Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) Phương pháp khoa học tự nhiên Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.19 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-------------------------

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN
Học phần: Phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên ở Tiểu học
Mã học phần: GT338

Hà Nội, 2021


Đề 1
1) Phân tích điểm khác biệt trong yêu cầu cần đạt, nội dung của chủ đề Thực vật và
động vật môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chương trình GDPT 2018 so với chủ đề/mạch nội
dung tương ứng trong chương trình GDPT 2006.
2) Hãy xây dựng 1 kế hoạch bài dạy trong chủ đề Thực vật và động vật (mơn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3, chương trình GDPT 2018) theo hướng hình thành, phát triển năng
lực, phẩm chất của học sinh để đạt được một hoặc một số yêu cầu cần đạt của chủ đề.
3) Từ kế hoạch bài dạy đã xây dựng, hãy phân tích mối liên hệ giữa mục tiêu, các
hoạt động trong kế hoạch bài dạy với việc hình thành, phát triển năng lực của học sinh.

Bài làm

1) Phân tích điểm khác biệt trong yêu cầu cần đạt, nội dung của chủ đề Thực vật và động vật

-

môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chương trình GDPT 2018 so với chủ đề/mạch nội dung
tương ứng trong chương trình GDPT 2006.
Trả lời:
Điểm khác biệt trong yêu cầu cần đạt, nội dung của chủ đề Thực vật và động vật môn Tự


nhiên và Xã hội lớp 3, chương trình GDPT 2018 so với chủ đề/mạch nội dung tương ứng
trong chương trình GDPT 2006.
Tiêu chí
Nội dung

Chương trình GDPT 2006

Chương trình GDPT 2018

“Đặc điểm bên ngồi của thực vật; “Các bộ phận của thực vật, động vật
đặc điểm bên ngoài của một số động và chức năng của các bộ phận đó;
vật.”
sử dụng hợp lí thực vật và động
vật.”

Yêu cầu “Kiến thức
cần đạt
Nêu được đặc điểm chung của
thực vật.
Nhận ra sự đa dạng và phong phú
của thực vật.
Nêu được chức năng của thân, rễ,
lá, hoa, quả đối với đời sống của thực
vật và ích lợi của các bộ phận đó đối
với đời sống con người.

“Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để
chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên
một số bộ phận của thực vật và
động vật.

Trình bày được chức năng của
các bộ phận đó (sử dụng sơ đồ,
tranh ảnh).
So sánh (hình dạng, kích thước,

2


Hầu hết các lồi thực vật đều có
thân, rễ, lá, hoa, quả.
Các lồi thực vật khác nhau có sự
khác nhau về hình dạng, kích thước,
màu sắc, cách mọc,... của thân, rễ, lá,
hoa, quả.
Nêu được đặc điểm chung của
động vật.
Nhận ra sự đa dạng và phong phú
của động vật.
Nêu được ích lợi hoặc tác hại của
một số động vật đối với con người.
Kĩ năng
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và
chỉ được các bộ phận bên ngoài của
một số thực vật và động vật.
Cơ thể động vật gồm 3 phần : đầu,
mình và cơ quan di chuyển. - Các
lồi vật khác nhau có sự khác nhau
về hình dạng, kích thước, cấu tạo
ngoài.”


màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của
các thực vật khác nhau; phân loại
được thực vật dựa trên một số tiêu
chí (ví dụ: đặc điểm của thân, rễ,
lá,...).
So sánh được đặc điểm cấu tạo
của một số động vật khác nhau;
phân loại được động vật dựa trên
một số tiêu chí (ví dụ: đặc điểm cơ
quan di chuyển,...).
Nêu được ví dụ về việc sử dụng
thực vật và động vật trong đời sống
hằng ngày.
Liên hệ thực tế, nhận xét về cách
sử dụng thực vật và động vật của
gia đình và cộng đồng địa phương.
Lựa chọn và đề xuất cách sử
dụng thực vật và động vật hợp lí.
Chia sẻ với những người xung
quanh để cùng thực hiện.”

