Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tính toán xác định thông số đường dây 500kv sử dụng cơ sở dữ liệu từ hệ thống giám sát diện rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV
sử dụng cơ sở dữ liệu từ hệ thống giám sát diện
rộng
PHẠM NGỌC CHIẾN
Ngành: Kỹ thuật điện – Hệ thống điện

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Nguyễn Đức Huy
Chữ ký của GVHD

Viện:

Điện

HÀ NỘI, 04/2021


CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNNLDC

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia

EMS



Hệ thống các chương trình quản lý năng lượng (Energy
Management System)

NMĐ

Nhà máy điện

PMU

Thiết bị đo góc pha (Phasor Mesurement Unit)

WAMs

Hệ thống giám sát diện rộng (Wide Area Monitoring System)

IP

Giao thức mạng (Internet Protocol)

SIR

Tỷ số giữa trở kháng nguồn (Source impedance ratio)

TI

Biến dòng điện

TU


Biến điện áp

SCADA

Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (Supervisory
Control and Data Acquicition)

WLS

Bình phương gia quyền nhỏ nhất (Weighted Least Squares)

FEI

Chỉ số đánh giá trào lưu công suất (Flow Evaluation Index)

SE

State Estimator (đánh giá trạng thái)

HTĐ

Hệ thống điện

A0

Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia

A1

Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Bắc


A2

Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam

A3

Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Trung

IEEE

Viện kỹ sư điện và điện tử (The Institute of Electrical and
Electronics Engineers)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

PDC

Thiết bị thu thập dữ liệu góc pha (Phasor Data Concentrator)

RTU

Thiết bị đầu cuối (Remote Terminal Unit)

PF

Trào lưu công suất (Power Flow)


NTP

Xác định cấu trúc lưới điện (Network topology processor)

OPF

Trào lưu công suất tối ưu (Optimal power Flow)


PSS

Đường đặc tính trạng thái Hệ thống điện (Power Status Curve)

VSC

Đường đặc tính ổn định điện áp (Voltage-Stability Curve)

PSR

Nhận diện dao động công suấty (Power Swing Recognition)

EQ

Chỉ số đánh giá chất lượng kết quả của bài toán đánh giá trạng
thái (Estimation Quality)


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện Luận văn, tác giả đã
nhận được sự khuyến khích, động viên và tạo điều khiển giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cơ giáo, các lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo tại Bộ môn Hệ
thống điện, Viện Điện – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và đặc biệt là thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Đức Huy là người đã trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ
những kiến thức quý báu và đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt q trình học
tập và hồn thành Luận văn thạc sĩ.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các lãnh đạo và đồng
nghiệp tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã tạo điều kiện cho tác
giả tham gia khóa học Thạc sĩ này và cho phép tác giả được khai thác một số
công cụ phần mềm, thông tin, dữ liệu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn to lớn đến gia đình vì đã ln hỗ trợ,
động viên tác giả trong suốt những năm tháng học tập, nghiên cứu để đạt được
kết quả này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nội dung bài Luận văn chắc hẳn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến
đóng góp xây dựng từ các thầy cơ giáo, đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện
hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn công tác.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2021
Tác giả

Phạm Ngọc Chiến

Phạm Ngọc Chiến – CA180201


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM


MỤC LỤC

1.1

Đặt vấn đề, tóm tắt luận văn ........................................................................... 7

1.1.1

Đặt vấn đề, mục đích thực hiện đề tài ..................................................... 7

1.1.2

Phạm vi thực hiện đề tài và tóm tắt bố cục nội dung của luận văn ......... 9

1.2

Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam ......................................................... 10

1.2.1

Phụ tải điện............................................................................................ 12

1.2.2

Nguồn điện ............................................................................................ 18

1.3

Các phương pháp xác định thông số đường dây 500 kV hiện tại .............. 23


1.3.1

Phương pháp tính tốn lý thuyết và giả định ước lượng ....................... 23

1.3.2

Phương pháp đo trực tiếp thông số đường dây 500 kV ........................ 24

2.1

Hiện trạng và tồn tại ...................................................................................... 42

2.2

Một số khái niệm chung về hệ thống WAMs ............................................... 43

2.2.1

Hệ thống giám sát diện rộng (WAMs) .................................................. 43

2.2.2

Thiết bị ghi sự cố - Rơle 7KE85 (tích hợp chức năng PMU) ............... 43

2.2.3

Thiết bị thu thập dữ liệu góc pha (PDC) ............................................... 44

2.2.4


Khái niệm Phasor – Góc pha ................................................................. 45

2.2.5

So sánh thiết bị RTU (SCADA) vs PMU (WAMs) .............................. 46

2.2.6

Ứng dụng của hệ thống WAMs ............................................................ 46

3.1

Một số định nghĩa về các thông số đường dây trong phạm vi đề tài ......... 53

3.1.1

Định nghĩa các thông số đường dây trong phạm vi đề tài..................... 53

3.1.2

Phân loại các loại hình đường dây trong phạm vi đề tài ....................... 53

3.2

Phương pháp luận .......................................................................................... 56

3.2.1

Đường dây không trang bị tụ bù dọc và kháng bù ngang ..................... 64


3.2.2

Đường dây trang bị kháng bù ngang ..................................................... 64

3.2.3

Đường dây trang bị tụ bù dọc................................................................ 66

3.2.4

Đường dây trang bị cả kháng bù ngang và tụ bù dọc ............................ 67

3.3

Thực hiện tính tốn xác định thơng số thứ tự thuận đường dây 500 kV .. 72

Phạm Ngọc Chiến – CA180201


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

3.3.1

Cơ sở dữ liệu đầu vào............................................................................ 72

3.3.2

Lưu đồ cơng việc thực hiện tính tốn xác định thông số đường dây .... 73


3.3.3
Ứng dụng ngôn ngữ lập trình PYTHON để xây dựng cơng cụ tính tốn
xác định thơng số thứ tự thuận đường dây ............................................................ 73
3.3.4

