Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN HÓA HỢP ĐỒNG THUÊ HOẠT ĐỘNG THEO CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ MỚI VỀ THUÊ TÀI SẢN (IFRS 16) ĐẾN CÁC CÔNG TY NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM
EFFECTS OF CAPITALIZATION OF OPERATING LEASES ACCORDING TO THE NEW LEASE
ACCOUNTING STANDARD (IFRS16) ON VIETNAMESE LISTED COMPANIES
Phạm Thị Nga
GVHD: ThS. Đào Nam Giang
Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng
TÓM TẮT
Bài viết làm rõ những phê phán đối với mơ hình kế tốn hợp đồng th tài sản theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 17
(IAS 17) và cách tiếp cận mới trong chuẩn mực báo cáo tài chính số 16 (IFRS16). IFRS16 ra đời từ một phần từ kết quả
của các nghiên cứu thực chứng đánh giá về tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động, đã yêu cầu bên đi
thuê vốn hóa tất cả các hợp đồng thuê tài sản có kỳ hạn trên 12 tháng. Tác động của việc vốn hóa này đến các thơng tin
tài chính cơng bố tại các nước phát triển đã được ghi nhận ở các nghiên cứu trước, tuy nhiên tác động ở một nước đang
phát triển như Việt Nam vẫn là một câu hỏi mở. Trên cơ sở tính tốn tại một số thơng tin tài chính cơ bản của 100 cơng
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi điều chỉnh số liệu ghi nhận liên quan đến các hợp đồng thuê
hoạt động theo yêu cầu của IFRS 16, nghiên cứu này đã chứng minh tác động tiềm tàng của IFRS 16 đến các công ty
Việt Nam. Nghiên cứu này góp phần cung cấp thơng tin tham khảo cần thiết cho Bộ tài chính và các ban ngành liên quan
trong việc lựa chọn áp dụng IAS 17 hay chuyển đổi theo IFRS 16 cũng như giúp các nhà đầu tư và các bên có liên quan
khác có cái nhìn xác đáng hơn đối với thơng tin tài chính được cơng bố.
Từ khóa: Kế tốn th tài sản, vốn hóa thuê hoạt động, tài trợ ngoại bảng, Chuẩn mực báo cáo tài chính số 16, Chuẩn
mực kế tốn quốc tế số 17
ABSTRACT
This paper discusses on drawback of lease accounting model used in IAS 17 and new approach introduced in IFRS 16.
The new standard requires the lessee to recognize assets and related liabilities arising from all lease contracts unless the
lease term is 12 months or less or underlying assets has low value. Prior research has recognized effect of capitalization
of operating leases on published financial information in develop countries. However, how IFRS16 affect to listed
companies in a developing country like Vietnam is still an open question. This research recalculates some items in the
financial statements and gearing ratios of 100 listed companies in Vietnam after capitalizing all operating leases and
provides evidence on effect of IFRS16 to published financial information. This result provides useful information for policy
makers in building Vietnamese accounting standards and helps investors as well as other stakeholders in Vietnamese
stock market have a more appropriate evaluation on financial position of lised companies.
Keywords: Accounting for lease, capitalization of operating leases, off balance sheet financing, IFRS 16, IAS 17
1. Giới thiệu
IAS 17 được ban hành vào năm 1982, sau đó được sửa đổi vào các năm 1997 và 2003 đưa ra
những hướng dẫn về kế toán các hợp đồng thuê tài sản. Cách tiếp cận chính của IAS 17 là phân chia
các hợp đồng thuê tài sản thành thuê hoạt động và thuê tài chính căn cứ theo khái niệm về quyền sở
hữu kinh tế. Tuy nhiên ngay sau khi ra đời, IAS 17 đã bị chỉ trích, đặc biệt là ở hướng dẫn về cách
phân loại hợp đồng thuê tài sản. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về việc các
công ty lợi dụng quy định của IAS 17 để cố tình ghi nhận một hợp đồng thuê tài sản là thuê hoạt động
nhằm né tránh việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả tương ứng trên Bảng cân đối kế tốn (hay cịn gọi là
tài trợ ngoại bảng – off balance sheet financing).
163
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Năm 2006, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) bắt đầu triển khai dự án nhằm cải cách kế
toán thuê tài sản. Sau gần 10 năm, đến tháng 1 năm 2016, Chuẩn mực Báo cáo tài chính số 16 (IFRS
16) về kế toán hợp đồng thuê tài sản đã chính thức được ban hành để thay thế IAS 17. Bắt đầu có hiệu
lực từ ngày 1/1/2019, IFRS 16 thay đổi một cách toàn bộ cách thức ghi nhận và trình bày các hợp đồng
thuê tài sản tại bên đi thuê với việc yêu cầu bên đi thuê sẽ phải vốn hóa tất cả các hợp đồng thuê tài sản
có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ khi giá trị tài sản thuê là không đáng kể.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành về thuê tài sản là chuẩn mực số 06 (VAS06) có nội
dung gần như tương đồng với IAS 17. Vấn đề đặt ra là Việt Nam có nên thay đổi nội dung VAS06 để
cập nhật theo tinh thần của IFRS 16 không? Khi áp dụng IFRS 16 vào Việt Nam, liệu rằng những lợi
ích mang lại có thực sự vượt trội so với chi phí bỏ ra để sửa đổi chuẩn mực chế độ và triển khai trong
thực tiễn? Nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi trên thông qua việc căn cứ vào những thuyết minh về các
cam kết thuê hoạt động của các công ty niêm yết để đánh giá tác động của việc vốn hóa các hợp đồng
này tới thơng tin tài chính được cơng bố.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Những phê phán đối với mơ hình kế tốn tài sản đi th theo IAS 17 và sự ra đời của IFRS 16.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 (IAS 17) được ban hành lần đầu vào tháng 9 năm 1982 bởi Hội
đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). IAS 17 đưa ra những quy định kế toán chi tiết cho bên đi thuê
và bên cho thuê trong suốt kỳ hạn th. Theo đó, sẽ tồn tại hai mơ hình kế toán riêng biệt cho các bên
tham gia hợp đồng thuê tùy thuộc vào việc hợp đồng thuê được xác định là thuê tài chính hay thuê hoạt
động. Việc phân loại hợp đồng thuê căn cứ vào mức độ chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê sang bên đi thuê. Các hợp đồng có sự chuyển giao phần lớn rủi ro
và lợi ích gắn với quyền sở hữu của tài sản sang bên đi thuê được gọi là hợp đồng thuê tài chính. Đối
với các hợp đồng này, bên đi thuê phải ghi nhận giá trị tài sản thuê và cơng nợ tương ứng trên Bảng
Cân đối kế tốn (BCĐKT) theo giá trị nhỏ hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị hiện tại
khoản thanh tốn tiền th tối thiểu. Các hợp đồng khơng thỏa mãn tiêu chuẩn của thuê tài chính được
gọi là thuê hoạt động, và bên đi thuê sẽ không ghi nhận tài sản và nợ phải trả trên BCĐKT, mà chỉ theo
dõi ngoại bảng và thuyết minh thông tin về các cam kết thuê tài sản trong Thuyết minh Báo cáo tài
chính (BCTC).
