Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

BÀI GIẢNG địa lý DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.38 KB, 60 trang )

CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN
ĐỊA LÝ DU LỊCH
1.1. KHÁI NIỆM
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, Du lịch đã trở thành nhu cầu khơng thể thiếu
được trong đời sống văn hóa – xã hội và hoạt động này đang được phát triển một cách
mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Sự bùng nổ của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu từ nữa sau thế kỷ XX từ những
năm 50 trở lại đây.
Có thể nói rằng, buổi ban đầu của sự bùng nổ du lịch là do những du khách nghỉ
biển tạo nên. Cho đến nay, du lịch biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới. Chính vì
vậy, có khái niệm du lịch 3S với các nghĩa: biển, vát, ánh nắng (tiếng Anh là Sea, Sand,
Sun). Do những bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội, nên ở nhiều nơi, vấn đề an toàn được
đặt lên hàng đầu. Chữ S thứ tư ngày nay cần hiểu là an tồn hay anh ninh (tiếng anh là
Safety, Security). Nó vừa là yêu cầu của khách, vừa là nhiệm vụ của nhà cung ứng du lịch.
Hiện nay, biển khơng cịn là địa chỉ duy nhất của các chuyến du lịch. Có thể nói
rằng, du lịch (tourism) bao gồm 4T là:
+ Di chuyển (Travel)
+ Phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng khởi (Transport)
+ n tĩnh, thanh bình (Tranquillity)
+ Mơi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (Transparency)
1.1.1. Khái niệm về du lịch:
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển. Thuật ngữ du lịch cũng đã trở
nên rất thơng dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp : ‘Tour’ nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo
chơi, còn ‘ touriste ‘ là người đi dạo chơi. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung
du lịch vẫn chưa thống nhất.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Ví dụ:



Trong cuốn “ Cơ sở Địa lý du lịch phục vụ tham quan” của I.Pirogiơnic, Minxk,
1999- Dịch sang tiếng Anh “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi
liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm
nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức- văn
hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa .”
Viện sĩ Nguyên Khắc Viện đã khẳng định “ du lịch là sự mở rộng khơnh gian văn
hố của con người”
Trong cuốn “Du lịch và kinh doanh du lịch”, TS. Trần Nhạn cho rằng: du lịch là
quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ
yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với
q hương khơng nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”.
Trong giáo trình “Thống kê du lịch”, các tác giả Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng
Hải lại đưa ra khái niệm: “du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục
vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Khái niệm du lịch được thể hiện như sau:
Năm 1963, với mục đích quốc tế hố, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở
Roma (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ.”
Vậy có thể hiểu du lịch ở hai điểm chính sau đây:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay
tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chổ nhận thức về
thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế,
văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập thể

ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới
xung quanh.


1.1.2. Đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu địa lý du lịch
1.1.2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu địa lý du lịch ngày nay được thống nhất như sau:
* Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch
Trong hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch bao gồm 5 thành phần (hay 5 phân hệ) có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau:
+ Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với
các thành phần khác của hệ thống, bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm (xã
hội – nhân khẩu, dân tộc…) của khách du lịch. Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc
và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các lượng khách du lịch.
+ Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá tham gia hệ thống với tư cách là tài
nguyên du lịch, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và là cơ sở lãnh thổ
cho việc hình thành hệ thống. Phân hệ này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, ổn định
và hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai
thác.
+ Phân hệ các công trình kỹ thuật: đảm bảo cuộc sống bình thường của khách du
lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại) và những nhu cầu giá trị đặc biệt như chữa bệnh.
Tồn bộ cơng trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch. Nét đặc trưng của phân hệ là
sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác
+ Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ : hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách và
đảm bảo cho các xí nghịêp hoạt động bình thường. Số lượng, trình độ chun mơn - nghề
nghịêp của đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc
trưng chủ yếu của phân hệ.
+ Phân hệ cơ quan điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng
phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.
* Phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi

cấp.
* Dự báo và nêu lên những biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.
Như vậy, Địa lí du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện qui
luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và nêu lên
các biện pháp để hệ thống ấy có thể hoạt động một cách tối ưu.


1.1.2.2. Nhiệm vụ của địa lý du lịch
Nghiên cứu tổng hợp mọi loại tài nguyên du lịch
Nghiên cứu nhu cầu du lịch
Xây dựng cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch
1.1.2.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học :
+ Phương pháp tiếp cận và thực địa.
+ Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu.
+ Phương pháp xã hội học.


Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1.1. Cở sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là cơ sở thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với
ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng
du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du
lịch, quan trọng nhất là hệ thống giao thông vẫn tải, thơng tin liên lạc, hệ thống cấp, thốt
nước và cung cấp điện.
- Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định, vì
vậy nó phụ thuộc vào mạng lưới đường xá và phương tiện giao thơng. Một đối tượng có
thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu hệ

thống đường xá. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển
cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ có thơng qua mạng lưới
giao thơng thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã
hội.
- Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du
lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong nước và
quốc tế. Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức của xã hội,
được thỏa mãn bằng nhiều loại hình thơng tin khác nhau.
- Hệ thống các cơng trình cấp điện, nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp
cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách.
=> Như vậy, có sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy cho mọi hoạt động kinh tế, trong đó
có hoạt động du lịch.
2.1.2. Cở sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo
ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết địng mức độ khai thác tiềm năng du lịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.Chính vì có vai trị quan trọng như vậy nên sự
phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật
chất - kỹ thuật.


