Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.98 KB, 7 trang )

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, đời sống tinh thần
phong phú và có sắc thái riêng, khơng chỉ là so sánh với các nước xa cách về mặt
địa lí mà với cả các nước láng giềng. Đặc điểm xã hội và lịch sử đã làm hình
thành ở họ một bản lĩnh vững chắc, chi phối cảm xúc, suy nghĩ, làm hình thành
một cách sống, một tư duy. Với vị trí địa lý thuận lợi, người Việt Nam đã tiếp
cận không ít những cái của kẻ khác nhưng vẫn không bị đồng hóa, vẫn giữ được
bản sắc, tồn tại và phát triển…
Cuộc sống cộng đồng lâu dài đã cho phép hình thành một ý thức hệ chung,
chi phối nhiều mặt mà ta không nên gọi là triết học hay là tư tưởng. Tư tưởng
triết học ở từng dân tộc đều hình thành trong lịch sử bằng những con đường khác
nhau, từ những truyền thống văn hóa khác nhau, từ những cách hình dung thế
giới vào buổi ban đầu khác nhau, nhất là từ những thực tế phát triển khác nhau.
Khi nói về lịch sử tư tưởng Việt Nam có hai đoạn hoàn toàn khác nhau,
cụ thể:
- Từ khi nước ta tiếp xúc với phương Tây, du nhập tư tưởng phương Tây.
Đó là thời đại mới. Tư tưởng Việt Nam tiếp cận và hòa dòng vào tư tưởng đồng
đại của thế giới.
- Giai đoạn khi nước ta còn nằm trong nền văn hóa có tính chất khu vực khu vực Đơng Á và Đơng Nam Á - tư tưởng nước ta có những nét chung của tư
tưởng cả khu vực đó.
Những đặc điểm chung của tư tưởng triết học Việt Nam
* Trong một thời gian dài ước tính từ Thế kỷ thứ II sau Công Nguyên cho
đến đầu thế kỷ thứ XX, ở nước ta có sự tồn tại song song của Tam giáo, du nhập
từ Trung Quốc vào. Tam giáo có thay thế nhau giữ vai trò hàng đầu nhưng thực


tế là kết hợp với nhau, thẩm thấu vào nhau, chia phạm vi với nhau, chi phối đời
sống tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh Tam giáo là sự phát triển của cách suy
nghĩ dân gian, có từ trước và để lại dấu vết trong các loại truyện kể, kết tinh
trong tục ngữ. Cũng cần nói đến học thuyết Âm dương, Ngũ hành, cách phân


tích Thời, Thế... cũng là những tư tưởng du nhập từ Trung Quốc và cũng tồn tại
khơng hồn tồn độc lập với Nho giáo.
Tư tưởng đó ảnh hưởng lớn đến các khoa học, giả khoa học và cả đến cách
suy nghĩ, tính tốn trong cuộc sống. Tam giáo với cách suy nghĩ dân gian, giữa
những thứ đó với tư tưởng Âm dương, Ngũ hành để tìm cách quan niệm thế giới,
quan niệm con người, cuộc sống, quan niệm sự vận động, sự thay đổi, lịch sử...
đó mới đúng là cách tư duy Việt Nam.
Việt Nam khơng chỉ là giữ bản sắc của mình mà cịn tiếp thu rộng rãi
những cái từ ngoài đến để làm bản sắc mình thêm phong phú và vươn lên kịp
đỉnh cao đương đại. Mấu chốt của bản lĩnh chi phối sâu xa tư duy Việt Nam là ở
đó.
- Tam giáo đều từ Trung Quốc truyền vào nước ta, được truyền bá với sự
xâm lược quân sự từ đời Hán, với chính quyền đơ hộ hàng ngàn năm và với
những lớp người Hán tị loạn sang Giao Châu. Những người Hán, quan lại và
không quan lại mang đến đây cả Nho giáo và Đạo giáo (cả Đạo giáo thần tiên và
Đạo giáo phù thủy).
- Phật giáo du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ II, cuối đời Hán, Luy Lâu
(Thuận Thành - Bắc Ninh) đã là một trung tâm Phật giáo thịnh vượng. Các nhà
nghiên cứu đã chứng minh trung tâm Luy Lâu còn ra đời trước cả trung tâm Bắc
Thành và Lạc Dương ở Trung quốc, và về đường biển thì Phật giáo từ Việt Nam
mà vào Trung Quốc.
- Nho giáo tuy vào sớm và chắc chắn được bộ máy thống trị ưu tiên truyền
bá - điển hình của nó là những điều sử sách ghi chép về sự nghiệp của Nhâm


Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp - thế nhưng trong thực tế thì nó phát triển chậm,
chậm so với Phật giáo và Đạo giáo. Mãi đến thế kỉ XI nhà Lý mới dựng Văn
Miếu, tổ chức thi cử. Tuy vậy, các vua nhà Lý và cả nhà Trần sau đó vẫn tìm chỗ
dựa chính ở Phật giáo. Phải đến sau chiến thắng quân Nguyên, các nhà nho mới
len vào được các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Từ giữa thế kỉ XV, sau

chiến thắng quân Minh, Nho giáo mới thành độc tôn, chi phối mọi mặt hoạt
động. Thế là từ thế kỉ VII cho đến thế kỉ XIV có ảnh hưởng nhất trong tư tưởng
nước ta là Phật giáo Thiền tơng (có lúc kết hợp với Mật tơng), còn từ thế XV về
sau là Nho giáo.
- Trong lịch sử nước ta có hiện tượng các phương thức sản xuất khơng
hình thành đầy đủ, khơng thay thế nhau bằng cách cái sau phủ định cái trước.
Những tàn dư của xã hội nguyên thủy (như ruộng công làng xã, vai trị bơ lão),
của một chế độ nơ lệ khơng điển hình (hình thức nơ tì cơng và tư đến con nuôi,
đứa ở, đầy tớ), của một chế độ phong kiến phân tán chưa hình thành (như các
hào trưởng, hào cường), được chấp nhận và tồn tại phổ biến trong một chế độ
phong kiến tập trung quá sớm nhưng không trọn vẹn vì thiếu kinh tế đơ thị. Các
mảnh hình thái xã hội như vậy tồn tại cạnh nhau.
- Trong lịch sử tư tưởng của ta có ba lần nhận ngoại viện từ Ấn Độ, Trung
Quốc, từ phương Tây nhưng không trải qua cuộc cách mạng tư tưởng nào. Trong
lịch sử các nước, hiện tượng du nhập các hệ tư tưởng từ ngoài vào phổ biến hơn
nhiều so với hiện tượng phát sinh ở bản địa.
- Trong lịch sử học thuật của ta khơng có những nhà kinh học để cả cuộc
đời tra cứu, biện bác, làm sáng tỏ nghĩa kinh điển mà cũng khơng có những nhà
tư tưởng nhìn tổng quát cả học thuật quá khứ, phê phán, đề xuất kiến giải riêng.
Những người lỗi lạc, có tinh thần tự hào dân tộc đều muốn phát triển tư văn ở
Việt Nam bằng cách đi theo và tiến kịp không thua Trung Quốc chứ khơng phê
phán nó, tìm cái của mình. Trên tinh thần đó, mà những nhà sử học viết quốc sử


cố gắng viết cho được như Thông giám, Cương mục của Tư Mã Quang, Chu Hy,
những nhà thơ, nhà văn cố viết cho được như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Âu Dương Tu,
Tô Đông Pha… Những cái gọi là phương kĩ như nghề làm thuốc, nghề bói tốn,
địa lí, thiên văn…cũng là học theo sách Tàu, hoặc làm theo kinh nghiệm bản địa
nhưng giải thích theo Âm dương, Ngũ hành.
Có một hệ tư tưởng tồn tại trong lịch sử Việt Nam nhưng chưa có triết học

Việt Nam. Người Việt Nam đã vay mượn nhiều ở nước ngoài nhất là tư tưởng
Trung Quốc. Thế nhưng người Việt Nam có một cách suy nghĩ riêng, khơng
giống người Trung Quốc. Người Việt Nam có ý thức rõ ràng về thực tế của mình,
cởi mở để tiếp nhận cái khác mình, giỏi bắt chước và biết ứng dụng linh hoạt.
- So với Tam giáo hay Âm dương, Ngũ Hành, người Việt Nam không đưa
ra vấn đề gì mới, khơng vận dụng những phạm trù, khái niệm nào khác. Họ chỉ
vận dụng một cách linh hoạt và thiết thực những cái đã có sẵn và chính vì vậy
mà một mặt, tinh thần và những kiến giải cụ thể đúc kết trong đời sống thực tế
Việt Nam thấm vào, chi phối hệ tư tưởng có sẵn, làm nó thành mềm mại, giản dị
nhưng cũng khơng đến mức thay đổi hệ thống cũ; mặt khác, chính hệ tư tưởng
có sẵn cung cấp cơ sở để lí luận hóa những kiến giải bản địa, tức là đưa nó vào
hệ thống của mình nhưng cũng khơng vì thế mà thay đổi cơ bản cả hệ thống để
có một Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt Nam khác hẳn.
* Liên hệ thực tiễn
- Hiểu về lịch sử tư tưởng dân tộc với một yêu cầu đa diện từ đó “hiểu con
người và xã hội Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó”, mong từ
đó “làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại trong lịch sử xã hội nói chung và các
lĩnh vực văn hóa tinh thần khác”. Chúng ta muốn coi đây là một công việc tự ý
thức, tự phê phán, đó là cách xây dựng xã hội chủ nghĩa về mặt tư tưởng.
- Có thể nói, tư tưởng Việt Nam là một đối tượng độc đáo, nhìn theo con
mắt người nghiên cứu lịch sử triết học.