IAS 17 đã tạo ra một cơ sở thống nhất để các nước xây dựng chuẩn mực kế toán của quốc gia về
thuê tài sản, với mục tiêu khá rõ ràng là đưa các hoạt động thuê tài sản có yếu tố tài trợ vào Bảng CĐKT.
Tuy nhiên, ngay khi IAS 17 ra đời, đã xuất hiện những chỉ trích đối với cách tiếp cận phân chia hợp đồng
thuê tài sản thành thuê hoạt động và thuê tài chính. Tổng hợp từ những ý kiến của các chuyên gia và đặc
biệt là từ kết quả của các nghiên cứu thực chứng, tháng 7/1996, Cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán của
5 quốc gia từ Úc, Canada, New Zealand, Anh và Hoa Kỳ (được gọi là G4+1) đã đưa ra bản Báo cáo
đặc biệt (special report) thảo luận về những vấn đề tồn tại trong kế toán thuê tài sản và đề xuất một
cách tiếp cận mới để giải quyết các vấn đề phát sinh. Báo cáo này ((McGregor, 1996) đề xuất nên sử
dụng một mơ hình duy nhất trong kế toán tất cả các hợp đồng thuê tài sản, hay vốn hóa tất cả các
hợp đồng thuê tài sản. Những đóng góp sau đó cho bản báo cáo này ví dụ như các bài viết của
(Nailor & Lennard, 2000), (Ryan et al., 2001) hay (Lipe, 2001) đều thống nhất cho rằng việc không
ghi nhận tài sản và công nợ tương ứng phát sinh từ các hợp đồng thuê hoạt động trên BCTC của bên
đi thuê là một khẻ hở của mơ hình kế tốn tài sản đi thuê theo IAS 17.Tổng hợp từ những nghiên cứu
trên, trong báo cáo thuyết trình về Dự án hồn thiện chuẩn mực kế toán về thuê tài sản (Information for
164
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
obsevers - Lease project), IASB đã chỉ ra những phê phán đối với IAS 17. Hai luận điểm quan trọng nhất
mà các nghiên cứu trên đề cập là:
Thứ nhất, IAS 17 và các chuẩn mực kế toán của các quốc gia được xây dựng theo cách tiếp cận của
IAS 17 đều phân biệt hợp đồng thuê tài chính và thuê hoạt động dựa theo những tiêu chuẩn mang nặng
tính chủ quan (chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản). Điều này một mặt
làm cho việc vận dụng trên thực tế trở nên khó khăn trong một số trường hợp. Mặt khác, sự mập mờ này đã tạo
điều kiện cho các công ty đi thuê tài sản cố ý làm sai lệch những điều khoản trong hợp đồng để phân loại
các hợp đồng thuê là thuê hoạt động nhằm tránh việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả về thuê tài sản lên
BCĐKT. Các cơng ty thường cố tình thiết kế và sử dụng các thỏa thuận thuê nhằm hạn chế việc phân loại một
hợp đồng thuê là thuê tài chính, ví dụ: đảm bảo rằng các hợp đồng th khơng có sự chuyển giao tài sản cho
bên đi thuê vào cuối thời hạn thuê; không đưa ra quyền chọn mua; cố tình tạo ra một hợp đồng th có kì hạn
nhỏ hơn thời gian sử dụng kinh tế ước tính của tài sản thuê; hoặc cố tình ghi nhận, dàn xếp sao cho giá trị hiện
tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thấp hơn 90% giá trị hợp lí của tài sản thuê.
Thứ hai, lỗ hổng trong IAS 17 ngoài việc tạo ra các khoản tài trợ ngoại bảng như phân tích trên
cịn làm xói mịn khả năng so sánh của BCTC. Cụ thể, nhận thức được tác động tiềm tàng của các
khoản tài trợ ngoại bảng thông qua hoạt đông thuê hoạt động, các nhà phân tích trong nhiều trường
hợp chủ động thực hiện việc điều chỉnh các số liệu được công bố nhằm phản ánh những nghĩa vụ thuê
hoạt động trong các phân tích của họ. Sự điều chỉnh này sẽ làm thay đổi nhiều chỉ tiêu tài chính quan
trọng, ví dụ, tổng nợ phải trả, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản. Vấn đề đặt
ra là khi khơng có hướng dẫn thống nhất trong chuẩn mực kế toán, việc điều chỉnh sẽ được thực hiện
bằng những phương pháp khác nhau. Kết quả là cùng một giao dịch nhưng có thể được diễn giải theo
những cách khác nhau và khả năng so sánh của các BCTC sẽ bị suy giảm.
