Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

FILE 20210930 100212 GIAO TRINH LOP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 18 trang )

Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 9

Trang 1


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Lời giới thiệu
Môn phái Nam Huỳnh Đạo với tinh thần Võ Đạo Việt Nam Nhân Văn Thượng Võ đã có những cống hiến rất tích cực cho xã hội trong việc đem lại
sức khỏe tâm thân trong nhiều tầng lớp cộng đồng. Góp phần vào cơng cuộc
giáo dục thế hệ trẻ sống tốt đẹp, thời gian qua Môn phái Nam Huỳnh Đạo đã kết
hợp cùng Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Vĩnh Phúc phát huy sinh lực văn hóa võ
đạo đưa mơn Văn Hóa Thể Chất vào giảng dạy trong giờ chính khóa của hệ
thống trường học Vĩnh Phúc và đã gặt hái những kết quả tốt đẹp trong việc nâng
cao sức khỏe học đường, đạo đức học đường và đặc biệt giáo dục tinh thần ý
thức về cội nguồn văn hóa dân tộc cho học sinh, sinh viên. Nhằm giúp cho giáo
viên có nguồn tài liệu chuẩn và mang tính khoa học phục vụ tốt trong công tác
triển khai và giảng dạy môn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo cho hoc sinh, sinh viên
chúng tôi đã biên soạn các giáo trình: Giáo Trình Nội Cơng, Giáo Trình Khí
Cơng, Giáo Trình Quyền Pháp 1: Chỉ Cơng, Giáo Trình Quyền Pháp 2:
Thơi Sơn Công. Tiếp tục phát huy tinh thần trên chúng tơi biên soạn chương
trình giảng dạy phổ cập mơn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo dành cho hoc sinh lớp
từ lớp 6 đến lớp 11. Giáo trình gồm 3 phần chính:
Phần I: Giới thiệu khái qt về mơn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo với
tinh thần Nhân Văn - Thượng Võ


Phần II: Ý nghĩa- mục đích- yêu cầu giảng dạy và phân phối chương
trình
Phần III: Giáo trình giảng dạy
Hy vọng rằng chương trình giảng dạy này sẽ giúp giáo viên nắm tổng
quan toàn thể nội dung giảng dạy và là nguồn tài liệu hữu ích trong cơng tác
triển khai mơn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo cho hoc sinh đạt kết quả tốt nhất.
Trang 2


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Trang 3


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Với truyền thống cao đẹp của Võ Đạo Việt Nam Nhân văn – Thượng võ, võ
dân tộc đã cùng nhịp với lịch sử Việt Nam để viết nên những trang sử vàng chói
lọi, hào hùng của dân tộc suốt 4000 năm văn hiến. Từ buổi sơ khai của lịch sử
Việt Nam cho đến ngày nay, võ dân tộc Việt Nam có hơn 100 môn phái đã và
đang hoạt động mạnh mẽ và đặc biệt đóng góp rất tích cực trong cơng tác rèn
luyện và nâng cao sức khỏe của cộng đồng và nhất là trong ngành giáo dục.
Thật vậy võ dân tộc đã đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong công tác giáo
dục thể chất cho các em học sinh – sinh viên tại nhà trường. Ở đây, chúng tôi
cũng mong giới thiệu đến các q thầy cơ giáo viên thể chất và các em học sinh
– sinh viên một vài nét tiêu biểu về tổng quan môn võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo,

môn võ dân tộc đã được thẩm định giá trị thực tiễn thơng qua thí điểm giảng
dạy trong nội dung tự chọn (chính khóa) từ 2009 đến 2013 do sở Giáo Dục
&Đào Tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.
I. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Mơn phái Nam Huỳnh Đạo trên nền tảng của dòng võ Huỳnh gia là sự tích
hợp sáng tạo các trường phái nội gia và ngoại gia Đơng phương với dịng võ
dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều đời thâu thái, chỉnh lý và dung hợp trên cơ sở
của Y thuật, Võ học, Đạo học, Văn hóa dân tộc, Nam Huỳnh Đạo ngày hơm nay
đóng góp tích cực di sản Võ cơng, Võ đạo trong xã hội .
Chưởng môn sáng lập Nam Huỳnh Đạo là Võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, ông là
hậu duệ đời thứ 7 của Võ tướng Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Huỳnh Đức đời
nhà Nguyễn (1748-1819). Ngài là người tài đức, văn võ kiêm tồn, có cơng mở
mang và phát triển miền Nam Gia Định và Ngài chính là Tiên sư của dịng võ
Huỳnh Gia.
Võ sư chưởng mơn vốn xuất thân từ dịng tộc có truyền thống nhiều đời Y Võ, ông hấp thụ Võ công và Y gia trực tiếp từ ông nội và thân phụ, nguyên là
lương y võ sư có tiếng lúc bấy giờ ở Long An. Trên nền tảng đắc thủ 5 di sản Võ
Đạo - Võ Cơng Việt Nam đó là: Nội Cơng - Tâm Pháp - Khí Cơng - Mật Dưỡng
Trang 4


