Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai 13 Diep ngu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.5 KB, 6 trang )

Bài 14
Tiết 55
Tuần 14
Tiếng việt :

ĐIỆP NGỮ

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ.
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng điệp ngữ trong nói và viết.
4. Năng lực HS: quan sát, nhận biết , phân tích.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP: điệp ngữ và tác dụng
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:Sách tham khảo
- Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS(1 phút)
2. Kiểm tra miệng :Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em. (4 phút)
3. Tiến trình bài học(33 phút)
HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(2 phút)
Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý
hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thường lặp lại một số


từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không
thanh thốt. Đó là hiện tượng lặp lại vơ ý thức, nó
khác với hiện tượng lặp lại có ý thức, có chủ động,
nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ có tính chất
tăng tiến. Đó là biện pháp tu từ điệp ngữ.
Hoạt động 2:Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ(10
I. Điệp ngữ và tác dụng điệp ngữ
phút)
1. Khái niệm điệp ngữ
GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm điệp ngữ
LH TV 6: Ở lớp 6 , các em đã làm bài tập phân biệt
phép lặp như một biện pháp tu từ và lỗi lặp do vốn từ
nghèo nàn , diễn đạt rườm rà , trùng lặp, lủng củng
qua bài “ Chữa lỗi dùng từ” .
? Phân biệt 2 ví dụ sau , ví dụ nào là phép lặp cịn ví
dụ nào là lỗi lặp .
VD1: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ ,


Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
(Ca dao)
VD2: Con bò đang gặp cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu
lên. Con bò rống ò ò.
- VD1 : phép lặp; VD2: lỗi lặp
? Nêu cảm xúc em khi đọc 2 câu ca dao và đoạn văn
trên ? Giải thích.
- Đọc câu ca dao thấy hay, thích, thú vị…nhờ các từ
ngữ “nhớ ai” đem lại.
- Đọc 3 câu văn xuôi thấy nặng nề, trùng lặp, rườm
rà… do sự lặp ngữ “ con bò” đến 3 lần

? Qua phân tích , em hiểu như thế nào là điệp ngữ .
- Điệp ngữ là từ ngữ( hoặc một cụm từ, một câu, thậm
chí một đoạn)được lặp lại nhiều lần trong khi nói và
viết -> Điệp ngữ là một phương tiện để biểu cảm .
Lưu ý:
- Chỉ những từ ngữ nào khi lặp lại có giá trị biểu cảm
mới được coi là điệp ngữ
- Cần phân biệt điệp ngữ là một biện pháp tu từ với
lỗi lặp từ
Câu hỏi thảo luận : Trong đoạn văn sau có những từ
ngữ nào được lặp lại? Việc lặp lại của các từ ấy có
phải là điệp ngữ khơng? Vì sao?(Bài tập 3: SGK/152)
Phía sau vườn nhà em có một mảnh vườn. Mảnh
vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loại
hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược.
Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa.
Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em
tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em…
- Lỗi “lặp từ”, không có tác dụng biểu cảm. Làm cho
câu văn dài dòng, rườm rà.
Có thể sửa lại như sau :
Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại
hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa
hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái
hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.
GV hướng dẫn HS xác định tác dụng của điệp ngữ
Hs: đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng
gà trưa”.
? Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong 2 khổ
thơ này.

- Từ nghe được lặp lại 3 lần -> nhấn mạnh cảm giác
khi nghe tiếng gà trưa.
- Từ vì được lặp lại 4 lần –> nhấn mạnh nguyên nhân
chiến đấu của người chiến sĩ.
- Tiếng gà trưa -> lặp lại 4 lần ở đầu 4 khổ thơ ->

- Điệp ngữ :là những từ ngữ được lặp
đi lặp lại nhiều lần trong khi nói hoặc
viết .

2. Tác dụng của điệp ngữ
a. Ví dụ : SGK/152

- Các từ ngữ được lặp lại :

+ Nghe : nhấn mạnh cảm giác, cảm


Nó gợi ra những kỉ niệm của tuổi thơ tác giả.
? Cách lặp lại ở đây là ngẫu nhiên hay cố ý ? Lặp lại
như vậy để nhằm mục đích gì.
- Nghe : nhấn mạnh cảm giác, cảm xúc khi nghe tiếng
gà .
- Vì: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến
sĩ.( vì những kỉ niệm ngày thơ ấu, vì bà, vì quê hương,
Tổ quốc).
- Tiếng gà trưa -> Nó gợi ra những kỉ niệm của tuổi
thơ tác giả.
? Qua tìm hiểu ví dụ trên,điệp ngữ có tác dụng gì .
- Những từ ngữ được lặp đi lặp lại để làm nổi bật

