Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

2.2.1.2 Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ_compressed_compressed

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.59 KB, 12 trang )

2.2.1.2. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
❖ Khái niệm: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là kỹ năng thể hiện thông qua
sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói thơng qua cách
trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định trong giao tiếp.
❖ Phân loại giao tiếp phi ngơn ngữ:
➢ Theo giác quan giao tiếp thì giao tiếp phi ngơn ngữ được chia thành:
• Thơng qua thị giác : tiếp nhận thông tin của nhau qua nét mặt,
ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, cử chỉ, diện mạo, trang phục đi
kèm , khoảng cách…
• Thơng qua thính giác: thơng tin được tiếp nhận qua giọng nói,
tốc độ nói, âm thanh đệm theo…
• Thơng qua xúc giác: bàn tay, đụng chạm, ôm hôn,…Thông
tin được truyền qua xúc giác chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc
trưng của từng nền văn hóa. Sự đụng chạm như thế này ở xứ
sở này là phép lịch sự nhưng xứ sở kia lại là sỉ nhục,xúc
phạm. Muốn sử dụng hình thức giao tiếp thông qua xúc giác
cần phải nghiên cứu đặc trưng của nền văn hóa để tránh hiểu
lầm đáng tiếc .
• Thơng qua vị giác: văn hóa ẩm thực cũng là yếu tố quan trọng
trong giao tiếp. Thơng qua các món ăn thức uống, ….Người
giao tiếp chuyển tải thái độ, tình cảm.
➢ Theo mục đích giao tiếp : có hai loại:
• Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định: là những biểu hiện
mang tính bản năng của hành vi, tư thế, nét mặt …..Xuất hiện
theo phản xạ tự động khơng có sự kiểm sốt của ý thức.
• Giao tiếp phi ngơn ngữ có chủ định: là những biểu hiện của
các hành vi cử chỉ, các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục
đích với sự cố gắng của ý chí
➢ Đặc điểm của giao tiếp phi ngơn ngữ
• Ln ln tồn tại có ý thức lẫn vơ thức
• Phụ thuộc vào khung cảnh giao tiếp như thời điểm , thời tiết,


không gian và bối cảnh xung quanh….Một bối cảnh không
phù hợp sẽ gây một sự đáp ứng và phản hồi ngược lại mong
muốn của chủ thể.
• Mang tính đa nghĩa.
• Chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc trưng của nền văn hóa.
• Có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Ln có ranh giới
trong việc sử dụng phi ngôn ngữ trong giao tiếp với những
chủ thể khác nhau về giới tính. Giao tiếp phi ngơn ngữ giữa


nam-nam khác với giao tiếp không lời giữa nữ-nữ và càng có
sự khác biệt khi chủ thể giao tiếp với nhau là nam-nữ.
❖ Vai trị của giao tiếp phi ngơn ngữ:
-Hỗ trợ, đơi khi thay thế cả lời nói ‘Khơng ai giữ được bí mật cả. Nếu miệng khơng nói
thì ngón tay, ngón chân cũng động đậy”(S.Freud)
-Tạo nên sinh động, cuốn hút trong giao tiếp
-Có khả năng gửi những thơng điệp “tế nhị”, giúp người ta nói được những điều khó nói.
Nó cịn như mật mã giúp con người có những giao tiếp rất tương tư, kín đáo giữa một thế
giới rất đông người
-Sử dụng phù hợp, đúng cách sẽ tạo cho chủ thể một sự duyên dáng, đáng yêu gây thiện
cảm gần gũi trong giao tiếp
-Được phát ra, tiếp nhận chính xác, đầy đủ thì những thơng điệp đó rất đáng tin cậy

❖ Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ:
➢ Biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời.
➢ Biểu hiện các đặc trưng cá nhân.
Các kênh giao tiếp phi ngơn ngữ:
Giao tiếp qua giọng nói (Âm điệu, ngữ điệu, nhịp độ của giọng nói)
- Thơng qua giọng nói biết được tâm trạng hoặc cảm xúc của người giao tiếp.
Ví dụ: Trạng thái vui mừng, ngữ điệu trở nên nhiệt thành, tiếng nói trong trẻo, hồ hởi,

nhịp nói nhanh hơn, to hơn và diễn cảm hơn. Trạng thái buồn, lời nói nhỏ, chậm, ngắt
qng.
- Thơng qua giọng nói biết được tính cách con người:


