Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo đuổi mục đích học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.75 KB, 6 trang )

ĐỀ THI GIỮA MÔN HỌC
Học phần: Giáo dục học so sánh
Lớp: Cao học Giáo dục học K42
Câu 1: Khi xây dựng hệ thống phân loại tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục, Tổ chức
UNESCO đã định nghĩa: “giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo đuổi mục
đích học tập”. Anh (chị) hãy phân tích làm rõ định nghĩa và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng
của nó trong nghiên cứu Giáo dục so sánh?
Theo mục đích của ISCE, giáo dục là mọi sự giao tiếp có tổ chức theo đuổi mục
đích học tập.
“Sự giao tiếp” là hoạt động xác lập, vận hành mối quan hệ giữa hai hay nhiều
người, trong đó có sự truyền đạt thơng tin. Cơ quan giáo dục tổ chức sự giao tiếp
này thông qua việc xác định các mục tiêu, chương trình và phương thức, sử dụng
giáo viên.
“Theo đuổi” có nghĩa là giáo dục được đặc trưng bởi thời gian và sự liên tục.
“Mục đích học tập” bao gồm mọi sự biến đổi về hành vi, thông tin, kiến thức, sự
thông hiểu, thái độ, các kỹ năng hoặc năng lực để có thể tăng cường thể lực và phát
triển các đặc điểm nội tại của người học.
Định nghĩa như vậy rộng về một số mặt và có sự hạn chế ở một số mặt khác. Nó
đáp ứng cơ bản sự cần thiết của số liệu thống kê. Nó bao qt tất cả những gì có thể
nắm được, giáo dục trong nhà trường và ngồi nhà trường, giáo dục thanh thiếu
niên và người lớn, cho dù thuộc sự quản lý nào (công lập hay tư thục, dân sự hay
quân sự), môi trường, các phương pháp và kỹ thuật.
1.1 Mục đích, ý nghĩa của giáo dục so sánh
1.1.1 Mục đích:
Theo quan niệm hiện nay, GDSS có 4 mục đích sau đây:
* Hiểu biết tốt hơn về giáo dục của địa phương mình:
Michael Sadler đã từng phát biểu: “Nghiên cứu giáo dục nơi khác sẽ nâng cao hiểu
biết về giáo dục ở địa phương mình”.
Isaac Kandel “Nghiên cứu hệ thống nước ngoài nghĩa là một sự tiếp cận có
phê phán và một thách thức đối với triết lý giáo dục của bản thân nước mình, vì thế
đó chính là sự phân tích rõ hơn bối cảnh và cơ sở của hệ thống quốc gia mình”.


GDSS có một mục đích phổ biến là nghiên cứu giáo dục ở nơi khác để nâng
cao sự hiểu biết nơi mình.
* Phát triển, cải tiến hoặc cải cách giáo dục ở nơi mình và nơi khác, ở trong và
ngồi nước:
Nicolas Hans viết: “Lĩnh vực giáo dục so sánh có đặc tính năng động với mục đích
tận dụng, nhìn vào tương lai với một dự định kiên quyết cải cách”.
Brian Holmes “Giáo dục so sánh là một môn của khoa học giáo dục cho ta sức
mạnh chỉ đạo để phát triển, ta có thể sử dụng nó với một sự chính xác và chặt chẽ
hơn trong công cuộc cải cách và phát triển giáo dục một cách có kế hoạch”.
1


