Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

chuyên đề rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.64 KB, 15 trang )

1
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG CHO HỌC SINH THPT
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã
thơng qua Nghị quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó
nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải
tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới
phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi mơn ngữ văn có 2 phần:
Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc
thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập mơn Ngữ văn trong kì thi tốt
nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù
hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ
năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ
điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu.
Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn ản đến các Sở GD&ĐT, các trường
THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là xu
hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang
kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn ản.) Cũng từ
năm đó dạng câu hỏi. Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi
tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo
định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở
mức nhận biết, thơng hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy
trong chương trình hay khơng thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận


dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn
bản bất kì. (có thể văn ản đó hồn tồn xa lạ đối với các em) Như vậy có thể thấy, bên
cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ơn tập và rèn kỹ năng làm dạng
câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn.
Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khơng cịn mới mẻ được đưa vào đề thi TN
THPT nhưng lại chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ
văn ậc trung học phổ thơng. Dạng này cũng khơng có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu
để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa
kiến thức, kĩ năng đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học mơn Văn từ cấp tiểu học,
THCS và THPT. Chính vì thế mà khơng ít giáo viên ôn thi phần này xem nhẹ và tỏ ra
lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm ài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất
lượng, kết quả bài thi của học sinh.
Đọc hiểu văn ản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi TN THPT.
Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó


2
quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì
chắc chắn điểm tồn bài cịn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại
nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 8,0 hoặc 9,0
thậm chí là 9,5; đến 10 điểm. Như vậy, phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả
thi môn Ngữ văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói
ơn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì
vậy việc ơn tập bài bản để các em học sinh lớp làm tốt phần đọc – hiểu, làm tốt bài thi
của mình càng trở nên cấp thiết.
III. Mục đích nghiên cứu.
- Chuyên đề giúp GV nâng cao năng lực chuyên môn, học sinh học tập hiệu quả và
nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục trong nhà trường.
- Giúp GV có nguồn tài liệu phục vụ trực tiếp trong quá trình giảng dạy, học tập và

nghiên cứu chun mơn.
- Giúp học sinh có được kĩ năng, phương pháp làm ài đọc hiểu, rèn luyện kĩ năng
tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập; kĩ năng tích cực chủ động, sáng tạo,
hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kĩ năng trình ày, trao
đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập.
IV. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào vấn đề rèn kĩ năng làm ài đọc- hiểu văn ản thông tin
nhật dụng cho học sinh để đáp ứng tốt yêu cầu của kì thi TN THPT.
V. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, truy cập internet, trải
nghiệm thực tế…)
- Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kiến thức trong chương trình SGK và
ngồi SGK tiến hành phân tích, xử lí để hồn thành kế hoạch giảng dạy.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Khái quát về đọc hiểu và văn bản thông tin nhật dụng.
1. Đọc hiểu
- Là hoạt động cơ ản của con người để lĩnh hội tri thức, xử lí thơng tin vận dụng
vào thực tiễn cuộc sốngvà ồi dưỡng tâm hồn.
+ Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận iết các kí hiệu và chữ
viết, sử dụng ộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, và dùng
trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc.
+ Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là phát
hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của
mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự ao quát được nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.
- Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái qt,
iện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và iểu đạt.
2. Văn bản nhật dụng: Là loại văn ản có nội dung gần gũi, ức thiết đối với cuộc
sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn đề thiên
nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, ... Vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống…. Văn



3
bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại, cũng như các kiểu văn ản song có thể
nghiêng nhiều về văn ản nghị luận và văn ản báo chí.
II. Định hướng một số kiến thức cơ bản về đọc hiểu
1. Các biện pháp tu từ từ vựng
a. So sánh.
. Ẩn dụ.
c. Nhân hóa.
d. Hốn dụ.
e. Nói q.
f. Nói giám, nói tránh.
g. Điệp ngữ.
h. Chơi chữ:
2. Các biện pháp tu từ cú pháp
a. Ðảo ngữ.
. Lặp cú pháp.
c. Sóng đôi cú pháp.
d. Phép liệt kê.
e. Phép chêm xen.
3. Các biện pháp tu từ ngữ âm
a. Hài thanh.
b. Tượng thanh.
c. Ðiệp phụ âm đầu.
d. Ðiệp vần.
e. Ðiệp thanh.
f. Nhịp điệu và âm hưởng của câu:
4. Các phép liên kết
a. Phép lặp.
. Phép nối.