Du lịch là một ngành “Sản xuất”, nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hố
nhằm thỗ mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm
nhiều thành phần khác nhau. Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu
dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đòi hỏi phải xậy dựng
một hệ thống các cơng trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên, có thể hiểu cơ sở vật chất – kỹ
thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực
hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành du lịch
như: các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung khác như cắt
tóc, giặt là, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, phòng chụp ảnh…;và cơ sở vật chất - kỹ thuật

của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp, dịch vụ…
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, mang những chức năng
khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản phẩm du lịch. Việc
đánh giá cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được căn cứ vào ba loại tiêu chuẩn chủ yếu:
+ Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch.
+ Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến
2.2. Tài nguyên du lịch
a. Khái niệm
Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các nguồn ngun liệu, năng
lượng và thơng tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể
sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến
việc hình thành chun mơn hố của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch
vụ.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho
thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu
quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Vậy tài nguyên du
lịch được hiểu là:


“Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng
trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn
du lịch” (Luật du lịch Việt Nam).
b. Vai trò của tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch
- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch
- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch

Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng song vẫn có thể phân chia thành 2
nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên
xung quanh chúng ta, được đưa vào sử dụng để phục vụ cho mục đích du lịch.
Khi tìm hiểu nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, người ta thường nghiên cứu
từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự
nhiên.
Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên gồm có:
a. Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài.
Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con
người. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái địa hình, có
nghĩa là các dấu hiệu bên ngồi của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt, có sức hấp dẫn
đối với du khách.
a.1. Các đơn vị hình thái chính của địa hình là: núi, đồi (trung du) và đồng bằng, chúng
được phân biệt bởi độ cao địa hình.
- Địa hình đồng bằng: tương đối đơn điệu về ngoại hình, do đó ít gây cảm hứng cho khách
tham quan du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận tiện cho hoạt động kinh tế và là nơi quần
cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hố của con người nơi đây có ảnh
hưởng gián tiếp đến du lịch
- Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một khơng gian thống đảng và bao la. Dạng địa hình
này tác động mạnh tới tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình


cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đơng đúc, lại là nơi có
những di tích khảo cổ và tài ngun văn hố, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại
hình du lịch tham quan theo chuyên đề.
- Địa hình miền núi: có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch vì sự kết hợp của nhiều dạng địa
hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát

mẻ, khơng khí trong lành. Ở miền núi có nhiều đối tượng thích hợp cho hoạt động du lịch.
Đó là các sơng, suối, thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiện vơ cùng
phong phú. Miền núi cịn là địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc ít người với đời sống
và nền văn hoá rất đa dạng và đặc sắc.
a.2. Các đơn vị hình thái địa hình đặc biệt: có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu
địa hình karstơ và kiểu địa hình bờ bãi biển.
- Địa hình karstơ: là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dề
hồ tan (đá vơi, đơlơmít, thạch cao…). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi, tập trung chủ yếu ở
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và phần nhỏ ở Kiên Giang. Một trong các dạng karstơ được quan
tâm nhất đối với du lịch là các hang động.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 650 hang động đã được sử dụng cho du lịch, hàng
năm thu hút hàng triệu khách tới tham quan.
Hang động karstơ ở Việt Nam không dài, không sâu, nhưng rất đẹp. Động Phong
Nha (ở Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8km được coi là một trong nhiều hang nước đẹp
nhất thế giới, được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Một số hang động khác
cũng là các điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động (Ninh Bình), động Hương Tích (Hà Tây)

- Ngồi hang động karstơ, các dạng địa hình karstơ khác cũng có giá trị lớn đối với du lịch,
chẳng hạn như karstơ ngập nước tiêu biểu là Vịnh Hạ Long, một trong những di sản của thế
giới với khả năng du ngoạn bằng tàu, thuyền. Kiểu karstơ đồng bằng ở vùng Ninh Bình
được mệnh danh là “Hạ Long cạn” cũng có giá trị đối với du lịch. Kiểu karstơ núi ở các
khối đá vơi Cao Bằng, Bắc Cạn, Quảng Bình.
- Dạng địa hình ven bờ: Các kho chứa nước lớn (biển, sơng, hồ) có ý nghĩa quan trọng đối
với du lịch. Có thể khai thác các loại hình du lịch như: tham quan du lịch theo chuyên đề,
nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biểm, thể thao nước…


Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch
như: chiều dài, chiều rộng của bãi tắm, độ mịn của cát, độ dốc, độ trong của nước, độ mặn,
độ cao của sóng…

=> Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260km với nhiều cảnh quan phong phú, đa
dạng. Nước ta có khoảng 125 bãi biển với nhiều bãi tắm tốt đang ở dạng sơ khai chưa bị ô
nhiễm, bãi cát bằng phẳng với độ dốc trung bình 2 – 3độ là một tiềm năng rất có giá trị cho
du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi, giải trí. Điều lý thú là cả hai điểm đầu và cuối đường
bờ biển nước ta đều là hai bãi biển đẹp: bãi biển Trà Cổ ở Quảng Ninh có chiều dài gần
17km với bãi cát rộng, bằng phẳng tới mức lý tưởng và bãi biển Hà Tiên với thắng cảnh
hòn Phụ Tử nổi tiếng.
=> Các bãi biển ở nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam, nổi tiếng nhất là các bãi
biển Trà Cổ (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửu Lị (Nghệ An), Thuận An, Lăng Cơ
(Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Văn Phong, Nha Trang (Khánh
Hoà), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuân), …
Điều đặc biệt là vịnh biển Lăng Cô được thế giới công nhận là một trong những
vịnh biển đẹp nhất của thế giới và bãi biển Đà nẵng được công nhận là bãi biển đẹp nhất
thế giới. Đó cũng là điều tự hào cũng như điều kiện để ngành Du lịch phát triển hơn.
b. Khí hậu
Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một dạng tài nguyên du
lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng và đã được khai thác để phục vụ
cho các mục đích du lịch khác nhau.
-

Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người
Tài nguyên khí hậu được xác định, trước hết là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm và một số yếu tố khác như áp suất khơng khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất với
sức khỏe con người, tạo cho con người các điều kiện cống thoải mái, dễ chịu nhất.
Ví dụ: Khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, q nóng, q khơ.
Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp với cuộc sống con người.
Nhiệt độ trung bình/tháng của nước ta là 15 – 23 độ C => Như vậy, đây là điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng:



Một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, hơ hấp rất cần thiết được điều trị có
sự kết hợp giữa các biện pháp y học với các điều kiện thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi
về áp suất, khơng khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng ơxy và độ trong lành của khơng khí
tỏ ra rất có hiệu quả trong việc chữa bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanh chóng làm lành
bệnh và phục hồi sức khoẻ của con người. Phần lớn các nhà an dưỡng được xây dựng ở các
điểm du lịch ven hồ nước, ven biển ở các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi
giải trí.
Ví dụ: nhảy dù, tàu lượn, khí cầu, thả diều, thuyền buồm, lặn…rất cần thiết có điều
kiện thích hợp như hướng gió, tơc độ gió, quang mây, khơng có sương mù.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Ví dụ: Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm
hoặc trong một vài tháng
+ Mùa du lịch cả năm: thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối nước khoáng, du
lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè).
+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi. Sự kéo dài mùa đơng có khả năng phát triển du lịch
thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đơng khác.
+ Mùa hè là loại hình du lịch quan trọng nhất, vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch
như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng - đồi. Khả năng du
lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng.
c. Tài nguyên nước
- Nước trên mặt và nước dưới đất
+ Nước trên mặt: có ý nghĩa ro lớn đối với du lịch, nó bao gồm: đại dương, biển, mạng lưới
sơng ngịi, ao hồ…Tuỳ theo thành phần lý – hố của nước người ta chia ra nước ngọt (lục
địa) và nước mặn (biển, một số hồ nội địa). Bề mặt nước là mặt thống tạo nên phong cảnh
đẹp, n bình. Bên cạnh hồ rộng thì các dịng sơng lớn, cảnh núi non, rừng cây, mây trời,
và các cơng trình kiến trúc soi bóng nước là những phong cảnh hữu tình. Các bãi biển và
các bãi ven hồ thường được sử dụng để tắm mát, dạo chơi và là nơi diễn ra các hoạt động
thể thao nước như bơi lội, đua thuyền, lướt ván.



+ Tài ngun nước khơng chỉ có tác dụng trong nghỉ ngơi, săn bắt mà cịn ảnh hưởng đến
mơi trường sống, đặc biệt là làm dịu khí hậu xung quanh. Tuy nhiên nước dưới đất có giá
trị đối với du lịch cịn hạn chế.
- Nước khống và suối nước nóng
Trong tài nguyên nước phải đề cập đến tài nguyên nước khống vì đây là nguồn tài
ngun có giá trị cho du lịch an dưỡng, chữa bệnh. Các điểm nước khoáng, suối nước nóng
là tài nguyên thiên nhiên quý giá để phát triển các loại hình du lịch, tham quan, nghỉ
dưỡng, chữa bệnh.
Khái niệm nước khoáng: nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu ở dưới đất),
chữa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí, các ngun tố
phóng xạ…) hoặc ó một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng tốt đối với sức
khoẻ con người.
Các nguồn nước khoáng tiêu biểu ở Việt Nam như Bang (Lệ Thuỷ - Quảng Bình) có
nhiệt độ tới 105độ C, nước khống Mỹ Lâm (Tun Quang), Kim Bội (Hồ Bình), Quang
Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)….
đ. Sinh vật
Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau những ngày làm việc
căng thẳng, con người muốn được thư giãn và hồ mình vào thiên nhiên. Từ đó xuất hiện
một loại hình du lịch mới đó là du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có
vai trị quan trọng. Tài ngun sinh vật khơng chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái,
mà cịn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng
Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và sống
động hơn.
Tài nguyên sinh vật ở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai thác ở
các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Hệ thống các vườn quốc gia là nơi tập
trung đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều lồi đặc hữu, q hiếm. Theo kết quả điều tra
nghiên cứu thì hiện nay ở nước ta phát hiện được khoảng 11.000 loại thực vật và gần 2000
loài động vật. Tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện của các loài động, thực

vật đặc hữu, quý hiếm là yếu tố quan trọng để hệ thống các vườn quốc gia Việt Nam trở
thành những tài nguyên du lịch có giá trị.


