Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.35 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
NỘI DUNG.................................................................................................................. 2
Chương 1: Tổng quan thanh tra lao động............................................................. 2
1.1 Một số khái niệm cơ bản................................................................................ 2
1.1.1 Thanh tra...................................................................................................... 2
1.1.2 Thanh tra lao động...................................................................................... 2
1.1.3 Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động.......................................................... 2
1.2 Vi trí, vai trị của thanh tra lao động............................................................. 2
1.3 Chức năng của thanh tra lao động................................................................ 2
1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra về lao động................................................ 3
1.5 Mục đính của thanh tra lao động.................................................................. 3
1.6 Cơ cấu tổ chức................................................................................................ 3
1.7 Nguyên tắc thanh tra...................................................................................... 4
1.8 Hình thức thanh tra........................................................................................ 4
1.9 Phương thức thanh tra................................................................................... 4
1.10 Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động.
..................................................................................................................................
4
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh trên địa bàn cả Nước................................................. 6
2.1 Khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước................................. 6
2.2 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trên địa
bàn cả Nước.................................................................................................... 6
2.2.1 Cơ quan thực hiện, vị trí, chức năng thanh tra lao động.......................... 6
2.2.2 Căn cứ pháp lý............................................................................................. 6
2.2.4 Lực lượng Thanh tra lao động trên địa bàn cả Nước...............................7
2.3 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh
lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước......................................... 7
2.3.1 Hình thức Thanh tra lao động.................................................................... 7


2.3.2 Phương thức Thanh tra lao động............................................................... 8
2.3.3 Nội dung Thanh tra lao động...................................................................... 8


2.3.4 Kết quá Thanh tra....................................................................................... 8
2.4 Nhận xét đánh giá........................................................................................... 9
2.4.1 Điểm tích cực................................................................................................ 9
2.4.2 Điểm hạn chế.............................................................................................. 10
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị về việc tăng cường công tác thanh tra
việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa
bàn cả Nước............................................................................................................ 11
KẾT LUẬN................................................................................................................ 12
PHỤ LỤC 1................................................................................................................ 13
PHỤ LỤC 2................................................................................................................ 14
DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................... 15


DANH MỤC VIẾT TẮT
ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động


LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là một trong ba chức năng cơ bản của Thanh tra
lao động. Thanh tra chun ngành ATVSLĐ có vài trị rất quan trọng trong công tác
thực hiện ATVSLD tại doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra đã giúp cho các đơn vị,
doanh nghiệp chấn chỉnh lại kịp thời việc thực hiện công tác ATVSLĐ, hoạt động
dịch vụ kiểm định, huấn luyện ATVSLĐ theo đúng quy định, đồng thời phát hiện
những bất cập trong trong cơ chế chính sách để kịp thời báo cáo điều chỉnh, bổ sung.
Từ đó, góp phần đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp, giúp kiềm chế tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn, trật tự và phát triển xã hội.

An toàn, vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng trong chiến lược
phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập
kinh tế quốc tế, việc thực hiện các chính sách xã hội của doanh nghiệp khơng chỉ cịn
là nghĩa vụ chấp hành pháp luật mà cịn là tiêu chí để doanh nghiệp cạnh tranh tồn tại
hay không tồn tại trên thương trường quốc tế. Nhận thấy được tầm quan trọng của
thanh tra lao động và mong muốn được hiểu rõ hơn về thanh tra chuyên ngành an toàn
vệ sinh lao động, vì vậy tơi quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác thanh
tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên
địa bàn cả Nước” làm đề tài tiểu luận của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 Chương:
Chương 1: Tổng quan thanh tra lao động.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước.
Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị về việc tăng cường công tác thanh tra
việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa
bàn cả Nước.

4


NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan thanh tra lao động.
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Thanh tra.
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là việc xem xét,
đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.1.2 Thanh tra lao động.
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét đánh giá, xử lý việc thực hiện pháp luật lao
động của tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trọng lĩnh vực hoạt động thực

hiện theo trình từ mà pháp luật quy đinh nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao dộng và tổ chức cá nhân khác.
1.1.3 Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động.
Theo Điều 89, chương VI,Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015
1. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực
hiện quản lý nhà nước về lao động cấp trung ương và cấp tỉnh.
2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dị, khai
thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng
không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
1.2 Vi trí, vai trị của thanh tra lao động.
Thanh tra có vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Thanh tra lao
động có vai trị đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước về lao động; trong hoạt
động xây dựng pháp luật; trong sự phát triển kinh tế xã hội; trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
1.3 Chức năng của thanh tra lao động.
Theo Điều 4, Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà
nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng
và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về
công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.