4.1

Kết quả tính tốn ................................................................................... 73

Tìm hiểu về ứng dụng OpenNet .................................................................... 76

4.1.1

Ứng dụng OpenNet ............................................................................... 76

4.1.2

Các chức năng cơ bản trong OpenNet .................................................. 76

4.2

Giải mơ hình bài tốn SE sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu

WLS 77
4.3

Xây dựng phương pháp đánh giá ................................................................. 80

4.4


Kết quả đánh giá ............................................................................................ 83

5.1

Kết luận ........................................................................................................... 86

5.2

Hướng phát triển của Luận văn trong tương lai ......................................... 86

Phạm Ngọc Chiến – CA180201


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống điện ........................................................................... 7
Hình 1.2: Tăng trưởng sản lượng hệ thống điện Quốc gia qua các năm 2009-2020
.............................................................................................................................. 14
Hình 1.3: Tăng trưởng cơng suất hệ thống điện quốc gia qua các năm 2009-2020
.............................................................................................................................. 14
Hình 1.4: Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa nóng (tháng 4 – 9). ...................... 16
Hình 1.5: Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa lạnh (tháng 10 – 3). ..................... 16
Hình 1.6: Cơ cấu phụ tải điện quốc gia 2020 theo ngành. ................................... 17
Hình 1.7: Biểu đồ thành phần huy động nguồn từ năm 2009 đến năm 2020 ...... 19
Hình 1.8: Cơ cấu nguồn hệ thống điện Việt Nam 2020 phân theo loại hình
nguồn. ................................................................................................................... 20
Hình 1.9: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự thuận ............................................................. 28
Hình 1.10: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự khơng .......................................................... 30
Hình 1.11: Sơ đồ đo điện dẫn phản kháng thứ tự thuận của đường dây .............. 32

Hình 1.12: Sơ đồ đo điện dẫn phản kháng thứ tự khơng của đường dây ............. 34
Hình 1.13: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự thuận có đường dây chạy song song .......... 35
Hình 1.14: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự khơng có đường dây chạy song song đang
vận hành ............................................................................................................... 36
Hình 1.15: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự khơng có đường dây chạy song song được
nối đất một đầu ..................................................................................................... 38
Hình 1.16: Sơ đồ đo tổng trở thứ tự khơng có đường dây chạy song song được
nối đất cả hai đầu.................................................................................................. 38
Hình 1.17: Sơ đồ đo điện dẫn phản kháng thứ tự thuận B1 của đường dây có
đường dây chạy song song ................................................................................... 40
Hình 1.18: Sơ đồ đo điện dẫn phản kháng thứ tự không B0 của đường dây có
đường dây chạy song song ................................................................................... 40
Hình 2.1: Khái niệm góc pha ............................................................................... 45
Hình 2.2: Hình minh họa đường PSS Curve ........................................................ 46
Hình 2.3: Hình minh họa đường VSC Curve ....................................................... 49
Hình 2.4: Ví dụ về hệ thống WAMs .................................................................... 50
Hình 2.5: Minh họa về phần mềm SIGUARD PDP và hệ thống WAM ............. 50
Hình 2.6: Minh họa hệ thống WAMs .................................................................. 51
Hình 3.1: Mơ hình đường dây ngắn ..................................................................... 54
Hình 3.2: Mơ hình đường dây trung bình ............................................................ 55
Hình 3.3: Mơ hình đường dây dài ........................................................................ 55
Hình 3.4: Mơ hình đường dây dài mơ phỏng theo mạch PI ................................. 55
Hình 3.5:Mơ hình mơ phỏng đường dây trung bình ............................................ 57
Hình 3.6: Mơ hình mơ phỏng đường dây dài ....................................................... 57
Hình 3.7: Mơ hình mơ phỏng tính tốn thơng số đường dây ............................... 58
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

4



Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Hình 3.8: Mơ hình đường dây 500 kV có trang bị tụ bù dọc và kháng bù ngang ở
2 đầu đường dây ................................................................................................... 63
Hình 3.9: Mơ hình mơ phỏng đường dây 500 kV khơng trang bị TBD và KBN 64
Hình 3.10: Mơ hình mơ phỏng đường dây 500 kV trang bị KBN ....................... 64
Hình 3.11: Mơ hình mơ phỏng đường dây 500 kV trang bị TBD ....................... 66
Hình 3.12: Mơ hình mơ phỏng đường dây 500 kV trang bị cả TBD và KBN..... 67
Hình 3.13: Lưu đồ xác định thông số đường dây................................................. 73

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

5


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu sản lượng phụ tải hệ thống điện Việt Nam 2020..................... 13
Bảng 1.2: Số liệu sản lượng phụ tải hệ thống điện Việt Nam 2020.................... 13
Bảng 1.3: Số liệu công suất phụ tải hệ thống điện Việt Nam qua các năm ........ 13
Bảng 1.4: Số liệu sản lượng phát điện của các loại hình nguồn điện qua các năm
.............................................................................................................................. 19
Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn điện việt Nam năm 2020 .............................................. 20
Bảng 1.6: Các thông số đường dây ...................................................................... 24
Bảng 2.1: So sánh thiết bị RTU và PMU ............................................................. 46
Bảng 3.1: Phân loại đường dây theo tỷ số trở kháng ........................................... 54
Bảng 3.2: Phân loại đường dây theo chiều dài..................................................... 54
Bảng 3.3: Bộ kết quả thông số đường dây ........................................................... 74
Bảng 4.1: Bộ kết quả thông số đường dây theo chỉ số EQ .................................. 83

Bảng 4.2: Bộ kết quả thông số đường dây theo chỉ số FEI .................................. 84