Trước những phê phán đối với IAS 17, IASB đã phối hợp với FASB đề triển khai dự án xây dựng
chuẩn mực kế toán mới về thuê tài sản từ năm 2006. Tháng 1/2016, IFRS 16 đã chính thức được ban hành
và có hiệu lực từ 2019. Mục đích của IFRS16 là đảm bảo rằng các bên tham gia hợp đồng th sẽ
cung cấp thơng tin có liên quan một cách trung thực. IFRS16 đã thay đổi gần như hoàn toàn cách
tiếp cận trong quy định kế toán đối với bên đi thuê, nhưng giữ lại gần như tồn bộ ngun tắc kế tốn
đối với bên cho thuê của IAS17. Theo IFRS 16, bên đi thuê sẽ không phân loại hợp đồng thuê tài sản
thành thuê tài chính và th hoạt động để hạch tốn, mà chỉ áp dụng một mơ hình kế tốn th tài sản duy
nhất, giống như thuê tài chính trong IAS 17 trước đây. Hay nói cách khác, các quy định trong CMKT mới
hướng đến việc vốn hóa tất cả các hợp đồng thuê và ghi nhận trên BCTC của bên đi thuê. Các hợp đồng
thuê với kỳ hạn ngắn hoặc tài sản th có giá trị thấp khơng nằm trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 16,
và được kế toán theo hướng dẫn của Chuẩn mực BCTC số 15 (IFRS 15) về “Doanh thu từ các hợp
đồng với khách hàng”.
Trên cơ sở khái niệm này, IFRS16 yêu cầu đối với tất cả các hợp đồng thuê tài sản có kỳ hạn
trên 12 tháng, bên đi thuê cần:
Ghi nhận giá trị ban đầu của tài sản thuê (ở khoản mục “quyền sử dụng tài sản” – right of use asset)
và nợ phải trả về thuê tài sản lên BCĐKT theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê trong
tương lai
Ghi nhận khấu hao tài sản thuê và lãi tính trên nợ phải trả về thuê tài sản trên BCKQKD
Khoản thanh toán tiền thuê hàng kỳ phải được phân chia thành phần thanh tốn nợ gốc (lng tiền ra
của hoạt động tài chính) và phần chi trả tiền lãi (luồng tiền ra của hoạt động kinh doanh).
165
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
IFRS16 được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người sử dụng thơng tin. Nó cải thiện khả
năng so sánh các thơng tin tài chính, do bên đi th sẽ sử dụng một mơ hình duy nhất cho tất cả các hợp
đồng thuê; đo lường tất cả tài sản và nợ phải trả về thuê tài sản theo cùng một cách tương tự nhau.
Để triển khai áp dụng IFRS 16, các cơng ty có các hợp đồng th hoạt động sẽ phải gánh chịu chi
phí để thiết lập hệ thống và quy trình, bao gồm đào tạo nhân viên; xác định tỉ lệ chiết khấu được sử dụng
để đo lường tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài sản trên cơ sở giá trị hiện tại; và thơng báo thay đổi
thơng tin với bên ngồi. Tuy nhiên, theo đánh giá của IASB, những lợi ích của IFRS 16 vượt trội so với
chi phí bỏ ra để thực hiện nó. IFRS16 sẽ tạo ra thơng tin trung thực về giá trị tài sản và nợ phải trả của
công ty và minh bạch hơn về các hệ số địn bẩy tài chính của đơn vị báo cáo.
2.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của việc vốn hóa các hợp đồng th hoạt động theo mơ hình
của IFRS 16 đến thơng tin tài chính cơng bố.
Những phê phán về Chuẩn mực kế toán số 17 cùng với vấn đề vốn hóa hợp đồng thuê đã được
đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu, dự án với quy mô lớn nhỏ của học giả tại các quốc gia khác
nhau như Anh, Mỹ, Đức hay Úc. Đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của mơ hình kế
tốn mới về th tài sản (IFRS 16), với mục đích khắc phục những hạn chế bất cập đang tồn tại đưa ra
trong IAS 17. Phần này sẽ tổng hợp từ các nghiên cứu trước để chỉ ra tác động của việc vốn hóa các
hợp đồng thuê hoạt động đến các BCTC và các chỉ số tài chính được công bố và xác định khoảng trống
nghiên cứu.
a) Tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động đến Bảng CĐKT
Các nghiên cứu trước đều khẳng định tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động
đến các báo cáo tài chính (ví dụ, (Imhoff et al., 1991; Imhoff & Thomas, 1988; Imhoff Jr et al., 1997),
(Beattie, Edwards, & Goodacre, 1998; Beattie, Goodacre, & Thomson, 2000; Beattie, Goodacre, &
Thomson, 2006), (Wong & Joshi, 2015), (Kilpatrick & Wilburn, 2006), (Branswijck, Longueville, &
Everaert, 2011) và IASB (2016). Cụ thể, (Beattie et al., 1998) với mẫu nghiên cứu là 232 công ty công
nghiệp và thương mại niêm yết của Anh đã đưa ra bằng chứng cho thấy việc vốn hóa các hợp đồng
thuê hoạt động làm tổng nợ phải trả tăng lên 6%. Kết quả này được phát triển thêm bởi (Bennett &
Bradbury, 2003). Các tác giả đã xem xét tác động của vốn hóa hợp đồng thuê hoạt động đến 38 công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán New Zealand vào năm 1995, và thấy rằng tổng nợ phải trả sẽ
tăng 22,9%, trong khi tổng tài sản tăng 8,8%. Những phát hiện trong các nghiên cứu đã chứng minh
rằng tỷ lệ gia tăng trong tổng nợ phải trả là cao hơn so với tổng tài sản. Điều này được giải thích tài sản
thuê nếu ghi nhận sẽ được khấu hao theo đường thẳng và do đó đều nhau trong suốt thời hạn thuê. Các
khoản thanh toán tiền thuê sẽ được phân bổ thành phần hoàn trả nợ gốc và nợ lãi theo phương pháp lãi
suất thực, và do nợ gốc sẽ giảm dần nên tiền lãi những năm đầu sẽ cao hơn. Nói cách khác, khoản hoàn
trả nợ gốc những năm đầu sẽ nhỏ hơn và tăng dần trong những năm cuối. Trong những năm đầu của
hợp đồng thuê, giá trị ghi sổ của tài sản thuê sẽ giảm nhanh hơn so với các khoản nợ gốc về thuê tài
sản.
