Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận môn chính sách đối ngoại NGOẠI GIAO NHÀ nước VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 24 trang )

TIỂU LUẬN:
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:

NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HIỆN NAY


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là xu thế tồn cầu hóa ngày
càng mạnh mẽ, hịa chung trong sự phát triển vĩ đại này, các quốc gia trên thế
giới ra sức mở rộng phạm vi ngoại giao và quảng bá hình ảnh đất nước mình.
Đối với Việt Nam-một quốc gia đang phát triển cùng với ước muốn nâng tầm
vị thế trên trường quốc tế thì ngoại giao nhà nước có vai trị rất quan trọng.
Nhìn vào tình hình chung tồn thế giới cho thấy khơng khí hịa bình
đang bao trùm, đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, ở một số quốc gia đang
diễn ra sự tranh chấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc,
tôn giáo,…Để hạn chế được những điều đáng ngại này đòi hỏi các quốc gia
phải có chiến lược ngoại giao hợp tình hợp lý và Việt Nam cũng cần phải tìm
cho mình con đường ngoại giao phù hợp. Bài tiểu luận của tôi sẽ đưa đến cho
đọc giả những thông tin để nắm bắt rõ hơn tình hình ngoại giao nhà nước Việt
Nam hiện nay.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Hiện nay các quốc gia phát triển đầu tư rất lớn về hoạt động ngoại giao
nhà nước, chủ yếu là những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc,... Đây cũng là những tấm gương lớn để VN học tập trong quá trình
phát triển Ngoại giao nhà nước tại quốc gia mình. Hoạt động ngoại giao của
Việt Nam bắt đầu



2.2. Nhiệm vụ
Bài tiểu luận sẽ cố gắng tìm hiểu rõ về Ngoại giao nhà nước Việt Nam
hiện nay đồng thời qua đó nêu một số những kinh nghiệm ngoại giao của các
quốc gia khác để nước ta học tập. Qua những lời giới thiệu và phân tích về

1


Ngoại giao nhà nước Việt Nam hiện nay, bài tiểu luận sẽ làm rõ vai trò của
Ngoại giao nhà nước Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.

3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận khoa học
- Nêu định nghĩa, chứng minh và tìm kiếm, thu thập thơng tin
- Phân tích, tổng hợp vấn đề

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
1.1. Ngoại giao là gì?
Ngoại giao theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan
hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thơng qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh
hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất
hiện từ rất lâu ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như có Trung
Quốc và Hi Lạp cổ đại.
Hoạt động ngoại giao có một số điểm nổi bật. Thứ nhất, ngoại giao hoạt

động như một cỗ máy mà thơng qua đó một quốc gia có thể tạo nên ảnh
hưởng và thể hiện sự quan tâm của họ đối với bên ngoài. Ngoại giao giúp điều
hịa lợi ích giữa các quốc gia, giúp triển khai các mục tiêu cụ thể của quốc gia
song song với việc đảm bảo trật tự thế giới. Có thể xem ngoại giao như là
công cụ để các quốc gia đạt được lợi ích của mình.
Thứ hai, các nhà ngoại giao đóng vai trị quan trọng trong việc triển
khai đường lối ngoại giao và chính sách đối ngoại của một quốc gia. Một nhà
ngoại giao tốt sẽ đem được lợi ích tối đa nhất đến với quốc gia của mình, vì
thế cho nên những người này được hưởng rất nhiều ưu đãi và miễn trừ.
Thứ ba, ngoại giao là nhiệm vụ chuyên trách của cơ quan nhà nước có
trụ sở trong và ngoài nước. Cơ quan ngoại giao của một quốc gia có trụ sở tại
nước bạn giống như “tai và mắt” của chính phủ nước cử đại diện và với khả
năng trên họ góp phần vào việc điều chỉnh và phát triển chính sách đối ngoại
của quốc gia mình.
1.2. Ngoại giao nhà nước là gì?
Theo cuốn “Đối ngoại Việt Nam – truyền thống và hiện đại” của
PGS.TS Nguyễn Thị Quế và PGS.TS Phạm Minh Sơn đã chỉ rõ:
Ngoại giao Nhà nước là lĩnh vực hoạt động thể hiện các mối quan hệ
giữa nhà nước ta và các quốc gia, các tổ chức liên quốc gia, liên chính phủ,
3


