Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận BC DLXH NHÀ báo ỨNG xử với dư LUẬN xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.41 KB, 29 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Đề tài:

NHÀ BÁO ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRÊN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI


Mục Lục
Lời mở đầu.................................................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN..........................................................................5
1. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................................5
1.1. Dư luận xã hội........................................................................................................5
1.2. Truyền thông xã hội.................................................................................................6
2. Ứng xử của nhà báo với dư luận xã hội trên truyền thông xã hội..................................8
2.1. Khái niệm................................................................................................................8
2.2. Tác động của nhà báo đến dư luận xã hội trên truyền thông xã hội........................8
CHƯƠNG 2: ỨNG XỬ CỦA NHÀ BÁO VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN
THÔNG XÃ HỘI.................................................................................................................10
1. Nhà báo có nên tham gia MXH?..................................................................................10
2. Nhà báo tham gia vào MXH như thế nào???...............................................................13
2.1 Tư cách của nhà báo khi tham gia vào mạng xã hội..............................................13
2.2 .Nhà báo tận dụng khả năng lan truyền thông điệp của mạng xã hội.....................15
2.3 Nhà báo lắng nghe, quan sát dư luận xã hội trên truyền thông xã hội để thấy được
quan điểm, tiếng nói của rất nhiều bộ phận quần chúng..............................................17
2.4. Nhà báo sử dụng dư luận trên truyền thơng xã hội như một nguồn tin chưa chính
thống.............................................................................................................................19
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TỪ CÁCH NHÀ BÁO ỨNG XỬ VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRÊN TRUYỀN THƠNG XÃ HỘI.....................................................................................22
1. Tác động tích cực.........................................................................................................22


2. Tác động tiêu cực.........................................................................................................23
3. Một số giải pháp nâng cáo hiệu quả ứng xử của nhà báo với dư luận xã hội trên truyền
thông xã hội......................................................................................................................24
Kết luận....................................................................................................................................27
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................29

2


Lời mở đầu
Sự phát triển chóng mặt của cơng nghệ số hay người ta vẫn nói: Thế giới đang
bước vào thời đại 4.0 đã từng bước thay đổi cuộc sống của con người. Khoa học
– Công nghệ đã tạo ra những thay đổi lớn trong cách tiếp nhận thông tin của con
người trong xã hội hiện đại. Họ chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin và
được thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân trên truyền thông xã hội mà khơng
phải chịu bất cứ rào cản gì. Báo chí cũng phần nào chịu ảnh hưởng của phương
thức truyền thông mới – truyền thông xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực
lẫn tiêu cực. Vấn đề đặt ra trong tiểu luận này là trong thời đại thông tin lan
truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, nhà báo nên ứng xử như thế nào với
những luồng dư luận xã hội từ công chúng trên truyền thông xã hội.
Nhà báo có nên tham gia mạng xã hội? Nhà báo tham gia với tư cách gì?
Nhà báo có trách nhiệm gì khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội?
Nhà báo sử dụng dư luận trên mạng xã hội như thế nào?
Tiểu luận này hy vọng đóng góp một phần ý kiến vào nghiên cứu về “Báo chí
và cách ứng xử với dư luận xã hội trên truyền thông xã hội”
Đối tượng nghiên cứu: Ứng xử của nhà báo với dư luận trên không gian mạng
xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận chú trọng đi sâu vào báo chí Việt Nam, hoạt
động nhà báo trên mạng xã hội (đặc biệt là Facebook) và một số bài báo trên các

trang báo mạng (Lao động, Thanh niên, Zing.vn…)
Phương pháp thực hiện đề tài: Tiểu luận đã sử dụng các phương pháp để khai
thác các tư liệu như kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn bằng các
công cụ: khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá…
3


Kết cấu của tiểu luận: Tiểu luận gồm có 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lí luận
Chương 2: Ứng xử của nhà báo với dư luận xã hội trên truyền thông xã hội
Chương 3: Tác động từ cách ứng xử của nhà báo với dư luận xã hội trên truyền
thông xã hội

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Dư luận xã hội
Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội nhạy cảm và phức tạp, vừa trừu
tượng lại vừa cụ thể, luôn luôn hiện hữu và ra đời cùng với sự ra đời của xã
hội lồi người.
Đến nay có rất nhiều khái niệm về dư luận xã hội xuất phát từ những cách
hiểu, quan điểm, đánh giá, tìm hiểu từ các bình diện khác nhau để đưa ra
định nghĩa nhất định.
Theo GS. Nguyễn Văn Dững, có thể hiểu dư luận xã hội là hiện tượng xã hội
đặc thù – là phương thức đặc biệt của ý thức quần chúng – dạng thức biểu
hiện thực tế và sống động hằng ngày của ý thức xã hội; dư luận xã hội là
biểu thị nhận thức và tình cảm, ý chí và nguyện vọng, ý kiến phán xét, đánh

giá, thái độ; là sự phản ánh tâm lí và tâm trạng xã hội… của các nhóm xã hội
lớn hoặc của cộng đồng xã hội nói chung.
Theo quan điểm cá nhân, dư luận xã hội cũng có thể hiểu đơn giản “là tập
hợp các ý kiến, thái độ, có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội,
hay cộng đơng xã hội. Nó có tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền
vững nhất định đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích chung, thu hút sự
quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành
động thực tiễn của họ.

