Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy cấp Tiểu Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 37 trang )

MỤC LỤC

TRANG

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.

1

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.

1

III. Giới hạn của đề tài.

2

IV. Giả thuyết nghiên cứu.

2

V. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn.
VI. Kế hoạch thực hiện.

3-8
9

B. NỘI DUNG
I. Thực trạng và những mâu thuẫn.

10



II. Các biện pháp giải quyết vấn đề.

14

III. Hiệu quả áp dụng.

34

C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.

36

II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.

36

III. Đề xuất, kiến nghị.

37

Tài liệu tham khảo


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay tạo cho nước ta nhiều cơ hội
và thách thức. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, địi hỏi

các nước phải đổi mới cơng nghệ để tăng năng suất lao động, và đặt ra vị trí mới của giáo
dục. Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy, sáng
tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi
khơng ngừng. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là vấn đề then chốt
của việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay. Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân; do đó việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học càng cần thiết và quan trọng. Vì vậy,
tơi chọn đề tài: “Áp dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học lớp 4 và 5” nhằm giúp
việc dạy và học Tin học ở trường Tiểu học đạt hiểu quả cao hơn nữa.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Việc sử dụng Sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học
tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.
Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học Tin học ở Tiểu học sẽ mang lại hiệu quả
cao và khích lệ việc học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Chúng
ta có thể vận dụng nó trong các mơn học cũng như lập kế hoạch quản lý nhà trường, quản
lý học sinh trong công tác chủ nhiệm…. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính
độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
2. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp liên tưởng.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp động não.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài: “Áp dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học lớp 4 và 5” bước đầu

chỉ nghiên cứu giới hạn trong môn Tin học ở lớp 4 và 5. Tuy nhiên, Sơ đồ tư duy có thể
sử dụng trong giảng dạy các mơn học khác.
IV. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Thơng thường chỉ có 20% lượng thông tin trong một bài giảng của giáo viên là
thông tin cần thiết, đảm bảo cho học sinh nắm kiến thức. Nhưng chúng ta luôn cố gắng
nhét 100% lượng thơng tin có được từ một bài giảng vào đầu các em. Và với phương
pháp giảng dạy như hiện nay: Học sinh – phải hiểu – phải ghi nhớ hàng chuỗi ngày tháng
năm, lý thuyết và các sự kiện, tên gọi, các ý tưởng các môn học. Điều này càng khiến cho
người học cảm thấy quá tải, chán học.
Sơ đồ tư duy giúp chúng ta “học ít hiểu nhiều”, lấy người học làm trung tâm thay
vì “khủng bố” người học bằng sách vở, lý thuyết.
Sử dụng Sơ đồ tư duy hỗ trợ hoạt động dạy và học trong bậc Tiểu học đảm bảo
tính khoa học, sư phạm và khả thi trong điều kiện hiện nay. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy
trong hoạt động dạy học sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức kỹ năng và bồi
dưỡng năng lực tư duy cho học sinh.
V. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Theo Tâm lý học, tư duy của trẻ Tiểu học mang tính đột biến, chuyển từ tư duy
tiền thao tác sang tư duy thao tác. Giai đoạn đầu bậc Tiểu học, tư duy của các em chủ yếu
diễn ra trong trường hành động: Tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri
giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Trong giai đoạn tiếp theo, trẻ đã chuyển


được các hành động phân tích, khái quát, so sánh... Từ bên ngồi thành các thao tác trí óc
bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối
tượng thực, chưa thoát ly khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể.
Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi
đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác,
khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác
về chúng.