- So với chương trình hiện hành (2006), chương trình Tự nhiên và Xã hội mới (2018)
“tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ
sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh.”
- Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội mới được xây dựng theo định hướng phát
triển năng lực người học. Mơn học vừa góp phần xây dựng và phát triển các năng lực
chung (năng lực giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; tự chủ và tự học) vừa
có nhiệm vụ phát triển năng lực đặc thù của môn học (năng lực khoa học).
- Ngồi ra, cịn rất nhiều khác biệt về nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết
quả giáo dục và thực hiện chương trình, ... Chẳng hạn như trong việc thực hiện chương

trình.
+ Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội là chương trình mở, cho phép giáo viên
được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục
tiêu chương trình.
+ Chương trình mở cịn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập,
đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng

3


học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết
bị của nhà trường.
2) Hãy xây dựng 1 kế hoạch bài dạy trong chủ đề Thực vật và động vật (mơn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3, chương trình GDPT 2018) theo hướng hình thành, phát triển năng
lực, phẩm chất của học sinh để đạt được một hoặc một số yêu cầu cần đạt của chủ đề.
Trả lời:

-

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Tự nhiên xã hội lớp 3
Bài 54: Thú
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS đạt được:
1. Nhận thức
• Về nhận thức khoa học
Nhận biết, kể tên gọi, đặc điểm, cấu tạo bên ngoài và chức năng các bộ phận của các loại
thú.

• Về tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh


-

Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được các loại thú khi xem tranh
ảnh, video hoặc quan sát thực tế.
Về vận dụng kiến thức, kỹ năng
Nêu được một số loại thú và lợi ích của chúng đối với cuộc sống con người
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các loại thú.
2. Phẩm chất, năng lực
Phẩm chất: Rèn luyện, phát triển các phẩm chất chủ yếu cho HS như: yêu nước, trung

-

thực, nhân ái,...
Năng lực: Các năng lực cốt lõi như năng lực khoa học, năng lực tự chủ và tự học, năng


-

lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác,...
II. Đồ dùng học tập, thiết bị dạy học
- Powpoint bài học, trị chơi.
- Hình ảnh các con vật: trâu, bị, ngựa, lợn dê,...
- Một số tranh ảnh và clip về thú lợi ích, cách bảo vệ thú.
- Phiếu học tập
- Câu đố vui
Bảng 1: Tên con vật và các bộ phận bên ngoài của chúng
STT

Tên con vật


1

Trâu

Các bộ phận bên ngoài
Đầu, sừng, mình, chân,...

2

4


3
4
5
Bảng 2: So sánh điểm giống và khác nhau của đơng vật
Điểm giống nhau

III.

Điểm khác nhau

Hoạt động dạy học

Tiến trình

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


1.Khởi động
*Trị chơi: Đốn - GV chiếu tranh chứa bóng của 5 con vật: -Cả lớp tích cực
tên con vật.
trâu, bị sữa, ngựa, lợn, dê theo thứ tự lần lượt tham gia trò chơi.
từ tranh 1 – tranh 5. Mỗi bức tranh sẽ có 4
- Thời gian: 5’
đáp án cho HS lựa chọn, sau khi chọn đáp án
- Mục tiêu: Khởi nếu đúng thì con vật đó sẽ hiện lên, nếu sai
động lớp học, tạo thì mời HS khác.
hứng thú cho HS - Sau khi trò chơi kết thúc, GV nhận xét và -HS lắng nghe
trước khi vào tiết dẫn dắt vào bài mới: Như vậy các bạn rất xuất
học mới.
sắc tìm được đúng tên cả 5 con vật trong
- Phương pháp: hình, các con vật mà chúng ta vừa tìm ra đều
Trị chơi, quan là các động vật thuộc lớp thú. Chúng ta cùng
vào bài học ngày hơm nay để tìm hiểu về thú
sát
nhé.
2. Khám phá bài học mới
*Hoạt động 1: -GV giới thiệu tên bài học lên bảng, HS ghi -HS ghi đầu bài
Các bộ phận bên đầu bài vào vở: Thú
ngoài của thú
-GV chia nhóm HS: Hai bàn 1 nhóm quay -HS thảo luận
-Thời gian: 13’
nhóm 4
mặt vào nhau thành nhóm 4
- Mục tiêu: HS - GV giao nhiệm vụ các nhóm: Quan sát tranh
nhận biết và nếu
các con vật trên màn chiếu, thảo luận và điền

được tên các bộ
phận bên ngoài vào phiếu học tập bảng 1: tên con vật và các
của thú.
bộ phận bên ngồi của chúng mà em nhìn
- Phương pháp: thấy và điền bảng 2: một số điểm giống và

5


Quan sát, thảo khác nhau giữa các con vật.
luận nhóm
+Thời gian: 5 phút
-GV chú ý xuống lớp quan sát, hỗ trợ trực
tiếp các nhóm trong q trình hoạt động
nhóm. Đảm bảo HS trong nhóm ai cũng hoạt
động. Nếu HS/nhóm nào chưa hiểu, GV
hướng dẫn các em.
-Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện nhóm
tình bày trước lớp.
- GV mời các nhóm khác nhận xét và bổ sung
bài làm mỗi nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương và: Vậy là sau
một thời gian hoạt động tích cực các nhóm đã
tìm ra các bộ phận bộ phận của các con vật
như sau:

-Đại diện nhóm
trình bày kết quả
-HS ghi chép, ghi
nhớ


STT

Tên con vật

Các bộ phận bên ngồi

1

Trâu

Đầu, sừng, mình, chân, đi

2

Bị

Đầu, sừng, mình, chân, đi

3

Ngựa

Đầu, mình, chân, đi

4

Lợn

Đầu, mình, chân, đi


5



Đầu, mình, sừng, chân, đi

+ Chúng có những đặc điểm giống nhau: đều
có đầu, mình, chân và đi.
+ Khác nhau: Hình dáng, màu sắc, kích
thước.
+ Có con có sừng, có con khơng có sừng.
-GV đặt câu hỏi: Da của các con vật được bao
phủ và bảo vệ bởi gì?
-GV mời 3,4 HS trả lời.
-GV mời 3,4 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-GV nhận xét, tuyên dương: Các bạn rất giỏi,
các bạn trả lời đúng rồi. Da của các con vật
được bảo vệ bởi lớp lơng. Lơng này có tác
dụng bảo vệ, giúp che chở và giữ nhiệt cơ thể
động vật.

-3, 4 HS trả lời
-3, 4 HS nhận xét
-HS lắng nghe

- 4,5 HS trả lời
- 4,5 HS nhận xét
- HS lắng nghe


6


-GV hỏi: Các con vật trong hình đẻ con hay
đẻ trứng? Chúng ni con bằng gì?
-GV mời 4,5 HS trả lời.
-Gv mời 4,5 HS nhận xét câu trả lời của bạn.
-GV nhận xét: Đúng vây, các con đẻ con và
chúng nuôi con bằng của của con mẹ.
GV đặt câu hỏi: Theo các em, thú có xương
sống khơng?
-GV mời 3,4 HS trả lời
-GV mời 3,4 HS khác nhận xét câu trả lời của
bạn.
-GV chiếu hình bộ xương của con ngựa và
con chó, sau đó rút ra: Các con thú đều có
xương sống. Xương sống giúp chúng chống
đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương khác
lại với nhau giúp cho sự vận đông trở nên linh
động và đa dạng.
-GV kết luận: Những đơng vật có các đặc
điểm như có lơng mao, đẻ con, nuôi con bằng
sữa được gọi là thú hay đơng vật có vú. Thú
là lồi động vật có xương sống.

- 3, 4 HS trả lời
- 3,4 HS nhận xét
- HS quan sát

-HS ghi nhớ, ghi

chép vào vở

3.Thực hành/ Luyện tập
*Hoạt động 2:
Lợi ích của thú
ni

-GV đặt vấn đề: Thú có những lợi ích gì.
-GV mời 5,6 HS trả lời.
-GV nhận xét, kết hợp chiếu powpoit: Các
bạn đã đưa ra rất nhiều câu trả lời, bây giờ
Thời gian: 7’
hãy cùng quan sát lên màn chiếu xem thú
Mục tiêu: Học
mang lại những lợi ích gì nhé.
sinh biết được lợi -GV chiếu ảnh các lợi ích của thú lên bảng:
ích của thú nuôi
lấy thịt, lấy sữa, lấy lông, lấy sức khéo.
và các bảo vệ
- GV kết luận: Ni thú có nhiều lợi ích: lấy
chúng.
lơng, da, sữa, thịt, lấ sức kéo, trơng nhà, bắt
chuột,...
Phương pháp:
Đàm thoại: Kĩ
thuật hỏi và trả
lời
4.Vận dụng

-GV đặt vấn đề: Hầu hết gia đình bạn nào


- 5, 6 HS trả lời

-HS quan sát
-HS lắng nghe, ghi
nhớ

-HS trả lời

7


*Hoạt đơng 3:
Chúng ta cần làm
gì để bảo vệ các
thú nuôi
-Thời gian: 5’
-Mục tiêu: HS
vận dụng kiến
thức đã học vào
thực tiễn

cũng đều ni thú, thú có nhiều lợi ích như
vậy thì chúng ta có cần chăm sóc, bảo vệ
chúng khơng?
-Chăm sóc, bảo vệ bằng cách nào?
-GV nhận xét câu trả lời của HS
-GV kết luận: Thú nuôi đêm lại rất nhiều lợi
ích, chúng ta cần phải bảo vệ bằng cách: cho
ăn uống đầy đủ; làm chuồng trại phù hợp; giữ

môi trường sạch sẽ, thống mát; tiêm thuốc
phịng bệnh; giữ ấm vào mùa đông; ...

