Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHAK5QUE MY TRINHKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.7 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON
----------  ----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Giảng viên:Ths.Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Quế Mỹ Trinh
Lớp: Tiểu học A-Khóa 5


2017-2018
Câu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; nguyên
tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn
có của HSTH).
Lưu ý: Khuyến khích SV đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt
ở trường tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực).
 Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học.

Tập đọc
Mẹ (Tiếng Việt 2 tập 1)
- Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
Giáo viên rèn các thao tác tư duy cho học sinh như phân tích, so sánh,
khái quát, tổng hợp,… Giáo viên đặt học sinh vào trạng thái tư duy bằng
cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động(quan sát tranh, tìm từ khó,
cách đọc bài thơ hay, hiểu nội dung bài,...).
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài thơng qua các
câu hỏi. Lúc này học sinh đang gặp phải tình huống có vấn đề buộc phải
tư duy thì khi đó học sinh sẽ độc lập suy nghĩ để tìm ra câu trả lời dựa


vào kiến thức đã có của mình. Và học sinh sẽ chú ý hơn, tư duy nhanh,
chính xác để giơ tay phát biểu.
+ Khi học sinh trình bày câu trả lời của mình địi hỏi sử dụng ngơn
ngữ chính xác, ngắn gọn để mọi người hiểu.


+ Giáo viên đọc hai cách đọc khác nhau của cùng một câu thơ và
yêu cầu học sinh so sánh xem lần đọc nào hay hơn, cách ngắt nhịp của
hai câu thơ đó như thế nào và cách ngắt nhịp của các câu thơ cịn lại.
+ Giáo viên sẽ thơng qua câu hỏi kết hợp giáo dục học sinh, học
sinh hiểu được sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ dành cho mình và từ đó
muốn bày tỏ lịng biết ơn với ba mẹ thì phải làm như thế nào.
- Nguyên tắc giao tiếp: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc thông qua hoạt
động luyện đọc, học sinh được rèn cách đọc diễn cảm từng câu thơ trong
bài, cách ngắt nhịp từng câu, nhấn giọng ở những từ nào(lặng rồi, cũng
mệt, nắng oi. Giáo viên cho học sinh đọc từng câu nối tiếp nhau, đọc
nhóm bốn, đọc cá nhân,, đọc cả lớp. Trong lúc học sinh đọc thì giáo viên
lắng nghe, sửa cách phát âm cho học sinh(nếu sai).
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng nghe thơng qua việc
so sánh hai lần đọc khác nhau của giáo viên khi đọc cùng một câu trong
bài, nghe cách ngắt nhịp, nhấn giọng từ, cách đọc hay, nhận xét cách đọc
của các bạn.
+ Giáo viên giúp học sinh hình thành kỹ năng nói thơng qua việc
trả lời các câu hỏi của giáo viên, giúp khơi gợi học sinh cách nói một câu
hoàn chỉnh.
-Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này. Giữa tiết dạy giáo viên cho
học sinh thư giãn với bài hát bàn tay mẹ. Giáo viên tổ chức cho học sinh



thi đua đọc theo dãy, dãy này đọc to, rõ ràng thì thắng làm kích thích sự
hứng thú của học sinh.

Học vần
Ong-Ông (Tiếng Việt 1 tập 1 )
-Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
Giáo viên rèn các thao tác tư duy cho học sinh như phân tích, so sánh,
khái quát, tổng hợp… giáo viên đặt học sinh vào trạng thái tư duy bằng
cách cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động (quan sát tranh, cài vần, cài
tiếng, đánh vần, đọc trơn, viết bảng con,…)
+Giáo viên đặt nhiều câu hỏi giúp học sinh kích thích tư duy. Học
sinh độc lập suy nghĩ thật nhanh để tìm ra câu trả lời dựa vào kiến thức
đã có của mình. Giáo viên u cầu học sinh phân tích vần ong, phân tích
tiếng võng, sơng. Giáo viên hỏi học sinh về sự giống và khác nhau của
vần on, ong và ông. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh để rút ra các
từ khóa. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích các từ ứng dụng chứa tiếng
có các vần mới học.
+Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc từ ứng dụng thông qua
hoạt động kể chuyện thỏ đến thăm nhà bạn. Học sinh nhận biết được các
từ ứng dụng chứa tiếng có vần mới học.
-Nguyên tắc giao tiếp: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này.
+Giáo viên kiểm tra bài cũ thơng qua trị chơi tìm con vật u
thích. Học sinh viết vào bảng con các từ có chứa các vần uôn, ươn, en,
ên. Giáo viên quan sát và lấy đại diện một số bảng. Học sinh phân tích và
đọc từ trong bảng con của mình, các bạn dưới lớp nghe và nhận xét.