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

6


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề, tóm tắt luận văn
1.1.1 Đặt vấn đề, mục đích thực hiện đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Hệ thống điện Việt Nam đang ngày
một mở rộng với nhiều đường dây liên kết giữa các vùng miền. Do đặc thù về
phân bố nguồn năng lượng sơ cấp, địa hình và các trung tâm phụ tải trong nội
miền cũng như giữa các miền không đồng đều nên nhu cầu truyền tải công suất
trên các đường dây đấu nối, liên kết ngày càng tăng (đặc biệt trên các đường dây
500kV Bắc – Trung – Nam) và đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành
hệ thống điện hợp nhất một cách an toàn, liên tục, ổn định, đảm bảo chất lượng
điện năng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các đường dây truyền tải đấu nối các trung tâm Thuỷ điện, Nhiệt điện và
các NMĐ Năng lượng tái tạo để truyền tải công suất từ các nhà máy điện về các
trung tâm phụ tải ngày càng nhiều. Ở cấp điện áp 500kV, năm 1994, đường dây
500kV Bắc – Trung – Nam được đưa vào vận hành với chỉ 1 mạch thì đến nay đã
được mở rộng thành 2 mạch và mạch 3 trên giao diện Trung – Nam để đảm bảo
nhu cầu truyền tải.

Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống điện

Với vai trò và ý nghĩa rất to lớn của đường dây tải điện 500 kV, có thể thấy

cơng tác mơ phỏng mơ hình đường dây 500 kV trong các bài tốn tính tốn phân
tích trong hệ thống điện phục vụ cơng tác tính tốn lập kế hoạch vận hành cũng
như vận hành thời gian thực HTĐ là hết sức quan trọng. Công tác mô phỏng
thông số đường dây 500 kV trên các giao diện phần mềm là một trong các đầu
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

7


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

vào của các bài tốn tính tốn. Độ chính xác của cơng tác mơ phỏng sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả đầu ra từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành an
toàn, ổn định và tin cậy của HTĐ.
Rơ le bảo vệ đóng một vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự vận hành an
toàn, ổn định và tin cậy của hệ thống điện. Thông số đường dây cũng là một
trong những thơng số đầu vào trong cơng tác tính toán chỉnh định rơ le bảo vệ,
đặc biệt là rơ le bảo vệ quá dòng và rơ le bảo vệ khoảng cách. Sự hoạt động của
rơ le bảo vệ quá dòng và khoảng cách phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của
thơng số đường dây. Đối với rơ le bảo vệ quá dòng, rơ le sẽ giám sát ngưỡng
dòng điện đo được khi xảy ra sự cố và so sánh với giá trị đặt trong rơ le, khi dòng
điện đo được vượt quá ngưỡng đặt, rơ le sẽ đưa ra lệnh cắt máy cắt. Các kỹ sư sẽ
lựa chọn giá trị chỉnh định của rơ le quá dòng phụ thuộc vào dòng tải lớn nhất và
dòng sự cố nhỏ nhất đo được. Các giá trị dòng điện này phụ thuộc rất lớn vào
thông số đường dây, độ chuẩn xác của tác động mà rơ le bảo vệ đưa ra cũng sẽ
phụ thuộc vào thông số đường dây; thông số đường dây khơng chính xác sẽ dẫn
đến việc rơ le bảo vệ q dịng tác động khơng mong muốn hoặc tác động mất
chọn lọc. Đối với rơ le khoảng cách, nguyên lý hoạt động dựa vào việc giám sát
tỷ số giữa điện áp và dòng diện mà rơ le đo được khi xảy ra sự cố, tỷ số này
chính là trở kháng sự cố mà rơ le đo được. Trở kháng này được so sánh với giá

trị trở kháng được cài đặt trong rơ le, nếu nhỏ hơn giá trị cài đặt, rơ le sẽ đưa ra
lệnh cắt các máy cắt. Giả sử trong trường hợp trở kháng đường dây được khai
báo khơng chính xác do dữ liệu đầu vào khơng chính xác, dẫn đến rơ le bảo vệ
khoảng cách có thể tác động mất chọn lọc. Từ đó có thể thấy độ chính xác của
thơng số đường dây ảnh hưởng rất lớn đến sự làm việc chính xác của rơ le bảo vệ
quá dòng và khoảng cách.
Từ các vấn đề đặt ra ở trên có thể thấy được việc cải thiện đánh giá và nâng
cao tính chính xác của bộ thông số kỹ thuật đường đây 500 kV là rất cần thiết
trong công tác vận hành hệ thông điện. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu
và đưa ra một phương pháp tính tốn và xác định thơng số đường dây 500 kV với
một độ chính xác cao, từ đó có thể làm cơ sở đánh giá được kết quả của các phép
đo/tính tốn tốn thơng số đường dây hiện có, đồng thời tạo ra được một bộ
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

8


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

thông số đầu vào chất lượng cho các bài tốn tính tốn hệ thống điện nhằm nâng
cao chất lượng cho công tác vận hành hệ thống điện.
1.1.2 Phạm vi thực hiện đề tài và tóm tắt bố cục nội dung của luận văn
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đề xuất phương pháp tính tốn xác
định thơng số thứ tự thuận đường dây 500 kV dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập
được từ hệ thống giám sát diện rộng WAMS được Tập đoàn điện lực Việt Nam –
Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia (EVNNLDC) trang bị trên hệ thống điện 500
kV tại Việt Nam. Trong phương pháp này, không cần phải xét đến bất kỳ các
thông số liên quan đến vật liệu dây dẫn điện hay cấu trúc cột điện…, cũng không
cần phải cắt điện các đường dây để thực hiện các phép đo truyền thống. Phương
pháp này sẽ sử dụng các dữ liệu từ PMU từ 2 đầu đường dây (được đồng bộ thời

