Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

THÂN THỊ THANH hải PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG kê đơn THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ tại PHÒNG KHÁM đa KHOA HƯỞNG PHÚC TỈNH BÌNH DƯƠNG năm 2019 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 81 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

THÂN THỊ THANH HẢI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
KÊ ĐƠN THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ
TẠI PHỊNG KHÁM ĐA KHOA
HƯỞNG PHÚC TỈNH BÌNH DƯƠNG
NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

THÂN THỊ THANH HẢI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ TẠI
PHỊNG KHÁM ĐA KHOA HƯỞNG PHÚC
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ 28/07/2020 đến 28/11/2020



HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hồn thành, khơng chỉ là sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân
tôi, đó là thành quả của tất cả sự dạy dỗ, giúp đỡ tận tình từ q thầy cơ, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Trước tiên, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn
chân thành tới PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hương, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội, các
Thầy cô Bộ môn Quản Lý và Kinh tế Dược, Phòng Sau đại học trường Đại học
Dược Hà Nội đã giảng dạy tận tình và tạo điều kiện cho tôi được học tập trong suốt
hai năm học vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, phòng Kế hoạch, khoa Dược, phịng
cơng nghệ thơng tin Phịng khám Đa khoa Hưởng Phúc đã tạo điều kiện mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã ln sát cánh động viên, chia sẻ, giúp đỡ để tôi có thể hồn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Thân Thị Thanh Hải


năm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 2
1.1. ĐƠN THUỐC - QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN VÀ CHỈ SỐ KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ .. 2
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc ........................................................................................ 2
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ......................................................... 2
1.1.3. Mã hoá bệnh tật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ..................................... 5
1.1.4. Các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD ......................................................... 6
1.1.5. Tương tác thuốc ............................................................................................... 7
1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ............. 8
1.2.1. Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới.............................................................. 8
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam .......................................................... 11
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU .................................................... 15
1.3.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương ...................... 15
1.3.2. Công tác tổ chức, quản lý nhà nước ở các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân
trong ngành y tế tỉnh Bình Dương ............................................................................ 16
1.3.3. Vài nét về Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc ............................................... 17
1.3.4. Cơ cấu nhân lực tại phòng khám ................................................................... 18
1.3.5. Sơ đồ tổ chức phòng khám đa khoa Hưởng Phúc .......................................... 19
1.3.6. Tổ Dược Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc ................................................. 19
1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 21

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 21
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................... 25
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 25
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 26




2.2.6. Cơng thức tính về chỉ số việc thực hiện quy định kê đơn và chỉ số kê đơn
thuốc ngoại trú .......................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 33
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ............................................................................. 33
3.1.1. Mẫu đơn và thông tin liên quan đến người kê đơn ........................................ 33
3.1.2. Thông tin liên quan đến người bệnh .............................................................. 34
3.1.3. Thông tin liên quan đến bệnh và chẩn đoán bệnh.......................................... 36
3.1.4. Thông tin liên quan đến thuốc ....................................................................... 38
3.1.5. Thông tin liên quan đến cách ghi tên thuốc ................................................... 41
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC ...................................... 41
3.2.1. Phân tích chỉ số kê đơn .................................................................................. 41
3.2.2. Phân tích các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện ................................................ 48
3.2.3. Tương tác thuốc trong đơn............................................................................. 49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 53
4.1. VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯỞNG PHÚC NĂM 2019 ......... 53

4.1.1. Thực hiện việc ghi mẫu đơn và thông tin liên quan đến người kê đơn ......... 53
4.1.2. Thực hiện ghi thông tin liên quan đến người bệnh ........................................ 53
4.1.3. Thực hiện ghi thông tin liên quan đến bệnh và chẩn đoán bệnh.................... 54
4.1.4. Thực hiện ghi thông tin liên quan đến thuốc ................................................. 55
4.2. VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC .................... 56
4.2.1. Số thuốc và chi phí trung bình trong một đơn ............................................... 56
4.2.2. Việc thực hiện kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN) ........................ 57
4.2.3. Về sử dụng thuốc kháng sinh ......................................................................... 58
4.2.4. Về sử dụng thuốc tiêm ................................................................................... 60
4.2.5. Về sử dụng vitamin và khoáng chất............................................................... 60
4.2.6. Về sử dụng corticoid ...................................................................................... 61
4.2.7. Về tương tác thuốc trong đơn ........................................................................ 62
4.3. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 64
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BIỂU MẪU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2. CÁC CẶP THUỐC CÓ TƯƠNG TÁC




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

ADR


Phản ứng có hại của thuốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT

Bộ Y tế

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

ĐVT

Đơn vị tính

ICD-10

International classification of diseases – 10th Revision
(Phân loại bệnh tật quốc tế)

INN

Tên chung quốc tế


TPCN

Thực phẩm chức năng

TT

Thông tư

TTYT

Trung tâm y tế

VNĐ

Việt Nam đồng

WHO

Word Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)




DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia ....................................... 10
Bảng 1.2. Một số chỉ số kê đơn trong điều trị ngoại trú ở một số đơn vị ................. 12
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực của phòng khám đa khoa Hưởng Phúc ......................... 18
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 21
Bảng 3.5. Số đơn được lấy tại phòng khám .............................................................. 33

Bảng 3.6. Tỷ lệ đơn thuốc theo mẫu quy định tại TT 18/2018/TT-BYT .................... 33
Bảng 3.7. Tỷ lệ thực hiện quy định ghi thông tin liên quan đến người kê đơn ..................... 34
Bảng 3.8. Tỷ lệ thực hiện quy định ghi thông tin của người bệnh từ 72 tháng tuổi trở
lên.............................................................................................................................. 34
Bảng 3.9. Tỷ lệ thực hiện ghi thông tin của trẻ dưới 72 tháng tuổi .......................... 35
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhóm bệnh lý được kê đơn ............................................................. 36
Bảng 3.11. Tỷ lệ thực hiện ghi chẩn đoán bệnh........................................................ 38
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc được kê đơn.......................................................................... 38
Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc đã kê ghi đầy đủ thông tin thuốc.......................................... 39
Bảng 3.14. Một số thuốc cần ghi rõ hướng dẫn sử dụng thuốc ................................ 40
Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc ghi tên thuốc theo quy định TT 52/2017/TT-BYT ................ 41
Bảng 3.16. Số lượng thuốc được kê và số thuốc trung bình trong một đơn ............. 41
Bảng 3.17. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê đơn................................................. 44
Bảng 3.18. Tỷ lệ đơn thuốc kê có kháng sinh ........................................................... 42
Bảng 3.19. Sử dụng kháng sinh theo bệnh lý ............................................................ 45
Bảng 3.20. Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm ......................................................................... 46
Bảng 3.21. Tỷ lệ sử dụng vitamin – khoáng chất ...................................................... 47
Bảng 3.22. Tỷ lệ sử dụng corticoid ........................................................................... 48
Bảng 3.23. Chi phí thuốc trung bình của mỗi đơn.................................................... 48
Bảng 3.24. Tỷ lệ chi phí thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, corticoid ............... 49
Bảng 3.25. Mức độ tương tác thuốc có trong đơn khảo sát...................................... 49
Bảng 3.26. Các cặp thuốc có tương tác xuất hiện trong q trình khảo sát ............ 50




ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và là nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là một
trong các yếu tố góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ con người. Trước tác

động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý trong các
bệnh viện hay phòng khám tư nhân đã và đang là điều đáng lo ngại, điều đó khơng chỉ
làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tạo gánh nặng cho xã hội, cho nền kinh tế mà
còn làm giảm chất lượng điều trị và tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại cho người
bệnh. Tuy nhiên, việc kê đơn thuốc không hợp lý có thể ngăn ngừa và kiểm sốt được
nếu như chúng ta có các biện pháp dự phịng tốt và một hệ thống kiểm soát chặt chẽ để
phát hiện và ngăn chặn việc kê đơn thuốc không hợp lý, không cho tiếp cận đến người
bệnh.
Tại Phòng khám Đa khoa Hưởng Phúc, ngồi u cầu nâng cao về trình độ chun
mơn và nhận thức của cán bộ nhân viên, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày
càng cao, phòng khám luôn xác định không những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải
đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an tồn, hợp lý.
Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng thuốc khám và
điều trị cho người bệnh tại phịng khám, tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích thực
trạng kê đơn thuốc BHYT ngoại trú tại Phòng khám Đa khoa Hưởng Phúc tỉnh
Bình Dương năm 2019” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá việc thực hiện quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú theo Thông tư
52/2017/TT-BYT và Thông tư 18/2018/TT-BYT tại phịng khám Đa khoa
Hưởng Phúc năm 2019.
2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc tại phòng khám Đa khoa Hưởng Phúc
năm 2019.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm góp phần tăng cường sử dụng thuốc
hợp lý, an tồn, hiệu quả tại Phịng khám Đa khoa Hưởng Phúc.

1


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN


1.1. ĐƠN THUỐC – CÁC QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN VÀ CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh. Là căn cứ để
bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc) thuốc, sử dụng thuốc và hướng dẫn
sử dụng thuốc [15].
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
1.1.2.1. Nguyên tắc kê đơn
Ngày 29/12/2017 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành thông tư 52/2017/TT-BYT [4]
quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại
trú, trong đó theo điều 4 về nguyên tắc kê đơn thuốc ngoại trú được quy định như sau:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên
kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc cơng nhận; Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị của
cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng
dẫn chẩn đốn và điều trị của Bộ Y tế.
b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá
30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.

