Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại khu du lịch tràng an – ninh bình pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH
TRÀNG AN – NINH BÌNH
Mã đề tài: DTSV.04.2021
Chủ nhiệm đề tài : Bùi Phương Anh
Lớp

: 1805QLVA

Cán bộ hướng dẫn : TS.Phạm Văn Đại

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH
TRÀNG AN – NINH BÌNH
Mã đề tài: DTSV.04.2021

Chủ nhiệm đề tài : Bùi Phương Anh
Lớp



: 1805QLVA

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan nội dung đề tài nghiên cứu khoa học này là cơng
trình nghiên cứu của nhóm chúng em dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Phạm Văn Đại, khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các tư liệu đã
được sử dụng trong bài là trung thực, có trích dẫn rõ ràng trong phần danh mục Tài
liệu tham khảo. Những ý kiến đưa ra trong đề tài nghiên cứu đều là kết quả nghiên
cứu của nhóm chúng em, nếu sai chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2021
Chủ nhiệm đề tài

Bùi Phương Anh


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học năm 2020 là một hoạt động tốt để
làm quen với công việc nghiên cứu thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên vận
dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu hoạt động thực tế tại các cơ quan chức
năng hiện nay. Trong suốt quá trình khảo sát và nghiên cứu thông tin phục vụ đề
tài nghiên cứu, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, góp ý từ phía Cán
bộ hướng dẫn, các thầy cơ trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các đơn vị quản
lý khu du lịch Tràng An – Ninh Bình. Vì vậy, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới những người đã dõi theo và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu
khoa học này.
Trước hết, chúng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể q

thầy cơ trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và khoa Quản lý xã hội nói
riêng đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học năm 2020. Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Đại, khoa
Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, là cán bộ đã trực tiếp hướng dẫn
chúng em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tiếp đến, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các đơn vị quản lý khu du lịch
đã tạo điều kiện cho chúng em được tìm hiểu, nghiên cứu về tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái tại Tràng An – Ninh Bình trong những năm gần đây. Từ
đó, chúng em đã được trau dồi thêm rất nhiều kiến thức để góp phần vào hồn
thiện đề tài của mình và những kĩ năng cần thiết cho chuyên ngành Quản lý văn
hóa sau này.
Do kiến thức chun mơn cũng như hiểu biết, tư duy còn một số mặt hạn
chế, nên khơng thể tránh khỏi những sự thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ để đề tài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 8
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
7. Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 10

1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái ........................................................... 10
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái trên thế giới ...................................... 10
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái tại Việt Nam..................................... 13
1.2. Những đặc trưng của du lịch sinh thái................................................. 16
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ................................... 18
1.3.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi
trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. ....................... 19
1.3.2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái ........................................ 19
1.3.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng................................ 19
1.3.4. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương ....... 20
1.4. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái ................................................ 20
1.4.1. Lợi ích về kinh tế ............................................................................. 20
1.4.2. Lợi ích về xã hội .............................................................................. 21
1.4.3. Lợi ích về thẩm mỹ .......................................................................... 22
1.4.4. Lợi ích về sinh thái .......................................................................... 22
1.5. Điều kiện, tài nguyên phát triển du lịch sinh thái ................................ 23
Tiểu kết chương I ...................................................................................... 27
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở TRÀNG AN – NINH
BÌNH ............................................................................................................... 28
2.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái tại Tràng An ............................ 28


2.1.1. Phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc,
bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan ............................. 28
2.1.1.1. Phát triển du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng gắn với việc bảo vệ môi trường.28
2.1.1.2. Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống ..... 29
2.1.1.3. Phát triển du lịch thể thao mạo hiểm gắn với hệ thống các núi đá,
các hang động. ........................................................................................... 34
2.1.2. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch kết
hợp phát triển du lịch nhanh và bền vững ................................................... 36

