Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Ngu van 10 on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.5 KB, 24 trang )

BÀI TẬP ĐỌC - HIỂU
Đề 1: ĐỌC NGỮ LIÊU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
1. “Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất
của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau
hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho
đến chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách
mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tơi cũng thấy có người chăm chú dán mắt
vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tơi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành
từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rơm rả.
(…) Trẻ trung có( số này chiếm đơng hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn
tôi cũng thế, mọi người xúm vào chụp ảnh rồi “ post” lên Facebook ngay tức thì “ cho nó
“hot”!”, một người nói vậy”….
( Trích: Gần mặt…cách lịng – theo Tuổi trẻ Online)
a) Đoạn
văn
trên
nói
về
thực
trạng

đang phổ
biến
hiện
nay? ...................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.........
b) Những người đi dự đám cưới trong đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? Điều đó trái với sự
tiếp đón của gia chủ ra


sao?....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
c) Đoạn văn trên được viết theo PCNN chính nào?Giải
thích .............................................................................................................................................
Đề 2. Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một
người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê
gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống…
Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải
phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét
người khác một cách dễ dàng. [….]Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình
quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người khơng bao giờ
chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó khơng phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta
chấp nhận bng mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định
kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người
khác hẳn cịn tệ hơn nhiều. Sao ta khơng thể thơi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?
(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)
a) Văn bản trên chủ yếu sử dụng PCNN nào? Giải
thích ................................................................................................................................................
b) Nêu nội dung chính của văn


bản? ...................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
........................
c) Giải thích nghĩa của từ “định kiến” trong văn bản
trên? ...................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
......... D.Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “đừng bao giờ phán xét

người khác một cách dễ dàng”
(68)....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Đề 3:
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho
người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc
và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình u thương và giàu
lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của
công việc, của chun mơn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ
đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những
năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở
thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh
phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình
muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được
những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình
một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh
phúc trọn vẹn. Khi đó, ta khơng chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà cịn có cả một cuộc
đời hạnh phúc. Khi đó, tơi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta
thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
( “ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 )
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của
việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của
02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng

việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít
nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng)


Đề 4: Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi
này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi
biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức
của mình bỏ ra cịn q hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui
thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đạnh bại
nhất… (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Cơn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong
Những câu chuyện về người thầy).
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
b, Nêu nội dung của văn bản ?
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
d, Xác định phương thức biểu đạt chủ đạo ?
Đề 5: Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời
gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn mn thuở của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu
trời, đàn ong bay lượng trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi
thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung
quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối
với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi
người chạy theo thời thế. (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Cơn gửi thầy hiệu trưởng của con
trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
b, Nêu nội dung của văn bản ?
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?

d, Xác định các phương thức biểu đạt ?
Đề 6: Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết
rằng khơng có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu
những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng
không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
[…] Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nng chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử
thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm
biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm. (Trích thư của Tổng Thống
Mĩ Lin-Cơn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).
a, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
b, Nêu nội dung của văn bản ?
c, Xác định những biện pháp nghệ thuật ?
d, Xác định các phương thức biểu đạt ?


Đề 7. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
… Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5đ)
2. Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn câu thơ đầu? Nêu tác
dụng của chúng? ( 0,5đ)
3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?(1,0đ)
4. Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng nhận xét về quan niệm của tác giả thể hiện
trong hai câu thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời- sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn ( 1,0đ)
Đề 8: CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật
kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ơng quyết định:
con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và khơng ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế
là ơng nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình
Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm
thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn
xuống giếng và ơng vơ cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất
rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ
một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy.
Câu 1 ( 1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2 ( 1 điểm): Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng
đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ
xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện
trên miệng giếng và lóc cóc chạy.
Câu 3 ( 1 điểm): Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì?


