Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

CÔNG TY TNHH HUY LONG AN VÀ SẢN PHẨM CHUỐI FOHLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
BỘ MÔN MARKETING QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN NHĨM 7

CƠNG TY TNHH HUY LONG AN
VÀ SẢN PHẨM CHUỐI FOHLA
Ngô Ngọc Châm
Nguyễn Thị Cát Tường
Đỗ Lưu Thùy Linh
Lê Hồng Quân
Nguyễn Mạnh Hưởng
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh
Nguyễn Thị Minh Anh
Phạm Thị Xuân Mai
Trương Hồng Linh
Nguyễn Khánh Linh

1715510018
1711110767
1717730022
1811110491
1715510057
1715510112
1715510012
1711110450
1711110414
1411110386

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
Lớp: MKT401(2-1920).4




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU
.................................................................................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu khái quát doanh nghiệp....................................................................... 2
1.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp .................................................................................. 2
1.1.2. Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp .......................................................... 3
1.1.3. Uy tín trên thị trường ....................................................................................... 5
1.2. Giới thiệu về sản phẩm .......................................................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm .......................................................................................... 6
1.2.2. Năng lực xuất khẩu của sản phẩm ................................................................. 6
1.3. Xuất khẩu chuối: Cơ hội và thách thức ............................................................... 7
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT THỊ TRƯỜNG ............................................. 9
2.1. Nghiên cứu khách hàng và động cơ mua hàng ................................................... 9
2.2. Nghiên cứu khả năng thích ứng của hàng hóa .................................................. 12
2.3. Nghiên cứu dung lượng thị trường..................................................................... 17
2.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 20
2.5. Dự đoán xu hướng biến động thị trường ........................................................... 22
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỐI THỦ CẠNH TRANH....................................... 24
3.1. Mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu đối thủ cạnh tranh ....................................... 24
3.2. Các chỉ tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu đối thủ cạnh tranh ................................... 24
3.2.1. Năng lực cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp ......................................... 24
3.2.2. Nguồn cung ứng ............................................................................................ 25
3.2.3. Quy mơ vùng trồng đạt chuẩn ....................................................................... 27
3.2.4. Chi phí sản xuất ............................................................................................. 27
3.2.5. Độ phủ của sản phẩm trên thị trường .......................................................... 29
3.3. Cách thức thu thập thông tin .............................................................................. 31
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 33
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 35


MỞ ĐẦU
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam,
đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trong những
năm gần đây xuất khẩu nơng sản có nhiều cơ hội khởi sắc do nhu cầu thị trường
tăng và có thêm các ưu đãi về thuế theo lộ trình triển khai cam kết hội nhập
quốc tế. Và một trong những nông sản được đánh giá có tiềm năng tiến xa trên
thị trường thế giới là chuối và đặc biệt trong những năm gần đây xuất khẩu
chuối của nước ta tăng rất nhanh. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều
khu vực khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản chứ khơng chỉ phụ thuộc vào Trung
Quốc. Để tránh những rủi ro phụ thuộc vào một nền kinh tế cũng như để đáp
ứng nhu cầu phát triển tất yếu của ngành xuất khẩu, doanh nghiệp cần có hướng
đi đúng đắn trong việc lựa chọn đầu tư và phát triển những thị trường xuất khẩu
mới.
Bài tiểu luận của nhóm phân tích tiềm lực xuất khẩu sản phẩm chuối của
công ty Huy Long An cũng như một vài ý kiến về các công việc triển khai trong
phân tích chi tiết thị trường phù hợp với B2B và lập cơ sở dữ liệu đối thủ cạnh
tranh. Bài tiểu luận có thể cịn nhiều thiếu sót chúng em rất mong nhận được sự
góp ý của cơ để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN
PHẨM XUẤT KHẨU
1.1. Giới thiệu khái quát doanh nghiệp
1.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp

Công ty TNHH Huy Long An được thành lập vào ngày 30/07/2015 có địa
chỉ tại xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Chỉ trong thời gian ngắn,
công ty Huy Long An với thương hiệu chuối Fohla đang là nhà sản xuất và xuất
khẩu chuối hàng đầu trong cả nước, đưa trái chuối lên bàn ăn quốc tế.
- Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình
- Tên giao dịch: HLA-MB
- Mã số thuế: 1101797552
- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
- Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Huyện Đức Huệ
- Địa chỉ: ấp 3, Xã Mỹ Bình, Huyện Đức Huệ, Long An
- Đại diện pháp luật: Võ Quan Huy
- Địa chỉ người ĐDPL: ấp Hòa Thuận 2, xã Hiệp Hịa, huyện Đức Hồ, tỉnh
Long An
- Giám đốc: Võ Quang Huy
- Ngày cấp giấy phép: 30/07/2015
- Năm tài chính: 2015
- Điện thoại: 08 2253 0743
- Website: />2


1.1.2. Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp
 Quy mô sản xuất
Hiện nay, công ty của xuất đi Nhật từ 15 – 20 tấn chuối/ngày. Sản phẩm
chuối Fohla Việt Nam được hệ thống siêu thị Don Kihote triển khai bán tại hơn
10 địa điểm thuộc hệ thống siêu thị bán lẻ này tại Tokyo và nhiều địa phương
lân cận như Saitama, Chiba…
 Các vùng cung cấp liên kết đạt chuẩn
Diện tích đất trồng chuối hiện nay là 200ha, trong đó 40ha ở tỉnh Long An
và 40 ha ở xã Đông Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh là khu vực trồng
chuối đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu với tổng mức đầu tư của hai trang trại này là