2.1.2.1. Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 36
2.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động du lịch ............................................................................................... 37
2.1.2.3. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát
triển kinh tế xã hội địa phương. ................................................................. 38
2.1.3. Biện pháp chống ô nhiễm môi trường .............................................. 40
2.1.4. Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn
xã hội......................................................................................................... 43
2.1.5. Tổng quan về Luật du lịch ............................................................... 47
2.2. Các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở Tràng An ................. 54
2.2.1. Mục tiêu của Tràng An trong việc phát triển du lịch sinh thái .......... 54
2.2.2. Định hướng tổng quát ...................................................................... 55
2.2.3. Định hướng chiến lược phát triến du lịch sinh thái Tràng An ........... 57
2.2.4. Định hướng phát triển các loại hình du lịch ..................................... 60
2.2.4.1. Các loại hình du lịch phổ biến, đang phát huy hiệu quả tại Việt Nam.. 60
2.2.4.2. Xác lập các loại hình du lịch trên địa bàn Ninh Bình. ................... 63
2.3. Khái quát về quần thể danh thắng Tràng An ....................................... 68
2.3.1. Các di tích văn hố .......................................................................... 70
2.3.2. Các hang động tiêu biểu ................................................................... 71
2.4. Thực trạng tiềm năng phát triển du lịch tại Tràng An.......................... 73
2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................... 74
2.4.2. Các loại hình du lịch có thể tổ chức tại Tràng An ............................ 76
2.4.3. Nguồn lực lao động.......................................................................... 78
2.4.4. Tình hình khách du lịch và doanh thu .............................................. 80


2.4.4.1. Kinh doanh của khu du lịch năm 2018 .......................................... 80
2.4.4.2. Kinh doanh của khu du lịch năm 2019 .......................................... 81
2.4.4.3. Kinh doanh của khu du lịch năm 2020 .......................................... 82
2.4.5. Marketing quảng cáo du lịch ............................................................ 82

2.4.6. Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác hoạt động du lịch sinh thái tại
Tràng An – Ninh Bình ............................................................................... 84
2.4.6.1. Hiện trạng tổ chức quản lý ............................................................ 84
2.4.6.2. Hoạt động du lịch sinh thái ........................................................... 85
Tiểu kết chương II ..................................................................................... 87
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI QUẦN THỂ TRÀNG AN – NINH BÌNH ............. 89
3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý............................................................... 89
3.2. Giải pháp về môi trường ..................................................................... 92
3.3. Giải pháp về quy hoạch xây dựng ....................................................... 97
3.3.1. Quy hoạch xây dựng vùng cấm và vùng hạn chế xây dựng .............. 99
3.3.2. Định hướng quy hoạch xây dựng khu dân cư ................................. 100
3.3.3. Quy hoạch và phát triển khu vực chăm sóc và dịch vụ ................... 101
3.3.4. Định hướng xây dựng và quy hoạch vùng đệm .............................. 102
3.3.5. Quy hoạch xây dựng phát triển giao thông ..................................... 103
3.3.5.1. Giao thông đường bộ .................................................................. 103
3.3.5.2. Giao thông đường thủy ............................................................... 104
3.3.5.3. Bến xe và đường hàng không ...................................................... 104
3.3.6. Đánh giá chiến lược quy hoạch và xây dựng .................................. 104
3.4. Giải pháp thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch ........ 105
3.5. Giải pháp tiếp thị và tăng cường quảng bá du lịch sinh thái .............. 110
3.6. Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ...... 113
Tiểu kết chương III .................................................................................. 117
KẾT LUẬN ................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 120
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 122


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành
một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội của con người. Du
lịch khơng những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà
cịn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền.
Chính vì vậy ngày nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều
quốc gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển
của các nước. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì Du lịch
sinh thái (DLST) đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu và trở thành mối
quan tâm lớn của nhiều quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch. Hiện nay
khi nền công nghiệp bùng nổ kéo theo môi trường bị ơ nhiễm nặng nề thì DLST
có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với con người. Mơ hình DLST giúp con người có
điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, mơi trường trong lành, tìm hiểu nền
văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá và hồi phục sức khỏe cho
con người. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây
là loại hình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững,
bảo vệ tự nhiên và mang lại lợi ích kinh tế. Chính vì vậy DLST đã trở thành mục
tiêu phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới về du lịch bởi tính ưu việt của nó.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Đơng Nam của đồng bằng bắc bộ, hấp dẫn du
khách bởi quần thể du lịch kỳ thú với những giá trị tự nhiên và văn hóa nổi bật
như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc, Bích Động, Cố đơ Hoa Lư, Nhà
Thờ đá Phát Diệm…Hai năm trở lại đây khu du lịch Tràng An được đầu tư xây
dựng và đưa và khai thác phục vụ du lịch thì du lịch Ninh Bình càng phát triển
với định hướng khai thác du lịch thành ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. Khu du
lịch Tràng An nằm ở phía đơng bắc của tỉnh Ninh Bình thuộc địa phận các xã:
Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hải (Thuộc huyện Hoa Lư), xã Gia Sinh (của
huyện Gia Viễn), xã Ninh Nhất, phường Tân Thành (Thành phố Ninh Bình) với
tổng diện tích là 1.566 ha. Khu du lịch Tràng An là điểm du lịch mới được đưa
1



