Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 66 trang )

Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


1
GVHD: Phạm Th B Loan

MC LC
MC LC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MC CÁC BẢNG BIỂU 4
1.Danh mục các bảng: 4
2.Danh mục các hình vẽ 4
DANH MC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1. Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp 6
1.1.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.2. Đặc điểm 7
1.1.3. Các hình thức đầu tư 8
1.1.3.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp cơ bản: 8
a. Doanh nghiệp liên doanh 8
b.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 9
c.Đầu tư theo hợp đồng 11
d.Đầu tư phát triển kinh doanh 13
e.Đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty 14
1.1.3.2 Các loại hình khu kinh tế có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài: 14
a. Khu chế xuất 14
b. Khu công nghiệp 15
c. Khu công nghệ cao 16


d. Khu thương mại tự do 16
e. Đặc khu kinh tế (SEZ) 17
1.2.1.Nước tiếp nhận vốn đầu tư 17
1.2.1.1.Tác động tích cực 17
1.2.1.2.Tác động tiêu cực 19
1.2.2.Nước đầu tư 19
1.2.2.1.Tác động tích cực 19
1.2.2.2Tác động tiêu cực 20
1.3 Các nhân tố tác động đến cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ SANG CHDCND LÀO CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23
2.1. Giới thiệu về CHDCND Lào 23
2.1.1. Giới thiệu chung 23
2.1.1.1. Khái quát chung 23
2.1.1.2. Thể chế Chính trị 24
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


2
GVHD: Phạm Th B Loan
2.1.1.3. Văn hóa – Xã hội 25
2.1.1.4. Kinh tế 26
2.1.1.5 Chính sách đối ngoại 32
2.1.2. Mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào 33
2.1.2.1. Mối quan hệ chính trị 33
2.1.2.2. Mối quan hệ giáo dc, đo tạo 34
2.1.2.3. Mối quan hệ hợp tác kinh tế 35
2.1.2.4 Hợp tác trong các lĩnh vực khác 39
2.1.3. Những tiềm năng và triễn vọng của thị trường Lào 40
2.2.Thực trạng đầu tư trực tiếp sang CHDCND Lào của các doanh nghiệp Việt Nam 43

2.2.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp của DN Việt Nam sang Lào theo giai đoạn 43
2.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1993-1998: 44
2.2.1.2 Giai đoạn 1999-2006: 44
2.2.1.3 Giai đoạn : 2006 – 2009 46
2.2.1.4 Giai đoạn : 2009 – 2012 47
2.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào theo ngành 49
2.2.2.1. Nông-Lâm nghiệp 49
2.2.2.2. Công nghiệp 50
a. Khai thác khoáng sản: 50
b.Sản xuất điện: 51
2.2.2.3.Dịch v 52
2.3. Đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào của các doanh nghiệp
Việt Nam 53
2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được 53
2.3.2.Những vấn đề còn tồn tại của các DN Việt Nam khi hoạt động đầu tư tại Lào 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG CHDCND LÀO 58
3.1. Về phía nhà nước 58
3.2. Về phía nhà đầu tư 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


3
GVHD: Phạm Th B Loan
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư nước ngoài là một xu thế khách quan do quá trình quốc tế hóa đời sống
kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Mở cửa để hội

nhập với các nền kinh tế quốc tế , nhập khẩu vốn đồng thời xuất khẩu vốn ra nước ngoài
để tìm kiếm lợi nhuận trở thành điều kiện bắt buộc để phát triển đối với mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, là một nước đang phát triển,tuy vẫn cần rất nhiều vốn để phát triển
nền kinh tế, nhưng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do vậy, bên cạnh việc tăng cường
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây chúng ta cũng tích cực đầu tư
ra nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài từ lâu đã trở thành một xu hướng phát triển
mới của các doanh nghiệp Việt Nam, đã từng có doanh nghiệp xem đây như một chiến
lược phát triển trọng tâm của mình. Đây là xu hướng để doanh nghiệp Việt Nam nâng
cao khả năng cạnh tranh cũng như tiến xa hơn trên trường quốc tế. Lào là quốc gia gần
gũi, có nhiều điểm tương đồng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và có mối quan hệ
đặc biệt với Việt Nam. Không có gì ngạc nhiên khi Lào là quốc gia thu hút nhiều vốn
đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nhất. Do vậy việc nghiên cứu về môi trường đầu
tư của Lào cũng như tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào là rất
cần thiết. Từ đó em chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp của
các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào”.
 Mc đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng đầu tư của Việt Nam sang Lào, trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư của các doanh
nghiệp Việt Nam sang Lào.
 Đối tượng nghiên cứu: Tình hình đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam vào thị trường Lào
 Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu được chia thành ba chương:
Chương I : Cơ sở lý luận
Chương II : Thực trạng đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt
Nam sang Lào.

Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền



4
GVHD: Phạm Th B Loan
DANH MC CÁC BẢNG BIỂU

1. Danh mục các bảng:
Bảng 2.1: 10 quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam, số liệu lũy
kế tính đến 31/12/2012 43
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của các DN Việt Nam sang Lào qua các năm 46
Bảng 2 3: Tổng hợp đầu tư của việt nam ra nước ngoài theo đối tác năm 2012 48
2. Danh mục các hình vẽ
Hình 2 1: Kim nghạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Lào ( Triệu
USD) 38
Hình 2 2: Biểu đồ tăng trưởng của Lào qua các năm 40
Hình 2 3: Cơ cấu kinh tế của Lào trong hai năm 2011 và 2012 41
Hình 2 4: Đầu tư của các DN Việt Nam vào thị trường Lào (1999-2005) 45


Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


5
GVHD: Phạm Th B Loan
DANH MC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
DN
Doanh nghiệp

XK
Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu
XNK
Xuất nhập khẩu
BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BOT
Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao
BTO
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh
BT
Hợp đồng xây dựng-chuyển giao
UNIDO
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
WEPZA
Hiệp hội khu chế xuất thế giới
SEZ
Đặc khu kinh tế
NDCM
Nhân dân Cách mạng
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
GMS
tiểu vùng sông Mê Công
CLMV
hợp tác 4 nước Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam

CLV
tam giác phát triển Campuchia-Lao-Việt Nam
ASEM
cơ chế hợp tác Á-Âu
ACD
khuôn khổ hợp tác Châu Á
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương

Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


6
GVHD: Phạm Th B Loan
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại
nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường xuyên dẫn đến sự thành lập một pháp
nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty
nước ngoài. Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá
trình chuyển giao công nghệ, phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến, đồng thời góp
phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước nhận đầu tư

Ngoài ra cn có khái niệm: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư, trong đó người bỏ
vốn trực tiếp tham gia quản lý và điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu
tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới, là biện pháp tăng
thêm việc làm cho người lao động tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển
dịch
1.1.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình
thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết
lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản
lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một
tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn
trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty
mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty
Theo Điều 3 Nghị định 78/2006/NĐ-CP, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc
nh đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoi để thực hiện hoạt động đầu tư v trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


7
GVHD: Phạm Th B Loan
Tóm lại, “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động do các tổ chức kinh tế và cá
nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước sở tại bỏ
vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành nhằm thu lợi trong kinh
doanh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường được tiến hành thông qua các
dự án nên hay còn gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài”

1.1.2. Đặc điểm
 Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy
theo luật đầu tư nước ngoài (ở Việt Nam, khi kinh doanh, số vốn góp tư bên nước
ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30%).
 Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh
nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp
và quản lý đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức vốn góp của các bên tham gia, cn
đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài (chủ đầu tư) toàn
quyền quản lý doanh nghiệp.
 Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng một
doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của doanh nghiệp đang hoạt
động hoặc sáp nhập lại với nhau.
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển
giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư
cũng như tiếp nhận đầu tư
 Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc
tế của các công ty đa quốc gia và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
 Bên cạnh những đặc điểm trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài cn có các đặc
điểm cơ bản như: FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ; FDI tạo nguồn vốn dài
hạn cho chủ nhà; quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư; FDI
là hình thức kéo dài ' chu kỳ tuổi thọ sản xuất”,”chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật”, “nội bộ
hóa di chuyển kỹ thuật”
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


8
GVHD: Phạm Th B Loan
1.1.3. Các hình thức đầu tư

1.1.3.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp cơ bản:
a. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử
dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó
công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả
thông qua hoạt động hợp tác.
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế,
hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính,
luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn,
quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra;
hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch
vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.
 Các cách thức thành lập:
- Hai bên hoặc nhiều bên XK vốn bỏ vốn để thành lập công ty TNHH hay công ty
cổ phần.
- Phía XK vốn mua lại một phần vốn của công ty tại nước NK vốn đang hoạt động.
- Phía NK vốn mua lại một phần vốn của công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt
động tại quốc gia NK vốn.
- Công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại quốc
gia NK vốn thành lập công ty liên doanh mới.
 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Ưu điểm:
 Giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn
 Đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ, tạo ra thị trường mới
 Tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của
nước ngoài.
- Nhược điểm:
 Mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường
xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền



9
GVHD: Phạm Th B Loan
 Đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên
doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác
 Thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên
doanh.
 Đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Ưu điểm:
 Tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại
 Được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc
hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
 Thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất
thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối
quan hệ.
 Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
- Nhược điểm:
 Khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác
 Mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định
giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong
nước
 Không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh
doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hoá.
b. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư
quốc tế.
Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư
cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ
đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh
của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế luật pháp văn hoá mức độ cạnh
tranh…
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


10
GVHD: Phạm Th B Loan
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thự thể pháp lý
độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
 Các cách thức thành lập
- Một chủ đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn thành lập công ty mang pháp nhân của quốc
gia NK vốn.
- Các nhà đầu tư của một nước hoặc nhiều nước liên kết với nhau cùng bỏ vốn
(không có sự tham gia góp vốn của doanh nghiệp NK vốn) để thành lập công ty
mang pháp nhân của quốc gia NK vốn.
- Mua lại phần vốn của đối tác NK vốn để chuyển đổi từ hình thức BCC hoặc liên
doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Mua lại công ty của quốc gia NK vốn.
 Đối với nước tiếp nhận
- Ưu điểm:
 Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ
 Giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư
 Tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến
khích xuất khẩu
 Tiếp cận được thị trường nước ngoài.
- Nhược điểm: Khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê
nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nước.

 Đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Ưu điểm:
 Chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn
cầu của tập đoàn
 Triển khai nhanh dự án đầu tư
 Được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
phát triển chung của tập đoàn.
- Nhược điểm:
 Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư
 Phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


11
GVHD: Phạm Th B Loan
 Không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong
nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại.
c. Đầu tư theo hợp đồng
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa hai hay nhiều bên để
tiến hành đầu tư, kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên, mà không thành lập pháp nhân mới.
Điều hành hoạt động hợp tác kinh doanh
- Thành lập ban điều phối: do các bên tham gia thỏa thuận nhưng không phải là cơ
quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.
- Lập văn phng điều hành:
 Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phng điều hành tại Việt Nam
để làm đại diện trong việc thực hiện hợp đồng.
 Văn phng điều hành có con dấu, được mở tài khoản, được tuyển dụng lao
động, được ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi

quyền và nghĩa vụ quy định tại giấy phép đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
 Phải đăng ký tại cơ quan cấp giấy phép đầu tư.
- Nghĩa vụ nộp thuế:
 Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài
chính khác theo Luật đầu tư nước ngoài, bên hợp doanh của nước sở tại thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế theo các quy định đối với doanh nghiệp trong nước.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác của các bên hợp
doanh có thể được tính gộp vào phần sản phẩm được chia cho bên hợp doanh
và có trách nhiệm nộp cho Nhà Nước.
- Phân chia kết quả kinh doanh:
 Không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh
chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
 Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một
cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


12
GVHD: Phạm Th B Loan
luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
 Các hình thức đầu tư theo hợp đồng khác
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Build Operate Transfer –
BOT) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân
để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước.
Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có
thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở
rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để
thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công

trình cho nước chủ nhà.
Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây
dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có
thể là nhà máy điện, sân bay, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp
tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO là hình thức đầu tư được ký
kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước;
Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hợp đồng xây dựng chuyển giao BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước; Chính phủ tạo
điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc
thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Nhìn chung, hình thức BOT, BTO, BT có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng Việt Nam: xây dựng đường, cầu, cảng, sân bay, các
công trình điện, nước…
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


13
GVHD: Phạm Th B Loan
- Được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ Việt Nam về tiền thuê đất, thuế các loại,
thời gian đầu tư dài hạn tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn và
có lời hợp lý.
- Hết thời hạn hoạt động của giấy phép, chủ đầu tư phải chuyển giao không bồi
hoàn công trình cho Chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bình thường.
Đối với nước chủ nhà

- Ưu điểm:
 Thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đi hỏi vốn đầu tư lớn,
do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước,
 Đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp
khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế.
- Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý và khó kiểm soát công trình.
Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu
tư.
Đối với đầu tư nước ngoài
- Ưu điểm:
 Hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm
 Chủ động quản lý, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, không bị chia sẻ
 Được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng
kiểm soát.
- Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thường gặp nhiều khó
khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
d. Đầu tư phát triển kinh doanh
Khái niệm: là hình thức dự án có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam bỏ
thêm vốn nhằm các mục đích:
- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Đặc điểm:
- Sự phát triển kinh doanh thực hiện trên nền tảng dự án đã được cấp giấy chứng
nhận đầu tư.
- Có thể dẫn đến sự thay đổi về vốn đầu tư.
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