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

- Quyền Pháp, Mơn phái đã đóng góp rất tích cực vào đời sống thực tiễn và nền
võ học Việt Nam.
Hiện nay,số lượng mơn sinh tích cực tham gia tập luyện tại môn phái rất
đông đảo trên hàng vạn môn sinh và Nam Huỳnh Đạo đã đào tạo thành công đội
ngũ võ sư, huấn luyện viên có trình độ chun mơn, chun nghiệp, nhiệt huyết
và đạo đức. Đồng thời trang bị hệ thống võ đường mang tính hiện đại và chun

nghiệp hóa cao
Võ công và võ học Nam Huỳnh Đạo được cộng đồng võ thuật trong và ngoài
nước đánh giá cao. Nhiều đồn võ thuật quốc tế đến mơn phái học tập, giao lưu
và tập huấn… Tính chất xã hội hóa võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo đang phát triển
rất tốt đẹp.

II. VÕ ĐẠO
Nam Huỳnh Đạo là dịng võ chính thống Việt Nam đặt nền tảng trên văn hóa
dân tộc Việt Nam tức lịch sử, phong tục tập quán, địa lý và tâm thức Việt Nam
làm cơ sở chỉ đạo Võ đạo - Võ công Nam Huỳnh Đạo.
Võ đạo Nam Huỳnh Đạo là tinh thần Nhân văn và Thượng võ đặc trưng của
dân tộc Việt Nam, là nội dung văn hóa tồn diện góp phần tích cực đời sống tâm
thân đạt hạnh phúc chân thật.
Nền tảng Võ công Nam Huỳnh Đạo là nội gia cơng phu lấy Kình - Khí Mạch làm cơ sở tu dưỡng và thăng hoa. Nội dung cụ thể mang tính đặc trưng
Võ cơng Nam Huỳnh Đạo gồm 5 nội dung tu dưỡng: Võ Đức, Võ Đạo, Võ
Thiền, Võ Y, Chánh Võ.
Tâm pháp Nam Huỳnh Đạo là văn hóa Hồng Phạm (văn hóa Văn Lang) là
nội dung sinh lực cao nhất kiến tạo thuần phác người Việt Nam siêu việt. Văn
hóa Hồng Phạm là nền tảng triết lý tư tưởng văn hóa và văn minh nơng nghiệp
(nguồn gốc văn hóa nơng nghiệp Việt Nam) với cơ cấu là tam tài, âm dương,
ngũ hành, xuất phát từ Minh Triết "Lạc Thư" (Sách kinh điển đầu tiên của dân
tộc Việt Nam).
Nam Huỳnh Đạo đặt nền tảng đầu tiên cho sinh lực bản thể là nội cơng, tức
căn cơ tồn diện kiến tạo năng lực sống cao nhất, bền vững nhất cho con người.
Cụ thể hun đúc năm sinh lực cho người luyện tập là Kim Lực, Mộc Lực, Thủy
Lực, Hỏa Lực, Thổ Lực.
Trang 5