50 tỷ đồng. Dự kiến, công ty sẽ liên kết với các hộ nơng dân để nâng diện tích
trồng chuối lên khoảng 700ha.
Để đáp ứng yêu cầu của các nước, trang trại được xây dựng hệ thống sản
xuất khép kín từ giống, chăm sóc cho đến đóng gói đưa vào kho lạnh tại trang
trại. Hàng ngàn nhân cơng chăm sóc chuối theo quy trình hồn tồn hữu cơ.
Đây là quy trình sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo sản phẩm chất lượng xuất
khẩu, kể cả các thị trường khó tính nhất.
Ngồi ra cơng ty cịn đầu tư trang trại ni 4 ngàn con bò Úc để tạo ra phân
bò được xử lý thành phân hữu cơ bón cho cây chuối; cây chuối sau khi thu
hoạch, thân và trái chuối dạt được chế biến thành thức ăn cho bị, tận dụng mọi
phụ phẩm nơng nghiệp nên không làm ô nhiễm môi trường. Công ty ln cố
gắng hồn thiện hướng đến mục tiêu cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ
 Quy trình sản xuất “khép kín” theo tiêu chuẩn VietGAP
Quy trình trồng chuối của cơng ty Huy Long An là một quy trình khép kín
từ khi khâu giống, tưới nước, bón phân, thu hoạch và đóng gói. Đặc biệt, vườn
chuối nghiêm cấm sử dụng các loại chất kích thích. Do vậy, sản phẩm chuối
3


đạt chất lượng khá cao và nhanh chóng chiếm được niềm tin của nhiều khách
hàng khó tính trên thế giới.
Để đảm bảo trái chuối không bị va đập trong quá trình vận chuyển vào nhà
đóng gói trang trại được trang bị hệ thống ròng rọc treo dài hàng trăm km bao
quanh. Các buồng chuối khoảng 40kg sẽ theo hệ thống treo tự động “chạy” về
khu xử lý. Để tưới cho cây chuối, hơn 50km đường ống được gắn xung quanh
vườn nhằm tưới một cách hiệu quả nhất. Quá trình tạo ra một quả chuối chất
lượng phải tuân thủ theo nhiều yếu tố. Để làm được điều này, người nông dân
phải chăm sóc từng buồng, từng nải để quả chuối khơng quá to hay quá nhỏ.
Nếu để chuối trổ hết thì ra rất nhiều nải, cây nuôi không đủ sức, chuối sẽ
khơng đẹp. Do đó, bơng chuối cứ trổ khoảng 10 nải là phải bẻ luôn bông, không

cho ra trái. Mỗi trái chuối đều phải vặt phần hoa thừa ở chóp trái để trái đẹp.
Trái nào sinh đơi thì phải vặt bỏ. Một nải nếu ra quá nhiều trái, cũng phải vặt
bỏ, nếu khơng nải chuối sẽ bị “lịi sỉ” rất xấu. Sau khi chuối lớn tương đối, tất
cả các buồng sẽ được bọc kín để tránh sâu bệnh và cơn trùng gây hại. Nếu một
nải chuối chỉ cần có 1 trái bị hư hỏng sẵn sàng bỏ cả nải để đảm bảo chất lượng.
Sau khi thu hoạch, chuối cũng được khử sạch bụi, loại bỏ phần cuống thừa
để cho đẹp mắt. Sau đó, chuối được thả vào bể nước để khử khuẩn khoảng 15
– 20 phút rồi vớt lên đưa vào túi nilon để hút chân không rồi chuyển vào kho
lạnh. Chuối được đóng vào thùng có lót mút xốp để khơng bị trầy, dập.
Quy trình nghe có vẻ đơn giản, nhưng lại là kết quả của một quá trình đầu
tư vận hành khá gian nan, kiểm soát chặt chẽ và tỉ mỉ đến từng quả chuối. Công
ty TNHH Huy Long An luôn tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn VietGAP trồng
trọt, ngồi ra cơng ty cịn đáp ứng tiêu chuẩn riêng của từng đối tác đưa ra. Quy
trình sản xuất chuối chính là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp mở cánh cửa
biên giới, xuất khẩu đi đến các thị trường trên thế giới.

4


1.1.3. Uy tín trên thị trường
 Nhãn hiệu: Chuối Fohla
 Ý nghĩa: “Fohla” là viết tắt của “Fruit of Huy Long An – trái cây của
Huy Long An” còn trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là chiếc lá. Vì vậy
trên logo của sản phẩm cũng có hình 2 chiếc lá.
 Logo

Fohla vững tâm tiến bước và bắt đầu sứ mệnh tạo nên một “chuẩn chuối
mới” cho người Việt. Chuối sạch, phải sạch từ tâm người trồng. Ngay khi nhìn
thấy biểu tượng này, người tiêu dùng hồn tồn có thể tin tưởng và thưởng thức
dài lâu. Đây chính là những thông điệp mà công ty muốn gửi đến người tiêu

dùng.
Bên cạnh đó, cơng ty thiết kế một website: fohla.vn nhằm giới thiệu, kết
nối, cung cấp nhiều thơng tin bổ ích về sản phẩm cho người tiêu dùng, xây dựng
được niềm tin và đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Liên tục những năm gần đây, sản phẩm chuối sạch Fohla của công ty TNHH
Huy Long An liên tục nhận được sự quan tâm của các đối tác từ Nhật. Một số
doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tận trang trại chuối để thử và lấy mẫu về kiểm
nghiệm. Tháng 4/2016, công ty Huy Long An lần đầu tiên đưa trái chuối Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản, sản phẩm chuối Fohla đã đáp ứng tới 200 chỉ
tiêu về hóa chất, quy trình sản xuất và chinh phục thị trường khó tính bậc nhất
thế giới này. Theo giám đốc công ty ông Út Huy cho biết, thương hiệu chuối
5