ý,gây cảm xúc mạnh gọi là phép điệp ngữ .
Gv hướng dẫn hình thành gi nhớ : SGK/ 152
?Qua tìm hiểu trên . Em hiểu thế nào là điệp ngữ.
- Những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi
nói hoặc viết gọi là điệp ngữ
? Việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi nói hoặc viết
như vậy để làm gì .
- Để làm nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh gọi là phép
điệp ngữ .
GV cho HS đọc lại ghi nhớ :sgk/ 152
Câu hỏi thảo luận : Tìm điệp ngữ trong bài ca dao
sau và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì.(Bài
tập :SGK/153)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
- Đicấy:nhấn mạnh côngviệc làm
- Trông:nhấn mạnh sự vất vã, cực lòng của nhà
nông
->Tác dụng : Nhấn mạnh mong muốn của người
nông dân về thời tiết thuận hòa đề làm ăn thuận lợi.
Hoạt động 3:các dạng điệp ngữ(15 phút)
? So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng
gà trưa với điệp ngữ trong 2 đoạn dưới đây, tìm đặc
điểm của mỗi dạng.
a/ Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cơ gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[…]

xúc khi nghe tiếng gà .
+ Vì: nhấn mạnh mục đích chiến đấu
của người chiến sĩ.
ð Tác dụng : làm nổi bật ý, gây cảm
xúc mạnh .

3. Ghi nhớ: SGK/152.

II. Các dạng điệp ngữ
1. Tìm hiểu ví dụ


Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
b/ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lịng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đồn Thị Điểm (?))
? Các từ ngữ được lặp lại trong bài thơ Tiếng gà trưa
đứng liền nhau (nối tiếp nhau) hay đứng cách quãng
với nhau.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ(…)

- Từ “Nghe”lặp lại các tiếng đầu trong mỗi dòng thơ.
=> điệp ngữ cách quãng.
GV giảng: điệp ngữ cách quãng là phép điệp ngữ mà
ta sắp xếp các từ ngữ được điệp giãn cách nhau, tạo
ấn tượng nỗi bật và tạo tình nhạc.
? Các từ ngữ được lặp lại trong VDa đứng liền nhau
(nối tiếp nhau) hay đứng cách quãng với nhau.
- Vda : ...rất lâu, rất lâu...Khăn xanh, khăn
xanh....thương em , thương em .
-> Điệp ngữ nối tiếp.
(Lặp các từ nối tiếp nhau trong dòng thơ)
à Nỗi nhớ thương cơ thanh niên xung phong.
GV giảng : Điệp ngữ nối tiếp là phép điệp ngữ ngữ
mà người ta sắp xếp các từ ngữ được điệp liên tiếp
nhau, tạo ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến.
? Các từ ngữ được lặp lại trong VDb đứng ở những vị
trí nào trong câu thơ.
-> Đứng ở cuối câu trên và đầu câu dưới
+ ..............thấy
Thấy........ngàn dâu
Ngàn dâu......
-> Điệp ngữ chuyển tiếp(Điệp ngữ vịng).
(Các từ ngữ cuối câu trước được lặp lại ở đầu của
câu thơ sau )
à Nỗi buồn triền miên, kéo dài không dứt.
GV giảng: Điệp ngữ chuyển tiếp(Điệp ngữ vòng) là
phép điệp ngữ mà ta sắp xếp các từ ngữ được điệp
nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp
với nó, làm cho câu văn , câu thơ liền nhau nhằm
khắc sâu , gây ấn tượng

? Qua phân tích các ví dụ trên ta thấy điệp ngữ
thường có những dạng nào .
- Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ

- Nghe => điệp ngữ cách quãng.

- Vda : ...rất lâu, rất lâu...Khăn xanh,
khăn xanh....thương em , thương em
.-> Điệp ngữ nối tiếp(liên tiếp) .

- VDb: ..............thấy
Thấy........ngàn dâu
Ngàn dâu......
-> Điệp ngữ chuyển tiếp(Điệp ngữ
vòng).


chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 152
BTCC:Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ
đấy là những dạng điệp ngữ nào.(Bài tập :SGK/ 153)
Vaäy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có
thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc
mơ. Một giấc mơ thôi.”( Khánh Hoài)
- “xa nhau”: điệp ngữ cách quãng.
- “một giấc mơ”: điệp ngữ chuyển tiếp.
GV giảng :phép điệp ngữ thường được sử dụng trong
tục ngữ , ca dao , thơ rất nhiều, còn đối với văn bản
thì thường dùng trong văn biểu cảm ( dùng để bộc lộ
tình cảm , cảm xúc)