Môn phái Nam Huỳnh Đạo


Võ dân tộc Việt Nam

III. VÕ ĐẠO NHÂN SINH
Võ công Nam Huỳnh Đạo không đơn thuần rèn luyện thể chất, mà cịn thơng
qua Võ đạo chỉ cho võ sinh biết ơng cha ta từng ứng phó trước thiên nhiên như
thế nào; khi gặp kẻ địch mạnh hơn, phải vận dụng binh pháp và võ công cùng
mưu lược gì để chiến thắng qn thù. Qua đó, người học võ nắm được bản
nguyên văn hóa dân tộc, hiểu được nguyên lý của thái cực, âm dương, cương
nhu, ngũ hành... và cách vận dụng trong đời sống hiện đại. Từng ngày từng
ngày dịng chảy văn hóa dân tộc như nguồn nước mát ngấm sâu vào máu thịt,
tạo nên khí chất của từng con người. Khi muôn người như một, đồng tâm hiệp
khí, lúc ấy dân khí trở thành nội lực to lớn của một dân tộc.
IV. BẢN SẮC VÕ CƠNG
Võ cơng Nam Huỳnh Đạo đặt cơ sở bản chất đầu tiên là cân, mang tính khai
phóng triệt để nên không bị vướng mắc vào cực hạn của vận động như khi sử
dụng cơ bắp thông thường. Vận động chủ đạo của Nam Huỳnh Đạo là vòng
tròn, tất cả các thao tác được “hình cầu hóa” một cách hết sức siêu việt và hữu
hiệu trong hai tiêu chí chủ đạo của võ là Dưỡng sinh và Chiến đấu.
Vận động của Công phu Nam Huỳnh Đạo là vận động thăng hoa. Sức năng
của người luyện tập được huân tập và trưởng dưỡng theo ngày tháng công phu,
khiến con người vươn tới những đỉnh cao vượt ngồi thể năng vốn có. Đặc biệt
hữu hiệu trong công tác dưỡng sinh cho người lớn tuổi và công tác xây dựng
chuẩn bị cho thế hệ mầm non. Điểm độc đáo của Môn phái ở nội dung này là
không dùng thuốc và hạn chế tối đa dùng phương dược mà thơng qua hệ thống
đạo dẫn khí công, nội công, phép mật dưỡng của Môn phái để tác động vào hệ
sinh lực của kinh mạch lạc, thần kinh, khí quan, từ đó thanh lọc, cường kiện và
phát huy tối đa năng lực, sức khỏe tối ưu trong hệ thống tâm thân của con
người.


Trang 6


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Trang 7


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

I. Ý NGHĨA GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU GIẢNG DẠY
Trong hệ thống giáo dục nói chung và bậc giáo dục trung học nói riêng,
lứa tuổi Thanh thiếu niên là giai đoạn chín mùi trong công tác giáo dục thể chất
bên cạnh việc xây dựng nền tảng cốt lõi là giáo dục nhân cách đạo đức. Lứa
tuổi này cần được giáo dục đúng đắn về Ý thức văn hoá và Lịch sử dân tộc,
nhận thức rõ các hoạt động tâm sinh lý và lý tưởng sống tốt đẹp nhằm định
hướng toàn bộ sinh lực về thể chất lẫn tinh thần vào đại khí chung đó là tinh
thần dân tộc, tinh thần yêu quê hương đất nước, góp phần xây dựng một xã hội
phồn thịnh và văn minh.
Trên tinh thần đó, Mơn phái Nam Huỳnh Đạo xây dựng giáo án phù hợp
cho lứa tuổi này dựa trên chương trình sơ cấp (Ý đức cơng, Ln cơng và Thất
tinh quyền) của Mơn phái. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển toàn bộ sức
mạnh và tính “cương phát” của lứa tuổi Thanh thiếu niên đầy sinh lực này.
Chương trình luyện tập của lứa tuổi này được đặc biệt chú trọng đến 3 mục tiêu:
a. Giúp học sinh trung học mềm dẻo, linh hoạt, bền bỉ trong lao động và
học tập, nhanh nhẹn và nâng cao nội lực sống.

b. Bồi dưỡng học sinh các phẩm chất cao đẹp như nhẫn nại, dũng cảm,
ngoan cường, có lịng tự hào yêu quí đất nước. Đặc biệt nâng cao ý
thức văn hóa dân tộc, phát huy phẩm chất Nhân Văn-Thượng Võ trong
cộng đồng và gia đình
c. Truyền dạy khoa học võ lý, y lý cơ bản.
Với định hướng trên, việc giảng dạy học sinh cần chú ý những nguyên tắc
sau:


Bắt đầu học võ cần phải nuôi dưỡng tư thế chính xác. Hình ý
liên thơng.



Trang bị cơng pháp với số lượng vận động tối đa, tư thế
chuẩn tắc, thời gian luyện tập phù hợp với thời gian học tập ở nhà
trường.