c. Phép thế.
d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
5. Ngữ pháp
a. Các kiểu câu: đơn, phức, ghép…
. Tác dụng của việc sử dụng các kiểu câu
6. Các phương thức biểu đạt.
Phương thức biểu đạt

Dấu hiệu nhận biết


4

Tự sự

Có các yếu tố kể, trần thuật, có sự kiện, nhân vật, trình
bày theo trình tự thời gian, khơng gian nào đó

Biểu cảm

Có những lớp từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm là chủ
yếu (từ biểu cảm, từ cảm thán…)

Miêu tả

Có những từ ngữ mơ tả đối tượng, làm đối tượng hiện ra
với những đặc điểm cụ thể

Thuyết minh


Giới thiệu, cung cấp thông tin khách quan về đối tượng
được nói tới

Nghị luận

Có yếu tố lập luận, thể hiện ý kiến, quan điểm của người
viết về vấn đề nào đó

9. Các thao tác lập luận (6 thao tác)
Thao tác lập luận

Dấu hiệu nhận biết
Có yếu tố giảng giải, cắt nghĩa: A là…B là…

Giải thích
Phân tích

Là chia tách những vấn đề lớn thành những vấn đề
nhỏ: A….A1….A2
Làm rõ, làm sáng tỏ (thường có các dẫn chứng..)

Chứng minh
Bình luận

Có yếu tố bàn bạc, bày tỏ ý kiến, quan điểm (thường
xuất hiện những câu thể hiện thái độ, ý kiến của
người viết…)

So sánh


Có yếu tố dùng để so sánh, đối chiếu: A là B, như B,
giống B….

Bác bỏ

Có yếu tố dùng để phản bác, phủ định, bác bỏ lại một
vấn đề nào đó…

10. Phong cách ngơn ngữ (6 phong cách)
Phong cách ngơn ngữ

Dấu hiệu nhận biết

Phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt

Sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẩu ngữ, câu tỉnh
lược

Phong cách ngơn ngữ nghệ
thuật

Từ ngữ giàu hình ảnh, iểu cảm, đa nghĩa

Phong cách ngơn ngữ chính Từ ngữ liên quan tới đời sống chính trị, xã hội
luận
Phong cách ngơn ngữ áo
chí

Từ ngữ có tính đưa tin, tính thời sự, có nguồn chỉ dẫn



5
Phong cách ngôn ngữ khoa
học

Các thuật ngữ khoa học

Phong cách ngơn ngữ hành
chính

Từ ngữ và các kiểu câu có sẵn theo quy định

III. Định hướng về kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi theo các cấp độ.
1. Đọc yêu cầu của đề bài:
- Đọc hệ thống câu hỏi trước, vì khi đọc hệ thống câu hỏi như vậy học sinh đã phải
tập trung tìm kiếm thơng tin từ văn ản để dự kiến câu trả lời chính xác. (Định hướng
trước giống như ta đi vào thư viện nếu không dự kiến trước sẽ khơng tìm được cuốn
sách hay thiết bị đang cần tìm sẽ bị chống ngợp trước rất nhiều loại sách khác có thể sẽ
bị lạc hướng khơng đạt được mục đích an đầu). Đọc câu hỏi trước có tác dụng đơi khi
câu hỏi sau sẽ gợi mở cho câu hỏi trước. Từ đó ta có thể hiểu văn ản nhanh hơn (chú ý
câu hỏi làm văn nghị luận xã hội thường yêu cầu suy nghĩ về ý nghĩa, ài học rút ra từ
văn ản đọc hiểu).
- Gạch chân từ khóa trong câu hỏi để trả lời đúng, trúng trọng tâm câu hỏi, tránh
diễn đạt chung chung, lan man.
- Đọc kĩ văn ản vừa đọc vừa tư duy kết nối với các yêu cầu của đề bài: xác định
được nội dung, chủ đề, luận điểm, cách lập luận (lí lẽ, dẫn chứng, trích dẫn…), cách diễn
đạt (viết câu, dùng từ, hình ảnh, biện pháp tu từ…). Đó là những yếu tố thường được đề
cập đến trong câu hỏi.
2. Kĩ năng trả lời câu hỏi.