Edmund King cho rằng: “Gắn với mọi nghiên cứu so sánh giáo dục là cải cách.
Điều quan trọng nhất là cần biết rằng sự đề xuất cuối cùng của nghiên cứu so sánh
là ý đồ cải cách. Cải cách không phải là đặc biệt chỉ ở ý nghĩa đổi mới một cái gì
khác trước, mà đặc biệt hơn ở ý nghĩa thách thức đối với tư duy cố hữu của bản thân
chúng ta, đối với những gì chúng ta coi như là dĩ nhiên về mặt xã hội và nghề
nghiệp”.
* Phát triển lý luận về giáo dục nói chung và về mối quan hệ giữa giáo dục và xã
hội:
Giáo dục so sánh ngồi mục đích cải tạo thực tiễn vừa kể cịn có mục đích nâng cao
lý luận về giáo dục, cụ thể là từ kết quả so sánh có thể đóng góp vào việc đề xuất
những điều khái quát hoá để trở thành những kiến thức phổ biến, những lý luận,
những nguyên tắc và những quy luật trong giáo dục.
Để thực hiện được mục đích thứ ba này giáo dục so sánh phải xây dựng thành một
khoa học thực sự, phải nghiên cứu có hệ thống, có điều khiển, có thực nghiệm, và
nơi nào có thể sẽ nghiên nghiên cứu định lượng để chứng minh rõ ràng các giả
thuyết đã lập ra.
* Hiểu biết và hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề giáo dục cũng như các vấn đề
khác có liên quan thuộc phạm vi quốc tế:

Giáo dục so sánh đóng góp vào sự phát triển một tinh thần quốc tế khơng dựa
trên xúc cảm hoặc tình cảm, mà nảy sinh từ sự hiểu biết trân trọng các nước khác
cũng như bản thân nước mình, với ý nghĩa là mọi quốc gia thông qua hệ thống giáo
dục của mình đang đóng góp vào cơng việc chung và sự tiến bộ của thế giới; đồng
thời thực hiện những tham vọng và lý tưởng giáo dục của mình.
Các mục đích của GDSS cho thấy nền giáo dục thế giới là một bức tranh nhiều màu
sắc; từ đó có thể phân loại, đánh giá các nền giáo dục khác nhau một cách khách
quan và có thể rút ra những bài học cho chính mình.
Tóm lại, giáo dục so sánh là mơn khoa học có mục đích là hiểu biết tốt hơn nền giáo
dục nước mình, phát triển, cải tiến hoặc cải cách giáo dục trong nước và nước
ngoài, phát triển kiến thức, lý thuyết và nguyên tắc về giáo dục nói chung và về mối
quan hệ giữa giáo dục và xã hội, đồng thời nhằm hiểu biết và hợp tác quốc tế để giải
quyết các vấn đề về giáo dục, cũng như các vấn đề khác có liên quan mang tính
quốc tế.
1.1.2 Ý nghĩa:
Với mục đích, nhiệm vụ nêu trên, GDSS là mơn học có ý nghĩa quan trọng đối với
tất cả sinh viên ngành sư phạm, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, đối với
các nhà hoạch định chính sách.
- GDSS giúp sinh viên sư phạm hiểu biết rõ hơn về vấn đề giáo dục ở địa phương,
về hệ thống giáo dục của nước mình và các hệ thống khác. Qua đó, sinh viên và
giáo viên sẽ nhìn rộng ra ngồi biên giới quốc gia của mình và phát triển được cả sự
hiểu biết về các xã hội khác, bớt đi những quan niệm thiển cận, hẹp hòi và tự cao
dân tộc.
2


- GDSS cung cấp cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp những lý luận và
thực tiễn giáo dục cần thiết để có một tầm nhìn rộng rãi, rất có ích cho việc thực
hiện các chính sách giáo dục và hoạch định các chính sách mới.
- GDSS giúp các cán bộ giảng dạy sau đại học về khoa học giáo dục, các cán bộ

nghiên cứu về giáo dục có được phương pháp và phương tiện để khái quát hóa các
hiện tượng trong thực tiễn giáo dục, nâng lên thành lý thuyết.
- GDSS giúp các cán bộ quản lý cấp cao của ngành giáo dục cũng như các ngành
khác có liên quan tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai thực
hiện, cũng như hợp tác với nhau trong giáo dục từ phạm vi hẹp giữa các cơ sở, địa
phương đến giữa các quốc gia để phát triển giáo dục.
Câu 2: Trong bảng dưới đây là số liệu về tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc,
biết viết của một số nước trên thế giới năm 2015.
Trình bày số liệu trong bảng dưới dạng biểu đồ hình cột. So sánh tỷ lệ dân số
biết đọc, biết viết của Việt Nam với các nước khác (chỉ ra những điểm tương đồng
và khác biệt, ngun nhân của sự khác biệt).
Angola

