Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kế hoạch dạy học hóa 12 theo công văn 5512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.05 KB, 6 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo hướng dẫn công văn số 5512/BGDĐ-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của
Bộ GDĐT)
Người soạn: Lê Thúy Hằng, Nghệ An.

Ngày soạn: 19/07/2021.

TÊN BÀI DẠY: CACBOHIDRAT
Môn học: Hóa Học; Lớp: 12.
Thời gian thực hiện: 4 tiết.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
Học sinh học được kiến thức về:
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat
- Cơng thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của glucozơ, fructozơ, saccarzơ,
mantozơ, tinh bột và xenlulozơ.
- Điều chế, ứng dụng của glucozơ, fructozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ.
2. Năng lực:
- Trình bày được công thức cấu tạo của glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarzơ, tinh bột
và xenlulozơ.
- Viết được các phương trình phản ứng và điều chế của glucozơ, fructozơ, mantozơ,
saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ.
- Nhận biết được glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ trong
đời sống thơng qua tính chất vật lí và phản ứng hóa học của chúng.
- Nhận biết được ảnh hưởng của mỗi loại đường từ đó đưa ra một chế độ ăn uống lành
mạnh.
3. Phẩm chất.
- Trung thực trong việc làm bài.
- Có trách nhiệm và càng ngày càng nhận thức u mơn hóa học khi nhận thức được
vai trò của cacbohidrat trong đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC.


1. Giáo viên.
- Máy chiếu.
- Video/hình ảnh về các loại cacbohiđrat


- Video về một số phản ứng của glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarzơ, tinh bột và
xenlulozơ.
2. Học sinh.
- Giấy A3 làm việc nhóm và giấy note làm việc cá nhân.
- SGK, vở ghi và bút màu.
III. TIẾN TÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (15 phút).
a, Mục tiêu: Huy động vốn hiểu biết của HS và tạo nhu cầu tiếp thu kiến thức mới của
HS.
b, Nội dung: HS được yêu cầu nêu một số loại đường trong cuộc sống thường ngày
mà HS biết.
c, Sản phẩm: HS nêu được một số loại đường: gulucozơ, mantozơ, đường mía,..
d, Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, nhắc nhở HS.
- GV yêu cầu 2-3 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các HS khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Trong máu con người có chứa các loại đường nào?
+ Những loại đường được chúng ta ăn hàng ngày là loại nào?
+ Những loại đường HS nêu đầu buổi thuộc loại hợp chất hữu cơ nào?
- GV chiếu hình ảnh cho HS xem và kết luận được chiếu trên bảng.
+ GV khen ngợi phần trả lời của HS.
+ GV khái quát, dẫn dắt tới chủ đề cacbohiđrat nói chung và glucozơ, fructozơ,
saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ nói riêng.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (100 phút).

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung khái quát về các loại cacbohiđrat nói chung và
glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ nói riêng (75 phút)
a, Mục tiêu:
- Tóm tắt kiến thức cơ bản về cacbohiđrat, cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, và ứng
dụng của glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ.


- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tự tìm hiểu, tìm kiếm tư liệu trên internet và khả
năng tự tổng kết, tóm tắt nội dung cốt lõi.
b, Nội dung:
HS được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ:
- HS làm việc các nhân: Tìm hiểu và tóm tắt những nội dung cơ bản về cacbohiđrat,
cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, và ứng dụng của glucozơ, fructozơ, saccarzơ,
tinh bột và xenlulozơ.
c, Sản phẩm:
- Bài làm trong vở ghi của HS (một số HS sẽ lên bảng ghi bài hoặc đọc bài làm của
mình).
d, Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và nhắc nhở học sinh.
- GV gọi 2-3 HS lên ghi bài, 2-3 HS đưa vở lên GV kiểm tra.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận:
+ GV nhận xét và khen ngợi, chỉ ra các lỗi cho học sinh,
+ GV chiếu video, hình ảnh cho HS xem.
+ GV tổng kết và kết luận các kiến thức cơ bản.
- GV nhắc nhở HS sửa, ghi chép bài đầy đủ và học bài hôm nay để phục vụ cho tiết
tiếp theo của chương cacbohiđrat.
Nhiệm vụ 2: Phân biệt các loại cacbohiđrat nói chung và glucozơ, fructozơ,
saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ nói riêng (35 phút).
a, Mục tiêu:

- Vận dụng những kiến thức ở tiết được học HS có thể phân biệt glucozơ, fructozơ,
saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ.
b, Nội dung:
HS thực hiện nhiệm vụ được giao ở mục Nội dung:
- Phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Thiết kế sản phẩm sáng tạo, tóm tắt nội dung được phân công.
c, Sản phẩm: Bài làm trên giấy A3.
d, Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:


- Chia HS thành 6 nhóm:
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2: Bằng kiến thức đã học về glucozơ và fructozơ hãy phân biệt chúng.
+ Nhóm 3,4: Bằng kiến thức đã học về glucozơ và saccarzơ hãy phân biệt chúng.
+ Nhóm 5, 6: Bằng kiến thức đã học về tinh bột và xenlulozơ hãy phân biệt chúng.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm theo phân công.
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo và trình bày bài tập nhóm.
- Kết luận, nhận xét: GV nhận xét, chữa bài và bổ sung kiến thức cho học sinh bằng
cách chiếu bài giải trên bảng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (40 phút).
a, Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, tinh chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat.
- Phân biệt được các hợp chất cacbohiđrat.
b, Nội dung:
Học sinh trả lời 5 câu hỏi sau và một số câu hỏi được GV trình chiếu trên bảng:
Câu 1: Trong phân tử fructozơ có bao nhiêu nhóm hidroxyl (-OH)?
A. 5

B. 2
C. 4
D. 3
Câu 2: Có một số nhận xét về cacbohidrat như sau:
1, Saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.
2, Glucozơ, fructozơ, saccarzơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham
gia phản ứng tráng bạc.
3, Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
4, Phân tử xenlulozo được cấu tạo bởi nhiều gốc - glucozo.
5, Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra frucctozo.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:
A. 2


B. 4
C. 3
D. 5
Câu 3: Chọn phát biểu đúng:
A. Xenlulozo là chất rắn dạng sợi, màu trắng, khơng có mùi vị.
B. Xenlulozo tan nhiều trong nước.
C. Tinh bột thuộc loại đisaccarit.
D. Glucozơ và fructozơ không là đồng phân của nhau.
Câu 4: Glucozo và fructozo đều:
A. Có cơng thức phân tử C6H10O5.
B. Có phản ứng tráng bạc.
C. Thuộc loại đisaccarit.
D. Có nhóm –CH=O trong phân tử.
Câu 5: Có 4 gói bột màu trắng: glucozơ, saccarzơ, tinh bột và xenlulozơ. Bộ thuốc thử
nào dưới đây có thể nhận biết được cả chất?
A. Nước, dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch NaOH.

B. Nước, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Nước, dung dịch AgNO3 trong NH3, dung dịch I2.
D. Nước, đốt cháy (O2), dung dịch AgNO3 trong NH3.
c, Sản phẩm: HS ghi đáp án vào vở.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV giao cho HS câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi trên bài trình chiếu và yêu cầu học sinh
làm vào vở.
- HS làm bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở học sinh tập trung làm bài.
- GV chữa đáp án và kết luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15 phút).
a, Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về các loại đường, tinh bột để áp dụng
cho đời sống thực tiễn
b, Nội dung:


- HS được giao nhiệm vụ thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với mức độ
sử dụng đường, tinh bột cho bản thân tốt cho sức khỏe và giải thích lí do.
c, Sản phẩm:
- Bản chế độ ăn uống của HS.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu một đoạn video (7 phút) về chế độ ăn uống, cơ chế chuyển hóa của đường,
tinh bột.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh như mục Nội dung và yêu cầu học sinh thực hiện
một cách trung thực.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV chọn một số bạn đọc hoặc nạp bài để GV kiểm tra vào thời điểm thich hợp của
buổi sau.
- GV tổng hợp một số bài làm của học sinh và nhận xét đánh giá.




×