gian) và thông số đường dây sẽ được tính tốn liên tục theo từng chu kỳ lấy mẫu
của PMU.
Nội dung của luận văn này được bố cục thành 5 chương như sau:
 Chương 1: Giới thiệu chung. Nội dung chương 1 giới thiệu tổng quan
về hệ thống điện Việt Nam, lý do thực hiện đề tài, phạm vi của đề tài,
hiện trạng cơng tác tính tốn, xác định thông số đường dây trên hệ
thống điện Việt Nam hiện nay.
 Chương 2: Giới thiệu về hệ thống giám sát diện rộng trang bị trên
hệ thống điện Việt Nam. Nội dung chương 2 trình bày về tổng quan
hệ thống giám sát diện rộng trên HTĐ Việt Nam và các ứng dụng đang
được khai thác và sử dụng phục vụ công tác vận hành hệ thống điện
thời gian thực.
 Chương 3: Xây dựng phương pháp xác định thông số thứ tự thuận
đường dây từ cơ sở dữ liệu của WAMs. Nội dung chương 3 trình bày
về xây dựng phương pháp luận để thực hiện tính tốn xác định thơng
số thứ tự thuận đường dây 500 kV. Thực hiện tính toán đối với một số
đường dây 500 kV trên hệ thống điện Việt Nam
 Chương 4: Đánh giá độ chính xác của thơng số đường dây được
tính tốn thơng qua bài tốn State Estimator. Nội dung chương 4
trình bày tổng quát về ứng dụng OpenNet tại trung tâm điều độ HTĐ
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

9


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Quốc gia, cụ thể là bài toán SE. Nội dung quan trọng nhất của chương
này là đưa ra phương pháp đánh giá kết quả tính tốn thơng số thứ tự
thuận đường dây ở chương 3 thơng qua các các kết quả từ bài tốn SE.

Từ đó đánh giá được sai số và so sánh bộ thơng số này với các bộ thơng
số hiện có.
 Chương 5: Kết luận. Chương 5 tổng kết lại các kết quả thực hiện được
và nêu hướng phát triển tiếp theo của đề tài.
1.2 Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam
Do yếu tố lịch sử cũng như địa lý, hệ thống điện Việt Nam được chia thành
ba hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thực hiện nhiệm vụ phát
điện – truyền tải – phân phối điện năng để đáp ứng đầy đủ, liên tục nhu cầu sử
dụng điện của các phụ tải trên toàn hệ thống. Trước đây, ba hệ thống điện miền
vận hành độc lập với nhau. Từ năm 1994, sau khi hệ thống điện truyền tải 500kV
được đưa vào vận hành, ba hệ thống điện miền Bắc – Trung – Nam được liên kết
với nhau thành một hệ thống điện thống nhất của quốc gia. Đến nay, hệ thống
điện 500kV vẫn đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
cung cấp điện và vận hành kinh tế hệ thống điện, là “xương sống” của cả hệ
thống điện Việt Nam, làm nhiệm vụ truyền tải, tạo độ dự trữ, cân bằng công suất
giữa các miền.
Năm 2020 là một năm vận hành đầy biến động của hệ thống điện Quốc gia.
Từ Quý II/2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phụ tải HTĐ Quốc gia
tăng trưởng thấp hơn nhiều so với kế hoạch năm dẫn đến tình hình cân đối cung
cầu điện năng đã trở nên bớt căng thẳng. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch vận
hành và vận hành thời gian thực hệ thống điện năm 2020 khơng vì thế mà bớt
phần khó khăn do hệ thống đã phải đối mặt thêm nhiều vấn đề mới như:
 Phụ tải và thủy văn diễn biến bất thường: Ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid - 19 đến nhu cầu phụ tải hệ thống điện là chưa có tiền lệ, từ tháng
4/2020, mức tăng trưởng tháng bình quân so với cùng kỳ năm 2019 chỉ
đạt khoảng 1,15%, trong đó có một số tháng tăng trưởng âm so với năm
2019 dẫn đến tổng sản lượng năm 2020 đạt 245,89 tỷ kWh, tăng 2,43%
so với năm 2019. Công suất cực đại đạt 38.617 MW, tăng 1,04% so với
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A


10


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

năm 2019. Sản lượng ngày cao nhất đạt 797,54 tr.kWh, tăng 1,72% so
với năm 2019.
 Tình hình thủy văn cũng có diễn biến phức tạp, đặc biệt với các hồ miền
Trung. Trong 8 tháng đầu năm, lưu lượng nước về các hồ rất thấp so với
TBNN, nhưng chỉ trong thời gian ngắn từ 18/09 – 15/11 đã có liên tiếp
09 cơn bão và áp thấp thiệt đới làm lưu lượng nước về tăng đột biến, gây
nhiều hậu quả. Mặc dù phụ tải giảm làm giảm áp lực cung cấp điện, tuy
nhiên ảnh hưởng lớn đến công tác trực ca vận hành hệ thống điện ở A0,
A3. Trong năm 2020, tỉ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo đã tăng
tương đối cao. Cụ thể, tổng công suất đặt các nhà máy điện (NMĐ) tự
điều độ (bao gồm NMĐ gió, sinh khối, trang trại điện mặt trời, điện mặt
trời áp mái và nhà máy thủy điện vận hành theo cơ chế chi phí tránh
được – là các nguồn khó điều độ) trên tồn hệ thống khoảng 24.000 MW
(trong đó sinh khối, gió, mặt trời khoảng 19.740 MW, nhà máy thủy điện
vận hành theo cơ chế chi phí tránh được khoảng 4.259 MW) chiếm
khoảng 33.8% cơng suất đặt toàn hệ thống dẫn đến giảm độ linh hoạt
trong điều hành hệ thống điện và thừa nguồn trong điều hành thị trường
điện.
Về cơ bản, Trung tâm điều độ HTĐ Quốc gia đã thực hiện được một số
thành công nổi bật như sau:
 Vận hành hệ thống điện Quốc gia an toàn, tin cậy, đảm bảo chất lượng và
tối ưu;
 Đạt các chỉ tiêu được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao về độ
lệch tần số; độ lệch điện áp và sai số dự báo phụ tải nằm trong giới hạn
cho phép. Không phải tiết giảm phụ tải.