1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra về lao động.

Theo Điều 5, Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh
tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau
đây.
1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng.
5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật
khi được Bộ trưởng giao.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp cơng dân và phịng, chống tham
nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do
Bộ trưởng.
1.5 Mục đính của thanh tra lao động.
Theo Điều 2, Chương 1, Luật Thanh tra năm 2010.
Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế
quản lý trong lao động, chính sách, pháp luật về lao động để kiến ngị với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi
vi phạm pháp luật trong lao động, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng
quy định của pháp luật về lao động, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao
hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.6 Cơ cấu tổ chức.
Theo Điều 3, Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ).


b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a)Tông cục Giáo dục nghề nghiệp
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước
c) Cục An toàn lao động
1.7 Nguyên tắc thanh tra.
Theo Điều 7, Chương 1, Luật Thanh tra 2010.
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân
chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.8 Hình thức thanh tra.
Theo điều 37, Chương IV, Luật Thanh tra năm 2010.
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu
vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

1.9 Phương thức thanh tra
Theo Quyết định Số: 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc
ban hành quy chế thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng và Thông tư Số: 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy
định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
thông qua phiếu tự kiểm tra.
1.10 Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động.
Theo Điều 15, Nghị định 110/2017/NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về
tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành các nghĩa
vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; học nghề,


tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể;
tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật
chất; việc thực hiện những quy định riêng đồi với lao động nữ, lao động chưa thành
niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao
động.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Việc
thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người
lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một
số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.


Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh trên địa bàn cả Nước.
2.1 Khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước

Theo số liệu điều tra và cập nhật của Tổng cục Thống kê, cả nước có 610.637 doanh
nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (tại thời điểm ngày
31/12/2018); trong đó, có 295.731 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, chiếm 48,4%. Theo
đó, trong tổng số các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có 269.169 doanh
nghiệp kinh doanh có lãi, chiếm 44,1%; có 45.737 doanh nghiệp kinh doanh hịa vốn,
chiếm 7,5%. Đặc biệt, trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động, có tới có
295.731 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, chiếm 48,4%.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, khu vực dịch
vụ chiếm 68,7% số doanh nghiệp toàn quốc, tăng 7,3% so với cùng thời điểm năm
2017. Khu vực cơng nghiệp và xây dựng có 184.531 doanh nghiệp, chiếm 30,2%. Khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 6.844 doanh nghiệp, chiếm 1,1%.
Theo báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu về việc làm năm 2020 của Cục Việc
làm, năm 2020 cả nước giải quyết việc làm khoảng 1,34 triệu người, đạt 83,3% kế
hoạch và bằng 81,2% so với thực hiện năm 2019, trong đó tạo việc làm trong nước
khoảng 1,27 triệu người.
2.2 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn
cả Nước.
2.2.1 Cơ quan thực hiện, vị trí, chức năng thanh tra lao động.
Thanh tra Chính phủ đã có cơng văn số 2723/TTCP-TCCB ngày 14/10/2016 thống
nhất với đề nghị của Bộ LĐTBXH, trong đó, quy định rõ Thanh tra Bộ là cơ quan chủ
trì về thanh tra ATVSLĐ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về cơng tác thanh tra,
trong đó có cơng tác thanh tra ATVSLĐ.
Bộ LĐTBXH đã có Cơng văn số 3514/LĐTBXH-ATLĐ đề nghị Thanh tra Chính phủ
giao bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ đối với Cục An toàn lao
động.
2.2.2 Căn cứ pháp lý.
Quyết định số 01/2016/QĐ-BLĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc
ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh
tra viên phụ trách vùng.
Luật Thanh tra 2010.

Nghị định Số 86/2011/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 09 năm 2011 quy định chi tiết
và hướng đẫn thi hành một số điều của luật thanh tra.