2



6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người
phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám
bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân cơng bác sĩ có chun khoa phù
hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
7. Bác sĩ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh
đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến
4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt).
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2
Thơng tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.
9. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật
dược, cụ thể:
a) Các thuốc, chất khơng nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
1.1.2.2. Hình thức kê đơn
Theo điều 5 về hình thức kê đơn thuốc ngoại trú được quy định trong thông tư
52/2017/TT-BYT [4] được quy định như sau:
1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y bạ)
của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và
số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám chữa bệnh.
2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh
và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh.

3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:

3


a) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến
đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám
bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì kê
đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện theo
quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
1.1.2.3. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc
Theo điều 6 về yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc trong thông tư
52/2017/TT-BYT [4] và thông tư số 18/2018/TT-BYT [6] sửa đổi thông tư 52/2017/TTBYT được quy định như sau:
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân
phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh/thành phố.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của
trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.
4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
a) Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như
sau: Paracetamol 500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A
thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.

4


5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước
khi ghi các thuốc khác.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên bên cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy cịn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ
ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc
đóng dấu) họ tên người kê đơn.
1.1.2.4. Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng CNTT
Được quy định trong điều 10 của thông tư 52/2017/TT-BYT [4] như sau:
1. Đơn thuốc được kê trên máy tinh 01 lần và lưu trên phần mềm tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh. Đối với đơn thuốc “N” và đơn thuốc “H” cần phải in ra cho người
bệnh và lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bảo việc lưu đơn thuốc để trích xuất dữ
liệu khi cần thiết.
1.1.3. Mã hoá bệnh tật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1.1.3.1. Khái niệm ICD-10 [7]
ICD-10 (International Classification of Diseases, 10th Revision) là bảng phân loại
quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì
sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối
và năm 2019. Trang web tra cứu chính thức ICD-10:


-

Của Bộ Y tế Việt Nam tại địa chỉ: icd.kcb.vn

-

Của Tổ chức Y tế thế giới: />
1.1.3.2. Phân loại bệnh quốc tế ICD-10
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về xây dựng các thông tin y tế, WHO đã
xây đựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Tại Việt Nam, quyết định số 4469/QĐ-BYT
[7] ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2020 về việc ban hành Bảng phân loại quốc tế mã
hoá bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 và Hướng dẫn mã hoá bệnh tật theo ICD-10

5


tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định có 22 chương bệnh, trong đó có 21 chương
bệnh chính.
Bộ mã ICD-10 gồm 04 ký tự: [7]

-

Ký tự thứ nhất (chữ cái): mã hoá chương bệnh, các chương được quy định bởi 1

hoặc nhiều chữ cái, sắp xếp từ A-Z, được phân loại theo tác nhân gây bệnh, nguyên nhân
ngoại sinh, bệnh theo hệ cơ quan, ung bướu, triệu chứng hay rối loạn bất thường…

-

Ký tự thứ hai (số thứ nhất): mã hố nhóm bệnh


-

Ký tự thứ ba (số thứ hai): mã hoá tên bệnh

-

Ký tự thứ tư (số thứ ba): mã hố một bệnh tuỳ theo đặc thù có thể phân loại thành

các tên bệnh cụ thể.
1.1.4. Các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD
Theo Phụ lục 6 của thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của
Bộ Y tế [1] quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh
viện đã đưa ra chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu như sau:
1.1.4.1. Các chỉ số kê đơn
a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y
tế ban hành.
1.1.4.2. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
a) Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc;
b) Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
c) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;


6


g) Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
h) Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan.
Theo khuyến cáo của WHO:

-

Số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là 1,6 – 1,8

-

Tỷ lệ % thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu lý tưởng là 100%

-

Tỷ lệ % thuốc được kê theo tên generic được khuyến cáo là 100%

-

Tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh là trong khoảng 20,0% - 26,8%

-

Tỷ lệ % đơn có kê thuốc tiêm là 1%

-

Tỷ lệ % đơn có kê thuốc vitamin/ khống chất được khuyến cáo trong khoảng 13,4%


- 24,1%.
1.1.5. Tương tác thuốc
1.1.5.1. Khái niệm tương tác thuốc [3]
Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc,
thực phẩm, hố chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn
toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc.
Tỷ lệ các phản ứng có hại (ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp só
nhân. Một thống kê dịch tễ học cho thấy tỷ lệ ADR là 7% ở bệnh nhân dùng phối hợp 6
– 10 loại thuốc, nhưng tỷ lệ này sẽ là 40% khi dùng phối hợp 16 – 20 loại.
Tương tác thuốc được đề cập trong đề tài này chỉ đề cập đến tương tác thuốc –
thuốc.
1.1.5.2. Mức độ tương tác thuốc [28]
Mức độ tương tác được phân theo nhiều mức khác nhau tuỳ tài liệu. Theo trang
web: www.drug.com được phân ra 3 mức độ:

-

Nặng (Major): Có ý nghĩa lâm sàng cao. Tránh kết hợp; rủi ro của sự tương tác lớn

hơn lợi ích.

-

Trung bình (Moderate): Có ý nghĩa lâm sàng vừa phải. Thường tránh các kết hợp;

chỉ sử dụng nó trong những trường hợp đặc biệt.

