Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHẠM THANH HOA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG kê đơn THUỐC TRONG điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN CÔNG AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG năm 2019 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THANH HOA

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN CƠNG AN THÀNH PHỐ
HẢI PHỊNG NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ : CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : Từ 28/7/2020 đến 28/11/2020

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh Hương – Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại
học Dược Hà Nội là người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn này.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược, trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ sửa chữa và hoàn
thiện luận văn, truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích trong thời gian học
tập, nghiên cứu và làm việc.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
sau Đại học trường Đại học Dược Hà Nội và Ban Giám đốc, tập thể cán bộ


chiến sỹ, nhân viên Bệnh viện Cơng an Thành phố Hải Phịng đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tơi, cung cấp số liệu, đóng góp các ý kiến
quý báu trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
luôn bên cạnh, động viên giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Học viên

Phạm Thanh Hoa


MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….

1

Chương 1. TỔNG QUAN………………………………………………..

3

1.1. QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ KÊ ĐƠN THUỐC……………...

3

1.1.1. Quy định về đơn thuốc……………………………………………...


3

1.1.2. Quy định về đơn thuốc ngoại trú……………………………………

3

1.1.3. Một số chỉ số sử dụng thuốc………………………………………...

8

1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN...

8

1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………...

8

1.2.2. Tại Việt Nam……………………………………………………….. 10
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN CƠNG AN TP HẢI PHỊNG……. 15
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ……………………………………………….. 15
1.3.2. Tổ chức bộ máy…………………………………………………….. 15
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược, VT-TBYT………………… 17
1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…………………... 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……... 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………... 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………. 20
2.2.1. Các biến số trong nghiên cứu………………………………………. 20
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………… 25

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………. 26
2.2.4. Mẫu nghiên cứu…………………………………………………….. 27
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu…………………………………………... 28
2.2.6. Cơng thức tính các chỉ số cần nghiên cứu………………………...... 28


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….

30

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN…. 30
3.1.1. Mẫu đơn và thông tin liên quan đến người kê đơn…………………. 30
3.1.2. Thông tin liên quan đến người bệnh………………………………... 31
3.1.3. Thông tin liên quan đến thuốc……………………………………… 32
3.1.4. Thông tin liên quan đến bệnh………………………………………. 33
3.1.5. Thông tin liên quan đến cách ghi tên thuốc………………………… 34
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC…………………. 38
3.2.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú………………... 38
3.2.2. Tính hợp lý trong kê đơn thuốc ngoại trú…………………………... 43
3.2.3. Chi phí sử dụng thuốc………………………………………………

47

Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………….. 49
4.1. VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC…. 49
4.1.1. Mẫu đơn và thông tin liên quan đến người kê đơn…………………. 49
4.1.2. Ghi thông tin liên quan đến người bệnh……………………………. 49
4.1.3. Thông tin liên quan đến thuốc……………………………………… 51
4.1.4. Thông tin liên quan đến bệnh………………………………………. 52
4.1.5. Thông tin liên quan đến cách ghi tên thuốc………………………… 53

4.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ…….. 56
4.2.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú………………... 56
4.2.2. Tính hợp lý trong kê đơn thuốc ngoại trú…………………………... 60
4.2.3. Chi phí sử dụng thuốc………………………………………………

62

4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………….. 63
KẾT LUẬN………………………………………………………………. 64
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………… 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

ADR

Phản ứng có hại của thuốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CATP

Công an thành phố

CBCS

Cán bộ chiến sỹ

DMT

Danh mục thuốc

DS

Dược sỹ

ICD-10


International Classification Diseases – 10
(Phân loại bệnh tật quốc tế)

KCB

Khám chữa bệnh

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

KS

Kháng sinh

STT

Số thứ tự

SYT

Sở Y tế

TBYT

Thiết bị y tế

TP


Thành phố

TT

Thông tin
Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ Y tế

TT 18/2018/TT- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TTBYT

BYT ngày 29/12/2017 Quy định về đơn thuốc và kê đơn
thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú


Chữ viết tắt
TT 44/2018/TTBYT

TT 52/2017/TTBYT

Giải nghĩa
Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 Quy định
về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết
hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược
Thơng tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y
tế Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược,
sinh phẩm trong điều trị ngoại trú

TTYT

Trung tâm y tế


TW

Trung ương

WHO

World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới )

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc của các nước trên thế giới………… 10
Bảng 1.2. Một số chỉ số sử dụng thuốc tại các BV ở Việt Nam…………... 14
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực tại BV Cơng an Hải Phịng năm 2019.………. 16
Bảng 1.4. Tỷ lệ khám chữa bệnh nội, ngoại trú 5 năm 2015 -2019………. 17
Bảng 2.5. Biến số trong thực hiện quy định kê đơn thuốc ngoại trú……… 20
Bảng 2.6. Biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú………………………. 23
Bảng 3.7. Thông tin liên quan đến phân loại đơn thuốc…………………... 30
Bảng 3.8. Tỷ lệ đơn thuốc theo mẫu quy định tại TT52…………………..

30

Bảng 3.9. Thông tin liên quan đến người kê đơn…………………………. 31
Bảng 3.10. Thông tin liên quan đến người bệnh………………………….. 31
Bảng 3.11. Phân loại thuốc được kê………………………………………. 32
Bảng 3.12. Thực hiện quy định ghi chẩn đoán bệnh……………………… 33
Bảng 3.13. Số chẩn đoán trung bình trong 1 đơn…………………………. 33

Bảng 3.14. Tỷ lệ số chẩn đoán được kê theo chuyên khoa……………….. 34
Bảng 3.15. Cách ghi tên thuốc……………………………………………. 35
Bảng 3.16. Ghi nồng độ/hàm lượng, số lượng thuốc theo lượt thuốc…….. 35
Bảng 3.17. Ghi số lượng thuốc có một chữ số……………………………. 36
Bảng 3.18. Ghi hướng dẫn sử dụng theo lượt thuốc……………………… 36
Bảng 3.19. Thời gian sử dụng thuốc……………………………………… 37
Bảng 3.20. Thứ tự kê đơn thuốc dạng kết hợp……………………………. 38
Bảng 3.21. Số thuốc kê trung bình trong một đơn………………………... 38
Bảng 3.22. Tỷ lệ đơn có kê kháng sinh…………………………………… 39
Bảng 3.23. Tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh theo nhóm bệnh lý……………. 40
Bảng 3.24. Tỷ lệ tên các loại kháng sinh được kê theo phân nhóm………. 40
Bảng 3.25. Tỷ lệ kê corticoid trong đơn thuốc ngoại trú………………….

42


Bảng 3.26. Tỷ lệ kê thuốc tiêm trong đơn thuốc ngoại trú………………... 42
Bảng 3.27. Tỷ lệ đơn kê vitamin và khống chất…………………………. 42
Bảng 3.28. Giá trị trung bình của đơn thuốc……………………………… 43
Bảng 3.29. Tỷ lệ kháng sinh kê theo đúng chẩn đoán và liều dùng………. 43
Bảng 3.30. Tỷ lệ corticoid kê theo đúng chẩn đoán và liều dùng………… 45
Bảng 3.31. Tỷ lệ kê corticoid phối hợp với kháng sinh…………………... 46
Bảng 3.32. Tỷ lệ kê thuốc tiêm phù hợp với chẩn đoán…………………... 46
Bảng 3.33. Tỷ lệ kê vitamin và khoáng chất phù hợp với chẩn đoán…….. 47
Bảng 3.34. Tỷ lệ chi phí sử dụng thuốc KS, corticoid, tiêm, vitamin…….. 47
Bảng 3.35. Tỷ lệ chi phí sử dụng một số loại thuốc………………………. 48


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Công an thành phố Hải Phịng…... 16

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố số lượng thuốc kê trong đơn………………….

39

Hình 3.3. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê…………............................. 41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2020 là năm đi vào lịch sử nhân loại với sự bùng nổ toàn cầu của
bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, đứng
trước đại dịch, bất kể quốc gia hay địa phương nào, địa vị nào cũng phải
đang bị buộc chậm lại vì sức khỏe của bản thân và cả cộng đồng. Bởi lẽ, sức
khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, sức khỏe là nền móng xây dựng
mọi nhu cầu và phát triển. Ngày nay nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của
người dân càng được nâng cao và chú trọng đòi hỏi các hệ thống bệnh viện
phát triển mạnh mẽ cả về chuyên môn và chất lượng. Đặc biệt các hệ thống
bệnh viện trong lực lượng vũ trang nhân dân cần phải liên tục đổi mới về
mọi mặt để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và cung ứng thuốc tới cán bộ
chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và người dân trên địa bàn đóng quân.
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả là một trong các chính sách
quốc gia về thuốc của Việt Nam. Việc kê đơn thuốc không đúng quy chế, kê
quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin, kê đơn
khơng phải thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao, sử dụng
thuốc chưa hợp lý, chưa hiệu quả làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh,
tăng nguy cơ tương tác thuốc kể cả nguy cơ tử vong.
Đứng trước việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế trên còn nhiều bất cập,
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định
về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại
trú có hiệu lực từ ngày 01/3/2018 thay thế cho Thông tư 05/2016/TT-BYT
ngày 29/02/2016, Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 quy định