Việc dạy cho học sinh Tiểu học các phương pháp và cách
thức thích hợp để ghi nhớ có vai trị quan trọng, nó thúc đẩy sự
phát triển trí nhớ có chủ định của các em. Học sinh Tiểu học gần
như khơng hiểu là có thể và cần phải học ghi nhớ những điều chúng nghe và đọc được.
Hoạt động ghi nhớ như thế còn chưa được học sinh biết đến. Vấn đề cơ bản và nổi bật
nhất trong bộ mặt tâm lí của học sinh Tiểu học là đời sống tình cảm của các em. Học sinh
Tiểu học dễ xúc cảm trước thế giới. Trẻ thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác các
sự vật, hiện tượng cụ thể hấp dẫn. Những lời giảng khô khan, những hình ảnh thiếu sinh
động khó gây cảm xúc ở trẻ. Trẻ nhỏ thường thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ dễ xúc
động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình. Do đó, việc dạy học được xây
dựng trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, mn màu sẽ nhanh chóng giáo dục cho học
sinh Tiểu học lịng u lao động trí óc cũng như niềm u thích với sự tìm tịi phát hiện
cái mới. Nói tóm lại, bậc Tiểu học là đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của trẻ. Căn
cứ vào đặc điểm nhân cánh, khả năng chú ý, ghi nhớ chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng
các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ
kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
Dựa trên đặc điểm tâm lí trẻ Tiểu học, tơi thấy vận dụng các phương pháp dạy học
mới trong giảng dạy môn Tin ở tiểu học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng
dạy và học. Trên cơ sở đó, Sơ đồ tư duy giúp học sinh phát hiện vấn đề một cách dễ dàng
và ghi nhớ một cách có hệ thống. Mỗi nhánh nhỏ sẽ tác động đến “nấc thang” nhận thức
gần nhất của các em. Sơ đồ tư duy là một cơng cụ tuyệt vời có thể giúp bạn tổ chức lại
não bộ, sắp xếp các thông tin theo chiều hướng dễ tiếp thu nhất.


* Nguồn gốc của Sơ đồ tư duy (Mind Map)
Tony Buzan là nhà sáng lập ra phương pháp Sơ đồ tư duy (Mind Map), ông là nhà
văn, nhà diễn thuyết, đồng thời là nhà cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh
nghiệp, ngành nghề, các trường đại học cũng như các trường học về não bộ, kiến thức và
những kỹ năng tư duy.
Ông sinh năm 1942 tại London, tốt nghiệp Đại học British Columbia năm 1964,

nhận bằng danh dự môn Tâm lý, Văn chương văn minh Anh, Tốn học và Khoa học phổ
thơng. Tonu Buzan đạt danh hiệu người có trí thơng minh sáng tạo cao nhất thế giới
(Creativity IQ), là người sáng lập Quỹ Não Bộ (Brain Trust), chủ tịch Tổ chức về Não Bộ
(Brain Foundation) và là người phát triển khái niệm về Ngôn ngữ Não Bộ (Mental
Literacy).
Ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới. Ông đã viết và xuất bản hơn
20 quyển sách về não bộ, về sự sáng tạo và việc học và thơ ca. Đến nay, những quyển
sách của ông đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng và xuất bản ở hơn 50 nước.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đồn, cơng ty
hàng đầu thế giới. Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”. Hơn 250 triệu người
đang sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan.
Sơ đồ tư duy được mệnh danh là “Công cụ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp
ghi chú đầy sáng tạo, hiện đã được sử dụng và đem lại những hiệu quả tích cực trong lĩnh
vực giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn
Môn Tin học Tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống
và học tập.
- Có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những mơn học
khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.


- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng cơng cụ Tin
học.
Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đạt hiểu quả là một
trong những tiêu chí hàng đầu của Tin học ứng dụng. Sơ đồ tư duy là là phương pháp
được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ
não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành

một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngồi khả năng ghi nhớ kiểu tuyến
tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định, chẳng hạn như trình tự xuất hiện của 1 câu chuyện)
thì não bộ cịn có khả năng liên hệ các dữ kiện với nhau, bản đồ tư duy có thể khai thác
tốt cả hai khả năng này của bộ não.
a) Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một cơng cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện
ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và
đào sâu ý tưởng.
Sơ đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là
liên kết, liên kết và liên kết.
Sơ đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung
tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai với nhánh
cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai.... Điều này giống cây xanh trong thiên nhiên
với các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
b) Cách tạo sơ đồ tư duy
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái
niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết
cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ
quan trọng để viết trên các nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó.


• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

Hình ảnh minh họa cấu trúc của Sơ đồ tư duy
c) Ưu điểm của Sơ đồ tư duy
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp Sơ đồ tư duy có
những điểm vượt trội như sau:

- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
- Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ sẽ được phân biệt với nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp
thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt
cho việc ghi nhớ.