2.1. Dạng câu hỏi nhận biết
- Nhận iết về hình thức của văn ản: phương thức iểu đạt, phong cách ngôn ngữ,
các thao tác lập luận, liên kết văn ản,…
- Nhận iết về nội dung: chi tiết, hình ảnh, sự kiện, vấn đề, thơng tin... được thể
hiện, phản ánh trực tiếp trong văn ản.
- Câu hỏi thường có các từ để hỏi như: chỉ ra, hãy nêu, là gì…
- Cách trả lời: tìm thơng tin được đề cập trong câu hỏi -> ghi nội dung trả lời ngắn
gọn, chính xác. (Phải ghi được ít nhất từ 2 thông tin trở lên).
Đề minh họa 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu
4:
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất
định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tơi
thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim
cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và
ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ làm
ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vơ tình
tác động đến cuộc đời một con người hồn tồn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có
tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho
rằng, sự phát triển và bền vững của quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng
lẻ của từng người dân?


6
Khi đọc cuốn tiểu thuyết “Suối nguồn” dày gần 1200 trang, tơi chỉ nhớ một câu duy
nhất: “Nếu muốn nói câu „Tơi u em‟ thì phải nói từ „Tơi‟ trước đã”. Tơi thích triết lý
đó. Vì nó làm tơi vỡ ra nhiều thứ:..Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu
mình, phải trân trọng giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp
chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước
khi nghĩ đến việc mang hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều gì tốt đẹp cho xã hội.
Bởi vì bạn biết đó, chúng ta khơng thể mang đến cho người khác thứ mà ta khơng

có.
(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân,
NXB Hội Nhà văn, 2014, trang 40 - 41)
Câu 1. Xác định phương thức iểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa con người với nhau trong
cuộc đời như thế nào?
Lưu ý các câu nhận biết:
Câu 1. Đây câu hỏi nhận iết hình thức văn ản cụ thể về phương thức iểu đạt
chính thì u cầu HS dựa vào đặc trưng và dấu hiệu của các phương thức iểu đạt để xác
định chính xác 1 phương thức.
Nếu câu hỏi yêu cầu xác định phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phép liên
kết các đoạn văn thì HS phải nắm chắc vào đặc trưng, dấu hiệu để có câu trả lời chính xác
nhất.
Câu 2. Đây là câu hỏi nhận biết về nội dung tìm thơng tin trong văn ản, yêu cầu
HS phải dựa vào từ khóa để truy xuất được đầy đủ thông tin theo yêu cầu tránh tình trạng
HS dẫn thiếu hoặc thừa thơng tin. Ở câu hỏi này HS thường chỉ trích thơng tin bắt đầu
bằng từ dẫn. Câu trả lời thông thường là: Theo tác giả mối quan hệ giữa con người với
nhau trong cuộc đời:
+ Mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim
cương…
+ Chúng ta cũng có thể vơ tình tác động đến cuộc đời một con người hoàn toàn xa
lạ
Trong khi câu trả lời đầy đủ phải là:
+ Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất
định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.
+ Mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim
cương…
+ Chúng ta cũng có thể vơ tình tác động đến cuộc đời một con người hoàn toàn xa
lạ
Hoặc là HS chép cả đoạn văn ản mà khơng iết chọn lọc những thơng tin chính xác của

câu hỏi cũng sẽ không được điểm tối đa.
2.2. Dạng câu hỏi thông hiểu:
- Cách hỏi rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào nội dung VB và cách lập luận. Dưới
đây là một số câu hỏi thường gặp:


7
- u cầu lí giải một thơng tin trong VB: anh/chị hiểu như thế nào…?Vì sao tác
giả cho rằng…?
Cách trả lời:
+ Nếu là từ ngữ, hình ảnh: Giải thích nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn…
+ Nếu là một quan điểm/ý kiến/lí lẽ của tác giả: Lí giải ý nghĩa của vế câu/từ ngữ
then chốt trong câu -> Nêu ý nghĩa của cả câu.
- Hỏi về mối quan hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng: Chỉ ra dẫn chứng làm sáng tỏ cho lí
lẽ nào trong VB.
- Hỏi về cách diễn đạt (sử dụng kiểu câu/ biện pháp tu từ/trích dẫn một ý kiến,
quan điểm…): Chỉ ra và nêu tác dụng của cách diễn đạt đó đối với việc biểu đạt nội dung
và nghệ thuật lập luận của VB.
- Nếu là những câu hỏi cấp độ hiểu thấp- trong câu văn hoặc trong mệnh đề khơng
có những từ ngữ có hàm ngơn ẩn ý thì chỉ cần lí giải ý nghĩa nội dung thông tin và thái
độ của người viết (tác giả).
Đề minh họa 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, cịn phải phấn đấu thêm, trau
dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn khơng bao
giờ chịu chấp nhận sự thành cơng của cá nhân mình trong hồn cảnh hiện tại, lúc nào
cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, khơng đáng kể, ln ln tìm cách để
học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu
tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những
giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so

sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn
luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hồn tồn biết mình, hiểu người, khơng tự
mình đề cao vai trị, ca tụng chiến cơng của cá nhân mình cũng như khơng bao giờ chấp
nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành cơng trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 –
71)
Câu hỏi: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy
là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Định hướng trả lời: Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ
như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh
mơng như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.
- Nếu là những câu hỏi cấp độ hiểu cao- trong câu văn hoặc trong mệnh đề có
những từ ngữ có hàm ngơn ẩn ý thì u cầu phải thực hiện các ước sau:
+ Cắt nghĩa, lí giải nội dung, ý nghĩa của các iện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện,
thơng tin... có trong văn ản.


8
+ Dựa vào nội dung văn ản để lí giải hoặc giải quyết các tình huống/vấn đề tương
tự tình huống vấn đề trong văn ản.
+ Sắp xếp, phân loại được các thông tin trong văn ản.
+ Kết nối, đối chiếu, lí giải mối quan hệ của các thơng tin để lí giải được nội dung
của văn ản.
Câu hỏi: Tại sao tác giả cho rằng: “Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và
để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục”
Định hướng trả lời: Tác giả cho rằng: “Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết
và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục” vì:
- Học để biết nghĩa là học để có hiểu iết về thế giới, mở mang kiến thức, phát triển kĩ

năng; nâng tầm hiểu iết cho ản thân; học để xác lập bản thân mình là để iết mình thực
sự là ai, để hiểu mình muốn trở thành ai (learning to e); học để nhận thức thế giới và
nhận thức ản thân; phát triển đời sống tinh thần, làm giàu tâm hồn, xây dựng hoài ão,
mơ ước, xác lập lí tưởng, nhân sinh quan…
- Hai mục đích trên của việc học theo quan niệm của UNESSCO chưa thể hiện rõ
trong hệ thống giáo dục vì hiện nay học chủ yếu để thi, để có kết quả cao, học để có
thành tích đẹp.
2.3. Câu hỏi vận dụng (thường là câu hỏi 4 trong đề bài)
- Yêu cầu HS nêu quan điểm về một ý kiến và lí giải: Nêu rõ quan điểm đồng tình/
khơng đồng tình…-> Lí giải ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục.
- Yêu cầu hs nêu thông điệp/bài học: Nêu rõ một thông điệp rút ra từ VB -> Lí giải
ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục.
- Yêu cầu hs nêu giải pháp của bản thân: Nêu biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả
-> Lí giải ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục.
Đề minh họa 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới
Dịch Covid -19 cho thấy một thực tế là, loài người, cho dù đã tiến những bước
dài trên con đường chinh phục tự nhiên, tích lũy được khối kiến thức khoa học khổng lồ
để hiểu và chế ngự thiên nhiên, nhưng con người vẫn dễ bị tổn thương và đe dọa bởi
thiên nhiên đến nhường nào. Một dịch bệnh mới vẫn ln có thể bùng phát bất cứ lúc
nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và sự chuẩn bị ứng phó, ngăn ngừa bệnh dịch của con
người chưa bao giờ có thể coi là đủ được. Như thế, cuộc chiến chống lại dịch bệnh của
con người là khơng khi nào ngừng nghỉ.
Trên góc độ quốc tế, dịch bệnh là một trong những mối đe dọa an ninh phi truyền
thống, nổi lên trong những thập kỷ qua khiến nhân loại phải lo ngại sâu sắc, mọi quốc
gia đều phải đối mặt. Dịch Covid-19 bùng phát lần này, với hậu quả và hệ lụy lớn hơn
rất nhiều so với dịch SARS ở châu Á hay Ebola ở châu Phi trong quá khứ, lại cho thấy
các quốc gia tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao như thế nào. Nguy cơ và mối đe dọa lây
lan của dịch bệnh giữa các quốc gia đã lớn hơn rất nhiều, xuất phát từ sự phát triển
mạnh mẽ của trao đổi, giao thương và du lịch quốc tế. Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế
của dịch bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều do độ mở lớn của