Bhutan

Myanmar

Iran

Nam

82.0

73.1

95.2

91.2

95.8


98.2

97.1

Nữ

60.7

55.0

91.2

82.5

96.8

98.8

99.0

Nước

Philippines Uruguay

Giới tính

Việt
Nam


Nhìn vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy được, tỉ lệ dân số biết đọc biết viết của
Việt nam thuộc nhóm các nước có tỉ lệ cao. Cụ thể như sau:
- Tỉ lệ nam giới biết chữ là 97,1%, đứng thứ 2 sau Uruguay.
- Tỉ lệ nữ giới biết chữ là 99,0%, đứng thứ 1 trong nhóm.
- Tỉ lệ nam giới biết chữ ở Việt Nam thấp hơn tỉ lệ nữ giới biết chữ, tương đồng với
các nước Philippin (95,8%<96,8%) và Uruguay (98,2%<98,8%). Ngược lại các
nước Angola, Bhutan, Myanmar và Iran là những nước có tỉ lệ nam giới biết chữ
cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân của sự khác biệt đến từ những điểm sau đây:
3


- Các nước Angola, Bhutan, Myanmar và Iran coi trọng nam giới hơn nữ giới, điều
này đến từ văn hóa tôn giáo của các dân tộc (như Hồi giáo, Hindu giáo) và đến từ
nhận thức của người dân ở đó còn hạn chế (đặc biệt là các nước ở châu Phi do điều
kiện xã hội còn thấp). Việc phổ cập giáo dục cho nữ giới ở các nước này không
được xem trọng.
- Các nước còn lại như Uruguay, Philippin là các nước có dân số đa phần theo Thiên
Chúa giáo, việc phụ nữ tiếp cận giáo dục không bị ngăn cản bởi tôn giáo.
- Ở Việt Nam, năm 1999, tỷ lệ nam giới biết chữ là 93,9% cao hơn nữ giới 7%.
Nhưng nhờ có các chính sách phổ cập giáo dục, các chính sách bình đẳng giới và nỗ
lực xóa bỏ khoảng cách giới của Đảng và Nhà nước mà tỉ lệ nữ giới biết chữ đã tăng
lên nhanh chóng, vượt qua tỉ lệ nam giới biết chữ và cao hơn hẳn so với nhiều quốc
gia trong nhóm trên cũng như trên thế giới.
Câu 3: Vì sao việc lựa chọn hệ thống các chỉ số để so sánh trình độ phát triển giáo
dục giữa các nước phải dựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa phát triển kinh tế
- xã hội và giáo dục?
Giáo dục là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội. Ngay từ thời sơ
khai cho đến khi hình thành một hệ thống giáo dục ở các quốc gia đều luôn có mối
quan hệ tác động qua lại với các điều kiện, bối cảnh chính trị, xã hội, khoa học –

cơng nghệ…
Sự phát triển giáo dục và đào tạo và KTXH có mối quan hệ tác động qua lại. Giáo
dục và đào tạo luôn là công cụ, phương tiện để cải biến xã hội. Con người được
giáo dục, đào tạo tốt sẽ là động lực cho sự phát triển KTXH; khi KTXH phát triển
đến một mức nào đó sẽ tạo điều kiện mới cho phát triển giáo dục và đào tạo, đồng
thời cũng tạo ra những yêu cầu mới cho giáo dục và đào tạo. Vì vậy, khi nghiên cứu
so sánh trình độ phát triển giáo dục giữa các nước, các khu vực trên thế giới, chúng
ta không thể tách rời bối cảnh kinh tế, xã hội của các nước, cũng như phong tục, tập
quán và truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc.
Các chỉ số để so sánh trình độ phát triển giáo dục ở các nước:
(i) Các chỉ số kinh tế - xã hội (có ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục và đào tạo)
gồm:
* Dân số - lao động – việc làm:
- Dân số (nam/ nữ);
- Dân số chia theo nhóm tuổi;
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm;
- Cơ cấu dân số theo giới tính và theo khu vực thành thị, nơng thơn;
- Dân số trong độ tuổi lao động;
- Tỷ lệ thất nghiệp.
* Thu nhập quốc dân - cơ cấu kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
4