Người hưởng ngoại, giọng nói to, rõ ràng, hồ hởi hoặc đanh thép. Người hướng nội,
giọng nói nhẹ nhàng, nhịp độ từ tốn, thích nói nhỏ.
- Qua giọng nói hiểu được tính quan trọng hay khẩn cấp của thơng tin. (Ví dụ: Chiến
tranh biên giới...)
- Qua giọng nói xác định được tình trạng sức khoẻ của người khác. Một giọng nói tốt
phải có 3 điều kiện sau:
- Phải có cường độ: tiếng nói càng khỏe, càng mạnh càng dễ tác động đến người nghe.
- Phải có âm vực rộng (tức là có thể phát ra những âm thật trầm đến âm thật bổng).
+ Giọng trầm, ngập ngừng: Tỏ ra sợ sệt.
+ Giọng trầm, đều: Gợi sự buồn bã, chán nản.
+ Giọng cao, nhanh: Có tính chất giục giã.
- Phải có nhiều âm sắc: cùng một giọng, một cường độ nhưng người thì phát ra tiếng
trong trẻo, mềm mại, dễ nghe. Người thì phát ra tiếng the thé, cứng đờ, khó nghe.
Nét mặt
Ciceron: "Khuôn mặt là cái gương của tâm hồn”
- Mỗi người có một khn mặt riêng, khơng ai giống ai, người ta ước tính có khoảng hơn
20.000 nét mặt khác nhau.
- Charles Dawin làm thí nghiệm và đi đến kết luận rằng nét mặt có thể biểu lộ 6 loại tình
cảm khác nhau: vui buồn, tức giận, ngạc nhiên, ghế tởm, sợ hãi, quan tâm.
- Paul Ekman đã chỉ ra có sáu nét mặt phổ biến tương ứng với các trạng thái cảm xúc:
vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét coi thường và giận dữ.
- Ngồi tính biểu cảm, nét mặt cịn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người có nét
mặt căng thẳng thường là người dứt khốt trực tính; người có nét mặt mềm mại ở vùng
miệng thì hịa nhã, thân mật, biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp. Nhướng mày
thường là dấu hiệu cho biết người ta không hiểu và muốn lặp lại thơng tin. Đơi khi nó chỉ

sự không tin tưởng mấy. Nhăn trán, cau mày là dấu hiệu phổ biến của sự lúng túng và sự
lo lắng, và đôi khi là biểu hiện của sự giận dữ.
Sự biến đổi của vẻ mặt con người lúc giao tiếp, thể hiện rất rõ ở 3 vùng của bộ mặt: mắt,
mũi, miệng. Qua nét mặt có thể biết trạng thái cảm xúc và các đặc điểm tính khí của họ.
Nét mặt mang giá trị giao tiếp đa dạng và phong phú, khả năng "đọc" nét mặt người
khác phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm sống.
Ánh mắt


Theo Ăng ghen: "Mắt con chim đại bàng có sức nhìn xa hơn mắt con người, nhưng mắt
con người nhìn thấy trong mỗi vật nhiều thứ hơn mắt đại bàng". Mắt con người nhìn với
tồn bộ sức sống của con người và khi người ta nhìn là cả trí tuệ thông minh cả sự yêu
ghét... Mọi hoạt động của thân thể và tâm hồn dồn vào đôi mắt. Phineas Fletcher: "Ngơn
ngữ của ái tình nằm trong đơi mắt".
Dân gian có câu “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi lẽ cặp mắt là điểm khởi đầu cho tất cả
mọi nghiên cứu, quan sát tìm hiểu, qua ánh mắt con người có thể nói lên rất nhiều thứ
ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước nguyện của con
người ra bên ngoài.
Trong giao tiếp ánh mắt cịn đóng vai trị “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện sự chú ý,
tơn trọng, sự đồng tình hay là phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp cũng phụ thuộc vào vị trí
xã hội của mỗi bên. Người có địa vị xã hội cao hơn (hay tự cho mình là có vai trị cao
hơn) thường nhìn vào mắt của người kia nhiều hơn, kể cả khi nói lẫn khi nghe.
Ánh mắt của một người còn phản ánh cá tính của người đó: người có óc thực tế thường
có cái nhìn lạnh lùng, người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện, người
nham hiểm đa nghi có cái nhìn xoi mói, lục lọi, người có ý gian khơng chân thành thường
hay nhìn láo liên, lấm lét... Hình thái mắt biểu hiện tâm tính con người: mắt trịn: dễ nổi
nóng; mắt sâu: có đời sống nội tâm dồi dào, sâu kín, hay suy tư, mắt lim dim: ich kỷ,
phản bội, mắt luôn mở lớn: dễ hốt hoảng, lo sợ vô căn cứ.
Ánh mắt thực hiện các chức năng giao tiếp sau:
- Tín hiệu về sự đồng ý hay khơng đồng ý (đúng hay sai).