Phần 2: Làm văn(7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Qua ngữ liệu phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn không quá 10 câu
về: Thử thách trong cuộc sống
Đề 9
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
X:ã hội cứ phải “sốc” vì cái chết của mấy cô cậu trẻ tuổi với slogan (khẩu hiệu) “Việt Nam nói

là làm !”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì ?
Đó là những status (dịng trạng thái trên Facebook) nói rằng nếu được nhiều người like
(thích, đồng tình) thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự tử ! Sau khi
treo status “câu like” chưa đến một ngày thì các Facebooker (người dùng Facebook) này đã
nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra.
Lời nói khơng thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn comments (ý
kiến), hàng trăm share (chia sẻ) khích bác, xúi giục, đe nẹt, chửi bới mà phần lớn đến từ những
người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã phải làm đúng như đã nói, dù chỉ
là nói trên Facebook !
Vâng, “Việt Nam nói là làm” của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !
(Dẫn theo Nguyễn Thị Hậu, Những cái chết trẻ, Vietnamnet.vn)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngơn ngữ gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo anh/chị, ở đoạn trích trên, người viết có nên bỏ dấu ngoặc đơn và các từ trong dấu
ngoặc đơn khơng ? Vì sao ? (1,0 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu gì về thái độ của người viết qua câu văn: “Vâng, “Việt Nam nói là làm” của
một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy !” ? (0,5 điểm)
1. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng được
nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Đề 10: Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã qn mình
Một sắc chỉ về Hồng Sa thuở trước
Cịn truyền đời con cháu mãi đinh ninh
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)

1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.? ( 0,5 điểm)
2, Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? ( 0,5 điểm)


3. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
(0,5điểm)
4. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? ( 0,5 điểm)
Đề 11 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh,
Trên con đương viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hồi trong ruộng lúa.
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
( Chợ Tết, Đồn Văn Cừ)
1. Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5đ)
2. Hãy chỉ ra ít nhất 3 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác
dụng của chúng? (1,0đ)
3. Tìm những từ ngữ diễn tả tình cảm của con người trong đoạn thơ?(0,5đ)
4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? ( 1,0đ)
5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đề 12: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Được tin PGS. Văn Như Cương – Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) phải nhập
viện, 3.000 học sinh của trường tại hai cơ sở Thanh Trì và Nam Trung Yên đã đồng thanh hát bài
ca truyền thống để cầu chúc cho thầy khỏe lại.
(…) Đúng 7hl5 phút ngày 4/3, khi có hiệu lệnh trống, tất cả học sinh của trường đã tập trung lại
và hát bài ca trường Lương Thế Vinh, quay clip và gửi tới thầy. Khơng những thế, nhóm cịn
chuẩn bị một thùng nhỏ để trên sân khấu để nhận mọi lời chúc mừng, hỏi thăm, động viên của
học sinh gửi đến thầy.


Chị Văn Thùy Dương (con gái PGS. Văn Như Cương) chia sẻ trên trang cá nhân khi nhận được
clip từ con trai gửi tới cho ơng: “Xem xong mình khóc! Mẹ khóc! (…) Bố khơng xem mà chỉ
lắng nghe, chốc chốc lại nhìn màn hình, khoé mắt ướt nước! ”
Cũng theo chị Dương, sau khi xem xong clip và nhận được những lời động viên qua thư của học
sinh, hôm nay ngày 6/3, sức khỏe của thầy Cương đã tiên triển tốt hơn. “Hơm qua Bố địi ăn! Lại
bảo tất cả ở lại bệnh viện ăn cơm Bố mời nhân ngày mùng 8/3… cả nhà mừng vui hơn Têt. Phải
nói là sau khi xem clip của học sinh hai cơ sở gửi cho Bố, Bố đã khoẻ hơn nhiều. Về tâm linh,
mình cảm giác như càng nhiêu người nguyện cầu mong Bố khỏi bệnh thì Bố sẽ khoẻ nhanh
hơn…Cảm ơn Trời Phật, cảm ơn tất cả học sinh thân yêu, cảm ơn Phụ huynh… những người đã
nhắn tin cho mình thường xuyên, những người tuy không nhắn nhưng vẫn hướng về Bố mình và
mong Người bình an… cảm ơn tất cả! Trong thế giới này, mọi thứ có thể biến mất… tiền tài và
địa vị !…chỉ có cảm xúc yêu thương sẽ được ta lưu giữ mãi! Một lần nữa xin được cảm ơn tất
cả…!” – chị Dương viết trên facebook cá nhân.
1. (Nguồn: Báo điện tử danviet. vn, ngày 06/3/2017)
Câu 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3. Việc làm của ba nghìn học sinh trường Lương Thế Vinh gửi đến thầy Văn Như Cương
gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình cảm thầy trị trong cuộc sống?
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lời tâm
sự của chị Văn Thùy Dương được nêu ở phần đọc hiểu; Trong thế giới này, mọi thứ có thể biến