Fohla, hiện tổng sản lượng chuối ở Tây Ninh và Long An là 4.000 tấn/năm.
Lượng xuất khẩu sang Nhật Bản là 40%. Kỳ vọng sẽ tăng con số sang Nhật là
70%.
1.2. Giới thiệu về sản phẩm
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm chuối xuất khẩu của công ty Huy Long An sử dụng là giống chuối
Cavendish Nam Mỹ, tên gọi khác là chuối Philipine, ở Việt Nam thường nghe
là giống chuối già Nam Mỹ, là một giống chuối có giá trị thương mại cao, từng
chiếm tới 47% tổng sản lượng toàn cầu trong giai đoạn 1998 – 2000 và là giống
chuối chiếm sản lượng chính trên thế giới.
Chuối Cavendish thuộc loại cây thảo, cao từ 5m – 6m, là loài sống lâu năm,
thân cây trịn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Lá cây to dài. Trái nằm trên buồng, có từ
6 - 8 nải, mỗi nải có khoảng 12 trái. Trái chuối Canvendish nhỏ, dài, có mùi
thơm. Khi chín, vỏ vẫn màu xanh nhưng khi chín mùi thì vỏ chuyển sang màu
vàng. Quả chuối thơm ngon, có vị ngọt nhẹ.
Chuối Cavendish là giống chuối có giá trị dinh dưỡng cao gồm các chất

dinh dưỡng cần thiết như protein, tinh bột chất béo, Vitamin A, C, E, B1, B2,…
đặc biệt là Pectin – là chất giúp cho sự tiêu hoá, hấp thụ tốt và chống nhiễm
trùng đường ruột. Chính vì thế nên trong những năm gần đây, loài chuối này đã
được trồng nhiều vùng tại Việt Nam nhằm xuất khẩu sang các thị trường nước
ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tận dụng lợi thế về khí hậu, địa lý phù
hợp với giống chuối, cũng như nhìn thấy tiềm năng của loại trái cây này trên
thị trường quốc tế. Công ty đã tập trung đầu tư vào loại trái cây này.
1.2.2. Năng lực xuất khẩu của sản phẩm
 Kim ngạch xuất khẩu
Trước kia cơng ty Huy Long An xuất khoảng 2-3 container thì đến nay trung
bình 10 container một tuần, riêng thị trường Nhật là 4 container 40 feet (15-20
6


tấn), với giá bán trung bình 0,9 USD/kg. Hàng năm, hai vựa chuối ở Long An
và Tây Ninh xuất khẩu ra nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu: nếu bán được
5.000 đồng/kg thì mỗi năm thì đạt được 20 tỷ đồng; nếu giá là 10.000 đồng/kg
thì đạt được 40 tỷ.
 Cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế
Hằng năm, kim ngạch của các nước nhập khẩu trên thị trường thế giới
rất lớn, từ 15-17 tỷ USD. Trong đó, Nhật là nước nhập khá nhiều, một năm trên
1,2 triệu tấn chuối, Hàn Quốc khoảng 1 triệu tấn, Trung Quốc trên 1 triệu tấn.
Theo các chuyên gia, thị trường Nhật Bản đang có nhu cầu cao đối với
mặt hàng chuối nhập khẩu. Mặc dù hiện nay, Philippines đang là quốc gia đứng
đầu về lượng chuối nhập khẩu của Nhật Bản với thị phần lên đến 85%, nhưng
các doanh nghiệp Nhật Bản đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị
trường. Ngoài ra, chuối Việt Nam cũng được đánh giá cao do có vị ngọt phù
hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản và có mức giá cạnh tranh.
Năm 2019, trong khi thị trường cung ứng chuối số một cho Nga là
Ecuador giảm cả lượng và giá trị thì mặt hàng chuối của Việt Nam tăng mạnh

mẽ gần 150%. Nga tăng mạnh nhập khẩu chuối từ thị trường Colombia và Việt
Nam. Nhập khẩu chuối từ Việt Nam đạt 919 tấn, trị giá 1,8 triệu USD, tăng
141,2% về lượng và tăng gần 153% về trị giá so với cùng kì năm 2018. Giá
nhập khẩu bình quân quả chuối từ Việt Nam cao nhất so với các nguồn cung
khác, đạt 1.971,5 USD/ tấn, tăng 4,8%. Tỉ trọng nhập khẩu chuối từ Việt Nam
tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2018.
1.3. Xuất khẩu chuối: Cơ hội và thách thức
 Cơ hội
Thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế
quan trọng như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) được triển khai
đồng bộ vào năm 2010 đến nay. Điểm quan trọng của thỏa thuận này là việc
7


giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) vào Nhật Bản như
trong số 2.020 dòng thuế nơng sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dịng,
chiếm 36% tổng số dịng thuế nơng sản và chiếm 67,6% giá trị hàng XK của
Việt Nam. Theo lộ trình VJEPA, đến năm 2020 sẽ có trên 800 dịng sản phẩm
nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Cụ thể, năm 2014
có gừng, chuối, xồi, đậu tương; đến năm 2016 có tiêu, rau chân vịt, ngơ…Các
dịng thuế có lộ trình giảm từ 3 đến 5 năm, bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm
năng XK, như: đậu tương, cùng các loại hoa quả là sầu riêng, chơm chơm…
Bên cạnh đó do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau
quả do khác biệt về vùng khí hậu, sở thích của người Nhật đối với hoa quả có
vị ngọt và đặc biệt là hiện nay nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức
khỏe của họ nên các mặt hàng như chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ rất được thị
trường Nhật Bản ưa chuộng. Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Nhật gia tăng.
Nhu cầu về mặt hàng nông sản của Nhật ngày càng tăng do tỷ lệ nông nghiệp
ngày càng nhỏ đi trong cơ cấu GDP của Nhật, từ gần 13% năm 1960 xuống chỉ
còn hơn 1% năm 2012. Do vậy, tỷ lệ đảm bảo tự cấp lương thực ở Nhật cũng

giảm mạnh trong nhiều năm qua.
 Thách thức
Bên cạnh các thị trường đã xuất khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Singapore thì Việt Nam cũng nên hướng tới những thị trường khác như
Trung Đông với tiềm năng xuất khẩu chuối. Tuy nhiên với một số vướng mắc,
bất cập trong khâu bảo quản, vận tại và thanh toán nên kết quả chưa được như
mong đợi. Nếu tháo gỡ được những khó khăn này thì việc xuất khẩu trái cây
vào thị trường này sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới.
Khó khăn nữa được đặt ra là yêu cầu về chất lượng của các thị trường ngày
càng tăng. Việc xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản khơng hề đơn
giản. Chất lượng khơng chỉ tốt, mà quả cịn phải đẹp. Nhiều lần công ty đã bị
8


đền. Vậy nên quy trình phải rất cẩn trọng. Như những năm trước Trung Quốc
vốn được coi là một thị trường khá dễ tính cho trái cây xuất khẩu của Việt Nam
thì hiện nay mọi sự đã thay đổi. Để xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc, đối tác
luôn yêu cầu cao về chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm,
sản phẩm phải có bao bì, dán tem mác, gắn mã số vùng trồng để phục vụ truy
xuất nguồn gốc.

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT THỊ TRƯỜNG
2.1. Nghiên cứu khách hàng và động cơ mua hàng
Nghiên cứu khách hàng là công việc quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả chiến
dịch Marketing của doanh nghiệp đồng thời xây dựng nội dung thu hút được
đúng khách hàng mục tiêu doanh nghiệp. Đối với công ty Huy Long An xác
định khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp mua hàng để phục vụ sản
xuất tiếp hoặc bán lại hoặc phân phối lại.
Đặc trưng về cấu trúc và nhu cầu của thị trường B2B là:
 Số lượng người mua ít

 Lượng mua nhiều
 Nhu cầu có tính dẫn xuất
 Nhu cầu ít co dãn do giá
 Nhu cầu rất giao động và giao động nhanh tức là sự thay đổi nhỏ trong
nhu cầu tiêu dùng sẽ gây ra sự thay đổi lớn trong nhu cầu doanh thương
Bản chất của người mua - khách hàng trong B2B:
 Quá trình mua có sự tham gia của nhiều người
 Nỗ lực mua chuyên nghiệp
 Người mua và bán làm việc rất thân thiết và xây dựng mối quan hệ
lâu dài

9


Công ty cần phải xác định rõ: Ai là những người tham gia vào quyết định
mua sắm của doanh nghiệp? Họ có ảnh hưởng tới quyết định như thế nào?
Người tham gia quyết định sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá nào?
Để trả lời cho những câu hỏi liên quan đến khách hàng thì cơng ty cần phải
xây dựng chân dung khách hàng. Trong các doanh nghiệp B2B, chân dung
khách hàng dựa trên người đại diện đưa ra quyết định mua hàng. Các thơng tin
cần thi thập để định hình trong chân dung khách hàng, bao gồm:
 Thông tin cơ bản: Tên công ty và lĩnh vực mà họ đang làm việc?
Người điều hành?
 Sự nghiệp: Họ đã làm việc trong ngành này được bao lâu, sức mua
của họ là bao nhiêu và những yếu tố gì ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng?
 Truyền thông: Họ thường tin tưởng thông tin đến từ nguồn nào? Từ
networking của họ hay các hội nghị, diễn đàn, mạng xã hội cho
Doanh nhân.
 Động lực/ Mục đích/ Mục tiêu: Điều gì thúc đẩy quyết định mua hàng

của họ và mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp là gì?
 Thương hiệu: Những thương hiệu hoặc sản phẩm nào họ đã sử dụng
trong Doanh nghiệp của họ? Những điều họ thích/khơng thích về
những sản phẩm đó?
 Vấn đề/Thách thức: Họ có những vấn đề gì cần giải quyết? Những
thách thức nào họ gặp phải khi cố gắng đạt được các mục đích/mục
tiêu kinh doanh của họ?
 Những cản trở: Những điểm Khách hàng khơng thích ở các sản phẩm
hoặc dịch vụ liên quan (hoặc với sản phẩm của bạn) là gì?
Khách hàng mà chúng em xác định tại đây là doanh nghiệp Donkihote.
Dưới đây là phần chân dung khách hàng.
10