- Tín hiệu về tình cảm (u, thích hoặc ghét).
- Tín hiệu về mức độ nhận thức (hiểu hay khơng hiểu).
- Tín hiệu về nhu cầu, lịng mong muốn.
- Tín hiệu điều chỉnh hành vi, thái độ của 2 bên


Nụ cười
• Ý nghĩa của nụ cười trong giao tiếp:
Người ta thường nói “Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Có thể dễ thấy nụ cười
trong giao tiếp là một hình thức tích cực của giao tiếp khơng lời và thường thể hiện nhiều
hơn những gì chúng ta nói. Một nụ cười trong giao tiếp là cách chứa đựng rất nhiều thơng
tin và thể hiện một cảm xúc tích cực cho họ và cho người khác. Khi một ai đó cười, điều
đó phản ánh người đó có sự quyết tâm và hi vọng nhiều vào cuộc sống.
• Các kiểu cười trong giao tiếp
Cười mỉm: Đây là kiểu cười thông dụng thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Cười
mỉm thể hiện bạn là con người kín đáo, ý tứ.
Cười nhếch mép: Kiểu cười này thể hiện bạn là con người khinh khỉnh, ích kỷ và lắm
mưu mẹo.
Cười rộng rãi: Thể hiện bạn là một con người tử tế, rộng lượng, thành thật.
Cười thống qua: Hay cịn gọi là kiểu cười xã giao khi bạn cười thoáng qua nghĩa là bạn
khơng muốn ai biết tâm sự của bạn.
Có thể thấy nụ cười rất quan trọng trong giao tiếp vì nó thể hiện thái độ của đối tượng
giao tiếp nên chúng ta cần nhạy bén quan sát nụ cười của đối phương để biết được lòng
dạ của họ đồng thời cũng cần điều chỉnh nụ cười của mình để phù hợp với các tình huống
giao tiếp từ đó tạo nên ấn tượng tốt trong mắt của đối phương.


Cử chỉ.
• Ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp
Cử chỉ phụ giúp đắc lực cho lời nói. Nói kèm theo những cử chỉ phù hợp sẽ tác động hiệu

quả hơn tới khách thể giao tiếp. Ngược lại, hiểu được ngơn ngữ cử chỉ cịn giúp bạn nhìn
thấy thái độ khơng lời của đối phương trước khi họ nói ra lời. Điều này giúp bạn có khả
năng thay đổi tình thế kịp thời. Ngồi ra, trong nhiều tình huống, lời nói khó có thể diễn
đạt một cách trọn vẹn và tế nhị nội dung muốn truyền đạt của chủ thể. Lúc này, ngôn ngữ
không lời được sử dụng thay thế thông báo bằng lời và việc sử dụng ngôn ngữ không lời
đem lại hiệu quả đặc biệt, mà ngôn ngữ nói khơng thể làm được.
-

• Các loại cử chỉ trong giao tiếp:
Giao tiếp bằng nét mặt:

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự
biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản
thân mình tự tin hơn và dễ thành cơng hơn trong giao tiếp.
Khi trong lịng thấy vui, khn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn
căng. Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khn mặt bạn
cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó những ngơn ngữ khơng
lời trên khn mặt bạn lại cho thấy tất cả.
-

Giao tiếp bằng tay bằng đầu

Khi giao tiếp bạn hồn tồn có thể dùng đầu và tay để biểu thị ý muốn nói cho đối
phương chẳng hạn như một số động tác tay và đầu trong giao tiếp thể hiện việc bạn muốn
đối phương nói nhanh hay chậm, dừng lại hay giải thích thêm. Hay khi bạn đi ăn nhà


hàng nếu không muốn được phục vụ thêm bạn chỉ việc lắc đầu và ngược lại nếu muốn
được phục vụ thêm bạn chỉ cần gật đầu nhẹ để ra hiệu cho bồi bàn lấy thêm thức ăn cho
bạn.