9
các nền kinh tế và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trong chuỗi cung ứng giá trị
toàn cầu.
Đối phó với dịch bệnh, mỗi quốc gia đều có nỗ lực, biện pháp riêng để bảo vệ sự an
toàn của người dân. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất, xuất phát từ đòi hỏi và nhu
cầu tối thượng của người dân mà mọi chính phủ đều phải làm cho tốt. Song, bên cạnh
đó khơng thể khơng có vai trị rất quyết định của hợp tác chung trong cộng đồng khu
vực và quốc tế.
Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi
dịch bệnh hiện nay, lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
(Trích Đối phó với dịch bệnh Covid - cuộc chiến không ngừng nghỉ - baoquocte.vn,
ngày 20/02/2020)
Câu hỏi: Anh/chị có đống tình với quan niệm: Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ
quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan
trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.? Vì sao?
Định hướng trả lời: Có thể ày tỏ ý kiến của mình theo những cách khác nhau
nhưng phải hợp lý và thuyết phục.
- Đồng tình vì:
+ Dịch ệnh lây lan tồn xã hội, khơng phân iệt sắc tộc, quốc gia, tôn giáo, giàu
hay nghèo. Nếu chúng ta không cùng nhau chia sẻ những khó khăn thì khơng đẩy lùi
được dịch ệnh.
+ Các quốc gia phải cùng hợp tác để tránh lây lan trong cộng đồng, tồn thế giới,
cùng tìm iện pháp để ngăn chặn…
+ Chỉ khi có sự hợp tác, chung tay thì mới đẩy lùi được…
- Hoặc khơng đồng tình vì: Trong thời kì dịch ệnh khơng chỉ hợp tác, chia sẻ mà mỗi
cá nhân, mỗi quốc gia cũng phải phát huy nội lực, tích cực chủ động, ngăn chặn, kiểm
sốt chặt chẽ và có những iện pháp phịng chống dịch theo cách riêng của mình, sáng
tạo, hiệu quả nhưng phù hợp với tình hình thực tế.

- Hoặc kết hợp cả 2 ý trên.
IV. Bài tập vận dụng
ĐỀ SỐ 1:
Đọc đoạn trích:
Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian
này có điều kì diệu, đó là khơng ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc
nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp
hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ
biết gào như vịt đực…
Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga
có giá trị của thiên nga.Vấn đề khơng phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn
phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng


10
tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng
lịng nhiệt thành và sự lương thiện.
Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể hát khơng hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ
hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương
mặt xinh đẹpnhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi
một người trong chúng ta đều được sinh ra với giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết,
trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn 2016, tr.50-51)
Thực hiện các u cầu sau:
Câu 1.“Điều kì diệu” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: mỗi người “phải iết trân trọng chính ản thân
mình”?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép điệp cấu trúc được sử dụng trong
đoạn trích.

Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm: Chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết,
phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó?Vì sao?
Định hướng trả lời câu hỏi:
Câu

Yêu cầu/ cấp độ/Cách làm

Câu trả lời

1

“Điều kì diệu” được nói đến Điều kì diệu được nói đến trong đoạn trích:
trong đoạn trích là gì?
mỗi người là một cá thể độc đáo, duy nhất
- Nhận iết: thông tin được đề trên thế gian, không ai giống ai 100%.
cập trong văn ản.
=>Dựa vào từ khóa, truy xuất
thơng tin từ văn ản.

2

Vì sao tác giả cho rằng: mỗi Tác giả cho rằng: mỗi người “phải iết trân
người “phải biết trân trọng trọng chính ản thân mình”, vì:
chính bản thân mình”?
- Mỗi người có một giá trị riêng, khơng nên và
- Thơng hiểu: hiểu mạch lập luận không thể so sánh với người khác.
của tác giả trong văn ản.
- Mỗi người đều có thể đóng góp cho xã hội
=>Đặt câu văn trong ngữ theo khả năng và cách thức của mình.
cảnh,tìm mạch lập luận của tác

giả, diễn giải ằng ngơn ngữ của
mình.