trên cơ sở cơng nhận chính thức lẫn nhau (Thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc
gia nhập tổ chức) và các Hiệp ước, hiệp định, nghị định thư… song phương,
các điều ước, luật pháp và tập quán quốc tế.

4


CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Mục tiêu, hình thức, nhiệm vụ và phương châm của ngoại giao
nhà nước Việt Nam hiện nay
Để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Hồ chủ tịch
hằng mong muốn, nhân dân ta cũng như Đảng và nhà nước ta cần phải có con
đường đi đúng đắn để phát triển đất nước mà trên con đường đó, ngồi phát
triển kinh tế, điều cần quan tâm hơn nữa đấy chính là cơng tác ngoại giao.
Ngoại giao nhà nước Việt Nam hiện nay đang rất được chú trọng và đạt được
nhiều dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế, đây là điều đáng mừng. Nhiều năm
qua, với mục tiêu là phải tạo lập được môi trường quốc tế hịa bình thuận lợi
cho cơng cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng XHCN, thực
hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Việt Nam đã
và đang trở thành “người bạn tốt” đối với nhiều quốc gia.
Về hình thức và các hoạt động ngoại giao cụ thểm ngoại giao nhà nước
bao gồm:- Các chuyến thăm (cấp nhà nước, chính thức, làm việc, khơng chính
thức), các cuộc gặp thượng đỉnh,hội đàm cấp cao song phương
- Các cuộc gặp cấp cao, hội nghị, hội thảo liên quốc gia, liên chính phủ
- Đàm phán và ký kết các văn kiện ngoại giao song phương và các điều ước
quốc tế
- Tham gia các hoạt động tại các tổ chức liên quốc gia, liên chính phủ
- Hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài
- Trao đổi văn thư ngoại giao (Quốc thư, Công hàm, Thông điệp, Điện,
Thư,..)
- Công bố các văn kiện ngoại giao, bày tỏ lập trường chính thức về các
vấn đề, sự kiện quốc tế (Tuyên bố, Họp báo của người phát ngôn, Sách trắng,
…)
- Làm việc với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam

5



Trong cơng tác ngoại giao nhà nước, Việt Nam có những nguyên tắc riêng,
trong đó có thể kể đến như:
- Bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu
- Tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;
giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hịa bình; tơn trọng lẫn
nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Hoạt động ngoại giao nhà nước tốt sẽ khiến cho nước nhà đi lên, đồng thời
giữ vững được mơi trường hịa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh
thổ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của ngoại giao nhà nước còn là để nâng cao vị thế đất
nước trên trường quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiếng bộ xã hội trên thế giới.
Phương châm của Đảng và nhà nước đề ra làm tiền đề để tiến hành
công tác ngoại giao nhà nước có thể tóm gọm trong bốn điểm chính. Thứ
nhất, phải bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Thứ hai, cần
giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng
hóa mối quan hệ quốc tế. Thứ ba là phải nắm vững mặt hợp tác và đấu tranh
trong quan hệ quốc tế. Và thứ tư là phải tham gia hợp tác khu vực, đồng thời
mở rộng quan hệ với tất cả các nước.
2.2.Thành tựu ngoại giao nhà nước ta đã đạt được trong những
năm qua
Theo chủ trương của Đại hội lần thứ XI “Triển khai đồng bộ, tồn diện,
có hiệu quả các hoạt động đối ngoại” trên tất cả các kênh song phương và đa
phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà
nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân, nhà nước ta đã đánh dấu
bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Bên cạnh đó, đại hội XI của
Đảng cũng đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” và đã được