+Giáo viên đã xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức: vần ong được thể hiện trong tiếng võng, tiếng võng được thể hiện

trong từ cái võng và vần ông được thể hiện trong tiếng sông, tiếng sơng
được thể hiện trong từ dịng sơng.
+Giáo viên đọc mẫu và rèn kỹ năng luyện đọc cho học sinh (đọc cá
nhân và đồng thanh).
+Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các vần và từ khóa, giúp học
sinh rèn kỹ năng viết, nghe và nói.
-Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH: Giáo viên đảm bảo nguyên tắc này. Giáo viên nắm được đặc
điểm tâm lí, lứa tuổi của học sinh lớp 1 nên tiết học rất sinh động. Ở hoạt
động luyện đọc từ ứng dụng giáo viên lồng ghép kể chuyện thỏ đến thăm
nhà bạn rất hấp dẫn và thu hút.

Tập viết
Ôn chữ hoa: h (Tiếng Việt 3 tập 1)
-Nguyên tắc phát triển tư duy: Giáo viên rèn các thao tác tư duy
cho học sinh như phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp,..Học sinh thực
hiện nhiều hoạt động (tơ bịng, viết bảng con, viết vở)
+Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cấu tạo chữ H, N,V. Giáo viên
đưa ra nhiều câu hỏi, nhưng các câu hỏi của giáo viên gây khó khăn với
học sinh
-Nguyên tắc giáo tiếp: Giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng viết là
trọng tâm bên cạnh rèn các kỹ năng nghe-nói-đọc.


+Giáo viên khơi gợi giúp học sinh trả lời câu hỏi theo một câu
hoàn chỉnh
-Nguyên tắc chú ý tâm lý và trình độ Tiếng Việt cốn có của HSTH:
Giữa giờ giáo viên cho học sinh thư giãn bằng bài hát lớp chúng ta đồn
kết. Giáo viên sử dụng nhiều hình ảnh về vua Hàm Nghi, cảnh đẹp Việt
Nam thu hút sự chú ý của học sinh. Nhưng phần trò chơi kết hợp thì út

gây sự chú ý cho học sinh.
 Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo cac
tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực:
- Tiêu chí mọi học sinh đều được tham gia hoạt động. Các tiết dạy
của giáo viên đều đảm bảo. Khi đưa ra các câu hỏi, yêu cầu, giáo viên
đều cho học sinh thời gian thảo luận hoặc suy nghĩ để trả lời.
- Tiêu chí tự học sinh sản sinh ra tri thức: Các tiết dạy của giáo viên
đều đảm bảo tiêu chí này. Giáo viên dẫn dắt học sinh tự sản sinh ra tri
thức. Khi gặp các câu hỏi khó, giáo viên đưa ra thêm gợi ý giúp học sinh
tự suy nghĩ câu trả lời chứ giáo viên không trả lời thay cho học sinh.
- Tiêu chí khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái: Các tiết
dạy của giáo viên đều đảm bảo tiêu chí này nhưng tiết tập viết khơng khí
ít sơi nổi bằng các tiết tập đọc và học vần. Các tiết học đều rất sôi nổi,
học sinh phát biểu tích cực.
Câu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp
cận thực tế với các tiết học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử đưa ra
lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc
phục (nếu thấy bất cập).


- Ở các tiết hội giảng hầu như các giáo viên đã gài học sinh trước
khi lên tiết dạy.
- Trong các tiết dạy, tại sao giáo viên khi trình bày bảng không sử
dụng chữ in thường mà sử dụng chữ viết thường.
- Ở tiết tập đọc mẹ (Tiếng Việt 3): Tại sao giáo viên yêu cầu học
sinh đọc thuộc lòng bài thơ trong khi học sinh mới học xong bài đó tức
thì. Lý giải: vì đây là tiết hội giảng nên giáo viên đã gài học sinh là học
thuộc trước ở nhà. Đề xuất: giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc thuộc
lịng khổ thơ u thích.
- Ở tiết tập viết ( Tiếng Việt 3) : Tại sao giáo viên yêu cầu học sinh

trả lời thật chính xác cấu tạo của từng con chữ. Ví dụ: chữ H hoa gồm
mấy nét, là những nét gì nét gì? Đề xuất: giáo viên chỉ cần hỏi độ cao của
con chữ và điểm đặt bút, dừng bút.
- Trong quá trình thực tập đợt 1 em không thấy giáo viên hướng
dẫn dạy phân mơn kể chuyện và phần luyện nói ở tiết học vần dường như
đã được bỏ qua.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×