3

Chỉ ra và nêu tác dụng của một - Phép điệp cấu trúc cú pháp: Vấn đề không
phép điệp cấu trúc được sử dụng phải là... hay…/Bạn có thể khơng...nhưng…
trong đoạn trích.
- Tác dụng:
- Thơng hiểu: Hiểu về hiệu quả + Nhấn mạnh luận điểm: giá trị riêng tạo nên
của một phép tu từ được sử dụng bản sắc, ưu thế của mỗi người/ mỗi người đều
có giá trị,ưu thế riêng.
trong đoạn trích.
+ Tác giả khuyên: mỗi người cần ý thức được
=> Chỉ rõ iện pháp nghệ thuật,


11
nêu hiệu quả

giá trị bản thân, tự tin vào chính mình.
+ Tạo nhịp điệu, làm lời văn nhịp nhàng, uyển
chuyển.

4

Anh/chị có đồng ý với quan - Nêu quan điểm bản thân. (đồng ý/khơng
điểm: Chính bạn, hơn ai hết, đồng ý/ vừa đồng ý, vừa phản đối)
trước ai hết, phải biết mình, phải
nhận ra những giá trị đó?Vì

- Lí giải. (VD: Đồng ý, vì: Mỗi người đều có
sao?
giá trị/Khơng ai hiểu mình hơn chính ản thân
- Vận dụng: liên hệ với ản thân mình/Mình là người đầu tiên hiểu rõ bản thân,
để nhận xét, đánh giá về vấn đề nhận ra giá trị của mình...)
tác giả thể hiện trong văn ản.
=> Đưa ra quan điểm của
thân; lí giải hợp lí.

ản

ĐỀ SỐ 2:
Đọc đoạn trích:
Con người ln mong muốn được người khác lắng nghe và được cơng nhận. Do
đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tơn trọng. Những
người có thói quen hay phản đổi người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và
bị lảng tránh.
Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là bạn khơng được phép bảo vệ lập trường của
mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc
nóng vội lấn át lý trị của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của
họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn khơng những thực
hiện được quan điểm của mình mà cũng khơng hạ thấp người khác.
Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen
ln cho rằng mình đáng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm
thấy thoải mái, tin tưởng và mở lịng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi
giúp người khác hạnh phúc.
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ - Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, 2017, tr.39-40)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức iểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận
được phản ứng như thế nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho iết thế nào là “thể hiện quan điểm
trong sự hòa nhà"?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy ỏ thói quen ln cho rằng mình đúng” trong đoạn trích
có ý nghĩa gì với anh/chị?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:


12
Câu
Câu 1

Câu 2

Yêu cầu/Cấp độ/Cách làm

Câu trả lời

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính
được sử dụng trong đoạn trích

Căn cứ vào hiểu iết về
các PTBĐ để nhận diện

- Nhận iết: đặc điểm hình thức của
văn ản

- PTBĐ chính: Nghị luận


Theo đoạn trích, người có thói quen
hay phản đối người khác thường nhận
được phản ứng như thế nào?

Người có thói quen hay
phản đối người khác
thường chỉ nhận được
phản ứng bực bội và bị
lảng tránh.

Nhận iết: thông tin được đề cập trong
văn ản
Dựa vào từ khóa, truy xuất thơng tin từ
văn ản
Câu 3

Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho
biết thế nào là “thể hiện quan điểm
trong sự hịa nhã”?
- Thơng hiểu: diễn giải nội dung một
mệnh đề trong văn ản.
- Đặt mệnh đề/câu văn trong ngữ cảnh,
cắt nghĩa từ ngữ quan trọng
Diễn giải nội dung mệnh đề/câu văn

Câu 4

Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen ln
cho rằng mình đúng” trong đoạn trích
có ý nghĩa gì với anh/chị?

- Vận dụng: liên hệ với ản thân để
nhận xét, đánh giá về quan điểm, tư
tưởng của tác giả thể hiện trong văn
ản

- Hòa nhã: thái độ, cách
ứng xử từ tốn, nhẹ nhàng
- Thể hiện quan điểm
trong sự hịa nhã nghĩa là
trình bày ý kiến của bản
thân một cách từ tốn, sẵn
sàng lắng nghe và đối
thoại với người khác.
Nêu được ý nghĩa của lời
khuyên đối với bản thân:
nhắc nhở, cảnh tỉnh bản
thân về văn hóa giao tiếp,
ứng xử; về cách tư duy,
nhìn nhận vấn đề…

- Phân tích ý nghĩa của lời khuyên đối
với nhận thức, hành động của ản thân
trong thực tiễn.
ĐỀ SỐ 3:
Đọc đoạn trích:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vào giờ này năm ngối, khơng nhiều người trong giới báo chí cũng như người
dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake new” – tin giả. Trước nữa lại
càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh,