6


cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, trong đó xác định “chủ động
và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính
trị và kinh tế cơng bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố
hịa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi”.
Những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sự
xuất hiện của phiến quân IS – mối lo mới của nhân loại và sự kiện EXIT đã
phần nào ảnh hưởng đến công tác ngoại giao nhà nước của Việt Nam. Bên
cạnh đó, kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái, một số đối tác kinh tế
lớn của chúng ta cũng lâm vào tình trạng khó khăn, giá cả một số mặt hàng,
nhất là giá xăng dầu giảm sâu cũng là tác nhân khiến nhà nước ta phải “đau
đầu” về chiến lược ngoại giao. Kể đến khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt
trong những năm qua thì khơng thể nào khơng kể đến sự biến đổi khí hậu,
bệnh dịch và tranh chấp lãnh thổ, biển đảo căng thẳng. Tuy nhiên nước Việt
Nam chúng ta vẫn kiên định mục tiêu đối ngoại “Vì lợi ích quốc gia, dân tộc,
vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh”, công tác ngoại giao nhà nước của
ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có thể kể đến như:
- Thứ nhất, chúng ta đã giữ vững được mơi trường hịa bình, ổn định,
thuận lợi cho phát triển,đưa các mối quan hệ đối ngoại quan trọng đi vào
chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
Tiền đề để phát triển bền vững đất nước chính là hịa bình và ổn định,
Việt Nam đã làm rất tốt công tác ngoại giao để từ đố không ngừng củng cố và
hợp tác hữu nghị và làm sâu sắc các mối quan hệ đối ngoại, tăng cường đan
xen lợi ích, phát huy điểm tích cực và giảm thiếu tối đa những sự khác biệt
trong quan hệ đối với mỗi đối tác. Những năm vừa qua, quan hệ đoàn kết đặc
biệt với Lào, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với
Campuchia, các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các nước

XHCN và bạn bè truyền thống, kết quả nổi bật đó là ta đã hồn thành việc xây
dựng khn khổ quan hệ đối tác với hầu hết các nước có ảnh hưởng lớn ở khu
vực và thế giới. Trong nhiệm kì Đại hội XI, chúng ta đã thiết lập thêm quan
7


hệ đối tác chiến lược với tám nước trong số 15 nước đối tác chiến lược đã xây
dựng trong 15 năm qua, nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện hoặc sâu
rộng giữa với hai nước; lập quan hệ đối tác toàn diện với ba nước trong tổng
số mười nước đối tác tồn diện, trong đó có năm nước là Ủy viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ
ổn định với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật, EU,các nước cùng trong
ASEAN,…
- Thứ hai, công tác ngoại giao nhà nước là sự xác nhận hoàn hảo cho
việc Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế , xã hội
Những năm qua, Việt Nam chúng ta đã ngày càng chủ động và đã đạt
được nhiều thành quả nhất định. Đặc biệt nhất là giai đoạn 2013 – 2015 được
xem là khoảng thời gian cao điểm trong đàm phán, ký kết các FTA của Việt
Nam (FTA: HIệp định Thương mại tự do). Việt Nam đã hoàn thành ba FTA
song phương với các đối tác quan trọng của Việt nam, bao gồm FTA với Hàn
Quốc (5/2015), Liên minh Kinh tế Á – Âu (5/2015) và Liên minh Châu Âu
EU (12/2015). Tính đến năm 2015, Việt Nam đã ký kết tham gia 11 FTA khu
vực song phương, trong đó có sấu FTA trong khuôn khổ hợp tác ASEAN. Đối
với Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nước ta đã tích cực triển khai các biện
pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Việt Nam
được đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao
nhất các biện pháp trong Lộ trình AEC.Việt Nam đã hồn thành đàm phán
Hiệp định Đói tác kinh tế xun Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10/2015.
Bên cạnh đó, Việt nam tiếp tục đàm phán Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều

kiện của Việt Nam và các nước ASEAN.
Tháng 12/2013, tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Việt Nam đã cùng với các thành viên WTO thơng qua “Gói cam kết
thương mại Bali”, khai thông bế tắc trong đàm phán trong khn khổ WTO đã
kéo dài nhiều năm. Tính đến giữa năm 2015, ta có quan hệ kinh tế - thương
8


mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút trên 250 tỷ USD đầu tư
nước ngoài (FTA). Tính đến năm 2015, chúng ta đã vận động được thêm 36
đối tác mới, nâng tổng số đối tác chính thức công nhận quy chế kinh tế thị
trường ở nước ta lên 59. Nhờ những thành tựu này mà kinh tế Việt Nam có đà
đi lên, nguồn vốn đầu tư ngày càng nhiều kéo theo những ngành nghề trong
nước phát triển nhanh chóng.
- Thứ ba, cơng tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ
vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc
Những năm qua, công tác biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia
vẫn đang nằm trong sự kiểm soát của nhà nước. Với Trung Quốc, tuy có xảy
ra sự tranh chấp chủ quyền biển, đảo nhưng do nghệ thuật ngoại giao khôn
khéo, đến nay hai nước vẫn chưa diễn ra bất kì cuộc chiến tranh nào. Việt
Nam và Trung Quốc cũng đã ký Hiệp định quy chế tàu thuyền đi lại tại khu
vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân và Hiệp định khai thác và bảo vệ tài
nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc. Việt Nam – Trung Quốc và các bên có
liên quan đã cùng nhau đàm phán và ký kết thành công “Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. ngày 19/12/2015, hai
bên đã khởi động khảo sát chung tại một số khu vực thỏa thuận ngoài cửa
Vịnh Bắc Bộ, chuẩn bị triển khai một số dự án về hợp tác ít nhạy cảm trên
biển để thực hiện mục tiêu phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển
này. Với Lào, hai bên hoàn thành dự án tăng dày tôn tạo hệ thống mốc giới,
đạt được nhiều thỏa thuận trong việc phát triển đường biên giới hòa bình, hữu

nghị. Với Campuchia, hai bên đã hợp tác tốt giữ gìn an ninh, trật tự và giải
quyết ổn thỏa các vấn đề phát sinh ở khu vực biên giới; tiếp tục công tác phân
giới cắm mốc trên đất liền mà hiện đã đạt trên 80%.
Ngoại giao nhà nước Việt Nam đã thực sự mềm dẻo khi áp dụng
nghiêm túc những chủ trương, chỉ đạo của Đảng và nhà nước, sử dụng linh
hoạt, triệt để các biện pháp chính trị - ngoại giao, mọi kênh đối thoại, tiếp xúc
ở các cấp độ song phương và đa phương, khu vực và quốc tế kiên quyết đấu
9


tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã
tranh thủ được công luận quốc tế lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa của
nước ta, bác bỏ các yêu sách vô lý , phản đối các hành động đơn phương thay
đổi nguyên trạng, vi phạm pháp luật quốc tế, nhằm duy trì hịa bình, ổn định,
an ninh, an tồn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông và khu vực. Việt
Nam vẫn khơng ngừng tìm mọi thời cơ để giảm căng thẳng, khơi phục lịng
tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại tìm ra giải pháp cơ bản, lâu
dài cho vấn đề biển Đông. Trong những năm vừa qua, vấn đề biển Đông là
chủ đề được quan tâm nhiều, thể hiện qua các Tuyên bố, Văn kiện của nhiều
tổ chức, diễn đàn đa phương như ASEAN, Hội nghị Cấp cao Đơng Á (EAS),
Nhóm nước G-7, EU,…
Trong những năm trở lại đây, hiện tượng kích động, lơi kéo của các thế
lực lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để can thiệp vào nội bộ
đất nước có xu thế diễn ra bất ngờ trên nhiều địa phương. Nhà nước ta đã sử
dụng nhiều biện pháp, kiên quyết xử lý theo pháp luật, đúng người đúng tội,
không bao che để bảo vệ Đảng, bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa, bảo vệ thành
quả của xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã chủ động tổ chức những cuộc đối
thoại, gặp gỡ với các nước, các tổ chức quốc tế về vấn đề này, đồng thời tăng
cường công tác thông tin cho bạn bè quốc tế về tình hình trong nước và về
thực tế xây dựng và triển khai pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Ngoại