mất… tiền tài và địa vị ! …chỉ có cảm xúc yêu thương sẽ được ta lưu giữ mãi.
Đề 13: Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
… Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình, họ
quen hoặc thích được người khác sắp xếp hơn, từ những việc nhỏ như thi vào trường đại học nào,
học chuyên ngành gì, đến những chuyện lớn như đi đến nơi nào để phát triển sự nghiệp, lựa chọn
ngành nghề nào, làm cơng việc gì.
Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương hướng của cuộc sống nhưng không ai có thể
chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng ta. Không phải họ không muốn mà là không
thể chịu trách nhiệm, kể cả bố mẹ chúng ta.
…Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta khó tránh được việc phải
đóng vai hành khách.
Kinh nghiệm của những người thành đạt cho chúng ta thấy, bất kì một cuộc sống lí tưởng, hạnh
phúc, thành đạt nào, về cơ bản cũng đều được quyết định bởi những lựa chọn và hành động của
chính bản thân họ.


(Trích Bí quyết thành cơng của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)
Câu 1. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2.“Đáng tiếc, hiện nay rất nhiều thanh niên lại vứt bỏ quyền lựa chọn tương lai của mình”.
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm đó của tác giả khơng, vì sao? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: “Người khác có thể lựa chọn cho chúng ta phương
hướng của cuộc sống nhưng khơng ai có thể chịu trách nhiệm đối với kết quả của cuộc đời chúng
ta”? (1,0 điểm)
Câu 4. Thơng điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? (1,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong
đoạn trích ở phần Đọc hiểu:“Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào tay người khác, chúng ta
khó tránh được việc phải đóng vai hành khách”.
Đề 14: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trị chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả

bóng mang tên là: cơng việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng
công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả
bóng cịn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh.
Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị
vỡ nát mà khơng thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó
và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.
Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng
ta là những con người hoàn toàn khác nhau. […]
Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn
mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình […]
Bạn chớ để cuộc sống trơi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về
tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn
vẹn từng ngày của đời mình. […]
Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá
đúng. […]
Cuộc đời khơng phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng
chặng đường mình đi qua.
(Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà
tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính ? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (0,75 điểm)
Câu 3. Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (0,75 điểm)
Câu 4. Anh, chị hiểu thế nào về câu sau: Cuộc đời khơng phải là đường chạy. Nó là một lộ trình
mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua (1,0 điểm)


Câu 5(2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được
nêu trong phần Đọc hiểu: Bạn chớ để cuộc sống trơi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá
khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.
Đề 15: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

“Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự
cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ
đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lịng
những tình tiết lịch sử mà là tơn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động
vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn
hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.”
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016 – 2017
– Marcel van Miert, Chủ tịch điều hành hệ thống trường quốc tế Việt – Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?
Câu 2: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến được nêu trong câu văn sau không: “Tự hào dân tộc
không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu lốt mà là có sự cảm nhận về vẻ
đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống
của đất nước ra thế giới”? Tại sao?
Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích, anh(chị) thấy bản thân cần làm gì để thể hiện niềm tự hào dân
tộc (5- 7 dòng)?
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong câu
văn ở phần ngữ liệu đọc hiểu:“Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các
nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.”
Đề 16: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
(1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này
là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like
sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm,
tơi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”.
Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức.
Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực
hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên
N.T chỉ bị bỏng nhẹ.
Tiếp đó, hàng loạt người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng

theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”.
Một số thanh niên sẵn sàng đổi like lấy những hành động gây sốc như: mặc đồ lót, nhảy xuống và
uống hết một ca nước sơng, mặc quần áo con gái đi ra đường…