về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ
truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
Bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phòng bắt đầu triển khai sử dụng thẻ
BHYT toàn dân (bao gồm cả lực lượng CBCS) từ tháng 07 năm 2015. Trong
những năm qua, bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phịng thường xun có
các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

1


Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc kê đơn điều trị cho
bệnh nhân nội trú, do vậy thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân ngoại trú
vẫn chưa được thống kê một cách rõ ràng. Nhằm đánh giá tình hình kê đơn
thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Công an thành phố Hải Phòng và
đề xuất các giải pháp can thiệp nếu cần, tơi thực hiện đề tài: “Phân tích thực
trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Công an thành
phố Hải Phòng năm 2019” với 02 mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng thực hiện quy định kê đơn điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Công an thành phố Hải Phịng năm 2019
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phịng năm 2019
Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao việc thực hiện quy định kê
đơn trong điều trị ngoại trú và chất lượng kê đơn thuốc tại bệnh viện Công
an thành phố Hải Phòng.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ KÊ ĐƠN THUỐC

1.1.1. Quy định về đơn thuốc
Điều 74 Chương VII của Luật Dược năm 2016 quy định: Đơn thuốc là
căn cứ để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc) thuốc, sử dụng
thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về
đơn thuốc, việc kê đơn thuốc [27].
Như vậy, đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người
bệnh, là cơ sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc
theo đơn. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo
mẫu quy định của BYT) hoặc vào sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính.
Đối với ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa quan trọng cả về y khoa (chỉ
định điều trị), kinh tế (căn cứ để tính chi phí điều trị) và pháp lý (căn cứ để
giải quyết các khía cạnh pháp lý của hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề
dược, đặc biệt liên quan đến thuốc độc, thuốc gây nghiện…) [5].
1.1.2. Quy định về đơn thuốc ngoại trú
1.1.2.1. Nội dung của một đơn thuốc ngoại trú
Kê đơn là hoạt động của bác sỹ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. WHO và Hội Y
khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành
kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê
đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước :
1. Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
2. Xác định mục tiêu điều trị : mong muốn đạt được gì sau điều trị
3. Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho bệnh
nhân : kiểm tra tính hiệu quả và an tồn
4. Kê đơn thuốc
5. Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo
6. Theo dõi (hoặc dừng) điều trị [35]

3



Tại Việt Nam, Bộ Y tế quy định nguyên tắc kê đơn thuốc như sau:
* Đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú:
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu
quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây
dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT trong trường
hợp chưa có hướng dẫn chẩn đốn và điều trị của Bộ Y tế;
- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành;
- Dược thư quốc gia của Việt Nam.
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông
tư số 21/2013/TT-BYT trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đốn và
điều trị của BYT hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày.
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì
người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng
đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền hoặc người phụ trách chuyên môn
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các
chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân cơng bác sỹ có chun khoa phù hợp
để kê đơn thuốc cho người bệnh.
7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh,
chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh
mục kỹ thuật ở tuyến 4.
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ kê đơn thuốc để xử trí
cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.
9. Khơng được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15
Điều 6 Luật dược, cụ thể:

- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh;

4


- Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
- Thực phẩm chức năng và mỹ phẩm[6]
* Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu :
1. Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám
bệnh, chẩn đoán bệnh
2. Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đốn bệnh và tình trạng bệnh
3. Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một
người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành
phần, công thức
4. Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn ký tên
ngay bên cạnh nội dung sửa
5. Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược
liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thơng tư số 42/2017/TT-BYT ngày
13/11/2017 thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng
dưới 10 thì phải ghi số 0 đằng trước
6. Khơng được ghi vào đơn thuốc thông tin quảng cáo, tiếp thị, kê đơn,
tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phịng bệnh, chữa
bệnh, chẩn đốn bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh đối với sản phẩm không
phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế [7].
1.1.2.2. Hình thức kê đơn thuốc
* Đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm :
a. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám
bệnh (sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành

kèm theo Thông tư 52 và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý
người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của
người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh

5


của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị
nội trú:
- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01
(một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn
thuốc hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy)
ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 TT 52 hoặc chuyển tuyến về
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
d. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo
thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư 52[6].
* Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu:
- Bệnh cần chữa trị dài ngày: mỗi lần kê đơn thuốc tối đa không quá 30
ngày hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh
- Các bệnh khác: mỗi lần kê đơn thuốc tối đa không quá 10 ngày. Đối
với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn được kê đơn điều trị tối đa không quá 30 ngày[7].
1.1.2.3. Quy định về nội dung kê đơn thuốc
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh của người bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường

phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
a) Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

6


b) Thuốc có nhiều hoạt chất/sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng,
đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía
trước.
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sữa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến
phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn [6].
* Thứ tự kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu : thuốc thang, thuốc
thành phẩm. Đối với thuốc thành phẩm, kê theo thứ tự : thuốc dạng viên,
thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các
thuốc dạng khác
* Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp : kê thuốc hóa dược trước, thuốc cổ

truyền và thuốc dược liệu sau [7]
* Thuốc chỉ định dùng cho người bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Phù hợp với chẩn đốn và diễn biến bệnh;
- Phù hợp với tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
- Phù hợp với tuổi và cân nặng;
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị ( nếu có );
- Khơng lạm dụng thuốc [8]
* Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh :
- Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng
của thuốc để đưa ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp
- Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh thực sự không uống được thuốc
hoặc khi sử dụng thuốc đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm [2].

7


1.1.3. Một số chỉ số sử dụng thuốc
Các chỉ số sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành kèm
theo thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ Y tế :
* Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ % thuốc được kê đơn có trong DMTTY do BYT ban hành.
* Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc;
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;

- Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
- Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho vitamin;
- Tỷ lệ % đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
- Tỷ lệ % người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
- Tỷ lệ % cơ sở y tế tiếp cận được với các TT thuốc khách quan[3].
* Theo khuyến cáo của WHO:
- Số thuốc trung bình trong 1 đơn là 1,6-1,8
- Tỷ lệ % thuốc nằm trong DMT thiết yếu lý tưởng là 100%
- Tỷ lệ % thuốc được kê theo tên generic khuyến cáo là 100%
- Tỷ lệ % đơn kê kháng sinh trong khoảng 20,0% - 26,8%
- Tỷ lệ % đơn kê thuốc tiêm được khuyến cáo 13,4% - 24,1% [33].
1.2. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN
1.2.1. Trên thế giới
Trong việc sử dụng thuốc tồn tại vấn đề là sự tiêu thụ thuốc chưa đồng
đều giữa các nước phát triển và đang phát triển. Tại Goa (Ấn Độ) khi tiến
hành nghiên cứu người ta nhận thấy: với 990 đơn thuốc khảo sát, thì có tới

8


hơn một phần ba, trong tổng số đơn thuốc, thông tin xác định bác sỹ điều trị
là không rõ ràng. Hơn một nửa các đơn thuốc, không ghi đầy đủ các thơng
tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa chỉ, tên tuổi...). Theo một nghiên cứu
đánh giá, việc kê đơn thuốc tại bệnh viện Dessie Referral ở Dessie, Ethiopia:
với 362 đơn thuốc khảo sát, số thuốc trung bình trên một đơn thuốc là 1,8,
phù hợp với tiêu chuẩn của WHO (1,6-1,8). Tỷ lệ % thuốc được kê theo
generic là 93,9%, thấp hơn so với giá trị tiêu chuẩn của WHO là 100%. Tỷ lệ
% đơn có kê kháng sinh là 52,8%. Tỷ lệ % đơn thuốc có kê vitamin là 31%
cao hơn so với giá trị khuyến cáo của WHO (13,4- 24,1%). Các kháng sinh
được kê đơn nhiều nhất là Amoxicillin (22,2%) và Ampicillin (21,3%).

Thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một số đặc điểm
chung là thuốc generic chiếm thị phần bình qn khoảng 40%, trong đó
Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá của IMS.
Kết quả phân tích cho thấy, có khoảng 45% bệnh nhân trên tồn cầu có sử
dụng kháng sinh khi ốm đau, đặc biệt tỷ lệ này lên tới trên 70% ở một số
nước như Indonesia, Ấn Độ, Pakistan. Nghiên cứu về việc kê đơn tại một
bệnh viện thực hành ở Thái Lan Udomthavomusuk có tới 52,3% dùng kháng
sinh không đúng và không cần thiết. Việc sử dụng kháng sinh dự phịng
ngoại khoa cũng có tỷ lệ khơng hợp lý cao (79,7%)[15]. Tình trạng kê đơn
quá nhiều thuốc, lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được nhắc đến ở
rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, nhiều nước đã
thực thi một danh mục thuốc hạn chế và xây dựng phác đồ chuẩn để hướng
dẫn việc sử dụng thuốc hợp lý nhưng chỉ làm giảm được việc tiêu thụ thuốc
mà không cải thiện được đáng kể chất lượng của việc kê đơn [34]. Một
nghiên cứu khác cho thấy ngay tại thủ đô Manila (Philippine), việc mua
kháng sinh khơng có đơn của thầy thuốc chiếm tới 66%, trong đó có cả
những trường hợp mua kháng sinh để “dự phòng” bệnh tật [15].
Một nghiên cứu tại cộng đồng Mexico thì có 64,4% bệnh nhân sử
dụng kháng sinh sai liều và 53,1% bệnh nhân chỉ sử dụng trong khoảng một
thời gian ngắn thì ngừng (có sự giám sát của bác sỹ) và tỷ lệ này còn cao hơn

9


(82,6% và 95,6%) khi khơng có sự giám sát của bác sỹ. Về thời gian sử dụng
kháng sinh thì có tới 22% số người sử dụng kháng sinh 1 ngày, 19% sử dụng
2 ngày, 21% sử dụng 3 ngày, 11% sử dụng 4 ngày, 14% sử dụng 5 ngày và
còn lại là sử dụng trên 5 ngày [14].
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá về một số chỉ số kê đơn thuốc thực
hiện tại Maldives (2014), Myanmar (2014), Nepal (2014), Butan (2015) cho

kết quả như sau :
Bảng 1.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc của các nước trên thế giới
T
T

Chỉ số nghiên cứu

Maldives

Myanmar

Nepal

Butan

[39]

[37]

[36]

[38]

1

Số thuốc trung bình/ đơn

3,02

2,2


2,77

2,5

2

% đơn có kê kháng sinh

24,2

54,2

40,4

41,9

3

% đơn có kê thuốc tiêm

17,5

10,0

0

2,9

4


% đơn có kê vitamin

46,7

30,9

29,6

27,1

5

% thuốc kê theo tên gốc

16,8

75,9

66,0

95,2

69,5

83,1

90,4

98,8


6

% thuốc được kê thuộc
DMT thiết yếu

Như vậy, việc thực hành kê đơn thuốc ngoại trú ở các quốc gia đều có
sự khác nhau so với khuyến cáo của WHO. Số thuốc trung bình trong 1 đơn,
tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh đều cao hơn so với khuyến cáo của WHO. Các
chỉ số như: thuốc được kê theo tên generic, thuốc nằm trong danh mục thuốc
thiết yếu đều thấp hơn so với khuyến cáo của WHO.
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc trong những năm gần đây tại Việt Nam
1.2.2.1. Về thực trạng thực hiện quy định kê đơn thuốc
Chưa có thống kê hệ thống việc không tuân thủ ghi đầy đủ các thơng
tin thủ tục hành chính cho bệnh nhân và ảnh hưởng của việc ghi khơng đủ
một cách chính xác và thuyết phục, các kết quả nghiên cứu mới mang tính
chất thống kê.
Kết quả nghiên cứu tại BV Công an thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

10


cho thấy: chỉ có 7,5% tổng số đơn có ghi đầy đủ địa chỉ người bệnh, ghi
thiếu thông tin về hàm lượng, nồng độ thuốc là 3,05%, ghi hướng dẫn sử
dụng thuốc chiếm 87% tổng số thuốc nghiên cứu[17]. Kết quả nghiên cứu tại
BV đa khoa huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình năm 2018: chỉ có 24% tổng số
đơn ghi đầy đủ địa chỉ người bệnh[30]; tại TTYT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa
Bình năm 2018 cho thấy: có 88,75% tổng số đơn ghi đầy đủ chính xác địa
chỉ người bệnh, 48,1% thuốc có 1 chữ số ghi số 0 đằng trước [11].
Lỗi thiếu thông tin phổ biến là địa chỉ nhà của người bệnh chưa cụ thể