-HS trả lời
-HS lắng nghe, ghi
chép

-Phương pháp:
Thảo luận nhóm
đơi
5. Củng cố, dặn
dị.

-GV chiếu trị chơi lên bảng.
-Cách chơi: Trên bảng có 6 câu hỏi với 6
đáng án tương ứng với 6 hàng ngang, khi GV
-Thời gian: 5’
đọc câu hỏi, HS được phép trả lời. Trả lời
-Mục tiêu: Tổng đúng 1 câu sẽ mở được 1 hàng ngang và từ
hợp lại kiến thức khóa sẽ được hiện ra.
trọng tâm cho HS -Các câu hỏi gồm:
ghi nhớ.
1.Con gì vạm vỡ, sừng cong
Biết rì, biết tắc cày xong ruộng đồng.
-Phương pháp:
2.Những đơng vật có đặc điểm như có lơng
trị chơi.
mao, đẻ con, ni con bằng sữa gọi chung là
gì?
3.Con gì mắt híp, bụng to

Mồm êu ụt ịt, ăn no lại nằm?
4.Con gì mình ống, chân cao
Bờm dài, miếng hí lại phi ào ào?
5. Con gì đi ngắn, tai dài
Mắt hồng, lơng mượt có tài nhảy nhanh?
6.Tất cả những động vật vừa học được xếp
vào những loại thú nào?
-Trò chơi kết thúc, GV nhận xét thái độ tham
gia trò chơi, tương dương cả lớp.
-GV chốt lại kiến thức:
“Những đơng vật có các đặc điểm như có
lơng mao, đẻ con, ni con bằng sữa được gọi
là thú hay đơng vật có vú. Thú là lồi động
vật có xương sống”.
“Ni thú có nhiều lợi ích: lấy lơng, da, sữa,
thịt, lấ sức kéo, trơng nhà, bắt chuột,...”
“Thú ni đêm lại rất nhiều lợi ích, chúng ta

-HS quan sát, lắng
nghe

-HS sơi nổi tham
gia trị chơi

-HS lắng nghe

8


cần phải bảo vệ bằng cách: cho ăn uống đầy

đủ; làm chuồng trại phù hợp; giữ mơi trường
sạch sẽ, thống mát; tiêm thuốc phịng bệnh;
giữ ấm vào mùa đơng; ...”
-GV yêu cầu cả lớp đọc lại các kết luận của
bài học.
- Dặn dò học sinh về nhận biết, kể tên được
thú ni trong gia đình và cách chăm sóc và
bảo vệ chúng.
-Tiết học kết thúc

-HS đọc lại kết
luận
-HS ghi nhớ

3) Từ kế hoạch bài dạy đã xây dựng, hãy phân tích mối liên hệ giữa mục tiêu, các
hoạt động trong kế hoạch bài dạy với việc hình thành, phát triển năng lực của học sinh.
Trả lời:
*Mối quan hệ giữa mục tiêu, các hoạt động trong kế hoạch bài dạy với việc hình
thành, phát triển năng lực của học sinh.
1. Mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 chủ đề “Thực vật và động vật” hình thành và phát
triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học; tìm
hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Cụ
thể:
*Hoạt động 1: Khám phá bài học mới
- Mục tiêu HS nhận biết và nêu được tên các bộ phận bên ngồi của thú
- Hình thành và phát triển ở HS năng lực nhận thức khoa học: Nêu, nhận biết được ở
mức độ đơn giản một số sự loài thú, mối quan hệ thường gặp của chúng trong môi
trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về các bộ phận cấu tạo bên ngoài của thú,
mối quan hệ giữa thú nuôi với con người và thế giới tự nhiên.
+ Mơ tả được một số lồi thú bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết,… (nói,

viết, vẽ được các bộ phận trê cơ thể của con chó, con dê, con ngựa, …)
+ Trình bày được một số đặc điểm, vai trị của thú ni trong cuộc sống (chó trơng
nhà, ngựa để cưỡi, trâu lấy sức kéo, …)
+ So sánh, lựa chọn, phân loại được các loại thú theo một số tiêu chí (bộ phận: con
có sừng con khơng có sừng; Lợi ích: con cùng cấp thịt, con cung câp sữa …)
- Hình thành và phát triển ở HS năng lực tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh

9


+ Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số loài động vật, thú trong tự nhiên và xã
hội xung quanh. (Thú đẻ con hay đẻ trứng, thú có lợi ích khơng, thú có xương sống
khơng, thú ăn cỏ hay ăn thịt,…)
+ Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về thú, mối quan hệ trong tự
nhiên và xã hội xung quanh. (Con người nuôi thú và lợi ích của thú với con người như thế
nào? VD: Người ni chó để chó trong nhà, ni mèo để bắt chuột, ni heo để lấy thịt,
ni bị để lấy sữa, …)
+ Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa
các loài động vật (con có sừng con khơng có sừng, …) và sự thay đổi của chúng theo thời
gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành (đặc điểm khác biệt của
con dê con và con dê già? Con dê già có sừng cịn con dê con khơng có sừng, …)
*Hoạt động 2, 3 – Lợi ích của thú và cách chăm sóc, bảo vệ chúng
- Mục tiêu: HS biết lợi ích của thú và biết cách chăm sóc, bảo vệ các loại thú ni
trong gia đình.
+ Hình thành và phát triển ở HS năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở Hoạt
động 1 vào việc giải thích được ở mức độ đơn giản một số lợi ích của thú ni trong gia
đình em hoặc em biết.

-


Phân tích được thế nào là thú, lợi ích của thú ni trong gia đình hoặc lồi thú khác mà
em biết trong cuộc sống (Những đơng vật có các đặc điểm như có lơng mao, đẻ con, ni
con bằng sữa được gọi là thú hay đơng vật có vú. Thú là lồi động vật có xương sống;
Ni thú có nhiều lợi ích: lấy lơng, da, sữa, thịt, lấ sức kéo, trông nhà, bắt chuột,...)
+ Giải quyết các vấn đề được đưa ra về thú, đưa ra được cách ứng xử phù hợp để
chăm sóc, bảo vệ thú ni trong gia đình (ở mức độ đơn giản như: giữ ấm cho trâu bị vào
mùa đơng; tắm rửa, bắt bọ cho chó, ...) ; trao đổi, chia sẻ với bạn bè trong lớp, mọi người
khác trong gia đình để cùng thực hiện chăm sóc thú ni; nhận xét cách bảo vệ, chăm sóc
thú ni trong mỗi tình huống là đúng cách hay sai cách.
2. Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 chủ đề “Thực vật và động vật” hình thành và phát
triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Phẩm chất: Rèn luyện, phát triển các phẩm chất chủ yếu cho HS như: yêu nước (yêu động
vật, yêu thiên nhiên), trung thực (trung thực trong việc học tập, làm việc thảo luận nhóm,
suy nghĩ trả lời câu hỏi), nhân ái (yêu cái đẹp cái thiện, chăm sóc bảo vệ các loại động
vật, vật ni)

10


-

Năng lực: Các năng lực cốt lõi như năng lực khoa học (như đã phân tích ở nội dung 1),
năng lực tự chủ và tự học (tự có ý thực học tập, rèn luyện bản thân mình), năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo (phát hiện, giải quyết, thực thi các yêu cầu học tập GV đưa ra),
năng lực giao tiếp và hợp tác (có thái độ hợp tác vui vẻ, hiệu quả với cac bạn trong học
tập)
Kết luận: Như vậy mối quan hệ giữa mục tiêu, các hoạt động trong kế hoạch bài dạy
với việc hình thành, phát triển năng lực của học sinh là mối quan hệ mật thiết, song hành
và gắn liền với nhau không thể tách rời. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó, việc hình
thành hình thành và phát triển năng lực khoa học cũng như hình thành, phát triển những

phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho HS trong tiết học của GV khơng đạt hiệu quả tới.
Do đó, người GV cần phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và kĩ năng vận dụng
khéo léo, linh hoạt để các bài giảng ln diễn ra một cách tích cực, thú vị, tạo hứng thú
học tập, thu hút HS, từ đó hình thành và phát triển cho các em lượng năng lực khoa học
và phẩm chất cần thiết cho một HS lớp 3 cần có.

11


Tài liệu tham khảo
1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG MƠN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (Ban hành
kèm theo Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo) [7-tr.19]
2. />%20M%C3%B4n%20T%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn%20v%C3%A0%20X
%C3%A3%20h%E1%BB%99i.pdf [165-tr.166]
3. Dự án hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (Bộ GD & ĐT) - CHƯƠNG TRÌNH GIÁO

DỤC PHỔ THƠNG MỚI TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MƠN TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI [8-tr.9]



×