Ngồi ra cịn có rất nhiều các hình thức giao tiếp bằng cử chỉ khác tuy nhiên nếu không
muốn tạo ấn tượng xấu trong mắt đối phương thì khi giao tiếp bằng cử chỉ ta cần chú ý
những hành động sau.
Khoanh tay: Tạo sự xa cách, phịng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con người ln có xu
hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ con thường xuyên núp sau váy
mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó của nó biến đổi thành động tác khoanh
tay: tự tạo rào cản một cách vơ hình cho mình. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa
cởi mở, đang dò xét.
Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hồ nhập (Khơng chỉ đàn ông,
mà nhiều phụ nữ cũng hay mắc phải).
Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng khơng
nên chỉ tay vào thính giả.
Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh
hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay
vung.

Tư thế


• Ý nghĩa của tư thế trong giao tiếp
Tư thế trong giao tiếp đứng hay ngồi đều có ảnh hưởng đến ấn tượng của đối phương về
bạn. Nếu bạn muốn mở rộng mối quan hệ hay chinh phục một ai đó, một trong những
điều đầu tiên bạn cần học chính là điều chỉnh lại các tư thế trong giao tiếp hàng ngày.
Nếu bạn muốn trở thành một người có phong cách chuyên nghiệp, bạn cần phải rèn luyện
thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu từ việc chú ý từng động tác đơn giản thường ngày.
• Tư thế ngồi:
-

Khi ngồi, hai chân bạn phải khép lại, không được ngồi dạng chân ra, nhất là bạn
nữ khi mặc váy ngắn, phải chú ý che kín đùi.

Lúc ngồi xuống phải từ tốn nhẹ nhàng, khơng để có tiếng động.
Sau khi ngồi, thân mình phải thẳng không nên nghiêng ngả, hai tay để tự nhiên lên
đùi hay thõng xuống tùy ý.
Hai bàn chân và hai ống chân tốt nhất là nên vng góc với nhau, tư thế này đẹp
nhất đối với nữ giới.
Đối với nam giới có thể mở rộng đùi 10 – 20 cm, nhưng cũng khơng nên mở đùi
q rộng.
• Tư thế đứng:

-

Tư thế đứng đúng nhất cần phải ngẩng cao đầu, rướn ngực lên, thót bụng, hai đùi
hơi mở ra để hai bàn chân rộng ngang hai vai, kết hợp với vẻ mặt tự tin.
Lưng thẳng.
Đầu ngay ngắn hai mắt nhìn thẳng.
Nam giới đứng chân có thể hơi xiên, lịng bàn tay hướng vào trong, ngón tay có
thể khép cong hờ.
Nữ giới đứng hai chân khép lại, nếu là tư thế đứng chỉ có thể đứng theo động tác
nghỉ một chân.
• Tư thế đi:

Tư thế đi đúng nhất là ngẩng cao đầu, rướn ngực về phía trước, hai chân bước
thong thả, hai tay hơi vung nhẹ.
- Khi đi, hai vai cân bằng, không nên cho tay vào túi quần hay vừa đi vừa ăn vặt.
- Khi bước đi đầu ngẩng cao, dướn ngực về phía trước lấy lực từ lưng và chân để
bước.
- Nữ giới mặc váy khi đi chú ý hai chân bước thẳng đều, nhịp nhàng mới đẹp.
Dáng vẻ của bạn phải hài hoà giữa cử động tay và bước đi , dáng vẻ trang nhã thể hiện
bạn là người được dạy dỗ chu đáo, biểu lộ vẻ đẹp tự tin.
-



Diện mạo
Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng: ấn tượng đầu tiên thường được tạo ra trong vòng 7 đến
17 giây đầu tiên của cuộc gặp gỡ và 55% ấn tượng của người đối diện về bạn sẽ được
quyết định bởi vẻ bên ngồi. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm là cần chú ý về hình ảnh khi
xuất hiện, biểu hiện qua: vóc dáng, tư thế, trang phục, trang sức, trang điểm, khuôn
mặt…của bạn.
Trang phục, trang sức, phụ kiện
Có thể nói trang phục là một chỉ số quan trọng nói lên tính cách, con người bạn. Trang
phục tạo ra dấu hiệu nhận diện và là một kênh giao tiếp phi ngôn ngữ hữu hiệu. Trang
phục giống như chất truyền dẫn, truyền đi những thơng tin về trí khí, về sự tu duỗng và
kiến thức của bạn.Vì vậy, trong lần đầu gặp gỡ tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp bạn
nên lựa chọn cho mình một bộ trang phục phù hợp.
Ngoài ra, khi lựa trang phục bạn nên chú ý thêm sự phù hợp của bộ trang phục với vóc
dáng, làn da, thời đại, các thơng lệ văn hóa xã hội… Một bộ quần áo chỉn chu, gọn gàng,
sạch sẽ sẽ tốt lên hình ảnh bạn là người đàng hoàng, chững chạc, nghiêm túc. Ngược lại,
sự xuề xòa, luộm thuộm trong ăn mặc sẽ khiến bạn để lại ấn tượng xấu trong người
khác. Tất nhiên cũng tùy vào hồn cảnh giao tiếp, bạn có thể lựa chọn những bộ trang
phục phù hợp cho mình.