5


1.2. Truyền thông xã hội
Theo Wikipedia, Truyền thông xã hội (tiếng Anh: Social Media) là một thuật
ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ
trực tuyến, do đó các tin tức có thể chia sẻ, lưu truyền nhanh chóng và có
tính cách đối thoại vì có thể cho ý kiến hoặc thảo luận với nhau. Những thể
hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ
thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360) hay các mạng chia sẻ
những tài nguyên cụ thể (tài liệu – Scribd, ảnh – Flickr, video – YouTube).

Vì truyền thơng xã hội là một thuật ngữ có nghĩa rộng nên nó bao quát một
phạm vi lớn các trang mạng xã hội. Mối liên kết chung giữa các trang mạng
này là bạn có thể tương tác, đối thoại với nhiều người cùng một lúc.
Một số ví dụ về các trang mạng xã hội hiện nay:
6


- Social Bookmarking (như Del.icio.us, Blinklist, Simpy…) tương tác bằng
cách đánh dấu các trang mạng và tìm kiếm các trang mạng đã được người

khác đánh dấu.
- Social News (như Digg, Propeller, Reddit…) tương tác bằng cách bầu
chọn các bản tin và bình luận những tin đó.
- Social Networking (như Facebook, Hi5, Last.FM…) tương tác bằng cách
kết thêm bạn, nhận xét về các thơng tin cá nhân, gia nhập các nhóm và
thảo luận, bình phẩm
- Social Photo and Video Sharing (như Youtube, Flickr…) tương tác bằng
cách chia sẻ hình ảnh hoặc những đoạn video và đưa ra nhận xét về
những hình ảnh, video đó.
- Wikis (như Wikipedia, Wikia…) tương tác bằng cách thêm các đề mục và
biên tập các đề mục đó.
Truyền thơng xã hội là một xu hướng truyền thơng mới khác hẳn với truyền
thông đại chúng trước đây và đang ngày càng phát triển nhanh chóng.
Truyền thơng xã hội phát triển mạnh là kết quả tự nhiên của cấp độ sử dụng
Internet ngày càng cao và nhu cầu tương tác, trò chuyện nhiều hơn của con
người. Cũng bởi vậy, truyền thông xã hội cũng phần nhiều tác động lớn đến
cách thức làm báo chí hiện nay theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Đối với truyền thơng xã hội, mạng xã hội đang đóng vai trị vơ cùng lớn.
Mạng xã hội là mạng lưới internet có sự tham gia của nhiều người dưới dạng
đăng kí tài khoản cá nhân và sử dụng nó để liên kết. Mạng xã hội khuyến
khích người dùng chia sẻ cảm xúc và tương tác tích cực với người dùng
khác. Mạng xã hội đã tác động đến cơng chúng từ phía ban đầu chỉ biết tiếp
cận thông tin từ những cơ quan truyền thông, giờ có thể trở thành những
“nhà báo cơng dân”, người trực tiếp mang thông tin và bày tỏ quan điểm cá
nhân của mình.
7


2. Ứng xử của nhà báo với dư luận xã hội trên truyền thông xã hội
2.1. Khái niệm

Ứng xử hiểu đơn giản là thái độ, hành vi của chủ thể hành động trong những
tình huống cụ thể. Trong bài tiểu luận này, chủ thể ứng xử là nhà báo, đối
tượng ứng xử là dư luận xã hội, còn ngữ cảnh cụ thể là trên mạng xã hội.
Như vậy, ứng xử của nhà báo với dư luận trên mạng xã hội là tư cách nhà
báo tham gia mạng xã hội, là trách nhiệm với những thông tin chia sẻ trên
mạng xã hội và là cách nhà báo tiếp cận và sử dụng những thông tin trên
mạng xã hội.
2.2. Tác động của nhà báo đến dư luận xã hội trên truyền thông xã hội
Dư luận xã hội hình thành và phát triển rất nhanh bằng nhiều con đường
khác nhau. Từ một ý kiến, một sự kiện ở một vài cá nhân, một vài nhóm nhỏ,
báo chí khuếch tán ra, gần như cùng một lúc cả cộng đồng cư dân cùng chia
sẻ, cùng bày tỏ thái độ và từ đó bung ra thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội
hình thành trên mạng xã hội là rất lớn. Trước một vấn đề, sự kiện nóng hổi
nào đó, được đơng đảo cơng chúng quan tâm, Dư luận sẽ xuất hiện nhiều
luồng ý kiến khác nhau (từ đồng ý đến bác bỏ hay đứng ở vị trí trung lập).
Báo chí nói chúng và nhà báo nói riêng có khả năng tác động đến dư luận xã
hội. Trên mạng xã hội, nhà báo cũng có thể thực hiện được khả năng đó. Cụ
thể:
 Khơi nguồn, tạo lập: nhà báo dùng chính sức mạnh của mạng xã hội
để đưa thông tin, quan điểm cá nhân trước một vấn đề, sự kiện nào đó
8


 Định hướng: nhà báo lắng nghe ý kiến của công chúng trên mạng xã
hội; suy nghĩ, đánh giá, phân tích về những ý kiến đó; dùng uy tín và
khả năng của mình để giải thích và định hướng dư luận xã hội theo
chiều hướng tích cực
 Phản ánh, truyền dẫn: nhà báo có thể dùng mạng xã hội để phản ánh
những vấn đề trong cuộc sống liên quan đến lợi ích của người dân và
từ đó truyền dẫn dư luận xã hội ngày càng lan rộng hơn