vào khai thác và với lợi thế về cảnh quan Tràng An đã được đánh giá là một
trong những địa điểm du lịch hấp dẫn vào bậc nhất của nước ta hiện nay. Đến
với Tràng An du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ được ví
như một “Hạ Long trên cạn” với những hang động kỳ thú, những dải núi đá vơi,
cùng với dịng sơng xanh biếc tạo nên một khung cảnh hết sức lên thơ. Tràng An
cịn là nơi du khách có thể khám phá những giá trị về lịch sử của mảnh đất và
con người nơi đây được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Với
những giá trị về cả thiên nhiên và văn hóa, Tràng An đang dần trở thành điểm du
lịch hấp dẫn đối với du khách khi lựa chọn các chuyến du lịch sinh thái. DLST
đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều lĩnh vực, để góp phần vào việc phát
triển du lịch của đất nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái tại
khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình.
Việc chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại khu du lịch
Tràng An – Ninh Bình” nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động du lịch tại
Tràng An, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch, bảo vệ
môi trường tự nhiên của địa phương, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao
đời sống cho người dân địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Commented [A1]: Toàn bộ phần này cho sang mục 1 của
Chương 1;

2.1. Cơng trình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới
- Bài viết “What Is Ecotourism And Why Is It Important?” (2021) của
Francesca
Bài viết của tác giả Francesca đăng tải tại website littlelosttravel.com –
được biết đến với trang thông tin về du lịch hữu ích cho những du khách quốc tế
có nhu cầu tìm hiều về các địa điểm du lịch và đồng thời cung cấp thêm thơng
tin về các loại hình du lịch. Trong bài viết tác giả đã đưa ra những dẫn chứng,

khái niệm cụ thể về du lịch sinh thái và tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên
nhiên, hệ sinh thái của chúng ta. Tác giả nêu lên việc du khách tham gia du lịch
sinh thái không chỉ thư giãn mà còn tập trung vào làm việc và bảo vệ môi
trường. Việc trở thành một du khách mang trong mình kiến thức về du lịch nói
chung và du lịch sinh thái, bảo tồn thiên nhiên mỏng manh nói riêng là việc tác
2


giả thành công khi nêu lên cụ thể giúp người đọc nắm được những điều cơ bản
khi chọn địa điểm chuyến du lịch tiếp theo là du lịch sinh thái.
- Bài viết“An Introduction to Ecotourism” (2020) của Amanda Briney
Du lịch sinh thái được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau giúp người
đọc có thể dễ dàng hiểu được mục đích lớn lao trong việc du lịch kết hợp với
thiên nhiên. Ở bài viết đã nêu tóm gọn lại rằng “Du lịch sinh thái được định nghĩa
rộng rãi là du lịch ít tác động đến các địa điểm nguy cấp và thường không bị xáo
trộn”; định nghĩa trên ngắn gọn nhưng đánh thẳng vào ý nghĩa thực sự của việc du
lịch sinh thái. Qua bài viết tác giả đã nêu đầy đủ về nguồn gốc, ví dụ và nguyên
tắc khi DLST để từ đó rút ra những đánh giá như phê bình và đưa ra đề xuất về
các gói du lịch đảo bảo tối ưu việc tham quan kết hợp bảo vệ môi trường.
- “Ecotourism” (2020) của David A. Fennell
Cuốn sách được tái bản lần thứ 5 và là đầu sách hàng đầu về vấn đề
nghiên cứu du lịch sinh thái nói chung. Ấn bản lần này tập trung vào một loạt
các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội và sinh thái tiếp tục ảnh hưởng đến du lịch sinh
thái về lý thuyết và thực tiễn, đồng thời xem xét lĩnh vực này liên quan đến các
hình thức du lịch liên quan khác, tác động, bảo tồn, tính bền vững, giáo dục và
giải thích, chính sách và quản trị, và mệnh lệnh đạo đức của du lịch sinh thái vì
những điều này áp dụng cho hình thức du lịch xanh nhất thế giới. Đây là một tài
liệu tham khảo cần thiết cho những người quan tâm đến du lịch sinh thái, cuốn
sách có thể tiếp cận với sinh viên, nhưng vẫn giữ được độ sâu cần thiết để sử
dụng cho các nhà nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực này. Cuốn sách này sẽ