(2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc
nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi
trước những hành vi thiếu nhân văn của người biết bấm like này.
(3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like.
Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Nhân tiện, làm luôn thước đo
của việc tự thiêu hay những việc như đốt trường, chạy truồng… Hóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ
dành để trang trí, cịn giá trị sống của bạn là mong người ta bấm like?
(Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử
Vietnamnet, ngày 14 tháng 10 năm 2016)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngơn ngữ nào? (0,5 điểm).
Câu 2.Chỉ rõ tác dụng của phép liên kết hình thức được tác giả sử dụng ở đoạn (3). (0,5 điểm).
Câu 3. Nhà văn Trang Hạ đã dung những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của những người liên
quan đến hiện tượng xã hội được đề cập trong đoạn trích trên? Theo anh (chị), nhà văn bộc lộ quan
điểm, thái độ gì khi sử dụng những từ ngữ đó? (1,0 điểm).
Câu 4.Là người trẻ, anh (chị) rút ra cho mình những bài học gì sau khi đọc xong ngữ trên? (1,0
điểm).
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trào lưu “Like
là làm” được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Đề 17: Anh/chị hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Bị chế, ghép ảnh với mục đích bơi nhọ đang trở thành vấn nạn mà các nữ sinh phải đối mặt
trên mạng xã hội hiện nay.
Bị chế ảnh khơng phải là phiền tối duy nhất mà nữ sinh đối mặt khi sử dụng mạng xã hội. Dương
Nguyễn Hà Mi, 19 tuổi, sinh viên trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM cũng đã rất khốn đốn khi dính
nghi án lột sạch đồ yêu râu xanh trong nhà nghỉ. Lý do xảy ra những hiểu lầm trên xuất phát từ
việc một cá nhân sử dụng mạng xã hội thiếu ý thức, đã dùng hình ảnh của Mi một cách trái phép

minh hoạ cho câu chuyện chống trả yêu râu xanh, nhằm tăng tính hấp dẫn và thu hút người xem…
Điều bất ngờ, Mi cho biết đây không phải là lần đầu cơ trở thảnh đích nhắm của trị đùa qi
ác.“Nhiều người khơng biết, tưởng mình là người ra những dịng đó nên họ có lời lẽ khiếm
nhã.Mình rất buồn nhưng sợ sự việc đi quá xa nên lúc nào cũng chọn cách im lặng” – Mi tâm sự.
Nữ sinh cho biết, sau những rắc rối đã đối mặt, cơ sẽ để chế độ riêng tư cho những hình ảnh của
mình trên mạng xã hội, tránh để cá nhân có ý đồ xấu lợi dụng…
Riêng Chầm Linh, cơ gái xấu số sinh năm1995, vừa tốt nghiệp lớp 12, trường THPT Hai Bà Trưng
(Thạch Thất, Hà Nội) đã phải tìm đến cái chết khi bị một bạn nam cùng lớp ghép chân dung mình
vào ảnh một cơ gái mặc áo cổ rộng rồi đưa lên mạng làm trò đùa. Sự ra đi của của nữ sinh này đã
làm chấn động cộng đồng mạng, khiến những người vốn thích đùa dai cảm thấy thật sự có lỗi và
hối tiếc, dẫu muộn màng…(Trích nguồn ZING.VN)


Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định chủ đề của văn bản?(0,5 điểm)
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến việc hai nữ sinh trong văn bản trên bị chế và ghép ảnh nhằm
mục đích bơi nhọ? Hậu quả của việc bị chế và ghép ảnh là gì?(1,0 điểm)
Câu 4: Đề xuất từ một đến hai biện pháp mà anh/ chị cho là cần thiết nhằm khắc phục và loại bỏ
vấn nạn trên? (Trình bày trong 5- 7 dịng).(1,0 điểm)
Đề 18: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức
hiếp khi đã quá muộn. Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ – những người
chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức
khơng thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã
xảy ra. Nó khơng cịn ở trong thế giới ảo nữa.
ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã
đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email
yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. `Một phân tích tổng
hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp
trực tiếp.Và điều hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang

lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.
Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những
ngơn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và click chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những
hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và
ảo.
(Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng, Vietnamnet.vn)
Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 3. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi chế giễu công
khai là một môn thể thao đổ máu? (0,5 điểm)
Câu 4. Theo quan điểm riêng của anh/chị, cần phải làm gì để dừng mơn thể thao đổ máu này?Viết
trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm)
Đề 19 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
“… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến
nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có cịn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận
thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi
“nhắm mắt đưa chân”.
Nếu khơng có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc
ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng
sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu khơng phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh,
an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay
như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay


hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”. (Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó
tay? – Th.s Trương Khắc Hà.
(Theo báo Dân trí, Ngày 03/01/2016)
Câu 5. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngơn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu

hiệu ngăn chặn kịp thời? (0,5 điểm)
Câu 7. Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn? (0,25 điểm)
Câu 8. Anh/chị có suy nghĩ gì trước vấn nạn: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái
u ác tính cho cả dân tộc” ?Trả lời khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm)
ĐỀ 20: Đất nước tơi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhơ ba nghìn đảo nhỏ, đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ…
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi rịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mịi xanh cứng tóc
Quả bàng vng hình chiếc bánh chưng
Tổ quốc tơi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp:“chèo”
Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi – không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người khơng chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư”
(Trích Tổ quốc tơi ba nghìn cây số biển – Nguyễn Ngọc Phú,
Làng biển Kim Đôi, 02/10/2011. Vietnamnet.vn)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh
nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dịng thơ: “Tổ quốc
tơi ba nghìn cây số biển/ Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo”. (0,5 điểm)
Câu 4. Cảm nhận của anh/ chị về những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ về biển đảo Tổ quốc được
thể hiện qua đoạn thơ. (Trả lời khoảng 5 -7 dòng) . (0,5 điểm)
Đề 21: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:

Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống


Chúng mang dáng giọt mồ hơi mặn
Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nơn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời
trong khoảng 6-8 dòng.
đề 22: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dịng sơng xanh thắm.
Thống qn mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hơm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành cơng hồ nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì

Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt
đắng.
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum
xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trị của mái trường và thầy
cơ đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng.
Đề 23 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non


Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tơi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dịng sơng rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ơm đất nước!
Tổ quốc tơi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.

( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 6. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội
dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 7. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng
.
Câu 8. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận
ngắn gọn trong 4 - 6 dịng)
Đề 24,
“Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng
ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là
người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn
rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng
từ 3 - 4 câu.
Đề 25: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi nhớ mùa thu năm xưa đi học
Gió ngang tàng trêu trọc suốt bờ đê
Mây âm thầm đi cho nắng ngọt về
Và hoa cúc rộn ràng khoe áo mới
Trên đường tôi đi con chào mào hót gọi
Viên bi lăn tinh nghịch tuổi học trị
Tết bím tóc tơi cười thi với gió
Mùa dịu dàng đậu xuống vai tôi

Rồi thu ngủ quên trong trái ổi đầu vườn


Thơm nung nấu vị nắng hồng tháng Tám
Bầy hoa cúc tỏa hương mời lũ bướm
Khai hội mùa thu trong tiếng trống trường...
( Bình Nguyên Trang, Rực rỡ hoa vàng trong nỗi nhớ của tơi)
Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? ( 0,5 điểm)
Câu 6. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. ( 0,25 điểm)
Câu 7. Câu thơ: ” Mây âm thầm đi cho nắng ngọt về
Và hoa cúc rộn ràng khoe áo mới”nói về sự chuyển mùa từ hạ sang thu.
Vậy ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? ( 0,25 điểm )
Câu 8. Đoạn thơ thứ hai đã diễn tả tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?Hãy ghi lại trong khoảng
từ 5 – 7 dòng. ( 0,5 điểm)
Đề 26
“ Chúng tơi ngồi ơm súng đợi mưa rơi
Lịng thắc thỏm niềm vui khơng nói hết
Mưa đi ! Mưa đi ! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng khơng có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi ... mưa li ti... cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều...
Ơi đảo Sinh Tồn, hịn đảo thân u
Dẫu chẳng có mưa, chúng tơi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tơi như hịn đá ngàn năm trong đập trái tim người”
( Trích “ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”- 1982, Trần Đăng Khoa)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
b. Anh, chị hiểu thế nào về ý nghĩa của các từ sau:

Từ “ Sinh Tồn” trong câu: “Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu”.
Từ “ sinh tồn” trong câu : “Dẫu chẳng có mưa, chúng tơi vẫn sinh tồn trên mặt đảo”
Từ “ sinh tồn” trong câu : “Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão”
1. Kể tên 2 phép tu từ trong đoạn thơ?
2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Đề 27: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
…(1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người.
Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều
trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…
Nhưng đó chỉ là những lời khơ cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy
lịng, từ sự tơn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh.
Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ
đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình,
người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn cịn có nghĩa là
đội ơn.
(2) Cịn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là "Xin lỗi". Ở những nơi
công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vơ ý khẽ chạm vào
người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi


khơng có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay
nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ,
người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi cịn được thốt ra trong những lúc người nói cảm
thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ
hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đơi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc cịn
có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ…Người có lỗi mà khơng biết nhận lỗi là có lỗi
lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.
…(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vơ ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin lỗi có thể
trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành
hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.