 Điều hòa: khi dư luận xã hội bùng nổ với nhiều luồng ý kiến khác
nhau, dẫn đến tình trạng mất ổn định, nhà báo cần dùng uy tín, khả
năng của mình để giải thích, chứng minh nhằm điều hịa dư luận xã
hội

9


CHƯƠNG 2: ỨNG XỬ CỦA NHÀ BÁO VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
TRÊN TRUYỀN THƠNG XÃ HỘI
1. Nhà báo có nên tham gia MXH?
• Mạng xã hội mang lại cho nhà báo những gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng mạng xã hội hay còn được biết đến với những tên
gọi khác như “cộng đồng ảo” hay “trang hồ sơ”, là những trang web mang
tính chất cộng đồng, được xây dựng để đưa mọi người đến với nhau cùng
chia sẻ, bày tỏ ý tưởng, sở thích, quan điểm cá nhân hay đơn giản chỉ là làm
quen, kết bạn.
Với số lượng người sử dụng mạng xã hội nhiều như hiện nay và là nơi thoải
mái bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trước một vấn đề nào đó trong xã hội;
tạo được hiệu ứng đám đơng hay dư luận xã hội; có thể nói mạng xã hội
đang dần trở thành một địa điểm mà nhà báo cần đến. Trước hết mạng xã hội
mang lại cho nhà báo:
 Mạng xã hội là nơi mọi người chia sẻ, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá
nhân về những vấn đề, sự kiện nóng hổi tromg cuộc sống. Nhờ vào
những chia sẻ trên mạng đó, mạng xã hội trở thành một nơi cung cấp
rất nhiều đề tài, thơng tin cho nhà báo khai thác, tìm tịi từ đó sáng tạo
ra tác phảm báo chí cho mình. Trên thực tế, có rất nhiều nguồn tin mà
các nhà báo, phóng viên có được khơng phải từ những cuộc họp hay
thơng cáo báo chí…mà chính từ các trang mạng xã hội. Trong số đó
có khá nhiều thơng tin tương đối đầy đủ, ngôn ngữ bài viết khá chuyên

nghiệp - đúng như nhận xét của nhiều người là “ai cũng có thể trở
thành phóng viên hay nhà bình luận trên mạng xã hội”.
 Mạng xã hội là một trong những nơi tạo lập dư luận xã hội khi mọi
người cùng nhau vào bàn luận, đánh giá, nhận xét trước một vấn đề
được ai đó đăng tải lên, thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Nếu
10


nhà báo tham gia vào mạng xã hội thì sẽ nhìn nhận, lắng nghe được ý
kiến của quần chúng nhân dân, biết được phần đông mọi người đang
quan tâm đến gì từ đó tìm được cho mình đề tài.
 Sức mạnh lan tỏa của mạng xã hội là rất lớn. Chỉ cần 1 click chuột để
like hay share một bài đăng nào đó thì giống như một phản ứng dây
chuyền vậy, nó sẽ lan rộng hơn nữa, nhiều người biết hơn nữa. Và nhà
báo cũng có thể sử dụng mạng xã hội như một kênh quảng bá cho sản
phẩm của mình. Chính những sản phẩm báo chí được đưa lên mạng
cũng thu hút người đọc hơn rất nhiều so với việc chỉ qua các phương
tiện truyền thông đại chúng truyền thống. Đã rất nhiều kênh truyền
hình lớn khơng chỉ ở nước ngồi (như BBC, CNN…) mà kênh truyền
hình trong nước như VTV cũng lập hẳn riêng page cho mình trên
mạng xã hội để tăng lượng tương tác của công chúng đối với mỗi
chương trình. Hay nhiều bài báo mạng hay, viết về đề tài nóng hổi,
mọi người quan tâm cũng được chia sẻ trên mạng xã hội (đặc biệt là
Facebook) với tốc độ chóng mắt, thu hút hàng ngàn lượt bình luận,
tương tác. Chưa kể những bình luận phía dưới về nội dung tin, bài đó,
có những bình luận cịn cung cấp thêm nhiều thơng tin liên quan.
Bên cạnh đó, 60% bài trên một trang web điện tử được truy cập thông qua
liên kết từ mạng xã hội. Ở Việt Nam và trên thế giới, các cơ quan báo chí
đều có ít nhất 2 nền tảng cho tờ báo của mình, trong đó nhất định có 1
nền tảng internet. Báo điện tử VTV bên cạnh đài truyền hình, Báo Lao

Động online bên cạnh tờ Lao Động hàng tuần, tờ Independence ở Anh
đóng của tịa soạn báo in chuyển sang hoạt động online…
• Vậy nếu nhà báo khơng tham gia vào MXH?
Trước hết, những lí do mà nhà báo khơng nên tham gia vào mạng xã hội có
thể là:
11