Ví dụ nếu là tham gia một buổi party cuối năm của cơ quan bạn hồn tồn có thể lựa chọn
cho mình một bộ váy dạ hội rực rỡ, lộng lẫy có phần quyến rũ một chút (chắc
chắn không nên diện áo sơ mi trắng, chân váy cơng sở, quần áo “kín cổng cao tường”…),
tuy nhiên nếu là một buổi làm việc với đối tác để ký kết hợp đồng thì lại yêu cầu bạn ăn
mặc nghiêm túc, trang trọng…Ngoài ra, để tạo nên ấn tượng bề ngoài bạn cũng nên phối
kết hợp với trang sức, các đồ phụ kiện như khuyên tai, đồng hồ, vịng tay… để tơn thêm


vẻ sang trọng, lịch lãm và tạo ấn tượng với đối phương đồng thời khẳng định phong cách

riêng bạn nhé.
Khoảng cách giao tiếp phi ngơn ngữ: gồm 4 loại
• Khoảng cách thân mật: từ (intimate zone, từ 0- 0,45m). Đây là “khoảng trời
riêng” của mỗi con người. Chỉ những ai thân thiết, gần gũi, chiếm được
thiện cảm của chủ nhân mới được nước vào, ví dụ như cha mẹ, vợ chồng,
con cái, anh em, bạn bè thân, người yêu bà con gần.

• Khoảng cách cá nhân (personal zone, từ khoảng 0,45m-1.2m)
Chúng ta thường dùng cách người khác ở khoảng cách này khi cùng họ tham dự các bữa
tiệc, khi giao tiếp ở cơ quan hay khi gặp mặt bạn bè
• Khoảng cách xã hội (social zone, từ khoảng 1,2m-3,5m)
Đây là vùng khoảng cách thường được chứng ta duy trì khi tiếp xúc với những người xa
lạ. Ví dụ, khi chúng ta hỏi giờ, hỏi đường, v.v.
• Khoảng cách cơng cộng (public zone, khoảng trên 3.5m)
Khoảng cách này thích hợp với các cuộc tiếp xúc với đám đông tập lại thành từng nhóm.
Ví dụ: khi các bạn nói chuyện tại cuộc mít tinh diễn thuyết trước cơng chúng thì khoảng
cách thuận lợi nhất từ nơi bạn đứng đến dẫy bàn đầu tiên dành cho người nghe là trên
3.5m
Về các vùng khoảng cách giao tiếp được nêu trên chứng ta cần lưu ý một số điên như
sau:
-Các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh của yếu tố văn hóa, những người đến từ
những nền văn hóa khác nhau thường có vùng giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, người ta
nhận thấy rằng nhiều người châu Âu có vùng thân mật hẹp hơn người Mỹ.Hơn nữa,vùng
thân mật của cư dân sống ở thị thành cũng hẹp hơn vùng thân mật của cư dân sống ở
nông thôn
-Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý chọn khoảng cách cho phù hợp với tích chất của
mối quan hệ
-Tùy theo mục đích giao tiếp mà thay đổi khoảng cách cho phù hợp để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đặt mục đích
-Trong q trình giao tiếp nên linh hoạt thay đổi khoảng cách cho phù hợp với tình