thu hút sự quan tâm của sinh viên trong nhiều lĩnh vực bao gồm địa lý, kinh tế,
kinh doanh, đạo đức, sinh học và nghiên cứu môi trường.
- “Ecotourism and Sustainable Tourism - New Perspectives and Studies”
(2011) của Jaime A. Seba
Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến du lịch sinh thái và du lịch bền
vững, cung cấp cho du khách các điểm đến và hoạt động có tác động tiêu cực
thấp hơn đến mơi trường. Du lịch sinh thái và Du lịch bền vững , một tập hợp
các bài báo và nghiên cứu nêu bật nhiều xu hướng du lịch mới này, sử dụng các
3


ví dụ từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm bờ biển Georgia và
rừng nhiệt đới ở Nigeria. Nó xem xét du lịch dựa vào thiên nhiên, sự tham gia
của cộng đồng vào du lịch sinh thái địa phương, du lịch thể thao sinh thái, và
nhiều hơn nữa. Bài viết đánh giá và nghiên cứu về nhiều địa điểm du lịch sinh
thái nổi tiếng thế giới từ đó đưa ra những đánh giá khách quan và chủ quan giúp
người đọc có cái nhìn tồn diện.
- Bài viết “Ecotourism – The developing tourism trend in Vietnam” đăng
tải trên Blog du lịch các nước châu Á
Việt Nam là đất nước được đánh giá là “rừng vàng, biển bạc” bởi lẽ sự đa
dạng về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và thực vật cùng sinh vật
phong phú về chủng loài. Những yếu tố trên giúp việc du lịch sinh thái là hình
thức du lịch vơ cùng thu hút các du khách khơng chỉ trong mà ngồi nước chú ý
đến. Nhận thức được tiềm năng đó, nhiều chuyên gia đánh giá và lựa chọn ra
những địa điểm du lịch sinh thái tiềm năng. Bài viết không chỉ đánh giá về thiên
nhiên mà cịn về con người, văn hố, các dân tộc, ... hết sức đa dạng phong phú.
2.2. Những công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái ở Việt Nam và
khu du lịch Tràng An – Ninh Bình
2.2.1. Ở Việt Nam
-“Du lịch sinh thái” của GS-TSKH Lê Huy Bá

Đây là cuốn sách nhận được sự quan tâm một cách đáng kể mỗi khi nhắc
đến du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tác giả đã nêu lên thực
trạng khi ống khói của các nhà máy, các xí nghiệp càng vươn cao hơn lên bầu
trời, dân số khơng ngừng gia tăng, tập trung cơng nghiệp, khói bụi giao thơng...
đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là điều tất yếu. Tài liệu giới
thiệu hiểu biết thêm về cơ sở sinh thái môi trường, sinh thái cảnh quan, cái hay
và cái đẹp của một số loại hình sinh thái đặc thù nhằm khai thác phục vụ cho
hướng dẫn du lịch sinh thái và bảo vệ mơi trường bền vững.
-“Bàn về văn hố du lịch Việt Nam” của Phan Huy Xu
Cuốn sách góp phần làm rõ một số vấn đề nhận thức cơ bản về văn hóa du
lịch nói chung cũng như văn hóa du lịch ở Việt Nam nói riêng, trong đó có mối
4


quan hệ giữa văn hóa và du lịch, nhận diện sự khác biệt giữa văn hóa du lịch và
du lịch văn hóa, các thành tố của văn hóa du lịch, việc ứng xử văn hóa trong
phát triển du lịch...
Bên cạnh đó, cơng trình cũng góp phần khái qt thực trạng du lịch Việt
Nam từ góc nhìn văn hóa du lịch xoay quanh các thành tố như tài nguyên du
lịch, du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương cũng như
quản lý nhà nước về du lịch, về môi trường du lịch quốc tế với những ứng xử
theo thông lệ quốc tế.
- “Du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới” của Võ Văn Thành
Trên thế giới ngày nay, có nhiều người bận rộn với cơng việc mưu sinh
hay đam mê theo đuổi nghề nghiệp, sở thích mà chưa có điều kiện để tìm hiểu
tất cả những di sản thế giới ở Việt Nam. Chính vì vậy, “Du lịch Việt Nam qua
26 di sản thế giới” giới thiệu các di sản tầm cỡ thế giới ở Việt Nam như nguồn
cảm hứng cho bất kỳ ai quan tâm và muốn khám phá toàn bộ các Di sản thế giới
được UNESCO cơng nhận – trong đó kể đến quần thể danh thắng Tràng An –
Ninh Bình Hãy bằng cách nào đó, biến tất cả những tài nguyên du lịch này thành

sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu du lịch cao cấp của du khách và đồng thời
cũng phát huy giá trị các di sản và biến chúng thành lợi thế cạnh tranh của du
lịch Việt Nam.
- “Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở
Việt Nam” của Phạm Trung Lương
Cuốn sách ra đời với hi vọng được góp phần nâng cao hiểu biết của xã hội
về du lịch sinh thái, cung cấp những thông tin tham khảo bổ ích cho công tác
hoạch định chính sách, quản lý, điều hành, hướng dẫn du lịch và cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy…về du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một lĩnh vực
còn mới, với nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn đang trong quá trình phát triển,
khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều nước trên thế giới, vì vậy nội dung cuốn
sách đã đề cập đến nhiều mặt mới về vấn đề này.
2.2.2. Tại khu du lịch Tràng An – Ninh Bình
- Bài viết “Đi du lịch mùa nào đẹp nhất?” đăng trên webDi sản Tràng An
5


dẫn người đọc là những du khách tiềm năng đang tìm thời điểm thích hợp để đến
Tràng An trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên, con người một cách trọn vẹn
nhất. Để không bỏ lỡ thưởng ngoạn nét đẹp của các điểm du lịch Ninh Bình,
việc lựa chọn thời điểm vui chơi phù hợp cũng được xem là một trong những
thông tin mà bạn nên tìm hiểu trước chuyến đi của mình. Tuy nhiên, dù là xn
hạ thu đơng thì Ninh Bình vẫn mang trong mình những vẻ đẹp đặc trưng riêng
của từng mùa.
- Bài viết “Chèo thuyền Tràng An ngắm những động vật quý hiếm” cũng
được đăng tải tại website Di sản Tràng An cho thấy chèo thuyền không chỉ là bộ
mơn giúp du khách vui chơi mà cịn thư giãn, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên,
khơng khí trong lành. Chèo thuyền dọc bờ sông không chỉ được chiêm ngưỡng
vẻ đẹp hoang sơ, kì diệu của thiên nhiên nơi đây mà du khách cịn có cơ hội
ngắm nhìn những lồi động vật quý hiếm, đặc trưng nơi đây.

- Bài viết “Bảo vệ rừng ở Quần thể danh thắng Tràng An” (2020) đăng tải
trên trang báo mạng Hội nông dân Ninh Bình đã đi sâu vào vấn đề cơng tác bảo
vệ môi trường đặc biệt là các giải pháp bảo vệ rừng, góp phần tích cực việc tơn
tạo cảnh quan danh thắng, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Ninh Bình ngày càng phát
triển. Nắm bắt xu hướng du lịch sinh thái ngày càng tăng cao của các du khách,
việc khai thác có hiệu quả và bền vững bảo vệ các giá trị của Quần thể danh
thắng Tràng An là việc cần hơn bao giờ hể. Bài báo đã nêu ra được các vấn đề
và hướng giải quyết đúng đắn của các ban quản lý, lãnh đạo khu du lịch để giải
quyết kịp thời.
- Bài viết “Hệ sinh thái ở Tràng An Ninh Bình” (2019) được viết bởi
Phạm Diệu đã miêu tả cảnh quan sinh thái hùng vĩ được tạo nên bởi mẹ thiên
nhiên. Các địa danh nơi đây sống động mà nên thơ nhưng cũng nơng thơn bình
dị như một bức tranh tiên cảnh tuyệt vời cùng với các lồi đơng, thực vật q
hiếm. Nếu để ví thì Tràng An tựa như một viên ngọc xanh mát cổ quý ẩn mình
khiến mỗi du khách đặt chân đến nơi đây đều tựa như lạc vào một vườn cổ tích
vậy. Chính điều đó khiến mỗi ai đi qua đều không thể quên được con người,
cảnh vật sinh thái tại Tràng An.
6