13
vả lại, có rất nhiều thiết bị thơng minh quanh mình – cái gì cũng được gắn thêm từ
smart(*), từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại – nên không dễ bị lừa.
Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hồn tồn bịa đặt
như việc ngơi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng
“những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến” đã
đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên
Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ
dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần
mềm chat(**) hoặc các mạng xã hội.
[…] Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news
đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news
tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới
cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng
khơng cần phải tìm kiếm thơng tin mà thơng tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news
cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó.
Fake news khơng chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, fake news
không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo… Hơn thế, fake
news đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức
lao đao khốn khổ, fake news thậm chí cịn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và
làm rối loạn xã hội…
(Lê Quốc Minh – Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo
chí, dẫn theo VietnamPlus)
Câu 1. Xác định phong cách ngơn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một ệnh dịch khủng khiếp ò
dần vào từng ngóc ngách của xã hội?
Câu 4. Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào để hạn chế sự

lan truyền của những tin tức giả trên mạng xã hội?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu
Câu 1

Yêu cầu/Cấp độ/Cách làm

Câu trả lời

Xác định phong cách ngôn ngữ được
sử dụng trong đoạn trích trên

Căn cứ vào hiểu iết về các
PCNN để nhận diện

- Nhận iết: đặc điểm hình thức của
văn ản

-PCNN chính: Báo chí


14
Câu 2

Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào
là fake news (tin giả)?
Nhận iết: thông tin được đề cập
trong văn ản

Fake new có thể hiểu là

những tin tức giả, tin tức ịa
đặt về một vấn đề, sự kiện
nào đó.

Dựa vào từ khóa, truy xuất thơng tin
từ văn ản
Câu 3

Vì sao tác giả cho rằng: fake news
đang như một ệnh dịch khủng khiếp
ị dần vào từng ngóc ngách của xã
hội?- Thơng hiểu: diễn giải nội dung
một mệnh đề trong văn ản.

“Fake news đang như một
ệnh dịch khủng khiếp ị
dần vào từng ngóc ngách
của xã hội” vì:

- Đặt mệnh đề/câu văn trong ngữ
cảnh, cắt nghĩa từ ngữ quan trọng

- Fake new đang lan tỏa với
tốc độ khủng khiếp từ châu
Âu sang châu Á, châu Phi.

Diễn giải nội dung mệnh đề/câu văn

- Nhờ mạng xã hội mà fake
new ùng phát tới cấp độ vô

cùng khủng khiếp như hiện
nay.
- Fake new tự tìm đến với
người dùng, chủ động tiếp
cận và tấn công người dùng.
Câu 4

Theo anh/chị, mỗi chúng ta cần có
cách ứng xử như thế nào để hạn chế
sự lan truyền của những tin tức giả
trên mạng xã hội?

Cách ứng xử để hạn chế sự
lan truyền của những tin tức
giả trên mạng xã hội:

Vận dụng: liên hệ với ản thân để
đưa ra cách ứng xử cho phù hợp với
hiện tượng trên.

- Đối với người đọc cần lựa
chọn trang tin tức uy tín để
đọc; khi đọc phải trở thành
người đọc thông minh, iết
lựa chọn và phân tích vấn
đề trong mỗi tin tức; ln có
quan điểm của ản thân,
phản iện vấn đề để không
ị truyền thông dắt mũi.
- Với người viết, cần phải là

người có tâm với nghề, đưa
tin trung thực, chính xác.


15
C. KẾT LUẬN
Đọc hiểu là một phần thi ắt uộc được đưa vào kì thi TN THPT mơn Ngữ văn
cho nên đây là vấn đề được nhiều thầy cô và học sinh quan tâm, nhất là học sinh lớp 12.
Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy môn Ngữ Văn, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học
sinh yêu thích mơn văn, làm thế nào để kết quả thi môn Văn ngày một nâng cao nên tôi
đã nghiên cứu và lựa chọn chuyên đề: “Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn ản thông tin nhật
dụng cho học sinh THPT”. Với chun đề này tơi hi vọng có thể trang ị cho các em một
số kiến thức và kĩ năng cần thiết để giúp các em tự tin hơn trong kì thi Tốt nghiệp THPT
sắp tới.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tơi, vì vậy khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề
được đầy đủ, hồn thiên hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn
Nam Trực, ngày 15 tháng 09 năm 2020
Người báo cáo
Hoàng Thị Phượng



×