giao nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc vơ hiệu hóa các âm mưu và
hành động chống phá của các thế lực lẩn trốn tại nước ngoài đối với nhân dân
trong nước. Bên cạnh đó, thơng qua việc chia sẻ thông tin trong nước đến với
các quốc gia khác, Việt Nam cũng nhận được những phản hồi tích cực để từ
đó có những chuyển biến khơn khéo về chính sách và thực thi chính sách ở
Việt Nam.
- Thứ tư, nâng cao vị thế của đất nước thông qua việc nâng tầm đối
ngoại đa phương từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng,
định hình luật chơi chung’, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược
10


về an ninh, phát triển của Việt Nam, đồng thời thể hiện tinh thần “thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Việt Nam đã và đang là thành viên tích cực của nhiều diễn đàn đa
phương có tầm ảnh hưởng lớn như ASEAN, Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM,
Hợp tác tiểu vùng sông Mekong…Việt Nam được nhiều quốc gia biết đến hơn
khi đăng cai thành công Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU) lần
thứ 132, đóng góp tích cực cho Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng và thơng
qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, được các nước tin cậy
bầu với số phiếu cao vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ
2014-2016, Ủy ban kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2013-2017, lần
đầu tiên tham gia lực lượng giữ gìn hịa bình Liên Hợp Quốc (PKO).
2.3. Mười sự kiện đối ngoại nổi bật năm 2016
1.Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 từ 22-28/8 với chủ đề “Nâng cao hiệu
quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế để thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng”.

Các đại biểu tham dự


11


2.Ngày 8-9/12, Hội nghị khơng chính thức các quan chức cao cấp
APEC (ISOM) và các hoạt động liên quan đã chính thức khởi động Năm
APEC Việt Nam 2017, thống nhất được chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun
đắp tương lai chung”, đánh dấu lần thứ 2 nước ta đảm nhận cương vị chủ nhà
của Diễn đàn APEC.

Hội nghị ISOM được đại biểu thuộc các nước thành viên đánh giá cao.
3.Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama (từ 2325/5) đưa quan hệ Việt – Mỹ trở về bình thường theo đúng nghĩa với việc Mỹ
tuyên bố dỡ bỏ tồn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Qua chuyến
thăm này, hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận kinh tế lên đến 16,3 tỷ USD, nhiều
thỏa thuận về các lĩnh vực khác như quân sự, văn hóa, giáo dục.

Tổng thống Barack Obama tại Việt Nam
12


4.Ngày 16/3, tại Hà Nội diễn ra Lễ Tổng kết cấp Nhà nước việc hoàn
thành Dự án tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt – Lào. Đường biên giới
quốc gia giữa hai nước dài 2340 km đã được bổ sung và cắm mới 1002 cột
mốc và cọc dấu, tăng gấp 4,5 lần soi với trước đây.