Đặc biệt, ngay sau khi IFRS 16 ra đời, hãng kiểm toán PwC cũng đã tiến hành một nghiên cứu
để đánh giá tác động của việc vốn hóa hợp đồng th theo IFRS 16 trên 3.199 cơng ty niêm yết thuộc
các ngành công nghiệp tại các nước khác nhau (không bao gồm Mỹ). Kết quả cho thấy các khoản nợ
được báo cáo của các công ty này sẽ tăng trung bình là 22%; trong đó 53% số công ty trong nghiên
cứu sẽ cho thấy sự gia tăng nợ phải trả của họ trên 25%. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tác động
đến từng công ty khác nhau trong cùng một ngành cơng nghiệp có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc
vào vị trí địa lý của nó. Ví dụ, các doanh nghiệp Úc và New Zealand được dự đốn có mức tăng trung
bình về nợ phải trả là 22%, mức tăng trung bình tại liên minh châu Âu là 21%,...IASB cũng tiến hành
một nghiên cứu tương tự với 30.000 cơng ty niêm yết trên tồn thế giới và cũng đưa ra những kết quả
166
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
tương tự như trong nghiên cứu của PwC.Vì vậy, từ kết quả trên ta có thể đi đến hai kết luận về tác
động của vốn hóa hợp đồng thuê đến BCĐKT của một cơng ty như sau:
Vốn hóa hợp đồng thuê có ảnh hưởng đáng kể đến tổng tài sản, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu , nhưng mức độ tác động là khác nhau ở các nhóm doanh nghiệp và các quốc gia khác nhau.
Trong những năm đầu của hợp đồng thuê, tác động của việc vốn hóa hợp đồng thuê đến tổng nợ
phải trả lớn hơn so với tổng tài sản được ghi nhân.
b) Tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê tài sản đến các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính là những số liệu quan trọng như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), tỷ lệ
nợ trên tổng tài sản (D/A) là các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản của cơng
ty và cho thấy được tình hình tài chính của cơng ty. (Imhoff et al., 1991) là một trong những nghiên
cứu đầu tiên đánh giá tác động của vốn hóa hợp đồng thuê đến các tỷ lệ tài chính. Các tiếp cận của
Imhoff và các cộng sự sau đó tiếp tục được phát triển bởi các nghiên cứu sau như (Beattie et al., 1998),
(Bennett & Bradbury, 2003), (Branswijck et al., 2011) và (Wong & Joshi, 2015). Kết quả của nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ D/E tăng lên đáng kể ở cả nhóm cơng ty có giá trị th hoạt động cao (tăng 191%)
và nhóm các các cơng ty có giá trị thuê hoạt động thấp (tăng 47%). (Kilpatrick & Wilburn, 2006) như
đã đề cập ở phần trên, khảo sát trên cùng mẫu với (Imhoff et al., 1991) để xem xét tác động của việc
vốn hóa hợp đồng thuê ở các thời điểm khác nhau. Kết quả là hệ số D/E năm 2004 tăng nhiều hơn
(trung bình là 171,6%) so với năm 1987 (tăng 137,2%).
Khi đánh giá mối quan hệ giữa thông tin hợp đồng thuê hoạt động được công bố và kết quả quyết
định của nhà đầu tư, (Imhoff, Lipe, & Wright, 1993) đã xem xét các tác động của vốn hóa hợp đồng
thuê đến hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) của các công ty hàng không và hàng tiêu dùng. Nghiên cứu
đã cho thấy rằng vốn hóa hợp đồng thuê sẽ làm tăng tỷ lệ D/A cho các công ty. Nghiên cứu của
(Bennett & Bradbury, 2003) cũng cho thấy sự gia tăng trong hệ số D/A giống như các nghiên cứu
trước.
Từ những nghiên cứu trên, ta có thể thấy được lợi ích to lớn mà IFRS 16 mang lại trong việc cải
thiện việc trình bày và cơng khai thơng tin minh bạch hơn về số liệu tài chính của các công ty. Tuy
nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu về đánh giá tác động của IFRS 16 mới chỉ xuất hiện ở các nước
phát triển mà chưa được tiến hành ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động thuê tài sản
nước ta được đánh giá là ra đời khá muộn so với các quốc gia khác trên thế giới. có một số vấn đề
chính đặt ra như sau:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu trước đều tiến hành ở các nước phát triển như Anh, Mỹ,
Úc,… – những nơi có ngành cơng nghiệp th tài sản phát triển mạnh mẽ và được sử dụng phổ biến
trong hầu hết các kế hoạch tài chính của cơng ty. Vậy ở Việt Nam, IFRS 16 có cịn ảnh hưởng đáng kể
đến các số liệu tài chính như đã đưa ra từ các nghiên cứu trước không?
Thứ hai, các nghiên cứu gần đây (đặc biệt là các tổ chức lớn như IASB và KPMG ) đều chỉ ra
rằng tác động của IFRS 16 là khác nhau tùy thuộc ngành cơng nghiệp khác nhau; trong đó lĩnh vực có
ảnh hưởng lớn nhất là ngành hàng không và tiêu dùng. Tuy nhiên, những ngành này ở Việt Nam vẫn
chưa thực sự phát triển và khơng có quy mơ sử dụng các giao dịch thuê hoạt động lớn như các quốc gia
trong các mơ hình nghiên cứu trước đây. Vậy, tác động của việc áp dụng IFRS 16 tại Việt Nam như
thế nào?