7



-

Nhẹ (Minor): Có ý nghĩa lâm sàng tối thiểu. Giảm thiểu rủi ro; đánh giá rủi ro và

xem xét một loại thuốc thay thế, thực hiện các bước để tránh nguy cơ tương tác và / hoặc
lập kế hoạch giám sát.
1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc, nó thể hiện kết
quả của một chuỗi các hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Sử dụng thuốc chịu ảnh
hưởng của bốn bước trong chu trình bao gồm: chẩn đoán – kê đơn – cấp phát và tuân
thủ điều trị. Để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, người kê đơn phải
tuân thủ theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt đầu từ việc chẩn đốn để xác định tình
trạng bệnh, sau đó xác định mục tiêu điều trị và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng
bệnh của người bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra nhiều khuyến cáo và hầu như các quốc gia
đều có ban hành các quy định về kê đơn thuốc riêng, cụ thể cho quốc gia của mình. Tuy
nhiên, việc tuân thủ các quy định về kê đơn vẫn còn chưa được thực hiện đúng quy định
không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới.
1.2.1. Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới
Thuốc có vai trị quan trọng trong việc điều trị chữa bệnh, tuy nhiên thuốc có những
tác dụng phụ, nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như kéo dài thời gian điều trị, gia tăng tỷ
lệ tử vong của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng tình trạng kháng
kháng sinh [5].
Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa (chỉ định điều
trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để giải quyết các khía
cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề dược, đặc biệt liên quan đến
thuốc độc, thuốc gây nghiện…). Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định,
các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chugn quốc tế (INN, generic), hàm

lượng, cách dùng, liều dùng… sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sau sót trong cấp phát,
sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân [5].

8


Tình trạng chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú đang diễn ra ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển. Theo một nghiên cứu của
Patel V và cộng sự tại Ấn Độ năm 2005, 990 đơn thuốc khảo sát thì có tới hơn 30% có
thơng tin xác định người kê đơn là không rõ ràng, hơn 50% các đơn thuốc không ghi
đầy đủ các thơng tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên, tuổi…), phần lớn các
đơn thuốc có chữ viết và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh không rõ ràng, hơn
90% đơn thuốc chỉ kê biệt dược… [25]. Nghiên cứu của Sanchez (2013) ở Tây Ban Nha
cho thấy có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ
biến nhất là lỗi đơn khơng đọc được (26,2%) [5].
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng bộ chỉ số của WHO/INRUD để
đánh giá về tình hình sử dụng thuốc.
Theo tổ chức y tế thế giới cho thấy các sai sót thường gặp phải khi sử dụng thuốc
khơng hợp lý là kê quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân, sử dụng thuốc kháng sinh
không hợp lý như kê đơn không đủ liều dùng, không đủ thời gian hay sử dụng thuốc
kháng sinh khi không bị nhiễm khuẩn gây hiện tượng kháng thuốc, kê đơn không theo
dướng dẫn điều trị, bệnh nhân tự điều trị hay điều trị không theo hướng dẫn là những
trường hợp không hợp lý thường gặp khi sử dụng thuốc [22]. Một nghiên cứu gần đây
về tác hại việc sử dụng thuốc không hợp lý tại Mỹ cho thấy sử dụng thuốc không hợp lý
là một trong 10 nguyên nhân gây từ vong hàng đầu của Mỹ và ước tính hàng năm đất
nước này phải chi từ 30 đến 130 tỷ USD do tác hại của việc sử dụng thuốc không hợp
lý gây ra [27].
Lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin được đề cập tại
nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều loại bệnh, trên
nhiều đối tượng bệnh nhân. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị kháng sinh còn thấp. Một

cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy có 22,3% số bệnh
nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn cấp tính tại cộng đồng thừa nhận
khơng tn thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng
trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày [5].
Việc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều và lạm dụng thuốc đã gây ra tình trạng
kháng thuốc kháng sinh trên tồn cầu, đó là một thách thức đặc biệt nghiêm trọng ở tất

9


cả các nước cho dù ở cấp độ kinh tế nào, là kết quả chủ yếu của việc kê đơn và sử dụng
kháng sinh khơng hợp lý. Ước tính có khoảng 28 quốc gia xuất hiện hiện tượng kháng
thuốc trong điều trị lao với tỷ lệ kháng thuốc từ 2% đến 40% các trường hợp. Kháng
penicillin chiếm từ 5% đến 98% trong điều trị bệnh lậu và tỷ lệ này là 12% đến 55% đối
với viêm phổi và viêm não do vi khuẩn.
Theo một nghiên cứu đánh giá việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessisie Referral ở
Dessie, Ethiopia: với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là
1,8 thuốc phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6 – 1,8). Tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh
là 52,8% cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (20,0% - 26,8%). Tỷ lệ % đơn có
kê vitamin là 31% cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (13,4% - 24,1%) [20].
Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy số lượng trung bình của các loại thuốc được kê
đơn tại phịng khám cơng cộng ở Kuala Lumpur là 3,33; tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh
là 36,7% [26].
Ngồi ra, cũng có nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả đánh giá về một số chỉ số kê
đơn thuốc thực hiện ở một số quốc gia như Maldives (2014), Myanmar (2014), Nepal
(2014), Butan (2015) được thể hiện trong bảng sau [13]:
Bảng 1.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia
Maldives