14
GVHD: Phạm Th B Loan

- Nếu đầu tư phát triển kinh doanh vào lĩnh vực hoặc địa bàn… được ưu đãi, thì
phần đầu tư mới này được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư của Chính phủ Việt
Nam.
e. Đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại
công ty
Nhà đầu tư được góp vốn mua, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại nước
sở tại. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần đối với một số lĩnh vực, ngành nghề do Chính phủ
quy định.
Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập,
mua lại công ty, chi nhánh theo quy định Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các
quy định khác có liên quan.
1.1.3.2 Các loại hình khu kinh tế có liên quan đến hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài:
a. Khu chế xuất
Khái niệm: Ở những khu vực khác nhau có quan niệm về khu chế xuất khác nhau.
Căn cứ vào cách tổ chức quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì
có 3 loại quan niệm đặc trưng:
 Quan niệm thứ nhất: Theo nghĩa hẹp, khu chế xuất là một khu lãnh địa riêng
ngăn cách với bên ngoài của nước sở tại, tách rời khỏi chế độ thương mại và thuế
quan của các nước và được áp dụng với một loạt các ưu đãi nhằm thu hút khách
hàng đầu tư từ nước ngoài vào sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Định nghĩa
này phù hợp với quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
(UNIDO): khu chế xuất là khu vực được giới hạn về địa lý hành chính đươc hưởng
một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu trang thiết bị và mọi sản phẩm
nhằm mục đích sản xuất hàng xuất khẩu. Chế độ thuế quan được ban hành cùng
với những quy định pháp luật ưu đãi, chủ yếu về thuế, nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài.
 Quan niệm thứ hai: Theo nghĩa rộng, theo Điều lệ hoạt động của Hiệp hội khu
chế xuất thế giới (WEPZA), khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính
phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự

Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


15
GVHD: Phạm Th B Loan
do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận.
Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất khu chế xuất với khu vực miễn thuế.
 Quan niệm thứ ba: Khu chế xuất theo quan niệm mới không còn là khu vực thực
hiện chức năng gia công sản xuất hàng hóa xuất khẩu đơn thuần như xưa, mà cn
có chức năng: thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho ngoại quan, giao thông vận
tải… phục vụ hoạt động xuất khẩu.
Đặc điểm:
- Khu chế xuất là vùng đất được ngăn cách với bên ngoài bằng tường rào kiên cố,
không có dân cư sinh sống.
- Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính
cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất thực hiện hoạt động sản xuất và
dịch vụ để xuất khẩu) ở Việt Nam quy định 80% giá trị sản phẩm phải được xuất
khẩu ra nước ngoài), nên các doanh nghiệp trong khu chế xuất được hưởng những
ưu đãi đặc biệt: miễn hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế
tiêu thụ đặc biệt…
- Quan hệ thương mại giữa nội địa và các doanh nghiệp khu chế xuất là quan hệ
xuất nhập khẩu, phải thực hiện thủ tục hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu. Và
doanh nghiệp khu chế xuất chỉ xuất khẩu tối đa 20% trị giá sản phẩm của mình
vào thị trường nội địa.
b. Khu công nghiệp
Khái niệm: là khu tập trung các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ
phục vụ sản xuất, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập trên cơ sở phê duyệt đề án phát triển khu
công nghiệp, trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

Đặc điểm:
- Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh sống, không có hoạt động nông
nghiệp.
- Sản phẩm của khu công nghiệp chẳng những phục vụ cho xuất khẩu mà cn phục
vụ cho nội địa. Quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
và ngoài khu công nghiệp được điều tiết bởi hợp đồng nội địa, doanh nghiệp
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


16
GVHD: Phạm Th B Loan
không được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu khi kinh doanh
thương mại với nước ngoài.
c. Khu công nghệ cao
Khái niệm: được hiểu như là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật
cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm: nghiên cứu
triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác
định.
Đặc điểm:
- Là nơi tạo ra các dịch vụ mang hàm lượng cao về công nghệ và chất xám.
- Các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển, có năng suất lao động cao,
quản lý là những người có trình độ và kinh nghiệm.
- Sản phẩm tạo ra thường sử dụng ít năng lượng và nguyên liệu.
- Công nghệ sử dụng mang tính tiên phong trước thời đại.
- Trong khu công nghệ cao cn tiến hành các dịch vụ nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ, thực hiện chức năng huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
cao.
- Nhà nước có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp này: về thuế, về chính
sách tín dụng, về thuê đất, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
d. Khu thương mại tự do