Tính đến năm 2003, Việt Nam có 28 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 4
khu dự trữ sinh quyển và 39 khu bảo tồn cảnh quan.
Ngoài ra cịn một số khu rừng di tích lịch sử, văn hố, mơi trường khá tiêu biểu, có
giá trị du lịch như Hương Sơn (Hà Tây), Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Đền Hùng (Phú
Thọ). Hoa Lư (Ninh Bình), rừng thông Đà Lạt (Lâm Đồng)…
- Một số hệ sinh thái đặc biệt
Ở nước ta có một số hệ sinh thái đặc biệt, rất tiêu biểu cho thiên nhiên của vùng
nhiệt đới, đã được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như hệ sinh thái rừng ngập mặn
ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ sinh thái rạn san hô ở Quảng Ninh, Hải Phịng, Khánh
Hồ, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…Các hệ sinh thái vùng đất ướt và cửa sơng mà điểm
hình là khu vực Tràm Chim (Đồng Tháp), Xuân Thuỷ (Nam Định).
- Các điểm tham quan sinh vật
Ở nước ta có rất nhiều điểm tham quan sinh vật thu hút đông đảo khách du lịch như
các vườn thú, vườn bách thảo, các công viên vui chơi, giải trí ở TP. Hồ Chí Minh, các viện
bảo tàng sinh vật ở Hải Phòng, Nha Trang, sân chim, vườn chim và vườn hoa trái ở đồng
bằng sông Cửu Long, các cơ sở thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn (Đắc Lắc), nuôi trăn, cá sấu
ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Quan niệm: Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo,
nghĩa là do con người tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ
những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều
được coi là những sản phẩm văn hoá.
Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là tài nguyên du lịch văn hố.
Tuy nhiên, khơng phải sản phẩm văn hố nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân
văn. Chỉ những sản phẩm văn hố có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du
lịch nhân văn, nói cách khác, những tài nguyên du lịch nhận văn cũng chính là những giá

trị văn hố tiêu biểu cho mối dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch
dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được
những đặc trưng cơ bản về văn hoá của dân tộc, địa phương nơi mình đến.
- Đặc trưng riêng của tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhận thức nhiều hơn là giải trí.


+ Ít bị phục thuộc vào các điều kiện tự nhiên.
+ Thường tập trung ở các khu vực quần cư .
+ Thu hút khách có trình độ văn hố, cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn và mức thu nhập
khá.
- Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng, phong phú. Chúng có thể được phân thành
những dạng chính sau đây: các di tích lịch sử, văn hố, các lễ hội, các đối tượng du lịch
gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác.
a. Các di tích lịch sử văn hố
Di tích lịch sử văn hố là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc,
mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc
điểm văn hoá của mỗi nước, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp,
những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia.
=>Di tích lịch sử văn hố được hiểu là: “…những cơng trình xây dựng, địa điểm, đồ
vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị
văn hố khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, q trình phát triển văn hố – xã
hội”. (Theo Luật di sản).
- Các di sản văn hoá thế giới
Trong thế giới cổ đại, người ta đã xác định được 7 kỳ quan do bàn tay con người tạo
nên, tập trung ở những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Đó là Kim tự tháp cổ Ai Cập,
vườn treo Babilon (I Rắc), Tượng khổng lồ Heliốt trên đảo Rốt (Hy Lạp), lăng mộ vua
Môsôlut ở Halicacnas (Thổ Nhỉ Kỳ), Đền thờ nữ thần Actêmis ở Êphedơ (Thổ Nhĩ Kỳ),
Tượng thần Dớt trong ngôi đền Olympia (Hy Lạp), Ngọn hải đăng cao nhất thế giới ở
Alêcxandria (Ai Cập). Trong 7 kỳ quan nói trên, hiện nay chỉ có các kim tự tháp Ai Cập là

vẫn còn là kỳ quan cổ đại duy nhất cịn sót lại.
Tuy nhiên, Đến nay, NOWC (Tổ chức Newopenworld ) đã chọn ra 21 cơng trình
trong danh sách các di sản thế giới để chính thức chọn ra bảy kỳ quan thế giới mới. Danh
sách chính thức của Bảy kỳ quan thế giới mới đã được công bố vào thứ 7, ngày 7 tháng 7
năm 2007 (con số biểu tượng: 07.07.07.07) tại Lisboa, Bồ Đào Nha. Các kỳ quan đó bao
gồm: Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, Đấu trường Coloseum của La Mã cổ đại, đền Taj
Mahal ở Ấn Độ , Thành cổ Petra của Jordan , Machu Picchu của Peru, tượng chúa Jesus
của Brazil, và kim tự tháp Chichen Itza của Mexico.