Myanmar


Nepal

Butan

(2014)

(2014)

(2014)

(2015)

Số thuốc trung bình/ đơn

3,02

2,2

2,77

2,5

% đơn kê kháng sinh

24,2

54,2

40,4


41,9

% đơn kê thuốc tiêm

17,5

10,0

0,0

2,9

% đơn kê vitamin

46,7

30,9

29,6

27,1

% đơn kê theo tên INN

16,8

78,9

66,0


95,2

Chỉ số

Vấn đề tương tác thuốc cũng không ngoại lệ. Nghiên cứu của Freistein J và cộng
sự (2015) tiến hành trên 498.956 bệnh nhân dưới 21 tuổi điều trị nội trú tại các bệnh
viện chuyên khoa nhi trên lãnh thổ Hoa Kỳ năm 2011 lại cho thấy tỷ lệ bệnh án xuát
hiện tương tác lên đến 49% [22]. Một nghiên cứu khác tại Mỹ ghi nhận tương tác thuốc
chiếm 4,6% biến cố bất lợi mà bệnh nhân nằm viện gặp phải [24]. Tương tự nghiên cứu

10


khác tại Anh đã chỉ ra rằng tương tác thuốc là nguyên nhân dẫn đến 51,9% biến cố có
hại trong quá trình điều trị của bệnh nhân [21].
Như vậy, các chỉ số sử dụng thuốc trong thực hành so với khuyến cáo của WHO
có sự khác biệt khơng hề nhỏ ở các nước trên thế giới.
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
Kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế chung của thế
giới. Đó là tình trạng kê đơn và sử dụng thuốc không hợp lý, lạm dụng thuốc kháng sinh
và kê quá nhiều thuốc cho một đơn, tình trạng nay đã và đang tồn tại gây ra nhiều bất
cập trong sử dụng thuốc, nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng
cịn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng thuốc,
thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ [5]. Những điều này đòi hỏi Bộ Y Tế phải có các quy
định chặt chẽ nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả trong kê đơn và sử dụng
thuốc hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Do đó, tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban
hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn. Hiện
nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện kê đơn điện tử đã

giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Việc ghi thơng
tin người bệnh như tên, tuổi, giới tính người bệnh, ngày kê đơn, chữ ký bác sĩ đều đạt
100%, đây là những thay đổi rất tích cực.
Tuy nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam vẫn cịn nhiều vấn đề
tồn tại:

a.

Thơng tin người bệnh
Tình trạng tỷ lệ đơn thuốc ghi chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn xã ấp,

đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 1,52% ở Rạch giá, Kiên Giang [8] hay thậm chí là 0% ở trung
tâm Y tế huyện Dầu Tiếng [14].

b.

Thơng tin thuốc
Vẫn cịn tình trạng ghi tên thuốc không đúng theo quy định của TT 52/2017/TT-

BYT như trong nghiên cứu đánh giá thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú trên địa bàn thành
phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang năm 2018, có 26,75% đơn thuốc ghi tên thuốc khơng

11


đúng quy định TT 52, lỗi này đa số ở các đơn viết tay thu thập từ các nhà thuốc ngồi
cơng lập [8].
Việc ghi hướng dẫn sử dụng thuốc, tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Thế tỉnh Bắc
Giang năm 2016, có 98,3% đơn thuốc ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng thuốc của tất cả
các thuốc trong đơn, 100% đơn ghi đầy đủ liều dùng một lần, liều dùng 24 giờ, đường

dùng, 95,3% đơn ghi đầy đủ thời điểm dùng thuốc [18] hay tại Trung tâm Y tế Dầu
Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2018, hướng dẫn liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ đạt
97,8%, thời điểm dùng thuốc chỉ đạt 6,15% [14].
1.2.2.2. Một số chỉ số kê đơn thuốc
Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về thực trạng kê đơn thuốc tại
các bệnh viện, trung tâm y tế. Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng thuốc kháng sinh,
thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất, corticoid ở một số bệnh viện, trung tâm y tế được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Một số chỉ số kê đơn trong điều trị ngoại trú ở một số đơn vị
TT

Chỉ số kê đơn

TTYT
huyện Dầu
Tiếng tỉnh
Bình
Dương
(2018) [14]

TTYT thị
xã Thuận
An tỉnh
Bình
Dương
(2018) [13]

TTYT
thành phố
Thủ Dầu

Một tỉnh
Bình
Dương
(2018) [12]

Thành phố
Rạch Giá
tỉnh Kiên
Giang
(2018) [8]

1

Số thuốc trung bình/
đơn

4,25

3,9

4,67

4,41

2

% đơn kê kháng
sinh

27,3


33,5

22,25

35,75

3

% đơn kê vitamin
và khống chất

14,8

17,0

30,75

44,25

4

% đơn kê corticoid

8,0

8,5

18,75


17,75

5

% đơn kê thuốc
tiêm

0

2,3

0

0,25

6

Chi phí trung bình/
đơn (VNĐ)

167.698

127.663

333.852

126.609

12



a.