Nghiên cứu này sẽ tiến hành đánh giá tác động của IFRS 16 đến các thơng tin tài chính cơng bố
của doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để xác định những tác động dự
167
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
kiến của việc vốn hóa hợp đồng thuê hoạt động theo mơ hình kế tốn th tài sản trong IFRS 16 tại
Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa các nghiên cứu trước, để đánh giá được tác động của việc vốn hóa các hợp đồng th
hoạt động đến các thơng tin tài chính cơng bố, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập thơng tin về các
khoản thanh tốn phải thực hiện trong tương lai từ các hợp đồng hoạt động được công bố trong Thuyết
minh BCTC của các công ty niêm yết. Các dịng tiền cam kết thanh tốn sau đó được chiết khấu về
hiện tại để xác định giá trị tài sản và công nợ tương ứng cần ghi nhận bổ sung vào BCTC; đồng thời
tính tốn lại các chỉ số tài chính cơ bản bị ảnh hưởng, trong đó quan trọng nhất là nhóm chỉ tiêu về hệ
số nợ. Tác động ước tính của IFRS 16 được xác định thơng qua so sánh các thơng tin tài chính đã có (tính
tốn trên cơ sở phương pháp của VAS 06 tương tự như IAS 17) với các số liệu sau khi điều chỉnh theo yêu
cầu của IFRS16.
Việc áp dụng IFRS16 sẽ ảnh hưởng rõ nét nhất đến hệ số nợ của đơn vị báo cáo, do đó nghiên
cứu này cũng tập trung trước hết vào hệ số này. Cụ thể, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào 2 chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản: D/A bình quân =
+ Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu: D/E bình qn =
Do các thơng tin được cung cấp trong Thuyết minh BCTC về các giao dịch thuê hoạt động khá hạn
chế, đặc biệt là về thời điểm xuất hiện luồng tiền và tỷ lệ lãi suất ngầm định của hợp đồng thuê để chiết khấu
các luồng tiền về hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ dựa vào một số giả thiết như sau:
Thứ nhất, về tỷ lệ chiết khấu sử dụng. Theo IFRS 16, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng là lãi suất
ngầm định của hợp đồng, nếu không rõ về lãi suất ngầm định phải sử dụng lãi suất biên đi vay của
bên đi thuê. Lãi suất này sẽ khác nhau giữa các hợp đồng và các cơng ty. Việc xác định và tính tốn
lãi suất cụ thể cho từng công ty khảo sát là không khả thi. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn một
mức lãi suất chiết khấu chung cho cả mẫu nghiên cứu dựa theo lãi suất cho vay hiện hành. Tuy
nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có chỉ số phản ánh lãi suất cho vay bình quân của thị trường, nên
chúng tôi căn cứ vào lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp của một số ngân hàng lớn (ví dụ
Vietcombank) và ước tính mức lãi suất chiết khấu là 10% năm.
Thứ hai, về thời gian chiết khấu: Theo quy định của VAS 06, bên đi thuê phải trình bày trong
Thuyết minh BCTC cam kết thanh toán trong hợp đồng thuê hoạt động theo các khung thời gian: Từ 1
năm trở xuống, từ 2 đến 5 năm và từ 5 năm trở lên. Thông tin công bố như trên sẽ không đưa ra thời
điểm thanh toán tiền thuê cụ thể cho từng năm nên sẽ gặp khó khăn khi chiết khấu giá trị các khoản
thanh toán tiền thuê trong nghiên cứu này. Vì vậy, tác giả giả định thời gian chiết khấu bình quân
tương ứng cho ba khoảng thời gian như sau:
Thời hạn từ 1 năm trở xuống Chiết khấu với t bằng 1 (t = 1)
Thời hạn từ 2 đến 5 năm Chiết khấu với t bằng 3 (t = 3)
Thời hạn trên 5 năm Chiết khấu với t bằng 5 năm (t = 5)
Thứ ba, các khoản chi phí thuê hoạt động phát sinh trong năm hạch toán theo VAS 06 được
phân bổ trên cơ sở đường thằng theo thời hạn trung bình như giả thiết trên.
Thứ tư, để đơn giản, mức thuế suất có hiệu lực cho tất cả các cơng ty trong mơ hình được giả định
là tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại do Bộ Tài Chính Việt Nam quy định là 22%.
168
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
3. Kết quả và đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS 16 đến các thông tin tài chính cơng bố
của các cơng ty niêm yết Việt Nam
3.1. Kết quả và đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS 16 đến các thơng tin tài chính cơng bố
của các công ty niêm yết Việt Nam
Bảng 1. Khái quát về mẫu nghiên cứu và hoạt động thuê tài sản của các công ty trong mẫu nghiên cứu
Công ty có hợp
đồng th tài chính
Lĩnh vực hoạt động
Hàng tiêu dùng
Dịch vụ tiêu dùng
Dịch vụ hạ tầng
Cơng nghiệp
Cơng nghệ
Dầu khí
Tài chính
Vật liệu cơ bản
Y tế
Tổng
Cơng ty có hợp đồng th hoạt động
Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng
công ty
10
2
20%
9
10
0
0%
4
10
1
10%
2
20
3
15%
9
10
1
10%
3
10
1
10%
8
10
0
0%
7
10
3
30%
4
10
1
10%
5
100
12
51
Tỷ lệ
(%)
90%
40%
20%
45%
30%
80%
70%
40%
50%
Số công ty thuyết
minh đầy đủ về HĐ
thuê hoạt động
Tỷ lệ
(%)
6
2
1
6
1
4
7
4
4
35
60%
20%
10%
30%
10%
40%
70%
40%
40%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC công bố của các đơn vị.