 Phẩm đức của người thầy chính là động lực ảnh hưởng đến tâm hồn
hướng thượng của lứa tuổi Thanh thiếu niên

Trang 8


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY PHỔ CẬP VÕ DÂN
TỘC NAM HUỲNH ĐẠO BẬC TRUNG HỌC

Cơ cấu học sinh trung học từ lớp 6 đến lớp 11 được học theo giáo án
chuyên môn Nam Huỳnh Đạo gồm 3 chủ điểm:
 Nội Cơng
 Khí Cơng
 Quyền Pháp
Khoa học vận động Nam Huỳnh Đạo tập trung chiều sâu sinh lực người
luyện tập nên học sinh được tổ chức tập từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản
đến phức tạp trong cơ chế an tồn, hiệu quả và mang tính sư phạm cao.Từng nội
dung của công tác huấn luyện lý thuyết và thực hành của nội cơng, khí cơng và
quyền pháp Nam Huỳnh Đạo được chuyển tải phù hợp theo thời lượng yêu cầu
ngành giáo duc và đáp ứng tâm sinh lý học sinh theo từng lứa tuổi.Trên cơ sở
đó, chúng tơi tiến hành phân bố chương trình một cách có hệ thống và mang
tính khoa học cao dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
(lớp 10 và 11) để việc truyền dạy cho các em đạt kết quả tốt nhất

Trang 9


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

NỘI DUNG GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 9
Hoàn thiện bài quyền số 1: Chỉ Công
- Thức số 5: Ngũ chỉ thu đào
- Thức số 6: Biêu chỉ
- Thức số 7: hạp khí
Ơn luyện phần nội cơng cơ bản và khí công cơ bản

Trang 10



Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
MƠN VÕ DÂN TỘC NAM HUỲNH ĐẠO
DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 9
TIẾT

NỘI DUNG

1

- Ôn tập các động tác bổ trợ của môn Võ dân tộc Nam Huỳnh Đạo:
Nội dung Tấn pháp trong bài quyền Chỉ công

2

- Ôn tập bài quyền Chỉ công thức số 1, 2

3

- Ôn nội dung tiết 2
- Ôn tập bài quyền Chỉ cơng thức số 3, 4

4

- Ơn nội dung tiết 3

- Học Thức số 5 bài quyền Chỉ công: tiết nhịp 1

5

- Ôn Tiết nhịp 1 – Thức số 5
- Học tiếp theo Tiết nhịp 2 – Thức số 5

6

- Ôn Tiết nhịp 1, 2 – Thức số 5
- Học tiếp theo Tiết nhịp 3 – Thức số 5

7

- Ơn tồn bộ Thức số 5
- Học Thức số 6

8

- Ôn Thức số 6
- Học thức số 7

9

- Ôn tập bài quyền Chỉ cơng – thức 1, 2, 3, 4

10

- Ơn tập bài quyền Chỉ cơng – thức 5, 6, 7


11

- Ơn tập tồn bộ bài quyền Chỉ cơng – liên hồn từ Thức 1-7

12

Kiểm tra

* Do đặc điểm dạy và học của môn Thể dục phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật
chất, khí hậu và thời tiết ở các vùng miền khác nhau, các nhà trường có thể điều
chỉnh phân phối chương trình cho phù hợp với thực tiễn nhưng phải trên nguyên
tắc không cắt xén nôi dung , thời lượng giảng dạy và đảm bảo tính khoa học của
bộ môn

Trang 11


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

PHẦN III:
GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY

Trang 12


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam


CÁC YẾU QUYẾT CƠ BẢN - GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
I. CÁC YẾU QUYẾT CƠ BẢN KHI TẬP CÔNG PHU NAM HUỲNH
ĐẠO
- Hàm hung bạt bối: thóp ngực để chứa khí khi vận cơng, tạo sự thơng
suốt trong hơi thở tự nhiên; vít mơng (đẩy bụng dưới) về trước tạo sự
đóng kín của Nhâm và Đốc Mạch, để khí lực triêm dính vào cột sống làm
nền tảng để phát “Kình lực”.
- Trầm kiên trụy chẩu: trầm vai nén chỏ - siết nẹp, ấn nén chặt vai chỏ,
xếp chặt sườn. Đây là điều kiện dẫn xuất để nối liền THÂN - THỦ - BỘ
PHÁP (chân dẫn thân, thân dẫn tay).
- Hư linh đính kình: đỉnh đầu thẳng (như treo), mắt tập trung Ngưng Thần
(mắt mở to nhìn thẳng điểm cách mắt một cánh tay ở trung lộ).
- Yêu cầu tấn pháp “Túc bất ly địa”: phải thỏa mãn 3 tiêu chí yếu quyết
trên đồng thời ln thi triển bám chặt mười đầu ngón chân, triêm dính
bàn chân rút lực từ đất, đè gối thấp tấn.
- Phép lục hợp “tấn - lực - cấu trúc”: trong q trình luyện tập, người tập
phải ln chú ý 3 tiêu chí theo trình tự đó là tấn phải bám chắc, lực phải
cương phát, các cấu trúc phải chuẩn hình.
- Trung lộ: tay quyền khi phát ra chỏ đưa về đường chính trực giữa thân
( ngay trước hàng cúc áo ).
- Đỉnh chẩu: chỏ gấp sát lại đưa lên che mang tai.
-