đến số nhà, thôn, đường phố, xã phường, thị trấn do khi mua và phát hành
thẻ BHYT, cơ quan BHYT chưa khai thác và điền đủ thông tin cập nhật vào
thẻ BHYT của người bệnh.
Đối với thông tin người kê đơn trong những năm gần đây: ghi ngày kê
đơn, người kê đơn ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên bác sỹ kê đơn đa số
đều thn thủ đúng theo Thơng tư 52/2017/TT-BYT vì sử dụng phần mềm,
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kê đơn nên các thông tin này đa số
được cài đặt mặc định trên máy, ít để xảy ra thiếu sót.
1.2.2.2. Số thuốc trung bình trong 1 đơn
Trong thực tế sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại các cơ sở y tế của
Việt Nam, số thuốc trung bình trên một đơn đa số là cao hơn so với khuyến cáo
của WHO đưa ra, điều này làm cho tỷ lệ phản ứng có hại của thuốc tăng lên theo
cấp số nhân khi kết hợp nhiều thuốc gây tương tác bất lợi. Một số kết quả nghiên
cứu cho kết quả như sau : tại BV Công an TP Hồ Chí Minh năm 2018 cho ra kết
quả số thuốc được kê trung bình trong 1 đơn là 3,3 thuốc[17]; Tại BV đa khoa
tỉnh Sơn La năm 2019 số thuốc kê trung bình trong 1 đơn là 3,27 thuốc [31]; Tại
TTYT huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm 2015 số thuốc kê trung bình trong
1 đơn là 4,3 thuốc [13]; Tại BV đa khoa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2015
số thuốc kê trung bình trong 1 đơn là 4,6 [26]; Tại TTYT huyện Châu Đức, tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu năm 2015 số thuốc kê trung bình trong 1 đơn là 2,97
thuốc[23]; Tại BV đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2015 số thuốc kê
trung bình trong 1 đơn là 4,2 thuốc[32]. Như vậy, thực trạng kê nhiều thuốc trên

11


1 đơn tại Việt Nam cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của WHO đưa ra do
trên 1 đơn thuốc thường có phối hợp nhiều chẩn đốn bệnh.
1.2.2.3. Kê đơn thuốc theo tên gốc
Việc chấp hành thực hiện quy định chuyên môn về kê đơn và bán thuốc

theo đơn vẫn chưa nghiêm túc. Ghi đơn thuốc theo tên biệt dược, không ghi
theo tên gốc, kê các thuốc đắt tiền, hoặc kê các thuốc được tiếp thị còn tồn tại
trong một số bộ phận thầy thuốc. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh
Bình tại TTYT huyện Hớn Quản, tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc chiếm
38,1%[29]; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Khiêm tại BV đa khoa
huyện An Biên tỷ lệ này chỉ đạt 5,4%[19], nghiên cứu của tác giả Huỳnh
Minh Triết ở bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười là 74,5%[15]. Theo
nghiên cứu tại Bệnh xá Quân dân y kết hợp Trường Sỹ quan Lục quân 2 năm
2014 tỷ lệ thuốc được kê tên gốc là 39,91%[14], BV đa khoa tỉnh Bắc Giang
năm 2015 tỷ lệ thuốc được kê tên gốc là 14,7%[16]. Nghiên cứu của bệnh
viện Cơng an TP Hồ Chí Minh năm 2018 kết quả ghi thuốc theo tên chung
quốc tế (INN, generic) với thuốc 1 thành phần là 76,5%[17].
Ngày nay, với các bệnh viện, Trung tâm y tế, cơ sở y tế đóng trên địa
bàn thành phố Hải Phịng đều có phần mềm thực hiện việc kê đơn khám chữa
bệnh thanh tốn BHYT, trên đó tích hợp sẵn thơng tin thuốc định dạng theo
tên chung quốc tế + (tên thương mại) của thuốc cả thuốc đơn và đa thành
phần, nên việc kê đơn thuốc theo tên gốc những năm gần đây tuân thủ chặt
chẽ theo quy định về cách ghi tên thuốc.
1.2.2.4.Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh
Tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều loại bệnh, trên
nhiều đối tượng bệnh nhân, từ trẻ em đến người cao tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ
người bệnh tuân thủ chặt chẽ việc sử dụng và điều trị kháng sinh còn thấp.
Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan
trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về
tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Việc hạn chế sự dụng kháng sinh là gánh
nặng của ngành y tế.