 Rút ngắn chu kỳ giao dịch thị trường điện từ 60 phút xuống 30 phút từ
ngày 01/09/2020.
 Thực hiện vận hành hệ thống điện an toàn trong các cơn bão lớn số 2, số
5, số 6, số 9, số 12, số 13. Các sự cố lớn do bão trên hệ thống điện
500kV, 220kV, 110kV đều được điều độ viên Quốc gia xử lý trực tiếp

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

11


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

hoặc phối hợp với điều độ viên miền xử lý kịp thời, an toàn, nhanh chóng
khơi phục cung cấp điện.
 Phối hợp cơng tác chuẩn bị và đóng điện hịa lưới lần đầu các nguồn điện
mới đưa vào vận hành năm 2020 với tổng cơng suất 6.056 MW trong đó
có 58 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất đặt 3.992 MW, nâng tổng
công suất đặt HTĐ quốc gia lên 62.234 MW.
 Điều tiết thủy điện đảm bảo tối ưu, đồng thời đảm bảo nhu cầu nước hạ
du, đặc biệt là phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.
 Thao tác xa: Năm 2020, Điều độ miền đã thực hiện thử nghiệm thao tác
xa và phối hợp với các công ty Truyền tải điện đưa thêm 11/15 trạm biến
áp 220kV (A1: 5/7, A2: 5/7, A3: 1/1) vào vận hành khơng người trực.
Tính đến hết năm 2020, tổng số trạm biến áp 220kV đã đưa vào là
94/136 trạm biến áp khơng người trực.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu phân biệt khá rõ giữa ba
miền, do vậy đặc điểm về phụ tải điện, về nguồn điện giữa các miền đều có
những đặc trưng riêng và có ảnh hưởng lớn đến việc vận hành hệ thống điện
quốc gia. Đặc điểm về phụ tải điện, nguồn điện của Việt Nam – là các cấu phần

quan trọng nhất của một hệ thống điện – ảnh hưởng quyết định đến chất lượng
vận hành hệ thống nói chung và chất lượng tần số hệ thống điện nói riêng, sẽ
được trình bày tổng quan dưới đây.
1.2.1 Phụ tải điện
Để có một cái nhìn tổng quan về đặc điểm của phụ tải điện Việt Nam, cần
chỉ ra và phân tích được các khía cạnh về số liệu kỉ lục vận hành, biểu đồ phụ tải
điển hình, cơ cấu phụ tải, các yếu tố ảnh hưởng đến phụ tải và xu hướng chuyển
dịch phụ tải trong tương lai.
 Số liệu phụ tải 2020 và tình hình tăng trưởng phụ tải
Năm 2020, tổng sản lượng tồn hệ thống (tính tại đầu cực máy phát, khơng
tính điện mặt trời áp mái) đạt 245,89 tỷ kWh, tăng 2,42% so với năm 2019 và
bằng 93,8% so với kế hoạch năm ban hành theo Quyết định số 3733/QĐ-BCT
ngày 16/12/2019. Cụ thể:
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

12


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Bảng 1.1: Số liệu sản lượng phụ tải hệ thống điện Việt Nam 2020 1
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

2017
2018
2019
2020

T1
183
247
280
262
333
330
400
462
449
558
602
569

T2
210
224
258
304
293
334
355
403
482
481

536
642

T3
225
271
289
320
333
391
434
482
537
588
653
679

T4
232
265
295
326
362
401
447
505
543
603
680
618


T5
231
275
304
339
377
419
481
526
550
632
687
696

T6
253
273
308
344
373
421
484
538
584
645
724
734

T7

249
296
312
341
366
412
475
529
561
634
715
744

T8
259
285
318
344
369
414
477
525
587
630
687
696

T9
249
286

309
328
355
411
463
519
582
615
656
711

T10
248
276
299
330
356
409
459
510
548
615
661
653

T11
247
276
302
333

360
407
462
503
549
615
643
664

T12
250
280
298
332
355
403
456
492
546
608
637
656

(*) Đơn vị: tr.kWh.
Bảng 1.2: Số liệu sản lượng phụ tải hệ thống điện Việt Nam 20201
Tháng
Pmin (MW)
Pmax (MW)
Amin (GWh)
Amax (GWh)

Pmintb (MW)
Pmaxtb (MW)
Ptb (MW)
Atb (GWh)
A tổng (GWh)
A tổng-CPC
K1
K2
K3

T1
12800
35006
378.4
692.4
19159
29087
23699
569
17633
17490
0.68
0.37
0.66

T2
17442
33686
517.7
691.0

21419
31768
26746
642
18617
18472
0.79
0.52
0.67

T3
21082
34926
594.3
720.9
23347
32734
28285
679
21048
20900
0.81
0.60
0.71

T4
18938
32614
506.4
673.7

21306
29740
25771
618
18548
18431
0.79
0.58
0.72

T5
17075
37809
473.2
790.6
24198
33210
28986
696
21579
21485
0.77
0.45
0.73

T6
20956
38617
623.4
793.0

25415
35284
30588
734
22018
21959
0.79
0.54
0.72

T7
23419
38608
637.2
791.4
25905
35717
31003
744
23053
23027
0.80
0.61
0.73

T8
19754
38280
563.4
797.5

24081
33166
28982
696
21567
21544
0.76
0.52
0.73

T9
21330
37835
590.0
778.8
24715
33919
29655
711
21322
21305
0.78
0.56
0.73

T10
19393
35094
555.0
715.4

22567
32893
27216
653
20235
20219
0.78
0.55
0.69

T11
19953
36153
577.8
711.5
22962
33812
27674
664
19925
19876
0.77
0.55
0.68

T12
20170
36140
575.6
698.6

22478
34446
27286
656
20351
20287
0.76
0.56
0.65

Năm
12800
38617
378
798
23133
32986
27993
672
245897
244994
0.77
0.53
0.70

Bảng 1.3: Số liệu công suất phụ tải hệ thống điện Việt Nam qua các năm1
Năm
Pmax_HT
Đ QG
Pmax_

Bắc
Pmax_
Trung
Pmax_
Nam

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

18603

20010

22210


25809

28067

30931

35126

38249

38617

8391

9081

10629

11874

13517

14870

17272

18313

19271


2099

2382

2403

2546

2724

3099

3228

3535

3365

9031

9687

10678

11798

12994

14101


15295

17139

17362

(*) Đơn vị: MW

1

EVNNLDC annual report 2020.