Bảng 1 cho thấy rằng trong tổng số 100 cơng ty niêm yết được khảo sát, có 51 cơng ty (chiếm
51%) có giao dịch th hoạt động vượt trội so với số cơng ty có th tài chính (12). Lý do có thể là vì theo
quy định hiện hành, chỉ các cơng ty cho th tài chính mới được cung cấp dịch vụ này. Thực tế này cũng
cho thấy nếu IFRS16 được áp dụng, tác động của nó đến sẽ thị trườn chứng khốn Việt Nam sẽ
khơng nhỏ. Trong số 51 công ty công khai hợp đồng thuê hoạt động trong TM BCTC năm 2015 của
họ, có 35 cơng ty trình bày các giao dịch th hoạt động đúng với quy định trong CMKT Việt Nam về
thuê tài sản (VAS 06). Như vậy, các phân tích tiếp theo sẽ sử dụng mơ hình mẫu với 35 cơng ty để bắt
đầu những quan điểm cho việc phân tích cụ thể hơn về tác động của IFRS 16 đến các doanh nghiệp
Việt Nam.
Đồng thời, bảng trên cũng chỉ ra rằng tỷ lệ các hợp đồng thuê hoạt động khác nhau giữa các ngành
công nghiệp. Việc sử dụng các giao dịch thuê hoạt động tập trung cao trong một số lĩnh vực: hàng tiêu
dùng (chiếm 17%), dầu khí (chiếm 16%) hay tài chính (chiếm 14%). Tỷ lệ trên có sự khác biệt so với
thống kê trong 1.022 cơng ty có thuê hoạt động trong điều tra của IASB năm 2015, theo đó ba lĩnh
vực sử dụng hợp đồng thuê hoạt động tích cự là: Tiêu dùng (20%), năng lượng (9,7%), Dịch vụ du
lịch và giải trí (6,8%). Sự khác nhau này có thể do đặc điểm phát triển đặc thù riêng của nền kinh tế
Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.
169
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC các doanh nghiệp Việt Nam
Hình 1. Tỷ lệ các cơng ty có hợp đồng thuê hoạt động phân theo ngành tại Việt Nam
Bảng 2 cho thấy giá trị các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động chi tiết theo ngành của 35 công
ty được khảo sát. Khoản thanh toán tiền thuê thuê hoạt động trong tương lai của 35 công ty niêm yết
tổng cộng khoảng 25.365,97 tỷ đồng. Giá trị chiết khấu về hiện tại của các khoản thanh tốn này ước
tính 17.208,87 tỷ đồng.
Bảng 2. Quy mô hợp đồng thuê hoạt động của các công ty được khảo sát năm 2015(Đơn vị: Tỷ đồng)
Lĩnh vực hoạt động
Cơng nghệ
Cơng nghiệp
Dầu khí
Dịch vụ hạ tầng
Dịch vụ tiêu dùng
Hàng tiêu dùng
Tài chính
Vật liệu cơ bản
Y tế
Tổng
Giá trị các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động
Thanh toán sau 1 năm Thanh toán từ 2 đến 5 năm Thanh toán sau 5 năm
14,45
32,77
9,77
409,13
268,73
309,49
669,06
930,12
945,05
0,15
0,07
8,06
5,81
5,40
54,19
605,40
1.563,99
1.240,13
719,68
2.501,74
13.291,82
85,85
288,08
1.292,60
9,32
28,60
76,53
2.518,84
5.619,49
17.227,64
25.365,97
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC công bố của các công ty
Kết quả tính tốn từ bảng 2 cũng cho thấy mức độ phân bổ giá trị giao dịch thuê hoạt động theo
ngành tại Việt Nam có sự khác biệt rõ ràng so với các quốc gia khác trên thế giới. Nếu như ở các
nghiên cứu trước, giá trị thuê hoạt động tập trung vào hai ngành chính là hàng khơng và hàng tiêu
dùng; thì tại Việt Nam, ngành tài chính và hàng tiêu dùng mới là hai ngành tập trung nhiều giao dịch
thuê hoạt động nhất.
3.1.1. Tác động của việc áp dụng IFRS16 đến Bảng CĐKT.
Các nghiên cứu trước cho thấy IFRS16 tác động làm tăng tài sản và nợ phải trả, làm giảm vốn chủ sở
hữu được báo cáo. Cụ thể, bảng 3 phản ánh giá trị quyền sử dụng tài sản và nợ phải trả phát sinh từ các
hợp đồng thuê hoạt động:
Bảng 3. Giá trị quyền sử dụng tài sản và nợ phải trả tương ứng phát sinh từ các hợp đồng thuê hoạt
động của các công ty trong mẫu khảo sát (Đơn vị: Tỷ đồng)
Tài sản thuê không được ghi nhận
Ngành
Tài sản thuê
hoạt động
Tổng tài sản
% Tổng
tài sản
170
Nợ phải trả không được ghi nhận
Nợ phải trả thuê
hoạt động
Tổng nợ phải
trả
% Nợ phải
trả
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
Cơng nghệ
Cơng nghiệp
Dầu khí
Dịch vụ hạ tầng
Dịch vụ tiêu
dùng
Hàng tiêu dùng
Tài chính
Vật liệu cơ bản
Y tế
Tổng
43,82
766,00
1.893,85
5,19
42,99
440,89
42.516,32
52.206,42
2.912,98
7.505,64
9,94%
1,80%
3,63%
0,18%
0,57%
43,82
766,00
1.893,85
5,19
42,99
67,89
18.897,86
26.400,41
1.676,01
5.699,11
64,55%
4,05%
7,17%
0,31%
0,75%
2.495,43
10.787,02
1.097,09
77,48
17.208,87
142.948,78
305.295,32
42.724,28
6.239,38
602.790,01
1,75%
3,53%
2,57%
1,24%
2,85%
2.495,43
10.787,02
1.097,09
77,48
17.208,87
75.418,37
219.914,63
21.767,76
1.501,38
371.343,42
3,31%
4,91%
5,04%
5,16%
4,63%
Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ BCTC cơng bố của các đơn vị
Bảng 3 cho thấy giá trị tài sản và nợ phải trả về th tài sản cho 35 cơng ty có hợp đồng thuê
hoạt động lần lượt là 17.208,87 tỷ đồng, chiếm 2,85% tổng tài sản và chiếm 4,63% tổng nợ phải trả.