huống giao tiếp


Việc sử dụng khoảng cách như là một phương tiện giao tiếp là một việc khơng đơn giản
Nó địi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt của chúng ta trong giao tiếp và phản ánh nghệ
thuật giao tiếp của chúng ta
Quà tặng
Trong giao tiếp người ta hay dùng nhiều đồ vật như bưu ảnh hoa đồ trang sức ... tặng cho
nhau. Những đồ vật này thường trở thành vô giá đối với người được tặng bởi chúng chứa
đựng tình cảm, mong muốn của người tặng
Tặng quà là một trong những cách nhanh nhất để tạo tình cảm và những ấn tượng tốt đẹp
ở người khác về chúng ta.con người ai cũng thích được quan tâm ,vì vậy mà ai cũng thích
được nhận quà tưh đứa trẻ cho đến những cụ già .Vào dịp lễ tết ,các công ty cũng thường
tặng quà cho nhân viên và gia đình của họ.Vào những diệp thích hợp,người ta cũng
thường tặng quà cho đối tác làm ăn với mình.Một lẵng hoa kèm theo bưu thiếp chúc
mừng vào dịp đối tác khai trương cửa hàng hay được đề bạt,thăng tiến chắc chắn sẽ làm
đối tác cảm động
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với cách tặng q. Có người cho rằng q tặng khơng bằng
cách tặng. Để quà tặng trở nên ý nghĩa với người nhận cần lưu ý một số điểm nào sau
đây:
- Khi tặng quà cần chú ý đến nhu cầu sở thích của người được tặng
- Quà tặng phải phù hợp với mối quan hệ giữa người tặng hoặc công ty và bên được
tặng. Quà tặng cũng cần thể hiện được thái độ nghiêm túc và chân thành. Có thể sử dụng
sản phẩm của địa phương hoặc của công ty làm quà tặng, như vậy khơng những thể hiện
được tình cảm chân thành mà cịn có ý nghĩa quảng cáo.
- Cách tặng q không nên cầu kỳ, phô trương, mà nên đơn giản thể hiện sự chân thành
nghiêm túc
- Quà tặng thường được gói ghém cẩn thận khi nhận quà cần tổ thái độ vui vẻ và đừng
quên cảm ơn người tặng. Nếu quà tặng được gửi qua đường bưu điện hoặc qua người
khác thì cần gọi điện hoặc gửi thư để nói lời cảm ơn

- Không nên mở ra ngay để xem và hãy chờ sau khi khách ra về trừ trường hợp người
bạn được nghỉ làm điều đó. Trong trường hợp nào nên nói lời gì để biểu thị cảm xúc tích
cực của mình đối với món q và cảm ơn người bạn lần nữa
Sau khi mở quà, nếu thấy món q trên mức tình cảm khơng tính nhận nên tìm cách gửi
trả lại người tặng kèm theo lời giải thích với thái độ ôn tồn, vui vẻ. Nếu việc nhận được
quà là một bất ngờ, người nhận không kịp chuẩn bị q để đáp lỡ thì chờ dịp khác mà
khơng nên vội vàng lo lắng


Mùi
Mùi hương có thể tác động tới hiệu quả làm việc của não, ở Nhật một công ty thử nghiệm
vào những giờ nhất định cho nhân viên của mình với những mùi nhất định kết quả cho
thấy hiệu quả công việc đã tăng đáng kể.Mùi hương u thích có thể làm cho não chúng
ta hưng phấn làm việc tốt hơn .Ngược lại một mùi khó chịu Nếu tỏa ra từ một người sẽ
khiến nhận đối phương giao tiếp đánh giá khơng tốt thậm chí là xa lánh ta.Mùi khó chịu
trong hội trường có thể gây mất tập trung tạo nên tâm lý khơnh thoải mái cho thính giả và
gây sự mất tự tin cho chính diễn giả khi xuất hiện trước cơng chúng.
Với thời tiết nóng nực như mùa hè ở nước ta mồ hôi dễ làm phát sinh những mùi khó
chịu trên cơ thể. Thơng thường ta khơng thể nhận biết mùi của chính mình, hãy ngăn
ngừa trường hợp đó. Với nữ giới thường dùng nước hoa cũng phải lưu ý chọn mùi hương
phù hợp khi giao tiếp được người một mùi hương yêu thích sẽ làm ta rất phấn khích.
Mỗi phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ đều có tác dụng nhất định, có ý nghĩa nhất định.
Tuy nhiên trong giao tiếp chúng thường được sử dụng kết hợp. Hơn nữa các biểu hiện bề
ngoài của một người cịn phụ thuộc vào tình huống giao tiếp, nghĩa là vào thái độ của đối
tượng giao tiếp. Vì vậy, muốn giao tiếp có hiệu quả cần nắm vững ý nghĩa của từng
phương, tiện rèn luyện kỹ năng sử dụng từ phương tiện và biết kết hợp sử dụng chúng
một cách nhuần nhuyễn, hợp lý, biết phân tích và tổng hợp ý nghĩa của chúng trong mối
liên hệ chặt chẽ với tình huống giao tiếp.




×