- Bài viết: “ Về với Ninh Bình – vùng đất cố đô” (2014) được viết bởi Lê
Phương và Thu Hiền đã cho ta nhìn Ninh Bình với một cái nhìn cổ xưa, với vẻ
hoang sơ đầy cổ kính. Bài viết cũng đề cập đến những danh lam thắng cảnh như
hệ thống hang động chứa đựng những sắc thái riêng biệt với những khối thạch
nhũ mn màu, mn vẻ. Ngồi ra, cũng cho ta nhìn về một lịch sử đầy vẻ vang
và hào hùng ở nơi đây. Con người cũng là một yếu tố quan trọng được nói đến ở
bài viết, cho ta một cái nhìn thực tế hơn khơng chỉ về cảnh vật mà cịn về tính
cách con người, sự hiếu khách, thật thà, chất phác của người dân Ninh Bình.
Đây là nguồn tư liệu tốt, gợi mở về lý luận và thực tiễn để chúng em tiến
hành thực hiện đề tài. Qua đó thấy được đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu,

các bài báo viết về du lịch sinh thái Tràng An. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái tổng quan tại Tràng An. Vậy nên nhóm
chúng em đã kế thừa và tham khảo rất nhiều bài viết hữu ích khác để tiếp tục tìm
hiểu và nghiên cứu về“Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại quần thể
danh thắng Tràng An – Ninh Bình”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch
sinh thái tại quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình. Đề xuất các giải pháp
nhằm xây dựng và phát triển đông thời bảo tồn di sản thiên nhiên đẩy mạnh phát
triển du lịch sinh thái.
- Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất những định hướng và biện pháp
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm phát triển có hiệu quả du lịch sinh
thái, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Tràng
An – Ninh Bình.
- Đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái và
đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hoá, tiềm
7


năng phát triển du lịch sinh thái trong khu vực nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khu du lịch sinh thái và các tiêu chí
nhận biết khu du lịch sinh thái, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tài nguyên thiên
nhiên, thảm thực vật và tiềm năng du lịch sinh thái tại quần thể danh thắng
Tràng An – Ninh Bình

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về khu du lịch sinh thái Tràng
An, thuộc địa phận các xã Trường Yên, Ninh Vân, Ninh Hải (huyện Hoa Lư),
Gia Sinh (huyện Gia Viễn), xã Ninh Nhất, phường Tân Thành (TP.Ninh Bình),
tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu từ 2018-2020
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung đến sự phát triển du lịch sinh thái bao
gồm điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên,… tại Tràng An –
Ninh Bình trong những năm gần đây.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Khu du lịch Tràng An – Ninh Bình có đầy đủ các điều kiện phát triển loại
hình DLST. Việc đánh giá tiềm năng phát triển DLST của Tràng An góp phần
phát huy được lợi thế và khắc phục những tồn tại để thức đẩy Tràng An phát
triển tương xứng với tiềm năng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình thực tế, dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên
ngành và chuyên ngành. Đề tài nghiên cứu đã sử dụng kết hợp 4 phương pháp
nghiên cứu chính, bao gồm:
- Phương pháp khảo sát thực tế: Nhóm đề tài đã đến trực tiếp địa điểm du
lịch Tràng An để tìm hiểu thơng tin. Từ đó phân tích những tài liệu thực tế do
nhóm thực hiện để điều tra xu hướng du lịch sinh thái tại nơi đây.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Trên cơ sở thu thập nguồn tin
từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, website, tài liệu thống kê…Từ đó,
8


nhóm đề tài đã tổng hợp, phân tích, chọn lọc và rút ra những kết luận trong việc
đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Qua các buổi gặp gỡ, trao đổi với người
dân sống lâu năm quanh khu vực Tràng An, nhóm đề tài đã thu thập được một

số thơng tin, kiến thức hữu ích cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhóm đề tài đã thu thập các ý kiến
khác nhau của các chuyên gia, kiểm tra lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan
hơn về phát triển du lịch sinh thái.
7. Bố cục bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, để
tài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái ở Tràng An – Ninh Bình
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại quần
thể Tràng An – Ninh Bình

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái trên thế giới
PGS.TS. Phạm Trung lương nhận định:“Du lịch sinh thái (Ecotourism) là
một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của
nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đối với một số người, “du lịch sinh
thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép du lịch và sinh thái
vốn đã quen thuộc. Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng qt hơn thì một số
người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã
xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993). Với khái niệm như tắm biển,
nghỉ núi…đều được hiểu là DLST.”
Du lịch sinh thái có thể cịn được hiểu dưới những tên gọi khác như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – base tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)

- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism)
-Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism)[1; tr.6]
Cũng có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái,
ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi
diễn ra các hoạt động du lịch.
Có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có
trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho mơi trường hay có tính bền vững.
Có thể nói, cho đến nay khái niệm về DLST vẫn cịn được hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù những
tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận
10


về DLST, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho
rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động
bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng
dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu
biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khơng gây ra
những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du
khách tới những mơi trường cịn tương đối ngun vẹn, về các vùng thiên nhiên
hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa
bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát
triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Nói một cách khác, DLST là loại hình du lịch với những hoạt động có sự

nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Thuật
ngữ “Responsible travel” (Du lịch trách nhiệm) luôn gắn liền với khái niệm
DLST, hay nói một cách khác DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm là
khơng làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến
môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân
địa phương.[1; tr.7]
Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản:
- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa
bản địa.
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
- Có giáo dục và diễn giải về mơi trường.
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector
ceballos – Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những
khu vực tựnhiên cịn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu,
tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được
khám phá”.[17]
Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan
11


tâm đưa ra, điển hình là:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với
mục đích tìm hiểu về lịch sử mơi trường tự nhiên và văn hóa khơng làm thay đổi
sự tồn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế đểủng hộ
việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”
(Wood, 1991).
“Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên
khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thơng qua những
hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ

giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến
bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi
trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn
hóa và mơi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do
du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn
thiên nhiên” (Allen, 1993)
Mặc dù có chung quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc
thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển
những định nghĩa riêng của mình về DLST. Một số định nghĩa về DLST khá
tổng quát có thể xem xét đến là:
- Định nghĩa của Nelpan:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào
việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng
đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu
nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.[4; tr.12]
- Định nghĩa của Malaysia:
“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách
nhiệm về mặt mơi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận
hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm
theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy cơng tác bảo
tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa
12


phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”.[19]
- Định nghĩa của Australia:
“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục
và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
[4; tr.16]
- Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế:

“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên
mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa
phương”.[4; tr.13]
Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckley (1994) đã tổng
quát như sau:
“Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo
tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”. Trong đó yếu
tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội
dung của định nghĩa DLST đã có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi hoạt động
DLST là loại hình du lịch ít tác động đến mơi trường tự nhiên sang cách nhìn
tích cực hơn. Theo đó, DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với mơi trường,
có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn
và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái tại Việt Nam
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90
của thế kỉ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu về du lịch và mơi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ
nhìn nhận khác nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Để có được sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và
hoạt động thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp
với nhiều Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN,…có sự tham gia của các
chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên
quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh
13


thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng
của Hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản

địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.”[1; tr.11]
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá
trình phát triển DLST ở Việt Nam.
Mặc dù khái niệm về DLST cịn có những điểm chưa thống nhất và sẽ cịn
được hồn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc
điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST cũng đã được Tổ chức Du lịch thế
giới (WTO) tóm tắt lại như sau:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở
đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như
những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- DLST bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp
có quy mơ nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các cơng ty
lữ hành nước ngồi có quy mơ khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc
quảng cáo các tour DLST cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến mơi trường tự nhiên
và văn hóa - xã hội.
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể
quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
+ Tạo ra các cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
+ Tăng cường nhận thức của cả du khách và người dân địa phương về sự
cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.[1; tr.12]
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn tự nhiên không
phải lúc nào theo một chiều mà là mối quan hệ qua lại thể hiện ở ba dạng.
- Quan hệ cùng tồn tại: Khi có rất ít mối quan hệ giữa hoạt động du lịch
14