 Thông tin cơ bản
 Tên công ty – lĩnh vực: siêu thị giá rẻ Donkihote (một trong những chuỗi
cửa hàng lớn nhất của Nhật trên 30 năm tuổi với hơn 270 địa điểm trên
khắp Nhật Bản) – kinh doanh tất cả các loại mặt hàng (thức ăn, quần áo,
mỹ phẩm, thiết bị gia dụng, điện máy,…).
 Sự nghiệp
 Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2016 họ chưa từng kinh doanh mặt hàng
chuối. Tháng 4 năm 2016 họ đã ký kết hợp đồng với công ty FOHLA
mua 15 tấn chuối.
 Quyết định mua hàng của chuỗi siêu thị Donkihote chịu ảnh hưởng nhiều
từ chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về hình thức sản phẩm (mẫu mã, mùi
vị, màu sắc, tính năng,…)
 Truyền thơng
Họ thường tìm kiếm thơng tin từ những cơng ty đóng vai trị trung gian
để giới thiệu và tạo dựng mối quan hệ giữa họ và nhà cung cấp sản phẩm.
Hệ thống mạng toàn cầu cho phép họ tiếp cận những nhà cung cấp sản

phẩm có thương hiệu lớn, nổi tiếng để ký kết hợp đồng.
 Động lực và mục tiêu
 Động lực mua chuối của Donkihote: Nhật Bản không thể trồng được
chuối và phải nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, khẩu vị của người
Nhật rất phù hợp đối với loại quả này.
 Mục tiêu của Donkihote: đa dạng hóa danh mục sản phẩm và mở rộng
thị trường
 Thương hiệu: Họ thường nhập khẩu sản phẩm của những nhãn hiệu uy
tín như Kitkat, Pocky, Gucci, Diesel, Prada, Coach,… chính bởi vì những
hàng hóa này có chất lượng cao cũng như sự đa dạng về mặt hình thức
 Vấn đề và thách thức
 Vấn đề mà Donkihote gặp phải
11


 Nhân viên tại cửa hàng phải trả lời nhiều thắc mắc nên họ đã cắt giảm
số lượng nhân viên quản lý cấp khu vực
 Mở rộng quy mô ra thị trường quốc tế
 Thách thức
 Đào tạo người lao động
 Quản lý số lượng lớn người lao động
 Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm:
 Ban đầu quy trình đóng gói và xuất khẩu chuối chưa đúng u cầu
của họ. Vì vậy FOHLA đã phải vừa học, vừa làm liên tục 7-8 tháng
để tạm thời bảo đảm quy trình đóng gói và xuất khẩu chuối.
 Tỉ lệ số sản phẩm bị lỗi về hình thức vượt quá thỏa thuận: Đã xảy ra
trường hợp công nhân của công ty để lọt quá nhiều chuối bị thẹo. Buổi
sáng nhận được phản hồi, buổi tối hơm đó Giám đốc cơng ty phải bay
qua Nhật kiểm tra và đứng ra nhận trách nhiệm.
 Phía siêu thị địi hỏi chuối khơng được xước q 1cm, khơng có đốm

đen và đáp ứng khoảng 200 tiêu chuẩn.
2.2. Nghiên cứu khả năng thích ứng của hàng hóa
a. Mục đích nghiên cứu
Để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất và xuất khẩu
phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt buộc) do các tổ chức công
xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe
người tiêu dùng. Các quy định này thường khác nhau, phụ thuộc vào loại sản
phẩm, nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Một số quy định được xây dựng dựa
trên tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, trong khi một số khác do mỗi quốc gia. Việc
không tuân thủ các quy định này sẽ dẫn tới việc phải kiểm dịch hoặc bị nước
nhập khẩu từ chối nhập khẩu. Vì vậy để xuất khẩu sản phẩm nơng sản nói chung
cũng như chuối nói riêng thì nghiên cứu khả năng thích ứng của hàng hóa là

12


một công việc cực kỳ quan trọng để giúp những mặt hàng này có thể thuận lợi
nhập khẩu vào thị trường mục tiêu mà khơng gặp khó khăn trở ngại gì.
b. Nội dung nghiên cứu
Nhật Bản là một thị trường khó tính, u cầu cao, địi hỏi sản phẩm nhập
khẩu phải tuân thủ chặt chẽ các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật
tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản (JAS) và Luật đo lường. Nhật khi nhập
hàng nông, thủy sản nói chung và sản phẩm chuối nói riêng không chỉ đơn
thuần xem kết quả xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng
kháng sinh mà cịn muốn biết việc trồng trọt, ni trồng đó theo kỹ thuật nào,
bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao… Bên cạnh đó cịn cần chú trọng
đến bao bì, khâu vận chuyển để trái khơng bị hư hỏng.
Khi xuất khẩu hàng rau quả nông sản sang Nhật Bản các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải biết đến tiêu chuẩn JAS (Japanese Agricultural Standards) có
nghĩa là tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản. Các tiêu chuẩn này do Bộ Nông

Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) xây dựng. Người Nhật có sự tín nhiệm rất
cao với sản phẩm mang nhãn JAS. Hệ thống này áp dụng cho cả sản phẩm sản
xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.

 Chất lượng thương mại và các quy định ghi nhãn mác
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của họ, nguồn gốc xuất
xứ và chất lượng của những sản phẩm mà họ tiêu dùng. Phần lớn các quy định
thông thường đều tập trung đến phẩm chất, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn
13


bao bì. Quy định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như: nước xuất xứ, tên
sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên quan đến chất lượng
thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngồi và
hình dạng của sản phẩm.
Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản được dán nhãn theo thơng lệ thương mại,
hàng hóa đã được dán mác ở nước xuất xứ rồi vẫn phải dán nhãn mác ghi bằng
tiếng Nhật theo quy định của Nhật Bản ở vị trí dễ nhận biết hơn, bao gồm các
thơng tin:
 Thơng tin về thành phần sản phẩm
 Thơng tin an tồn thực phẩm, các tiêu chuẩn được quy định bởi chính
phủ
 Thông tin cảnh báo người tiêu dùng
 Thông tin hướng dẫn sử dụng
 Thông tin về xuất xứ, thời hạn sử dụng và các thông tin khác…
 Mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật
Các quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ
thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên
phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các
quy định của họ (hiện nay có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với

các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ
có thể sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây
trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ
hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).
Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường
chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Các mức
dư lượng này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực Phẩm.