Các di sản văn hoá là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá của mỗi dân tộc.
Bất cứ quốc gia nào nếu có được những di tích được cơng nhận là di sản văn hố thế giới
thì không những là một vinh dự lớn cho dân tộc đó, mà cịn là nguồn tài ngun vơ giá, có
sức hút khách du lịch cao, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
=> Việt Nam, chúng ta có các di dản văn hố như Cố đơ Huế, Nhã nhạc cung đình
Huế (Thừa Thiên Huế), Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An (Quảng Nam), Cồng chiêng Tây
Nguyên.
- Các di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương
+ Các di tích khảo cổ học (hay cịn gọi là “Di chỉ khảo cổ”) là những địa điểm ẩn dấu một
bộ phận giá trị văn hoá nghệ thuật về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự, vào
thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại.
Các di tích khảo cổ học có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt đất.
Ở Việt Nam có các di tích khảo cổ học nổi tiếng như: Di tích khảo cổ Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi), di tích khảo cổ Hồng Thành (Hà Nội), Đơng Sơn (Thanh Hố), Bàu Tró
(Quảng Bình)…
+ Các di tích lịch sử
Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch
sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình, lịch sử của mỗi
quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu lại. Do vậy chỉ những di
tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là những di tích lịch sử. Các di tích lịch

sử nước ta bao gồm:
- Di tích ghi dấu về dân tộc học, ăn, ở của các dân tộc ít người
- Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định hướng phát triển
của đất nước, địa phương. (Bến Bình Than (Quảng Ninh) – nơi diễn ra hội nghị Diên
Hồng, cây đa Tân Trào (Tuyên Quang)
- Di tích ghi dấu chiến cơng chống xâm lược ( Ải Chi Lăng - Lạng Sơn), Bãi cọc
Bạch Đằng (Quảng Ninh)
- Di tích ghi dấu kỉ niệm (nhà sàn Bác Hồ)
- Di tích ghi dấu vinh quang trong lao động (hồ thuỷ điện Hồ Bình)
- Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến (Thành cổ Quảng Trị)
+ Các di tích văn hố - nghệ thuật


Các di tích văn hố - nghệ thuật là dạng đặc biệt của các di tích lịch sử, văn hố, bao
gồm các cơng trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài,
các bích hoạ…
Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), tồ
thánh Tây Ninh.
b. Các lễ hội
Trong các dạng tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá
trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm
linh của một dân tộc.
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau những ngày lao
động vất vả, hoặc là một dịp mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất
nước hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc đơn thuần là
những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du
khách Việt Nam. Bất cứ lễ hội nào cũng có 2 phần chính:
+ Phần lễ (phần nghi lễ): có những ghi thức trang nghiêm, trọng thể mở đầu ngày
hội. Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Phần nghi
lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá

trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội
đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của lễ hội
+ Phần hội diễn ra những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý cộng đồng,
văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, với xã hội
và thiên nhiên. Trong hội thường tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn…Mặc dù cũng
hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền thống, nhưng phạm vi nội dung của nó khơng khơ
cứng mà hết sức linh hoạt . Tuy nhiên, kinh ngiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển
được những nét truyền thống trong phần hội với những trị chơi mang tính dân gian thì lễ
hội nơi đó có giá trị hơn, có sức hấp dẫn hơn. Thơng thường phần hội gắn với tình yêu,
giao duyên nam nữ.
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hịa quyện với nhau, trong đó trọng
tâm là phần hội, nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh của phần
lễ. Hội chọi trâu ở Đồ Sơn là một ví dụ điển hình.
Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch, cần lưu ý những đặc điểm sau:


+ Tính thời gian của lễ hội: các lễ hội không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập
trung trong thời gian ngắn và thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau. Ở nước ta, lễ hội
tập trung nhiều vào mùa xuân, chỉ riêng tháng Giêng trong phạm vi cả nước đã có tới 91 lễ
hội.
+ Quy mơ của lễ hội: Các lễ hội có quy mơ lớn, nhỏ khác nhau. Có lễ hội diễn ra
trên địa bàn rộng và có những lễ hội chỉ bó gọn trong những địa phương nhỏ hẹp. Điều này
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và nhất là khả năng thu hút khách.
Ví dụ: Hội Lim, Hội Chùa Dâu (Bắc Ninh), Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Pháo
(Đồng Kị - Bắc Ninh)…
c. Các đối tượng gắn du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán,
hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc
thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch, như tạp chí Người đưa tin
UNESCO đã viết: “ Cuộc phiêu lưu giờ đây khơng cịn chân trời địa lý, khơng cịn những