Số thuốc trung bình/ đơn:
Theo hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới, số thuốc trung bình trong 1 đơn thường

là 1,6-1,8 thuốc, ở một số nghiên cứu cho thấy số thuốc trung bình/ đơn vẫn rất cao,
nguy cơ lạm dụng thuốc của bác sĩ kê đơn, điều này dễ dẫn đến nguy cơ hạn chế tuân
thủ điều trị của người bệnh điều trị ngoại trú và khả năng xảy ra những phản ứng bất lợi
cho người bệnh khi sử dụng nhiều thuốc.
Tại một số cơ sở y tế, các kết quả khảo sát cho thấy số thuốc trung bình trong một
đơn là khá cao so với khuyến cáo của WHO, như ngay tại tỉnh Bình Dương trong năm
2018, tại TTYT huyện Dầu Tiếng là 4,25 thuốc/ đơn [14], TTYT thị xã Thuận An là 3,9
thuốc/ đơn [13] hay TTYT thành phố Thủ Dầu Một là 4,67 thuốc/ đơn [12]…
Khảo sát 80.175 đơn thuốc điều trị ngoại trú được tiến hành tại bệnh viện Bạch
Mai năm 2013 cho thấy số đơn thuốc sử dụng từ 1 – 5 thuốc chiếm 89,93% số đơn, sử
dụng 6 – 10 thuốc chiếm 10,5%, số đơn sử dụng 11 – 15 thuốc chiếm 0,02% [17];
Mặc dù các số liệu chỉ mang tính tham khảo và phụ thuộc vào cách lấy mẫu của
mỗi tác giả, song chỉ số này so với khuyến cáo của WHO là rất cao, rất cần sự can thiệp
của lãnh đạo bệnh viện, trung tâm y tế, Hội đồng thuốc và điều trị trong việc giám sát
kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.

b.

Kê đơn kháng sinh
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện nay là một trong những nước

có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất thế giới. Theo số liệu nghiên cứu giám sát ANSORP từ
tháng 1/2000 đến tháng 6/2001 của 14 trung tâm của 11 nước Đơng Nam Á trong đó có
Việt Nam cho thấy tỷ lệ kháng penicillin ở Việt Nam cao nhất (71,4%), tiếp theo là Hàn

Quốc (54,8%), Hồng Kông (43,2%) và Đài Loan (38,6%). Tỷ lệ kháng erythromycin
cũng rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, Hồng Kông
là 76,8% và Trung Quốc là 73,9%. Đây cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc
bệnh nhiều nhất thế giới [24]. Kết quả khảo sát về việc bán kháng sinh ở các hiệu thuốc
vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy có đến 88% nhà thuốc thành thị
và 91% nhà thuốc ở nơng thơng bán thuốc kháng sinh khơng có đơn. Kháng sinh đóng
góp 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nơng thông trong tổnh doanh thu của nhà thuốc, qua

13


đó có thể thấy rằng tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị không cần đơn đang diễn ra khá
phổ biến ở nước ta, đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc.
Kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể cịn do các bác sĩ kê đơn theo kinh
nghiệm và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm mục đích phịng bệnh, điều trị theo kiểu bao
vây. Kê đơn kháng sinh thực tế phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét
nghiệm không được dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém về kinh phí và thời gian.
Do đó đã tạo thói quen kê kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều thuốc kháng sinh cho
một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh trong một đợt điều trị. Kết quả nghiên cứu tại
một số cơ sở cho thấy tỷ lệ kê kháng sinh là khá cao như tại TTYT huyện Dầu Tiếng là
27,3% đơn khảo sát [14], tại TTYT thị xã Thuận An là 33,5% [13] hay tại thành phố
Rạch Giá – Kiên Giang là 35,75% [8], các kết quả này đều cao hơn khuyến cáo của
WHO (20,0 – 26,8%)
Khảo sát 80.175 đơn thuốc điều trị ngoại trú được tiến hành tại bệnh viện Bạch
Mai năm 2013 tỷ lệ đơn kê kháng sinh có bệnh nhân ngoại trú bệnh viện là 29%. Trong
đó, một số khoa của bệnh viện kê đơn với tỷ lệ cao: khoa Răng – Hàm – Mặt (92,78%),
khoa Sản (76,97%), khoa Da liễu (51,92%)… Sự kết hợp kháng sinh ở bệnh viện Bạch
Mai tương đối phổ biến chiếm tỷ lệ (37,06%) trong đó chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh
chiếm (94,2%). Kháng sinh được kê đơn ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai phần lớn sử
dụng theo đường uống (88,32%) [17].


c.