14


Tại Việt Nam, dựa trên những tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới cũng đã
đưa ra những quy định cụ thể về mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại
thuốc bảo vệ thực vật tại Phụ lục ban hành kèm Thơng tư 50/2016/TT-BYT.
Để tìm hiểu chi tiết phần này mời tham khảo phần phụ lục.
 Các quy định về kiểm dịch thực vật
Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn
ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác.
Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại
nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản
phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó khơng bị vượt quá mức quy
định.
Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ
thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định
được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp
và Thủy sản (MAFF).
Khi mang thực vật vào Nhật Bản, về mặt pháp lý phải nộp Giấy chứng nhận
kiểm dịch thực vật do chính phủ nước xuất khẩu cấp và thực hiện kiểm tra nhập
khẩu dựa trên Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản. Trong các trường hợp vi
phạm như thực hiện nhập khẩu mà có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc

không qua kiểm tra nhập khẩu thực vật có thể phải chịu hình phạt pháp lý:
người vi phạm sẽ bị phạt tù tối đa 3 năm hoặc bị phạt tiền tối đa 1 triệu yên.
 Đóng hàng chuối xuất khẩu
Chuối xuất khẩu phải được chèn lót để chống va chạm khi vận chuyển, tốt
nhất là vận chuyển bằng xe chuyên dụng có dàn treo để treo buồng chuối khi
vận chuyển. Chuối được xuất khẩu bằng đường biển có thể vận chuyển bằng
tàu lạnh hoặc bằng container lạnh. Xếp các kiện hàng lên các phương tiện vận
chuyển (xe hoặc container) phải chắc chắn, tránh rủi ro cho sản phẩm tươi bên
15


trong trong quá trình vận chuyển. Các kiện hàng được sắp xếp sát nhau thành
một khối chắc chắn, có lỗ thơng gió trên thành kiện hàng để đảm bảo độ thơng
gió cho sản phẩm bên trong. Cho phép tạo khe hở để đảm bảo độ thơng gió
trong một khối hàng bằng cách: cứ mỗi hai hàng ngang kiện hàng được chèn
nẹp gỗ dày khoảng 1cm theo phương pháp thẳng đứng. Các nẹp gỗ được chèn
sao cho không được che lỗ thơng gió trên thành kiện hàng.
Chuối xuất khẩu được đóng gói trong bao polyethylene và được đặt trong
thùng carton. Bao polyethylene được dán đáy, chất lượng và độ dày của màng
polyethylene phải đảm bảo để bao không bị rách trong q trình đóng gói chuối.
Thùng carton phải có tính chịu lực tốt, có tính ổn định cao khi xếp chồng để có
khả năng bảo vệ chuối tươi bên trong trong q trình đóng gói, vận chuyển
đường dài. Thành thùng phải được đục lỗ, đảm bảo thơng gió tốt. Cho phép sử
dụng loại bao bì khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Khi xếp
chuối vào bao polyetylen phải xếp đứng nải hay chùm theo kiểu xếp thìa, cuống
chuối quay vào trong. Chuối không được xếp quá hai lớp, giữa hai lớp phải
được lót bằng giấy mềm. Nhật Bản thì phải đóng gói 4 trái/phần và phân ra
nhiều kích cỡ tùy việc cung cấp cho thị trường thôn quê hay thành thị. Sau khi
xếp và cân điều chỉnh khối lượng tịnh của chuối trong mỗi kiện, miệng bao
polyethylene phải được dán kín hoặc gấp kín lại và gài nhẹ nhàng giữa các quả

chuối . Khối lượng tịnh mỗi kiện không nhỏ hơn 10kg và không lớn hơn 18kg
tùy theo yêu cầu của khách hàng. Chú ý khơng cho phép đóng gói chuối cịn
nhựa ướt, chưa khơ, có dấu hiệu bị nấm mốc, chớm thối hoặc cịn sót phân thân
buồng. Sản phẩm cho vào bọc nilon có lót thêm một lớp mút xốp, dùng hóa
chất bảo quản (ở mức độ cho phép), sau đó dùng hút chân khơng rồi mới vận
chuyển tới container để đưa lên tàu.
Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa vì người Nhật
cho rằng rơm rạ là vật rất dễ là mầm gây bệnh truyền nhiễm, đồng thời đó cũng
khơng phải là vật liệu tốt nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
16


 Khai báo hải quan
Khâu cuối cùng cho sản phẩm được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải
quan ở nước nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những
thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các
khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do q trình xử lý những mẫu
đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình
khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các sản
phẩm có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức
năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được
tuân thủ đầy đủ.
Tại Nhật, trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các
trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ
Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý. Để giảm thời gian cho các thủ tục hải quan,
một mẫu sản phẩm có thể được gửi đến phịng thí nghiệm ở Nhật Bản hay ở tại
nước xuất khẩu và kết quả kiểm tra sẽ được dùng cho việc khai báo hải quan
trước. Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi
những khai báo được hồn tất.
Cơng ty Huy Long An đã lấy tiêu chuẩn VietGAP làm nền tảng để quản trị

sản xuất và nghiên cứu những chỉ tiêu khác của các thị trường mục tiêu. Cụ thể,
Nhật Bản có hơn 200 chỉ tiêu về trái chuối, Hàn Quốc có hơn 170 chỉ tiêu. Sau
q trình phân tích tổng hợp, cơng ty có được một hệ thống tiêu chuẩn cần phải
đáp ứng. Từ đó nâng cao chất lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm.
2.3. Nghiên cứu dung lượng thị trường
 Định nghĩa: Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên
một khu vực thị trường nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là 1 năm)