- Thông tin trên mạng xã hội quá nhiều và rối loạn, chưa kể đến việc thơng
tin đó cịn chưa được kiểm duyệt độ chính xác. Nhà báo nên tìm đến
những nguồn thơng tin bên ngồi đáng tin cậy hơn
- Nhà báo lên mạng xã hội cũng chỉ để săm soi đời sống của người nổi
tiếng, rồi viết bài giật tít, câu view, đem đến một lượng lớn báo lá cải
- Nhà báo là người rất bận rộn với công việc sáng tạo sản phẩm báo chí. Vì
vậy thay vì ngồi ở nhà và sử dụng mạng xã hội thì nhà báo nên đi tìm cho
mình những đề tài mới mẻ ở bên ngoài đời sống
Kết luận: Khi mạng xã hội trở thành nơi mà ai cũng “phải” đến, để có thể thích
ứng nhanh hơn với sự phát triển nhanh chóng của thời đại làm báo trong cơng
nghệ số, nắm bắt được mọi thứ ở mọi nơi đang diễn ra như thế nào, thì chính
những người làm báo cũng nên sử dụng mạng xã hội dù đối diện với hai mặt
tích cực và tiêu cực của nó.
Chỉ khi tham gia vào mạng xã hội, nhà báo mới có thể nhìn nhận ra những vấn
đề không đến từ các cuộc họp báo chí hay thơng cáo báo chí mà nó nằm ngay
trong chính ý kiến, suy nghĩ của người dân khi họ bày tỏ quan điểm cá nhân,
chia sẻ sự kiện xung quanh cuộc sống của mình. Chính mạng xã hội là nơi mà
nhà báo có thể tiếp xúc với người dân, lắng nghe ý kiến người dân, từ đó phản
hồi lại và tìm kiếm được cho mình nhiều thơng tin, đề tài mới mẻ. Bên cạnh đó
cũng khơng thể phủ nhận việc các bài báo được đăng tải trên mạng là một hình
thức quảng bá sản phẩm và thu hồi được nhiều ý kiến, nhận xét, đánh giá của
công chúng về chính sản phẩm đó.


12


2. Nhà báo tham gia vào MXH như thế nào???
2.1 Tư cách của nhà báo khi tham gia vào mạng xã hội
Trước hết, nhà báo cũng là một cá nhân, cũng có thể sử dụng một tài khoản
mạng xã hội nào đó và đăng tải trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của mình hay bày
tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề, sự kiện nào đó. Tuy nhiên, nếu nhà
báo tham gia vào mạng xã hội như một người bình thường “thích gì nói nấy,
viết nấy” thì liệu có đúng??? Chính xác thì nhà báo tham gia mạng xã hội phải
với tư cách là một người làm báo. Rất nhiều nhà báo sử dụng tích cực mạng xã
hội và bày tỏ ý kiến riêng của mình trước nhiều sự kiện, vấn đề nóng hổi của xã
hội (Lê Bình...) Họ đưa đến cho người sử dụng mạng xã hội khác những thơng
tin nóng của đời sống và suy nghĩ, ý kiến của mình trước thơng tin đó.
Nhà báo tham gia phát ngôn trên mạng xã hội, họ cũng trực tiếp tham gia vào
việc đưa thông tin, bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Nhưng nhà báo khơng
được tham gia với tư cách là một người bình thường sử dụng mạng xã hội bởi
một thơng tin nào đó mà họ đăng tải (đặc biệt với những nhà báo có lượng
người theo dõi cao) đều có thể được đơng đảo cơng chúng quan tâm và tạo ra dư
luận xã hội xung quanh thơng tin đó. Rất nhiều nhà báo đã sử dụng mạng xã hội
và cập nhật các thông tin, sự kiện nóng một cách nhanh chóng để thu hút sự
đánh giá, bày tỏ ý kiến của cơng chúng. Từ đó tăng sự tương tác, có được sự
thiện cảm trong mối quan hệ giữa nhà báo và người dân.
Mặt khác, nhà báo tham gia với tư cách là đại diện của tịa soạn báo chí nơi họ
đang cơng tác, nhà báo phải đặt trách nhiệm cao vào tiếng nói của chính mình.
Bởi nhà báo dù cho là hoạt động bên ngồi xã hội, hay phát ngôn trên mạng xã
hội đều được cơng chúng ghi nhận. Họ đọc những gì nhà báo chia sẻ với độ tin
tưởng tương đương như đối với các cơ quan báo chí mà họ cơng tác. Những lời
nhận định, bình luận, chia sẻ có trách nhiệm của nhà báo trên mạng xã hội thể

hiện đạo đức của người làm báo, và nâng cao độ tín nhiệm của người dân với
tòa soạn báo ấy.
13


Ở Mỹ, nhiều báo lớn như BBC, CNN… nhà báo của những tịa soạn đó khi
đăng tải bất cứ thơng tin sự kiện, vụ việc gì đều phải ghi rõ mình thuộc báo nào,
làm việc ở đâu và bắt buộc phải thống nhất với quan điểm, ý kiến đã đưa ra trên
báo đó mà khơng được phép có sự sai lệch, trái ngược nào. Do đó, nhà báo
khơng nên sử dụng mạng xã hội là nơi bày tỏ quan điểm cá nhân đi ngược lại
với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình làm việc.
Với tư cách tham gia vào mạng xã hội là đại diện của toàn soạn báo, nhà báo có
thể bị hạn chế bởi những giới hạn về kiểm duyện thông tin và giới hạn trong bày
tỏ quan điểm cá nhân. Nhưng sự kiểm duyệt, giới hạn đó lại giúp nhà báo và tịa
soạn giảm thiểu nhiều hậu quả khơng đáng có như: làm lũng đoạn thơng tin,
giảm đi uy tín của tịa soạn, mất niềm tin của cơng chúng vào cơ quan báo chí…
Sẽ có những trường hợp nhà báo khơng thể nói được điều mình muốn vì những
lý do khách quan về vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội nhưng nhà báo phải biết
thay đổi cách thức truyền tải thơng tin. Thay vì nói thẳng và gây ra hoang mang
cho dư luận, nhà báo có thể nói bằng hình thức đa ngơn ngữ, phi ngơn ngữ trong
tác phẩm của mình.
Ví dụ: Cịn nhớ đến vụ việc BTV Lê Thanh Huyền phát ngôn trên mạng xã hội
gây nên tranh cãi. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thương trực (PCA), phủ
nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, hàng loạt ngôi sao Hoa Ngữ: Triệu Vy,
Huỳnh Hiểu Minh, Angela Baby, Phạm Băng Băng… đã phản đối việc đó thơng
qua trang cá nhân của họ. Điều này tạo nên làn sóng “tẩy chay” đối với nhiều
nghệ sĩ Trung Quốc. Ngoài ra, các sao Việt đồng loạt lên tiếng ủng hộ phán định
của PCA. Tuy nhiên, sáng ngày 14/7, BTV Lê Thanh Huyền của VTV lại đăng
dòng trạng thái bày tỏ quan điểm vẫn yêu mến Triệu Vy (nữ diễn viên nổi tiếng
Trung Quốc). Lê Thanh Huyền cịn lên tiếng chỉ trích thanh niên Việt Nam. Phát

