Ngày soạn: 20/10/2017
Tuần 10, 11 – Tiết 50
Văn bản : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (t1)
(Huy Cận)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của
người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngơn ngữ
trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân
trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề
cập đến trong tác phẩm.
- Tích hợp mơi trường: Liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Giáo án, giáo cụ, tham khảo tài liệu, hình ảnh, tư liệu, phần mềm Microsoft Word,
phần mềm PP.
HS: - Đọc trước văn bản và các chú thích.
- Định hướng trả lời các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: KHỞI ĐỘNG: Bằng những câu hỏi “THỬ TÀI HIỂU BIẾT”
Câu 1: Dòng nào nói đúng và đủ nhất những phẩm chất của các chiến sĩ lái xe trong
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” (Phạm Tiến Duật) ?
A. Hiên ngang , có tinh thần rất lạc quan trước gian khó
B. Dũng cảm , có tinh thần rất lạc quan trước gian khó
C. Ln giữ vững ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
D. Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, có ý chí chiến đấu và tình đồng đội keo sơn.
Đáp án: D
Câu 2: Nội dung chủ yếu của bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu ) là :
A. Sự khó khăn , thiếu thốn của người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp
B. Nguồn gốc xuất thân của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp
C. Cuộc chiến gay go, ác liệt của quan và dân ta trong thời kì đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp
D. Hình tượng người lính cách mạng thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và
sự gắn bó keo sơn của họ
Đáp án: D
Câu 3: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được viết năm nào ?
A. 1947
B. 1948
C. 1949
D. 1950
Đáp án: B
Câu 4: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính” (Đồng chí- Chính Hữu ) là :
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Nói q
D. Hốn dụ
Đáp án: A
2. Giới thiệu bài mới: GV chiếu hình ảnh để giới thiệu bài mới
HĐ2: TÌM HIỂU CHUNG
I. TÌM HIỂU CHUNG:
*Năng lực nhận biết, tiếp nhận văn bản.
1. Tác giả:
Gọi HS đọc chú thích, GV chiếu hình ảnh tác giả - Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ
giới thiệu
nổi tiếng trong phong trào Thơ
GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả?
mới.
- Ơng tham gia cách mạng từ trước
năm 1945
- Sau CMT8, ông từng giữ nhiều
trọng trách trong chính quyền CM.
- Huy Cận là một trong những nhà
thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại
Việt Nam.
2. Tác phẩm:
GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Giữa
năm 1958, trong chuyến đi thực tế
dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã
sáng tác bài thơ này.
- Bài thơ được in trong tập “Trời
GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời bài thơ.
mỗi ngày lại sáng” (1958)
GV: Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra theo trình - Mạch cảm xúc trong bài thơ:theo
tự nào?
trình tự thời gian đồn thuyền của
GV chốt lại những nét chính.
ngư dân ra khơi đánh cá trở về.
HĐ3: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
* Năng lực sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao
tiếp tiếng Việt, thưởng thức văn học qua hoạt
động đọc – hiểu.
GV hướng dẫn đọc: giọng đọc vui, lột tả khơng
khí hào hứng, phấn chấn
GV đọc mẫu.
GV: Hãy xác định bố cục của bài thơ?
HS:
+ Hai khổ đầu: cảnh lên đường và tâm trạng náo
nức của con người
+ Bốn khổ tiếp: cảnh làm việc của đoàn thuyền
đánh cá giữa biển đêm
+ Khổ cuối: cảnh đồn thuyền trở về trong buổi
bình minh.
GV chuyển ý
GV chiếu hai khổ thơ đầu và gọi HS đọc
GV: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào?
HS: Lúc hồng hơn.
GV: Ở khổ thơ thứ nhất, khơng gian được tác giả
miêu tả bằng những hình ảnh nào?
HS: Mặt trời, biển, sóng, đồn thuyền, buồm, gió
khơi.
GV: Em có nhận xét gì về khơng gian ấy?
HS: Khơng gian: Rộng lớn, bao la
GV: Để làm nổi bật không gian rộng lớn, bao la
ấy, Huy Cận đã sử dụng nghệ thuật gì ở hai câu
thơ đầu tiên?
HS: Hình ảnh so sánh và nhân hóa độc đáo gợi
lên khung cảnh thiên nhiên huy hoàng, tráng lệ.
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra
khơi:
- Thiên nhiên được miêu tả bằng
những hình ảnh so sánh và nhân
hóa độc đáo.
GV: Với hình ảnh so sánh mặt trời như hịn lửa,
hình ảnh nhân hóa sóng biết cài then, đêm biết
sập cửa khiến chúng ta liên tưởng đến điều gì?
HS: Liên tưởng độc đáo: Vũ trụ được hình dung
như là một ngôi nhà lớn vào đêm, màn đêm
buông xuống là một cánh cửa khổng lồ với những
lượn sóng là then cửa. Thiên nhiên như dọn dẹp
để chuẩn bị nghỉ ngơi (tắt lửa, cài then, sập cửa)
GV chiếu hình ảnh
GV: Thiên nhiên bắt đầu vào trạng thái nghỉ ngơi
còn người dân chài thì sao?
HS:
GV: Họ ra khơi đánh cá với khí thế như thế nào? - Con người ra khơi vào lúc vạn vật
HS: Hào hứng, hăng say, tràn đầy khí thế phơi đi vào tĩnh lặng, nghỉ ngơi.
phới mạnh mẽ của những người làm chủ biển
khơi, làm chủ cuộc đời.
GV: Em cảm nhận như thế nào về câu thơ thứ 3?
HS:
GV: Theo em, phụ từ lại ở câu thơ thứ 3 diễn tả
điều gì?
HS: Cơng việc đánh bắt cá vẫn diễn ra thường
xuyên, lặp đi lặp lại.
GV: Cảnh tượng hào hùng của đồn thuyền khi
ra khơi được tạo nên bằng những hình ảnh nào?
HS: Tác giả đã tạo nên hình ảnh lạ, độc đáo của
đoàn thuyền lúc ra khơi bằng 3 sự vật: cánh
buồm, gió khơi, câu hát.
GV: Âm thanh nào gây ấn tượng mạnh cho người
đọc về cảnh ra khơi?
- Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn
HS: Đó là âm hưởng trầm hùng của câu hát căng của người lao động đang say sưa
buồm thể hiện niềm say sưa, hào hứng của với cuộc sống mới.
những người lao động mới làm chủ đất nước.
Chốt ý
GV chiếu khổ thơ thứ 2
Cho HS thảo luận bàn trong 2 phút
Câu hỏi:
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong khổ thơ thứ 2? Tác dụng của biện pháp
nghệ thuật đó?
Đáp án:
- Liệt kê, so sánh -> sự phong phú của các loài
cá,vẻ đẹp kì diệu và sự giàu có của biển khơi.
- Nhân hố: lời mời gọi các lồi cá-> ước mơ
đánh bắt được nhiều hải sản.Thể hiện khát khao
chinh phục thiên nhiên.
GV cho HS nhắc lại kiến thức
Gọi 1 HS lên vẽ cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh
cá
Cho HS nghe ngâm thơ.
HĐ4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Chuẩn bị tiếp bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
- Bài tập về nhà: Viết đoạn văn trình bày cảm
nhận của em về khổ thơ đầu của bài “Đoàn
thuyền đánh cá”.
RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................