Nghị định Số: 07/2012/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra
chuyên ngành.
Quyết định Số: 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 về việc quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ.
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Quyết định Số: 35/2016/QĐ-UBND ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2016 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở lao động Thương binh và
Xã hội Thành phố Hà Nội.
Nghị định Số: 110/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2017 quy định về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thông tư Số: 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định về tự
kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.
Thông tư Số: 17/2018/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2018 quy định
về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp.
Luật Lao động 2019.
Nghị định Số: 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2020 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.2.4 Lực lượng Thanh tra lao động trên địa bàn cả Nước
Về số lượng Thanh tra viên: Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội năm 2013 cả nước có 468 cán bộ, năm 2014 là 481 cán bộ và con số này vào
năm 2015 đạt 494 cán bộ đảm nhận ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên cán bộ thực hiện
thanh tra về ATVSLD trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ nêu trên.
Về chất lượng Thanh tra viên: Lực lượng thanh tra viên còn yếu kém về trình độ.
Chưa đáp ứng tốt được các nhiệm vụ thanh tra ATVSLD.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức (PHỤ LỤC 1)
2.3 Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước.
2.3.1 Hình thức Thanh tra lao động.
Thanh tra đột xuất: các Thanh tra viên đã phát hiện được nhiều sai phạm mà các
doanh nghiệp đang mắc phải, từ đó đưa ra được các hình thức xử lý kịp thời, đảm bảo
hiệu quả thanh tra.


Thanh tra kế hoạch: một số doanh nghiệp chủ động che dấu sai phạm, sửa chữa khiến
cho các Thanh tra viên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra gặp khó khăn.
Hiện nay cơng tác thanh tra khơng được thường xuyên, số lượng thanh tra viên mỏng
so với số lượng doanh nghiệp hiện nay.
2.3.2 Phương thức Thanh tra lao động.
Tiến hành thanh tra theo vùng thông qua sử dụng phiếu tự kiểm tra online hàng năm.
Theo đánh giá sử dụng công cụ này giúp các doanh nghiệp chủ động trong cơng tác
kiểm tra pháp luật an tồn vệ sinh lao động.
Thông qua việc xử lý phiếu tự kiểm tra, cán bộ Thanh tra dễ dàng lập hồ sơ, xử lý
những yếu tố nguy hiểm, độc hại, hướng dẫn các doanh nghiệp khắc phụ thiếu sót
Phiếu tự kiểm tra online (PHỤ LỤC 2)
2.3.3 Nội dung Thanh tra lao động.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp
gồm:
1. Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn an tồn đối với máy móc, thiết bị, vật tư, hóa

chất, như nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị nâng, vật liệu nổ, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng.
2. Thanh tra việc thực hiện tiêu chuẩn về trang thiết bị bảo bộ cho người lao động.

3.Thanh tra việc thực hiện tiêu chuẩn điều kiện làm việc cho người lao động.
2.3.4 Kết quá Thanh tra.

Trong 2 năm 2018-2019 vừa qua, Thanh tra Cục An toàn lao động đã thanh tra tại 128
doanh nghiệp theo kế hoạch. Đoàn thanh tra đã đưa ra 410 kiến nghị để các, doanh
nghiệp nghiệp khắc phục ngay các thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện các quy
định về ATVSLĐ. Lập biên bản vi phạm và đề nghị Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở
LĐTBXH các tỉnh: Quảng Nam, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hải
Dương xử phạt theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số
88/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực lao động đối với 19
đơn vị doanh nghiệp và 02 kiểm định viên với tổng số tiền là 660 triệu đồng, tước
quyền sử dụng 02 tháng chứng chỉ kiểm định viên của 01 kiểm định viên vi phạm,
đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện từ 02 đến 3,5
tháng đối với 04 tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó, Cục An tồn lao động cũng thực hiện
thanh tra theo kế hoạch đối với khu vực phi kết cấu tại 80 hộ gia đình thuộc 06 làng
nghề trên địa bàn các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thái Bình và
Nam Định. Qua thanh tra đã chỉ ra 371 kiến nghị.
Trong 10 tháng đầu năm 2020, Cục An toàn lao động đã thanh tra theo kế hoạch 51/67
đơn vị (trong đó có 06 đơn vị xin hoãn thanh tra do ảnh hưởng dịch Covid -19 và 10
đơn vị ảnh hưởng bão lũ, thiên tai), đạt 76 % kế hoạch.