Lễ Tổng kết cấp Nhà nước việc hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống
mốc quốc giới Việt Nam-Lào
5.Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao
Phray - Mekong lần thứ 7 (ACMECS 7); Hội nghị cấp cao Hợp tác
Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 8 (CLMV 8); và Hội nghị
của Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mekong (WEF - Mekong) (từ ngày 2426/10) là chuỗi hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất của Việt Nam trong

năm 2016. Sự kiện tiếp tục ghi dấu ấn Việt Nam tích cực tham gia các diễn
đàn khu vực và quốc tế; thúc đẩy các lợi ích của đất nước trong hợp tác khu
vực Mekong; củng cố và phát huy quan hệ truyền thống với các nước láng

13


giềng; góp phần làm cho các cơ chế hợp tác này phát triển theo hướng thực
chất hơn.

6.Hội nghị với chủ đề “Ra khơi thuận buồm xi gió” của Hội nghị
Kinh tế Đối ngoại 2016 (2-3/11) đã phản ánh bối cảnh phát triển hiện nay của
Việt Nam, phần nào thể hiện được tâm thế “con tàu” kinh tế Việt Nam đang
căng buồm cho những chuyến ra khơi mới để tiến đến bến bờ phát triển bền
vững và thịnh vượng. Hội nghị truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp trong
nước và quốc tế thông điệp về quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới
toàn diện đất nước, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Gala Kết nối và
Hội nhập chào mừng Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016

14


7.Ngày 3/11, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng
cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế của LHQ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có
đại diện tham gia Ủy ban Luật pháp quốc tế - một diễn đàn pháp lý quốc tế rất
có uy tín, cơ quan chuyên soạn thảo những công ước quốc tế quan trọng,
trong đó có các Cơng ước Luật Biển. Sự kiện là bước tiến quan trọng trong

quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và sự tham gia tích cực của Việt
Nam tại các diễn đàn pháp lý của LHQ cũng như ở cấp độ khu vực như
ASEAN, APEC

8.Năm 2016, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt
Nam tiếp tục có những bước tiến mới. Ngày 19/5, Hội nghị toàn thể lần thứ 7
Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(MOWCAP) tại thành phố Huế đã vinh danh thơ văn trên kiến trúc Cung đình
Huế (Thừa Thiên Huế) và Mộc bản Trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) là Di
sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Tiếp đó, ngày 1/12, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo
vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO tại thành phố Addis
Ababa (Ethiopia), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người

15


Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.

9.Một năm ấn tượng của Thể thao Việt Nam mở đầu với chiến tích lịch
sử của xạ thủ Hồng Xuân Vinh ở đấu trường Olympic Rio 2016 khi trở thành
người đoạt Huy chương Vàng đầu tiên, và cũng là người duy nhất đoạt 2 huy
chương ở một kỳ Olympic. Tại Thế vận hội Paralympics ở Rio de Janeiro,
Brazil, VĐV Lê Văn Công đã giành HCV và phá kỷ lục hạng cân 49 kg nam
môn cử tạ. Đây là tấm huy chương đầu tiên của Thể thao Việt Nam tại các kỳ
Paralympics, kể từ khi bắt đầu tham dự năm 2000.

Lĩnh vực bóng đá cũng chứng kiến hàng loạt cú sốc khi đội tuyển Futsal
Việt Nam (mơn bóng đá trong nhà) đánh bại Nhật Bản để lọt vào VCK FIFA


16


Futsal World Cup 2016 tại Colombia. Gần đây, từ chỗ bị đánh giá là đội bóng
“lót đường”, U19 Việt Nam cũng đã viết nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại khi
giành được tấm vé dự World Cup U20 tại Hàn Quốc vào năm 2017.
10.Năm 2016, công tác bảo hộ cơng dân Việt Nam ở nước ngồi được
Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, nhất là trước tình hình thế giới và khu
vực diễn biến phức tạp, khó lường, các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố,
thiên tai, dịch bệnh diễn ra liên miên. Tính riêng năm 2016, số ngư dân Việt
Nam bị phía Indonesia bắt đã lên tới gần 1.100 người, tăng gấp rưỡi so với
năm trước. Đến nay, Indonesia đã trao trả hơn 1.000 người cho Việt Nam.

