Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Công tác xóa đói giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.27 KB, 4 trang )

Họ và tên :Sổng A Su
Lớp : CTXH
Mã sinh viên : 2043020016
Bài thi giữa kỳ
Môn : Xã hội học nông thơn
Đề bài : Trình bài về thực trạng nghèo đói của một cộng đồng dân tộc thiểu số mà em biết.

Bài làm

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐĨI CỦA DÂN TỘC MƠNG TẠI XÃ SUỐI GIÀNG
HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH TÊN BÁI.
I,Mở đầu :
1,Khái qt chung về đói nghèo .
-Tình trạng nghèo đói là một vấn đề mang tính chất tồn cầu, và đang thu hút nỗ
lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đói nghèo và nâng cao
phúc lợi người dân.
-Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói,
song ý kiến chung nhất cho rằng, ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2
khái niệm riêng biệt.
+ Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
+Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ
dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng
và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát,


con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương
45.000VND).


II,Nội dung chính:
1,Khái quát chung về vị trí địa lý của Xã Suối Giàng :
-Vị trí địa lý: Suối Giàng là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Việt
Nam, nằm ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển nên có khí hậu mát mẻ giống
như Sapa hay Đà Lạt.
-Diện tích và dân số: Xã Suối Giàng có diện tích 60,43 km², dân số năm 2019 là
3.556 người, mật độ dân số đạt 59 người/km².
2, Thực Trạng nghèo đói của dân tộc mơng tại xã Suối Giàng:
Dân tộc Mông tại xã Suối Giàng chiếm phần lớn tại xã cụ thể là khoảng 98% dân
số trong tổng dân số của cả xã . Suối Giàng là xã vùng cao ĐBKK của huyện Văn
Chấn với một xã chiếm phần lớn là người dân tộc thiểu số ,việc phát triển kinh tế
cũng như văn hóa cịn gặp nhiều khó khăn trong đó tiêu biểu nhất là vấn đề nghèo
đói .Cụ thể tỷ lệ đói nghèo trong xã chiếm 51,18% (20006),xét trên các tiêu chí
khía cạnh nghèo đói cụ thể như sau :
-Thu nhập trung bình của người dân : Mức thu nhập chủ yếu của người dân ở
đây chủ yếu từ việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi ,nhiều hộ chỉ từ việc trồng
trọt ,một số buôn bán nhỏ lẻ .Trung bình các hộ bn bán nhỏ lẻ có khoảng thu
nhập dao động chỉ từ 6-7 triệu/ tháng ,đa số các hộ trồng trọt ,các loại cây công
nghiệp thì khoảng 4-5 triệu/tháng ,một số hộ chỉ khoảng 1-2 tr/tháng .Nhìn chung
với những khoảng thu nhập đó người dân tộc Mơng họ vẫn chưa đáp ứng được cho
gia đình ,trong sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày.
-Tiếp cận các dịc vụ xã hội:
+ Y Tế : Rất ít sử dụng các dịc vụ y tế mặc dù người dân ở đây đều có bảo hiểm
tế ,sự ưu tiên của nhà nước ,chính phủ.Tuy nhiên qua sự khảo sát thì việc ốm
đau,sinh đẻ ,khám bệnh trung bình của dân tộc Mơng thì 10 người chỉ có đến 4
người là đi viện số còn lại mua thuốc hoặc cúng ma do người dân ở đây vẫn cịn
mê tín ,tin là do ma quỷ mà bện ốm đau,một phần là khơng có chi phí đi .Chúng ta
có thể thấy chỉ khoảng 40% là sử dụng được các dịch vụ y tế .



+Bảo hiểm xã hội : mặc dù là được cung cấp các bảo hiêm xã hội nhưng do sự
không hiểu biết nhiều người dân vẫn không được hưởng các bảo hiểm đó ,nhiều trẻ
em sau khi sinh ra khơng được khai sinh do vợ chồng không đủ tuổi hay là những
người già vẫn không được chế độ bảo hiểm do con cái khơng làm các chính sách
giấy tờ bởi vì họ không được học hành ,giáo dục......Qua sự điều tra thì 10 trẻ em,
sinh ra chỉ có 6 trẻ em là có khai sinh.
+Đường lưới điện: Lưới điện mặc dù đã có tại trung tâm xã nhưng một nhà vẫn
khơng có đủ điều kiện để sử dụng do chi phí thu nhập q thấp ,thận chí một số
nhà cịn khơng cịn chi phí thu nhập.Nhiều thơn bản lưới điện vẫn chưa có ,nhà nào
có điện kiện thì sử dụng máy điện nước tự làm ra ,nhiều nhà vẫn khơng có điện
dùng .Tại xã Suối Giàng gồm 8 thơn thì mới có 6/8 là có lưới điện.
-Giáo dục:
+Trình độ giáo dục của người lớn: Qua số liệu điều tra năm 2010 số người học hết
lớp 9 là chiếm phần lớn (50%),số người đi học THPT là 10% ,40% còn lại là bỏ
học hoặc khơng đi học.
+Tình trạng được đến trường của trẻ em : Nhiều năm trở lại gần đây thì số trẻ em
được đến trường cũng tăng lên nhưng vẫn rất hạn chế ,một phần là do các gia đình
khơng có điều kiện cho các con đến trường hoặc cho đến trường nhưng đi học
không đúng tuổi .
-Nhà ở ,sinh hoạt hàng ngày :Nhiều hộ gia đình vẫn ở trong những mái nhà cọt
,tường bằng tre,nền đất,....bề mặt diện tích nhà nhỏ ,chập .Cuộc sống sinh hoạt còn
rất hạn chế thiếu thốn :những ăn không đủ no ,nuôi dưỡng con cái khơng đủ dinh
dưỡng ,đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng suy di dưỡng
của trẻ nhỏ ở Việt Nam.
-Sử dụng các dịch vụ viễn thông ,tài sản về phương tiện giao thông: Đa số
nhiều người dân còn chưa biết đến dịch vụ mạng internet , ngay cả việc theo dõi
thông tin trên tivi ,đài cũng rất ít.Phương tiện giao thơng cũng hạn chế cịn một số
nhà cịn khơng có phương tiện để đi lại .Trung bình 10 nhà thì 7/10 nhà có xe máy .

III,Kết luận

Như vậy qua trên chúng ta có thể thấy thực trạng nghèo đói của dân tộc Mơng tại
xã Suối Giàng huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái là một vấn đề mà quan trọng cần đề
ra các giải pháp để đẩy lùi nghèo đói cũng như xóa đói giảm nghèo.


Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo :
-Đầu tư giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
-Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi
-Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế chống đói nghèo, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất
-Chính sách Xóa đói giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động

IV,Tài liệu tham khảo
-Tập phổ cập đều tra giáo đục năm 2010 của xã Suối Giàng.
-Trang web ANB Việt Nam
-Trang web Báo Nhân dân -dân tộc miền núi.
-Trang web Yên Bái.com



×