Qua đó, đã đưa ra 142 kiến nghị, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền (Nghị định số 28/2020/NĐCP ngày 01/3/2020 của Chính phủ) đối với 09 đơn vị với số tiền xử phạt gần 350 triệu
đồng. Phối hợp với Thanh tra Bộ thanh tra đột xuất tại 06 đơn vị hoạt động dịch vụ
huấn luyện ATVSLĐ (05 đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và 01 đơn vị
trên địa bàn Hà Nội). Kết quả thanh tra cả 06 đơn vị đều bị xử phạt vi phạm hành
chính và áp dụng hình phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động huấn luyện ATVSLĐ từ 01
đến 03 tháng theo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Thanh tra Cục An toàn lao động đã phối hợp với
Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra tại 28
đơn vị hoạt động dịch vụ kiểm định KTAT và huấn luyện ATVSLĐ từ 10/9/2018 đến
13/10/2018 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng và Hà Nội;

Chủ trì phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ Khoa học và
Cơng nghệ thanh tra tại 06 đơn vị về việc chấp hành các quy định pháp luật về
ATVSLĐ và chất lượng sản phẩm hang hố nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Lao động - TBXH trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương từ ngày 20/11/2018 đến
29/11/2018. Đồng thời, thanh tra theo kế hoạch tại 02 đơn vị hoạt động kiểm định
KTAT và huấn luyện ATVSLĐ trên địa bàn thành phố Hải Phịng, Quảng Ninh. Cùng
với đó, trong 2 tháng 03/2019, Thanh tra Cục An tồn lao động đã chủ trì phối hợp với
Thanh tra Bộ và Sở LĐTBXH các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội tiến hành thanh tra các đơn
vị hoạt động kiểm định KTAT và huấn luyện ATVSLĐ trên địa bàn.
Đoàn thanh tra đã lập 20 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATLĐ, đề nghị
Chánh thanh tra Bộ LĐTBXH, Chánh thanh tra các Sở LĐTBXH và Cục trưởng Cục
ATLĐ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lao động với tổng số tiền gần 800
triệu đồng, trong đó: gần 580 triệu đối với 11 đơn vị vi phạm về giá dịch vụ kiểm định
KTAT; 03 đơn vị vi phạm về quy trình kiểm định KTAT với tổng số 96 triệu, đồng
thời áp dụng hình phạt bổ sung tước Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định KTAT của
02 đơn vị với thời gian 2 tháng/đơn vị; xử phạt 03 KĐV vi phạm về quy trình kiểm
định KTAT với tổng số 9 triệu, áp dụng hình phạt bổ sung tước giấy chứng nhận kiểm
định viên với thời gian 2 tháng/KĐV; xử phạt 01 đơn vị không thực hiện chứng nhận
hợp quy trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm hàng hóa với số tiền 35 triệu; thu hồi
Giấy chứng nhận hoạt động của 01 đơn vị thực hiện kiểm định KTAT trong thời gian
bị đình chỉ; thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động huấn luyện của 01 đơn vị về hành vi
gian lận trong hoạt động huấn luyện ATVSLĐ đồng thời xử phạt gần 38 triệu đồng;
xử phạt 01 đơn vị huấn luyện cấp sai giấy chứng nhận huấn luyện ATVSLĐ với số
tiền gần 23 triệụ đồng, đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung tước Giấy chứng nhận
hoạt động huấn luyện ATVSLĐ 3,5 tháng; xử phạt 01 đơn vị huấn luyện ngoài phạm
vi Giấy chứng nhận được cấp hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ với số tiền gần
23 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung tước giấy chứng nhận hoạt động huấn
luyện ATVSLĐ 3,5 tháng
2.4 Nhận xét đánh giá.
2.4.1 Điểm tích cực.