-

-

II. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Cân: do Can (gan) sinh ra, có thể hiểu là hệ thống bảo vệ và làm cân bằng

các hệ vận động trong cơ thể như các đường gân, mạch máu, sụn bao quanh
xương, lớp màng bao quanh tim, phổi…
Bản thể: nguyên gốc đầu toàn diện của con người bao gồm Thân và Tâm
Phương công: tư thế vng vức, chính trực giống như hình chữ thập (dấu
cộng). Đặc biệt lưu ý tư thế phương công các nơi gấp khúc như: cổ tay, chỏ,
vai, gối…
Âm thủ: tư thế chắp tay
Hàm hung: hóp ngực
Bạt bối: căng cứng lưng
Trang 13


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

- Trầm kiên: chìm vai, nén chặt vai sườn xuống
- Trụy chẩu (chỏ, khuỷu tay): đè chỏ
- Quị gối - đổ gối: đè thấp đầu gối (khuỷu chân) sao cho “gối lấp bàn chân”
tức nếu mắt liếc xuống thì khơng thấy bàn chân.
- Nhượng chân: mặt sau khuỷu chân
- Bám chân: bám chặt 10 đầu ngón chân xuống đất, ngón chân cái làm chủ đạo
- Vít mơng: đẩy mơng hay bụng dưới về trước tạo tư thế lưng luôn thẳng lưng
- Trầm nẹp (hay siết nẹp): nén chặt sườn nổi rõ phần gân cơ hai bên sườn
- Tâm - can - tì - phế - thận: tim - gan - bao tử - phổi - thận
- Kim: kim khí, kim loại và những gì mang tính kim
- Mộc: cây, gỗ và những gì mang tính mộc
- Thuỷ: nước và những gì mang tính thuỷ
- Hoả: lửa và những gì mang tính hoả
- Thổ: đất và những gì mang tính thổ

- Tay Kim: tay nắm chặt bẻ vuông cổ tay về mặt sau cẳng tay
- Tay Mộc: tay nắm quyền thẳng
- Tay Hạc: 5 đầu ngón tay chúm lại thành một, bẻ quắp về mặt trước cẳng tay
- Tay chưởng (Hỏa): bàn tay xếp dựng đứng vng góc với cẳng tay
- Tay Thổ (Uyển thủ): nắm tay chặt bẻ vuông cổ tay về mặt trước cẳng tay
- Chỉ: phép luyện ngón tay
- Chưởng: phép luyện nhượng tay
- Quyền: phép luyện nắm tay
- Chẩu: phép luyện chỏ

Trang 14


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

QUYỀN PHÁP: BÀI QUYỀN CHỈ CÔNG
Ý nghĩa luyên tập quyền pháp:
Sau quá trình rèn luyện nội cơng tấn pháp và nội cơng điển lực, võ sinh tiếp
tục luyện nội dung nội công quyền pháp. Nội cơng quyền pháp đóng vai trị
quyết định, có ý nghĩa dưỡng sinh và chiến đấu rất cao. Võ sinh sau q trình
tích tụ nội lực thì phải có cơ chế phát tiết thơng qua hệ thống các tiêu đó là
Tam Tiêu và thủ pháp gọi là quyền pháp. Quyền pháp Nam Huỳnh Đạo là
một hệ thống đạo dẫn tuân theo quy luật vận động của nhân thể và vũ trụ
khách quan được đúc kết nhiều đời qua Y – VÕ – NỘI CƠNG – KHÍ CƠNG
– MẬT DƯỠNG VÀ BINH PHÁP.
Trong phần nội dung quyền pháp cơ bản, võ sinh được tập luyện các bài
quyền cơ bản để bước vào q trình chế luyện các thể khí ngũ hành kim –
mộc – thủy – hỏa – thổ. Bài quyền cơ bản đầu tiên là CHỈ CÔNG (hay còn