Khái niệm: là khu được quy hoạch có ranh giới xác định, chủ yếu hoạt động
thương mại với cơ chế chính sách ưu đãi riêng.
Đặc điểm:
- Là khu vực trực thuộc thành phố, tỉnh có vị trí đặc biệt thuận lợi cho hoạt động
giao dịch thương mại: gần cảng, sân bay…
- Các hoạt động trong thương mại tự do: kinh doanh thương mại, xây dựng cửa
hàng giới thiệu sản phẩm, tổ chức triển lãm, hoạt động dịch vụ thương mại: đóng
gói, kinh doanh kho, kinh doanh môi giới…
- Các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu ở khu thương mại không phải chịu
thuế xuất nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan. Nhưng trao đổi hàng hóa, dịch
vụ giữa khu thương mại tự do với thị trường trong nước được điều tiết bởi hợp
đồng ngoại thương.
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


17
GVHD: Phạm Th B Loan
- Thủ tục hải quan và quản lý hành chính được tổ chức thuận lợi.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu thương mại được hưởng những chính sách
ưu đãi của Nhà nước sở tại.
e. Đặc khu kinh tế (SEZ)
Khái niệm: là một bộ phận của quốc gia được Quốc hội chấp thuận cho xây dựng
không gian kinh tế - xã hội riêng, được vận hành bởi khung pháp lý riêng thích hợp cho
phát triển cơ chế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đặc điểm:
- Quốc hội thông qua quyết định thành lập.
- Quản lý nhà nước với hoạt động của đặc khu kinh tế theo cơ chế “một cửa và
mở”.
- Trong đặc khu kinh tế có dân cư sinh sống.
- SEZ có khung pháp lý riêng, mang tính đặc thù khác với nội địa: hoạt động

thương mại với nước ngoài được miễn thuế, dễ dàng chuyển nhượng, thế chấp
quyền sử dụng đất, dễ dàng cho phép nước ngoài mở chi nhánh doanh nghiệp,
chi nhánh ngân hàng tại SEZ, chế độ hải quan theo thông lệ quốc tế.
- Ngành nghề hoạt động đa dạng: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng, vận
tải, công nghệ cao, kinh doanh kho, bảo hiểm, có cả trường đào tạo nguồn nhân
lực cung cấp cho SEZ.
- Trong SEZ hình thành các thị trường: chứng khoán, bất động sản, lao động…
hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
- Không quy định thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong SEZ,
kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2 Tác động của đầu tư trực tiếp
1.2.1. Nước tiếp nhận vốn đầu tư
1.2.1.1. Tác động tích cực
 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI
của nước chủ nhà là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông
qua tác dộng tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


18
GVHD: Phạm Th B Loan
trong nước không đủ nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó vốn
FDI được các nước vô cùng quan tâm.
 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn
cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào băng chính sách “thắt lưng
buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính
sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu
công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty đã tích lũy và phát triển qua
nhiều năm bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí

quyết quản lý đó ra cả nước đầu tư cn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất
nước.
 Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Xuất
nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ này được thể
hiện ở các khía cạnh: xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh
tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất; nhập khẩu bổ sung các hàng hóa,
dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra tác động ngoại
ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin, dịch vụ, tăng cường kiến thức maketting cho các
doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố
này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
 Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường
thế giới bởi vì, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện,
mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng
dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và
giao hàng đúng hẹn
 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục
đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một
bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà
trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ
được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu
hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


19
GVHD: Phạm Th B Loan
cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.

 Nguồn thu ngân sách lớn: FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở nước chủ
nhà và đóng góp nguồn thu của chính phủ. Thậm chí các nhà đầu tư nước ngoài được
miễn thuế thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ vẫn có được nguồn thu
gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì FDI tạo các việc làm mới, ngoài ra, nếu
FDI định hướng xuất khẩu sẽ tạo ra nguồn thu ngoại tệ.
1.2.1.2. Tác động tiêu cực
 Nước tiếp nhận vốn không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học dễ dẫn
đến sự đầu tư tràn lan và kém hiệu quả
 Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Hiện nay các nước phát triển có sự kiểm soát gắt gao những dự án gây ô nhiễm môi
trường vì thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu thế chuyển giao những công nghệ độc
hại sang các nước kém phát triển hơn
 Tạo điều kiện dẫn đến sự phân hóa giàu ngho, sự di cư ồ ạt đến các trung tâm
đô thị nơi có mức thu hút FDI cao hệ quả kéo theo là sự mất trật tự xã hội, bất bình đẳng
giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế
 Hoạt động FDI cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự pha trộn văn
hóa, làm mai mọt bản sắc dân tộc
 Hành động chuyển giá: Các công ty xuyên quốc gia, các nhà đầu tư thường liên
kết chặt chẽ với nhau để nâng giá những nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, máy
móc thiết bị nhập vào để thực hiện đầu tư đồng thời giảm giá sản phẩm bán ra, thậm chí
rất thấp so với giá thành nhằm giấu lợi nhuận thực tế thu được để tránh thuế của nước
chủ nhà đánh vào lợi nhuận của nhà đầu tư
1.2.2. Nước đầu tư
1.2.2.1. Tác động tích cực
 Cho phép chủ đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động điều hành quá trình
hoạt động của công ty (tùy thuộc vào tỷ lệ vốn góp), nên họ trực tiếp kiểm soát hoạt
động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra
 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn
lực “dư thừa” tương đối trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư, ngoài ra đầu tư
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền



20
GVHD: Phạm Th B Loan
trực tiếp ra nước ngoài còn khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trên trường quốc
tế
 Giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn
cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của nước tiếp nhận vốn
 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các nước đầu tư kéo dài được chu kỳ
sống của sản phẩm, tạo điều kiện cho công nghệ trong nước được cải tiến hiện đại và
phù hợp hơn với sản xuất.
 Giúp chủ đầu tư khai thác lợi thế của những quốc gia khác: thị trường, vị trí địa
lý, tài nguyên, nguồn lao động… nhằm giảm chi phí sản xuất góp phần gia tăng lợi
nhuận
 Có thể tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch thông qua đầu tư tại các nước ban hành
các chính sách bảo hộ mậu dịch
 Qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nước đầu tư có thể học hỏi kinh
nghiệm hoạch định chính sách quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản
lý sản xuất.
1.2.2.2 Tác động tiêu cực
 Đầu tư ra nước ngoài làm phân tán nguồn lực về tài chính, về con người, làm
giảm bớt khả năng tạo việc làm ở trong nước.
 Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài không tốt có thể dẫn tới chảy máu ngoại
tệ, tạo kẻ hở cho hoạt động rửa tiền.
 Về mặt nào đó, đầu tư ra nước ngoài làm cho hoạt động kinh tế đối ngoại phức
tạp hơn, tốn kém hơn.
 Đối với doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài là hoạt động đầu tư phức tạp, nhiều
rủi ro, liên quan đến luật lệ khác biệt, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, xã hội, sắc tộc…
 Việc chuyển vốn ra nước ngoài ồ ạt làm cho cán cân thanh toán quốc gia bị giảm,
khả năng đầu tư cho phát triển trong nước bị hạn chế.

 Nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, chủ đầu tư nước ngoài
dễ bị mất vốn.
 Chảy máu chất xám, sự mất vị thế độc quyền vế công nghệ cũng có nguyên nhân
từ chuyển vốn và công nghệ ra nước ngoài để đầu tư.
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


21
GVHD: Phạm Th B Loan
 Tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước.
 Vốn và tài sản từ hoạt động bất hợp pháp: tham nhũng, kinh doanh bất chính…
được chuyển ra nước ngoài đầu tư khiến quốc gia bị thất thoát tài sản mà Chính phủ khó
kiểm soát và thu hồi rất tốn kém.
Tuy có những hạn chế, nhưng lợi ích khi đầu tư ra nước ngoi vẫn nhiều hơn,
mang lại lợi ích cho các nước đi đầu tư lẫn nước tiếp cận đầu tư, cho nên hoạt động
ny vẫn phát triển v ngy cng khẳng định vai trò đối với quá trình ton cầu hóa về
kinh tế, m Việt Nam không phải l ngoại lệ
1.3 Các nhân tố tác động đến cầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.3.1. Chính trị của các nước tiếp nhận
Khi đưa ra quyết định đầu tư, các nhà đầu tư cần phải xem xét đến vấn đề ổn định
chính trị tại nước tiếp nhận đầu tư. Mức độ ổn định về mặt chính trị của các nước tiếp
nhận đầu tư có ảnh hưởng đếnquyết định đầu tư và ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Thực
tế cho thấy có nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đang trong giai
đoạn thực hiện nhưng do sự bất ổn về mặt chính trị tại các nước tiếp nhận mà đẫn đến
việc phải đình trệ dự và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà đầu tư. Như dự
án khai thác dầu tại I-Rắc là dự án lớn nhất tư trước tới nay của các doanh nghiệp Việt
Nam ở nước ngoài, thế nhưng do nước này đang có chiến tranh nên dự án khai thác dầu
phải ngừng thi công điều này ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư.
Lịch sử thế giới cho thấy, nếu chính trị của các nước ổn định thì sẽ thu hút đầu tư
FDI và ngược lại chính trị bất ổn định thì việc thu hút FDI sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Sự bất ổn về chính trị gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Khi đó các nhà đầu tư
phải gánh chịu việc phát sinh thêm các khoản chi phí do phải thay đổi mục tiêu kinh
doanh khi có đổ vỡ chính trị, tỷ lệ hoàn vố không được đảm bảo, việc cung ứng hàng
hóa, dịch vụ bị phá vỡ. Chính vì vậy, mức độ ổn định chính trị của các nước tiếp nhận
đầu tư là điều mà các nhà đầu tư quan tâm khi nghiên cứu thị trường để chọn môi trường
đầu tư.
1.3.2. Lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư
Nhân tố kéo các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài một phần là do lợi thế so sánh của
các nước tiếp nhận đầu tư. Các nhân tố tạo nên lợi thế so sánh bao gồm: tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, nguồn lực lao động, khoa học công nghệ,
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