Cục An tồn lao động tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, nhằm hoàn thiện hoạt
động của hệ thống thanh tra theo phương châm “Liêm chính, bản lĩnh, trung thành”


Qua công tác thanh tra đã giúp cho các đơn vị, doanh nghiệp chấn chỉnh lại kịp thời
việc thực hiện công tác ATVSLĐ, hoạt động dịch vụ kiểm định, huấn luyện ATVSLĐ
theo đúng quy định, đồng thời phát hiện những bất cập trong trong cơ chế chính sách
để kịp thời báo cáo điều chỉnh, bổ sung. Từ đó, góp phần đảm bảo ATVSLĐ trong
doanh nghiệp, giúp kiềm chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn,
trật tự và phát triển xã hội.
Trong năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản yêu cầu các Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp triển khai phối hợp và triển khai với Sở Y
tế, các sở, ban, ngành liên quan, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh đánh giá
nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc triển khai cơng
tác phịng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy
cơ lây nhiễm cao và rất cao trên địa bàn quản lý.
2.4.2 Điểm hạn chế.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong công tác thanh tra như sau: số lượng
và tần suất các cuộc thanh tra về ATVSLĐ so với số doanh nghiệp còn rất thấp; hiệu
quả xử lý vi phạm về ATVSLĐ còn thấp.
việc giám sát thực hiện kết luận thanh tra kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn; nhiều
doanh nghiệp trong thời gian dài lơ là công tác ATVSLĐ nhưng không được thanh
tra, kiểm tra, hướng dẫn về ATVSLĐ (một phần trong đó đã được thanh tra, kiểm tra
nhưng thiếu nội dung về ATVSLĐ).
Việc phân bổ các cuộc thanh tra chưa tương xứng với tỷ lệ, hình thức doanh nghiệp
(đặc biệt việc thanh tra cơ sở sử dụng dưới 10 lao động cịn rất ít). Hiện tượng này dẫn
đến hiệu quả của công tác thanh tra ATVSLĐ chưa mang tính rộng khắp; thiếu cơ sở
để đánh giá đầy đủ và chính xác về mức độ thực hiện pháp luật về ATVSLĐ; giảm
hiệu quả trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng tới
tính mạng và sức khỏe người lao động.

Số lượng thanh tra viên, công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra vốn đã ít
lại phải kiêm nhiệm các cơng tác khác như pháp chế, cải cách hành chính. Bên cạnh
đó, tỷ lệ thanh tra viên, cơng chức được giao thực hiện chức năng thanh tra có trình
độ, nghiệp vụ phù hợp với công tác ATVSLĐ cũng chiếm tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng
yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ.


Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị về việc tăng cường công tác thanh tra
việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa
bàn cả Nước.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trong Quyết
định 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng tần suất,
chất lượng các cuộc thanh tra, hướng tới tăng cường tuân thủ chính sách, pháp luật
nhà nước về ATVSLĐ.
Tăng cường thanh tra ATVSLĐ có trọng điểm: Tổ chức thực hiện các chiến dịch
thanh tra ATVSLĐ theo chuyên đề; Tập trung, kiểm sốt cơng tác thanh tra ATVSLĐ
trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đối tượng,
địa phương tồn tại vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ.
Xây dựng quy trình và phương pháp thanh tra chuyên đề về ATVSLĐ áp dụng đối với
những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ (dưới 10 lao động) và với những
người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho thanh tra ATVSLĐ: Cập nhật, hồn thiện
tài liệu, chương trình tập huấn, bồi dưỡng cho thanh tra viên, công chức được giao
thực hiện chức năng thanh tra và chuẩn kỹ năng cho giảng viên; tăng cường các trao
đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm.
Hoàn thiện và nâng cấp phần mềm quản lý điều hành nội bộ đáp ứng quản lý mạng
lưới thanh tra ATVSLĐ; Tăng cường sử dụng trang thông tin điện tử và thiết lập
nhóm liên kết trực tuyến để trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thanh tra ở Trung
ương với địa phương và các cơ quan, đơn vị bên ngoài. Đồng thời, xây dựng phần
mềm quản lý cuộc thanh tra để có cơ sở dữ liệu thanh tra tại doanh nghiệp, giúp việc

xây dựng kế hoạch thanh tra và quản lý sau thanh tra có hiệu quả; Tiếp tục sử dụng
các hộp thư điện tử, số điện thoại hotline nhằm tiếp nhận, trả lời các vướng mắc, kiến
nghị, hỏi đáp pháp luật của người dân, cơ quan và doanh nghiệp trong công tác
ATVSLĐ.
Tăng cường đội ngũ cộng tác viên thanh tra, phối hợp với các đơn vị có liên quan
nhằm thiết lập đội ngũ cộng tác viên thanh tra thường xun, có tính đến đội ngũ cán
bộ có chun môn tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cán bộ tại các Tập đồn, Tổng
cơng ty là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ
năng, phương pháp thanh tra chuyên ngành cho đội ngũ này