lục địa trinh bạch, khơng cịn những đại dương chưa ai biết tới, khơng cịn những hịn đảo
bí ẩn. Vậy mà về nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục,
những niềm niềm hi vọng ẩn dấu, những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là
những thứ mà các dân tộc khác chẳng mấy ai biết đến…”(12- 1989).
Các đối tượng dân tộc gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về
cư trú, về tổ chức xã hội, về kiến trúc cổ, về thói quen trong ăn uống, sinh hoạt, các nét
truyền thống trong quy hoạch truyền thống cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc, trong
các làng nghề truyền thống…
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh
sống và cư trú ở các vùng miền núi xa xôi. Nhiều tộc người vẫn còn giữ nguyên được
những nét sinh hoạt văn hố truyền thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng,
Dao, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Giarai, Êđê, Bana ở miền Trung và Tây
Nguyên; Các dân tộc Khơme, Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long đã lưu giữ được những
truyền thống văn hoá giá trị cao, có thể khai thác để phục vụ việc phát triển du lịch.
Ở Việt Nam cịn có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng
mang tính nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Thông thường, nghề
thủ công truyền thống với những sản phẩm độc đáo khhong chỉ thể hiện tài khéo léo của


nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con
người. Đây cũng chính là những đặc tính riêng của các nền văn hóa và là sức hấp dẫn của
các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Nước ta là nước có nhiều nghề thủ cơng truyền thống, đặc biệt là các nghề chạm
khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề
dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo.
đ. Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hóa Các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện
lớn, các bảo tàng…cũng thu hút khách du lịch đến với mục đích tham quan, nghiên cứu.
Những hoạt động mang tính sự kiện như các cuộc thi đấu thể thao lớn, các cuộc
triển lãm những thành tựu kinh tế quốc dân, các cuộc thi hoa hậu, biểu diễn ba lê, các liên

hoan âm nhạc, điện ảnh, thi giọng hát hay….
Các đối tượng văn hóa thường tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớnnhư Luân
Đôn, Paris, Trung Quốc, Rome (Ý)…Các đối tượng văn hóa – thể thao thu hút không chỉ
khách du lịch đến tham quan , ngiên cứu, mà cịn lơi cuốn nhiều khách đi du lịch với các
mục đích khác nhau.
2.3. Các nhân tố khác:
2.3.1. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, làm xuất hiện
nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Khơng thể nói tới nhu cầu
hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng
thấp kém.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đẻ ra nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch.
Các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch còn
hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng.
Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở
thành một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du
lịch.
Nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội là sản phẩm của sự phát
triển xã hội. Nó được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội dưới sự tác
động của các yếu tố khách quan thuộc mơi trường bên ngồi và phụ thuộc trước hết vào


phương thức sản xuất. Cụ thể hơn, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khoẻ, khả
năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sinh sống và lao động.
2.3.2. Nhân tố chính trị
Hồ bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện
và phát triển trong điều kiện hồ bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại,
chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn,
phá hoại các cơng trình du lịch làm tổn hại cả đến mơi trường tự nhiên.

Rõ ràng, hồ bình đẩy mạnh hoạt động du lịch và ngược lại: chính hoạt động du lịch
lại có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hồ bình. Thơng qua du lịch quốc tế, con người
thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, lao động trong hồ bình và hữu
nghị.
=> Bên cạnh đó còn rất nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển du lịch như:
+ Điều kiện sống: Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển
du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt,
nâng cao khẩu phần ăn, uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hoá, giáo dục…
+ Thời gian nhàn rỗi: Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu
con người thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng
thức đẩy hoạt động du lịch.


CHƯƠNG 3
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ DU LỊCH VIỆT NAM
3.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vẫn đề được quan tâm hàng đầu, bởi sẽ
không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu khơng xem xét khía cạnh
khơng gian (lãnh thổ) của nó.
Quan niệm về tố chức lãnh thổ du lịch:
“Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh tế du lịch,
dựa trên các tiêu chí phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗi vùng và của cả
nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả."
3.2. Hệ phân vị trong thống phân vùng du lịch
3.2.1. Điểm du lịch
- Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có
quy mơ nhỏ. Trên bản đồ du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt.
Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm một diện tích nhất
định trong khơng gian.

- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó hay một cơng trình riêng biệt
phục vụ cho du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được
phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
- Thời gian lưu lại của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn (khơng q 1 – 2 ngày)
vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một số trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch với chức
năng chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan…).
- Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong trườnh hợp cụ thể, các
tuyến du lịch cơ thể là tuyến nội vùng hoặc liên vùng.
3.2.2. Trung tâm du lịch
- Là một cấp rất quan trọng trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch. Đó là sự kết hợp
lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ của trung tâm du lịch
tập trung rất nhiều điểm du lịch. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm chức năng,
được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng
thu hút khách du lịch rất lớn.
- Nguồn tài nguyên du lịch ở đây tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ.


- Cơ ở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu
khách lại trong thời gian dài.
- Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ
thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch.
- Về phương diện lãnh thổ: trung tâm du lịch có diện tích tương đương với diện tích của
một vài tỉnh hay thành phố, trong đó bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân
cư và môi trường xung quanh.
3.2.3. Tiểu vùng du lịch
- Tiểu vùng du lịch là một tập hợp các điểm du lịch và các trung tâm du lịch (nếu có). Về
quy mơ, tiểu vùng du lịch là vùng lãnh thổ bao trùm lãnh thổ của vài tĩnh. Tuy vậy, sự dao
động về diện tích giữa các tiểu vùng cũng khá lớn.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về
chủng loại.