17


 Ý nghĩa vủa việc nghiên cứu dung lượng thị trường đối với xuất khẩu
B2B đó chính là xem thị trường có đủ độ lớn để doanh nghiệp đầu tư vào
và đem lại lợi nhuận đủ lớn cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp lựa
chọn loại hình đầu tư với mức vốn phù hợp, mức độ tham gia và ưu tiên
của doanh nghiệp vào thị trường này
 Cơng thức tính dung lược thị trường
D = SX + NK - XK + (D đầu kì - D cuối kỳ)
Trong đó:
D : Dung lượng thị trường
SX : Khối lượng hàng hóa sản xuất trong kỳ
NK : Khối lượng hàng hóa nhập khẩu trong kỳ
XK : Khối lượng hàng hóa xuất khẩu trong kỳ
 Các nhân tố ảnh hưởng
 Nhân tố mang tính chu kỳ: thời vụ sản xuất, chu kỳ phát triển kinh tế
 Nhân tố ảnh hưởng lâu dài: khoa học kỹ thuật, tập quán tiêu dùng, chính
sách nhà nước
 Nhân tố ảnh hưởng tạm thời: chiến tranh, thiên tai, đình cơng, xu hướng
tiêu dùng mới,...


18


Nguồn: MAFF
Biểu đồ trên biểu thị tổng số lượng hoa quả tươi được sản xuất ở Nhật Bản
năm 2015. Nhật Bản là nước ơn đới, chỉ có một số tỉnh miền Nam như Okinawa
có khí hậu nóng ẩm mới trồng được chuối, vì vậy sản lượng sản xuất chuối của
Nhật Bản rất ít. Nhật Bản là một quốc gia nhập khẩu chuối, 95% lượng chuối
được tiêu thụ hàng năm tại Nhật được nhập từ các nước Đông Nam Á, chủ yếu
từ Philippines.

Nguồn: MAFF

19


Theo biểu đồ biểu thị sản lượng hoa quả được nhập khẩu tại Nhật Bản năm
2017, sản lượng nhập khẩu chuối đứng đầu chiếm 60,9% tương ứng với
985,634 tấn. Chuối trở thành một loại hoa quả phổ biến đối với người tiêu dùng
Nhật Bản.
Kết luận theo các số liệu ở trên, dung lượng thị trường chuối của Nhật Bản
rơi vào khoảng 1 triệu tấn/năm chính là một thị trường hứa hẹn cho doanh
nghiệp xuất khẩu chuối vào thị trường Nhật Bản.
2.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
a. Mục đích nghiên cứu
Để chuẩn bị một chiến lược Marketing có hiệu quả, chúng ta xây dựng và
phân tích (chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh điểm yếu và cách phản ánh với thị
trường) của những đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng. Sự hiểu biết về đối
thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc tạo ra sản

phẩm dịch vụ, chọn cách thức kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
tốt hơn đối thủ.
Phân tích đối thủ cạnh tranh cịn giúp cho doanh nghiệp xác định điểm
mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ, kết hợp vớp các yếu tố vĩ mô (kinh
tế, văn hóa, pháp luật, mơi trường) để xác định cơ hội và thách thức, từ đó hình
thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trong tương lai.
b. Nội dung nghiên cứu
 Xây dựng danh sách đối thủ cạnh tranh
Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu chuối lớn thứ 3 trên thế giới với lượng nhập
khẩu vào năm 2017 với 764 triệu USD, năm 2018 đứng thứ 6 trên thế giới với
913,4 triệu USD với 5,9% tổng lượng nhập khẩu chuối thế giới. Danh sách các
doanh nghiệp, cuốc gia xuất khẩu chuối vào thị trường Nhật Bản :
20


- Đứng đầu thị trường nhập khẩu chuối Nhật Bản là chuối Cavendish từ
Philippines với 639 triệu USD vs 84% vào năm 2017, năm 2018 là 562 triệu
USD với 64%
- Thứ hai là Ecuador: đây là quốc gia xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới.
Năm 2017, Ecuador xuất khẩu 57,5 triệu USD chuối vào Nhật Bản và chiếm
11%.
- Năm 2017, Mexico xuất khẩu 14,9 triệu USD với 2% tổng lượng chuối
nhập khẩu vào Nhật Bản
Một số doanh nghiệp tại Việt Nam cũng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu chuối sang Nhật Bản tuy nhiên sản lượng và hiệu suất không cao nên vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường này như Công ty Chuối Việt và Công
ty TNHH La Ba với sản phẩm chuối Laba.
 Xác định đối cạnh tranh tiềm năng
Chúng ta cần lọc ra những đối thủ cạnh tranh có khả năng gia nhập và cùng

phân khúc thị trường này.
- Hội đồng Nông nghiệp (COA) đã ký một thỏa thuận vào thứ Tư (24 tháng
7) với chính quyền Kasama, một thành phố phía đơng bắc Tokyo, về việc thúc
đẩy ăn uống và trao đổi văn hóa giữa Đài Loan và Nhật Bản. Chuối của Đài
Loan sẽ được phục vụ tại bàn ăn trưa ở trường và có mặt trong các siêu thị của
các thành phố phía đơng Nhật Bản.
- Ấn Độ là quốc gia sản xuất chuối nhiều nhất trên thế giới gấp 3 lần sau
với Ecuador là nước xuất khẩu nhiều nhất, tuy nhiên 80% số lượng được tiêu
thụ trong nước. Tuy nhiên thời gian tới nếu nhìn thấy tiềm năng lớn, Ấn độ sẽ
tính đến việc xuất khẩu chuối
- Chuối có thể trồng ở Nhật Bản, tuy nhiên chỉ hạn chế ở một số tỉnh như
Okinawa, quần đảo Amami tại Kagoshima và tỉnh Miyazaki. Chúng chủ yếu
21