ngơn của cô bị cư dân mạng “ném đá dữ dội” và phải nhanh chóng xóa dịng
trạng thái đi và lên tiếng xin lỗi công chúng trên trang cá nhân của mình. Việc
phát ngơn bày tỏ quan điểm của mình trong trường hợp của BTV Lê Thanh
14


Huyền là hồn tồn sai bởi cơ cũng là một người làm báo, mọi lời nói sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến suy nghĩ của cơng chúng và chỉ cần nói sai, hình ảnh nhà
báo trong mắt người dân bị “hạ thấp” đi, uy tín giảm đi. Khơng chỉ vậy, Thanh
Huyền cịn là một BTV của đài truyền hình Việt Nam, phát ngơn của cơ cũng
được xem như tiếng nói của đài truyền hình quốc gia. Bởi vậy, mỗi nhà báo khi
sử dụng mạng xã hội cần phải xem xét, cân nhắc kĩ, đặt đạo đức nghề nghiệp,
trách nhiệm của mình lên hàng đầu để người dân luôn đặt niềm tin vào báo chí.
2.2 .Nhà báo tận dụng khả năng lan truyền thông điệp của mạng xã hội
Nhờ nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, cùng với độ phổ biến rộng rãi của người
dùng mạng xã hội, các thông điệp trên truyền thơng xã hội ln có sức lan tỏa
mạnh mẽ hơn so với trên hình thức truyền thơng truyền thống. Lượng tương tác
lớn, khung kiểm duyệt ít gắt gao hơn chính là yếu tố hàng đầu giúp thơng điệp
của các cá nhân, tổ chức hay chính quyền được lan rộng.
Ví dụ: Câu chuyện về cậu sinh viên nghèo Phạm Tú Biên – sinh viên báo chí
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang phải chống chọi với căn bệnh u não
quái ác tại bệnh viên Bạch Mai. Sau khi nghe thơng tin này, ban chấp hành
Đồn trường, Đồn thanh niên, cùng thầy cơ trường Học viện Báo chí và Tun
truyền đã chia sẻ hồn cảnh của gia đình Biên lên mạng xã hội và kêu gọi sự
giúp đỡ của mọi người. Đã rất nhiều cư dân mạng chia sẻ về hồn cảnh của
Biên, để giúp gia đình Biên tìm kiếm được sự giúp đỡ từ phía các nhà hảo tâm.
Chi phí chạy chữa bệnh tật cũng như thuốc thang cho gia đình cậu sinh viên
nghèo Tú Biên phần nào được san sẻ.

15



Câu chuyện về sinh viên nghèo Phạm Tú Biên được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Để tận dụng khả năng tạo dư luận xã hội trên truyền thông xã hội và có thể xem
đó là một hình thức “quảng bá” cho sản phẩm báo chí của mình, nhà báo nói
riêng và cơ quan báo chí nói chung nên có các kênh truyền thơng xã hội riêng
cho mình. Như hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay đều có trang truyền thơng
xã hội riêng bằng việc sử dụng mạng xã hội. Ít thì Facebook, nhiều thì có cả trên
Youtube, Instagram, Twitter…

Hãng thông tấn CNN và trang thông tin chính thức trên Facebook.

16


Đài truyền hình Việt Nam và trang thơng tin chính thức trên Facebook.

Có thể nhận thấy, các tin tức, bài báo được đẩy lên mạng xã hội có lượng truy
cập và tương tác tốt hơn do tận dụng được mạng lưới internet liên kết để tiếp
cận với đa dạng độc giả. Ở Việt Nam, từ Đài truyền hình Việt Nam đến các báo
điện tử lớn như Vnexpress, Vietnamnet… đều có riêng một trang mạng để cập
nhật tin tức và luôn thu hút rất lớn công chúng quan tâm, đưa ra bình luận ngay
phía dưới bài đăng trên trang đại diện của báo đó.
2.3 Nhà báo lắng nghe, quan sát dư luận xã hội trên truyền thông xã hội để
thấy được quan điểm, tiếng nói của rất nhiều bộ phận quần chúng.
Trước mỗi thông tin, sự kiện hay vấn đề nào đó nảy sinh trong đời sống, dư luận
trên mạng xã hội sẽ bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối, hoặc đứng ở vị trí trung
lập khơng bày tỏ ý kiến gì và có khi đưa ra những tình tiết mới để đưa câu
chuyện sang một hướng khác.