Trong đó, sự gia tăng nhiều nhất tập trung ở hai ngành tài chính (tăng 10.787,82 tỷ đồng) và hàng tiêu
dùng (tăng 2.495,43 tỷ đồng). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu vốn hóa tất cả các hợp đồng thuê
hoạt động, giá trị tài sản và nợ phải trả của các công ty cũng tăng lên một lượng tương ứng. Do giả
định ban đầu đặt ra trong nghiên cứu là tất cả các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động được chiết
khấu về thời điểm cuối năm 2015, nên trong năm khơng phát sinh thêm khoản chi phí khấu hao và chi
phí lãi vay phát sinh từ nợ phải trả. Vì vậy, cả tài sản và nợ phải trả đều tăng một lượng như nhau dẫn
đến vốn chủ sỡ hữu không thay đổi so với trước khi áp dụng IFRS 16. Bảng 4 cung cấp thông tin tổng
thể về sự biến động của các chỉ tiêu trên BCĐKT sau khi vốn hóa hợp đồng thuê hoạt động.
Bảng 4. So sánh số liệu BCĐKT theo IFRS 16 và VAS 06 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Tổng VCSH
Giá trị ghi nhận
theo VAS 06
Giá trị ghi nhận
theo IFRS 16
Chênh lệch
% Thay đổi
602.7900
619.998,8
17.208,87
2,85%
1
8
369.8420
387.050,9
17.208,87
4,65%
4
1
232.9479
232.947,9
0,00
0,00%
7 Nguồn: Tác giả tự7xác định từ BCTC công bố của các đơn vị
Xu hướng biến động các chỉ tiêu trong BCĐKT (tăng tổng tài sản và nợ phải trả) tương tự như
các phát hiện trong nghiên cứu trước như của IASB (2016), Wong & Joshi (2015), Beattie et al. (1998)
và Bennett & Bradbury (2003). Tuy nhiên, mức độ gia tăng trong tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản và
tổng nợ phải trả thấp hơn so với kết quả các nghiên cứu trước. Cụ thể, theo (Bennett & Bradbury,
2003) nợ phải trả tăng 22,9%, tổng tài sản tăng 8,8% và vốn chủ sở hữu giảm 3%. Nhưng bên cạnh đó,
kết quả trên lại khá tương đồng với kết quả từ nghiên cứu của (Wong & Joshi, 2015) đối với các cơng
ty Australia, theo đó tài sản tăng 3,47%, nợ phải trả tăng 4, 34% và vốn chủ sở hữu giảm 0,27%. Điều
đó cho thấy, tác động của IFRS16 đến công ty Việt Nam về cơ bản khơng có sự khác biệt q lớn so
với kết quả các nghiên cứu trên thế giới đã công bố trước đây.
3.1.2. Tác động của việc áp dụng IFRS 16 đến các chỉ số tài chính
Kế thừa từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu này cũng tập trung xem xet tác động của việc vốn
hóa các hợp đồng thuê hoạt động đến hệ số nợ của các công ty (hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E và
hệ số nợ trên tổng tài sản D/A). Kết quả tính tốn được trình bày trong bảng 5.
171
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Bảng 5. Ảnh hưởng của IFRS 16 đến hệ số nợ
Chỉ tiêu
Hệ số nợ trên VCSH (D/E)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Giá trị VAS 06
1,35
0,46
Giá trị IFRS 16
Chênh lệch
% Chênh lệch
1,43
0,08
5,93%
0,49
0,03
6,52%
Nguồn: Tác giả tự xác định từ BCTC công bố của các đơn vị
Bảng 5 cho thấy sự gia tăng của các tỷ lệ địn bẩy tài chính, đặc biệt là tỷ lệ D/E. Sau khi vốn hóa
các hợp đồng thuê hoạt động, tỷ lệ D/E bình quân tăng 0,08 tương đương với 5,93% và D/A bình quân
tăng 0.03, tương đương 6,52%. Kết quả trên là hoàn toàn phù hợp và tương đối giống với các nghiên
cứu trước nhưng mức độ thay đổi có thấp hơn. Ví dụ Wong & Joshi (2015) cho kết quả là tỷ lệ D/E tăng
31,69% và D/A tăng 10,11%. Sự khác biệt trên có thể do biến đổi tùy thuộc vào quy mô doanh mục đầu tư, loại
hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như các quy định pháp lý ở từng khu vực địa lý của mẫu nghiên cứu.
3.2. Đánh giá về kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị
Kết quả đánh giá trình bày ở phần khá thống nhất với các nghiên cứu trước và khẳng định sự tác
động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động đến BCTC và các hệ số tài chính của các cơng ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù mức độ tác động tại Việt Nam nhỏ hơn so với
kết quả công bố ở các nghiên cứu trước đối với các công ty ở các nước phát triển nhưng nó cũng làm
thay đổi đáng kể bức tranh về vị thế tài chính của các cơng ty có th hoạt động.
Về hạn chế của nghiên cứu, trong quá trình thực hiện, do thông tin công bố của các doanh nghiệp
Việt Nam còn hạn chế nên các tác giả phải dựa vào khá nhiều các giả định. Do giới hạn về mặt thời gian,
nghiên cứu này cũng mới chỉ tập trung vào sự biến đổi của hệ số nợ (D/A, D/E), mà chưa đánh giá được
tác động đến nhóm chỉ số về khả năng sinh lời hay chỉ số thể hiện hiệu quả tài chính, trong khi các chỉ tiêu
này cũng có vai trị rất quan trọng đến tình hình tài chính của một cơng ty. Đây cũng là hướng để mở rộng
nghiên cứu trong tương lai.