GVLH: Em hãy tìm trong 1 số bài văn, ca dao, thơ
mà chúng ta đã học có sử dụng phép điệp ngữ.
- Văn bản “ Thép Mới” : Tre giữ làng,giữ nước…giữ
đồng lúa chín……

2. Ghi nhớ : SGK/152

-.>Tre( 7 lần), giữ(4 lần), anh hựng(2 ln) -> Nhấn mạnh
ý : cây tre Việt Nam gắn bó với đời sống lao động và chiến
đấu

- Văn bản “ Cảnh khuya”
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
( Hồ Chí Minh)
ð Tác dụng :nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên với tình
yêu đất nước trong tâm hồn Bác .
GDKN:
- Qua bài học này giáo dục chúng ta cần phải có ý
thức vận dụng điệp ngữ trong khi nói cũng như khi
viết, nhất là khi chúng ta viết văn biểu cảm.
- Phải biết phân biệt đâu là phép lặp đâu là lỗi lặp
từ.
III. Luyện tập
Hoạt động 4: Luyện tập.(6 phút)
1. BT1: điệp ngữ, tác dụng
- Bài tập1- u cầu- HS làm – GV nhận xét
- Một dân tộc,Dân tộc đó phải được,
năm nay  Tác dụng : nhấn mạnh sức
mạnh quật cường của dân tộc ta,

khẳng định tinh thần, ý chí quyết tâm
bảo vệ nền độc lập mà người dân VN
xứng đáng được hưởng.
2 . Bài tập 4: viết đoạn văn có sử
dụng điệp ngữ
- Bài tập 2- u cầu- HS làm – GV nhận xét
- Nhân ngày nhà giáo Việt Nam,
chúng em xin gửi tới các thầy cô giáo
Trăng là người bạn mn đời của thi sỹ, với Hồ Chí một lời chúc sức khỏe, một lời chúc
Minh cũng vậy, trăng từ lâu đã trở thành người bạn
thành đạt. Chúng em xin hứa: sẽ học


tri âm, tri kỉ của Người. Mỗi đêm trăng người lại gửi tập tốt, ngoan ngoãn ,xứng đáng là
gắm tâm sự qua những vần thơ. Cũng bởi yêu trăng hoïc sinh ngoan của thầy cô.
nên trăng trong thơ Bác rất đẹp. Trăng rằm tròn vằng
vặc, trăng mùa xuân lung linh dát bạc tô điểm cho
sức sống mùa xuân.
4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(4 phút)
? Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ ?
- Những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi nói hoặc viết gọi là điệp ngữ
- Để làm nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh gọi là phép điệp ngữ .
? Điệp ngữ có những dạng nào .
- Điệp ngữ cách quãng là phép điệp ngữ mà ta sắp xếp các từ ngữ được điệp giãn cách nhau,
tạo ấn tượng nỗi bật và tạo tình nhạc.
- Điệp ngữ nối tiếp là phép điệp ngữ ngữ mà người ta sắp xếp các từ ngữ được điệp liên tiếp
nhau, tạo ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến. + Cách quãng, nối tiếp, chuyển tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp(Điệp ngữ vòng) là phép điệp ngữ mà ta sắp xếp các từ ngữ được điệp
nằm cuối câu trên chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó, làm cho câu văn , câu thơ liền nhau
nhằm khắc sâu , gây ấn tượng

? Phép điệp ngữ thường được sử dụng ở đâu .
- Phép điệp ngữ thường được sử dụng trong tục ngữ , ca dao , thơ rất nhiều, còn đối với văn bản
thì thường dùng trong văn biểu cảm ( dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc)
BT : Tìm điệp ngữ, xác định dạng điệp ngữ, tác dụng
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bơng trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .
- > Lá xanh: Điệp ngữ cách quãng. Nhị vàng: Điệp ngữ chuyển tiếp.-> Nhấn mạnh vẻ đẹp
trong sáng, tinh khiết của hoa sen
5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(3 phút)
* Đối với bài học ở tiết học này
- Học bài: Ghi nhớ. Hoàn chỉnh vở bài tập,Viết đoạn có dùng điệp ngữ.
- Có ý thức vận dụng điệp ngữ vào viết văn nhất là văn biểu cảm.
- Phân biệt điệp ngữ với lỗi lặp từ.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Chuẩn bị bài: “ Luyện nói: phát biểu cảm nghó về tác phẩm văn học”
+ Chuẩn bị phát biểu cảm nghó bài “Rằm tháng giêng” của HCM
+ Xác định đề, lập dàn ý, luyện nói trên lớp
V. PHỤ LỤC :Tư liệu



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×