- Nhìn ra nhiều mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành khoa học, am hiểu các
vùng đệm giữa các ngành khoa học, đặc biệt là giữa các ngành văn, sử và triết
học phương Đông để khai thác tri thức ngành này cho ngành khác. Vì vậy,
nghiên cứu đặc điểm tư tưởng triết học Việt nam để giải quyết những vấn đề có ý
nghĩa trung gian, làm sáng tỏ một vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của ngành
khác.
- Từ xa xưa, hoàn cảnh sinh hoạt của con người Việt Nam luôn bị đe dọa

bởi những tai họa của thiên nhiên và sự xâm lược của nước ngoài. Điều kiện để
tồn tại và phát triển là phải phát huy được những nhân tố tinh thần cao nhất do
thực tế đòi hỏi. Trước hết là phải tăng cường sự cố kết của cả cộng đồng để cùng
suy nghĩ và hành động. Thiên tai và địch họa từ xa xưa là sự thử thách quá lớn
đối với một quốc gia quá nhỏ như Việt Nam. Thường xuyên sống trước nguy cơ
bị tiêu diệt, dân tộc Việt Nam sớm nhận ra sức mạnh duy nhất có thể cứu mình
là tính cộng đồng, là dựa vào nhau cùng sản xuất và chiến đấu, là chia sẻ với
nhau mọi nỗi vui mừng và đau khổ. Đói rét thì nhường cơm sẻ áo. Trong hoạn
nạn thì chị ngã em nâng. Cá nhân tách khỏi cộng đồng thì vơ cùng yếu ớt, cịn
cộng đồng gắn kết được mọi thành viên thì tạo nên một sức mạnh vơ địch.
Điều này được vận dụng linh hoạt trong giải quyết các vấn đề thực tiễn
cảu xã hội.
Ví dụ như trong công cuộc chiến chống đại dịch Covid -19 ở Việt Nam
hiện nay.
Với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, chúng ta đã hết sức cố gắng triển khai nhiều chủ trương, biện pháp vưới
tinh thần trách nhiệm rất cao, rất quyết liệt, chỉ đạo kịp thời cùng với sự hưởng
ứng cao của người dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành nên đã từng bước
khống chế được dịch bệnh ở tâm dịch là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam bộ.
Chúng ta đã chú trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vận


động các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ an sinh xã hội cho người
dân gặp khó khăn do đại dịch. Theo số liệu thống kê từ Tiểu ban Vận động và
huy động xã hội của Ban chỉ đạo quốc gia phịng chống dịch COVID-19, tính từ
ngày 1/5/2021 đến 1/10, số tiền và hiện vật ủng hộ qua hệ thống MTTQ Việt
nam từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức thành viên và Quỹ vaccine lên
tới hơn 19.310 tỷ đồng. Đã thực hiện phân bổ, hỗ trợ các tỉnh, thành phố khoảng
13.106 tỷ đồng.
Các nước, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhiều tổ chức, cá

nhân trong và ngồi nước, kiều bào đã có đóng góp lớn bằng tiền và hiện vật
(máy thở, trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc, gói an sinh xã hội…) với tổng giá trị
ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng cho cơng tác phịng chống dịch. Trong đó, có
1.772 máy thở chức năng cao, 3.700 máy thở sản xuất trong nước, hơn 30 triệu
sinh phẩm kháng nguyên nhanh, gần 200 triệu bơm kim tiêm, 15 triệu viên
thuốc, 146 ô tô xét nghiệm, tiêm chủng lưu động…
Đã xuất hiện nhiều mơ hình các tổ, nhóm, tổ chức thiện nguyện, tổ chức,
cá nhân tham gia hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân tại các địa phương
thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Điều này xuất phát từ tinh
thần tương thân, tương ái thể hiện truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta.
Trong bối cảnh và điều kiện đó, những kết quả đạt được trong phịng chống dịch
thời gian qua là rất đáng trân trọng, góp phần tạo động lực, niềm tin, tăng cường
sự đoàn kết, thống nhất của mọi tầng lớp trong xã hội, tạo điều kiện cho phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Những con số kể trên là chưa
đầy đủ và cịn nhiều nữa sự đóng góp, hỗ trợ cho đồng bào gặp khó khăn bởi đại
dịch chúng tôi chưa thể liệt kê đầy đủ trong bài viết này. Nhưng những đóng góp
thiết thực, hiệu quả của đồng bào, chiến sĩ, kiều bào ta ở nước ngoài, của cộng
đồng doanh nghiệp, của các nhà đầu tư nước ngoài, bạn bè quốc tế... đã làm lên
sức mạnh Việt Nam, giúp chúng ta kiểm soát và chiến thắng đại dịch, càng làm


tăng thêm sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã được nhân lên nhiều trong
lúc gian khó. Đó là tinh thần Việt Nam, sức mạnh Việt Nam.



×