17


CHƯƠNG III:
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NHÌN NHẬN VỀ NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
3.1.Ưu điểm
Ngoại giao nhà nước đã và đang rất được chú trọng, từ khi ra đời nó đã
trở thành nịng cốt của cơng cuộc đối ngoại. Khơng nằm ngồi vịng xốy
này,Việt Nam đã thành cơng khi thực hiện ngoại giao nhà nước, đồng thời qua
đó đổi mới được tư duy và nhận thức về thế giới, về quan hệ quốc tế cho nhân
dân ta. Từ một đất nước bị xâm lược và nghèo nàn, Việt nam bây giờ đã
khơng cịn bị kìm hãm trong thế bao vây, cấm vận mà có thể đa dạng hóa, đa
phương hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam ngày càng kết bạn với nhiều bạn
bè quốc tế, xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt, hữu nghị truyền thống với
các nước láng giềng và các nước khu vực.

Thời gian vừa qua, tuy gặp phải nhiều khó khăn do tranh chấp chủ
quyền biển đảo với nhiều bên trong đó có Trung Quốc, Việt Nam vẫn nhận
được sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia trên thế giới. Nước ta đã giải quyết
các vấn đề biên giới bằng biện pháp hịa bình, giữ vững mơi trường đấu tranh
hiệp hịa, khơng tổn thất. Bên cạnh đó Việt Nam cũng bình thường hóa và xác
lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước lớn trên thế giới.
Việt Nam nhận được rất nhiều nguồn vốn ODA, FDI từ các nước lớn.
Thị trường của nước ta ngày càng rộng lớn, tiếp nhận được nhiều công nghệ
mới và kinh nghiệm quản lý tiên tiến hàng đầu thế giới. Quá trình hội nhập
quốc tế của nước ta ngày càng chủ động và tích cực, từ đó nâng cao vị thế đất
nước ở khu vực và trên thế giới.
3.2.Hạn chế
Không thể phủ nhận rằng công tác ngoại giao nhà nước của Việt Nam
cịn có những góc khuất dẫn đến việc thơng tin truyền ra bên ngồi còn gặp
phải những ý kiến phản hồi trái chiều. Vào từng thời điểm cụ thể, sự đổi mới
để ứng phó còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong nước, chưa

18


phù hợp với những biến động của tình hình thế giới. Tuy Việt Nam có sự mở
rộng quan hệ ngoại giao tuy nhiên quan hệ với các nước lớn có lúc còn lúng
túng, bị động, chưa tạo dựng được quan hệ hợp tác vững chắc, chưa xây dựng
được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau.
Xét theo xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, tiến độ về việc xử lý thông
tin và truyền bá thông tin ra bên ngồi của nước ta cịn chậm, vì thế vẫn còn
khoảng cách so với những quốc gia khác, chưa đáp ứng được tình hình
chuyển biến khu vực. Cơng tác ngoại giao nhà nước ta cịn gặp phải tình trạng
xử lý thơng tin kém, chưa đầy đủ và cịn lúng túng, hình thức chưa sinh động,
hấp dẫn.

Cơng tác ngoại giao nhà nước cịn bị hạn hẹp đối tượng, vì thế nên dẫn
đến hiện tượng trì trệ, chậm chạp, thiếu tầm nhìn, thiếu chiến lược, bất cập.
3.3.Phương hướng phát triển cho ngoại giao nhà nước Việt Nam
Thời gian tới, Việt Nam cần tìm ra những phương hướng phù hợp cho
Ngoại giao nhà nước Việt Nam để đáp ứng tốt nhất cho tình hình nước ta hiện
nay và để đối phó với những tình huống bất ngờ nhất sau này.
Việt Nam cần thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới,
lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan bằng biện
pháp hịa bình, sớm có thể khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam cần làm
tốt công tác quản lý, tuyên truyền về ranh giới biên giới, xây dựng đường biên
giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Nắm bắt thời cơ tốt để củng cố, phát triển những mối quan hệ ngoại
giao đã có và mở rộng quan hệ với các quốc gia khác. Chủ động, tích cực và
có trách nhiệm, có tiếng nói riêng, cùng các nước xây dựng một ASEAN vững
mạnh.
Việt Nam cần có những biện pháp kịp thời để đẩy mạnh mối quan hệ
với Trung Quốc và Mỹ ngày càng tốt đẹp.
Việt Nam cần coi trọng công tác tuyên truyền tư tưởng, phát triển quan
hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và
19