- Trọng thực tế ở nước ta, có thể có hai loại hình tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã
hình thành (hay còn gọi tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành
(tiểu vùng du lịch tiềm năng).
3.2.4. Á vùng du lịch
- Á vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch, các trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du
lịch thành một thể thống nhất với mức tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn,
các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng hơn. Xét về các mối quan hệ dân cư, quần
cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì Á vùng du lịch bao gồm cả
những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong lãnh
thổ cũng đa dạng hơn.
- Trong Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên du lịch.Ở chừng mực nhất định, chun
mơn hố đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù có thể chưa đậm nét.
3.2.5. Vùng du lịch
- Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp lãnh thổ của các
Á vùng (Nếu có), tiểu vùng, trung tâm, và điểm du lịch, có những đặc trưng riêng về số
lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch là một thể thống nhất của các đối tượng
và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội…bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi
trường kinh tế - xã hội xung quanh với chun mơn hố nhất định trong lĩnh vực du lịch.


- Vùng du lịch mang tính chun mơn hố cao. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho
vùng này khác hẳn vùng kia.
- Các mối liên hệ nội, ngoại vùng rất đa dạng, dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của vùng.
- Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Ngồi ra,
với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó bao chiếm cả các khu vực không du lịch (điểm dân cư,
các khơng vực khơng có tài ngun và cơ sở du lịch), nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với
kinh tế du lịch.
- Cũng như các tiểu vùng, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình thành (vùng du
lịch tiền năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế). Trên thực tế nước ta

chưa có vùng du lịch đã hình thành, mà vùng du lịch của ta đang ở dạng đang hình thành.
3.3. Hệ thống chỉ tiêu chính
3.3.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp các dạng tài nguyên theo lãnh
thổ.
- Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ riệt. Tài nguyên du lịch
ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành chun mơn hố
của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Do vị trí đặc biệt của nó, tài
ngun du lịch được tách thành một hệ riêng biệt trong hệ thống lãnh thổ du lịch.
=> Sự hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.
- Khi đề cập tới chỉ tiêu về tài nguyên, trước hết cần xem xét về mặt số lượng tài nguyên
vốn có. Tất nhiên, việc xác định số lượng tài nguyên chỉ có tính chất tương đối, bởi vì nó
phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hơn nữa, nếu chỉ tính số lượng
đơn thuần thì nhiều khi không phản ánh hết.
- Ngay đối với từng loại tài ngun thì khơng phải bất cứ đặc điểm nào của nó cũng đều có
ý nghĩa với du lịch. Thơng thường chỉ có một số đặc điểm nhất định tham gia vào q trình
tạo vùng và ít nhiều chịu tác động của chất lượng tài nguyên.
- Mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo vùng.
Vai trò tạo vùng của tài nguyên du lịch không chỉ dừng lại ở số lượng và chất lượng mà còn
ở sự kết hợp các loại tài nguyên. Mức độ kết hợp tài nguyên càng phong phú, sức thu hút
khách du lịch càng mạnh, tác dụng tạo vùng của nó càng cao.
3.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch


- Nếu như tài nguyên là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch thì cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện biến tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện
thực. Giữa hai chỉ tiêu này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau. Khơng
có cơ sở hạ tầng và nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thì tài nguyên mãi mãi
chỉ ở dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên sẽ chẳng khi nào có cơ sở vật chất
kỹ thuật cho du lịch. Vì thế, giáo sự người Đức Hunziker đã phân biệt ba nhóm yếu tố:
+ Nhóm tạo nên sự hấp dẫn du lịch (các loại tài nguyên du lịch)

+ Nhóm đảm bảo việc đi lại, tham quan du lịch của khách (chủ yếu là giao thơng)
+ Nhóm đảo bảo việc lưu lại của khách (cơ sở vật chất kỹ thuật)
- Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trị đặc biệt đối với việc hình thành và phát triển vùng du
lịch.
+ Ví dụ: mạng lưới và phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, nguồn cung cấp
điện, nước.
- Để đảm bảo cho vùng du lịch hoạt động bình thường, phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật cần thiết như các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, của hàng, nơi vui chơi giải trí…
- Cần phải xem xét, đánh giá số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch, để thấy trước được sự phát triển tương lai của vùng nhằm đáp ứng
kịp thời nhu cầu du lịch.
3.3.3. Trung tâm tạo vùng
- Mỗi vùng du lịch ít nhất phải có một trung tâm tạo vùng. Một lãnh thổ có thể có nhiều tài
nguyên du lịch, song nếu thiếu sức hút của một trung tâm tạo vùng thì lãnh thổ ấy khơng có
khả năng lơi kéo quanh mình các lãnh thổ lân cận để tạo thành một vùng du lịch. Vì thế, có
thể coi trung tâm tạo vùng là một trong những chỉ tiêu để phân vùng du lịch.
- Trung tâm tạo vùng phải có nguồn tài nguyên phong phú, được sử dụng ở mức rất cao, có
cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng để thoã mãn nhu cầu của đông
đảo khách du lịch. Hơn nữa, trung tâm tạo vùng phải có sức thu hút mạnh mẽ các lãnh thổ
xunh quanh. Sức hút ấy đến đâu còn tuỳ thuộc vào quy mô và sức mạnh của trung tâm.
Trung tâm tạo vùng càng lớn, sức hút của nó càng mạnh.
- Ý nghĩa đặc biệt của trung tâm tạo vùng được thể hiện rõ nét trong quá trình xác định
ranh giới các vùng du lịch. Nhiều người cho rằng, ranh giới của vùng du lịch được xác định
ở nơi mà sức hút của trung tâm tạo vùng vừa mới chấm dứt. Lãnh thổ càng nằm gần trung