- Tốc độ tăng GDP hàng năm;
- GDP/đầu người;
- GNP/đầu người.
* Xã hội-mức sống:
- Tuổi thọ trung bình;
- Số bác sĩ/vạn dân;

- Tỷ lệ nghèo đói;
- Chỉ số phát triển con người;
- Chỉ số Giáo dục (EI).
(ii) Các chỉ số phát triển giáo dục – đào tạo
* Phổ cập GD và xoá mù chữ:
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (> 15 tuổi);
- Tỷ lệ mù chữ của người lớn (> 15 tuổi);
- Tỷ lệ nhập học ở bậc học 1,2 (chung, Nam, Nữ);
- Số năm học bình quân;
- Số năm học bắt buộc.
Đối với mọi quốc gia thì đều có thể có thể chia các điều kiện đảm bảo phát triển
giáo dục thành các nhóm sau: mơi trường KTXH; chính sách và các cơng cụ thể chế
hố giáo dục; cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính giáo dục; nghiên cứu giáo dục, lý
luận giáo dục và thông tin giáo dục.
Bối cảnh KTXH ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục là cơ cấu kinh tế vĩ mơ, cũng
như tất cả những q trình kinh tế kèm theo như thị trường lao động, nhu cầu nhân
lực, cơ cấu và động thái dân số, cơ cấu xã hội về nghề nghiệp, về lãnh thổ, về dân
tộc, sắc tộc và tôn giáo, hệ thống truyền thông đại chúng, cũng như thiết chế xã hội
- chính trị của mỗi nước đều có tác động mạnh mẽ đến quy mơ, tốc độ và tính chất
của sự phát triển giáo dục. Ngồi ra cịn có các yếu tố khác như tập qn học tập, uy
tín của nghề giáo viên, các quan hệ xã hội cũng ảnh hưởng đến giáo dục và phát
triển giáo dục.
Những điều kiện trên rất khác nhau ở mỗi nước và trong từng khu vực, môi trường
KTXH ở khu vực phát triển cao, ở các nước công nghiệp ổn định hơn so với các
nước đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng thay đổi ít thì việc quy hoạch phát triển
giáo dục sẽ dễ dàng hơn và chính xác hơn. Cơ cấu kinh tế ổn định và hợp lý cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục. Do
khuynh hướng chung như vậy nên ở các nước đang phát triển, mơi trường KTXH
nói chung tác động mạnh vào sự phát triển quy mô và mạng lưới giáo dục, cải cách
cơ cấu giáo dục trên nhiều mặt (pháp lý, nhân sự, mục tiêu, nội dung, phân bố lãnh

5


thổ, tài chính, tổ chức...). Cịn ở các nước phát triển thì tác động đó chủ yếu nhằm
vào mặt chất lượng của giáo dục và hiệu quả KTXH của giáo dục.
Giáo dục gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Sự phát triển
kinh tế, xã hội và giáo dục được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ số có liên quan
và được thống kê hàng năm.
Các chỉ số giáo dục là công cụ thiết yếu trong việc lập kế hoạch và đánh giá các
hoạt động giáo dục, giám sát hệ thống giáo dục của các quốc gia. Tuy nhiên, theo
khuyến cáo của Tổ chức UNESCO, hiện nay chế độ thống kê giáo dục ở nhiều nước
có phạm vi hẹp, Chính phủ các nước này chỉ chú trọng đến việc thống kê số lượng
đầu vào để giám sát hệ thống giáo dục của họ.
Hệ thống các chỉ số giáo dục được thống kê hàng năm của các nước có nhiều điểm
khác nhau và không đầy đủ. Do vậy, để thực hiện nghiên cứu so sánh trình độ giáo
dục của Việt Nam với các nước thông qua hệ thống các chỉ số giáo dục thì cần phải
phân tích lựa chọn được một hệ thống các chỉ số giáo dục tương đồng giữa Việt
Nam và các nước.
Chính vì vậy, việc lựa chọn hệ thống các chỉ số để so sánh trình độ phát triển giáo
dục giữa các nước phải dựa trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa phát triển kinh tế
- xã hội và giáo dục.

6



×