12



Nghiên cứu tại BV Cơng an TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ đơn sử dụng kháng
sinh là 9,5% chi phí sử dụng cho thuốc KS chiếm 5,15% tổng chi phí sử dụng
thuốc[17]. Nghiên cứu tại TTYT huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm
2017 cho thấy: tỷ lệ đơn có kê KS chiếm 51,3%, nhóm Beta-lactam được sử
dụng nhiều nhất với tỷ lệ 70,4%[23]. Kết quả nghiên cứu của BV đa khoa tỉnh
Bắc Giang năm 2015 tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là 42,7%[16].
1.2.2.5. Thực trạng sử dụng thuốc vitamin và khống chất
Kê vitamin có thể đã thành thói quen của một số bác sỹ khi hiểu tâm lý
bệnh nhân thích dùng vitamin, hoặc đơi khi bệnh nhân đòi hỏi các bác sỹ kê đơn
trong khi thực chất bệnh không cần dùng tới thuốc. Theo nghiên cứu của tác giả
Đoàn Kim Phượng tại TTYT huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm 2015 nhóm
thuốc vitamin và khống chất chiếm tỷ lệ 32,8%[13], nghiên cứu tại bệnh viện
hữu nghị đa khoa Nghệ An của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa năm 2016 thì tỷ
lệ nhóm thuốc vitamin và khống chất chiếm tỷ lệ 10,25%[21]. Theo kết quả
nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thanh Huyền tại BV đa khoa huyện Vĩnh Cửu
tỉnh Đồng Nai năm 2014 nhóm thuốc vitamin và khoáng chất chiếm tỷ lệ 15,3%
[10]. Khảo sát của tác giả Trần Thị Kim Anh tại TTYT thành phố Bắc Ninh năm
2015 tỷ lệ đơn thuốc kê vitamin chiếm tỷ lệ 11,2%[28].
Có thể nói, vitamin và khống chất là một trong 10 nhóm thuốc có giá
trị sử dụng cao nhất tại tất cả các tuyến bệnh viện. Năm 2009, giá trị thuốc
vitamin chiếm 2,7% ở tuyến trung ương, 2,2% ở tuyến tỉnh và 6,3% ở các
bệnh viện tuyến huyện được nghiên cứu[2]. Việc kê đơn vitamin và khoáng
chất ở các cơ sở y tế chủ yếu với mục đích tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức
khỏe cho bệnh nhân[25] dẫn đến lãng phí, gia tăng kinh phí khám chữa bệnh
BHYT và tăng nguy cơ xảy ra tương tác khi dùng nhiều thuốc.
1.2.2.6. Thực trạng sử dụng các thuốc khác
Các thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang
được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bệnh viện trong cả nước. Kết quả khảo
sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy,
trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh tốn lớn nhất, có đại diện các thuốc


13


như: L-Ornithin L-Aspatat, Ginkgo Biloba và Arginin. Trong đó, hoạt chất LOrnithin L-Aspatat nằm trong số 5 hoạt chất có tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh
toán[24]. Đồng thời, hoạt chất này cũng là một trong những hoạt chất chiếm
giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn
Quốc năm 2008.
Bảng 1.2. Một số chỉ số sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
BV Công

TT

1
2
3
4
5
6
7

TTYT huyện BV đa khoa

BV Sơn

an TP Hồ

Chỉ số nghiên

La 2019


Chí Minh Bà Rịa Vũng

cứu

[31]

2018

Tàu 2015

An 2015

(%)

[17]

[23]

[26]

(%)

(%)

(%)

