Tồn tại thế nào trong một môi trường
cạnh tranh? –phần1
Đã qua rồi cái thời mà nhiều công ty xem luật sư như “bác
sĩ” của mình với việc chỉ khi bị pháp luật “sờ gáy" và không
còn cách giải quyết nào khác thì mới sử dụng hạ sách thuê
các công ty luật.
Ngày nay, bắt nguồn từ nhiều lợi ích “siêu hưởng nhưng rất thực
tế, thói quen thường xuyên sử dụng các công ty luật trong các
hoạt động kinh doanh đã trở nên phổ biến. Thị trường tư vấn
pháp luật do vậy cũng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Các cuộc sáp nhập, mua bán đã bắt đầu tái xuất hiện với nhiều
công ty luật lớn hơn ra đời.
Giờ đây, các công ty luật cho dù lớn hay nhỏ đều đưa ra những
quy định tài chính chặt chẽ hơn cũng như các kế hoạch kinh
doanh mới để làm vừa lòng các cổ đông, quan chức hay nhà
quản lý chuyên ngành.
Với một môi trường đầy những luật lệ và nghiêm ngặt về tài chính
như vậy, các công ty luật đã tiến hành nhiều bước đi khác nhau
về chuyên môn, giá cả trong các hoạt động kinh doanh của mình
với hy vọng sẽ thu hút được ngày một nhiều hơn số lượng khách
hàng.
Do đó, chính sự năng động và nhạy bén trong việc thu hút khách
hàng của các công ty luật sẽ là những yếu tố quyết định hoàn
toàn sự sống còn và phát triển của những công ty này trong thị
trường pháp lý ngày nay.
Các công ty luật đã cố gắng chứng minh khách hàng thấy những
khó khăn của họ có thể được giải quyết nhờ vai trò của tư vấn
pháp luật, nó sẽ cung cấp thông tin, giải thích pháp luật cho
khách hàng và định hướng hành vi của khách hàng trong những
điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước.
Từ đó, các công ty luật sẽ đưa ra những lời khuyên nhằm đem lại
cho khách hàng những lợi ích vượt chi phí tư vấn pháp luật,
phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong
quá trình kinh doanh của họ.
Đó là với khách hàng! Còn đối với hoạt động kinh doanh của
chính bản thân mình, nhiều công ty luật đã giao phó trách nhiệm
quản lý các chiến lược kinh doanh của mình cho những nhà quản
lý chuyên nghiệp (như nhà quản lý công ty, nhà quản lý mối quan
hệ với khách hàng, nhà quản lý kinh doanh,…). Việc phân chia
trách nhiệm quản lý rõ ràng này đã tạo điều kiện để hoạt động
của các công ty luật được ổn định hơn.
Những người quản lý từng bộ phận riêng biệt sẽ chịu trách nhiệm
toàn bộ trong công việc của họ. Chẳng hạn như nhà quản lý các
mối liên hệ với khách hàng sẽ chịu trách nhiệm từ việc tìm kiếm
khác hàng, chăm sóc khác hàng, cung cấp thông tin và duy trì
niềm tin của khách hàng, còn nhà quản lý kinh doanh sẽ thoả
thuận các hợp đồng, nội dung công việc, giá cả với khách hàng,
lên các kế hoạch kinh doanh phát triển thị trường,….
Những nhà quản lý này nói chung phải là các chuyên gia thực thụ
cả về kinh doanh, marketing, pháp luật, quản lý cũng như kinh
nghiệm để đem lại lợi nhuận và sự thoả mãn của khách hàng về
cho công ty của mình.
Vậy đâu là những nhân tố quan trọng để các nhà quản lý kinh
doanh, nhà quản lý công ty luật có thể tiến hành thành công các
hoạt động kinh doanh pháp lý của mình trên một thị trường không
kém phần cạnh tranh?
Nắm vững khách hàng như trong lòng bàn tay
Để duy trì tính cạnh tranh và tiếp tục có được niềm tin các khách
hàng, các công ty luật cần có những hiểu biết sâu rộng và kỹ
lưỡng về khách hàng, từ các hoạt động kinh doanh đến các mục
tiêu hướng tới của khách hàng.
Và quan trọng hơn cả, những nhà quản lý kinh doanh, nhà quản
lý công ty cần hiểu tường tận các khách hàng mong đợi gì trong
mối quan hệ giữa họ với khách hàng. Các công ty luật đang phục
vụ khách hàng là những công ty khác nhau trên thị trường cần
nhận thấy rằng thị trường đang thay đổi từng ngày, các hoạt động
kinh doanh đang trở nên năng động và nhanh chóng hơn bao giờ
hết.
Nhiều công ty khách hàng cần có những quyết định nhanh chóng
và hiệu quả để duy trì tính cạnh tranh của họ. Việc hiểu được
những thách thức và rủi ro pháp lý mà khách hàng đang đối mặt
là rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, các công ty không đơn
thuê nhờ đến các nhà tư vấn pháp lý chỉ để đối phó với những
tình huống xấu, họ cần đến các công ty luật vì những lời khuyên
và dịch vụ tư vấn để họ giảm thiểu rủi ro cũng như những vấn đề
pháp lý khác liên quan trước mỗi quyết định kinh doanh.