22
GVHD: Phạm Th B Loan
nguyên vật liệu, hệ thống tài chính Một nhân tố quan trọng khác tác động đến quyết
định của nhà đầu tư đó là: cảng biển, sân bay, viễn thông, thông tin liên lạc đây là
những nhân tố cần thiết cho lưu thông, đảm bảo các hoạt động thương mại cung ứng
dịch vụ và giao thông vận tải. Các nhà đầu tư mong muốn khai thác được các lợi thế của
nước tiếp nhận dầu tư nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào và
mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư là thu được nguồn lợi nhuận lớn
1.3.3 Chính sách ưu đãi về thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư
Chính sách ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư cũng là nhân tố quan trọng kéo các
nhà đầu tư ra nước ngoài. Với các nước có chính sách đầu tư mở thì sẽ tạo được sự chú
ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Một số quốc gia có các chính sách ưu đãi như chính
sách thuế, chính sách ngoại hối, chính sách thương mại, các chính sách này ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng xuật nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nguyên vật
liệu sản xuất các quốc gia này sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Ngược lại, với các nước
có chính sách đóng cửa thì sẽ gây cản trở cho việc các nhà đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc là một ví dụ điển hình trong chính sách đầu tư mở này, đã đưa ra nhiều

chính sách ưu đãi về thu hút đầu tư nước ngoài và thục tế cho thấy đầu tư vào nước này
đã tanưg mạnh nhờ các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, chính sách
của các nước rất có ảnh hưởng trong việc chọn nước tiếp nhận đầu tư trong công cuộc
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.3.4 Rào cản thương mại của các nước tiếp nhận đầu tư
Rào cản thương mại là nhân tố tác động lớn đến hoạt động đầu tư của các nước muốn
đầu tư ra nước ngoài. Các rào cản mà nhà đầu tư quan tâm đó là: rào cản về thuế quan,
xuất nhập khẩu, hạn ngạch. Để có thể vượt qua rào cản này các nhà đầu tư cần xem xét
hình thức đầu tư nào là phù hợp. Khi tiến hành vào thị trường đầu tư này các doanh
nghiệp sẽ chủ động hưởng trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường, bám sát nhu cầu,
thị hiếu tiêu dùng của người dân để điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


23
GVHD: Phạm Th B Loan
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ SANG CHDCND LÀO CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về CHDCND Lào
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.1.1. Khái quát chung
- Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Lao People’s Democratic Republic).
- Thủ đô: Viêng chăn (Vientiane).
- Ngày Quốc khánh: 02/12/1975.
- Quốc kỳ nước CHDCND Lào hình chữ nhật. Màu sắc,
hình tượng in trên cờ đều mang một ý nghĩa: màu đỏ tượng
trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập, tự do;
màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước;
vng trn trắng tượng trưng cho mặt trăng trên dng sông Mekong cũng như sự thống
nhất đất nước.

- Thể chế chính trị: Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ
Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Đơn vị tiền tệ: Kíp (LAK).
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc khoảng 505 km; phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma
khoảng 236 km; phía Tây Nam giáp Thái Lan khoảng 1.835 km; phía Nam giáp
Campuchia khoảng 535 km và phía Đông giáp Việt Nam khoảng 2.067 km.
- Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn).
- Diện tích: 236.800 km
2
.
- Dân số: 6.480.000 người (số liệu tháng 9/2012).
- Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa
(từ tháng 6 đến tháng 11).
- Tài nguyên thiên nhiên: Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp,
khoáng sản và nguồn nước.
- Dân tộc: Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành
04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mông-Khơ Me, nhóm
ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng.
- Tôn giáo: gồm đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Ba Hai.
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