KẾT LUẬN
Trong q trình nghiên cứ để tài này, có thể thấy thanh tra là một chức năng không thể
thiếu trong công cuộc phát triển và quản lý nhà nước. Thanh tra lao động cũng vậy,
đảm bảo công tác thực hiện pháp luật ATVSLD là đảm bảo đến sức khỏe, tính mạng
của con người. Cơng tác thanh tra lao động đã có những đóng góp tích cực trong việc
tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn cả Nước.
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An
toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn cả Nước” đã đạt được các
kết quả sau:
Thanh tra có vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
Về một số tíc cực: Đã bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ đối với
Cục An toàn lao động. Cục An toàn lao động tiếp tục đẩy mạnh cơng tác thanh tra,
nhằm hồn thiện hoạt động của hệ thống thanh tra theo phương châm “Liêm chính,
bản lĩnh, trung thành”.
Về một số hạn chế: số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về ATVSLĐ so với số
doanh nghiệp còn rất thấp; hiệu quả xử lý vi phạm về ATVSLĐ cịn thấp.
Từ đó đề tài cũng đã đưa ra được một số giải pháp: cần tiếp tục thực hiện một số

nhiệm vụ, giải pháp trong Quyết định 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ nhằm tăng tần suất, chất lượng các cuộc thanh tra, hướng tới tăng cường
tuân thủ chính sách, pháp luật nhà nước về ATVSLĐ.


PHỤ LỤC 1


PHỤ LỤC 2
Bước 1: Đăng nhập trang thông tin điện tử .
Bước 2: Đăng ký thông tin DN tại mục “đăng ký tài khoản” (chú ý: mục “cơ quan chủ
quản” và “trụ sở” nếu khơng có nhập chữ “khơng”). Nhấn “lưu thông tin” tại cuối
trang hoặc nhấn “quay lại” nếu thơng tin chưa chính xác. Ghi nhớ mật khẩu để tiếp tục
đăng nhập cho lần sau (đăng nhập: username “mã số thuế của cơ sở” password).
Trong quá trình thực hiện, khi quên “mật khẩu” thì liên hệ Thanh tra Sở LĐ-TB-XH
để được cấp lại.
Bước 3: Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính, người sử dụng lao động lựa
chọn tải một (1) hoặc nhiều phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra (ví dụ: xây
dựng, du lịch, cơ khí…).
Bước 4: Thành lập đồn tự kiểm tra của DN; tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả theo
phiếu (khơng bỏ sót nội dung).
Bước 5: Nhấn mục “báo cáo kết quả tự kiểm tra” chọn phiếu, chọn mẫu phiếu (chọn
mẫu phiếu đã tải và đánh giá ở bước 3 và bước 4).
Bước 6: Nhập thông tin theo phiếu “kiểm tra phiếu”, “lưu phiếu” và “nộp phiếu”.
Bước 7: Nhận “Kết quả phiếu”, khắc phục các kiến nghị theo khuyến cáo và báo cáo
kết quả từ bước 5 cho lần đăng nhập sau.
Cơ sở có nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vẫn thực hiện theo nhiều mẫu phiếu, tiếp
tục thực hiện bước 5 và bước 6.
Hồ sơ tự kiểm tra gồm: phiếu tự kiểm tra, kết luận tự kiểm tra, văn bản thành lập đoàn
tự kiểm tra của DN và các tài liệu, hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra phải

được lưu giữ trong hồ sơ quản lý DN.


DANH MỤC THAM KHẢO
1. Từng bước khẳng định vai trò và vị thế của Thanh tra chuyên ngành an
toàn, vệ sinh lao động (antoanlaodong.gov.vn)
2. Bước đầu thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ
sinh lao động (antoanlaodong.gov.vn)
3. Phát động thực hiện chiến dịch thanh tra, kiểm tra năm
2021 (antoanlaodong.gov.vn)
4. Vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa sản xuất an tồn trong các khu
cơng nghiệp (antoanlaodong.gov.vn)
5. Thanh tra việc chấp hành quy định về an toàn lao động tại các doanh
nghiệp (baodautu.vn)
6. Thanh tra Bộ Lao động - thương binh và xã hội - Thanh tra Lao động - thương
binh và xã hội - Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (thanhtralaodong.gov.vn)



×