gọi THỦ CHỈ, , CHỈ PHÁP) - là phép luyện lực đầu tiêu của các ngón tay.
Đây là hệ thống vận động nhằm giúp võ sinh phát huy nội chất KIM LỰC
trong bản thể.
Các lưu ý khi luyện quyền pháp:
- Luôn bắt đầu từ tư thế LẬP TẤN (hay TRỤ TẤN).
- Mắt nhìn thẳng, đầu thẳng, cột sống thẳng trong q trình luyện quyền.
- Khi di chuyển bộ phải ln bám TẤN rút lực từ đất, bảo đảm yếu quyết
“Túc bất ly địa” – chân không rời đất.
- Phát lực cương mãnh, chú ý ở tốc độ phát lực phải nhanh nhất.
- Cấu trúc phải chuẩn hình, chân tay di chuyển phải lưu ý bảo đảm
TRUNG LỘ (đường chính trực giữa thân – đường Nhâm Đốc mạch).
Phương pháp luyện tập:
Người luyện ban đầu nên tập cách phát lực và chuẩn hình từng tiết một
sau đó nối liền tất cả các tiết lại với nhau liên hoàn thức và đến liên hoàn
các thức với nhau. Yêu cầu của nội dung quyền pháp là phải đánh được
liên hoàn từ đầu đến cuối các thức, phát lực tốt và chuẩn cấu trúc

Trang 15


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Thức 5: Ngũ chỉ thu đào

Tiết 1: Rút lực đạp chân lên mông eo chuyển lên Tấn đấu, tay phải Bàng thủ ,tay
trái hộ tâm(1). Trầm nội lực tạo lực đối ngẫu tay trái đè xuống, tay phải nâng lên
xoắn đẩy lòng bàn tay ra sau vai phải (2). Đổi bên làm ngược lại (3), tay trái câu
tay Hạc từ lên cằm vòng xuống đè sang trái, tay phải câu hạc chỏ ép trung lộ (4),

đồng thời xoay người sang trái một góc vng. Kéo tay trái về hơng phát lực Liêu
chưởng, tay phải Hộ tâm (5).

Tiết 2: Chuyển năm ngón tay sang thế Ngũ long trân châu (1) (giống như ôm quả
cầu trước ngực). Chuyển xoay vai-tay đổi tay phải xuống dưới ra ngồi (2) xoay
thân một góc 15 độ, tương tự xoay thân đổi sang tay trái (3), lần thứ ba chuyển
sang phải ngã thân đồng thời chân phải lên phía trước giống như bị té ngã giữ đinh
tấn , tay phải phát chưởng sau đó thu thân về Thái cực mã câu vào tay long( giữ
hai tay long đối nhau như ôm quả cầu) (4)..
Trang 16


Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Tiết 3: Xếp hai tay trước ngực đồng thời xoay thân sang trái một góc vng thành
tư thế Tấn đấu (2). Giữ nguyên tấn đấu,tiếp tục xoay thân sang trái, câu hai tay về
hơng eo xoắn mở xịe hai bàn tay(4),. Giữ chỏ trung lộ đẩy hai tay lên phía trước
45 độ phát lực chưởng cương mãnh (5), giữ chỏ trung lộ câu bật hai tay ngũ long
đối nhau(6).

Thức 6: Phiêu chỉ

Từ tư thế Ngũ long trân châu ở thức 5, duỗi các ngón tay ra phía trước Tam giác
thủ (1), trầm 2 tay Cương đao xuống 2 bên gối tấn mở Mã bộ (2), duỗi mũi tay
nội công ra sau 45 độ (3), rồi bật hướng ra trước . Trầm lưc từ từ nâng hai mũi tay
lên gần mi tâm bật phát lực chỉ(4), ngón tay ngang Mi tâm.

Trang 17



Môn phái Nam Huỳnh Đạo

Võ dân tộc Việt Nam

Thức 7: Thâu thức

Thu tay hồi quyền về theo thứ tự cổ tay rớt xuống, gót chân xếp vào 45 độ (2), tiếp
tục rớt chỏ, mũi chân xếp vào 45 độ (3), thu hai chỏ về phía sau đẩy xuống, xếp
gót chân vào 45 độ (4), tiếp tục xếp mũi chân vào 45 độ trở về tư thế Tịnh bộ (5).
Hoàn tất bài quyền THỦ CHỈ PHÁP.

Trang 18



×