24
GVHD: Phạm Th B Loan
- Ngôn ngữ: tiếng Lào.
2.1.1.2. Thể chế Chính trị
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập ngày 22/3/1955, tiền thân là Đảng
Cộng sản Đông Dương. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là chính đảng duy nhất lãnh
đạo toàn diện đất nước Lào. Đảng NDCM Lào đã tổ chức 9 kỳ Đại hội. Tổ chức của
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào gồm Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc, Bộ Chính trị,Ban

chấp hành Trung ương Đảng.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân bầu trực tiếp, đại diện lợi ích
của nhân dân, là cơ quan lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kiểm
tra, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp, toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân
dân.
Nhà nước Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân, của dân, do dân, vì dân, bao gồm
các tầng lớp trong xã hội, trong đó công nhân, nông dân và trí thức là lực
lượng nòng cốt. Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của người dân. Nhà
nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, được Quốc hội bầu với số phiếu chấp
thuận của ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước có nhiệm kỳ 5 năm. Chủ
tịch nước ban hành Hiến pháp và Luật pháp sau khi được Quốc hội thông qua; ra Sắc
lệnh và Pháp lệnh; quyết định trao tặng Huân, Huy chương; ân xá cho phạm nhân
Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của nước Cộng ha Dân chủ Nhân dân
Lào. Chính phủ quản lý thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ công trên tất cả các lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, an ninh-quốc phng, ngoại giao, văn hoá-xã hội, giáo dục đào
tạo, y tế…. Quốc hội khóa VII (2011-2015) đã bầu đồng chí Thong-xỉnh Thăm-ma-vông
làm Thủ tướng Chính phủ. Nội các hiện tại gồm 28 thành viên, với 18 Bộ và 3 cơ quan
ngang Bộ.
Chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp: Tỉnh, Huyện và Bản. Cấp tỉnh bao
gồm Tỉnh và Thành phố. Cấp Huyện bao gồm Huyện và Thị xã. Người đứng
đầu Tỉnh là Tỉnh trưởng, đứng đầu thành phố là Đô trưởng. Huyện có Huyện trưởng, Bản
có Trưởng Bản. Các Tỉnh trưởng/ Đô trưởng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy.
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước, bao gồm: Toà án nhân dân tối
cao, Toà Phúc thẩm, Toá án nhân dân tỉnh, thành phố, Toà án nhân dân huyện, Toà
Đại học kinh tế Đà Nẵng SVTH: Nguyễn Vũ Điền


25
GVHD: Phạm Th B Loan

án Quân sự. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Nhà nước. Toà
án nhân dân tối cao quản lý về mặt hành chính đối với Toà án nhân dân các cấp.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát việc thực thi pháp luật, bao
gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp phúc thẩm, Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh, thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Viện Kiểm sát Quân sự.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo việc hoạt động của cơ quan kiểm sát nhân dân
các cấp
Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân gồm: Mặt trận Lào xây dựng
đất nước, Công đoàn, Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh và nhiều tổ chức xã hội và các đoàn thể nhân dân khác.
2.1.1.3. Văn hóa – Xã hội
Văn hóa Lào là văn hóa hỗn hợp giữa văn hóa Lào cổ và văn hóa các dân tộc với
văn hóa Ấn Độ du nhập vào Lào, trong đó ảnh hưởng của đạo Phật rất lớn.
- Văn hóa Lào cổ gắn với thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp, đời sống hái lượm
và tín ngưỡng thờ cúng thần linh.
- Văn hóa Lào cổ tôn sùng thần linh: có 24 thần linh khác nhau.
- Chùa là trường học, đồng thời cũng là nơi văn hóa được tuyên truyền và lưu
giữ.
Khoảng hơn 1000 năm trở lại đây, đạo Phật được du nhập vào Lào đã làm thay
đổi văn hóa của người Lào. Văn hóa của người Lào trước khi có đạo Phật là văn hóa vật
chất, nhà cửa làm bằng tre, gỗ. Sau khi đạo Phật du nhập vào Lào thì bắt đầu có khái
niệm xây nhà và xây chùa. Tuy nhiên, cho đến nay, một số ít tộc người ở rải rác khắp
nơi không chấp nhận đạo Phật mà vẫn giữ bản sắc văn hóa riêng của họ.
Ví dụ: Lễ buộc chỉ cổ tay là giao thoa giữa văn hóa phật giáo và văn hóa Lào cổ
(trước đây Lào không có lễ buộc chỉ cổ tay và đạo Phật từ Ấn Độ cũng không có lễ buộc
chỉ cổ tay).
Văn hóa Lào mang đậm nét văn hóa lễ hội – “bun”. Theo quan niệm của người
Lào, bất kể làm việc gì và ở đâu cũng cần có bạn b và người thân và “bun” là nơi gặp
gỡ, giao lưu và thăm hỏi nhau. Khi làm nhà, về nhà mới, sinh con, trước khi đi xa, từ xa
về, ốm đau, khỏi bệnh tật… người Lào đều làm “bun” để cầu may mắn, chúc tụng nhau.

Tùy từng loại lễ hội mà gia chủ mời những nhóm người khác nhau.

×