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

13


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM
900

20
18.3

800

18
16

700
600


14

13.9

12.9

11.9

500

12.8

11.9

10.5

8.1

798

726

644

588

471

421


4.5

377

341

0

276

100

326

200

537

300

10

9.4

785

9.6

400


12

8
6
4
1.6

2009

2010

2011

2012 2013 2014 2015
A ngày max HTĐ QG (tr kWh)

2016

2017 2018 2019
Tăng trưởng (%)

2
0

2020

Hình 1.2: Tăng trưởng sản lượng hệ thống điện Quốc gia qua các năm 2009-2020 2

Phụ tải cực đại năm 2020 của HTĐ QG là 38617 MW (ngày 23/6), tăng

1,04 % so với năm 2019. Sản lượng ngày cao nhất đạt 797,54 tr.kWh (ngày
27/8), tăng 1,72% so với cùng kỳ 2019.

Hình 1.3: Tăng trưởng công suất hệ thống điện quốc gia qua các năm 2009-20202

Trong giai đoạn mười năm trở lại đây từ năm 2009-2019, phụ tải hệ thống
điện quốc gia liên tục tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng trung bình là
11.0%. Đến thời điểm năm 2020 mức tăng trưởng phụ tải bị chững lại do ảnh
2

EVNNLDC annual report 2020.

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

14


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, dẫn đến phụ tải ghi nhận max đạt 38617 MW
(chỉ tăng 0.96% so với năm 2019).
Trong tương lai, phụ tải điện của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở
mức trên 10% mỗi năm giai đoạn 2019 – 2020 và 8% từ năm 2021 – 2030. Nhu
cầu điện dự kiến sẽ khoảng 265-278 tỷ kWh vào năm 2020 và tăng lên mức 572
– 632 tỷ kWh vào năm 2030. Để đáp ứng như cầu tăng trưởng phụ tải, Việt Nam
cần thêm 6000 – 7000 MW công suất đặt mỗi năm cho tới năm 2030. 3
 Biểu đồ phụ tải điển hình
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia thành 2
mùa rõ rệt là mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) và mùa đông (từ tháng 10 đến
tháng 3). Do ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu, biểu đồ phụ tải hệ thống điện Việt

Nam có thể chia thành 2 dạng điển hình: mùa nóng và mùa lạnh.
 Mùa nóng (T4-T9): có 3 cao điểm vào sáng 10h, chiều 14-15h, cao
điểm tối lúc 21-22h do áp dụng công tơ 3 giá. Thấp điểm thấp dần từ
1h-6h.
Do nền nhiệt cao cả ngày nên các cao điểm thường không chênh rõ rệt, đồ
thị phụ tải có dáng hơi tù. Cao điểm chiều thường cao nhất.
 Mùa lạnh (T10-T3): có 2 cao điểm vào sáng 9h, tối 18-19h. Thấp điểm
vào từ 24h-4h.
Do khí hậu lạnh nên nền phụ tải có xu hướng giảm và không đồng đều, tốc
độ tăng/giảm tải lớn đặc biệt là trước và sau cao điểm tối nên biểu đồ phụ tải
dạng đỉnh nhọn, đồ thị dốc. Cao điểm tối cao hơn nhiều so với cao điểm sáng.

3

VIETNAM 2019 - RENEWABLE ENERGY - The British Business Group Viet Nam:

/>
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

15


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Hình 1.4: Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa nóng (tháng 4 – 9).

Hình 1.5: Đồ thị phụ tải ngày điển hình mùa lạnh (tháng 10 – 3).

 Cơ cấu phụ tải
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển, đẩy mạnh cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước để phục vụ tăng trưởng kinh tế, và điện năng được
xem là một trụ cột của nền kinh tế, nên tỷ trọng điện dùng trong cơng nghiệp
chiếm phần lớn (54%), theo sau đó là tỉ trọng điện dùng trong dân dụng, thương
mại và nông nghiệp.

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

16


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM
Nơng nghiệp
3%

Khác
4%

Thương
mại
6%

Cơng nghiệp
54%
Dân dụng
33%

Hình 1.6: Cơ cấu phụ tải điện quốc gia 2020 theo ngành.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến phụ tải
Phụ tải điện của Việt Nam có nhiều sự biến động giữa các mùa trong năm,

giữa các thời điểm trong ngày và khác nhau giữa các miền, do các yếu tố ảnh
hưởng sau:
 Tính chất mùa, thời tiết: ảnh hưởng nhiều nhất đến phụ tải miền Bắc do
đặc điểm thời tiết miền Bắc là khu vực có nền nhiệt độ thay đổi lớn
theo mùa, nên dạng đồ thị phụ tải ngày miền Bắc cũng thay đổi nhiều
theo mùa. Ngược lại, do đặc điểm thời tiết miền Nam là khu vực có nền
nhiệt độ cao cả năm, nên dạng đồ thị phụ tải ngày miền Nam ít thay đổi
theo mùa như các miền khác.
 Cơ cấu phụ tải: đặc điểm của phụ tải công nghiệp là tương đối đều
trong ngày, trong khi phụ tải dân dụng lại có sự biến động rất mạnh mẽ
theo đặc tính sinh hoạt của con người. Ở miền Bắc có cơ cấu phụ tải
dân dụng chiếm tỉ trọng lớn khiến phụ tải biến đổi nhiều trong ngày.
Trong khi ở miền Nam do tỷ trọng công nghiệp cao nhất cả nước, trong
khi tỷ trọng phụ tải sinh hoạt nhỏ hơn các miền, nên đồ thị phụ tải miền
Nam bằng phẳng hơn so với các miền khác.