- Được hỗ trợ bởi các phần mềm trên máy tính như: ImindMap, Buzan's
iMindmap, Visual Mind, Inspiration, FreeMind…
d) Ứng dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học ở Tiểu học
Lập Sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các Sơ đồ tư duy
không chỉ cho thấy các thơng tin mà cịn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và
mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp liên kết các ý
tưởng và tạo những kết nối với các ý khác.
Trong một tiết học cụ thể, giáo viên vận dụng Sơ đồ tư duy để nêu ra vấn đề cần
giải quyết, sau đó phân nhánh, chia nhỏ vấn đề thành các vấn đề nhỏ hơn và từ vấn đề nhỏ
hơn đó lại chia thành nhiều nhánh nhỏ nữa …. Với mỗi nhánh, giáo viên dùng tranh ảnh
minh họa (giáo viên sưu tầm hoặc học sinh tự sưu tầm) phù hợp giúp các em nhận ra vấn
đề một cách chủ động và tích cực.

Vận dụng Sơ đồ tư duy trong một tiết Tin học lớp 4
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Áp dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy phân môn Tin học ở lớp 4, 5.
1. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của học sinh.



2. Tham gia các buổi thao giảng để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng
nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp mới.
3. Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất
chất lượng của các em.


B. PHẦN NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
1. Kiểu ghi chép truyền thống:
Như chúng ta đã biết, kiểu ghi chép truyền thống được hầu hết học sinh sử dụng.
Đó là lối viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như những gì chúng ta được học ở
trường ngay từ nhỏ. Có 2 dạng ghi chú kiểu truyền thống cơ bản:
- Dạng 1: Cách thức ghi chép liên tục từng câu, chia ra từng đoạn nhỏ.
Cách ghi chép này chúng ta thường nhìn thấy trong sách, báo.
- Dạng 2: Cách thức ghi chép theo kiểu phân loại ra nhiều phần mục có các
cấp độ lớn nhỏ khác nhau, các đoạn văn hoặc câu văn được đánh số và sắp xếp
theo trình tự lớn nhỏ như I, II, III, 1, 2, 3, a, b, c, v.v… và là cách mà tôi đang sử
dụng để thực hiện bài viết này.
Mặc dù phương pháp này rất nhiều người sử dụng. Ngay từ hồi học mẫu giáo, bản
thân mỗi người chúng ta đã được dạy phải viết theo hàng theo lối như thế, nhưng liệu nó
có mang lại kết quả tốt nhất cho chúng ta hay không? Trong một lớp học, số học sinh nổi
trội thường chỉ chiếm khoảng 20%. Nếu cách ghi chép này mang lại nhiều hiệu quả cho
chúng ta, vậy sao số học sinh vượt bậc không phải là phần 80% đó mà chỉ ở mức quá hạn
chế như vậy? Điều đó chứng minh rằng, khi tất cả mọi người đều dùng chung một phương
pháp khơng có nghĩa đó là cách tốt nhất.
Vậy, chúng ta thường gặp những bất lợi gì với kiểu ghi chép truyền thống này?
- Bất lợi đầu tiên phải nói đến đó là: Phương pháp truyền thống không tiết kiệm
được thời gian. Thật vậy, mặc dù học sinh có chắt lọc nội dung thế nào đi chăng nữa, cố

gắng viết thành một câu văn hoàn chỉnh đúng ngữ pháp thì nội dung vẫn chứa đựng
những từ khơng cần thiết cho trí nhớ. Trong một nội dung cần ghi nhớ, nếu học sinh nắm
bắt được những từ khóa thì các em cũng dễ dàng tiếp thu được tất cả nội dung mà người