Chi phí thuốc chế
phẩm YHCT
Chi phí thuốc tiêm

Chi phí thuốc
Corticoid

9,06
5,25

0,75

1,15

3,6

2,5

8,3

tên thương mại
Chi phí thuốc
nhập khẩu

Sơn, Nghệ

6,74

8,5

93,26

91,5


tên BDG
Chi phí thuốc theo

huyện Kỳ

9,2

Chi phí thuốc theo

Chi phí thuốc nội

Châu Đức,

86,0

91,82

91,9

14,0

8,18

8,1

Thực trạng sử dụng thuốc còn nhiều vấn đề tồn tại. Vai trò của Hội
đồng Thuốc và điều trị ở bệnh viện đã không ngừng được nâng cao và củng
cố. Hiện nay, một số bệnh viện lớn trong cả nước, công tác Dược lâm sàng
bắt đầu được triển khai cụ thể: như ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Vinmec,
bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng… Còn ở nhiều đơn vị khác, công tác


14


Dược lâm sàng vẫn còn rất mờ nhạt, đặc biệt là ở tuyến tỉnh và huyện. Công
việc chủ yếu của tổ dược lâm sàng vẫn là xây dựng danh mục thuốc sử dụng
trong bệnh viện và tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện trong công tác đấu thầu
thuốc, dược sỹ lâm sàng vẫn chưa tiếp xúc nhiều với bệnh nhân và bác sỹ về
kê đơn. Trong số 76 bệnh viện được khảo sát về triển khai các hoạt động dược
lâm sàng thì chỉ có 47,4% bệnh viện có dược sỹ làm việc trực tiếp trên khoa
lâm sàng và 61,9% là có hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân [9].
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN CÔNG AN TP HẢI PHỊNG
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phịng
Bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phòng hoạt động theo Quyết định số
1869/QĐ-BCA ngày 24/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an thành lập và quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của bệnh viện Cơng an
thành phố Hải Phịng; Quyết định số 31/QĐ-CAHP-PX13-ĐT ngày
24/01/2014 của Giám đốc CATP Quyết định về tổ chức bộ máy của bệnh viện
CATP; Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 03/2015/GPHĐ-BV
ngày 27/11/2015 của Giám đốc Sở Y tế Hải Phịng, có trụ sở tại số 322 đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phịng.
Bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phịng là bệnh viện đa khoa hạng III
trực thuộc Phòng Hậu cần - Cơng an thành phố Hải Phịng, có nhiệm vụ khám
bệnh, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố Hải Phịng và Cơng
an các tỉnh trong khu vực, là tuyến điều trị của y tế Công an nhân dân, các đối
tượng chính sách, can phạm nhân; tham gia y tế cộng đồng theo quy định của
nhà nước và Bộ Công an. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế đối
với các đơn vị y tế của Công an thành phố và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế, Cục Y tế.
1.3.2. Tổ chức bộ máy của BVCA thành phố Hải Phịng

Bệnh viện Cơng an thành phố Hải Phịng do 01 đồng chí Phó Trưởng
phịng Phịng Hậu cần làm Giám đốc, có 02 Phó Giám đốc giúp việc. Tổ chức
bộ máy của bệnh viện Công an thành phố Hải Phòng gồm 01 phòng và 7 khoa
và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Bộ Cơng an

15


Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các phòng, khoa do Giám
đốc bệnh viện đề xuất; Phòng Tổ chức cán bộ - CATP xét duyệt và Giám đốc
Công an thành phố Hải Phịng ra quyết định

PHỊNG HẬU CẦN CATP

BAN GIÁM ĐỐC BV

KHỐI
CẬNLÂM SÀNG

PHỊNG CHỨC
NĂNG

KHỐI LÂM SÀNG

1. Phịng Kế hoạch tổng
hợp : KHTH + Hậu cần, Tài
chính

1. Khoa khám bệnh - HSCC
2. Khoa Ngoại tổng hợp và

LCK
3. Khoa Nội tổng hợp
4. Khoa YHCT - PHCN
5. Khoa chống nhiễm khuẩn

1.Khoa Dược, VTTBYT
2. Khoa Cận Lâm Sàng
(XN, XQ, NS)

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của bệnh viện Công an thành phố Hải Phịng
Cơ cấu nhân lực tại bệnh viện Cơng an TPHP được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực tại bệnh viện Cơng an TPHP năm 2019
STT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Thạc sỹ

02

2,15

2


Bác sỹ Chuyên khoa I

06

6,45

3

Bác sỹ

14

15,05

4

Cử nhân Điều dưỡng

13

13,98

5

Cao đẳng Điều dưỡng

04

4,3


6

Cử nhân Kỹ thuật viên

03

3,23

7

Trung cấp Điều dưỡng + Nữ hộ

21

22,58

16


×