Việc hiểu nhu cầu, thị trường và mục tiêu kinh doanh của khách
hàng luôn là trọng tâm của bất kỳ dịch vụ pháp lý nào để duy trì
và hướng tới thành công. Trong khi nhiều công ty luật hiện nay
vẫn thường xuyên mắc sai lầm khi không tìm hiểu kỹ về khách
hàng trước khi tiến hành hoạt động tư vấn thì những nhà quản lý
hoạt động tư vấn nào nhận thấy tầm quan trọng của sự hiểu biết
về khách hàng và lợi thế cạnh tranh mà nó mang lại sẽ giúp công
ty của mình có những bước tiến dài trên thị trường.
Không may mắn thay, nhiều công ty luật đã không thể đuổi kịp
các đối thủ khác trong cuộc đua phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất. Và kết quả đau đớn là danh tiếng của công ty sẽ bị giảm
sút, trở nên tầm thường và chìm nghỉm trong số hàng nghìn các
công ty luật khách trên thị trường, những công ty sẵn sàng làm
mọi thứ để thu hút khách hàng.
Nhiều công ty luật rất muốn thiết lập mối quan hệ với khách hàng
dựa trên cơ sở ổn định và dài hạn. Trong con mắt của các khách
hàng, họ thực sự muốn mình là một đối tác pháp lý quan trọng và
tin tưởng để sẵn sàng giao phó mọi công việc kinh doanh.
Để có được điều đó, các công ty luật cần trở nên là những người
bạn thực sự của khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
khách hàng cảm thấy thoải mái nhất với dịch vụ pháp lý của
mình. Các công ty luật cần cho phép các nhà quản lý của mình
xây dựng mối quan hệ đối tác thực sự chứ không đơn giản là
những giao dịch tư vấn kinh doanh thu lợi nhuận.
Ngoài việc hiểu khách hàng, nắm vững những kiến thức chuyên
môn tư vấn trong các lĩnh vực mà khách hàng cần, các công ty
luật cần cải thiện dịch vụ pháp lý của mình, ưu tiên đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng. Cũng như tất cả các hoạt động kinh
doanh gặp rủi ro do không có lời tư vấn pháp lý hay tư vấn sai
lầm, dịch vụ pháp lý cũng có thể thất bại nếu không có những
quyết định đúng đắn hay quá tập trung vào chuyên môn mà quên
đi việc chăm sóc khách hàng.
Một cách tổng thế, các công ty luật cũng cần tự đánh giá và xem
xét lại mình trong việc đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho ai và
như thế nào. Tính cạnh tranh trên thị trường pháp lý ngày nay
yêu cầu các công ty luật thường xuyên đánh giá lại hoạt động
kinh doanh để trả lời các câu hỏi như liệu đã thoả mãn các nhu
cầu của khách hàng hay chưa? liệu đã giúp khách hàng được
những gì? liệu dịch vụ của mình còn có điểm nào yếu kém khiến
khách hàng chưa hài lòng?,…
Ngoài ra, những yếu tố như kinh doanh tại phân khúc thị trường
nào cho phù hợp, các nhà quản lý thiết lập mối quan hệ với
khách hàng như thế nào cũng rất quan trọng để duy trì sự ổn định
của các hoạt động tư vấn pháp luật.
Đứng ra đại diện cho một nhóm các nguyên đơn trong một vụ
kiện kinh tế luôn là công việc hấp dẫn của các công ty luật ngày
nay, nhưng nếu bị đơn là một công ty lớn có tiềm lực tài chính
hùng mạnh thì vấn đề có thể hoàn toàn khác. Lúc này, các công
ty luật sẽ khó khăn hơn để giành phần thắng và do vậy uy tín
cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, đừng để những lợi ích ngắn hạn trước mắt mà ảnh hưởng
đến các chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như các cơ hội hợp
tác với các khách hàng lớn hơn trong tương lai. Công việc tư vấn
nhiều khi dễ dàng hơn những hoạt động kiện tụng bởi nó không
liên quan nhiều đến các vấn đề tài chính và thủ tục pháp lý. Từ bỏ
những khách hàng tiềm năng trong một số trường hợp lại là
những hành động đúng, nhưng không hẳn là chiến lược kinh
doanh dễ dàng nhất có thể chấp nhận được.
Những hoạt động kinh doanh thành công chỉ thực sự thành công
khi các công ty luật kiên định và tập trung vào các chiến lược của
mình. Các nhà quản lý tại các công ty luật cần nhận ra điều này
và thấy rằng trong mọi giao dịch kinh doanh không phải lúc nào
các công ty khách hàng cũng dễ dàng thay đổi các công ty luật
mà mình đã thuê.