những đảng trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì
hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Việt Nam nên tích cực tham gia các Diễn đàn quốc tế, mở rộng tham
gia các cơ chế, tăng cường hợp tác đa phương khu vực và thế giới.
Nhà nước ta cần nâng cao tri thức cho người dân, đào tạo nguồn cán bộ
giỏi để đáp ứng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao nhà nước.

20



C. KẾT LUẬN
Ngoại giao nhà nước là nòng cốt, là bộ mặt của công cuộc ngoại giao
của mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Việt Nam nói riêng và
nhiều quốc gia khác trên thế giới đã và đang hồn thiện một cách tốt nhất, tích
cực nhất bộ máy chính phủ và nhà cầm quyền để đưa đất nước phát triển đi
lên. Khi thế giới đang được bao trùm trong khơng khí hịa bình khơng có đạn
bom, khi nhân loại đang tìm kiếm sự giàu có về kinh tế thì Việt Nam cần phải
tìm ra con đường đi hợp lý cho quốc gia mình, từ đó thơng qua ngoại giao để
có thể đạt được mục đích cao đẹp đó.
Việt Nam đang ngày càng phát triển, hai tiếng Việt Nam đang ngày
càng được nhiều bạn bè thế giới nhắc đến, đây là điều đáng mừng nhưng cũng
là thách thức lớn cho nước ta làm sao để có thể phát triển vượt xa sự kì vọng
của bạn bè quốc tế. Chúng ta – thế hệ trẻ là tương lai của nước nhà, chúng ta
cần phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện trí, mỹ để phụng sự nước nhà. Cơng
cuộc ngoại giao nhà nước Việt Nam đang mở rộng cánh cửa chào đón những
nhân tài đất Việt, khơng ai khác đó chính là chúng ta.

21


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

B.
Báo Công thương: baocongthuong.com.vn
Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam: vov.vn
Báo quốc tế: baoquocte.vn

C.

Cơng an nhân dân: cand.com.vn
Cổng thơng tin điện tử chính phủ: chinhphu.vn

D.
Đối ngoại Việt Nam – Truyền thống và Hiện đại: PGS.TS Nguyễn Thị
Quế, PGS.TS Phạm Minh Sơn

T.
Tạp chí Cộng sản: tapchicongsan.org.vn
Tạp chí Tài chính: tapchitaichinh.vn

22


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................3
CHƯƠNG I: CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN.................................................3
1.1. Ngoại giao là gì?......................................................................................3
1.2. Ngoại giao nhà nước là gì?.........................................................................3
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NGOẠI GIAO NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................................................................................5
2.1. Mục tiêu, hình thức, nhiệm vụ và phương châm của ngoại giao nhà nước
Việt Nam hiện nay.............................................................................................5
2.2.Thành tựu ngoại giao nhà nước ta đã đạt được trong những năm qua........6
2.3. Mười sự kiện đối ngoại nổi bật năm 2016................................................11
CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NHÌN NHẬN VỀ NGOẠI GIAO
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM..............................................................................18
3.1.Ưu điểm.....................................................................................................18
3.2.Hạn chế......................................................................................................18

3.3.Phương hướng phát triển cho ngoại giao nhà nước Việt Nam..................19
C. KẾT LUẬN...............................................................................................21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................22

23



×