được tiêu thụ bởi người trồng trọt, dân địa phương và hiếm khi được bán tại
các cửa hàng. Nếu người dân nghiên cứu được giống chuối phù hợp với môi
trường và khí hậu thì có thể sẽ mở rộng sản xuất và tăng sản lượng, khi đó giá
thành và chi phí vận chuyển sẽ rẻ hơn so với việc nhập khẩu.
 Đánh giá đối thủ cạnh tranh Philippine
Ưu điểm

Nhược điểm

Giống chuối của Philippine cũng là Thuế xuất là Nhật Bản mùa hè là 8%
giống chuối có hàm lượng dinh và cao nhất vào mùa đông là 18%
dưỡng cao tốt cho sức khỏe và làm trong khi đó Việt Nam hiện tại được
đẹp, được người tiêu dùng Nhật Bản miễn thuế
ưa chuộng.
Năng suất lao động tại Philippine là: Nhật Bản ngày càng khắt khe hơn với

1,3 người/1 ha

vệ sinh an toàn thực phẩm

(cịn tại Việt Nam là: 1,7 người/1 ha)
Chi phí thuê lao động tại Philippine Thay đổi khí hậu khiến cho sản lượng
200 USD/tháng (còn tại Việt Nam là chuối khơng ổn định
300 USD/tháng)
Tỷ lệ hư hại: 15% (cịn Việt Nam là
25%)

2.5. Dự đoán xu hướng biến động thị trường
Thị trường xuất khẩu trên thế giới luôn thay đổi từng ngày từng giờ vì vậy
các doanh nghiệp ln ln phải nghiên cứu và sẵn sàng trước mọi biến động
để có hướng đi tốt nhất cho sản phẩm của công ty mình. Cơng ty Huy Long An
với mặt hàng chủ lực là sản phẩm chuối Fohla và thị trường mà công ty muốn
nhắm tới là thị trường tiềm năng cao như Nhật Bản. Khơng phải là thị trường
dễ tính như thị trường Trung Quốc, đến với thị trường Nhật Bản- một thị trường
khó tính nhưng với sức tiêu thụ lớn thì là cơ hội để doanh nghiệp nên thử sức.
22


Trong các loại hoa quả nhập khẩu mặt hàng chuối được nhập khẩu lớn nhất
với 946.205 tấn chiếm 100% thị phần do Nhật Bản không trồng chuối. Hơn nữa
sản phẩm chuối của Việt Nam nói chung và của cơng ty Huy Long An nói riêng
được doanh nghiệp đánh giá cao, chuối của Việt Nam có vị ngọt phù hợp với
khẩu vị của người Nhật. Với sức tiêu thụ khủng xấp xỉ 1 triệu tấn/năm, theo
thống kê, hiện nay, Philippines đứng đầu, chiếm tới 85% thị phần chuối nhập
khẩu tại Nhật Bản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết đang có nhu
cầu đa dạng hóa nguồn cung cho thị trường Nhật Bản. Với số lượng cầu lớn

như vậy thì lợi nhuận chuối dự đoán trong thời gian tới sẽ tăng cao và rất có thể
Việt Nam sẽ vượt Philippines về xuất khẩu chuối sang thị trường Nhật.
Trước đặc điểm khí hậu và nhu cầu của Nhật Bản, nguồn cung và giá chuối
có thể dự báo theo quy luật sau.
+ Trong quý I, chuối thường được giá do ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ trong
dịp Tết, giá chuối bán lẻ có thể dao động 47,37 JPY - 78,85 JPY với chất lượng
chuối cao và giá nhập khẩu vì thế cũng cao hơn
+ Trong quý II, tháng 4,5 giá chuối sẽ ổn định. Trong từ tháng 6 trở đi, giá
chuối có thể dao động theo diễn biến thời tiết và có thể dự báo sẽ tăng khi lượng
tiêu thụ do tích trữ lương thực của người dân tăng
+ Trong quý III giá mặt hàng chuối sẽ ổn định và ít có biến động
+ Trong quý IV nguồn cung và chủng loại hoa quả (trong đó có chuối) đều
thiếu do thời tiết giá lạnh nên giá cả thường tăng cao. Giá chuối vì thế cũng sẽ
tăng
Tuy nhiên, xu hướng thị trường trên thế giới biến động mạnh. Trong 6 tháng
cuối năm 2019, tình hình kinh tế Nhật Bản đảo lộn khi đồng yên Nhật liên tục
tăng, đồng Yên giao dịch với USD ở mức 84,34 Yên/USD, cao nhất trong vòng
15 năm qua. Đồng Yên tăng cao thực tế lại có lợi cho Nhật Bản, bởi lẽ nhiều
cơng ty Nhật có trong tay rất nhiều tiền mặt vì vậy đó chính là một cơ hội tuyệt
23


×