Khi nhìn nhận, quan sát trên mạng xã hội sẽ giúp nhà báo hoàn thiện hơn về sự
đánh giá, tư duy; bổ sung thêm những hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lắng nghe dư luận trên truyền thông xã hội là một nguồn thơng tin, tư liệu q
giá để từ đó nhà báo sáng tạo ra tác phẩm báo chí gần gũi với cơng chúng hơn,
hiểu rõ họ cần gì và khơng cịn mang quan điểm một chiều. Điều đó cịn mang
nhà báo gắn kết với người dân nhiều hơn, thể hiện sự tôn trọng của nhà báo với
suy nghĩ, ý kiến từ phía họ và ln có sự tin tưởng nhất định đến báo chí.

17


Ví dụ: Tháng 7/2017, sau khi cơng dân Vũ Thanh Hoa đăng lên trang cá nhân
trên Facebook câu chuyện kể về việc cô không xin được giấy chứng tử cho bố
kịp ngày, và nếu muốn nhanh chóng giải quyết thì phải “lót tay” vị phó chủ tịch
phường Văn Miếu. Dịng chia sẻ của Vũ Thanh Hoa nhanh chóng tạo làn sóng
dư luận xã hội rất lớn trên mạng xã hội. Hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình
luận chỉ sau một ngày đăng tải. Đa số bình luận đều lên tiếng chỉ trích thái độ
làm việc của phường Văn Miếu là không đúng, biểu hiện cho hành động “tham
nhũng, “chèn ép” dân . Ngay lập tức, báo chí vào cuộc để điều tra sự việc trên.
Dựa trên thông tin Vũ Thanh Hoa đưa ra, nhà báo đã tiến hành xác minh sự thật
vụ việc có thưc sự xảy ra như lời cơ đã nói. Sau đó, vụ việc được làm rõ, Phó
chủ tịch phường Văn Miếu bị đình chỉ cơng tác bởi việc làm sai trái của mình.

Dịng trạng thái trên Facebook chị Hoa chia sẻ về vụ việc trên.

Lắng nghe, quan sát dư luận là điều mà bất kì nhà báo nào cũng nên làm để có
thể hình dung, nắm bắt rõ về cuộc sống của người dân đang diễn ra như thế nào
từ đó lấy tư liệu cho tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, với những kĩ năng nghiệp vụ
đã được rèn luyện, trải nghiệm qua năm tháng làm việc, nhà báo cần tỉnh táo,
18



sáng suốt với “một cái đầu lạnh và một trái tim nóng” để phán xét tình hình,
diễn biến của dư luận, góp phần bác bỏ những thơng tin sai sự thật, bịa đặt mà
vơ hình chung dư luận mang lại với những mục đích khác nhau.
2.4. Nhà báo sử dụng dư luận trên truyền thông xã hội như một nguồn tin
chưa chính thống.
Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi” với mn vàn thơng tin chưa được kiểm
duyệt độ chính xác. Nhiều người sẽ rất khó để phân biệt đâu là tin thật, đâu là
tin giả. Vì thế, thời gian qua đã có khơng ít thơng tin trên MXH hồn toàn bịa
đặt, dễ bị lợi dụng và trở thành những tin tức giả mạo, gây hoang mang và bất
bình trong dư luận. Nhà báo đứng trước những thông tin không chính thống trên
mạng xã hội vừa nên tỉnh táo vừa nên tị mị để đi tìm hiểu sâu thơng tin đó và
xác minh độ chính xác, khách quan của thơng tin.
Ví dụ: Liên quan đến vụ việc Vinschool đưa ra lộ trình tăng học phí từ năm
2018 – 2019 với mức tăng trung bình từ 40 – 50 %, đặc biệt hệ nâng cao tăng
gấp đôi so với hệ chuẩn. Một số phụ huynh có con em học tập tại Vinschool tỏ
ra rất bức xúc vì điều này khơng giống như cam kết ban đầu mà Vinschool đã
hứa hẹn với họ, là sẽ khơng tăng học phí q 10% trong 5 năm học đầu tiên.
Nhiều phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội bản học phí mà Vinaschool gửi tới
họ kèm theo sự bức xúc, khó chịu và rất cần một lời giải thích từ phía nhà
trường. Ngay lập tức, báo chí vào cuộc, tham gia điều tra sự việc. Dựa trên
thông tin chưa được xác thực mà các phụ huynh đưa lên, nhà báo tiến hành xác
minh sự việc. Báo chí đã tới phỏng vấn bà Phan Hà Thủy, Tổng giám đốc
Vinaschool để làm rõ hơn xung quanh câu chuyện này.

19


Nhiều trang báo đã vào cuộc tham gia xác minh vụ việc trên.