Kết quả của nghiên cứu khẳng định lợi ích của việc áp dụng IFRS16 tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc
này cũng địi hỏi phải có những kế hoạch và lộ trình hợp lý, để một mặt, phù hợp với những đặc trưng
riêng của nền kinh tế trong nước; mặt khác, nhằm rút ngắn và đẩy nhanh một cách có hiệu quả việc xây
dựng CMKT mới về thuê tài sản tại Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế tốn quốc tế (IFRS 16). Nhóm
nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp để triển khai áp dụng các nguyên tắc kế toán theo IFRS16
như sau:
Thứ nhất, Bộ tài chính và các ban ngành liên quan cần xây dựng và phát triển các lộ trình triển
khai thực hiện cụ thể cho việc ban hành CMKT mới về thuê tài sản theo IFRS 16. Để làm được điều đó,
Việt Nam cần tiếp tục rà sốt, từng bước hoàn thiện các nội dung trong quy định về kế toán thuê tài
sản, chỉnh sửa, bổ sung những điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, việc áp dụng IFRS 16 khơng có nghĩa là sao chép 100% những quy định trong CMKT
quốc tế, mà cần phải có sự phân tích để tương thích và phù hợp với đặc trưng kinh tế riêng của quốc
gia. Do vậy, việc xây dựng cần dựa trên cơ sở CMKT quốc tế kết hợp tham khảo CMKT các quốc gia
khác.
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kế tốn. Vấn đề quan trọng nhất trong
q trình hịa hợp hội tụ với kế tốn quốc tế của Việt Nam là con người và công nghệ. Nhất là khi các
nội dung liên quan đến việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố trong hợp đồng th tài sản là
hết sức phức tạp, địi hỏi trình độ kế tốn cao, hệ thống máy móc hiện đại; thì điều này là hết sức cần
thiết.
172
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
4. Kết luận
Nghiên cứu đã đánh giá được những tác động của việc vốn hóa các hợp đồng thuê hoạt động
theo yêu cầu của IFRS 16 đến các thông tin tài chính cơng bố của các doanh nghiệp niêm yết lớn tại
Việt Nam. Cùng với những nghiên cứu trước đó từ các tổ chức trên thế giới, nó đã góp phần khẳng
định những lợi ích của chuẩn mực kế tốn mới đối với thị trường th tài sản nói chung và đối với các
doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Hoạt động thuê tài sản phải được phản ánh và ghi nhận đúng đắn, trình
bày phù hợp với thơng lệ quốc tế là một nhu cầu cấp bách, một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Bộ tài chính và các nhà hoạch định chính sách nghiên
cứu, đánh giá và xây dựng một lộ trình hợp lý cho việc ban hành một Chuẩn mực kế toán mới về thuê
tài sản tại Việt Nam trên cơ sở IFRS 16 trong tương lại không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Beattie, V., Edwards, K., & Goodacre, A. (1998). The impact of constructive operating lease capitalisation
on key accounting ratios. Accounting and Business Research, 28(4), 233-254.
[2] Beattie, V., Goodacre, A., & Thomson, S. J. (2006). International lease-accounting reform and economic
consequences: The views of UK users and preparers. The International Journal of Accounting, 41(1), 75103.
[3] Bennett, B. K., & Bradbury, M. E. (2003). Capitalizing Non‐cancelable Operating Leases. Journal of
International Financial Management & Accounting, 14(2), 101-114.
[4] Branswijck, D., Longueville, S., & Everaert, P. (2011). The financial impact of the proposed amendments
to IAS 17: Evidence from Belgium and The Netherlands. Accounting and Management Information
Systems, 10(2), 275.
[5] Deloitte
(2016).
IFRS
16
Leases
–
Time
to
take
action,
/>[6] Đào Nam Giang (2016). Những phê phán đối với Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuê tài sản (IAS 17) và sự
ra đời của IFRS 16, Bản thảo nghiên cứu
[7] Fülbier, R. U., Lirio Silva, J., & Pferdehirt, M. H. (2006). Impact of lease capitalization on financial ratios
of listed German companies. Marc Henrik, Impact of Lease Capitalization on Financial Ratios of Listed
German Companies (July 19, 2006).
[8] IASB
(2016).
Effects
Analysis
for
leases,
Projects/Leases/Documents/IFRS_16_effects_analysis.pdf
/>
[9] IASB (1982, 1997, 2003). IAS 17 - Lease accounting
[10] Imhoff, E. A., Lipe, R., & Wright, D. W. (1993). The effects of recognition versus disclosure on
shareholder risk and executive compensation. Journal of Accounting, Auditing & Finance, 8(4), 335-368.
[11] Imhoff, E. A., Lipe, R. C., & Wright, D. W. (1991). Operating leases: Impact of constructive
capitalization. Accounting Horizons, 5(1), 51-63.
[12] Imhoff, E. A., & Thomas, J. K. (1988). Economic consequences of accounting standards: The lease
disclosure rule change. Journal of Accounting and Economics, 10(4), 277-310.
[13] Imhoff Jr, E. A., Lipe, R. C., & Wright, D. W. (1997). Operating leases: Income effects of constructive
capitalization. Accounting Horizons, 11(2), 12.
[14] Kilpatrick, B. G., & Wilburn, N. L. (2006). Off-Balance Sheet Arrangements: Revisiting Constructive
Capitalization.
[15] Lipe, R. C. (2001). Lease accounting research and the G4+ 1 proposal. Accounting Horizons, 15(3), 299-
173
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
310.
[16] McGregor, W. J. (1996). Accounting for leases: a new approach: recognition by lessees of assets and
liabilities arising under lease contracts: Financial Accounting Standards Board.
[17] Nailor, H., & Lennard, A. (2000). Leases: Implementation of a new approach: Financial Accounting
Standards Board.
[18] Wong, K., & Joshi, M. (2015). The Impact of Lease Capitalisation on Financial Statements and Key
Ratios: Evidence from Australia. Australasian Accounting Business & Finance Journal, 9(3), 27-44.
[19] PwC (2016). A study on the impact of lease capitalisation IFRS 16: The new leases standard,
/>
174