giáo viên cần truyền đạt, nhưng kiểu ghi chép này chỉ chứa khoảng 20% là kiến thức quan
trọng, ngoài ra 60-80% là những từ không cần thiết chỉ sử dụng để bổ trợ cho từ khóa ấy
thành câu văn hồn chỉnh. Do đó, khi phải tiếp thu q nhiều thơng tin khơng cần thiết
như vậy, các em đang lãng phí thời gian cho việc học và ghi chép của mình.
- Bất lợi thứ hai là: Phương pháp truyền thống không có khả năng giúp học sinh
nhớ bài tốt hơn. Khi các em viết theo kiểu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như vậy,
bắt buộc mắt của các em cũng phải đọc theo một trình tự như vậy thì mới hiểu được nội
dung. Tuy nhiên, nó lại được viết một cách nhàm chán, đơn điệu, sử dụng ít màu sắc,
khơng có hình vẽ, khơng thể hiển sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài, nhìn vào
nó tồn thấy chữ và chữ. Do đó, để ghi nhớ thơng tin, các em phải đọc đi đọc lại nhiều
lần, mà quá trình đọc đi đọc lại như vậy, khơng thể nào nhớ được hết toàn bộ nội dung từ
đầu đến cuối, học sinh sẽ chỉ nhớ được phần đầu hoặc phần cuối của bài học, không thể
ghi nhớ hết được.
- Bất lợi thứ ba là: Phương pháp truyền thống không giúp học sinh nâng cao khả
năng tư duy sáng tạo. Não bộ của chúng ta được chia ra 2 bán cầu não. Bán cầu não trái
giúp chúng ta ghi nhận những đường nét, từ ngữ, logic, còn bán cầu não phải ghi nhận
màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, sự mơ mộng. Để nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chúng
ta phải sử dụng được khả năng của cả 2 bán cầu, kiểu ghi chép truyền thống khơng đạt
được điều đó.
Từ những điều trên, bạn có nghĩ là mình sẽ từ bỏ kiểu ghi chép truyền thống này
mà trải nghiệm một cách khác không?
2. Sử dụng Phương pháp sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải
thông tin vào bộ não rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép
đầy sáng tạo và rất hiệu quả nhằm “Sắp xếp” ý nghĩ.

Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay
ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh
với dạng sơ đồ tư duy.


Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc
thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý
tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các bạn chúng ta “Học cách học”: Chúng ta
được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta học cách để lĩnh hội những
kiến thức đó một cách hiệu quả chưa?

Mô phỏng chức năng của bộ não với các công cụ sử dụng trong sơ đồ tư duy
3. Vì sao cần sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học?
Sử dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy cho học sinh được coi là giải pháp có hiệu
quả. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học có nhiều lợi ích như:
a) Giáo viên:
- Đổi mới phương pháp đạt hiệu quả, có một cái nhìn tổng thể nắm chắc
mục tiêu, khơng bỏ sót việc.
- Hình dung ra tồn bộ các hoạt động của q trình lên lớp và có thể dự kiến
tốt được tình huống sư phạm có thể xảy ra, tự tin hơn trong quá trình giảng dạy


làm cho tiết học trở lên nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả không đơn điệu, nhàm
chán.
b) Học sinh:
- Biết cách học và tự học một cách có chủ đích, khơng thuộc lịng, thuộc vẹt
một cách máy móc, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và bồi
dưỡng năng lực tư duy cho học sinh.
- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáo tạo của học sinh vì các em
có thể diễn đạt theo ý mình dựa trên những từ khóa chính, khơng nhất thiết phải

nhớ hết từng từ một của nội dung.
- Tiết kiệm thời gian ghi chép và ghi nhớ tốt hơn vì phương pháp này chỉ sử
dụng các từ khóa.
- Nâng cao khả năng tư duy, phát huy tối đa tiềm năng của bộ não vì các em
sử dụng được cả hai bán cầu não cùng một lúc.
- Dễ nhìn, dễ viết. Học sinh dễ dàng nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội
dung cần ghi nhớ. Vì vậy, các em nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu các kiến thức trọng
tâm cơ bản, biết liên tưởng, liên kết thành một hệ thống các kiến thức có liên quan
với nhau và đặc biệt các em có thể thuộc bài ngay tại lớp, tập trung được sức mạnh
tập thể, tự tin và sáng tạo hơn.
- Rèn luyện cho học sinh cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ
một cách logic.
……
Cịn rất nhiều cơng dụng mà Sơ đồ tư duy có thể mang đến. Chúng ta đã sẵn sàng
để từ bỏ lối dạy truyền thống mà bắt đầu bằng sơ đồ tư duy chưa nào?
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
+ Thiết kế Sơ đồ tư duy:
Tin học là một môn học với đặc tính cơng nghệ cao, các khái niệm đi liền với cơng
nghệ và thay đổi rất nhanh chóng. Kiến thức Tin học là những nội dung mới mẻ, xa lạ và


có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học sinh. Việc giảng dạy môn Tin học
gắn liền giữa lý thuyết với thực hành. Hơn nữa kiến thức Tin học địi hỏi rất nhiều kỹ
năng sử dụng máy tính nhanh và chính xác. Đặc trưng này làm cho phân mơn Tin học nói
chung và Tin học tiểu học nói riêng khác hẳn các mơn học khác. Do đó, việc học thuộc
lòng các định nghĩa, khái niệm trong sách giáo khoa là tương đối khó nhưng cũng khơng
cần thiết. Các phương pháp dạy học truyền thống tuy đã khẳng định được những thành
cơng nhất định, nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy ở học sinh.
Xuất phát từ định hướng đổi mới trong dạy học, phương pháp Sơ đồ tư duy hoàn toàn phù