Tuy nhiên, nhà báo không nên quá phụ thuộc vào nguồn tin này. Ngày nay, công
chúng phát ngán với những nhà báo chuyên đi “xào nấu” “chế biến” các tin tức
trên mạng lấy đó làm đề tài viết báo. Hay những “nhà báo salon” ngồi phòng
điều hòa, suốt ngày lướt mấy trang mạng xã hội, tìm “biến” nóng hay thông tin
“hot” từ người nổi tiếng; rồi vội vàng đăng tải mà khơng tìm hiểu đến cùng.
Ví dụ: Trước thông tin lan tràn trên mạng là “ăn bưởi gây ung thư” và chưa
được kiểm chứng một cách chính xác nhất, đã có một số báo như Thanh niên,
Khuyến học và Dân trí, trang tin thoibaoviet.com của cơng ty NetNam và báo
Khoa học Phổ thông đưa tin “ăn bưởi gây ung thư”. Đây là thơng tin hồn tồn
sai sự thật nhưng các báo này vẫn đưa, đã có rất nhiều người chia sẻ các bài báo
này lên mạng xã hội và gây ra một làn sóng dư luận rất lớn khiến người dân hết
sức hoang mang và lo lắng. Trước vụ việc đó, đã có nhiều tờ báo lớn nhanh
chóng đưa thơng tin đính chính lại theo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học
và khẳng định thông tin “ăn bưởi gây ung thư” là hoàn toàn sai.
Hay trong tháng 3/2016, nước ta chịu hậu quả môi trường trầm trọng từ sau vụ
Formosa xả thải khiến cá chết trắng xóa bờ biển suốt cả tháng trời. Sau đó,
20


Formosa đã nhận lỗi và bồi thường thiệt hại là 500 triệu đồng. Một vài tháng
tiếp theo, trên mạng xã hội lại lan truyền video có hình ảnh dịng nước thải đỏ
quạch thải thẳng ra biển, được cho là từ nhà máy Formosa. Dân tình nổi dậy, làn
sóng phẫn nộ đối với Formosa và chính quyền thành phố Hà Nội bùng phát
mạnh mẽ. Rất nhiều bình luận với những lời lẽ nặng nề liên quan đến video đó.
Ngay lập tức, các nhà báo đi xác nhận và kết quả đây là một thông tin bịa đặt
trên mạng xã hội. Video này thực ra quay ở cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) và đã được
quay cách đây 2 năm trước.

21



CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TỪ CÁCH NHÀ BÁO ỨNG XỬ VỚI
DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
1. Tác động tích cực
Khi nhà báo ứng xử có chuẩn mực trên truyền thông xã hội sẽ mang lại rất
nhiều lời ích khơng chỉ cho chính mình mà cịn cho cả cơng chúng, tịa soạn
báo, truyền thơng.
 Thúc đẩy sự tương tác giữa cơng chúng với đại diện của tồn soạn báo.
Với mạng xã hội, cơng chúng và nhà báo có thể cùng nhau bày tỏ quan
điểm, ý kiến cá nhân trước một thơng tin nào đó hay đối chất với nhau mà
không bị rào cản về không gian và thời gian. Nhà báo lắng nghe phản hồi
từ phía người dân, người dân tôn trọng và tin tưởng nhà báo.
 Tiếp nhận thơng tin và nhìn nhận dư luận trên truyền thơng xã hội một
cách nhanh nhạy và tồn diện. Chính vì vậy, khi nhà báo tiếp cận thơng
tin, dư luận ở kênh truyền thông này, nhà báo đang tự mở cho mình cơ
hội để gần gũi với những câu chuyện thường ngày, những câu chuyện khó
nói của cơng chúng, lắng nghe chính tâm tư tình cảm của họ.
 Có cơ sở để định hướng và điều hòa dư luận: khi nhà báo tham gia mạng
xã hội, họ sẽ tiếp xúc với nhiều luồng ý kiến khác nhau trước một vấn đề,
thơng tin nào đó. Khi nắm bắt được tình hình một cách cụ thể và chính
xác, nhà báo có thể định hướng và điều hòa được dư luận xã hội theo
hướng có lợi, tránh gây ra tình trạng hoang mang cho người dân.
 Thúc đẩy cơng chúng có tư duy phản biện và tranh luận văn minh: mạng
xã hội giúp công chúng chủ động hơn trong việc tiếp cận thông tin cũng
như thoải mái bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trước một vấn đề nào
đó. Khi nhà báo tham gia vào tranh luận trên mạng xã hội một cách có
chuẩn mực với lí lẽ xác thực, khách quan, thơng tin chính xác, chân thật;
22



cơng chúng cũng sẽ hình thành được lối tư duy và tranh biện có văn
minh, lịch sử hơn.
 Tăng sự tin tưởng của người dân vào nhà báo và cơ quan báo chí. Nhà
báo tham gia vào mạng xã hội, tranh luận cùng công chúng, lắng nghe ý
kiến phản hồi của công chúng, thấu hiểu được tâm tư, suy nghĩ, tình cảm
của họ, từ đó cho ra đời những tác phẩm báo chí thực sự ý nghĩa khiến
cơng chúng ln đặt niềm tin vào báo chí và chờ đợi sự xác thực từ phía
báo chí chứ khơng phải từ nguồn nào khác.
2. Tác động tiêu cực
Khi nhà báo cư xử thiếu chừng mực, thiếu trách nhiệm đối với dư luận trên
truyền thông xã hội sẽ gây ra những tác động tiêu cực như sau:
- Có thể triệt tiêu độ chính xác của thơng tin báo chí: Nhà báo phụ thuộc
q nhiều vào nguồn thơng tin chưa chính thống trên mạng xã hội, cùng
với sức ép về tin nhanh, tin cập nhật mà độ chính xác của báo chí có thể
bị triệt tiêu. Vì vậy họ khơng đủ thời gian và có khi lười biếng để kiếm tra
lại độ chính xác, khách quan của thơng tin đó.
- Làm xấu đi hình ảnh của chính nhà báo và tịa soạn nơi họ làm việc. Khi
tham gia mạng xã hội, nhà báo tham gia với tư cách người đại diện cho
cơ quan báo chí họ đang cơng tác. Vì vậy, bất kỳ động thái nào cũng nhà
báo cũng gắn liền với hình ảnh của cơ quan đó. Khi họ ứng xử sai, ứng
xử vội vã, thì đơn vị đầu tiên chịu sự đánh giá là tịa soạn họ làm việc. Đã
có nhiều nhà báo phát ngôn bừa bãi, đi ngược lại quan điểm của cơ quan
báo chí hay thậm chí là đăng đàn chỉ trích “đá xéo” nhau ngay trên mạng
xã hội. Những hành động thiếu suy nghĩ như vậy sẽ khiến cho cơng
chúng mất đi niềm tin với nhà báo, báo chí.
- Đánh mất niềm tin của công chúng: Họ luôn tôn trọng tiếng nói của nhà
báo trên mạng xã hội (đặc biệt với những nhà báo có lượng người theo
23