Kê đơn vitamin và khống chất
Vitamin là nhóm thuốc thường được kê đơn như là thuốc bổ trợ. Kết quả nghiên

cứu thể hiện ở bảng trên cho thấy tỷ lệ kê đơn vitamin và khoáng chất tại các cơ sở y tế
có sự khác nhau, có cơ sở kê với tỷ lệ thấp như TTYT Dầu Tiếng là 14,8% [14], TTYT
Thuận An là 17,0% [13], nhưng cũng có cơ sở có sự lạm dụng kê đơn vitamin như TTYT
Thủ Dầu Một là 30,75% [12] hay Rạch Giá – Kiên Giang là 44,25% [8].

d.

Kê đơn thuốc tiêm
Thuốc tiêm là dạng thuốc khó dùng, địi hỏi phải có nhân viên y tế đã được đào

tạo, khi thực hiện phải tuân theo chỉ định và sự giám sát của nhân viên y tế hoặc là dạng
bút tiêm chuyên dụng (insulin). Vì vậy, việc hạn chế kê đơn thuốc tiêm sẽ an toàn cho
người bệnh. Tỷ lệ kê đơn thuốc tiêm tại một số cơ sở y tế khảo sát đều thấp hơn so với

14


khuyến cáo của WHO (13,4 – 24,1%) như tại TTYT Thuận An là 2,3% [13] hay thành
phố Rạch Giá – Kiên Giang là 0,25% [8] hay thậm chỉ ở những TTYT Dầu Tiếng hay
TTYT Thủ Dầu Một tỷ lệ là 0% [12,14].

e.

Kê đơn corticoid

Việc kê đơn thuốc corticoid phải được giám sát chặt chẽ do thuốc này có nhiều tác

dụng không mong muốn khi sử dụng. Tỷ lệ đơn khảo sát có kê corticoid của TTYT Dầu
Tiếng là 8,0% [14], tại TTYT Thuận An là 8,5% [13], TTYT Thủ Dầu Một là 18,75%
[12] và thành phố Rạch Giá Kiên Giang là 17,75% [8].

f.

Chi phí trung bình/ đơn
Chi phí tiền thuốc trung bình tại các cơ sở y tế cũng có sự khác biệt. Một số cơ sở

có sự tương đồng về chi phí như ở TTYT Thuận An và thành phố Rạch Giá Kiên Giang
lần lượt là 127.663 VNĐ [13] và 126.609 VNĐ [8], bên cạnh đó, TTYT Thủ Dầu Một
lại có chi phí trung bình/ đơn khá cao là 333.852 VNĐ [12].

g.

Tỷ lệ tương tác thuốc
Năm 2014, nghiên cứu khảo sát tương tác thuốc trên bệnh nhân điều trị tại khoa

Hồi sức tích cực của Bệnh viện E Hà Nội cho thấy rằng: trên 301 đơn thuốc của 58 bệnh
nhân điều trị nội trú có tỷ lệ tương tác thuốc là 78,1%. Số đơn có tương tác từ mức độ
nặng trở lên chiếm 59,8% (180 đơn) [10].
Trong nghiên cứu tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang năm 2018, tỷ lệ đơn có
tương tác thuốc là 35,25% (141 đơn trong tổng số 400 đơn), có 235 tương tác xảy ra,
trong đó có 2,25% tương tác nặng, nghiêm trọng có thể gây chết người [8].
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam gồm có: 3 thành phố (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An), 2 thị xã (Bến

Cát, Tân Uyên) và 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo) với 45
phường, 4 thị trấn và 42 xã với diện tích 2.694,4km2, xếp thứ 4 vùng Đơng Nam Bộ.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, tồn tỉnh có 2.455.865 người, có tỷ suất di cư thuần
dương, người nhập cư nhiều hơn người xuất cư.

15


Bình Dương là cửa ngõ giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh
tế - văn hố của cả nước, có các trục lộ giao thơng huyết mạch của quốc gia chạy qua
như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á… cách sân bay Tân
Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội
toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ln ở mức cao, GRDP
tăng bình qn khoảng 14,5%/ năm. Hiện nay Bình Dương có 28 khu cơng nghiệp và
cụm cơng nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp
trong và ngồi nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đơla Mỹ.
Phịng khám Hưởng Phúc nằm trên địa bàn thành phố Thuận An có diện tích
83,71km2, dân số 508.433 người, mật độ dân số cao nhất toàn tỉnh là 6.074 người/km2
với 9 phường và 1 xã. Vị trí thuận lợi, gần khu dân cư đơng đúc, và nằm giữa hai khu
công nghiệp lớn là khu công nghiệp Việt Hương và khu công nghiệp VSIP 1.
1.3.2. Công tác tổ chức, quản lý nhà nước ở các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân
trong ngành y tế tỉnh Bình Dương
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh đã thực hiện
tốt việc cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cơng tác khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khoẻ nhân dân.
Cơng tác xã hội hố trong ngành Dược phát triển mạnh mẽ, mạng lưới các cơ sở
bán lẻ thuốc phát triển rộng khắp kể cả vùng sâu, vùng xa. Tính đến hết năm 2019 [29],
tồn tỉnh có:

-


Khoa dược bệnh viện tuyến tỉnh: 03 (bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, bệnh viện

Y học cổ truyền, bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương)

-

Khoa dược bệnh viện ngồi cơng lập: 10 bệnh viện

-

Khoa Dược TTYT thành phố, huyện, thị xã: 09 TTYT

-

Khoa dược phòng khám đa khoa tư nhân: 36 phịng khám

-

Cơ sở hành nghề dược tư nhân: 1.845

-

Cơng ty bán bn Dược phẩm: 24
Ngồi ra, Bình Dương cịn có 1 trường Cao đẳng Y tế và 3 trường ngoài công lập

đào tạo dược sĩ hệ đại học, cao đẳng.
16



1.3.3. Vài nét về Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc
Tại tỉnh Bình Dương, nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh chóng, cùng với
đó là nhiều khu cơng nghiệp hình thành, ngày càng lớn mạnh thu hút nhiều nhân lực từ
các tỉnh thành đến sinh sống và làm việc, do đó việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
có xu hướng phát triển hơn và ngày càng đóng vai trị quan trọng. Ngồi hệ thống bệnh
viện cơng tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, để đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng phục vụ càng nâng cao, nhiều
bệnh viện tư và phịng khám tư ra đời trong đó có Phịng khám đa khoa Hưởng Phúc.
Phịng khám đa khoa Hưởng Phúc được thành lập từ năm 2010 tại 1/424 1/422,
Hịa Lân 2, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, là một trong những phòng khám đa
khoa tư nhân đã và đang hoạt động được mười năm. Được sử dụng nguồn vốn với 25 tỷ
ban đầu của các cổ đông đồng sáng lập, bên cạnh đó phịng khám cịn thu hút đầu tư
nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ khác.
Ra đời trong hoàn cảnh hệ thống bệnh viện tại Bình Dương chưa đáp ứng được
đầy đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng khám chữa bệnh, phòng khám đa khoa
Hưởng Phúc mong muốn được chung vai gánh vác, chia sẻ gánh nặng với xã hội trong
việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Khơng chỉ nhằm góp phần giảm tải
cho các bệnh viện cơng, phịng khám cịn hướng tới việc cung cấp dịch vụ khám, tầm
soát và điều trị bệnh tồn diện đạt chất lượng. Đến nay phịng khám đã phát triển điều
trị với 12 chuyên Khoa điều trị khác nhau: Nội tổng quát, Ngoại khoa, Nhi khoa, Nha
khoa, Sản phụ khoa, Y học cổ truyền phục hồi - chức năng, Tai mũi họng, Tiểu phẫu...
Định hướng phát triển của phòng khám đến năm 2025 là hướng tới xây dựng bệnh
viện đa khoa khu vực hạng 1 hoàn thiện theo mơ hình Chất lượng bệnh viện thực hiện
tốt cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Cuối năm 2020, phịng khám
sẽ khởi cơng xây dựng một bệnh viện mới với quy mô 500 giường bệnh, trên cơ sở bổ
sung và hồn thiện một phịng khám đa khoa hồn chỉnh.
Trong năm 2019, phịng khám đã khám cho 67.690 bệnh nhân khám BHYT và hơn
30.000 bệnh nhân khám dịch vụ, địi hỏi phịng khám khơng ngừng nâng cao khả năng
đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ người dân trong khu vực.


17


1.3.4. Cơ cấu nhân lực tại phòng khám
Cơ cấu nguồn nhân lực của phòng khám Hưởng Phúc được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của phòng khám đa khoa Hưởng Phúc
TT

Trình độ chun mơn

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Thạc sĩ bác sĩ

1

1,2

2

Bác sĩ chuyên khoa 1

5

5,9


3

Bác sĩ

12

14,1

4

Bác sĩ Y học cổ truyền

2

2,4

5

Cao đẳng điều dưỡng

10

11,8

6

Điều dưỡng trung học

20


23,5

7

Cử nhân nữ hộ sinh

5

5,9

8

Hộ lý

6

7,1

9

Kỹ thuật viên xét nghiệm

3

3,5

10 Dược sĩ đại học

2


2,4

11 Dược sĩ cao đẳng

5

5,9

12 Dược sĩ trung học

4

4,7

13 Cử nhân kế toán

2

2,4

14 Đại học kê toán

2

2,4

15 Cử nhân CNTT

2


2,4

16 Nhân viên khác

4

4,7

Tổng

85

100

18


×