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

17


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

 Các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ Tết: phụ tải ngày nghỉ cuối
tuần thấp hơn các ngày trong tuần. Các ngày nghỉ lễ Tết đặc biệt là các
đợt nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán dài ngày có nền phụ tải thấp
nhất trong năm.
Tổng kết lại, biểu đồ phụ tải Việt Nam hiện nay vẫn cịn có sự biến động,
mấp mơ nhiều trong ngày và thay đổi tương đối nhiều theo mùa, phần nào gây
khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện vừa đảm bảo cân bằng cung-cầu

trong mọi thời đểm và vừa kinh tế, do đó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tần
số của hệ thống.
 Xu hướng chuyển dịch phụ tải trong tương lai
Trong tương lai, biểu đồ phụ tải sẽ có xu hướng bằng phẳng hơn so với hiện
tại, vì những lý do sau:
 Cơ cấu phụ tải theo ngành có sự thay đổi: Tỷ trọng phụ tải công nghiệp
sẽ tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế để phục vụ hoạt
động sản xuất. Phụ tải cơng nghiệp chiếm thỉ trọng cao sẽ góp phần làm
ổn định hơn biểu đồ phụ tải ngày của hệ thống.
 Xu hướng phát triển của các loại hình nguồn phân tán (điện mặt trời áp
mái), các loại hình tích trữ năng lượng như BESS, pump storage… sẽ
làm cho phụ tải vào cao điểm của hệ thống hạ xuống, cịn vào thấp
điểm được nâng lên.
 Cơng nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiều các thiết bị tiết kiệm
điện sẽ làm giảm đi phụ tải đỉnh của hệ thống.
 Các chính sách về DSM (ví dụ cơng tơ 3 giá…), các sự kiện Demand
Response.
 Thay đổi trong cơ chế, biểu giá bán lẻ điện, người dùng sẽ hạn chế sử
dụng điện vào giờ cao điểm và được khuyến khích chuyển dịch sử dụng
điện nhiều hơn vào giờ thấp điểm.
1.2.2 Nguồn điện
Tính đến hết năm 2020, tổng cơng suất đặt của hệ thống quốc gia là khoảng
62.248 MW (tăng 11.2% so với năm 2019), bao gồm các nguồn điện trong nước
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

18


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM


và một phần nhỏ nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc và Lào. Các nguồn điện trong
nước là khá đa dạng với các loại hình nguồn khác nhau là thủy điện, nhiệt điện
than, tuabin khí, nhiệt điện dầu và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời,
điện sinh khối).
Bảng 1.4: Số liệu sản lượng phát điện của các loại hình nguồn điện qua các năm
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thuỷ Điện

27496


40856

52743

56877

59734

55712

63491

85940

83081

66117

72892

Nhiệt Điện than

17290

20226

22211

26321


37208

56957

68779

68132

91654

120158

123177

Nhiệt Điện dầu

3263

1721

43

52

104

420

931


97

595

1239

574

Nhiệt điện chạy khí

1842

975

138

134

128

131

123

146

139

105


145

43946

39310

41280

42566

44454

47168

45242

40201

40562

42402

34657

935

477

80


95

145

106

237

42

145

822

474

49

72

76

70

77

143

122


208

997

5893

10897

0

0

0

0

0

0

0

0

487

724

982


TBK chạy khí + Đi hơi
TBK chạy dầu
NLTT
Điện Gió
Điện Mặt trời

0

0

0

0

0

0

0

0

22

4819

9575

Điện Sinh khối


49

72

76

70

77

143

122

208

488

350

340

12

6

7

7


7

9

14

11

11

53

15

Diesel
Nhập khẩu

5599

4959

2676

3663

2326

2393


2736

2361

3125

3315

3067

Mua Trung Quốc

5599

4959

2676

3213

2025

1692

1492

1320

0


0

0

450

301

701

1244

1041

2197.73

1930

Mua Lào

1697.47

100433

108601

119253

129784


144184

163038

181676

197138

Tổng

(*) Đơn vị: tr.kWh

1427.22
220310

260000

Triệu kWh

110000

245897

245897

220310

Diesel

197138


NLTT
160000

1137

239402

239402

Nhập khẩu
210000

1117.62

181676
163038

TBK chạy dầu
TBK chạy khí +
Đi hơi
Nhiệt điện chạy108601
khí 100433

144184
119253

129784

87243


60000

10000

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Hình 1.7: Biểu đồ thành phần huy động nguồn từ năm 2009 đến năm 2020


 Cơ cấu nguồn hệ thống điện Việt Nam

Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

19


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn điện việt Nam năm 2020

Quốc gia
Loại hình nguồn

Cơng suất đặt (MW)

Tỷ lệ (%)

Thủy điện

16,972

27.27%

Nhiệt điện than

22,077

35.47%


Nhiệt điện dầu

1,579

2.54%

Thủy điện nhỏ

3,887

6.24%

Nhiệt điện khí

24

0.04%

Tua bin khí

7,398

11.88%

Điện sinh khối

325

0.52%


Điện gió

538

0.86%

Điện mặt trời

8,852

14.22%

Nhập khẩu

572

0.92%

Diesel

24

0.04%

Total

62,248

100%


Điện sinh khối
0.52%

Điện gió
0.86%

Điện mặt trời
14.22%

Nhập khẩu
0.92%
Diesel
0.04%

Tua bin khí
11.88%

Thủy điện
27.27%

Nhiệt điện khí
0.04%
Thủy điện nhỏ
6.24%
Nhiệt điện dầu
2.54%

Nhiệt điện than
35.47%


Hình 1.8: Cơ cấu nguồn hệ thống điện Việt Nam 2020 phân theo loại hình nguồn.

