năng lực bản thân, đồng thời hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Đảng yêu cầu cán bộ
và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà cịn phải giỏi về chun mơn,
khơng thể lãnh đạo chung chung”. Muốn vừa thạo về chính trị, vừa giỏi về chuyên
môn, mỗi đảng viên phải ra sức “học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính
sách của Đảng, học tập văn hố, kỹ thuật và nghiệp vụ; khơng ngừng nâng cao trình
độ chính trị, tư tưởng và năng lực cơng tác của mình”. Vì thế, để trở thành Đảng
viên, chúng ta khơng chỉ dừng lại ở việc hồn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn
phấn đấu trở thành người sản xuất, chiến đấu và học tập giỏi. Đối với một sinh viên
như tơi – cịn ngồi trên ghế nhà trường, thì nhiệm vụ trọng tâm là việc học. Tôi
phấn đấu học tập thật tốt, hoạt động ngoại khố hăng say và hồn thành tốt những
nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó tơi cũng rất coi trọng việc học tập chính trị. Đó là
việc tham gia đầy đủ và có hiệu quả các buổi sinh hoạt chính trị công dân sinh viên,
tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự gắn bó mật thiết, máu
thịt với nhân dân. Dó đó, trong q trình phấn đấu, rèn lun được đứng trong hàng
ngũ của Đảng, tơi hiểu rằng mình phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực
tham gia hoạt động đồn thể, cơng tác xã hội. Đối với tơi, đó chính là tập thể lớp, là
ngơi trường đại học của mình. Tơi cũng nhiệt tình tham gia những hoạt động đồn
thể và cơng tác xã hội, như những buổi ngoại khố, tình nguyện.
Người phấn đấu vào Đảng phải tích cực tham gia xây dựng Đảng. Tơi nhận thức
được rằng, bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của mình, cần đóng góp ý kiến


với chi bộ, đảng bộ. Ngoài ra, cần tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở bằng những
việc làm như: tham gia các phong trào, các hoạt động triển khai chủ trương, nhiệm
vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao
nhất. Tích cực mạnh dạn tham gia góp ý kiến góp phần tích cực đưa những chủ
trương, nhiệm vụ đó vào cuộc sống. Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng,

giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi âm
mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu, các thế lực thù địch lợi dụng dân
chủ để xuyên tạc, bôi nhọ những cán bộ, đảng viên tích cực, trung thực, kích động,
chia rẽ đồn kết, gây rối nội bộ.
Để trở thành 1 người Đảng viên, cần phấn đấu không ngừng, cố gắng tiếp thu tri
thức, rèn luyện đạo đức của bản thân. Là một sinh viên, việc quan trọng nhất là đặt
ra mục tiêu học tập đúng đắn, duy trì tinh thần trách nhiệm của bản thân. Tập trung
vào những mục tiêu dài hạn và những gì mình sẽ đạt được từ việc học. Chia những
mục tiêu học tập lớn thành những bước nhỏ và vừa sức. Xác định những mục tiêu
cụ thể và thiết thực có thể lần lượt hồn thành. Bên cạnh đó tơi cũng rất coi trọng
việc học tập chính trị. Một câu nói khiến tơi tâm đắc là “Giáo dục là giấy thông
hành cho tương lai, và cho ngày mai đối với những người chuẩn bị cho nó hơm
nay”, vì vậy, không ngừng học tập, tiếp thu tri thức là việc làm vơ cùng quan trọng
cho chính mình và cho xã hội. Kiến thức sẽ mang lại cho bản thân nhiều cơ hội,
mục tiêu to lớn hơn là dùng sự hiểu biết bé nhỏ của mình góp phần cho đất nước, xã
hội.
Bên cạnh những điều tích cực cần phải có để phấn đấu trở thành một Đảng viên
sáng giá thì cũng có những điều cần phải đối mặt như: Hiện nay dưới tác động của
mặt trái cơ chế thị trường, tơi nhận thấy vẫn cịn tồn tại nhiều một bộ phận sinh
viên nói riêng biểu hiện lệch lạc về tính cách, đạo đức do bị ảnh hưởng từ những
cám dỗ của cuộc sống hay các yếu tố khách quan khác đã làm cho các giá trị đạo
đức con người bị băng hoại, gia tăng tệ nạn xã hội và lối sống thực dụng, thích


hưởng thụ, muốn được làm giàu nhanh chóng. Thực trạng tình hình vi phạm kỷ
luật, pháp luật


đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác giáo dục pháp luật. Trước những vấn
nạn đó chúng ta cần đấu tranh trực diện đối với việc tuyên truyền, kích động của

chúng một cách có hiệu quả bằng việc trang bị tốt cho bản thân các kiến thức xã hội
và phản ứng nhanh nhạy để đối phó kịp thời trước hết là bảo vệ cho bản thân và lớn
lao hơn là bảo vệ cho xã hội. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn luôn lên án những vấn
đề tiêu cực trên. Chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn tối đa như
giáo dục thái độ sống tích cực, hình thành nét tính cách tích cực, tham gia các tổ
chức cộng đồng, tẩy chay tệ nạn, xử phạt những hành vi trái pháp luật một cách
nghiêm minh.
Bản thân tơi trong q trình phấn đấu trở thành đảng viên Ðảng Cộng sản Việt
Nam cần có tâm trong sáng: Phấn đấu vào Ðảng là lý tưởng cao cả để được đóng
góp, cống hiến nhiều hơn cho tập thể, cho nhân dân và rộng hơn là cho quốc gia,
dân tộc. Khi nhận thức đúng đắn vấn đề quan trọng trên tơi sẽ có động cơ đúng, có
sức mạnh bên trong là động lực hướng dẫn hành động, thôi thúc sống, hoạt động
với lý tưởng cao đẹp cho Ðảng và cho chính mình. Trở thành một người Đảng viên
là vinh dự, tự hào, là trách nhiệm cống hiến của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là
sinh viên chúng ta. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, đừng đặt các mục tiêu q
cao xa, Ðảng ln định hướng chính trị và đồng hành cùng tuổi trẻ. Hãy luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, phấn đấu, rèn luyện, gương mẫu, hoàn thành tốt
nhiệm vụ đang đảm nhiệm, là một cơng dân tốt, xung kích trong các hoạt động...
bạn sẽ trở thành một đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam có đủ phẩm chất và năng
lực.
III. KẾT LUẬN
Cơng cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ 1986
đến nay đã trải qua gần 35 năm. Đó là một cơng trình vĩ đại của Đảng và nhân dân
ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) là bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng


Đảng về chính trị, đi đến quyết định đường lối đổi mới. Trong đó, coi xây dựng
Đảng



là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta. Đảng đã có những bước phát triển quan trọng trong nhận thức cho
thấy tầm vóc, quy mơ, tính chất, chiều sâu và ý nghĩa của công cuộc xây dựng
Đảng ngày càng được nâng cao. Đồng thời, cũng minh chứng cho năng lực, bản
lĩnh, trách nhiệm của Đảng ta đối với giai cấp, nhân dân và toàn thể dân tộc trên
con đường xây dựng CNXH.
Không ngừng rèn luyện, phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng luôn là
niềm vinh dự của Đồn viên Thanh niên nói chung và bản thân tơi nói riêng. Là
một sinh viên tơi sẽ đặt ra cho mình mục tiêu lớn, cố gắng học tập, khơng ngừng
rèn luyện để trở thành một cơng dân có ích, và mong muốn trong tương lai không
xa bản thân tôi sẽ trở thành một người Đảng viên sáng giá, mang đến những điều
tốt đẹp cho gia đình, cho quốc gia dân tộc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009, 2011, 2021), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn (2004,2011), Giáo trình tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. />4. 202000?
fbclid=IwAR0k3jn_jKYn4pMzNGEvI4jykxVpudKqcf0dKWGFxi7Kpah_
LNNsgdhTEUg
5. />6. />

×