(Bài viết tham khảo)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự
đại, coi thường người khác”? (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị hãy nêu ít nhất hai ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm riêng của
mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Đề 28: ĐỌC KĨ NGỮ LIÊU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU BÊN DƯỚI
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng.
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng.
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xơng tới.
Lý Tự Trọng đầu khơng hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường cịn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bơng hoa chị cài đầu
Cịn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.
(Vương Trùng Dương)
a) Xác định PCNN CHÍNH. Giải
thích....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
........................
b) Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác
dụng....................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................


........................
c) Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường cịn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với
“bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa
gì?.......................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
d) Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn khơng
tên”(62)..............................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..................................................................................................
Đề 29. Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dịng sơng lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“ Con gà cục tác lá chanh”
… Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nơn nao
Lưng mẹ cứ cịng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa”
( “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)
a) Xác định nội dung, PCNN CHÍNH. Giải
thích....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
....................................
b) Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ ba? (1,0
điểm)..................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................
c) Đoạn thơ nào gợi cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc nhất?
(61).....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...............................................
ĐỀ 30. Ngụ ngôn của mỗi ngày
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
Tơi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ

Tơi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vơ cùng
Tơi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình
Đỗ Trung Qn
a)Văn bản trên thuộc phong cách ngơn ngữ nào? Giải
thích....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.......................
b) Phân tích biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong văn
bản?....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..................................................
c)Theo anh/ chị, tác giả đã học được những bài học gì trong các câu:
Tơi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão


Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
d)Đọc văn bản, anh/ chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của nhan đề: Ngụ ngơn của mỗi ngày?57
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
....................
Đề 31. VƠ ĐỀ (Pimen Panchenko)
Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thơng cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ khơng phải thế nhân!
Cịn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt qua nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ khơng phải con người!
a) Nêu nội dung chính của văn
bản .....................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................
b) Hãy giải nghĩa hai từ “đố kị” và “hợm
hĩnh”! ................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.............................................................................................
c) Tìm những dịng thơ chứa quan điểm của tác giả về cách để tránh thái độ hợm hĩnh! Anh/ chị
hiểu thế nào về ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh mà tác giả khuyên chúng ta “hãy
nhìn” (đặt trong những dịng thơ đó) ?55
............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Đề 32. Sau cơn mưa, cậu bé phát hiện một con ốc sên nhỏ ở bên đường, cậu
ngồiđêxuống nhặt nó lên, nhẹ nhàng đặt vào trong bụi cỏ.Đừng có chạy lung tung


nhé!,

nội
gọi
cậu.
Cậu bé ngẩng khuôn mặt bầu bĩnh lên, hưng phấn nói: “Cháu đang giải cứu ốc sên.
Nó nằm ở giữa đường đi ạ, rất là nguy hiểm, cháu đưa nó về nhà”.
Bà nội cảm thấy khó hiểu: “Ốc sên biết cháu cứu nó sao?”.
Cậu

trả
lời:
“Nó
chắc

khơng
biết”.
Bà nội nói: “Vậy cháu làm chuyện tốt này chẳng phải là không công sao. Ai mà biết
cháu
cứu
ốc

sên
chứ?”
Cậu bé lập tức nói: “Cháu tự mình biết là được rồi! Cháu cứu một con ốc sên, cháu
thấy rất vui!”.
a. Xác định nội dung, đặt nhan đề
b. PCNN?
c. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về vấn đề được nêu ra trong văn bản
Đề 33.
Cha thường kể nhiều lắm về thời niên thiếu
Cha hay đạp xe mỗi sáng cóc cách tới trường
Ngay khu phố trước nhà,
Có cụ già bán bánh thơm lừng
Những chiếc bánh bao trịn ấm áp khói bay
Mẹ kể ngày xưa thời đấy trông mẹ đẹp lắm
Cha con say đắm say đuối nhớ tương hồi tư
Ơi những tối hẹn hị, chiếc xe đạp đưa đón nhau về
Những năm tháng tươi đẹp của tuổi thanh xuân
[ĐK1]
Cha già rồi đúng khơng?!
Mắt kém, tay chân thì run
Cha già rồi đúng khơng?!
Sao cứ nói lung tung chuyện cũ ( Cha già rồi đúng không )
a) Xác định nội dung, PCNN, phương thứcbiểu đạt chính
b) Phân tích các BPTT
Đề 34:
Thu về khi lá cịn non
Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
Dáng mẹ gầy gò thân yêu
Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan
Mẹ chưa được phut thanh nhàn




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×