 Phân bố nguồn điện trên hệ thống
Sự phân bố các nguồn điện trên hệ thống điện Việt Nam phụ thuộc rất nhiều
vào các điều kiện địa lý, tự nhiên, và có sự khơng đồng đều giữa các miền.
 Thủy điện: Phân bố trên cả 3 miền, tập trung ở các khu vực đồi núi có
nhiều sơng suối như tại khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, miền Trung,
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

20


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

Tây Nguyên, Cao nguyên miền Nam. Hiện tại các nhà máy thủy điện
lớn trên các vị trí có địa hình thuận lợi đều đã được xây dựng nên trong
tương lai sẽ khơng cịn có thêm các nguồn thủy điện lớn. Các nhà máy
thủy điện được huy động cao trong mùa lũ của các hệ thống sông.
 Nhiệt điện than: Phân bố trên miền Bắc và miền Nam, tập trung thành
các trung tâm nhiệt điện than lớn ở các khu vực gần mỏ than hoặc thuận
tiện cho việc vận chuyển than: khu vực Đông Bắc (với các cụm nhà
máy Phả Lại, ng Bí, Hải Phịng, Thăng Long…); Bắc Trung Bộ
(gồm nhà máy Vũng Áng, Formosa Hà Tĩnh); khu vực Nam Trung Bộ,
Tây Nam Bộ (Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải). Các nguồn
nhiệt điện than được ưu tiên phát cao trong mùa khô của thủy điện.
 Tuabin khí: Tập trung ở miền Nam phân bố theo các mỏ khí tự nhiên
lớn là mỏ khí Cửu Long, Nam Cơn Sơn (cấp cho cụm tuabin khí Phú
Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch) và mỏ khí PM3-CAA (cấp cho cụm nhà máy
điện Cà Mau). Các nhà máy Tuabin khí thường được huy động phát tối

đa theo khả năng cấp khí.
 Nhiệt điện dầu: Hệ thống hiện tại có một số nhà máy nhiệt điện dầu ở
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đây là nguồn điện có giá
thành đắt nhất trên hệ thống, chỉ được huy động để đảm bảo anh ninh
cung cấp điện hoặc đáp ứng phụ tải đỉnh của hệ thống.
 Các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) (như điện gió, điện mặt
trời): Tập trung chủ yếu ở các khu vực có điều kiện bức xạ mặt trời tốt
(Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh) hoặc có điều kiện gió tốt (Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Quảng Trị…). Hiện này, với chính sách
khuyến khích phát triển NLTT của nhà nước, các nguồn điện NLTT
được phát tối đa theo khả năng tự nhiên và trong giới hạn giải tỏa của
lưới điện.
 Sự phát triển nguồn điện NLTT ở Việt Nam
Các nguồn điện năng lượng tái tạo (thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện
sinh khối…) với đặc điểm không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch đang
dần cạn kiệt, giảm phát thải khí nhà kính, được coi là các nguồn năng lượng
“sạch” và đang là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới, đặc biệt là các nguồn
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A

21


Tính tốn xác định thơng số đường dây 500 kV sử dụng CSDL từ hệ thống WAM

điện gió, điện mặt trời. Tính đến năm 2018 trên tồn thế giới, tổng cơng suất lắp
đặt của điện gió là 564 GW và điện mặt trời là 487 GW 4 . Các quốc gia đang đi
đầu về phát triển năng lượng tái tạo hiện nay như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ, Đức, Pháp, Đan Mạch…
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng phát triển năng lượng chung
của tồn cầu. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát

triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là chính sách về giá điện FiT (Feed-in Tariffs)
cho điện mặt trời (vận hành trước 30/6/2019) và điện gió (vận hành trước
1/11/2021). Nhờ vậy, trong năm 2019 đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ của
các nguồn điện mặt trời trên hệ thống điện Việt Nam, nếu trước tháng 4/2019
mới chỉ có 8 nhà máy với tổng cơng suất ~300 MW, thì tính đến hết 30/6/2019 đã
có 89 nhà máy vào vận hành với tổng cơng suất ~4460 MW 5.
Tính đến thời điểm tháng 3/2020, trên hệ thống điện Việt Nam có 110 nhà
máy năng lượng tái tạo đang vận hành (chưa tính các nhà máy thủy điện nhỏ) với
tổng công suất lắp đặt là 5392 MW, chiếm xấp xỉ 9,7 % công suất đặt tồn hệ
thống, trong đó bao gồm 91 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 4695 MW
(chiếm 8,4 % cơng suất đặt tồn hệ thống), tập trung nhiều tại các tỉnh như Ninh
Thuận (1144 MW), Bình Thuận (901 MW), Tây Ninh (608 MW), Phú Yên (375
MW)…; 10 nhà máy điện gió với tổng cơng suất 377 MW (chiếm 0,7%), 09 nhà
máy điện sinh khối với tổng công suất 320 MW (chiếm 0,6%).
Đối với các nhà máy thủy điện nhỏ, tính đến tháng 11/2019 trên tồn hệ
thống điện quốc gia có 378 nhà máy với tổng cơng suất lắp đặt 3959 MW, trong
đó tại miền Bắc có 216 nhà máy với tổng công suất 2200 MW (tập trung nhiều
tại các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Điện Biên,
Nghệ An, Lai Châu…), miền Trung có 130 nhà máy tổng cơng suất 1470 MW
(tập trung nhiều tại Đăk Lăk, Bình Định, Đăk Nơng, Gia Lại, Khánh Hòa, Kon
Tum, Quảng Nam, Quảng Trị…) và miền Nam có 32 nhà máy tổng cơng suất đặt
289 MW (tập trung nhiều tại Lâm Đồng, Đồng Nai, ..).

4

/>
5

/>
Phạm Ngọc Chiến – 18AKTĐ – 2018A


22


×