dõi lớn) thì chỉ cần một phát ngơn sai, thiếu suy nghĩ, sai sự thật đều có
thể phút chốc đánh mất đi sự tin tưởng của công chúng dành cho nhà báo
đó và cả nền báo chí nước nhà.
Ví dụ: Truyền thông bất lương trong vụ nước mắm. Một số nhà báo của
Báo Thanh niên được cho là đã viết bài PR cho doanh nghiệp. Những bài
báo được dư luận chia sẻ chóng mặt trong sự hoang mang về nước mắm
truyền thống, đã gây nên những hệ lụy lớn. Sự cấu kết của báo chí với
doanh nghiệp trong vụ việc này đã khiến cho vai trò định hướng dư luận
bị lạm dụng thành một cơng cụ phục vụ lợi ích kinh tế, đánh tráo lòng tin
của người tiêu dùng, làm suy giảm nghiêm trọng uy tín rất lớn của báo
chí.
Ví dụ: Nhà báo Đỗ Hùng – Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh niên bị
thu hồi thẻ nhà báo vì đăng tải status mang tính giễu cợt trong ngày Quốc
khánh 2/9, sự giễu cợt này động chạm đến nhiều nhân vật lịch sử lớn của
dân tộc và gây nên làn sóng phẫn nộ, chỉ trích nhà báo này.
3. Một số giải pháp nâng cáo hiệu quả ứng xử của nhà báo với dư luận xã
hội trên truyền thông xã hội
Từ khi mạng xã hội xuất hiện và dần trở thành một thế lực cạnh tranh trực
tiếp với báo chí, đã có rất nhiều những hội thảo phân tích về sự tồn tại của
báo chí trong thời đại truyền thơng xã hội phát triển như hiện nay. Truyền
thông xã hội hay báo chí rốt cuộc cũng đều hướng tới phục vụ nhu cầu
thông tin của công chúng. Vậy nhà báo phải ứng xử như thế nào để mang
lại hiệu quả tốt nhất trong cơng việc làm báo chính thống của mình?
 Mỗi nhà báo cần phải đặt cái tâm của mình vào bài viết, thực hiện
đúng với tơn chỉ của người làm báo. Một bài báo viết không bằng
cái tâm, đạo đức của người làm báo thì sẽ tác động xấu đến dư luận
xã hội và có khi làm liên lụy đến nhiều người. Tuyệt đối không bao
24



giờ được bẻ cong ngịi bút vì bất cứ lý do nào, nhất là vì mục đích
hám lợi.
 Tính nhân văn của báo chí cần phải được đề cao, dù là phản ánh
tiêu cực thì thơng tin báo chí cũng phải có hướng tiếp cận để tạo ra
hiệu ứng dư luận xã hội tích cực trên truyền thơng. Phê bình là để
cùng tiến bộ chứ khơng phải phê bình để vùi dập, triệt tiêu.
 Nhà báo cần được trang bị nhiều hơn về kiến thức, kĩ năng nghiệp
vụ. Các kiến thức về truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền
thông, mạng xã hội và sức mạnh của mạng xã hội… đều cần bổ
sung vào chương trình tập huấn, giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm
cho nhà báo. Mỗi tiếng nói của nhà báo cần phải được cân nhắc,
suy sét kĩ, cần có “một cái đầu lạnh và một trái tim nóng” trước
mọi tình huống để tránh tình trạng làm nhiễu loạn thơng tin, dư
luận hoang mang, làm người dân lo lắng.
 Nhà báo nên sử dụng truyền thông xã hội như một kênh hỗ trợ giúp
mình hồn thiện hơn về chun mơn, nghiệp vụ; một nơi để quan
sát dư luận, và để giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm báo chí.
Bên cạnh đó, cần phải tích cực tham gia và lắng nghe dư luận xã
hội. Tôn trọng quan điểm, ý kiến đến từ dư luận. Khơng nên có thái
độ phủ nhận hay coi thường dư luận xã hội.
 Về phía các cơ quan báo chí, nên tạo diễn đàn hay những buổi trị
chuyện nhỏ để nhà báo có thể chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến,
những vấn đề khó nói trên mặt báo. Diễn đàn nên được thực hiện
dưới hình thức ngoại tuyến, gặp mặt trực tiếp, cùng trao đổi, lắng
nghe ý kiến của nhau và tìm cách chọn lọc thơng tin đưa lên mặt
báo. Nhà báo và tịa soạn cần có sự thống nhất về tơn chỉ làm việc

25



×