hợp và hiệu quả trong hệ thống giáo dục hiện nay.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh dễ
nhớ bài, rèn luyện khả năng tư duy và học tập tích cực. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy
học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một
chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là
cơng cụ hữu hiệu góp phần đổi mới phương pháp dạy học cũng như công tác quản lí nhà
trường và được giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, tích cực.
1. Làm quen và tập đọc hiểu Sơ đồ tư duy:
Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, tư duy còn chậm. Để sử dụng
được phương pháp Sơ đồ tư duy trong dạy học đạt hiệu quả, tôi nghĩ yếu tố quan trọng
nhất vẫn là ở học sinh. Nghĩa là học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa
truyền thụ và biết liên kết các kiến thức có liên quan nhau. Để các em lĩnh hội tốt Sơ đồ tư
duy trong việc học, người giáo viên Tiểu học nên thực hiện theo trình tự sau. Đây cũng
chính là những điều khác biệt trong việc sử dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học ở Tiểu học so
với Trung học để có được hiệu quả như mong muốn.
- Ban đầu, giáo viên cho học sinh làm quen với Sơ đồ tư duy bằng cách giới
thiệu cho học sinh một số Sơ đồ tư duy đơn giản cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em
làm quen với Sơ đồ tư duy. Tùy vào mức độ của từng học sinh, lớp học, … Giáo viên có
thể vừa chỉ vào sơ đồ vừa dẫn dắt học sinh như: Từ một vấn đề hay một chủ đề chính đưa


ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba… Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó,
mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn… Các nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong…..

- Tiếp theo, giáo viên cho học sinh hoàn thiện các bản đồ đã vẽ sẵn nhưng
còn thiếu nhánh, thiếu nội dung. Để dạy học sinh vẽ Sơ đồ tư duy, giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh tiến hành theo những cách sau:
 Hoàn thiện Sơ đồ tư duy do giáo viên đã vẽ sẵn.
 Sử dụng các Sơ đồ tư duy thiếu nhánh, thiếu nội dung. Học sinh dùng bút
chì, bút màu vẽ theo nhánh, điền thêm kiến thức, vẽ thêm hình ảnh liên tưởng…



Học sinh có thể tự lập một Sơ đồ tư duy bằng giấy, bút chì, bút màu, tẩy (nếu
vẽ lên giấy, bìa), phấn các màu, khăn lau bảng (nếu vẽ lên bảng) để “sáng tác” một Sơ đồ
tư duy theo ý thích cả về nội dung và hình thức (đường nét, màu sắc,…)
2. Hướng dẫn Học sinh vẽ Sơ đồ tư duy:
- Bước 1: Chọn từ trung tâm (Từ khóa) hay một hình ảnh, hình vẽ hợp với tên
chủ đề. (Tên chủ đề có thể là tên bài học, tên mảng kiến thức…)
- Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1: Các nhánh cấp 1 chính là các nội dung chính của
chủ đề.
- Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3… : Các nhánh cấp 2, 3 chính là các ý.
- Bước 4: Hoàn thiện Sơ đồ tư duy.
Như đã biết, Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, mỗi người có thể vẽ theo mỗi
cách khác nhau, dùng hình ảnh khác nhau, màu sắc khác nhau sao cho vừa truyền tải được
nội dung kiến thức, vừa phù hợp với năng khiếu thẩm mĩ riêng. Vì vậy, học sinh có thể bổ
sung, thêm, bớt nhánh, tô màu,…nếu cần thiết.
3. Những điều cần tránh khi tạo Sơ đồ tư duy:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài.
- Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.


- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
- Tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh khơng liên quan đến bài học làm
mất nhiều thời gian vẽ, viết, và khi sử dụng lại làm phân tán sự tập trung.
- Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kì những hình ảnh khơng cần thiết hoặc
q sơ sài khơng có thơng tin (Chỉ ghi các đề mục của bài học).

Minh họa tóm lược việc thiết kế Sơ đồ tư duy
4. Một số hoạt động dạy học trên lớp với Sơ đồ tư duy:
- Hoạt động 1: Học sinh lập Sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý

của giáo viên.
- Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,
thuyết minh về Sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
- Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ
tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học
sinh hoàn chỉnh Sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.


- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ tư duy mà giáo viên đã
chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hồn chỉnh, cho
Học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
5. Hướng dẫn xây dựng sơ đồ tư duy với phần mềm iMindMap:
Sơ đồ tư duy là một cơng cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với
bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.
Có thể lập Sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì
màu, phấn, tẩy,… Tuy nhiên, việc thiết kế Sơ đồ tư duy tốt nhất hiện nay là trên máy tính
vừa đẹp, nhanh lại rất tiện lợi; giúp phác thảo ý tưởng, lập kế hoạch, định thời gian và
công việc; ghi chép và suy nghĩ từ tổng thể đến chi tiết: khoa học và logic.
Từ những ý tưởng ban đầu, thể hiện chi tiết kế hoạch, tổ chức các ý tưởng
liền mạch nhau. Chương trình sẽ tạo dạng cây thư mục từ cấp tổng qt đến chi tiết để có
cái nhìn tồn diện về kế hoạch đang làm. Không những giúp bạn đẩy nhanh tiến trình làm
việc mà cịn cho phép chúng chuyển đổi dữ liệu qua PowerPoint, Word và các định dạng
ảnh.
iMindMap là phần mềm vẽ sơ đồ tư duy nổi tiếng nhất trên thế giới do tác giả
Tony Buzan viết. Là cơng cụ hỗ trợ hiểu quả giúp giáo viên có thể xây dựng bài thuyết
trình nhanh chóng trên phần mềm này. Với hệ thống menu chỉnh sửa đơn giản, giáo viên
có thể thiết kế silde MindMap một cách ấn tượng nhất cho bài thuyết trình của mình. Sau
đây tơi xin giới thiệu phần mềm tạo Sơ đồ tư duy bản thân đang sử dụng giảng dạy tại
trường. Đó là phần mềm iMindMap v6.0.1.
Với iMindMap 6 chúng ta có thể tự do soạn thảo trong mơi trường 3D, có

thể vẽ các nhánh, nhánh hộp hoặc các mối quan hệ từ, mà khơng cần phải lên thanh cơng
cụ hoặc sử dụng phím tắt.
a) Cài đặt phần mềm:
1. Tải các phần các file
- Đối với Win Xp thì tải và cài NET Framework 3.5
Link microsoft:


/>Link Mediafire : />- Tải file iMindMap 6.01 (126MB)
/>- Tải file crack: iMindMap 6.01 (2MB):
/>2. Chuẩn bị máy trước khi cài đặt
- Gỡ iMindmap cũ hoặc dùng Iminmap cũ trong máy cũng khơng sao.
- Cài thì các bạn vào ổ đĩa
C:\ xóa các thư mục sau:
. Đối với winxp xóa "C:\ Documents and Settings\ All Users\
ThinkBuzan imindmap_cache"
.

Đối

với

win7

xóa

"C:

Users\


All

Users\

ThinkBuzan

imindmap_cache"
(Tùy vào máy, các thư mục thường mang thuộc tính ẩn nên thường
khơng nhìn thấy, các bạn phải vào Folder Option để chỉnh lại nhé).
3. Hướng dẫn cài đặt
- Bước 1: Cài Imindmap 6.0.1 vào máy --> Chạy chương trình --> chọn
Trial --> Thốt khỏi chương trình.
- Bước 2: Xóa 3 file:
1. C:\Program Files\ThinkBuzan\iMindMap 6\bin\laucher.jar
2. C:\Users\All Users\jsoft (winxp

C:\Document and setting\All

Users\jsoft)
3. C:\Users\All Users\thinkbuzan (winxp
setting\All Users\ thinkbuzan)

C:\Document and


- Bước 3: Copy file crack vào C:\Program Files\ThinkBuzan\
iMindMap 6 --> Chạy file đó.
- Bước 4: Khởi động lại chương trình Imindmap --> Thốt khỏi chương
trình lần nữa.
- Bước 5: Chạy file crack lại 1 lần nữa.

Cài đặt thành công khi iMindMap là bản Ultimate.

b. Tạo Sơ đồ tư duy:
1) Tạo Central Idea (Chủ đề trung tâm)
- Khởi động iMind Map 6
- Chọn File New, chọn Blank Document trong New Mind Map nếu mở
trang trắng hoặc chọn mẫu có sẵn trong Select a Template.



×