và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.
- Quan hệ cộng sinh: Trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận
được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Quan hệ mâu thuẫn: Khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại
chúng, làm tổn hại đến nỗ lực bảo tồn tự nhiên.
Mối quan hệ này được thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó mức độ sử dụng và quản lý tài nguyên là yếu tố quan trọng. Điều này
thường được thể hiện thông qua các giai đoạn phát triển của du lịch.
Ở giai đoạn đầu, khi hoạt động du lịch mới phát triển, mức độ sử dụng tài
nguyên còn thấp, mối quan hệ thường thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại. Lúc
này hoạt động du lịch và bảo tồn tự nhiên ít có ảnh hưởng đến nhau và cùng
song song tồn tại. Tuy nhiên dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt
khi hoạt động du lịch phát triển hơn với mức độ sử dụng tài nguyên cao hơn và
những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.
Giai đoạn tiếp theo, mối quan hệ có thể phát triển theo hướng tích cực nếu
hoạt động du lịch được quản lý theo quy hoạch phù hợp với các quy luật tự
nhiên, có lợi cho bảo tồn và du lịch. Mối quan hệ này được xem là quan hệ cộng
sinh, trong đó những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo tồn, thậm chí ở điều kiện
tốt hơn, trong khi chất lượng sản phẩm du lịch được đảm bảo, lợi ích của ngành
du lịch và khu vực được tăng cường.
Trong trường hợp ngược lại, khi du lịch phát triển mà không quan tâm
đến cơng tác bảo tồn thì mối quan hệ sẽ trở thành mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả
khi mối quan hệ này đang là cộng sinh, song nếu không được duy trì và quản lý
tốt, sẽ dễ chuyển sang quan hệ mâu thuẫn. Trong thực tế điều này thường xảy ra,
đặc biệt trong trường hợp khi du lịch phát triển với mục đích đơn thuần về lợi
ích kinh tế.
DLST được quy hoạch và được quản lý trên cơ sở các nguyên tắc phát
triển của mình sẽ tạo được mối quan hệ cộng sinh với mơi trường. Vì vậy việc
nhận thức và đánh giá một cách đầy đủ những lợi ích lâu dài, nhiều mặt trong
quy hoạch phát triển DLST là rất cần thiết.

15


Trải qua thời gian những vấn đề quan trọng, cần thiết cho những người
quan tâm đến DLST cũng đã dần được làm sáng tỏ hơn, bao gồm:
- Việc quản lý và kiểm soát hoạt động phát triển DLST ở các vùng tự
nhiên chủ yếu phải do cộng đồng địa phương đảm trách.
- Cần có được nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết
phải bảo vệ các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn
hóa.
- Cần có được những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức
phát triển hoạt động DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm đặc biệt về mơi
trường.
- Cần đảm bảo các quyền lợi truyền thống của cộng đồng và quyền lợi của
địa phương ở những khu vực thuận lợi cho phát triển DLST.
1.2. Những đặc trưng của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng
đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự
nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và lịch sử. Kết
quả của q trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các
tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Trước tiên đó là những lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều cơ hội tìm
kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua
các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và
sự đa dạng của thiên nhiên nơi có những hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là
những lợi ích đem lại cho khách du lịch trong việc hưởng thụ các cảnh quan
thiên nhiên mới lạ và độc đáo, các truyền thống văn hóa lịch sử, những đặc thù
dân tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn
sự toàn vẹn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch sử của nơi họ đến nói riêng
và của hành tinh nói chung.

DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả
những đặc trung cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng khai thác để phục vụ
16


du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ
tầng vad các dịch vụ kèm theo…). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại
nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ
cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa…).[1; tr.17]
Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách
du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.[1; tr.18]
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du
lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa,
kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.[1; tr.18]
Tính liên vùng: Biểu hiện thơng qua các tuyến du lịch, với một quần thể
các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với
nhau.[1; tr.18]
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung
với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du
lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du
lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí (theo tính chất công việc của những người
hưởng thụ sản phẩm du lịch).[1; tr.18]
Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản
phẩm du lịch chứ khơng phải với mục tiêu kiếm tiền.[1; tr.18]
Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút tồn bộ mọi thành phần trong
xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch.
Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng hàm

chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần
hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng
sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên những
áp lực lớn đối với môi trường, và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân
bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
17


- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài
ngun thiên nhiên và mơi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu
cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương
chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa
phương mình. Phát triển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang
sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là
cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai
hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài
nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn
trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài ngun và mơi trường, đồng
thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn
thu nhập cho cộng đồng.[1; tr.19]
1.3. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
PGS.TS. Phạm Trung Lương nhận định: “Mặc dù du lịch sinh thái được
xem là loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng, được ưu tiên phát triển trong
chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI, song cho đến
nay, việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, do đây là một lĩnh
vực mới ở Việt Nam nên còn thiếu những hiểu biết về lý luận và kinh nghiệm

thực tiễn. Sự phát triển của DLST hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng
phong phú và đa dạng của Việt Nam. Các hình thức hoạt động của loại hình du
lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường để tái tạo sức
khỏe, ít đạt được ý nghĩa về nâng cao nhận thức, giáo dục để du khách có trách
nhiệm đối với việc bảo tồn các giá trị của môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa bản địa, cũng như chưa mang lại những giá trị đích thực
đối với lợi ích của cộng đồng.” [1; tr.3]
Chính vì vậy, hoạt động DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

18


×