tâm tạo vùng thì càng bị hút mạnh, Ngược lại, càng xa trung tâm, sức hút càng yếu đi. Tới
một khảng cách nào đó, sức hút của trung tâm yếu dần và chấm dứt. Nơi đó là ranh giới
của vùng du lịch. Vượt qua ranh giới này là lãnh thổ của vùng du lịch khác, với trung tâm
tạo vùng khác.

3.4. Sự phân hoá lãnh thổ
3.4.1. Vùng du lịch Bắc Bộ
Gồm 29 tỉnh, và thành phố
a. Tiểu vùng du lịch trung tâm bao gồm 14 tỉnh và thành phố
Trung tâm du lịch Hà Nội
Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hố, Hà Tây, Hà Bình.
b. Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc gồm 2 tỉnh và thành phố
Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh
c. Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc gồm 6 tỉnh
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
d. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc gồm 5 tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.
e. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ gồm 2 tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh.
2.4.2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Gồm 6 tỉnh và thành phố
a. Tiểu vùng du lịch phía Bắc gồm 2 tỉnh
Quảng Bình và Quảng Trị
b. Tiểu vùng du lịch phía Nam gồm 4 tỉnh và thành phố
Trung tâm du lịch gồm Huế và Đà Nẵng
Quảng Nam và Quảng Ngãi
2.4.3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bao gồm 29 tỉnh và thành phố, có hai Á vùng
A. Á vùng du lịch Nam Trung Bộ gồm 10 tỉnh
a. Tiểu vùng du lịch Duyên hải gồm 5 tỉnh
Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận và Bình Thuận


b. Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên gồm 5 tỉnh

Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng
B. Á vùng du lịch Nam Bộ gồm 19 tỉnh và thành phố
a. Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh
Trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh
b. Tiểu vùng du lịch đống bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành phố
Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch? Nêu hệ thống phân vị trong phân vùng
du lịch? Cho ví dụ thực tế Việt Nam?
2. Trình bày hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch và ý nghĩa của từng nhóm chỉ tiêu cụ thể?
3. Hãy nêu hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch của Việt Nam (các vùng du lịch, trung
tâm du lịch và tiểu vùng du lịch)?


CHƯƠNG 4:
VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ
4.1. Khái quát
Vùng du lịch Bắc Bộ có 29 tỉnh từ Hà Giang (tỉnh cực Bắc) vào đến Hà Tĩnh, với
thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và có tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh.
Vùng có diện tích 149.432 km2 , dân số 37.1 triệu người (năm 2003) chiếm 45,4 %
diện tích và 45,9% số dân của Việt Nam. Mật độ bình quân 249 người/km 2
Vùng du lịch Bắc Bộ gồm 7 tỉnh ở phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên, tiếp giáp vơi 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây
và Vân Nam của Trung Quốc. Có 6 tỉnh phía Tây: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh giáp với 5 tỉnh của Lào là Phong Xa Lỳ, Luông Phra Băng, Xiêng
Khoảng, Hùa Phăn, Khăm Muộn. Đặc biệt tồn bộ phía Đơng của vùng này tiếp giáp vình
Bắc Bộ với bờ biển dài gần 1000km vơi hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ.
Vùng Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất nước và con

người Việt Nam.
4.1.1. Về thiên nhiên
- Vùng này rất phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái cảnh quan
nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Vùng này có những núi non hùng vĩ và hiểm trở, xuất hiện sớm nhất trên lãnh thổ
Việt Nam (cách đây hàng trăm triệu năm), tiêu biểu là dãy nui Hoàng Liên Sơn với đỉnh
Phanxipăng (cao 3143m), cao nhất bán đảo Đông Dương.
- Trên lãnh thổ của vùng này có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên với
những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh phong phú về số lượng loài động, thực vật, trong đó
có nhiều loại được xếp vào loại q, hiếm của thế giới.
- Nơi đây cịn có cả một vùng đồng bằng tam giác châu thổ được bồi đắp bởi phù sa
màu mở của hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình, tạo nên một trong hai vựa lúa lơn của
Việt Nam.
- Có biển rộng với nguồn tài nguyên vơ cùng phong phú, có nhiều hải cảng tốt và
bãi biển đẹp
4.1.2. Về khí hậu


×